Giữa triền đồi bát ngát cỏ xanh, nắng vàng, Tiểu Vũ dang rộng hai cánh tay muôn thuở gầy guộc của mình như cố ôm trọn đất trời bao la vào lòng. Cô thấy nơi này quen lắm, nhưng không phải vì mẹ đã từng dẫn cô đến đây trong một chuyến du lịch tìm quên những kỷ niệm cứ xoáy sâu trong đời mẹ từ ngày cha đi. Cảm giác quen thuộc như kiểu, vốn cô sinh ra để thuộc về nơi này.
Tiểu Vũ cố mở căng lồng ngực, đón cho tận cùng cái lành mát của đất trời dung chứa mình cô, không ồn ào xe cộ, không tấp nập người lại qua, chẳng những tiếng rao hàng kiếm cơm thường nhật. Tất cả, chỉ cô với đất, với trời.
Ở cuối tầm mắt, nơi vệt chân trời bắt đầu chuyển đỏ màu mặt trời nấu cơm, có cánh én nào đó liêu xiêu bay một mình, nghe chừng cô đơn quá. Tiểu Vũ với gọi đôi cánh chấp chới giữa khoảng trời bao la. Về đây, và chúng ta, cả hai chúng ta, sẽ không còn cô đơn nữa... À! Ra thế! Hốt nhiên, Tiểu Vũ nhận ra. Cảm giác khoan khoái khi được thuộc về đất trời trôi đi rất nhanh. Thứ còn đọng lại trong cô lúc cái nhìn chạm vào đôi cánh tưởng ung nhiên tìm bạn ấy mà cứ chấp chới nỗi cô đơn thăm thẳm, cũng, chỉ là cô đơn! Hệt cánh chim nọ!
- Công chúa! - Một giọng đàn ông rất đỗi quen thuộc, trầm ấm và đầy yêu thương vọng lại. - Con không hề cô đơn! Chưa và không bao giờ con cô đơn! Hãy nhớ điều ấy!
- Ai? - Tiểu Vũ quay quắt tìm, vẫn chỉ đồng vắng mình cô giữa xanh cỏ và vàng nắng trời chiều. - Ai vừa nói đấy?
- Còn mẹ! - Vẫn giọng ấy, vọng giữa mông lung. - Còn Phôn! Còn tất cả những yêu thương nguyên vẹn. Đừng bỏ cuộc, con yêu!
Là cha! Có phải không? Có phải là cha không? Cha ơi! Con sợ... Tiểu Vũ cứ trân trân nhìn về một phía vô định, với tất cả dội vào mắt cô vẫn chỉ là cỏ và mênh mông đất trời, nhưng cô chắc chắn, giọng nói ban nãy rót lại từ chỗ ấy.
Không có câu trả lời nào! Không còn giọng cha nữa! Tiểu Vũ nghe một sự bẫng hẫng đau đớn xoáy mạnh vào lòng mình. Cha! Phải! Là cha! Là người đàn ông duy nhất trên đời Tiểu Vũ thấy cần thiết, đã vội vã rời bỏ Tiểu Vũ mà đi, nhanh đến độ, cô không nhớ nổi, mình đã từng nói yêu ông bao nhiêu lần, có đủ với những gì cô muốn nói hay không?
Khi chắc chắn không còn ai ở đấy nữa - hay nói đúng hơn là cô chắc chắn cha không còn trò chuyện với mình nữa - Tiểu Vũ quỳ thụp xuống, bưng hai tay lên mặt và khóc. Cô không biết mình đang ở đâu. Giờ, nơi này không còn là quen thuộc như lúc đầu cô nghĩ nữa. Cô không biết mọi người đang ở đâu. Giờ, với cô, sự thanh bình một mình ngốn ngấu đất trời trở thành nỗi sợ hãi khủng khiếp mà cô chỉ mong sao, có bàn tay nào đấy, kéo cô ra. Cô thấy cô đơn! Cô thấy sợ hãi! Trên hết, cô sợ phải đối diện với cái sự thật xưa nay cô chỉ chịu thừa nhận với chính mình một nửa - cha đã thật sự không còn...
- Đừng khóc, con gái! - Cha lại nói, từ nơi nào đấy mà Tiểu Vũ không thể biết được.
Tiểu Vũ không dám ngẩng lên. Cô không dám nghĩ đến chuyện mình sẽ nhìn tìm thêm lần nữa, để rồi lại hụt hẫng nhận ra, tất cả chỉ là trí tưởng tượng của mình mà thôi! Nhưng, hình như không phải! Trí tưởng tượng thì không có sức mạnh mãnh liệt như thế - cái sức mạnh diệu kỳ của sự chở che, động viên, an ủi bắt nguồn từ tình yêu thương - vì, Tiểu Vũ đã không còn khóc nữa rồi. Có một điều gì đấy, cảm giác như là hơi ấm rất lạ lùng chạy dọc cơ thể cô sau khi nghe câu nói cuối cùng vừa rồi. Tiểu Vũ nghe chừng như mình mạnh mẽ hơn, thông suốt hơn. Nhưng, cô vẫn chưa dám ngẩng đầu dậy.
Khi tất cả chỉ còn lại là thanh âm của đêm tĩnh lặng thở đều nhẹ qua mái tóc Tiểu Vũ bung xòa, cô chấp nhận sự thật rằng, cha đã rời đi, theo đúng cách ban nãy cha đến - chỉ với thông điệp của yêu thương, không cần hình hài, không cần vòng tay âu yếm, dẫu, đó là những thứ cô thật sự khát khao - cô đành rời mặt mình khỏi đôi bàn tay hãy còn run rẩy, ngước mắt nhìn về phía đường chân trời nay không còn rõ nữa, rồi, chậm rãi, cô đứng dậy.
Tiểu Vũ thấy mình loạng choạng. Cô gắng gượng thêm lần nữa, nhưng, vẫn đúng như lúc đầu. Cô không thể!
Chuyện gì? Chuyện gì đang xảy ra với mình? Chuyện gì đang xảy ra với đôi chân của mình? Có chút gì đó thoáng qua rất nhanh trong đầu khiến cô sợ hãi khủng khiếp. Mẹ. Bác Đạm. Phôn. Sinh nhật. Những câu nói không rõ đầu rõ đũa. Cô bật dậy lao đi. Xe thư báo lao ầm vào. Đau buốt...
Tiểu Vũ giật mình thức dậy. Trắng một màu. Cảm giác đau đớn chạy suốt cơ thể cô giờ không còn chút sức lực để gượng dậy nữa. Mình đang ở đâu? Mọi người đâu cả rồi? Chân mình... Chân mình... Tiểu Vũ sực nhớ ra, lia nhanh mắt xuống phía dưới. Đôi chân bất động dưới tấm chăn mỏng cũng trắng như cả gian phòng.
***
Có bóng người ngoẹo đầu sang bên, mệt mỏi ngủ trên chiếc đi-văng kê sát tường trong gian phòng đầy màu trắng và mùi thuốc khử trùng. Tiểu Vũ cũng phải ngoẹo đầu mình sang bên thì mới có thể nhìn thấy người nọ. Họ có vẻ gì đấy thân quen đến lạ lùng, như kiểu, đời này, kiếp này, trước và trước nữa, hoặc, rồi đến kiếp sau, họ sẽ cận kề cùng Tiểu Vũ, dắt tay cô đi qua tất cả những gập ghềnh mà không biết, khi đôi chân còn khỏe, cô có thể vững vàng đi qua hay không, chứ đừng nói là với cặp chân đã thành bất động bây giờ.
Họ đẹp, cái đẹp mạnh mẽ của một con người ngang nhiên đi qua mọi sóng gió cuộc đời theo cách hứng đón tự nhiên nhất nên có thể bình thản đi qua những đoạn khó khăn mà người ta tưởng họ không thể. Họ đẹp, cái đẹp của một con người luôn sẵn sàng hy sinh cho người khác, bất luận điều ấy có mang nhiều thiệt thòi cho mình hay không. Họ đẹp, cái đẹp của một trái tim chân thành và giản dị, yêu thương đơn giản dừng ở yêu thương và thường lý trí của họ không can thiệp vào những xúc cảm của trái tim chứ không phải là lý trí không thể lên tiếng... Chung quy lại thì, họ đẹp thật sự. Cảm giác bình yên là cảm giác khiến một người bỗng trở nên đẹp đến lạ lùng với người đối diện, bởi cảm giác ấy, thường chỉ một thiên thần mới có thể đem lại cho người khác!
Tiểu Vũ giật mình nhận ra, cô đang quên đi cảm giác đau đớn trong mình nhờ nhìn thấy gương mặt đẹp đang ngủ kia. Cô cũng nhận ra rằng, mình nghe xót xa lòng dạ khi nhìn thấy kiểu ngủ có vẻ nặng nề, khó nhọc đầy lo âu kia. Lần đầu tiên trong đời, Tiểu Vũ biết rằng, nỗi đau tâm hồn có thể lấn át cả cơn đau thể xác. Và, rõ ràng, trái tim đau đáng sợ hơn đôi chân đau, hơn cả cơ thể đau.
Có tiếng cọc cạch khe khẽ, hình như có ai đấy mở cửa phòng. Tiểu Vũ nhanh, rất nhanh, nghĩ, mình nên làm gì? Cô hơi đảo mắt ra ngoài, nhìn cánh cửa trăng trắng chầm chậm mở ra một cách cẩn trọng, rồi giật mình vì cánh cửa bị xô một cách thô bạo với một bàn tay chắc chắn đang hằn học. Mối đe dọa luôn mang một mùi rất nồng, mà khi con người ta hằn học thì dĩ nhiên đem theo nhiều đe dọa, dẫu chúng chẳng thành hình, cũng chẳng thể nói ra thành lời. Không dưng, Tiểu Vũ nhắm rịt mắt lại, tại sao lại có ai đó phải hằn học khi cô đau đớn nhỉ? Nỗi đau này ảnh hưởng đến ai khác chăng?
- Anh! Đừng, kẻo ồn! - Mẹ nói, có phần hốt hoảng và khó xử.
- Ồn thì sao? - Giọng bác Đạm vẻ rất khó chịu. - Nó cũng có tỉnh được đâu! Mà, nếu được, em nên cảm ơn anh mới phải!
Gã đẹp - đương nhiên là Phôn - mệt mỏi thở hắt ra, quay đi chỗ khác ngay sau khi bác Đạm dứt lời. Những ngày vừa rồi, khi mẹ và Phôn như bị nung trên than đỏ, lo sợ cho Tiểu Vũ không qua nổi - mà, đến giờ cô vẫn chưa tỉnh, nghĩa là vẫn còn rất nguy hiểm - thì bác Đạm chẳng những chỉ thờ ơ ra mặt về sự sống chết thiêng liêng ấy, lại liên tục đòi về nước, hoàn thành nốt những gì còn dang dở, mặc kệ mẹ giải thích cần phải ở lại lo cho Tiểu Vũ. Phôn thấy, với người đàn ông này, Tiểu Vũ chẳng những không có chút giá trị nào, thậm chí, cô còn như một cái gai cần nhổ. Ông ta không có gan nhổ, nên giờ, mọi sự thành ra cơ may của ông ta. Bàn tay vô hình của định mệnh đôi khi đem đến cho con người những cơ hội để bước hẳn về phía độc ác.
Mẹ có vẻ để ý đến thái độ của Phôn và khá khó chịu. Dĩ nhiên, không phải mẹ khó chịu anh. Mẹ khó chịu bác Đạm. Từ khi sự việc xảy ra, cũng đôi lần mẹ tự trách mình, rằng, giá như mọi chuyện, mẹ chậm lại đôi chút, cho Tiểu Vũ thêm thời gian để đón nhận, thì chắc không thành ra nông nỗi này. Mẹ đã hy vọng Tiểu Vũ sẽ hiểu mọi điều, sẽ thông cảm cho mẹ để ủng hộ mẹ. Nhưng, khi mẹ nghĩ đến chuyện hy vọng, nghĩa là mẹ đã lường trước phản ứng chống đối của Tiểu Vũ. Chỉ là, không thể tin, mọi sự cay đắng lại đổ xuống đầu con gái mẹ trong hoàn cảnh như thế. Mẹ thấy mình có lỗi quá!
Cơn đau chuyển từ râm ran sang buốt nhói kể từ khi Tiểu Vũ nhắm mắt lại. Cô không biết tại sao mình lại phản ứng như vậy. Cô không biết tại sao mình lại đưa bản thân vào hoàn cảnh vờ vịt trước người khác. Cô chỉ biết, có cái gì đấy, rất giống bản năng khuyên cô nên nằm im và lắng nghe. Trong một khoảnh khắc rất vội, Tiểu Vũ tự cười mình. Mày nhắm mắt lại để nghe cơn đau thể xác đang hành hạ mày đấy, con ngốc ạ! Rõ ràng, khi não không phải xử lý những hình ảnh nhận được từ mắt, cảm giác cơ thể tràn về mạnh mẽ vô cùng.
- Nó... có...
Giọng mẹ chùng, buồn, lo âu, mệt mỏi nhưng không giấu đi niềm hy vọng mãnh liệt về sự sống của đứa con gái đã từng rất đẹp đang nằm bất động kia. Phôn lắc đầu rồi quay nhanh đi. Anh nghĩ, nếu không kìm kịp, có lẽ anh sẽ khóc mất. Suốt chừng ấy năm thui thủi một mình, bươn chải đủ cách để kiếm sống, Phôn thèm có một lần, có ai đấy, ở sát cạnh bên lúc anh đau khổ nhất, cô đơn nhất, hụt hẫng nhất. Giờ, đúng cái cảm giác sợ hãi người thân yêu nhất cuộc đời sẽ rời bỏ mình mà đi, còn có một ai đó khác ở cạnh anh, Phôn lại thấy sợ sự có mặt của họ một cách lạ lùng. Phải! Phôn sợ! Anh chỉ muốn một mình! Anh chỉ muốn được ngồi nhiều giờ đồng hồ trên chiếc đi-văng kia, nhìn về hình hài bất động của cô gái anh biết, mình sinh ra để thuộc về và nguyện hy sinh cả mạng sống này, chỉ cần, cô tỉnh lại. Phôn chỉ muốn một mình!
***
Có lẽ do thuốc mê chưa tan hẳn - à, không, đã nhiều ngày rồi thì phải, chẳng có thuốc mê nào lại nhiễm vào cơ thể lâu thế được - hoặc do những cơn đau dữ dội bào mòn sức lực của mình, nên Tiểu Vũ lại chìm vào cơn ngủ với giấc mơ cô đơn giữa triền đồi rạp cỏ xanh ở nơi bạt ngàn trời chiều đang ngả màu xám đêm. Vẫn giọng nói trầm ấm quen thuộc nhắc nhở Tiểu Vũ nhớ về người đàn bà có danh xưng là mẹ và gã trai đẹp tên Phôn - hai con người sẽ bằng cùng đi cạnh cô ở bất kỳ đoạn đường nào, chỉ miễn là cô cần họ. Cần ư? Cô cần họ lắm chứ, nhất là mẹ; nhưng liệu bà có còn mặc nhiên sánh bước cùng cô ở đoạn đường phía trước hay không? Hoặc, bà liệu có dám rời bỏ những thứ đang có để dìu con gái mình thêm một đoạn nữa? Rõ ràng, đây là một sự lựa chọn - chỉ một trong hai - mà mẹ là người đứng giữa.
Tiểu Vũ không khóc nữa. Với cô, khái niệm quen nghĩa là đi qua một lần. Nên, không được khóc nữa khi đã quen với chuyện mình biết mình cô đơn giữa bao la đất trời này. Cô tự hỏi, giữa dòng đời tấp nập ngoài kia, có bao nhiêu con người không cảm thấy cô đơn nhỉ? Nếu có, chắc họ may mắn lắm! Bởi cô đơn là cảm giác bào mòn đi ý chí và năng lượng nhanh nhất, đến độ, chạm phải thôi là đã đủ gục ngã rồi! Tiểu Vũ cũng không tìm nữa. Không phải vì cô chấp nhận với thói quen không có người đàn ông vĩ đại của đời mình ở cạnh bên, mà là, cô biết, hy vọng rồi chỉ đưa con người ta đến thất vọng. Lời giải cho bài toán này dễ quá, chắc ai cũng phải giải được thôi. Rằng, nếu đừng muốn thêm lần nữa thất vọng, thì, đừng hy vọng làm gì.
Tiểu Vũ cứ thế, lặng im trong giấc mơ của mình, trên đôi chân trần chạm cỏ mà không còn tí cảm giác nào. Có phải, mình đã thành tàn phế?
Mẹ nhìn Tiểu Vũ nhè nhẹ thở những nhịp có vẻ còn giữ được chút thanh bình mà lòng đau như cắt. Quay nhanh qua Phôn, mẹ nói như sợ mình chậm chút sẽ không nói được.
- Cháu ra ngoài nói chuyện với bác một lát, được không?
Nói rồi, mẹ không đợi Phôn trả lời, đi thẳng ra phía cánh cửa mẹ không dám đóng chặt, có lẽ, mẹ sợ bác Đạm lại ồn ào lúc bác đi ra. Đến gần cửa, khi cảm giác Phôn không hề động đậy từ sau khi anh quay vào, cứ dán mắt nhìn thẳng gương mặt vừa bầm, vừa sưng, vừa sứt sẹo của Tiểu Vũ, mẹ hơi ngoảnh sang nhìn bác Đạm đang lạnh băng ngồi ở đi-văng, cái nhìn van lơn và đầy chua chát.
- Cháu ra ngoài đi! - Bác Đạm dợm đứng dậy. - Bác sẽ trông con bé!
Trông ư? Ồ! Phôn cười thầm. Dĩ nhiên, Phôn không sợ người đàn ông kia sẽ rút ống thở ra, kết thúc cuộc sống mà bác sĩ dự đoán có thể thành thực vật mãi mãi của người anh yêu - ông ta không dám đâu! Nhưng, anh biết rằng, Tiểu Vũ còn có thể nghe thấy, cảm thấy. Thứ duy nhất có thể thức tỉnh cô là tình thương yêu, là những kỷ niệm đẹp đẽ - những thứ mà rõ ràng, người đàn ông này nếu có thừa cũng chẳng bao giờ cho Tiểu Vũ của anh! Anh không cần! Anh đoán, Tiểu Vũ cũng không cần! Nhưng, anh không muốn cái mặt dừ dừ ấy, với cái giọng chan chát đòi về cho bằng được mà anh đã nghe ngay sau ca phẫu thuật của người yêu anh, ám đến cạnh cô. Anh hoàn toàn không muốn!
Phôn biết, chống lại người đàn ông này - người rồi sẽ trở thành cha dượng của Tiểu Vũ trong một ngày rất gần, như ông ta mong muốn - là một điều sai trái, nếu nói giảm đi thì chẳng đúng đắn gì. Vì, dẫu sao, anh vẫn mong có thể cùng cô về sống trong một nhà, cùng cô chăm sóc mẹ, nghĩa là, anh còn đối diện với người đàn ông nọ dài hơn một ngày rất nhiều, nặng nề, chỉ làm thêm nhiều người tổn thương. Nhưng, Phôn không thể lấy lại chút thiện cảm nào sau những câu nặng nề ông ta yêu cầu mẹ trở về nước ngay, mặc dầu mẹ đã rất khó khăn để trình bày hoàn cảnh, xin ở lại thêm để chăm sóc Tiểu Vũ với chính quyền nơi này. Anh hoàn toàn không biết, trong buổi tiệc sinh nhật thứ hai mươi mốt của Tiểu Vũ, họ - ba người họ - đã nói gì với nhau để cô phải phản ứng như vậy. Anh chỉ biết, đó là điều khiến cô hoặc tức giận, hoặc tổn thương. Và, chỉ cần như vậy, cho dù hậu quả có không như ngày hôm nay, thì anh đã không thể thiện cảm nổi với người đàn ông này rồi, huống hồ, mọi sự lại đau đớn dường này, và ông ta lại hành xử như thế...
- Quang Tiến à! - Mẹ gọi, như giục.
- Vâng! Cháu đến ngay! - Phôn hậm hự, khẽ liếc nhìn bác Đạm vốn đã ngồi lại xuống đi-văng, vắt chéo chân và ung dung lôi tờ tạp chí ra xem ảnh. - Bác trông Tiểu Vũ giúp cháu nhé!
Nói rồi, Phôn bước thẳng ra ngoài, chẳng buồn nhìn lại thêm lần nào nữa. Anh không muốn thấy thái độ câng cáo theo kiểu đang ban ơn của ông ta. Nếu đã là thương yêu, thì làm gì có ơn nghĩa cơ chứ? Nghĩ ban ơn hẳn nhiên là gạt hẳn tình cảm ra ngoài rồi còn gì?
***
- Sao cơ ạ? - Phôn nói, như gắt.
- Suỵt! - Mẹ khổ sở chun khẽ gờ môi giờ luôn sơn đỏ. - Cháu nói khẽ chút.
- Cháu tưởng... - Phôn cố gắng lắm để ngăn một cái cười khẩy. - Cháu tưởng bác đã xin ở lại được thêm một tháng?
- Phải! - Mẹ khổ sở. - Nhưng bác còn rất nhiều việc phải giải quyết ở nhà!
- Chuyện công ty ạ? - Phôn cao giọng, theo kiểu, tiền bạc, vật chất đáng gì so với thứ họ đang đối diện không.
- Nhiều lắm, cháu ạ! - Mẹ liếm môi, không còn ý thức được rằng hành động ấy sẽ làm nhem nhuốc lớp phấn son mẹ cố giấu tuổi tác của mình. - Hai bác đã định đem em Vũ về cùng. Nhưng...
Phôn quay ngoắt lại, sững sờ, sợ hãi. Đem Tiểu Vũ về cùng ư? Không! Đừng! Phôn không nghe kịp từ "nhưng", để hiểu, điều sau ấy nghĩa là không có đâu, cô vẫn sẽ còn nằm lại đây, bất động, vô tri cùng anh. Cái cụm trước đáng sợ đến độ, Phôn chỉ còn nghe tim mình thắt nhanh, quặn mạnh, đau đớn tột cùng và cảm giác kinh hãi chạy dọc khắp cơ thể! Không! Đừng đem Tiểu Vũ ra khỏi đời anh! Đừng đem người duy nhất còn ý nghĩa với anh ra khỏi đời anh!
- Tiểu Vũ chưa tỉnh! - Phôn cố thật bình tĩnh. - Đem em ấy đi lúc này là quá nguy hiểm cho em ấy!
- Phải! - Mẹ gật, thở hắt ra, vẻ rất mừng rỡ vì Phôn đã thông cảm. - Nên có lẽ, phải nhờ cháu.
- Được mà, bác! - Phôn gật, tự hỏi, liệu đến lúc này, mẹ đã biết mối quan hệ của anh và Tiểu Vũ chưa. - Bác cứ yên tâm, cháu sẽ trông em ấy!
- Có một chuyện...
- Bác cứ nói ạ!
- Cháu đừng tự ái, nhé!
- Vâng!
- Cháu phải đi học, xong, lại vào chăm em Vũ... nên... nên mọi chi phí của cả hai đứa, bác sẽ lo!
Ôi! Tiền! Nhục nhã thật! Làm một thằng đàn ông, lăn lộn bao nhiêu năm tuổi trẻ khổ cực, kiếm miếng ăn, kiếm chỗ ngủ, kiếm tiền mua sách vở để lao vào học như cơ hội duy nhất của cuộc đời, mong tìm cách đi xa không phải để có cái bằng quốc tế, mà là để tránh xa những kỷ niệm đau đớn cứ ám ảnh mình về những mất mát không bao giờ lấy lại được... giờ sẽ ngửa tay lấy tiền từ gia đình bạn gái, cốt chỉ để lo đủ cho cô?!
Phôn à! Mày nghe đây! Mày hãy gạt bỏ ngay cái tự ái quèn của mày, cái tôi của thằng đàn ông luôn tưởng mình đủ sức lo cho cô ấy! Mày thừa nhận đi, rằng, mày thật không thể lo nổi cho cô ấy. Mày thậm chí có thể trở thành gánh nặng, mày sẽ biến cô ấy thành một cô gái đau khổ với vết thương chưa lành trong căn phòng thuê trọ chật chội, hôi hám với những bữa cơm rẻ tiền. Mày phải nhận, Phôn à! Không phải vì mày! Là vì cô ấy! Tình yêu liệu có đủ lớn để người ta gạt bỏ hẳn đi những thứ mang tên sĩ diện và tự ái không?
- Này! Em! - Giọng bác Đạm giật ngược. - Vào đây! Vào đây nhanh!
Mẹ và Phôn cùng lúc quay lại. Cơn sợ hãi giống hệt nhau như ồ ạt nước vỡ đập thẳng vào hai người. Lạnh. Đau.
- Nhanh! - Nhìn Phôn, bác Đạm nói như ra lệnh. - Gọi bác sĩ!
Không cần nghe tiếp nữa. Phôn lao đi, về phía cuối hành lang, nơi có phòng trực 24/24 của người có thể giữ được tính mạng Tiểu Vũ. Mẹ đi theo hướng ngược lại với Phôn - về phòng Tiểu Vũ - đầy vấp váp, lo âu.
Mọi thứ, trước mắt Tiểu Vũ là những đốm sáng trắng lờ mờ. Mình đang ở thiên đường - cô đã tự nhủ thế khi he hé mắt nhìn ra - nhưng cơn đau buốt chạy dọc toàn thân, quật rất mạnh vào những vết bầm đen trên cơ thể nay đang loang lổ thêm vàng màu lành dần khiến cô biết, đấy không phải thiên đường. Thiên đường chắc chắn không có nỗi đau! Chả ai đến thiên đường rồi trở ngược lại trần gian để kể được chính xác thiên đường là thế nào, nhưng, bất kể ai nói đến hai từ này đều nghĩ, đều đinh ninh rằng, thiên đường không có nỗi đau! Mình đang đau! Thế có nghĩa là mình chưa đến được thiên đường! Thế có nghĩa là mình chưa chết! Hóa ra, cảm giác đau đớn đôi khi lại đem đến cho con người ta chút ít vui mừng; như lúc này vậy, lên thiên đường không có vẻ sẽ hạnh phúc hơn việc ở lại và chịu đựng những cơn đau thể xác.
Có một người đàn bà và một người đàn ông đang đứng rất sát nơi cô nằm, chằm chằm nhìn cô, vẻ mặt có vẻ là pha giữa lo âu và hy vọng. Người đàn bà ăn bận khá diêm dúa - dĩ nhiên là so với tuổi của bà - cùng màu son, màu móng tay đỏ chót. Người đàn ông ăn vận chỉnh tề, ra vẻ đạo mạo nhưng ở đáy mắt ông, sự lạnh lùng toát ra không hãm được. Bất giác, Tiểu Vũ rùng mình. Tiểu Vũ muốn hỏi một câu gì đấy, nhưng không biết nên mở lời thế nào. Cái cảm giác họng rát, khô và nghèn nghẹn khiến cô càng có thêm lý do để không mở lời trước.
Có ai đấy nên vào đây lúc này - Tiểu Vũ nghĩ - có lẽ người ấy sẽ giúp cô và hai con người cứ đứng như hình nhân kia phá vỡ sự im lặng đáng ghét này. Không biết vì gì, nhưng, Tiểu Vũ tin vào điều mình vừa nghĩ, tin chắc - như thể, chưa từng có niềm tin nào lớn thế trong đời cô. À, đời cô! Đời cô!...
Phôn vào. Anh ùa nhanh như một cơn gió nghịch mùa - lạnh, buồn và thốc mạnh. Phôn chạy, ngang hàng cùng vị bác sĩ có bộ râu điểm bạc trông rất hiền lành. Tiểu Vũ chếch cái nhìn của mình ra phía ấy một chút. Nào. Vào đi chứ! Anh chàng đẹp trai và vị bác sĩ đáng kính kia! Vào, và phá tan cái sự im ắng lạ lùng này đi chứ!
- Mọi người làm ơn tránh ra! - Vị bác sĩ nói nhanh bằng cái miệng bị che gần khuất bởi bộ râu bằng giọng Mỹ đặc sệt. - Tôi cần kiểm tra cho cô ấy.
Sau mệnh lệnh được ban ra, bác sĩ là người duy nhất đến gần Tiểu Vũ. Ông làm động tác gì đấy, cô không nhìn thấy rõ, vì giờ, chuyện điều khiển cử động thân là rất khó với cô - khi từng thớ thịt bé xíu đang rền đau khủng khiếp - rồi ông lia một vệt sáng nhỏ, vàng vào mắt trái của cô, lại đến mắt phải. Vài ba lần gì đấy. Toàn vàng...
***
Phôn đẩy chiếc xe lăn mới cáu cạnh - loại đắt nhất vì nhiều tiện ích nhất - chầm chậm qua hành lang ươm ươm nắng chiều, đến gần sát khoảnh sân cỏ, anh cúi xuống, thơm nhẹ nhàng lên mái tóc đang lủa tủa mọc ra, cố che vết sẹo dài từ sau ót, vòng đến trước tai trái của Tiểu Vũ. Nếu đã là một phần thuộc về cơ thể của người mình yêu, thì cho dẫu là một vết sẹo cũng sẽ thành thứ đáng được yêu thương!
- Em ra đấy nhé! - Phôn hỏi, hướng ánh mắt về phía khoảng sân đẹp đẽ kia.
- Vâng! - Tiểu Vũ nhún vai, cái nhún nhẹ và mệt mỏi. - Nếu không phiền anh!
- Đến bao giờ thì em mới thôi nói từ phiền ấy nhỉ?
- Đến khi nào em thật sự biết, anh là ai!
Phôn đau! Đau điếng. Cô không nhớ anh! Hoàn toàn không! Rất không! Anh đã thảm hại đến mức, tự an ủi mình rằng, kể cả mẹ cô, cô cũng không nhớ, thì huống hồ là anh. Nhưng, cái sự thật mà Phôn cho rằng mình đã phải đối diện - cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào - lại khiến anh cứ đau đớn mãi không nguôi. Quên! Nghĩa là toàn bộ kỷ niệm giữa cả hai trở về số không. Quên! Nghĩa là tình cảm anh dành cho cô và cũng đã được cô đáp lại cũng trở về số không. Quên! Nghĩa là, anh đến cạnh cô lúc này, lo cho cô như một người đàn ông sinh ra đã mang sứ mệnh bảo vệ cô rồi cũng chỉ bởi anh là người duy nhất chịu ở cạnh cô. Phôn đau! Đau thật sự.
Trước khi Tiểu Vũ tỉnh, bác sĩ đã đưa ra rất nhiều giả thiết có thể xảy ra. Chuyện cô quên vì cô muốn quên một vài ký ức buồn - phản xạ tự vệ rất đỗi bản năng của con người - là chuyện chiếm tỷ lệ cao nhất. Buồn ư? Anh đã làm cô buồn ư? Và, cô muốn quên anh vì những điều buồn mà anh không hề hay biết đấy ư? Anh đã tưởng, cô đã vui, cô đã hạnh phúc... Thật, anh đã tưởng như thế! Có lẽ nào, lằn ranh giữa buồn - vui, hạnh phúc - đau khổ trong tình yêu lại mong manh đến thế? Hay anh đã vô tâm đến mức không nhận ra mình đã vô tình làm người yêu của mình khổ đau?
Phôn đã tiễn mẹ Tiểu Vũ và người tình của bà về Việt Nam chỉ sau hôm Tiểu Vũ tỉnh đúng một ngày - lịch trình đã được sắp xếp, không thể đổi. Anh đã phải cố thuyết phục để có thể giữ cô ở lại với mình. Vốn, cô nằm thực vật là điều rất đáng ngại, nhưng ít nhất, đấy đã từng là lý do khiến mẹ Tiểu Vũ để cô ở lại với anh. Khi cô tỉnh, sau một hồi mừng vui rất ngắn, Phôn nhận ra, nguy cơ mất cô của anh là quá cao, và, anh đã dùng tất cả lời lẽ mình nghĩ ra để cố giữ cô ở lại - nơi anh chỉ là một thằng sinh viên có học bổng, đi làm thêm đủ trả tiền ăn cho chính mình, với cái gật đầu đồng ý nhận tiền chu cấp từ gia đình bạn gái.
Bác sĩ khuyên, nên cho Tiểu Vũ tiếp cận với những kỷ niệm đẹp - lời khuyên duy nhất nhưng rõ ràng rất có giá trị. Cộng thêm vài lời vào ra của bác Đạm, theo thể, Việt Nam đã lấy đi quá nhiều thứ của Tiểu Vũ, sợ cô tiếp cận ngay với hồi ức của mình, cô sẽ sốc. Và với những lời nói chân tình của Phôn, Tiểu Vũ đã ở lại.
Cô không nhớ anh! Thì đã sao chứ? Anh sẽ yêu lại từ đầu. Anh sẽ làm lại từ đầu tất cả. Anh sẽ tán tỉnh lại. Anh sẽ theo đuổi lại... Rồi, cô sẽ chọn anh! Anh chắc chắn thế! Không phải bởi anh đã ở cạnh cô suốt thời gian cô bệnh. Mà là vì anh tin, sâu thẳm trong tiềm thức của Tiểu Vũ, luôn có chỗ riêng cho hình bóng của anh. Và, chỉ cần còn tin vào điều ấy, Phôn còn thừa nghị lực để cùng cô đi qua đoạn đường gian khổ này. Đoạn đường chỉ có đôi chân của anh cùng những vòng bánh xe lăn tròn tạo vệt dài của cô! Tiểu Vũ không thể đi lại được nữa!
- Cháu sẽ mất khả năng đi lại vĩnh viễn à? - Tiểu Vũ đã hỏi bác sĩ của cô thế, bằng giọng Anh rất lạ, khi bác sĩ vào thăm khám cho cô, trước khi mẹ và bác Đạm chào từ biệt cô.
- Ta rất tiếc... - Vị bác sĩ già đáng kính, mà sau này Phôn biết được tên là Samuel, đã nói bằng giọng chua xót thật sự.
- Bác ạ! - Tiểu Vũ nắm tay ông. - Không có gì phải tiếc đâu, ạ! Cháu còn đôi tay này, đôi mắt này. Cứ sống với tiếc nuối, chúng ta sẽ già đi rất nhanh đấy ạ.
Khi ấy, tất cả mọi người đều sững lại. Tiểu Vũ vốn là cô gái hoạt bát, nhưng đa sầu đa cảm. Nên, cái kiểu đối đáp liến thoắng và đầy tự tin ấy, thật là hoàn toàn xa lạ với mọi người.
Mẹ đi. Bác Đạm đi. Mẹ khóc. Bác Đạm thì lạnh tanh. Tiểu Vũ nhìn theo, quay qua Phôn đang rớt nước mắt vì thương cô - anh thương chính bởi những bước chân của người phụ nữ kia, họ nỡ bỏ Tiểu Vũ lại, dẫu đấy là điều anh mong, nhưng cảm giác cô sắp phải đối diện với những điều rất tệ hại khiến anh thấy chông chênh hộ cô và thấy thương cô vô cùng - và nói, vẫn với cái giọng nhanh nhảu xa lạ ấy, dĩ nhiên là bằng tiếng Việt.
- Này! Đừng khóc chứ! Nước mắt là yếu hèn đấy!
nh th@p3
Tiểu Vũ cố mở căng lồng ngực, đón cho tận cùng cái lành mát của đất trời dung chứa mình cô, không ồn ào xe cộ, không tấp nập người lại qua, chẳng những tiếng rao hàng kiếm cơm thường nhật. Tất cả, chỉ cô với đất, với trời.
Ở cuối tầm mắt, nơi vệt chân trời bắt đầu chuyển đỏ màu mặt trời nấu cơm, có cánh én nào đó liêu xiêu bay một mình, nghe chừng cô đơn quá. Tiểu Vũ với gọi đôi cánh chấp chới giữa khoảng trời bao la. Về đây, và chúng ta, cả hai chúng ta, sẽ không còn cô đơn nữa... À! Ra thế! Hốt nhiên, Tiểu Vũ nhận ra. Cảm giác khoan khoái khi được thuộc về đất trời trôi đi rất nhanh. Thứ còn đọng lại trong cô lúc cái nhìn chạm vào đôi cánh tưởng ung nhiên tìm bạn ấy mà cứ chấp chới nỗi cô đơn thăm thẳm, cũng, chỉ là cô đơn! Hệt cánh chim nọ!
- Công chúa! - Một giọng đàn ông rất đỗi quen thuộc, trầm ấm và đầy yêu thương vọng lại. - Con không hề cô đơn! Chưa và không bao giờ con cô đơn! Hãy nhớ điều ấy!
- Ai? - Tiểu Vũ quay quắt tìm, vẫn chỉ đồng vắng mình cô giữa xanh cỏ và vàng nắng trời chiều. - Ai vừa nói đấy?
- Còn mẹ! - Vẫn giọng ấy, vọng giữa mông lung. - Còn Phôn! Còn tất cả những yêu thương nguyên vẹn. Đừng bỏ cuộc, con yêu!
Là cha! Có phải không? Có phải là cha không? Cha ơi! Con sợ... Tiểu Vũ cứ trân trân nhìn về một phía vô định, với tất cả dội vào mắt cô vẫn chỉ là cỏ và mênh mông đất trời, nhưng cô chắc chắn, giọng nói ban nãy rót lại từ chỗ ấy.
Không có câu trả lời nào! Không còn giọng cha nữa! Tiểu Vũ nghe một sự bẫng hẫng đau đớn xoáy mạnh vào lòng mình. Cha! Phải! Là cha! Là người đàn ông duy nhất trên đời Tiểu Vũ thấy cần thiết, đã vội vã rời bỏ Tiểu Vũ mà đi, nhanh đến độ, cô không nhớ nổi, mình đã từng nói yêu ông bao nhiêu lần, có đủ với những gì cô muốn nói hay không?
Khi chắc chắn không còn ai ở đấy nữa - hay nói đúng hơn là cô chắc chắn cha không còn trò chuyện với mình nữa - Tiểu Vũ quỳ thụp xuống, bưng hai tay lên mặt và khóc. Cô không biết mình đang ở đâu. Giờ, nơi này không còn là quen thuộc như lúc đầu cô nghĩ nữa. Cô không biết mọi người đang ở đâu. Giờ, với cô, sự thanh bình một mình ngốn ngấu đất trời trở thành nỗi sợ hãi khủng khiếp mà cô chỉ mong sao, có bàn tay nào đấy, kéo cô ra. Cô thấy cô đơn! Cô thấy sợ hãi! Trên hết, cô sợ phải đối diện với cái sự thật xưa nay cô chỉ chịu thừa nhận với chính mình một nửa - cha đã thật sự không còn...
- Đừng khóc, con gái! - Cha lại nói, từ nơi nào đấy mà Tiểu Vũ không thể biết được.
Tiểu Vũ không dám ngẩng lên. Cô không dám nghĩ đến chuyện mình sẽ nhìn tìm thêm lần nữa, để rồi lại hụt hẫng nhận ra, tất cả chỉ là trí tưởng tượng của mình mà thôi! Nhưng, hình như không phải! Trí tưởng tượng thì không có sức mạnh mãnh liệt như thế - cái sức mạnh diệu kỳ của sự chở che, động viên, an ủi bắt nguồn từ tình yêu thương - vì, Tiểu Vũ đã không còn khóc nữa rồi. Có một điều gì đấy, cảm giác như là hơi ấm rất lạ lùng chạy dọc cơ thể cô sau khi nghe câu nói cuối cùng vừa rồi. Tiểu Vũ nghe chừng như mình mạnh mẽ hơn, thông suốt hơn. Nhưng, cô vẫn chưa dám ngẩng đầu dậy.
Khi tất cả chỉ còn lại là thanh âm của đêm tĩnh lặng thở đều nhẹ qua mái tóc Tiểu Vũ bung xòa, cô chấp nhận sự thật rằng, cha đã rời đi, theo đúng cách ban nãy cha đến - chỉ với thông điệp của yêu thương, không cần hình hài, không cần vòng tay âu yếm, dẫu, đó là những thứ cô thật sự khát khao - cô đành rời mặt mình khỏi đôi bàn tay hãy còn run rẩy, ngước mắt nhìn về phía đường chân trời nay không còn rõ nữa, rồi, chậm rãi, cô đứng dậy.
Tiểu Vũ thấy mình loạng choạng. Cô gắng gượng thêm lần nữa, nhưng, vẫn đúng như lúc đầu. Cô không thể!
Chuyện gì? Chuyện gì đang xảy ra với mình? Chuyện gì đang xảy ra với đôi chân của mình? Có chút gì đó thoáng qua rất nhanh trong đầu khiến cô sợ hãi khủng khiếp. Mẹ. Bác Đạm. Phôn. Sinh nhật. Những câu nói không rõ đầu rõ đũa. Cô bật dậy lao đi. Xe thư báo lao ầm vào. Đau buốt...
Tiểu Vũ giật mình thức dậy. Trắng một màu. Cảm giác đau đớn chạy suốt cơ thể cô giờ không còn chút sức lực để gượng dậy nữa. Mình đang ở đâu? Mọi người đâu cả rồi? Chân mình... Chân mình... Tiểu Vũ sực nhớ ra, lia nhanh mắt xuống phía dưới. Đôi chân bất động dưới tấm chăn mỏng cũng trắng như cả gian phòng.
***
Có bóng người ngoẹo đầu sang bên, mệt mỏi ngủ trên chiếc đi-văng kê sát tường trong gian phòng đầy màu trắng và mùi thuốc khử trùng. Tiểu Vũ cũng phải ngoẹo đầu mình sang bên thì mới có thể nhìn thấy người nọ. Họ có vẻ gì đấy thân quen đến lạ lùng, như kiểu, đời này, kiếp này, trước và trước nữa, hoặc, rồi đến kiếp sau, họ sẽ cận kề cùng Tiểu Vũ, dắt tay cô đi qua tất cả những gập ghềnh mà không biết, khi đôi chân còn khỏe, cô có thể vững vàng đi qua hay không, chứ đừng nói là với cặp chân đã thành bất động bây giờ.
Họ đẹp, cái đẹp mạnh mẽ của một con người ngang nhiên đi qua mọi sóng gió cuộc đời theo cách hứng đón tự nhiên nhất nên có thể bình thản đi qua những đoạn khó khăn mà người ta tưởng họ không thể. Họ đẹp, cái đẹp của một con người luôn sẵn sàng hy sinh cho người khác, bất luận điều ấy có mang nhiều thiệt thòi cho mình hay không. Họ đẹp, cái đẹp của một trái tim chân thành và giản dị, yêu thương đơn giản dừng ở yêu thương và thường lý trí của họ không can thiệp vào những xúc cảm của trái tim chứ không phải là lý trí không thể lên tiếng... Chung quy lại thì, họ đẹp thật sự. Cảm giác bình yên là cảm giác khiến một người bỗng trở nên đẹp đến lạ lùng với người đối diện, bởi cảm giác ấy, thường chỉ một thiên thần mới có thể đem lại cho người khác!
Tiểu Vũ giật mình nhận ra, cô đang quên đi cảm giác đau đớn trong mình nhờ nhìn thấy gương mặt đẹp đang ngủ kia. Cô cũng nhận ra rằng, mình nghe xót xa lòng dạ khi nhìn thấy kiểu ngủ có vẻ nặng nề, khó nhọc đầy lo âu kia. Lần đầu tiên trong đời, Tiểu Vũ biết rằng, nỗi đau tâm hồn có thể lấn át cả cơn đau thể xác. Và, rõ ràng, trái tim đau đáng sợ hơn đôi chân đau, hơn cả cơ thể đau.
Có tiếng cọc cạch khe khẽ, hình như có ai đấy mở cửa phòng. Tiểu Vũ nhanh, rất nhanh, nghĩ, mình nên làm gì? Cô hơi đảo mắt ra ngoài, nhìn cánh cửa trăng trắng chầm chậm mở ra một cách cẩn trọng, rồi giật mình vì cánh cửa bị xô một cách thô bạo với một bàn tay chắc chắn đang hằn học. Mối đe dọa luôn mang một mùi rất nồng, mà khi con người ta hằn học thì dĩ nhiên đem theo nhiều đe dọa, dẫu chúng chẳng thành hình, cũng chẳng thể nói ra thành lời. Không dưng, Tiểu Vũ nhắm rịt mắt lại, tại sao lại có ai đó phải hằn học khi cô đau đớn nhỉ? Nỗi đau này ảnh hưởng đến ai khác chăng?
- Anh! Đừng, kẻo ồn! - Mẹ nói, có phần hốt hoảng và khó xử.
- Ồn thì sao? - Giọng bác Đạm vẻ rất khó chịu. - Nó cũng có tỉnh được đâu! Mà, nếu được, em nên cảm ơn anh mới phải!
Gã đẹp - đương nhiên là Phôn - mệt mỏi thở hắt ra, quay đi chỗ khác ngay sau khi bác Đạm dứt lời. Những ngày vừa rồi, khi mẹ và Phôn như bị nung trên than đỏ, lo sợ cho Tiểu Vũ không qua nổi - mà, đến giờ cô vẫn chưa tỉnh, nghĩa là vẫn còn rất nguy hiểm - thì bác Đạm chẳng những chỉ thờ ơ ra mặt về sự sống chết thiêng liêng ấy, lại liên tục đòi về nước, hoàn thành nốt những gì còn dang dở, mặc kệ mẹ giải thích cần phải ở lại lo cho Tiểu Vũ. Phôn thấy, với người đàn ông này, Tiểu Vũ chẳng những không có chút giá trị nào, thậm chí, cô còn như một cái gai cần nhổ. Ông ta không có gan nhổ, nên giờ, mọi sự thành ra cơ may của ông ta. Bàn tay vô hình của định mệnh đôi khi đem đến cho con người những cơ hội để bước hẳn về phía độc ác.
Mẹ có vẻ để ý đến thái độ của Phôn và khá khó chịu. Dĩ nhiên, không phải mẹ khó chịu anh. Mẹ khó chịu bác Đạm. Từ khi sự việc xảy ra, cũng đôi lần mẹ tự trách mình, rằng, giá như mọi chuyện, mẹ chậm lại đôi chút, cho Tiểu Vũ thêm thời gian để đón nhận, thì chắc không thành ra nông nỗi này. Mẹ đã hy vọng Tiểu Vũ sẽ hiểu mọi điều, sẽ thông cảm cho mẹ để ủng hộ mẹ. Nhưng, khi mẹ nghĩ đến chuyện hy vọng, nghĩa là mẹ đã lường trước phản ứng chống đối của Tiểu Vũ. Chỉ là, không thể tin, mọi sự cay đắng lại đổ xuống đầu con gái mẹ trong hoàn cảnh như thế. Mẹ thấy mình có lỗi quá!
Cơn đau chuyển từ râm ran sang buốt nhói kể từ khi Tiểu Vũ nhắm mắt lại. Cô không biết tại sao mình lại phản ứng như vậy. Cô không biết tại sao mình lại đưa bản thân vào hoàn cảnh vờ vịt trước người khác. Cô chỉ biết, có cái gì đấy, rất giống bản năng khuyên cô nên nằm im và lắng nghe. Trong một khoảnh khắc rất vội, Tiểu Vũ tự cười mình. Mày nhắm mắt lại để nghe cơn đau thể xác đang hành hạ mày đấy, con ngốc ạ! Rõ ràng, khi não không phải xử lý những hình ảnh nhận được từ mắt, cảm giác cơ thể tràn về mạnh mẽ vô cùng.
- Nó... có...
Giọng mẹ chùng, buồn, lo âu, mệt mỏi nhưng không giấu đi niềm hy vọng mãnh liệt về sự sống của đứa con gái đã từng rất đẹp đang nằm bất động kia. Phôn lắc đầu rồi quay nhanh đi. Anh nghĩ, nếu không kìm kịp, có lẽ anh sẽ khóc mất. Suốt chừng ấy năm thui thủi một mình, bươn chải đủ cách để kiếm sống, Phôn thèm có một lần, có ai đấy, ở sát cạnh bên lúc anh đau khổ nhất, cô đơn nhất, hụt hẫng nhất. Giờ, đúng cái cảm giác sợ hãi người thân yêu nhất cuộc đời sẽ rời bỏ mình mà đi, còn có một ai đó khác ở cạnh anh, Phôn lại thấy sợ sự có mặt của họ một cách lạ lùng. Phải! Phôn sợ! Anh chỉ muốn một mình! Anh chỉ muốn được ngồi nhiều giờ đồng hồ trên chiếc đi-văng kia, nhìn về hình hài bất động của cô gái anh biết, mình sinh ra để thuộc về và nguyện hy sinh cả mạng sống này, chỉ cần, cô tỉnh lại. Phôn chỉ muốn một mình!
***
Có lẽ do thuốc mê chưa tan hẳn - à, không, đã nhiều ngày rồi thì phải, chẳng có thuốc mê nào lại nhiễm vào cơ thể lâu thế được - hoặc do những cơn đau dữ dội bào mòn sức lực của mình, nên Tiểu Vũ lại chìm vào cơn ngủ với giấc mơ cô đơn giữa triền đồi rạp cỏ xanh ở nơi bạt ngàn trời chiều đang ngả màu xám đêm. Vẫn giọng nói trầm ấm quen thuộc nhắc nhở Tiểu Vũ nhớ về người đàn bà có danh xưng là mẹ và gã trai đẹp tên Phôn - hai con người sẽ bằng cùng đi cạnh cô ở bất kỳ đoạn đường nào, chỉ miễn là cô cần họ. Cần ư? Cô cần họ lắm chứ, nhất là mẹ; nhưng liệu bà có còn mặc nhiên sánh bước cùng cô ở đoạn đường phía trước hay không? Hoặc, bà liệu có dám rời bỏ những thứ đang có để dìu con gái mình thêm một đoạn nữa? Rõ ràng, đây là một sự lựa chọn - chỉ một trong hai - mà mẹ là người đứng giữa.
Tiểu Vũ không khóc nữa. Với cô, khái niệm quen nghĩa là đi qua một lần. Nên, không được khóc nữa khi đã quen với chuyện mình biết mình cô đơn giữa bao la đất trời này. Cô tự hỏi, giữa dòng đời tấp nập ngoài kia, có bao nhiêu con người không cảm thấy cô đơn nhỉ? Nếu có, chắc họ may mắn lắm! Bởi cô đơn là cảm giác bào mòn đi ý chí và năng lượng nhanh nhất, đến độ, chạm phải thôi là đã đủ gục ngã rồi! Tiểu Vũ cũng không tìm nữa. Không phải vì cô chấp nhận với thói quen không có người đàn ông vĩ đại của đời mình ở cạnh bên, mà là, cô biết, hy vọng rồi chỉ đưa con người ta đến thất vọng. Lời giải cho bài toán này dễ quá, chắc ai cũng phải giải được thôi. Rằng, nếu đừng muốn thêm lần nữa thất vọng, thì, đừng hy vọng làm gì.
Tiểu Vũ cứ thế, lặng im trong giấc mơ của mình, trên đôi chân trần chạm cỏ mà không còn tí cảm giác nào. Có phải, mình đã thành tàn phế?
Mẹ nhìn Tiểu Vũ nhè nhẹ thở những nhịp có vẻ còn giữ được chút thanh bình mà lòng đau như cắt. Quay nhanh qua Phôn, mẹ nói như sợ mình chậm chút sẽ không nói được.
- Cháu ra ngoài nói chuyện với bác một lát, được không?
Nói rồi, mẹ không đợi Phôn trả lời, đi thẳng ra phía cánh cửa mẹ không dám đóng chặt, có lẽ, mẹ sợ bác Đạm lại ồn ào lúc bác đi ra. Đến gần cửa, khi cảm giác Phôn không hề động đậy từ sau khi anh quay vào, cứ dán mắt nhìn thẳng gương mặt vừa bầm, vừa sưng, vừa sứt sẹo của Tiểu Vũ, mẹ hơi ngoảnh sang nhìn bác Đạm đang lạnh băng ngồi ở đi-văng, cái nhìn van lơn và đầy chua chát.
- Cháu ra ngoài đi! - Bác Đạm dợm đứng dậy. - Bác sẽ trông con bé!
Trông ư? Ồ! Phôn cười thầm. Dĩ nhiên, Phôn không sợ người đàn ông kia sẽ rút ống thở ra, kết thúc cuộc sống mà bác sĩ dự đoán có thể thành thực vật mãi mãi của người anh yêu - ông ta không dám đâu! Nhưng, anh biết rằng, Tiểu Vũ còn có thể nghe thấy, cảm thấy. Thứ duy nhất có thể thức tỉnh cô là tình thương yêu, là những kỷ niệm đẹp đẽ - những thứ mà rõ ràng, người đàn ông này nếu có thừa cũng chẳng bao giờ cho Tiểu Vũ của anh! Anh không cần! Anh đoán, Tiểu Vũ cũng không cần! Nhưng, anh không muốn cái mặt dừ dừ ấy, với cái giọng chan chát đòi về cho bằng được mà anh đã nghe ngay sau ca phẫu thuật của người yêu anh, ám đến cạnh cô. Anh hoàn toàn không muốn!
Phôn biết, chống lại người đàn ông này - người rồi sẽ trở thành cha dượng của Tiểu Vũ trong một ngày rất gần, như ông ta mong muốn - là một điều sai trái, nếu nói giảm đi thì chẳng đúng đắn gì. Vì, dẫu sao, anh vẫn mong có thể cùng cô về sống trong một nhà, cùng cô chăm sóc mẹ, nghĩa là, anh còn đối diện với người đàn ông nọ dài hơn một ngày rất nhiều, nặng nề, chỉ làm thêm nhiều người tổn thương. Nhưng, Phôn không thể lấy lại chút thiện cảm nào sau những câu nặng nề ông ta yêu cầu mẹ trở về nước ngay, mặc dầu mẹ đã rất khó khăn để trình bày hoàn cảnh, xin ở lại thêm để chăm sóc Tiểu Vũ với chính quyền nơi này. Anh hoàn toàn không biết, trong buổi tiệc sinh nhật thứ hai mươi mốt của Tiểu Vũ, họ - ba người họ - đã nói gì với nhau để cô phải phản ứng như vậy. Anh chỉ biết, đó là điều khiến cô hoặc tức giận, hoặc tổn thương. Và, chỉ cần như vậy, cho dù hậu quả có không như ngày hôm nay, thì anh đã không thể thiện cảm nổi với người đàn ông này rồi, huống hồ, mọi sự lại đau đớn dường này, và ông ta lại hành xử như thế...
- Quang Tiến à! - Mẹ gọi, như giục.
- Vâng! Cháu đến ngay! - Phôn hậm hự, khẽ liếc nhìn bác Đạm vốn đã ngồi lại xuống đi-văng, vắt chéo chân và ung dung lôi tờ tạp chí ra xem ảnh. - Bác trông Tiểu Vũ giúp cháu nhé!
Nói rồi, Phôn bước thẳng ra ngoài, chẳng buồn nhìn lại thêm lần nào nữa. Anh không muốn thấy thái độ câng cáo theo kiểu đang ban ơn của ông ta. Nếu đã là thương yêu, thì làm gì có ơn nghĩa cơ chứ? Nghĩ ban ơn hẳn nhiên là gạt hẳn tình cảm ra ngoài rồi còn gì?
***
- Sao cơ ạ? - Phôn nói, như gắt.
- Suỵt! - Mẹ khổ sở chun khẽ gờ môi giờ luôn sơn đỏ. - Cháu nói khẽ chút.
- Cháu tưởng... - Phôn cố gắng lắm để ngăn một cái cười khẩy. - Cháu tưởng bác đã xin ở lại được thêm một tháng?
- Phải! - Mẹ khổ sở. - Nhưng bác còn rất nhiều việc phải giải quyết ở nhà!
- Chuyện công ty ạ? - Phôn cao giọng, theo kiểu, tiền bạc, vật chất đáng gì so với thứ họ đang đối diện không.
- Nhiều lắm, cháu ạ! - Mẹ liếm môi, không còn ý thức được rằng hành động ấy sẽ làm nhem nhuốc lớp phấn son mẹ cố giấu tuổi tác của mình. - Hai bác đã định đem em Vũ về cùng. Nhưng...
Phôn quay ngoắt lại, sững sờ, sợ hãi. Đem Tiểu Vũ về cùng ư? Không! Đừng! Phôn không nghe kịp từ "nhưng", để hiểu, điều sau ấy nghĩa là không có đâu, cô vẫn sẽ còn nằm lại đây, bất động, vô tri cùng anh. Cái cụm trước đáng sợ đến độ, Phôn chỉ còn nghe tim mình thắt nhanh, quặn mạnh, đau đớn tột cùng và cảm giác kinh hãi chạy dọc khắp cơ thể! Không! Đừng đem Tiểu Vũ ra khỏi đời anh! Đừng đem người duy nhất còn ý nghĩa với anh ra khỏi đời anh!
- Tiểu Vũ chưa tỉnh! - Phôn cố thật bình tĩnh. - Đem em ấy đi lúc này là quá nguy hiểm cho em ấy!
- Phải! - Mẹ gật, thở hắt ra, vẻ rất mừng rỡ vì Phôn đã thông cảm. - Nên có lẽ, phải nhờ cháu.
- Được mà, bác! - Phôn gật, tự hỏi, liệu đến lúc này, mẹ đã biết mối quan hệ của anh và Tiểu Vũ chưa. - Bác cứ yên tâm, cháu sẽ trông em ấy!
- Có một chuyện...
- Bác cứ nói ạ!
- Cháu đừng tự ái, nhé!
- Vâng!
- Cháu phải đi học, xong, lại vào chăm em Vũ... nên... nên mọi chi phí của cả hai đứa, bác sẽ lo!
Ôi! Tiền! Nhục nhã thật! Làm một thằng đàn ông, lăn lộn bao nhiêu năm tuổi trẻ khổ cực, kiếm miếng ăn, kiếm chỗ ngủ, kiếm tiền mua sách vở để lao vào học như cơ hội duy nhất của cuộc đời, mong tìm cách đi xa không phải để có cái bằng quốc tế, mà là để tránh xa những kỷ niệm đau đớn cứ ám ảnh mình về những mất mát không bao giờ lấy lại được... giờ sẽ ngửa tay lấy tiền từ gia đình bạn gái, cốt chỉ để lo đủ cho cô?!
Phôn à! Mày nghe đây! Mày hãy gạt bỏ ngay cái tự ái quèn của mày, cái tôi của thằng đàn ông luôn tưởng mình đủ sức lo cho cô ấy! Mày thừa nhận đi, rằng, mày thật không thể lo nổi cho cô ấy. Mày thậm chí có thể trở thành gánh nặng, mày sẽ biến cô ấy thành một cô gái đau khổ với vết thương chưa lành trong căn phòng thuê trọ chật chội, hôi hám với những bữa cơm rẻ tiền. Mày phải nhận, Phôn à! Không phải vì mày! Là vì cô ấy! Tình yêu liệu có đủ lớn để người ta gạt bỏ hẳn đi những thứ mang tên sĩ diện và tự ái không?
- Này! Em! - Giọng bác Đạm giật ngược. - Vào đây! Vào đây nhanh!
Mẹ và Phôn cùng lúc quay lại. Cơn sợ hãi giống hệt nhau như ồ ạt nước vỡ đập thẳng vào hai người. Lạnh. Đau.
- Nhanh! - Nhìn Phôn, bác Đạm nói như ra lệnh. - Gọi bác sĩ!
Không cần nghe tiếp nữa. Phôn lao đi, về phía cuối hành lang, nơi có phòng trực 24/24 của người có thể giữ được tính mạng Tiểu Vũ. Mẹ đi theo hướng ngược lại với Phôn - về phòng Tiểu Vũ - đầy vấp váp, lo âu.
Mọi thứ, trước mắt Tiểu Vũ là những đốm sáng trắng lờ mờ. Mình đang ở thiên đường - cô đã tự nhủ thế khi he hé mắt nhìn ra - nhưng cơn đau buốt chạy dọc toàn thân, quật rất mạnh vào những vết bầm đen trên cơ thể nay đang loang lổ thêm vàng màu lành dần khiến cô biết, đấy không phải thiên đường. Thiên đường chắc chắn không có nỗi đau! Chả ai đến thiên đường rồi trở ngược lại trần gian để kể được chính xác thiên đường là thế nào, nhưng, bất kể ai nói đến hai từ này đều nghĩ, đều đinh ninh rằng, thiên đường không có nỗi đau! Mình đang đau! Thế có nghĩa là mình chưa đến được thiên đường! Thế có nghĩa là mình chưa chết! Hóa ra, cảm giác đau đớn đôi khi lại đem đến cho con người ta chút ít vui mừng; như lúc này vậy, lên thiên đường không có vẻ sẽ hạnh phúc hơn việc ở lại và chịu đựng những cơn đau thể xác.
Có một người đàn bà và một người đàn ông đang đứng rất sát nơi cô nằm, chằm chằm nhìn cô, vẻ mặt có vẻ là pha giữa lo âu và hy vọng. Người đàn bà ăn bận khá diêm dúa - dĩ nhiên là so với tuổi của bà - cùng màu son, màu móng tay đỏ chót. Người đàn ông ăn vận chỉnh tề, ra vẻ đạo mạo nhưng ở đáy mắt ông, sự lạnh lùng toát ra không hãm được. Bất giác, Tiểu Vũ rùng mình. Tiểu Vũ muốn hỏi một câu gì đấy, nhưng không biết nên mở lời thế nào. Cái cảm giác họng rát, khô và nghèn nghẹn khiến cô càng có thêm lý do để không mở lời trước.
Có ai đấy nên vào đây lúc này - Tiểu Vũ nghĩ - có lẽ người ấy sẽ giúp cô và hai con người cứ đứng như hình nhân kia phá vỡ sự im lặng đáng ghét này. Không biết vì gì, nhưng, Tiểu Vũ tin vào điều mình vừa nghĩ, tin chắc - như thể, chưa từng có niềm tin nào lớn thế trong đời cô. À, đời cô! Đời cô!...
Phôn vào. Anh ùa nhanh như một cơn gió nghịch mùa - lạnh, buồn và thốc mạnh. Phôn chạy, ngang hàng cùng vị bác sĩ có bộ râu điểm bạc trông rất hiền lành. Tiểu Vũ chếch cái nhìn của mình ra phía ấy một chút. Nào. Vào đi chứ! Anh chàng đẹp trai và vị bác sĩ đáng kính kia! Vào, và phá tan cái sự im ắng lạ lùng này đi chứ!
- Mọi người làm ơn tránh ra! - Vị bác sĩ nói nhanh bằng cái miệng bị che gần khuất bởi bộ râu bằng giọng Mỹ đặc sệt. - Tôi cần kiểm tra cho cô ấy.
Sau mệnh lệnh được ban ra, bác sĩ là người duy nhất đến gần Tiểu Vũ. Ông làm động tác gì đấy, cô không nhìn thấy rõ, vì giờ, chuyện điều khiển cử động thân là rất khó với cô - khi từng thớ thịt bé xíu đang rền đau khủng khiếp - rồi ông lia một vệt sáng nhỏ, vàng vào mắt trái của cô, lại đến mắt phải. Vài ba lần gì đấy. Toàn vàng...
***
Phôn đẩy chiếc xe lăn mới cáu cạnh - loại đắt nhất vì nhiều tiện ích nhất - chầm chậm qua hành lang ươm ươm nắng chiều, đến gần sát khoảnh sân cỏ, anh cúi xuống, thơm nhẹ nhàng lên mái tóc đang lủa tủa mọc ra, cố che vết sẹo dài từ sau ót, vòng đến trước tai trái của Tiểu Vũ. Nếu đã là một phần thuộc về cơ thể của người mình yêu, thì cho dẫu là một vết sẹo cũng sẽ thành thứ đáng được yêu thương!
- Em ra đấy nhé! - Phôn hỏi, hướng ánh mắt về phía khoảng sân đẹp đẽ kia.
- Vâng! - Tiểu Vũ nhún vai, cái nhún nhẹ và mệt mỏi. - Nếu không phiền anh!
- Đến bao giờ thì em mới thôi nói từ phiền ấy nhỉ?
- Đến khi nào em thật sự biết, anh là ai!
Phôn đau! Đau điếng. Cô không nhớ anh! Hoàn toàn không! Rất không! Anh đã thảm hại đến mức, tự an ủi mình rằng, kể cả mẹ cô, cô cũng không nhớ, thì huống hồ là anh. Nhưng, cái sự thật mà Phôn cho rằng mình đã phải đối diện - cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào - lại khiến anh cứ đau đớn mãi không nguôi. Quên! Nghĩa là toàn bộ kỷ niệm giữa cả hai trở về số không. Quên! Nghĩa là tình cảm anh dành cho cô và cũng đã được cô đáp lại cũng trở về số không. Quên! Nghĩa là, anh đến cạnh cô lúc này, lo cho cô như một người đàn ông sinh ra đã mang sứ mệnh bảo vệ cô rồi cũng chỉ bởi anh là người duy nhất chịu ở cạnh cô. Phôn đau! Đau thật sự.
Trước khi Tiểu Vũ tỉnh, bác sĩ đã đưa ra rất nhiều giả thiết có thể xảy ra. Chuyện cô quên vì cô muốn quên một vài ký ức buồn - phản xạ tự vệ rất đỗi bản năng của con người - là chuyện chiếm tỷ lệ cao nhất. Buồn ư? Anh đã làm cô buồn ư? Và, cô muốn quên anh vì những điều buồn mà anh không hề hay biết đấy ư? Anh đã tưởng, cô đã vui, cô đã hạnh phúc... Thật, anh đã tưởng như thế! Có lẽ nào, lằn ranh giữa buồn - vui, hạnh phúc - đau khổ trong tình yêu lại mong manh đến thế? Hay anh đã vô tâm đến mức không nhận ra mình đã vô tình làm người yêu của mình khổ đau?
Phôn đã tiễn mẹ Tiểu Vũ và người tình của bà về Việt Nam chỉ sau hôm Tiểu Vũ tỉnh đúng một ngày - lịch trình đã được sắp xếp, không thể đổi. Anh đã phải cố thuyết phục để có thể giữ cô ở lại với mình. Vốn, cô nằm thực vật là điều rất đáng ngại, nhưng ít nhất, đấy đã từng là lý do khiến mẹ Tiểu Vũ để cô ở lại với anh. Khi cô tỉnh, sau một hồi mừng vui rất ngắn, Phôn nhận ra, nguy cơ mất cô của anh là quá cao, và, anh đã dùng tất cả lời lẽ mình nghĩ ra để cố giữ cô ở lại - nơi anh chỉ là một thằng sinh viên có học bổng, đi làm thêm đủ trả tiền ăn cho chính mình, với cái gật đầu đồng ý nhận tiền chu cấp từ gia đình bạn gái.
Bác sĩ khuyên, nên cho Tiểu Vũ tiếp cận với những kỷ niệm đẹp - lời khuyên duy nhất nhưng rõ ràng rất có giá trị. Cộng thêm vài lời vào ra của bác Đạm, theo thể, Việt Nam đã lấy đi quá nhiều thứ của Tiểu Vũ, sợ cô tiếp cận ngay với hồi ức của mình, cô sẽ sốc. Và với những lời nói chân tình của Phôn, Tiểu Vũ đã ở lại.
Cô không nhớ anh! Thì đã sao chứ? Anh sẽ yêu lại từ đầu. Anh sẽ làm lại từ đầu tất cả. Anh sẽ tán tỉnh lại. Anh sẽ theo đuổi lại... Rồi, cô sẽ chọn anh! Anh chắc chắn thế! Không phải bởi anh đã ở cạnh cô suốt thời gian cô bệnh. Mà là vì anh tin, sâu thẳm trong tiềm thức của Tiểu Vũ, luôn có chỗ riêng cho hình bóng của anh. Và, chỉ cần còn tin vào điều ấy, Phôn còn thừa nghị lực để cùng cô đi qua đoạn đường gian khổ này. Đoạn đường chỉ có đôi chân của anh cùng những vòng bánh xe lăn tròn tạo vệt dài của cô! Tiểu Vũ không thể đi lại được nữa!
- Cháu sẽ mất khả năng đi lại vĩnh viễn à? - Tiểu Vũ đã hỏi bác sĩ của cô thế, bằng giọng Anh rất lạ, khi bác sĩ vào thăm khám cho cô, trước khi mẹ và bác Đạm chào từ biệt cô.
- Ta rất tiếc... - Vị bác sĩ già đáng kính, mà sau này Phôn biết được tên là Samuel, đã nói bằng giọng chua xót thật sự.
- Bác ạ! - Tiểu Vũ nắm tay ông. - Không có gì phải tiếc đâu, ạ! Cháu còn đôi tay này, đôi mắt này. Cứ sống với tiếc nuối, chúng ta sẽ già đi rất nhanh đấy ạ.
Khi ấy, tất cả mọi người đều sững lại. Tiểu Vũ vốn là cô gái hoạt bát, nhưng đa sầu đa cảm. Nên, cái kiểu đối đáp liến thoắng và đầy tự tin ấy, thật là hoàn toàn xa lạ với mọi người.
Mẹ đi. Bác Đạm đi. Mẹ khóc. Bác Đạm thì lạnh tanh. Tiểu Vũ nhìn theo, quay qua Phôn đang rớt nước mắt vì thương cô - anh thương chính bởi những bước chân của người phụ nữ kia, họ nỡ bỏ Tiểu Vũ lại, dẫu đấy là điều anh mong, nhưng cảm giác cô sắp phải đối diện với những điều rất tệ hại khiến anh thấy chông chênh hộ cô và thấy thương cô vô cùng - và nói, vẫn với cái giọng nhanh nhảu xa lạ ấy, dĩ nhiên là bằng tiếng Việt.
- Này! Đừng khóc chứ! Nước mắt là yếu hèn đấy!
nh th@p3