VÌ BẬN BỊU MÀ ĐÀNH HOÃN SỐT RUỘT LẠI.
Trình Khiêm đồng ý với cụ Lâm, về đến phòng mình cân nhắc lại, càng nghĩ càng thấy nên làm. Bèn gọi người môi giới đến thương lượng với Dương gia, bớt được một trăm lượng, dùng ngân phiếu một nghìn bốn trăm lượng mua được tòa nhà, biếu thêm Dương gia hai mươi lượng tiền mặt, để lúc rút tiền trả công cho tiền trang. Nhà họ Dương nhỏ hơn nhà họ Trình đôi chút, vì nhiều người ở nên ngăn thành nhiều gian, không tươm tất bằng Trình gia, thế nên giá bán hơi thấp. Vật dụng trong nhà cũng đem đi cả, chỉ chừa lại mấy thứ nặng với đồ nát, Trình Khiêm cũng không so đo.
Trình Khiêm mua được nhà, không sai kẻ quét tước cũng chẳng bảo người trông nom, chỉ cầm một chiếc khóa đồng thật to khóa cổng lại, đưa chìa cho Tú Anh giữ. Mình thì đến quấy quả thầy Tô, trước khi đi đã tự thưởng bầu rượu lâu năm, nhấm nháp thơm miệng, mặt mày hồng hào rồi mới thưa với Tô tiên sinh: “Mọi chuyện đã xong, lão thái công có di nguyện, người lệnh vãn sinh tham gia khoa khảo, vãn sinh bất tài, sau này e phải phiền tiên sinh bảo ban nhiều.”
Thầy Tô lạnh mặt, giọng cứng nhắc: “Trò uống rượu?!”
Trình Khiêm căng da đầu đáp: “Vâng.”
Bỗng sau lưng vang lên tiếng cười, hai người cùng ngoái đầu, ấy lại là Ngọc Tỷ bê một cuộn giấy đến, nộp bài tập. Bé đứng trước cửa, thấy vẻ mặt cả hai đều khác với ngày thường. Thầy Tô lúng túng, Trình Khiêm chân tay luống cuống, trông y như lúc Đóa Nhi được mợ Lý sai quét nhà, thấp bé mà ôm cây chổi to, vung trái huơ phải, lúc nhìn lại, cả sân vẫn vương đầy lá.
Hai người vừa thấy bé đến, ai nấy tự động ngồi thẳng lưng, thay đổi luôn vẻ mặt, Ngọc Tỷ nhìn thế nào cũng thấy giả tạo, không kìm được cười to: “Con không kiểm tra bài tập của cha, cũng chẳng cười nhạo chuyện tiên sinh lại đi lạc, sao hai người lại bày vẻ mặt quái lạ này cho con xem thế?” Nói đến độ Trình Khiêm phải bước tới xốc ngược bé lên.
Ngọc Tỷ lại chẳng sợ, vẫn cười bảo: “Xoay một vòng nào.”
Trình Khiêm đành thả bé ra, thầy Tô mặt đen như đáy nồi, trách: “Sao lại có thể đối xử với con gái như vậy?! Đã làm cha thì phải biết nặng nhẹ.”
La rầy đến mức Ngọc Tỷ le lưỡi, kéo kéo vạt áo Trình Khiêm. Trình Khiêm cúi người thật thấp: “Xin nghe chỉ dạy.”
Thầy Tô mắng đến Ngọc Tỷ: “Trò cũng vậy, chúc đầu xuống đất mà nghịch thế à?”
Ngọc Tỷ cẩn thận đứng nghiêm, ngoan ngoãn đáp một tiếng: “Dạ.”
Tô tiên sinh tằng hắng một tiếng, hết nhìn Trình Khiêm lại trông sang Ngọc Tỷ, chẳng hiểu sao lại cảm thấy hài lòng, bất giác nhếch mép, nói với Trình Khiêm: “Không chỉ chuyện ruộng vườn mà trò còn phải lo cả việc kinh doanh của gia đình này. Tạm thời trò cứ giải quyết việc nhà cho thỏa, quay về dốc lòng đọc sách. Học hành giỏi giang thì những việc đối ngoại kia không đáng để lo. Người làm việc lớn, phải biết đâu là gốc.”
Trình Khiêm lại dạ một tiếng, Ngọc Tỷ nghiêng đầu nhìn hai người, hơi có cảm giác họ hôm nay có gì đó không giống ngày thường, nhưng lại không nghĩ ra khác ở chỗ nào.
Hôm nay Trình Khiêm trở thành học trò không chính quy, vì đã vâng lời Tô tiên sinh, bèn thỉnh vấn thầy mình nên đọc sách gì. Thầy Tô nhướng mi, bảo: “Chẳng phải trò đã từng đi học sao? Còn hỏi làm gì? Chẳng nhẽ những lời trước kia ta dạy, trò đều nghĩ là ta nói cho vui mồm thôi à?” Trình Khiêm lúng túng ho khan: “Vì phải học nghiêm túc…”
Thầy Tô chợt đanh mặt lại: “Thì ra trước đây trò không nghiêm túc? Thế là đang chơi đùa ấy hả? Con người sống trên đời, học hành để hiểu lý lẽ, người ta còn sợ mình không đủ nghiêm túc, trò lại xem là trò chơi? Cả đời này, mỗi bận ai đó hỏi han, ta mà đáp lại thì chỉ có nghiêm túc thật lòng, chưa từng có lời giỡn chơi!” Bỗng đứng dậy chắp tay, “Trò đúng là chỉ thích bay nhảy, chẳng ra thể thống gì! Tạm phạt chép sách!” Lập tức bắt Trình Khiêm chép lần lượt từng quyển phải thi, còn thòng thêm một câu “Chép không xong thì đừng hòng nghỉ, thi dù có đậu thì bừa bãi ngông cuồng thế này cũng chỉ hốt bẽ mặt thôi, tự hại lấy thân!”
Ngọc Tỷ thấy Tô tiên sinh đổi sắc mặt thì sợ thót tim, cũng vì trước đây thầy Tô lúc nào cũng khách sáo với Trình Khiêm, chưa từng nặng lời, giờ lại thế này, đến Ngọc Tỷ cũng không dám nói chuyện. Thấy thầy trút giận xong, Ngọc Tỷ mới khẽ thở phào, song cả phòng lại rất yên tĩnh, tiếng thở phào này bị thầy Tô và Trình Khiêm nghe được, cùng đưa mắt sang nhìn bé. Ngọc Tỷ thấy lạ, vừa ngẩng đầu lên đã bắt gặp bốn con mắt đang trông về phía mình, không khỏi cười ngượng: “Hề hề.”
Thầy Tô nghiêm mặt: “Trò cũng thế, có thể nghịch ngợm, nhưng không được thất tín. Đều nghe gương vỡ khó lành, lời nói con người cũng thế đấy thôi? Người nói vô ý, người nghe có tình, phàm mỗi khi nói gì cũng phải suy nghĩ ba lần, hừ, có cả thể loại người nói có ý người nghe lại vô tình, càng hỏng! Việc đã nói mà cứ thích lại quên ngay, xảy ra chuyện thì trách ai đây?”
Rầy đến mức hai cha con cúi gằm cả đầu.
•••••
Lại nói, sau khi được thầy Tô gợi mở, Trình Khiêm đã bàn bạc với cụ Lâm và Tú Anh: “Lúc thái công còn sống, vì có công danh mới dễ làm ăn, giờ nhà mình không được như xưa, chi bằng cứ ngồi không thu tô thuế. Nay cháu đóng cửa học hành, ruộng đất dưới quê vẫn cho thuê theo lệ cũ của thái công, nhưng việc kinh doanh khác hãy tạm gác lại. Nhà kho, cửa hàng gom tiền vốn lại, không buôn bán nữa mà cho mướn tất, mình hưởng tiền thuê.”
Phàm là kinh doanh buôn bán, nếu không có chỗ dựa thì khá là khó làm ăn, ông Trình có công danh thì còn đỡ được một hai phần, nhưng giờ đây, nhà họ Trình chẳng ai có công danh cả. Muốn làm ăn vừa phải tốn kha khá tiền lo lót cho người có công danh hoặc quan lại, vừa phải thường xuyên biếu quà tặng lễ, không thỏa đáng lắm.
Cụ Lâm cân nhắc thoáng qua, đáp ngay: “Cũng đúng, việc học của cháu quan trọng, ta thì đã già, Tú Anh lại ốm đau, chẳng ai được việc. Nghỉ thì cứ nghỉ vậy.”
Tú Anh nghĩ thầm, vì chuyện ả khốn nhà họ Dư lúc trước mà cửa hàng nhà mình ngưng làm ăn, số tiệm còn lại cũng thường cho thuê, việc kinh doanh trước mắt không mấy gấp gáp, trong tay vẫn còn một số tiền, không lo cái ăn thức uống, lại đỡ hao tâm phí sức, thôi cứ nghỉ ngơi cho khỏe, chuyên tâm dạy dỗ Ngọc Tỷ vậy. Bèn gật đầu đồng ý, lại nói: “Còn chuyện nữa, ta đã báo bà Tiết, mua thêm thị nữ cho Ngọc Tỷ rồi.”
Trình Khiêm đáp: “Ừ. Người làm tôi tớ, kiểu trung thành đáng tin như Đóa Nhi không phải cứ muốn là có, có Đóa Nhi bầu bạn là Ngọc Tỷ may mắn. Đa phần là loại ngu ngốc như Quả Nhi, phường gian trá kiểu Mai Hương. Mua về sử dụng rồi quan sát thử, nếu được việc thì giữ lại, không cứ bán đi rồi đổi người mới, đâu thể nào cứ ra tay là ổn thỏa cả, đúng không nào? À, mà hai người Bình An, Lai An trước kia hầu hạ thái công, chẳng hay thái công có dặn dò thu xếp gì không ạ?”
Cụ Lâm đáp: “Không có, chúng hầu nhà này đã nhiều năm, cũng khá được việc, cháu có ý gì không?”
“Cháu muốn đưa một đứa sang hầu hạ Tô tiên sinh.”
Cụ Lâm nói: “Cháu cũng chỉ có mỗi Bổng Nghiên là được việc, thôi thì cháu và tiên sinh mỗi người một đứa, chúng nó theo thái công đã lâu, tai nghe mắt thấy nhiều việc, có đứa như vậy ở cạnh cháu, chuyện gì ta quên dặn dò cháu thì để nó nhắc cũng được.”
Trình Khiêm vâng lời, sau đó đưa Bình An sang hầu thầy Tô, mình thì giữ Lai An. Lại thu vén việc kinh doanh bên ngoài, chỉ thu tô thuế chứ không làm ăn nữa, đóng cửa nhà, đọc sách thủ hiếu.
•••••
Chẳng bao lâu sau, Ngọc Tỷ xả tang. Cả gia đình mỗi bé có thời gian thủ hiếu ngắn nhất, ngày xả tang, Tú Anh thay cho bé bộ áo kép xanh nhạt váy xanh thẫm, cởi dây tang trắng buộc đầu. Ngọc Tỷ nói: “Mẹ, con muốn để tang cùng mọi người.”
Tú Anh đáp: “Lại nói khờ rồi! Con sao mà để tang cùng mẹ được?” Ngọc Tỷ không hiểu, bèn hỏi thầy Tô: “Con vẫn còn buồn, sao không cho con để tang ạ?”
Thầy Tô đáp: “Lúc đầu ta đã giảng lễ cho trò rồi, trò lại chưa hiểu. Trò cho rằng chuyện thủ hiếu chỉ là do đau buồn thôi à? Việc này phải phân xa gần. Nếu ai ai cũng như trò, chẳng đã loạn luân thường?” Lập tức mổ xẻ ngay một bài về lễ nghĩa. Lại nói, Ngọc Tỷ muốn tiếp tục thủ hiếu, ấy là đáng khen, nhưng nếu có kẻ cố ý bắt chước thì khó tránh khỏi bị nghi là mua danh chuộc tiếng, vân vân.
Ngọc Tỷ chăm chú lắng nghe, thầy Tô thấy bé có lòng thì khá vui, bèn bảo: “Có lòng là được. Những gì trò làm được cũng đã làm tất, không ai cấm trò tưởng nhớ thái công cả.” Bấy giờ Ngọc Tỷ mới bớt buồn bã.
Đến tháng ba, ngày Ngọc Tỷ tròn sáu tuổi, bà Tiết dắt một cặp mẹ con tới nhà. Đóa Nhi nghe trộm được, bèn chạy về kể cho Ngọc Tỷ.
Khi ấy xuân về hoa nở, Tú Anh và Trình Khiêm cũng đã chuyển đến ở nhà giữa, trang hoàng nhà chính ở tiểu viện mé đông trước kia lại một lần, vời hòa thượng đến tụng kinh, đặt mua cái kệ chiếc giường, lại tiện thể đánh thêm một bộ dụng cụ điểm trang, rồi chuyển cùng tất cả những món mà Ngọc Tỷ vẫn thường dùng vào. Nhà giữa có ba gian, một tiếp khách hai để dùng, ở giữa là phòng khách, bức tường mặt bắc treo tranh sơn thủy, bên dưới kê giường dài, giữa giường là bàn nhỏ bằng gỗ hải đường, cùng vài cái gối ôm thêu. Bên trái là phòng ngủ, ngăn cách với phòng khách bằng vách gỗ trạm trổ hoa. Bên phải là thư phòng, bên trong chứa sách bàn các thứ.
Vì vợ chồng Tú Anh đã chuyển đi, bên trong viện chỉ còn hai bề tôi là mợ Lý và Đóa Nhi, mỗi người tự chọn một phòng bên chái nhà phía đông mà ở. Chái nhà phía tây do còn trống nên được sử dụng làm nhà kho chứa đồ lặt vặt, đao thương cung tiễn của Ngọc Tỷ cũng được cất ở đấy.
Khi ấy Ngọc Tỷ đang giương cung lắp tên. Đóa Nhi nhân lúc bé bắn xong tên, vội chạy đến bẩm: “Đại tỷ, lần này em nghe rõ rồi. Lão an nhân và nương tử bàn bạc, bà Tiết dắt một cặp mẹ con đến nhà chúng ta, nghe bảo là làm việc cho gia đình mình. Em nghe bà Tiết bảo, bà mẹ kia giỏi về dược thiện*, sẽ chuyên xuống bếp làm cơm cho nương tử nhà ta. Con gái bà ta tên là Tiểu Trà, lớn hơn em một tý, sẽ được phân đến chỗ chúng ta, hầu hạ tiểu thư. Mẹ chị ta bảo con gái mình cũng biết việc bếp núc.”
[*Những món ăn với thành phần chủ yếu là những vị thuốc, có tác dụng chữa bệnh bồi bổ cơ thể.]
Ngọc Tỷ hỏi: “Em thấy họ thế nào?”
Đóa Nhi lắc đầu đáp: “Em nhìn không ra.”
Ngọc Tỷ cười: “Nhìn không ra thì thôi vậy, dùng rồi khắc biết.”
Cụ Lâm và Tú Anh nhận cặp mẹ con này, chẳng bao lâu sau Tiểu Hỉ đã đến: “Lão an nhân và nương tử bảo đại tỷ sang bên ấy, họ vừa mua nha đầu về hầu hạ đại tỷ. Bà mợ kia đã hầm canh cho nương tử dùng, thơm ngon lắm ạ.”
Ngọc Tỷ đi theo Tiểu Hỉ đến nhà giữa của Tú Anh, thấy một cặp mẹ con người cao kẻ thấp đứng giữa phòng. Bà mẹ mặc áo nâu váy xám xanh, đôi giày bố đen khuất nửa dưới gấu váy, đầu tóc gọn gàng, chỉ cài đúng một cây trâm bạc. Đứa con gái tầm tám chín tuổi, áo váy bố xanh, tết tóc thành hai búi, cũng sạch sẽ chỉnh tề.
Cụ Lâm gọi Ngọc Tỷ đến ngồi bên mình, giới thiệu với bé: “Đây là mợ Viên, còn kia là Tiểu Trà, để Tiểu Trà hầu hạ cháu nhé, được không?”
Ngọc Tỷ đáp: “Người an nhân cho chắc chắn được việc, cháu đồng ý ạ.”
Cụ Lâm trách yêu: “Cũng cháu lanh mồm.” Tú Anh nhìn lần lượt cả hai, nói: “Nhà đang thủ hiếu, các ngươi ăn mặc thế này cũng đúng lý hợp tình. Mợ Viên đến bếp làm việc, Tiểu Trà thì giao cho mợ Lý dắt về chỗ đại tỷ.”
Bèn thu nhận hai người, mợ Viên có giá mười lượng, Tiểu Trà thì chỉ tám, yêu cầu tiền mặt. Bà Tiết nhận bạc, nghìn cảm vạn tạ: “Già đây làm nghề này đã hai chục năm, cứ ra ngoài nghe ngóng mà xem, có ai không khen tôi một tiếng phải chăng đâu? Chẳng bao giờ làm chuyện trái với lương tâm mà bán cái ngữ lồi lõm cho người ta. Xin quý phủ yên tâm, già dám viết giấy cam đoan cho hai người này. Khi không nhà ai lại bán người? Thể nào người ta cũng có chuyện này chuyện nọ, nhưng dù trước đây họ thế nào thì cũng chỉ là chuyện trước đây, vào cửa quý phủ thì đã là người quý phủ, hạp duyên ắt sẽ có ngày tháng yên lành.”
Tú Anh phỉ phui: “Còn dám viết giấy cam đoan cơ, bà chẳng chỉ biết mấy chữ một, hai, ba, trăm, nghìn, vạn thôi đấy.” Bà Tiết bèn thu bạc vào tay áo rồi cười khà rời đi, bước ra khỏi bậc cửa lại dặn dò mẹ con mợ Viên: “Làm việc chăm chỉ vào, nhà họ Trình giàu có, là chủ nhân hiền hậu, hành trang của hai người, ta về đem tới cho.”
Sau đó phân công đâu ra đấy, mẹ con mợ Viên không được ở cùng một nơi, Tú Anh cho phép mợ Viên sắp xong đồ đạc của mình thì đến chỗ Ngọc Tỷ thăm Tiểu Trà.
Lại nói, Ngọc Tỷ dắt Tiểu Trà về, Đóa Nhi thuận miệng bèn gọi: “Chị Tiểu Trà.” Trước đây chỉ mỗi nó hầu Ngọc Tỷ, giờ thấy có người đến giúp một tay thì vui lắm: “Chúng ta mỗi người ở một phòng đấy ạ. Mỗi mùa lại có quần áo mới, ăn no mặc ấm.”
Tiểu Trà bật cười, quỳ bái Ngọc Tỷ trước: “Sau này xin được hầu hạ tiểu thư, em biết thêu thùa, cũng biết nấu nướng, quét lau nhà cũng quen tay, tiểu thư cứ việc sai bảo.”
Ngọc Tỷ đáp: “Sau này chúng ta sẽ chung sống với nhau.” Sau đó bảo mợ Lý sắp xếp chỗ ở cho nó, Tiểu Trà đi xem thử thì quả đúng là mỗi người một phòng, có bàn có ghế, có giường có tủ thì rất vui. Lại thấy tuy đồ đạc trong phòng nửa mới nửa cũ nhưng lại sạch sẽ ngăn nắp, bèn nảy lòng yêu quý. Nhận lấy hành trang mà bà Tiết đưa đến, cũng chỉ có một cái gương nhỏ, hai bộ đồ và một đôi giày.
Lau dọn phòng ốc, cất bọc hành trang vào tủ quần áo, phủi đồ rồi đến bên Ngọc Tỷ đợi lệnh. Mợ Lý thấy con bé như thế, không khỏi gật đầu nói với Ngọc Tỷ: “Đã từng làm việc kiếm sống ạ.”
Lại hỏi Tiểu Trà chuyện đã qua.
Tiểu Trà họ Phương, nó và mợ Viên cũng chịu hoàn cảnh gia chủ mất bị chủ mẫu bán, nhưng mợ Viên không phải thê thiếp gia chủ mà cùng chồng làm tôi tớ cho gia đình ấy, người chồng chẳng may qua đời, do tài hầm canh mà mợ được ở lại hầu bếp, cứ đơn thân nuôi con như vậy. Khi gia chủ qua đời, mọi người ai cũng biết hầu bếp là công việc béo bở, tôi tớ bồi giá của chủ mẫu vì muốn đến đó làm việc mà dốc sức kiếm chuyện vu khống để đuổi bán mẹ con hai người. Tiểu Trà làm ầm một trận với người nọ, tuy giành được thể diện nhưng lại bị chủ mẫu lấy lí do “bướng như này để lại chỉ tổ nhà cửa không yên” bán đi. Mợ Viên van lơn hết lời, biếu đôi nhẫn bạc, cặp trâm đồng mạ bạc mình tích góp được cho bà Tiết, cuối cùng mới được bà ta đồng ý chiếu cố, không bán tách mẹ con hai người.
Đóa Nhi nghe xong, tay siết thành đấm, mắt lộ vẻ căm phẫn. Ngọc Tỷ nghe rồi bảo với Tiểu Trà: “Chuyện ngày trước của em, ta không tận mắt chứng kiến, không rõ trắng đen. Đến nhà ta rồi thì chăm chỉ mà làm việc, xảy ra chuyện gì cũng đừng giấu ta, không được gây chuyện, cứ như thế mà làm, chuyện khác đã có ta lo. Em làm tốt việc, ta khắc biết nhà kia không đúng, ta không nghe lời nói, chỉ nhìn hành động.”
Tiểu Trà vốn còn lo chủ mới không vui, lại hiểu việc đã qua chỉ cần đi hỏi thăm là biết, chi bằng kể thật, nay thấy Ngọc Tỷ không để bụng thì thở phào nhẹ nhõm, thầm nhủ vị tiểu thư này hiền hậu hiểu chuyện. Làm tôi tớ cho người, điều đáng sợ nhất là phải hầu hạ một chủ nhân không phân biệt được đúng sai.
Mẹ con Tiểu Trà và Viên thị ở lại hầu nhà họ Trình, Tú Anh đã lặng lẽ quan sát, thấy Viên thị tay chân sạch sẽ, Tiểu Trà chịu khó lanh lẹ, bèn nói với Trình Khiêm: “Lần này rốt cuộc đã mua đúng người.”
Riêng thầy Tô nghe nhà mới có thêm một bà bếp, chợt nhớ đến một chuyện, sai người truyền lời lại cho Tú Anh, rằng Ngọc Tỷ cũng phải học làm bếp rồi. Thì ra, trong đức ngôn dung công còn có một yêu cầu dành cho phụ nữ: Phải biết nấu nướng, biết rửa rau sắp củ đặng đãi khách. Tuy gia đình có tôi tớ phục vụ khoản này, phụ nữ vẫn phải biết xuống bếp. Do Ngọc Tỷ phải học làm bếp, Tiểu Trà theo hầu nên Viên thị cũng được ở gần con gái hơn.
Cũng vì việc này mà thầy Tô lại sực nhớ ra thêm một chuyện: Đây là một đứa học trò nữ, không phải nam sinh, con bé cũng phải học thêu thùa nữ công.
Cụ Lâm nghe Tiểu Hỉ bẩm lại bèn bảo: “Đúng là nên như thế, Tố Tỷ thêu thùa cực khéo, bảo nó dạy! Để khỏi rảnh rỗi lại nghĩ lung tung.” Cụ Lâm vốn lấy việc thủ hiếu làm lý do bắt Tố Tỷ phải tụng kinh, không cho ra khỏi cửa, nhưng dẫu sao cũng không thể giam bà cả đời, ít nhiều gì cũng phải kiếm việc cho bà làm, việc khác sợ bà làm hỏng, nhưng việc này thì khỏi lo. Vả lại Ngọc Tỷ sẽ phải lấy chồng, cũng nên học nữ công.
Tố Tỷ cũng vui lắm, vì Tú Anh không thích thêu thùa nên bà không có đất dụng võ. Tố Tỷ còn biết trộn kem, làm son, đan lưới, hứng trí lên bèn muốn dạy tất cho Ngọc Tỷ. Ngọc Tỷ thấy bà vui vẻ, cũng biết bà ngoại mình cứ ở mãi trong phòng thì thật đáng thương, thêm lời thầy Tô, lại cụ Lâm dặn, bèn chăm chỉ học.
•••••
Vài tháng cứ thế trôi qua, thay áo mỏng bằng áo kép, lại trở về mặc áo mỏng rồi khoác áo khoác, đã đến ngày giỗ đầu Trình lão thái công, Tú Anh cũng xả tang. Cụ Lâm gọi Tú Anh sang, dặn: “Cháu xả tang rồi, mấy tháng nay ta thấy cháu cũng đã khỏe hơn, nghỉ ngơi cho tốt vào, hai tháng nữa độ xuân, nhớ chăm gần gũi với cháu rể, sinh cho ta một thằng chắt.”
Tú Anh ngượng ngùng gật đầu.
Nhưng Trình Khiêm phải học hành, Tú Anh không dám quấy nhiễu chàng, đến tận sinh nhật bảy tuổi của Ngọc Tỷ, vẫn chưa có tin vui. Vào thu, cụ Lâm nhiễm bệnh ho khan, nhà Kỷ chủ bộ hứa gả Nga Tỷ cho một gia đình giàu có trong huyện, Tú Anh vừa phải chăm bệnh vừa phải giúp Hà thị chuẩn bị của hồi môn cho Nga Tỷ. Vì bận bịu mà đành hoãn sốt ruột lại.
Trình Khiêm đồng ý với cụ Lâm, về đến phòng mình cân nhắc lại, càng nghĩ càng thấy nên làm. Bèn gọi người môi giới đến thương lượng với Dương gia, bớt được một trăm lượng, dùng ngân phiếu một nghìn bốn trăm lượng mua được tòa nhà, biếu thêm Dương gia hai mươi lượng tiền mặt, để lúc rút tiền trả công cho tiền trang. Nhà họ Dương nhỏ hơn nhà họ Trình đôi chút, vì nhiều người ở nên ngăn thành nhiều gian, không tươm tất bằng Trình gia, thế nên giá bán hơi thấp. Vật dụng trong nhà cũng đem đi cả, chỉ chừa lại mấy thứ nặng với đồ nát, Trình Khiêm cũng không so đo.
Trình Khiêm mua được nhà, không sai kẻ quét tước cũng chẳng bảo người trông nom, chỉ cầm một chiếc khóa đồng thật to khóa cổng lại, đưa chìa cho Tú Anh giữ. Mình thì đến quấy quả thầy Tô, trước khi đi đã tự thưởng bầu rượu lâu năm, nhấm nháp thơm miệng, mặt mày hồng hào rồi mới thưa với Tô tiên sinh: “Mọi chuyện đã xong, lão thái công có di nguyện, người lệnh vãn sinh tham gia khoa khảo, vãn sinh bất tài, sau này e phải phiền tiên sinh bảo ban nhiều.”
Thầy Tô lạnh mặt, giọng cứng nhắc: “Trò uống rượu?!”
Trình Khiêm căng da đầu đáp: “Vâng.”
Bỗng sau lưng vang lên tiếng cười, hai người cùng ngoái đầu, ấy lại là Ngọc Tỷ bê một cuộn giấy đến, nộp bài tập. Bé đứng trước cửa, thấy vẻ mặt cả hai đều khác với ngày thường. Thầy Tô lúng túng, Trình Khiêm chân tay luống cuống, trông y như lúc Đóa Nhi được mợ Lý sai quét nhà, thấp bé mà ôm cây chổi to, vung trái huơ phải, lúc nhìn lại, cả sân vẫn vương đầy lá.
Hai người vừa thấy bé đến, ai nấy tự động ngồi thẳng lưng, thay đổi luôn vẻ mặt, Ngọc Tỷ nhìn thế nào cũng thấy giả tạo, không kìm được cười to: “Con không kiểm tra bài tập của cha, cũng chẳng cười nhạo chuyện tiên sinh lại đi lạc, sao hai người lại bày vẻ mặt quái lạ này cho con xem thế?” Nói đến độ Trình Khiêm phải bước tới xốc ngược bé lên.
Ngọc Tỷ lại chẳng sợ, vẫn cười bảo: “Xoay một vòng nào.”
Trình Khiêm đành thả bé ra, thầy Tô mặt đen như đáy nồi, trách: “Sao lại có thể đối xử với con gái như vậy?! Đã làm cha thì phải biết nặng nhẹ.”
La rầy đến mức Ngọc Tỷ le lưỡi, kéo kéo vạt áo Trình Khiêm. Trình Khiêm cúi người thật thấp: “Xin nghe chỉ dạy.”
Thầy Tô mắng đến Ngọc Tỷ: “Trò cũng vậy, chúc đầu xuống đất mà nghịch thế à?”
Ngọc Tỷ cẩn thận đứng nghiêm, ngoan ngoãn đáp một tiếng: “Dạ.”
Tô tiên sinh tằng hắng một tiếng, hết nhìn Trình Khiêm lại trông sang Ngọc Tỷ, chẳng hiểu sao lại cảm thấy hài lòng, bất giác nhếch mép, nói với Trình Khiêm: “Không chỉ chuyện ruộng vườn mà trò còn phải lo cả việc kinh doanh của gia đình này. Tạm thời trò cứ giải quyết việc nhà cho thỏa, quay về dốc lòng đọc sách. Học hành giỏi giang thì những việc đối ngoại kia không đáng để lo. Người làm việc lớn, phải biết đâu là gốc.”
Trình Khiêm lại dạ một tiếng, Ngọc Tỷ nghiêng đầu nhìn hai người, hơi có cảm giác họ hôm nay có gì đó không giống ngày thường, nhưng lại không nghĩ ra khác ở chỗ nào.
Hôm nay Trình Khiêm trở thành học trò không chính quy, vì đã vâng lời Tô tiên sinh, bèn thỉnh vấn thầy mình nên đọc sách gì. Thầy Tô nhướng mi, bảo: “Chẳng phải trò đã từng đi học sao? Còn hỏi làm gì? Chẳng nhẽ những lời trước kia ta dạy, trò đều nghĩ là ta nói cho vui mồm thôi à?” Trình Khiêm lúng túng ho khan: “Vì phải học nghiêm túc…”
Thầy Tô chợt đanh mặt lại: “Thì ra trước đây trò không nghiêm túc? Thế là đang chơi đùa ấy hả? Con người sống trên đời, học hành để hiểu lý lẽ, người ta còn sợ mình không đủ nghiêm túc, trò lại xem là trò chơi? Cả đời này, mỗi bận ai đó hỏi han, ta mà đáp lại thì chỉ có nghiêm túc thật lòng, chưa từng có lời giỡn chơi!” Bỗng đứng dậy chắp tay, “Trò đúng là chỉ thích bay nhảy, chẳng ra thể thống gì! Tạm phạt chép sách!” Lập tức bắt Trình Khiêm chép lần lượt từng quyển phải thi, còn thòng thêm một câu “Chép không xong thì đừng hòng nghỉ, thi dù có đậu thì bừa bãi ngông cuồng thế này cũng chỉ hốt bẽ mặt thôi, tự hại lấy thân!”
Ngọc Tỷ thấy Tô tiên sinh đổi sắc mặt thì sợ thót tim, cũng vì trước đây thầy Tô lúc nào cũng khách sáo với Trình Khiêm, chưa từng nặng lời, giờ lại thế này, đến Ngọc Tỷ cũng không dám nói chuyện. Thấy thầy trút giận xong, Ngọc Tỷ mới khẽ thở phào, song cả phòng lại rất yên tĩnh, tiếng thở phào này bị thầy Tô và Trình Khiêm nghe được, cùng đưa mắt sang nhìn bé. Ngọc Tỷ thấy lạ, vừa ngẩng đầu lên đã bắt gặp bốn con mắt đang trông về phía mình, không khỏi cười ngượng: “Hề hề.”
Thầy Tô nghiêm mặt: “Trò cũng thế, có thể nghịch ngợm, nhưng không được thất tín. Đều nghe gương vỡ khó lành, lời nói con người cũng thế đấy thôi? Người nói vô ý, người nghe có tình, phàm mỗi khi nói gì cũng phải suy nghĩ ba lần, hừ, có cả thể loại người nói có ý người nghe lại vô tình, càng hỏng! Việc đã nói mà cứ thích lại quên ngay, xảy ra chuyện thì trách ai đây?”
Rầy đến mức hai cha con cúi gằm cả đầu.
•••••
Lại nói, sau khi được thầy Tô gợi mở, Trình Khiêm đã bàn bạc với cụ Lâm và Tú Anh: “Lúc thái công còn sống, vì có công danh mới dễ làm ăn, giờ nhà mình không được như xưa, chi bằng cứ ngồi không thu tô thuế. Nay cháu đóng cửa học hành, ruộng đất dưới quê vẫn cho thuê theo lệ cũ của thái công, nhưng việc kinh doanh khác hãy tạm gác lại. Nhà kho, cửa hàng gom tiền vốn lại, không buôn bán nữa mà cho mướn tất, mình hưởng tiền thuê.”
Phàm là kinh doanh buôn bán, nếu không có chỗ dựa thì khá là khó làm ăn, ông Trình có công danh thì còn đỡ được một hai phần, nhưng giờ đây, nhà họ Trình chẳng ai có công danh cả. Muốn làm ăn vừa phải tốn kha khá tiền lo lót cho người có công danh hoặc quan lại, vừa phải thường xuyên biếu quà tặng lễ, không thỏa đáng lắm.
Cụ Lâm cân nhắc thoáng qua, đáp ngay: “Cũng đúng, việc học của cháu quan trọng, ta thì đã già, Tú Anh lại ốm đau, chẳng ai được việc. Nghỉ thì cứ nghỉ vậy.”
Tú Anh nghĩ thầm, vì chuyện ả khốn nhà họ Dư lúc trước mà cửa hàng nhà mình ngưng làm ăn, số tiệm còn lại cũng thường cho thuê, việc kinh doanh trước mắt không mấy gấp gáp, trong tay vẫn còn một số tiền, không lo cái ăn thức uống, lại đỡ hao tâm phí sức, thôi cứ nghỉ ngơi cho khỏe, chuyên tâm dạy dỗ Ngọc Tỷ vậy. Bèn gật đầu đồng ý, lại nói: “Còn chuyện nữa, ta đã báo bà Tiết, mua thêm thị nữ cho Ngọc Tỷ rồi.”
Trình Khiêm đáp: “Ừ. Người làm tôi tớ, kiểu trung thành đáng tin như Đóa Nhi không phải cứ muốn là có, có Đóa Nhi bầu bạn là Ngọc Tỷ may mắn. Đa phần là loại ngu ngốc như Quả Nhi, phường gian trá kiểu Mai Hương. Mua về sử dụng rồi quan sát thử, nếu được việc thì giữ lại, không cứ bán đi rồi đổi người mới, đâu thể nào cứ ra tay là ổn thỏa cả, đúng không nào? À, mà hai người Bình An, Lai An trước kia hầu hạ thái công, chẳng hay thái công có dặn dò thu xếp gì không ạ?”
Cụ Lâm đáp: “Không có, chúng hầu nhà này đã nhiều năm, cũng khá được việc, cháu có ý gì không?”
“Cháu muốn đưa một đứa sang hầu hạ Tô tiên sinh.”
Cụ Lâm nói: “Cháu cũng chỉ có mỗi Bổng Nghiên là được việc, thôi thì cháu và tiên sinh mỗi người một đứa, chúng nó theo thái công đã lâu, tai nghe mắt thấy nhiều việc, có đứa như vậy ở cạnh cháu, chuyện gì ta quên dặn dò cháu thì để nó nhắc cũng được.”
Trình Khiêm vâng lời, sau đó đưa Bình An sang hầu thầy Tô, mình thì giữ Lai An. Lại thu vén việc kinh doanh bên ngoài, chỉ thu tô thuế chứ không làm ăn nữa, đóng cửa nhà, đọc sách thủ hiếu.
•••••
Chẳng bao lâu sau, Ngọc Tỷ xả tang. Cả gia đình mỗi bé có thời gian thủ hiếu ngắn nhất, ngày xả tang, Tú Anh thay cho bé bộ áo kép xanh nhạt váy xanh thẫm, cởi dây tang trắng buộc đầu. Ngọc Tỷ nói: “Mẹ, con muốn để tang cùng mọi người.”
Tú Anh đáp: “Lại nói khờ rồi! Con sao mà để tang cùng mẹ được?” Ngọc Tỷ không hiểu, bèn hỏi thầy Tô: “Con vẫn còn buồn, sao không cho con để tang ạ?”
Thầy Tô đáp: “Lúc đầu ta đã giảng lễ cho trò rồi, trò lại chưa hiểu. Trò cho rằng chuyện thủ hiếu chỉ là do đau buồn thôi à? Việc này phải phân xa gần. Nếu ai ai cũng như trò, chẳng đã loạn luân thường?” Lập tức mổ xẻ ngay một bài về lễ nghĩa. Lại nói, Ngọc Tỷ muốn tiếp tục thủ hiếu, ấy là đáng khen, nhưng nếu có kẻ cố ý bắt chước thì khó tránh khỏi bị nghi là mua danh chuộc tiếng, vân vân.
Ngọc Tỷ chăm chú lắng nghe, thầy Tô thấy bé có lòng thì khá vui, bèn bảo: “Có lòng là được. Những gì trò làm được cũng đã làm tất, không ai cấm trò tưởng nhớ thái công cả.” Bấy giờ Ngọc Tỷ mới bớt buồn bã.
Đến tháng ba, ngày Ngọc Tỷ tròn sáu tuổi, bà Tiết dắt một cặp mẹ con tới nhà. Đóa Nhi nghe trộm được, bèn chạy về kể cho Ngọc Tỷ.
Khi ấy xuân về hoa nở, Tú Anh và Trình Khiêm cũng đã chuyển đến ở nhà giữa, trang hoàng nhà chính ở tiểu viện mé đông trước kia lại một lần, vời hòa thượng đến tụng kinh, đặt mua cái kệ chiếc giường, lại tiện thể đánh thêm một bộ dụng cụ điểm trang, rồi chuyển cùng tất cả những món mà Ngọc Tỷ vẫn thường dùng vào. Nhà giữa có ba gian, một tiếp khách hai để dùng, ở giữa là phòng khách, bức tường mặt bắc treo tranh sơn thủy, bên dưới kê giường dài, giữa giường là bàn nhỏ bằng gỗ hải đường, cùng vài cái gối ôm thêu. Bên trái là phòng ngủ, ngăn cách với phòng khách bằng vách gỗ trạm trổ hoa. Bên phải là thư phòng, bên trong chứa sách bàn các thứ.
Vì vợ chồng Tú Anh đã chuyển đi, bên trong viện chỉ còn hai bề tôi là mợ Lý và Đóa Nhi, mỗi người tự chọn một phòng bên chái nhà phía đông mà ở. Chái nhà phía tây do còn trống nên được sử dụng làm nhà kho chứa đồ lặt vặt, đao thương cung tiễn của Ngọc Tỷ cũng được cất ở đấy.
Khi ấy Ngọc Tỷ đang giương cung lắp tên. Đóa Nhi nhân lúc bé bắn xong tên, vội chạy đến bẩm: “Đại tỷ, lần này em nghe rõ rồi. Lão an nhân và nương tử bàn bạc, bà Tiết dắt một cặp mẹ con đến nhà chúng ta, nghe bảo là làm việc cho gia đình mình. Em nghe bà Tiết bảo, bà mẹ kia giỏi về dược thiện*, sẽ chuyên xuống bếp làm cơm cho nương tử nhà ta. Con gái bà ta tên là Tiểu Trà, lớn hơn em một tý, sẽ được phân đến chỗ chúng ta, hầu hạ tiểu thư. Mẹ chị ta bảo con gái mình cũng biết việc bếp núc.”
[*Những món ăn với thành phần chủ yếu là những vị thuốc, có tác dụng chữa bệnh bồi bổ cơ thể.]
Ngọc Tỷ hỏi: “Em thấy họ thế nào?”
Đóa Nhi lắc đầu đáp: “Em nhìn không ra.”
Ngọc Tỷ cười: “Nhìn không ra thì thôi vậy, dùng rồi khắc biết.”
Cụ Lâm và Tú Anh nhận cặp mẹ con này, chẳng bao lâu sau Tiểu Hỉ đã đến: “Lão an nhân và nương tử bảo đại tỷ sang bên ấy, họ vừa mua nha đầu về hầu hạ đại tỷ. Bà mợ kia đã hầm canh cho nương tử dùng, thơm ngon lắm ạ.”
Ngọc Tỷ đi theo Tiểu Hỉ đến nhà giữa của Tú Anh, thấy một cặp mẹ con người cao kẻ thấp đứng giữa phòng. Bà mẹ mặc áo nâu váy xám xanh, đôi giày bố đen khuất nửa dưới gấu váy, đầu tóc gọn gàng, chỉ cài đúng một cây trâm bạc. Đứa con gái tầm tám chín tuổi, áo váy bố xanh, tết tóc thành hai búi, cũng sạch sẽ chỉnh tề.
Cụ Lâm gọi Ngọc Tỷ đến ngồi bên mình, giới thiệu với bé: “Đây là mợ Viên, còn kia là Tiểu Trà, để Tiểu Trà hầu hạ cháu nhé, được không?”
Ngọc Tỷ đáp: “Người an nhân cho chắc chắn được việc, cháu đồng ý ạ.”
Cụ Lâm trách yêu: “Cũng cháu lanh mồm.” Tú Anh nhìn lần lượt cả hai, nói: “Nhà đang thủ hiếu, các ngươi ăn mặc thế này cũng đúng lý hợp tình. Mợ Viên đến bếp làm việc, Tiểu Trà thì giao cho mợ Lý dắt về chỗ đại tỷ.”
Bèn thu nhận hai người, mợ Viên có giá mười lượng, Tiểu Trà thì chỉ tám, yêu cầu tiền mặt. Bà Tiết nhận bạc, nghìn cảm vạn tạ: “Già đây làm nghề này đã hai chục năm, cứ ra ngoài nghe ngóng mà xem, có ai không khen tôi một tiếng phải chăng đâu? Chẳng bao giờ làm chuyện trái với lương tâm mà bán cái ngữ lồi lõm cho người ta. Xin quý phủ yên tâm, già dám viết giấy cam đoan cho hai người này. Khi không nhà ai lại bán người? Thể nào người ta cũng có chuyện này chuyện nọ, nhưng dù trước đây họ thế nào thì cũng chỉ là chuyện trước đây, vào cửa quý phủ thì đã là người quý phủ, hạp duyên ắt sẽ có ngày tháng yên lành.”
Tú Anh phỉ phui: “Còn dám viết giấy cam đoan cơ, bà chẳng chỉ biết mấy chữ một, hai, ba, trăm, nghìn, vạn thôi đấy.” Bà Tiết bèn thu bạc vào tay áo rồi cười khà rời đi, bước ra khỏi bậc cửa lại dặn dò mẹ con mợ Viên: “Làm việc chăm chỉ vào, nhà họ Trình giàu có, là chủ nhân hiền hậu, hành trang của hai người, ta về đem tới cho.”
Sau đó phân công đâu ra đấy, mẹ con mợ Viên không được ở cùng một nơi, Tú Anh cho phép mợ Viên sắp xong đồ đạc của mình thì đến chỗ Ngọc Tỷ thăm Tiểu Trà.
Lại nói, Ngọc Tỷ dắt Tiểu Trà về, Đóa Nhi thuận miệng bèn gọi: “Chị Tiểu Trà.” Trước đây chỉ mỗi nó hầu Ngọc Tỷ, giờ thấy có người đến giúp một tay thì vui lắm: “Chúng ta mỗi người ở một phòng đấy ạ. Mỗi mùa lại có quần áo mới, ăn no mặc ấm.”
Tiểu Trà bật cười, quỳ bái Ngọc Tỷ trước: “Sau này xin được hầu hạ tiểu thư, em biết thêu thùa, cũng biết nấu nướng, quét lau nhà cũng quen tay, tiểu thư cứ việc sai bảo.”
Ngọc Tỷ đáp: “Sau này chúng ta sẽ chung sống với nhau.” Sau đó bảo mợ Lý sắp xếp chỗ ở cho nó, Tiểu Trà đi xem thử thì quả đúng là mỗi người một phòng, có bàn có ghế, có giường có tủ thì rất vui. Lại thấy tuy đồ đạc trong phòng nửa mới nửa cũ nhưng lại sạch sẽ ngăn nắp, bèn nảy lòng yêu quý. Nhận lấy hành trang mà bà Tiết đưa đến, cũng chỉ có một cái gương nhỏ, hai bộ đồ và một đôi giày.
Lau dọn phòng ốc, cất bọc hành trang vào tủ quần áo, phủi đồ rồi đến bên Ngọc Tỷ đợi lệnh. Mợ Lý thấy con bé như thế, không khỏi gật đầu nói với Ngọc Tỷ: “Đã từng làm việc kiếm sống ạ.”
Lại hỏi Tiểu Trà chuyện đã qua.
Tiểu Trà họ Phương, nó và mợ Viên cũng chịu hoàn cảnh gia chủ mất bị chủ mẫu bán, nhưng mợ Viên không phải thê thiếp gia chủ mà cùng chồng làm tôi tớ cho gia đình ấy, người chồng chẳng may qua đời, do tài hầm canh mà mợ được ở lại hầu bếp, cứ đơn thân nuôi con như vậy. Khi gia chủ qua đời, mọi người ai cũng biết hầu bếp là công việc béo bở, tôi tớ bồi giá của chủ mẫu vì muốn đến đó làm việc mà dốc sức kiếm chuyện vu khống để đuổi bán mẹ con hai người. Tiểu Trà làm ầm một trận với người nọ, tuy giành được thể diện nhưng lại bị chủ mẫu lấy lí do “bướng như này để lại chỉ tổ nhà cửa không yên” bán đi. Mợ Viên van lơn hết lời, biếu đôi nhẫn bạc, cặp trâm đồng mạ bạc mình tích góp được cho bà Tiết, cuối cùng mới được bà ta đồng ý chiếu cố, không bán tách mẹ con hai người.
Đóa Nhi nghe xong, tay siết thành đấm, mắt lộ vẻ căm phẫn. Ngọc Tỷ nghe rồi bảo với Tiểu Trà: “Chuyện ngày trước của em, ta không tận mắt chứng kiến, không rõ trắng đen. Đến nhà ta rồi thì chăm chỉ mà làm việc, xảy ra chuyện gì cũng đừng giấu ta, không được gây chuyện, cứ như thế mà làm, chuyện khác đã có ta lo. Em làm tốt việc, ta khắc biết nhà kia không đúng, ta không nghe lời nói, chỉ nhìn hành động.”
Tiểu Trà vốn còn lo chủ mới không vui, lại hiểu việc đã qua chỉ cần đi hỏi thăm là biết, chi bằng kể thật, nay thấy Ngọc Tỷ không để bụng thì thở phào nhẹ nhõm, thầm nhủ vị tiểu thư này hiền hậu hiểu chuyện. Làm tôi tớ cho người, điều đáng sợ nhất là phải hầu hạ một chủ nhân không phân biệt được đúng sai.
Mẹ con Tiểu Trà và Viên thị ở lại hầu nhà họ Trình, Tú Anh đã lặng lẽ quan sát, thấy Viên thị tay chân sạch sẽ, Tiểu Trà chịu khó lanh lẹ, bèn nói với Trình Khiêm: “Lần này rốt cuộc đã mua đúng người.”
Riêng thầy Tô nghe nhà mới có thêm một bà bếp, chợt nhớ đến một chuyện, sai người truyền lời lại cho Tú Anh, rằng Ngọc Tỷ cũng phải học làm bếp rồi. Thì ra, trong đức ngôn dung công còn có một yêu cầu dành cho phụ nữ: Phải biết nấu nướng, biết rửa rau sắp củ đặng đãi khách. Tuy gia đình có tôi tớ phục vụ khoản này, phụ nữ vẫn phải biết xuống bếp. Do Ngọc Tỷ phải học làm bếp, Tiểu Trà theo hầu nên Viên thị cũng được ở gần con gái hơn.
Cũng vì việc này mà thầy Tô lại sực nhớ ra thêm một chuyện: Đây là một đứa học trò nữ, không phải nam sinh, con bé cũng phải học thêu thùa nữ công.
Cụ Lâm nghe Tiểu Hỉ bẩm lại bèn bảo: “Đúng là nên như thế, Tố Tỷ thêu thùa cực khéo, bảo nó dạy! Để khỏi rảnh rỗi lại nghĩ lung tung.” Cụ Lâm vốn lấy việc thủ hiếu làm lý do bắt Tố Tỷ phải tụng kinh, không cho ra khỏi cửa, nhưng dẫu sao cũng không thể giam bà cả đời, ít nhiều gì cũng phải kiếm việc cho bà làm, việc khác sợ bà làm hỏng, nhưng việc này thì khỏi lo. Vả lại Ngọc Tỷ sẽ phải lấy chồng, cũng nên học nữ công.
Tố Tỷ cũng vui lắm, vì Tú Anh không thích thêu thùa nên bà không có đất dụng võ. Tố Tỷ còn biết trộn kem, làm son, đan lưới, hứng trí lên bèn muốn dạy tất cho Ngọc Tỷ. Ngọc Tỷ thấy bà vui vẻ, cũng biết bà ngoại mình cứ ở mãi trong phòng thì thật đáng thương, thêm lời thầy Tô, lại cụ Lâm dặn, bèn chăm chỉ học.
•••••
Vài tháng cứ thế trôi qua, thay áo mỏng bằng áo kép, lại trở về mặc áo mỏng rồi khoác áo khoác, đã đến ngày giỗ đầu Trình lão thái công, Tú Anh cũng xả tang. Cụ Lâm gọi Tú Anh sang, dặn: “Cháu xả tang rồi, mấy tháng nay ta thấy cháu cũng đã khỏe hơn, nghỉ ngơi cho tốt vào, hai tháng nữa độ xuân, nhớ chăm gần gũi với cháu rể, sinh cho ta một thằng chắt.”
Tú Anh ngượng ngùng gật đầu.
Nhưng Trình Khiêm phải học hành, Tú Anh không dám quấy nhiễu chàng, đến tận sinh nhật bảy tuổi của Ngọc Tỷ, vẫn chưa có tin vui. Vào thu, cụ Lâm nhiễm bệnh ho khan, nhà Kỷ chủ bộ hứa gả Nga Tỷ cho một gia đình giàu có trong huyện, Tú Anh vừa phải chăm bệnh vừa phải giúp Hà thị chuẩn bị của hồi môn cho Nga Tỷ. Vì bận bịu mà đành hoãn sốt ruột lại.