Mẹ của Hoàng Bách cảm thấy quyết định cho con trai theo học trường thường của mình là hoàn toàn đúng đắn. Bà thực sự rất vui mừng khi thấy tình trạng bệnh của con trai ngày càng khởi sắc. Con trai bà bây giờ đã nói nhiều hơn trước, cũng thỉnh thoảng cười một chút chứ không cả ngày mang một khuôn mặt cứng nhắc như tượng gỗ nữa. Chỉ có điều, mỗi lần bà hỏi nó về chuyện trường lớp thì nó liền chìm vào thế giới riêng rồi mìm cười một cách vô thức, chẳng chịu nói cho bà nghe gì cả.
Vì thế, mẹ của Hoàng Bách – Lê Hoàng Lan, một người phụ nữ đã gần bốn mươi tuổi rồi nhưng hôm nay, sau khi đưa con trai đến trường thì không đến cửa hàng ngay như mọi ngày mà quyết định cải trang thành một cô gái trẻ toàn thân kín mít, đi theo dõi con trai của mình. Ai kêu con trai bà kín tiếng như vậy, bà chỉ còn cách này mà thôi!
Bà Lan cẩn trọng, rón rén đi sau con trai lên đến lớp học rồi núp ở bên cửa nhìn lén. Khoảng gần mười phút sau, bà thấy một người đi đến, dù mái tóc không được cắt cẩn thận và có phần hơi ngắn nhưng vẫn có thể nhận ra là con gái. Đó là một cô bé có thân hình hơi mũm mĩm một chút, nhưng đôi mắt vừa to vừa sáng, vừa gặp con bà đã reo lên rồi chạy đến ngồi cạnh thằng bé. Tiếp đó con trai bà đem hộp đựng thức ăn mà sáng sớm nay bà thấy thằng bé đã làm mở ra, rồi cả hai cùng nhau ăn rất vui vẻ. Cô bé đó vừa ăn vừa khen lấy khen để, còn không quên kể chuyện gì đó với con trai bà, điệu bộ trông rất đáng yêu. Còn con trai bà trong lúc ăn vẫn luôn chăm chú quan sát và lắng nghe cô gái nhỏ, còn rất phối hợp lên tiếng vào thời điểm cần thiết. Cả hai hoàn toàn không hề để ý đến bạn học xung quanh thỉnh thoảng nhìn ngó chỉ trỏ chúng bằng thái độ không lấy làm thiện cảm cùng ánh mắt như nhìn những kẻ lập dị.
Đến đây, bà Lan đã có thể khẳng định chắc chắn rằng người có công lớn nhất trong việc cải thiện tình trạng của con trai bà là cô bé đang cùng ăn sáng với thằng bé kia. Và người làm cho thằng nhóc nhà bà ra tay vào bếp cũng chính là cô bé. Nghĩ đến đây, bà Lan cảm thấy con trai đúng là đã lớn rồi, không còn đặt mẹ ở vị trí đầu nữa. Mỗi lần con trai làm đồ ăn đều chỉ cho bà nếm thử một ít. Thật là một thằng nhóc keo kiệt!
Con trai bà hình như rất để ý đến cô bé đó, mà qua quan sát thì cô bé đó cũng có vẻ rất quan tâm đến con trai bà. Được rồi, vậy thì bà phải tìm cơ hội để chính thức gặp mặt, trò chuyện với cô bé mới được. Nghĩ vậy, bà Lan xoay người rời khỏi lớp học của con trai, trong đầu nghiêm túc suy nghĩ cách tiếp cận bạn của con trai sao cho vừa gây được ấn tượng tốt, vừa không làm cô bé hoảng sợ.
Hôm nay, mười chín tháng mười, cũng chính là thời điểm sát nút Ngày Phụ nữ Việt Nam. Không biết người khác thế nào nhưng nếu không tính thời gian cùng ăn sáng với Hoàng Bách thì Thảo Ngân nhà ta thì có vẻ buồn bực lắm. Cô chẳng thể nào tập trung học tập được, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến nên mua quà gì tặng mẹ – cái vấn đề làm cô và anh trai đau đầu suốt mấy hôm nay.
Bố cô thì không cần bàn rồi. Năm nào ngày này bố cũng mua tặng mẹ một bộ đồ mới, cộng thêm cả ngày hôm đó bố cô sẽ đích thân xuống bếp chuẩn bị đồ ăn thay mẹ. Còn anh em cô thì thật đau đầu! Năm ngoái, cô và anh trai đã phải tích góp tiền tiêu vặt suốt mấy tháng mới có thể mua cặp táp mới tặng mẹ đi làm. Nhưng mẹ cô vì chiếc cặp cũ vẫn còn dùng được nên đem cái mới cất vào tủ. Món quà của anh em cô cứ như vậy trở thành đồ vô dụng. Vì thế, năm nay anh em cô muốn mua thứ gì đó thật thiết thực mà mẹ có thể sử dụng được ngay. Nghĩ mãi, nghĩ mãi, nghĩ đến đau cả đầu mà cô gái nhỏ vẫn không thể nghĩ ra. Cuối cùng, trọng trách này được ném lên vai Hoàng Bách.
“Tớ nên tặng mẹ cái gì bây giờ? …” Thảo Ngân vừa nói vừa thở dài, úp sấp trên mặt bàn ôm đầu giả chết. Mầy phút sau, cô mới ló mặt ra, tì má vào mặt bàn, nghiêng đầu nhìn người bên cạnh:
“Hoàng Bách, cậu tặng mẹ cái gì?”
“Một chuyến đi.”
Thảo Ngân nghe đến, phấn chấn hẳn lên. Cô bật dậy, đôi mắt mở to phát sáng:
“Cậu với mẹ đi du lịch sao?”
“Không phải! Mẹ đến chỗ bố, tớ ở nhà.”
Thảo Ngân nghe mà chẳng hiểu gì, nghiêng đầu suy nghĩ. Chẳng lẽ… bố mẹ cậu ấy không sống cùng nhau? Chẳng lẽ…
Hoàng Bách biết cô bé này thể nào cũng nghĩ nhiều nên giải thích ngay:
“Bố tớ đang đi công tác.”
“À, vậy cậu ở nhà một mình hả? Hôm đó có muốn đến nhà tớ chơi không? Bố mẹ tớ mong cậu lắm đấy.”
“Còn có bác giúp việc nữa. Tớ và bác ấy định cùng nhau nấu ăn.”
“Bác ấy may mắn thật!” Thảo Ngân hâm mộ thốt lên. Bác ấy được ăn đồ Hoàng Bách nấu đó. Cô cũng muốn nữa. Nhưng cô không thể không ở bên mẹ hôm đó. Ôi, cô còn chưa nghĩ ra quà phù hợp nữa đây. Thật là đau đầu quá!
Một đầu không nghĩ ra được, Thảo Ngân liền bắt thêm một cái đầu nữa hợp lực.
“Hoàng Bách, tớ nên tặng mẹ cái gì? Cái gì mà mẹ tớ có thể dùng ngay được ấy. Giống như bố tớ tặng quần áo vậy.”
“Khăn quàng.” Hoàng Bách bị Thảo Ngân lay tới lay lui, một lát sau mới trả lời.
Khăn quàng ư? Đúng rồi! Sao cô không nghĩ ra nhỉ? Bố cô tặng mẹ quần áo, vậy anh em cô tặng khăn quàng có thể phối hợp cùng bộ đồ đó thì hay quá rồi!
“Hoàng Bách, cậu đúng là cứu tinh của tớ đấy.” Nói rồi, Thảo Ngân liền chạy đi bàn bạc với anh trai qua rào sắt, đến hết giờ ra chơi mới trở lại lớp học.
Chiều hôm đó hai anh em cô liền chạy đi mua khăn. Cãi nhau một hồi mới mua được cái hợp ý cả hai. Lúc thanh toán,Thảo Ngân tự biết mình không khéo tay nên tính nhờ chị bán hàng gói quà giúp. Nhưng anh trai cô lại cương quyết từ chối mà muốn hai anh em tự tay làm. Thế là buổi tối, hai anh em trốn mẹ đóng đô trong phòng, lén lút cắt cắt, gói gói.
Thành quả cuối cùng tuy không được đẹp lắm, nhưng miễn cưỡng cũng có thể ra hình dáng cái hộp. Một cái hộp, rõ ràng hình chữ nhật nhưng lại méo mó, được bọc một lớp giấy hoa đỏ nền hồng, bên trên còn được gắn một cái nơ hình con bướm cũng màu hồng nốt.
Liên Kiệt còn đích thân ra tay, sáng tác một bài thơ tặng mẹ yêu dấu viết lên thiệp.
Thảo Ngân nhân lúc anh trai quay đi lấy thiệp, lén đọc bài thơ anh viết nháp ra giấy, thiếu chút nữa thì ngã lăn ra đất. Anh trai cô đúng là có “Tài năng” quá! Tài năng đến mức cô mới đọc được ba câu đã muốn ôm bụng bò cười, mặc dù bài thơ cũng chỉ có bốn câu.
“Con bé này, cười cái gì hả? Ngồi sang một bên để anh viết thiệp nào.”
Thảo Ngân bị anh trai đá vào mông một cái, bất mãn nhích sang một bên mới ngồi cẩn thận nhìn anh viết. Nếu so ra thì chữ Hoàng Bách không đẹp bằng chữ anh trai cô, nhưng về góc độ nào đó, cô vẫn thích chữ Hoàng Bách hơn – vuông vức ngay ngắn, là một người thẳng thắn tốt bụng. Còn chữ anh cô lại mềm mại uốn lượn, giống hệt con người mưu mô, khó lường của anh. Cô cứ ngồi nhìn nét chữ lên lên xuống xuống của anh, hai mắt mỏi thật mỏi rồi dần dần khép lại.
Liên Kiệt bỏ quà và thiệp tặng mẹ vào túi xong, quay ra đã thấy em gái ngủ lăn ra từ lúc nào. Anh cất túi đi rồi bế cô bé về phòng. Lúc trở ra, anh phát hiện bố đang ngồi ngoài phòng khách. Hôm nay mẹ anh rất phấn khích, mong chờ ngày mai đến nên đã đi ngủ từ sớm rồi. Bố anh sao lại vẫn chưa ngủ, còn hút thuốc nữa?
“Bố, sao bố còn thức?”
“Lại đây đi!” Ông Đạt thấy con trai đi đến, vỗ vị trí bên cạnh mình nói.
Liên Kiệt thấy bố có vẻ mệt mỏi nên không nói gì liền làm theo. Bố anh bình thường luôn luôn tỏ ra vui vẻ, anh rất ít khi nhìn thấy bố như lúc này.
“Bố, có chuyện gì vậy?”
Ông Đạt hít một hơi khói thuốc dài, chậm rãi nhả ra:
“Cơ quan muốn bố chuyển công tác đến nơi khác, chức vụ cao hơn, tiền lương cũng cao hơn. Mẹ con thì có thể chuyển công tác theo bố được, nhưng cả nhà ta sống ở nơi này đã mười mấy năm rồi, bạn bè hàng xóm đều ở đây… Con xem em gái con, con bé khó khăn lắm mới có bạn. Nhìn con bé vui như vậy, nếu bây giờ nhà ta chuyển đi, con bé rồi sẽ thế nào? …”
Liên Kiệt không đành lòng nhìn bố thở dài khó sử, nhẹ giọng lên tiếng:
“Bố, để mấy bữa con lựa lời hỏi khéo con bé xem ý kiến của nó thế nào. Bố đừng thức khuya thế này, ảnh hưởng đến sức khỏe lắm.”
“Ừ, bố biết. Em gái thân thiết với con nhất. Nếu con bé không muốn đi, bố sẽ nói lại với cơ quan.”
“Con hiểu mà.” Nói rồi Liên Kiệt liền cười hì hì, trộm điếu thuốc đang cháy dở trên tay bố dụi xuống gạt tàn trên bàn rồi kéo ông đẩy về phòng ngủ:
“Nào, nào, bố bỏ thuốc xuống đây rồi vào với vợ yêu đi. Nếu không mẹ con không tìm lấy lại mộng du đi ra đây bây giờ.”
“Thằng nhóc này…” Ông Đạt buồn cười, cuối cùng bị con trai đẩy vào phòng ngủ.
Liên Kiệt tiễn bố xong, bước chầm chậm về phòng. Anh đứng trước cửa, nhìn cửa phòng đối diện của em gái, trong đầu bắt đầu tính toán nên hỏi chuyện cô bé thế nào. Đúng như bố anh nói, em gái khó khăn lắm mới có được một người bạn. Mặc dù anh rất ghét thằng nhóc kia nhưng anh vẫn phải công nhận từ ngày thằng nhóc đó xuất hiện, em gái anh lúc nào cũng cười rất vui, tính tình lại càng dễ bắt nạt hơn trước, không còn cố gắng so đo đến cùng với anh nữa. Bây giờ chuyển đến nới ở mới, với tính cách của nó thì đến bao giờ mới lại kết bạn được?
Mẹ của Hoàng Bách cảm thấy quyết định cho con trai theo học trường thường của mình là hoàn toàn đúng đắn. Bà thực sự rất vui mừng khi thấy tình trạng bệnh của con trai ngày càng khởi sắc. Con trai bà bây giờ đã nói nhiều hơn trước, cũng thỉnh thoảng cười một chút chứ không cả ngày mang một khuôn mặt cứng nhắc như tượng gỗ nữa. Chỉ có điều, mỗi lần bà hỏi nó về chuyện trường lớp thì nó liền chìm vào thế giới riêng rồi mìm cười một cách vô thức, chẳng chịu nói cho bà nghe gì cả.
Vì thế, mẹ của Hoàng Bách – Lê Hoàng Lan, một người phụ nữ đã gần bốn mươi tuổi rồi nhưng hôm nay, sau khi đưa con trai đến trường thì không đến cửa hàng ngay như mọi ngày mà quyết định cải trang thành một cô gái trẻ toàn thân kín mít, đi theo dõi con trai của mình. Ai kêu con trai bà kín tiếng như vậy, bà chỉ còn cách này mà thôi!
Bà Lan cẩn trọng, rón rén đi sau con trai lên đến lớp học rồi núp ở bên cửa nhìn lén. Khoảng gần mười phút sau, bà thấy một người đi đến, dù mái tóc không được cắt cẩn thận và có phần hơi ngắn nhưng vẫn có thể nhận ra là con gái. Đó là một cô bé có thân hình hơi mũm mĩm một chút, nhưng đôi mắt vừa to vừa sáng, vừa gặp con bà đã reo lên rồi chạy đến ngồi cạnh thằng bé. Tiếp đó con trai bà đem hộp đựng thức ăn mà sáng sớm nay bà thấy thằng bé đã làm mở ra, rồi cả hai cùng nhau ăn rất vui vẻ. Cô bé đó vừa ăn vừa khen lấy khen để, còn không quên kể chuyện gì đó với con trai bà, điệu bộ trông rất đáng yêu. Còn con trai bà trong lúc ăn vẫn luôn chăm chú quan sát và lắng nghe cô gái nhỏ, còn rất phối hợp lên tiếng vào thời điểm cần thiết. Cả hai hoàn toàn không hề để ý đến bạn học xung quanh thỉnh thoảng nhìn ngó chỉ trỏ chúng bằng thái độ không lấy làm thiện cảm cùng ánh mắt như nhìn những kẻ lập dị.
Đến đây, bà Lan đã có thể khẳng định chắc chắn rằng người có công lớn nhất trong việc cải thiện tình trạng của con trai bà là cô bé đang cùng ăn sáng với thằng bé kia. Và người làm cho thằng nhóc nhà bà ra tay vào bếp cũng chính là cô bé. Nghĩ đến đây, bà Lan cảm thấy con trai đúng là đã lớn rồi, không còn đặt mẹ ở vị trí đầu nữa. Mỗi lần con trai làm đồ ăn đều chỉ cho bà nếm thử một ít. Thật là một thằng nhóc keo kiệt!
Con trai bà hình như rất để ý đến cô bé đó, mà qua quan sát thì cô bé đó cũng có vẻ rất quan tâm đến con trai bà. Được rồi, vậy thì bà phải tìm cơ hội để chính thức gặp mặt, trò chuyện với cô bé mới được. Nghĩ vậy, bà Lan xoay người rời khỏi lớp học của con trai, trong đầu nghiêm túc suy nghĩ cách tiếp cận bạn của con trai sao cho vừa gây được ấn tượng tốt, vừa không làm cô bé hoảng sợ.
Hôm nay, mười chín tháng mười, cũng chính là thời điểm sát nút Ngày Phụ nữ Việt Nam. Không biết người khác thế nào nhưng nếu không tính thời gian cùng ăn sáng với Hoàng Bách thì Thảo Ngân nhà ta thì có vẻ buồn bực lắm. Cô chẳng thể nào tập trung học tập được, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến nên mua quà gì tặng mẹ – cái vấn đề làm cô và anh trai đau đầu suốt mấy hôm nay.
Bố cô thì không cần bàn rồi. Năm nào ngày này bố cũng mua tặng mẹ một bộ đồ mới, cộng thêm cả ngày hôm đó bố cô sẽ đích thân xuống bếp chuẩn bị đồ ăn thay mẹ. Còn anh em cô thì thật đau đầu! Năm ngoái, cô và anh trai đã phải tích góp tiền tiêu vặt suốt mấy tháng mới có thể mua cặp táp mới tặng mẹ đi làm. Nhưng mẹ cô vì chiếc cặp cũ vẫn còn dùng được nên đem cái mới cất vào tủ. Món quà của anh em cô cứ như vậy trở thành đồ vô dụng. Vì thế, năm nay anh em cô muốn mua thứ gì đó thật thiết thực mà mẹ có thể sử dụng được ngay. Nghĩ mãi, nghĩ mãi, nghĩ đến đau cả đầu mà cô gái nhỏ vẫn không thể nghĩ ra. Cuối cùng, trọng trách này được ném lên vai Hoàng Bách.
“Tớ nên tặng mẹ cái gì bây giờ? …” Thảo Ngân vừa nói vừa thở dài, úp sấp trên mặt bàn ôm đầu giả chết. Mầy phút sau, cô mới ló mặt ra, tì má vào mặt bàn, nghiêng đầu nhìn người bên cạnh:
“Hoàng Bách, cậu tặng mẹ cái gì?”
“Một chuyến đi.”
Thảo Ngân nghe đến, phấn chấn hẳn lên. Cô bật dậy, đôi mắt mở to phát sáng:
“Cậu với mẹ đi du lịch sao?”
“Không phải! Mẹ đến chỗ bố, tớ ở nhà.”
Thảo Ngân nghe mà chẳng hiểu gì, nghiêng đầu suy nghĩ. Chẳng lẽ… bố mẹ cậu ấy không sống cùng nhau? Chẳng lẽ…
Hoàng Bách biết cô bé này thể nào cũng nghĩ nhiều nên giải thích ngay:
“Bố tớ đang đi công tác.”
“À, vậy cậu ở nhà một mình hả? Hôm đó có muốn đến nhà tớ chơi không? Bố mẹ tớ mong cậu lắm đấy.”
“Còn có bác giúp việc nữa. Tớ và bác ấy định cùng nhau nấu ăn.”
“Bác ấy may mắn thật!” Thảo Ngân hâm mộ thốt lên. Bác ấy được ăn đồ Hoàng Bách nấu đó. Cô cũng muốn nữa. Nhưng cô không thể không ở bên mẹ hôm đó. Ôi, cô còn chưa nghĩ ra quà phù hợp nữa đây. Thật là đau đầu quá!
Một đầu không nghĩ ra được, Thảo Ngân liền bắt thêm một cái đầu nữa hợp lực.
“Hoàng Bách, tớ nên tặng mẹ cái gì? Cái gì mà mẹ tớ có thể dùng ngay được ấy. Giống như bố tớ tặng quần áo vậy.”
“Khăn quàng.” Hoàng Bách bị Thảo Ngân lay tới lay lui, một lát sau mới trả lời.
Khăn quàng ư? Đúng rồi! Sao cô không nghĩ ra nhỉ? Bố cô tặng mẹ quần áo, vậy anh em cô tặng khăn quàng có thể phối hợp cùng bộ đồ đó thì hay quá rồi!
“Hoàng Bách, cậu đúng là cứu tinh của tớ đấy.” Nói rồi, Thảo Ngân liền chạy đi bàn bạc với anh trai qua rào sắt, đến hết giờ ra chơi mới trở lại lớp học.
Chiều hôm đó hai anh em cô liền chạy đi mua khăn. Cãi nhau một hồi mới mua được cái hợp ý cả hai. Lúc thanh toán,Thảo Ngân tự biết mình không khéo tay nên tính nhờ chị bán hàng gói quà giúp. Nhưng anh trai cô lại cương quyết từ chối mà muốn hai anh em tự tay làm. Thế là buổi tối, hai anh em trốn mẹ đóng đô trong phòng, lén lút cắt cắt, gói gói.
Thành quả cuối cùng tuy không được đẹp lắm, nhưng miễn cưỡng cũng có thể ra hình dáng cái hộp. Một cái hộp, rõ ràng hình chữ nhật nhưng lại méo mó, được bọc một lớp giấy hoa đỏ nền hồng, bên trên còn được gắn một cái nơ hình con bướm cũng màu hồng nốt.
Liên Kiệt còn đích thân ra tay, sáng tác một bài thơ tặng mẹ yêu dấu viết lên thiệp.
Thảo Ngân nhân lúc anh trai quay đi lấy thiệp, lén đọc bài thơ anh viết nháp ra giấy, thiếu chút nữa thì ngã lăn ra đất. Anh trai cô đúng là có “Tài năng” quá! Tài năng đến mức cô mới đọc được ba câu đã muốn ôm bụng bò cười, mặc dù bài thơ cũng chỉ có bốn câu.
“Con bé này, cười cái gì hả? Ngồi sang một bên để anh viết thiệp nào.”
Thảo Ngân bị anh trai đá vào mông một cái, bất mãn nhích sang một bên mới ngồi cẩn thận nhìn anh viết. Nếu so ra thì chữ Hoàng Bách không đẹp bằng chữ anh trai cô, nhưng về góc độ nào đó, cô vẫn thích chữ Hoàng Bách hơn – vuông vức ngay ngắn, là một người thẳng thắn tốt bụng. Còn chữ anh cô lại mềm mại uốn lượn, giống hệt con người mưu mô, khó lường của anh. Cô cứ ngồi nhìn nét chữ lên lên xuống xuống của anh, hai mắt mỏi thật mỏi rồi dần dần khép lại.
Liên Kiệt bỏ quà và thiệp tặng mẹ vào túi xong, quay ra đã thấy em gái ngủ lăn ra từ lúc nào. Anh cất túi đi rồi bế cô bé về phòng. Lúc trở ra, anh phát hiện bố đang ngồi ngoài phòng khách. Hôm nay mẹ anh rất phấn khích, mong chờ ngày mai đến nên đã đi ngủ từ sớm rồi. Bố anh sao lại vẫn chưa ngủ, còn hút thuốc nữa?
“Bố, sao bố còn thức?”
“Lại đây đi!” Ông Đạt thấy con trai đi đến, vỗ vị trí bên cạnh mình nói.
Liên Kiệt thấy bố có vẻ mệt mỏi nên không nói gì liền làm theo. Bố anh bình thường luôn luôn tỏ ra vui vẻ, anh rất ít khi nhìn thấy bố như lúc này.
“Bố, có chuyện gì vậy?”
Ông Đạt hít một hơi khói thuốc dài, chậm rãi nhả ra:
“Cơ quan muốn bố chuyển công tác đến nơi khác, chức vụ cao hơn, tiền lương cũng cao hơn. Mẹ con thì có thể chuyển công tác theo bố được, nhưng cả nhà ta sống ở nơi này đã mười mấy năm rồi, bạn bè hàng xóm đều ở đây… Con xem em gái con, con bé khó khăn lắm mới có bạn. Nhìn con bé vui như vậy, nếu bây giờ nhà ta chuyển đi, con bé rồi sẽ thế nào? …”
Liên Kiệt không đành lòng nhìn bố thở dài khó sử, nhẹ giọng lên tiếng:
“Bố, để mấy bữa con lựa lời hỏi khéo con bé xem ý kiến của nó thế nào. Bố đừng thức khuya thế này, ảnh hưởng đến sức khỏe lắm.”
“Ừ, bố biết. Em gái thân thiết với con nhất. Nếu con bé không muốn đi, bố sẽ nói lại với cơ quan.”
“Con hiểu mà.” Nói rồi Liên Kiệt liền cười hì hì, trộm điếu thuốc đang cháy dở trên tay bố dụi xuống gạt tàn trên bàn rồi kéo ông đẩy về phòng ngủ:
“Nào, nào, bố bỏ thuốc xuống đây rồi vào với vợ yêu đi. Nếu không mẹ con không tìm lấy lại mộng du đi ra đây bây giờ.”
“Thằng nhóc này…” Ông Đạt buồn cười, cuối cùng bị con trai đẩy vào phòng ngủ.
Liên Kiệt tiễn bố xong, bước chầm chậm về phòng. Anh đứng trước cửa, nhìn cửa phòng đối diện của em gái, trong đầu bắt đầu tính toán nên hỏi chuyện cô bé thế nào. Đúng như bố anh nói, em gái khó khăn lắm mới có được một người bạn. Mặc dù anh rất ghét thằng nhóc kia nhưng anh vẫn phải công nhận từ ngày thằng nhóc đó xuất hiện, em gái anh lúc nào cũng cười rất vui, tính tình lại càng dễ bắt nạt hơn trước, không còn cố gắng so đo đến cùng với anh nữa. Bây giờ chuyển đến nới ở mới, với tính cách của nó thì đến bao giờ mới lại kết bạn được?