NGỌC TỶ NÓI: “cHÚNG TA QUAY VỀ CHỖ NƯƠNG TỬ PHỦ QUÂN MAU, CHUYỆN NÀY KHÔNG KHÓ.”
Từ lúc Thân thị đến Giang Châu, tiếng tăm rất tốt. Mọi người dần dà vỡ vạc được nguyên hình của phủ quân, vị này là Bồ Tát đất trong miếu, nhìn thì đẹp mà không “linh”, dù có “linh” cũng chưa chắc có phải là hắn “phù hộ” mình hay không. Cả ngày hưởng nhang khói cung phụng, lại chẳng trông thấy hắn hành động. Còn Thân thị, từ lúc đến Giang Châu, thường ra đường phát gạo phát cháo, vào chùa dâng nhang dâng đèn, Lục Ca nhà nàng đi đường, một thoáng sơ ý đâm hỏng sạp hàng rong, nàng nghe tin liền sai người đem tiền đến bồi thường.
Lại nói quan viên khắp thành Giang Châu, từ lúc đến đây Thân thị chưa từng qua quýt, thường hay trò chuyện với nương tử các nhà, nàng có các món đồ tinh xảo mà mới lạ đem từ vùng khác tới, cộng thêm gia đình thuộc hàng tông thất, thường xuyên liên lạc với kinh thành, biết tin tức sốt dẻo trong kinh. Cả Giang Châu chẳng ai nói xấu nàng.
Một người cái gì cũng tốt như thế, lại buồn phiền vì hôn sự của con cái. Qua một phen vừa dụ vừa dọa của nàng, Lệ Ngọc Đường không dám sinh thêm thứ tử thứ nữ nữa, nhưng những đứa đã ra đời, vẫn phải chăm sóc đàng hoàng, rồi lập gia đình cho chúng. Thân thị lại là người thích mọi thứ đều phải hoàn hảo, chưa lập gia đình gồm năm trai bốn gái tổng cộng chín đứa, phải sắp làm sao vừa tốt vừa khéo, thực sự khiến Thân thị lo âu.
Những gia đình lái buôn giàu có thì nàng không muốn gả, Lệ Ngọc Đường cũng không đồng ý, nhưng những gia đình trí thức nghèo thì nàng lại xem thường, nghĩ cũng thấy hạng người có thể khiến cuộc sống mình trở nên bần cùng, hẳn sẽ có chỗ thua kém người khác, làm sao an tâm giao con cái vào tay họ được? Vậy nên Thân thị luôn tìm tòi trong số các gia đình thân sĩ trí thức giàu có, bèn hội họp với nương tử các nhà có công danh trong thành.
Về công danh cũng phải có sàng lọc, nếu bạn mới hai mươi đã đỗ cử nhân, so với những kẻ ngoài năm mươi mới đậu, thì tiền đồ rõ chênh lệch. Nhà mà chính đứa con trai là cử nhân, thì càng có triển vọng hơn cha là cử nhân. Trong mắt Thân thị, những người ba mươi mới đỗ tú tài như Hồng Khiêm thì chỉ tầm trung, nhưng hiếm ai vừa thi đã đậu, chưa chắc không phải hạt giống tốt. Với cả muốn kết hôn thì phải chiếm được ấn tượng tốt trước, thế mới an tâm giao con cái cho người ta. Nhà mẹ đẻ Thân thị chẳng ai đạt thành công danh, nhưng lại thắng ở chỗ giàu có. Cái mác tú tài hơi thấp, nhà họ Hồng lại không giàu nức vách, nếu Hồng Khiêm có thể tiến thêm một bước, Thân thị cũng chẳng phiền khi làm sui với Hồng gia.
Nàng đã gặp Ngọc Tỷ, vẻ ngoài đoan trang nghiêm ngắn, con gái nhà mình đều thích bé, Tú Anh tuy hơi bộc trực, nhưng cũng không khó tiếp xúc. Nhưng xui rủi làm sao kỳ này Hồng Khiêm rớt, Thân thị bèn bỏ qua chàng. Dẫu sao Giang Châu cũng là một tòa thành lớn, ở đây không những có tú tài mà còn có kha khá cử nhân, lại thêm quan viên phủ, huyện nha, nhà họ cũng có con cái, so ra thì những gia đình ấy càng đáng kết thân hơn.
Nhưng Thân thị vẫn hơi do dự, thường bảo chồng hiền không bằng vợ thảo, con ngoan không bằng dâu hiếu, từ đó có thể suy ra, cha có tài giỏi hay không không quan trọng, quan trọng là con cái có thông minh hiểu chuyện không. Anh hùng không hỏi xuất thân, cứ là con ngoan, thì mối hôn sự này không tồi. Thân thị nhớ lại vẻ nhỏ nhắn của Ngọc Tỷ, lúc mới gặp đã vài lần muốn gọi bé đến ôm một cái, đúng là thu hút hết sức. Lại nhớ đến lời Tứ Tỷ, Lục Tỷ bảo bé cư xử hợp lẽ, hiểu nhiều biết rộng, đọc sách biết chữ, viết hay tính giỏi, cũng hơi động lòng.
Lại xét dung mạo, xét nhân phẩm, Thân thị cũng thấy xứng đôi với con trai mình, có điều gia cảnh nhà họ Hồng hơi kém. Thân thị biết làm ăn, lại có của hồi môn rất hậu, trong mắt nàng, gia nghiệp nhà họ Hồng tuy không tệ, nhưng cũng chẳng khá khẩm là bao. Thoáng lại nghĩ, nếu có thể lấy Ngọc Tỷ về làm dâu, cũng không phải không tốt. Nhưng người làm mẹ như nàng, thể nào cũng sẽ thương con trai ruột của mình hơn, xét vẻ ngoài của Ngọc Tỷ, sánh đôi với Cửu Ca cũng ổn, chỉ tiếc Hồng Khiêm là tú tài, gia sản cũng chẳng nhiều nhặn gì. Nhưng nếu gả cho Bát Ca lớn hơn Cửu Ca hai tuổi, thì lại cảm thấy tiếc.
Cứ trăn trở như vậy, bèn tạm để đấy, không xa không gần.
Hành động muốn kết thân cho con cái nhà mình của Thân thị, phần lớn phụ nữ tới tuổi này đều sẽ như thế, mọi người vừa khéo cùng đường với nhau, xã giao mấy bận, hễ là người không ngốc thì ai lại không hiểu ý ngầm trong ấy?
Thành Giang Châu cũng có vài người hiểu biết rộng, rõ rằng không phải cứ là tông thất thì đều giàu có sung túc, nhưng chỗ Thân thị thì lại khác. Tạm không bàn đến hai người vợ trước sau của Lệ Ngọc Đường có của hồi môn rất hậu, chỉ xét riêng cách Thân thị đối xử rộng lượng với con vợ trước và con thứ xuất thôi, đã là hiếm thấy. Lại thêm có nàng dạy dỗ, tính cách con cái nhà Lệ phủ quân quả thật không tồi. Còn về chuyện người lấy con cái nhà mình có phải thứ xuất hay không, thì chẳng tới lượt họ chọn. Dù có nên duyên với ai, thì đều không ấm ức.
Không ít người đã thầm đối đầu với nhau. Chỉ vì muốn nổi bật trước mặt Thân thị, làm thân thích với nhà trời. Muốn mình nổi bật, thì có hai con đường để chọn: Một là cố gắng đến sớm nhất, hai là hạ thấp đối thủ. Nhưng theo Thân thị thăm dò được thì, có hạng người nhỏ nhen, thích nói xấu người khác.
Khéo làm sao, hôm nay Thân thị lại nhắc đến Ngọc Tỷ: “Đúng là đứa trẻ lanh lợi.” Người đáp lời là vợ Lý chủ bộ, thị thở dài: “Vâng, chỉ tiếc số phận không tốt lắm.” Thân thị lấy làm lạ: “Ta lại thấy cô bé có phúc tướng, nom cũng mặc gấm dùng ngọc lớn lên, sao lại bảo là số phận không tốt?” Lý nương tử đáp: “Trên đời này, đâu phải cứ cơm áo không lo là hạnh phúc? Chuyện gia đình họ, tôi cũng biết được đôi chút, ngài cho rằng là tại sao? Là do gia đình ấy ba lần bảy lượt chỉnh hộ tịch, đổi họ tới lui, trong huyện sửa xong lại phải báo lên phủ, ông nhà tôi vừa khéo làm chủ bộ, vậy mới hay chuyện.”
Thân thị lại càng tò mò: “Đầu đuôi thế nào?”
Lý nương tử đáp: “Nương tử xem đứa bẻ ấy có phải hiểu biết đôi chuyện không? Ấy là do gia đình con bé xem nó là chủ hộ mà dạy dỗ. Mẹ nó vốn họ Trình, là cháu gái Trình lão tú tài trong thành, Trình lão tú tài sinh một trai một gái, con trai đỗ cử nhân, lại bệnh chết trên đường lên kinh thi tiếp, khi ấy chưa lấy vợ nên cụ Trình chỉ còn lại một đứa con gái, đành phải kén rể, rồi lại chỉ sinh được mỗi một đứa con gái, ấy là vợ Hồng tú tài. Hồng tú tài vốn ở rể nhà cụ ấy, sau này mãn hạn mới dắt vợ quy tông. Lúc chàng ta có Ngọc Tỷ thì vẫn ở nhà họ Trình, con bé này vốn theo họ Trình. Về sau quy tông, mới đổi họ Hồng. Sau khi quy tông, vợ Hồng tú tài mới hạ sinh con trai, chàng ta nhân nghĩa, quyết định để con trai mang họ Trình. Giờ gia đình họ chỉ có một đứa con gái là nó, không có anh em họ Hồng. Lại còn không dạy dỗ nó như con trai, mọi thứ đều xuất sắc?”
Thân thị “Ờ” một tiếng, đoạn chuyển sang hỏi phong tục đón Tết của Giang Châu: “Tuy đều là đón năm mới, nhưng rốt vẫn Mười dặm đã khác tập tục, không biết ở đây đón Tết thế nào?”
Lý nương tử bèn chuyển đề tài phong tục Giang Châu.
•••••
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ ngồi may vá với nhau, vì sắp đến Tết, mà họ hàng các chi gần của phủ Ngô vương quả thật rất đông, người khác không nói, chỉ tính Ngô vương và Vương phi, vợ chồng Lệ Ngọc Đường, rồi các bậc bề trên như chú bác và vợ họ, đã có bao nhiêu món quà thủ công mà các cô phải làm để hiếu kính. Kỹ năng thêu thùa may vá của con gái nhà giàu thường được dùng vào dịp này, cũng không quá khổ sở. Nhưng Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ thì khác, phủ Ngô vương con đàn cháu đống là thật!
Vì quá nhiều người nên không thể ở hết trong vương phủ, trừ Thế tử ra thì tất cả con cái đã lập gia đình đều phải ra ngoài ở theo quyết định của Ngô vương và chủ kiến của Vương phi, nhưng thân thích thì vẫn là thân thích, phải tặng quà hiếu kính trưởng bối, không thể sơ suất mảy may. Lục Tỷ Thất Tỷ đều còn nhỏ, chỉ làm vài cái cho ông bà nội là được, còn Tứ Tỷ Ngũ Tỷ lại lớn rồi, phải làm nhiều hơn, đã bắt tay vào thực hiện từ Đông chí, còn phải để dôi ra nửa tháng một tháng thời gian vận chuyển từ Giang Châu đến kinh thành.
Chị em hai người ngồi thêu thùa một lúc thì có nhũ mẫu ma ma lại thưa: “Khách của nương tử đã về, người bảo các tiểu thư sang đấy ạ.” Tứ Tỷ đặt thành phẩm trên tay xuống, hỏi ma ma: “Vị khách hôm nay là Lý nương tử? Đã nói những gì?” Vị ma ma ấy bẩm: “Già không hầu trong ấy, không biết rõ. Thình lình lại nghe người hầu hạ phía trước kể, Lý nương tử ấy bảo…” Rồi kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Ngũ Tỷ bảo: “Múc nước rửa tay, bọn ta phải sửa sang lại áo xống rồi mới đến gặp mẹ.”
Đến phòng Thân thị, lại không thấy Lục Tỷ và Thất Tỷ, Tứ Tỷ Ngũ Tỷ liếc nhau một cái, vấn an Thân thị, Thân thị chỉ ghế bành, bảo: “Ngồi đi. Hôm nay làm được mấy cái rồi?” Tứ Tỷ thưa: “Chốc nữa là xong phần cho thím năm ạ.” Ngũ Tỷ đáp: “Con cũng thế.” Thân thị gật đầu: “Vậy thì vẫn còn kịp, tối đừng làm nữa, chong đèn dầu hại mắt.”
Tứ Tỷ hỏi: “Hôm nay mẹ gặp Lý nương tử, đã bàn những gì ạ?”
Thân thị chau mày đáp: “Thế mà khó khăn. Hôn sự anh chị mấy đứa, ta thu xếp đâu ra đấy, nhưng không ngờ tới mấy đứa, lại trở thành vấn đề hóc búa. Có một đối tượng, là Thịnh tiểu lang thành Giang Châu này, mười ba tuổi đã đỗ tú tài, năm nay mới mười bốn, nhà lại không giàu có, chỉ là hương thân. Nếu cậu ta vẫn có thể học lên nữa, thì cũng xứng lứa vừa đôi với chị em hai đứa. Ngặt nỗi ông nội cậu ta vừa mất, năm nay mới tròn năm, cha mẹ cậu ta không thể nào đang chịu tang lại lo việc cưới gả, các con lại chờ không nổi. Nếu ngày sau vừa khéo thì ta sẽ ghép nó cho Lục Tỷ, chị em hai đứa biết thì phải hiểu, đừng oán trách ta.”
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ đồng loạt đứng dậy thưa: “Sao mẹ lại nói thế ạ? Mẹ đối xử với chúng con thế nào, chúng con đều nhìn vào mắt, nhớ trong tim.” Cũng tự hiểu mình quả thật không chờ nổi, chờ rồi lại chờ, nhỡ đâu ông nội lại muốn lung lạc lái buôn nào đấy, thì khi đó muốn khóc cũng không kịp.
Thân thị hỏi: “Các con hiểu chuyện là tốt, còn một việc nữa, các con đã gặp con gái Hồng tú tài hai lần rồi, thấy thế nào?” Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ vẫn còn nhớ Ngọc Tỷ, cùng đáp: “Còn bé, nhưng có vẻ là một người khôn ngoan.” Tứ Tỷ buông thêm một câu: “Bé bằng tuổi Cửu Ca, nhỏ hơn Bát Ca hai tuổi, lẽ nào? Chuyện này —–“
Thân thị kể lại nội dung cuộc trò chuyện của mình và Lý nương tử, thở dài: “Nhưng mối mai là chuyện kết thân hai họ, giữa gia đình và cá nhân, luôn phải chọn lấy một. Gia đình có hai cái lợi, một là công danh quan tước, hai là tài sản. Cha con bé là tú tài, ta không soi mói, ông ngoại các con đến cả cái danh tú tài cũng không có. Nhưng gia sản lại hơi ít, cái này thì không tốt lắm. Về gia đình, thì con bé kém một chút. Còn lại chỉ xét tài năng cá nhân. Không có anh em trai cũng không quan trọng lắm, mẹ con bé chẳng phải người vô sinh, có lẽ nó cũng thế. Con bé thông tuệ xinh xắn, ta nhìn cũng thấy thích. Nhưng chỉ thông minh thôi thì chưa đủ, từ lúc cha các con tách khỏi vương phủ, một mình đã quản không nổi một gia đình lớn thế này, huống chi quan hệ giữa anh em các con và quý phủ còn xa hơn một bậc? Phải lấy một người vợ giỏi giang mới tốt. Nếu gia đình con bé vốn là nữ hộ, nó đã làm con gái một bao nhiêu năm như thế, đã được dạy dỗ kỹ càng, ta thực sự động lòng rồi. Chỉ cần con bé có tài, có bản lĩnh, thì dù cha nó có phải tú tài hay không, gia đình có bao nhiêu tài sản, ta cũng quyết định chọn con bé.
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ không ngờ Thân thị lại có ý tưởng kỳ lạ như vậy, Ngũ Tỷ thưa: “Gia đình nữ hộ…”
Thân thị nói: “Con thì biết gì? Thế này mới tốt, những gia đình như thế, không bị người đời dồn ép đến chết, nghĩa là có bản lĩnh rất lớn. Chỉ là ta vẫn chưa biết năng lực con bé này ra sao thôi…”
Tứ Tỷ thưa: “Đã thế thì qua lại nhiều hơn, dò la nhiều hơn, gọi một mình em ấy đến đây để xem xét kỹ hơn mẹ ạ. Chúng con cũng thích em ấy, nếu vừa ý mẹ thì bọn con càng không đứa nào ghét được.”
Thân thị bảo: “Mấy tháng nay ta gặp gỡ những người này suốt, con nghĩ người ta ngốc phỏng? Hễ là người có não thì chắc đã đoán ra cả rồi! Con còn cho rằng mình cao thâm khó lường, ai nấy đều mịt mờ không rõ? Chẳng qua vì nể đây là châu phủ, mọi người mới hùa theo diễn kịch cùng con thôi. Nhìn họ đi, nói xấu người khác, lại toàn lực tâng bốc con cái nhà mình, nhẽ nào lại không nhận ra? Gọi riêng ai đến, chẳng lại không gây tai họa cho người ta sao? Chuyện thành thì tốt, còn nếu không thành, về sau con bé chẳng khó xử sao?”
Tứ Tỷ lúng túng.
Thân thị nói: “Những chuyện nhìn trước lại không ngó sau, mặc kệ sống chết của người khác như thế, nếu làm nhiều thì vừa khiến người oán hận vừa tổn hại âm đức, chẳng biết khi nào sẽ gặp báo ứng. Các con làm việc cũng nên nhớ kỹ, không được như thế.”
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ đứng dậy lĩnh huấn. Tứ Tỷ lại nảy ra một kế: “Sắp đến cuối năm, mẹ lại có thể gặp gỡ họ rồi, con và Ngũ Tỷ sẽ trò chuyện thêm đôi câu với em ấy, mẹ cứ ngồi nghe là được. Muốn chúng con hỏi em ấy những gì, mẹ dự trước rồi bảo chúng con là được. Như thế thì dù họ có biết cũng không quá rõ ràng.”
Thân thị vỗ tay: “Thế là ổn.”
Người đời không thể ngờ, gia đình bình thường nghe đến sẽ đi đường vòng, không muốn mối mai gì với nữ hộ, đến phiên Thân thị thì con gái nữ hộ lại là ứng cử viên đầu tiên.
•••••
Ngọc Tỷ không biết Lý nương tử đã nói gì về mình, bé lại lọt vào mắt Thân thị lần nữa. Bé thấy Tú Anh muốn kinh doanh, bèn mang kiến thức trong đống sách mình tùy tiện xem thường ngày ra nói: “Lao động thủ công, lời gấp mười; châu ngọc vô giá, lời gấp trăm; lời từ cả nước, muôn đời còn.“
Tú Anh đương nhiên là hiểu, liếc Ngọc Tỷ một cái, mắng: “Lại quấy rồi! Lao động thủ công, làm sao có thể lời gấp mười? Châu ngọc vô giá, tiền vốn đâu ra mà nhiều đến nỗi kiếm được lời gấp trăm? Lượn, lượn ngay…”
Ngọc Tỷ cười đáp: “Sao không tích trữ thứ mới lạ? Đất này nhiều thương khách từ nam chí bắc, vốn có kho trữ hàng, đều kinh doanh kiểu trao đổi hàng hóa với nhau.”
Tú Anh bảo: “Con cũng biết ư? Nhưng con lại không biết rằng, con đường thông thương nam bắc ấy đã có chủ, đường nhà ai người ấy thuộc, người khác thường khó mà nhúng tay vào. Với cả từ nam chí bắc, con tưởng dễ đi? Dọc đường có quan đánh thuế, có cướp chặn đường, đường phải dùng tiền mua. Lại phải sai tâm phúc đi theo áp tải mới an tâm nổi, nhà ta làm sao có thể kinh doanh như thế được?”
Ngọc Tỷ chau mày: “Vậy mẹ bảo phải kinh doanh thế nào?”
Tú Anh đáp: “Vẫn cứ như thời thái công thôi, nhà chúng ta buôn bán kim chỉ, tiền vốn ít, lại dễ làm ăn.”
Ngọc Tỷ mất hứng cực, Tú Anh nói: “Con đừng xem thường việc buôn bán những thứ này, gia đình nào có thể thiếu chúng chứ? Ít lãi nhưng tiêu thụ mạnh thì việc làm ăn mới có thể phát triển lớn mạnh, thu nhập càng nhiều. Lúc may mắn, có thương khách người Hồ đi ngang, cửa hàng nhà ta to, họ thường đến mua rất nhiều kim, đem về phiên bang bán lấy tiền.” Ngọc Tỷ hết cách, đành phải đưa trăm lượng bạc góp vào với tiền của Tú Anh, đặt tiền cọc chỗ thợ rèn, bảo họ rèn kim trước. Lại sai người thu mua chỉ. Chỉ chờ năm mới nhận được cửa hàng, mở cửa hàng kim chỉ.
Mẹ con hai người cực kỳ hào hứng, muốn làm ăn to một trận, không ngờ lại nhận được lời mời đến châu phủ làm khách.
Ngày hôm ấy, vẫn rực rỡ gấm hoa, chật kín cả sảnh đường. Ngọc Tỷ hơi thấy lạ, lần trước đến đây, Lục Tỷ thường trò chuyện với bé, lần này lại là Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ giành chuyện phiếm với bé. Tứ Tỷ hỏi: “Lâu lắm rồi ta không thấy em, dạo này bận rộn gì thế?” Ngọc Tỷ không tiện nói chuyện kinh doanh, chỉ đáp: “Ta ở nhà phụ mẹ trông nhà.”
Ngũ Tỷ hỏi bé: “Nghe nói hè này em về quê chơi, ở đấy có gì thú vị không?”
Ngọc Tỷ thưa: “Ta chưa từng đi quá xa, chỉ thấy họ tưới ruộng khổ lắm.”
Lúc họ đang trò chuyện, có con gái họ Tăng mới đỗ cử nhân mùa này nói: “Đang yên đang lành, các chị không dưng lại bàn mấy chuyện dung tục thế này.” Nói xong thì bĩu môi, cắn khăn cười. Cha nó thi ba bận, lần này cuối cùng mới đỗ cử nhân. Thân thị cũng từng gọi nó đến chơi, sau đó lại bặt tin, mới đầu muốn kết thân, cha nó đậu cử nhân, Thân thị lại mời thêm hai lần, chính nó cũng thấy đắc ý.
Ngọc Tỷ thấy nó nói thế, cũng bĩu môi: “Đại tục cũng là đại nhã, Thánh nhân cũng sùng Quản Trọng.*”
[*Đại tục chính là làm những việc vô cùng bình thường, bình thường đến là tầm thường dung tục, nhưng vì bình thường đến tầm thường dung tục như thế lại bộc lộ vẻ tự nhiên, tâm thuận theo lẽ trời, tạo thành đại nhã. Quản Trọng là nhà chính trị tư tưởng thời Xuân Thu.]
Tăng Đại Tỷ ngẩn ra, tuy có cha là cử nhân nhưng nó lại không thích đọc sách Thánh hiền, chỉ thuộc thơ từ, song lại chẳng biết điển cố trong thơ từ. Lệ Tứ Tỷ và Lệ Ngũ Tỷ thì hiểu, nhìn nhau cười, bụng bảo dạ tiểu thư nhà họ Hồng này tục hay nhã gì đều bàn được, còn bé nhưng lại khá vẹn toàn. Thấy đông người, hai người nhớ lời Thân thị dặn, không tiện khiến Ngọc Tỷ bị nhiều kẻ để ý, thầm nhủ, có một hỏi một đáp như thế thì không cần phải hỏi tiếp nữa, cũng đã biết bản tính của cô bé rồi.
Chỉ chờ Tăng Đại Tỷ bảo: “Tục cũng là nhã, trắng đen rõ ràng, sao có thể coi như nhau?” thì Tứ Tỷ nói ngay: “Biết cô giỏi cái này rồi, sao không đi ngắm cốt cách mai đỏ cùng ta?”
Đợi khách về cả, đến chỗ Thân thị. Gia nghiệp nhà mẹ Thân thị lớn, lại quý người đọc sách, cũng từng đi học vài năm, từ lúc gả cho Lệ Ngọc Đường, người chồng này lại thích đọc sách, nàng đành phải kiên trì tiếp, vừa quản gia vừa học hành, để khỏi lâm vào cảnh chẳng biết trò chuyện gì cùng chồng. Nghe con gái thuật lại, cũng cười bảo: “Đứa bé này lại giỏi dắn như thế!” Lại càng để tâm, cùng lúc gạch tên Tăng Đại Tỷ ra khỏi lòng mình, dù có là thứ tử, Thân thị cũng không muốn thằng bé cưới vợ kiểu này.
Ngọc Tỷ về nhà, cũng thuật lại câu chuyện, lại khiến Hồng Khiêm cười lạnh. Tú Anh vội chuyển đề tài, lại bàn sang chuyện thu xếp cửa hàng: “Nên để cha con Trình Thực ra mặt, thuê chưỡng quỹ ban đầu, cũng nhập hàng theo đường cũ.” Hồng Khiêm đáp: “Được thôi.” Tú Anh nói: “Nếu lại gặp khách thương người Hồ lần trước, có thể sẽ kiếm được một mẻ lớn.” Hồng Khiêm đáp: “Thương khách người Hồ kia cũng muốn kiếm một mẻ lớn, chỗ chúng ta có phương pháp rèn kim, không phải chuyện gì to tát, chỗ họ lại không biết cách luyện kim, mua một bọc kim chỗ ta chỉ tốn mười lượng bạc, về đến chỗ họ, có thể bán mấy trăm lượng vàng.”
Tú Anh hỏi: “Có chuyện như thế ư?”
Ngọc Tỷ đáp: “Không công ai lại cong mông dậy sớm, vạn dặm xa xôi chỉ mang một bọc kim về, nếu không đủ tiền trang trải đi đường, ông ta bán buôn làm gì?”
Hồng Khiêm gật đầu một cái ra chiều khen ngợi. Tú Anh giậm chân bảo: “Đường làm ăn ngon nghẻ thế,” đoạn nói, “thôi, chúng ta không quen đường, không làm nổi. Không làm nổi, thì không phải thứ chúng ta nên làm, ta chỉ mở tiệm kim chỉ thôi vậy.” Hồng Khiêm nghe vậy bật cười, cô vợ này dù tính nết có thế nào đi chăng nữa, mấy năm nay lại hiểu chuyện hơn nhiều, có thể khắc chế bản thân.
Ngọc Tỷ chưa từng gặp khách thương người Hồ, chỉ mới nghe nói đến dạo gần đây, một thoáng hứng thú, tan học bèn quấn lấy thầy Tô mà hỏi: “Ngoài bốn biển là đâu? Phong cảnh thế nào? Nghe nói hải ngoại có nơi sản xuất bảo thạch trân châu chất lượng tốt? Có cả nơi sản xuất cả hương liệu quý báu? Buôn tới bán lui, lợi nhuận khổng lồ, có thật không ạ?” Hỏi liền một hơi.
Khiến thầy Tô phát bực, cáu kỉnh đáp: “Mấy tên man di ấy! Cả thảy đều là trộm! Miệng mồm nói lời dễ nghe, sau lưng thì đến bạc đồng cũng muốn vận chuyển trái phép, thứ gì cũng muốn có!” Ngọc Tỷ ngạc nhiên, hỏi: “Ấy lại là chuyện thế nào?” Thấy thầy Tô cáu lắm rồi, bèn vội vàng rót trà bưng đến kính thầy.
Thầy Tô hớp một ngụm trà, cũng hơi nguôi giận, giảng giải cho Ngọc Tỷ: “Nước nhà vốn thiếu bạc và đồng, mỗi đợt đúc xong tiền đồng sẽ có lái buôn hải ngoại lén giấu lên thuyền rồi tải đi, tiền của nước mình lại càng thiếu hụt.”
Ngọc Tỷ liền hỏi: “Họ trộm tiền? Trộm ở đâu?”
Thầy Tô đáp: “Cũng không xếp vào hàng trộm, bọn chúng buôn bán bằng tiền đồng ở đây.”
“Ấy là chuyện buôn bán bình thường, sao thầy lại giận dữ?”
Thầy Tô nói đến dạt dào cảm hứng, bèn giảng giải cặn kẽ chuyện kinh tế nước nhà cho Ngọc Tỷ nghe. Tiền đồng và bạc trắng rò rỉ ra ngoài, trên thị trường thiếu hụt tiền bạc, dân chúng vừa không tiện mua bán, mà nhà nước thu thuế cũng chỉ tính bằng tiền, không nhận của cải. Ngọc Tỷ nghe rồi bảo: “Thầy, con hiểu rồi, cũng như con ở đây, bà cố ở kia, có chuyện con sẽ sai Tiểu Trà đi truyền lời, bây giờ có kẻ bắt cóc Tiểu Trà, con mà có chuyện thì cũng đành tự đi tìm bà. Vừa phí thời gian vừa phí sức.”
Thầy Tô đáp: “Nghe thì hơi sai sai, nhưng hình như cũng… đúng,” lại khuếch đại chỗ xấu của man di, “Đừng để bị bọn chúng dụ dỗ, chúng tinh ranh lắm. Lúc nào cũng muốn chiếm hời, cử sứ đến triều ta chúc mừng, thể nào cũng sẽ dắt theo vô số lái buôn… Có một phiên quốc, đến nhuộm vải cũng không biết cách, đến đây thấy vải vóc, chỉ thêu rực rỡ đều giành giật mua đi bán lại giá cao… Một phiên quốc khác, muốn rình trộm cách chế tạo nỏ mạnh… Vì thế cho nên khi những thương khách người Hồ này đến Thiên triều đều phải khai tên chỗ hữu ti, phải có giấy tờ chứng minh nơi đi nơi ở… Không cho phép chúng đi lung tung.”
Ngọc Tỷ nghe mà mù mịt, có chỗ không rõ cũng ráng ghi nhớ lại cả, từ từ tìm hiểu, ấy là “Đọc sách trăm lần, tự khắc hiểu nghĩa“. Chợt nghe thầy Tô nói đến chuyện phiên quốc, bỗng lóe lên một ý, chỗ bọn họ không có những sản phẩm rực rỡ, nước mình lại có. Sao không nhập vải màu chỉ màu rồi bán lại cho họ, thu lãi do chênh lệch giá?
Bé nghĩ đơn giản, bèn nói với Tú Anh. Tú Anh bảo: “Con biết được họ sẽ đến lúc nào à? Từ đây vào kinh, còn chưa dám chắc cần mấy ngày khứ hồi, huống chi hải ngoại? Ngoài biển sóng to gió lớn, thương khách người Hồ thường đến đây cũng chưa chắc tính chuẩn được ngày giờ. Con cứ nhập suông như thế, tốn bao nhiêu là tiền, bên kia người ta không đến, hoặc lúc đến lại tới quán quen mua vải, thì con làm thế nào đây?”
Ngọc Tỷ cười khì đáp: “Lời từ cả nước, muôn đời còn.”
Tú Anh sẵng giọng: “Con lại quấy rồi, con có bản lĩnh gì mà đòi buôn bán với cả một phiên bang?’
Ngọc Tỷ nói: “Ai thèm buôn bán với cả một phiên bang chứ ạ? Nghe thầy Tô bảo, khách thương người Hồ tới lui, đều phải đến nha môn kiểm duyệt giấy tờ, chúng ta hoặc bàn trước với thím Kỷ, hoặc tìm cách khác để nắm xem có người nào đến. Rồi đặt trước hàng, giá cả hợp lý, sao lại không ai mua?”
Tú Anh mắng: “Kế hay đấy con nhỉ! Bảo mày đi học, mày lại quấn lấy thầy hỏi mấy chuyện buôn bán Hồ thương? Thầy bận thế kia, cha mày đọc sách muốn vời cũng không vời được kia kìa!” Ngọc Tỷ lè lưỡi, xách váy rồi chuồn ra ngoài.
Chuyện lớn như vậy, Tú Anh phải bàn bạc với Hồng Khiêm, nói: “Ngọc Tỷ nảy ra ý hay, còn nhỏ mà tinh ranh, cũng chẳng biết giống ai nữa.” Hồng Khiêm bảo: “Nàng không muốn thì cứ xem như con bé giống ta đi. Cũng không cần nhờ đến vợ chủ bộ, nàng cứ ngỏ ý với nương tử phủ quân xem, thứ nhà họ đang thiếu là tiền! Bảo vợ Trình Thực đi với nàng, cứ nói thị xin nàng dẫn đi ra mắt. Cũng xin nhà họ cử một người ra góp vốn làm ăn, không bắt phải làm trái pháp luật, chỉ cần tiết lộ tin tức cho nàng, không phải đại sự quân quốc, hẳn sẽ ổn thôi.”
Tú Anh đáp: “Ta thử xem sao.”
Thế là nhân lúc cuối năm xã giao khắp cả, dắt vợ Trình Thực là Điền thị đến nhờ cậy Thân thị, thuật lại chuyện như trên, Thân thị không khỏi động lòng. Ấy là lệ thường, chủ nhân muốn làm ăn thì lấy tôi tớ trong nhà ra làm cớ, để miệng đời khỏi mắng “tranh lợi với dân”. Thân thị thấy Tú Anh cũng là một người phụ nữ giỏi giang, lúc trò chuyện lại thân thiết hơn vài phần. Hai người quyết định, đầu xuân sẽ bắt đầu làm ăn. Thân thị lại lấy một nghìn lượng bạc tiền riêng ra làm vốn, cũng bảo là tiền của thị tì, hai nhà bàn bạc, lãi chia đôi. Chỗ Thân thị chỉ cần báo tin Hồ thương đến thuộc dạng nào, còn tất cả những chuyện còn lại như thảo luận, nhập hàng đều do Điền thị đảm đương.
Tú Anh vốn muốn chia cho Thân thị sáu phần lãi, Thân thị lại khăng khăng từ chối, buộc chia năm năm. Thế là đã quyết định xong, hai nhà qua lại ngày một nhiều hơn. Không ngờ ý trời trêu ngươi, chưa đến năm mới, lúc Tú Anh dắt Ngọc Tỷ đến chỗ Thân thị chơi lại nghe được tin, có một lái buôn người Hồ mới đến. Thân thị sai người dò xét ý đồ, biết được người ta muốn mua đồ thêu. Bèn hỏi Tú Anh: “Chỗ gã chỉ định muốn đồ thêu vài loại hoa văn, có sẵn không?”
Tú Anh lắc đầu: “Vốn định năm sau khai trương, giờ sao đã có sẵn?” Thân thị cũng tiếc rẻ. Hai người than thở một bận, Tú Anh cáo từ, Ngọc Tỷ cũng từ chỗ Tứ Tỷ đi ra, về nhà với mẹ. Thấy Tú Anh cau mày, Ngọc Tỷ mới hỏi: “Mẹ có gì khó chịu ạ? Nói với con, dù không bớt buồn nhưng kể có người nghe, lòng dạ cũng thoải mái hơn một chút.” Tú Anh bị bé chọc mà buồn cười: “Cũng không phải chuyện gì to tát.” Rồi thuật lại mọi sự.
Ngọc Tỷ nói: “Chúng ta quay lại chỗ nương tử phủ quân mau, chuyện này không khó.”
Tác giả có lời muốn nói: Kim, đúng là rất khó rèn. Có công mài sắt có ngày nên kim, chính là ca ngợi độ khó của công nghệ kỹ thuật chế tạo, đến tận khi Thiên triều có kỹ thuật mới, kim mới hạ giá. Nhưng nước ngoài thì vẫn mắc như vậy.
Lấy ví dụ, ở Anh, “tiền kim chỉ” thực ra là chỉ tiền chồng cho vợ mua xa xí phẩm. Là do thời xưa kim rất quý, số lượng lại ít!
Triều Tiên Nhật Bản cũng thế. Vì họ thích dùng tiền đồng của Trung Quốc, vì tiền đồng bị họ lén chuyển đi, Trung Quốc buộc lòng phải hạ lệnh cấm tuồn tiền đồng ra ngoài. Nhưng nhiều lần cấm không nổi, khiến Trung Quốc thiếu hụt nghiêm trọng.
Kéo phát biểu đây: Có lẽ một số bạn đọc đến đoạn thầy Tô miệt thị “man di” sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng tư tưởng quan niệm là thứ khó thay đổi và lung lạc nhất trên đời, tớ chỉ hy vọng các bạn nhận rõ được đâu là truyện, đâu là thực. Đừng quá căng thẳng nhé!
Từ lúc Thân thị đến Giang Châu, tiếng tăm rất tốt. Mọi người dần dà vỡ vạc được nguyên hình của phủ quân, vị này là Bồ Tát đất trong miếu, nhìn thì đẹp mà không “linh”, dù có “linh” cũng chưa chắc có phải là hắn “phù hộ” mình hay không. Cả ngày hưởng nhang khói cung phụng, lại chẳng trông thấy hắn hành động. Còn Thân thị, từ lúc đến Giang Châu, thường ra đường phát gạo phát cháo, vào chùa dâng nhang dâng đèn, Lục Ca nhà nàng đi đường, một thoáng sơ ý đâm hỏng sạp hàng rong, nàng nghe tin liền sai người đem tiền đến bồi thường.
Lại nói quan viên khắp thành Giang Châu, từ lúc đến đây Thân thị chưa từng qua quýt, thường hay trò chuyện với nương tử các nhà, nàng có các món đồ tinh xảo mà mới lạ đem từ vùng khác tới, cộng thêm gia đình thuộc hàng tông thất, thường xuyên liên lạc với kinh thành, biết tin tức sốt dẻo trong kinh. Cả Giang Châu chẳng ai nói xấu nàng.
Một người cái gì cũng tốt như thế, lại buồn phiền vì hôn sự của con cái. Qua một phen vừa dụ vừa dọa của nàng, Lệ Ngọc Đường không dám sinh thêm thứ tử thứ nữ nữa, nhưng những đứa đã ra đời, vẫn phải chăm sóc đàng hoàng, rồi lập gia đình cho chúng. Thân thị lại là người thích mọi thứ đều phải hoàn hảo, chưa lập gia đình gồm năm trai bốn gái tổng cộng chín đứa, phải sắp làm sao vừa tốt vừa khéo, thực sự khiến Thân thị lo âu.
Những gia đình lái buôn giàu có thì nàng không muốn gả, Lệ Ngọc Đường cũng không đồng ý, nhưng những gia đình trí thức nghèo thì nàng lại xem thường, nghĩ cũng thấy hạng người có thể khiến cuộc sống mình trở nên bần cùng, hẳn sẽ có chỗ thua kém người khác, làm sao an tâm giao con cái vào tay họ được? Vậy nên Thân thị luôn tìm tòi trong số các gia đình thân sĩ trí thức giàu có, bèn hội họp với nương tử các nhà có công danh trong thành.
Về công danh cũng phải có sàng lọc, nếu bạn mới hai mươi đã đỗ cử nhân, so với những kẻ ngoài năm mươi mới đậu, thì tiền đồ rõ chênh lệch. Nhà mà chính đứa con trai là cử nhân, thì càng có triển vọng hơn cha là cử nhân. Trong mắt Thân thị, những người ba mươi mới đỗ tú tài như Hồng Khiêm thì chỉ tầm trung, nhưng hiếm ai vừa thi đã đậu, chưa chắc không phải hạt giống tốt. Với cả muốn kết hôn thì phải chiếm được ấn tượng tốt trước, thế mới an tâm giao con cái cho người ta. Nhà mẹ đẻ Thân thị chẳng ai đạt thành công danh, nhưng lại thắng ở chỗ giàu có. Cái mác tú tài hơi thấp, nhà họ Hồng lại không giàu nức vách, nếu Hồng Khiêm có thể tiến thêm một bước, Thân thị cũng chẳng phiền khi làm sui với Hồng gia.
Nàng đã gặp Ngọc Tỷ, vẻ ngoài đoan trang nghiêm ngắn, con gái nhà mình đều thích bé, Tú Anh tuy hơi bộc trực, nhưng cũng không khó tiếp xúc. Nhưng xui rủi làm sao kỳ này Hồng Khiêm rớt, Thân thị bèn bỏ qua chàng. Dẫu sao Giang Châu cũng là một tòa thành lớn, ở đây không những có tú tài mà còn có kha khá cử nhân, lại thêm quan viên phủ, huyện nha, nhà họ cũng có con cái, so ra thì những gia đình ấy càng đáng kết thân hơn.
Nhưng Thân thị vẫn hơi do dự, thường bảo chồng hiền không bằng vợ thảo, con ngoan không bằng dâu hiếu, từ đó có thể suy ra, cha có tài giỏi hay không không quan trọng, quan trọng là con cái có thông minh hiểu chuyện không. Anh hùng không hỏi xuất thân, cứ là con ngoan, thì mối hôn sự này không tồi. Thân thị nhớ lại vẻ nhỏ nhắn của Ngọc Tỷ, lúc mới gặp đã vài lần muốn gọi bé đến ôm một cái, đúng là thu hút hết sức. Lại nhớ đến lời Tứ Tỷ, Lục Tỷ bảo bé cư xử hợp lẽ, hiểu nhiều biết rộng, đọc sách biết chữ, viết hay tính giỏi, cũng hơi động lòng.
Lại xét dung mạo, xét nhân phẩm, Thân thị cũng thấy xứng đôi với con trai mình, có điều gia cảnh nhà họ Hồng hơi kém. Thân thị biết làm ăn, lại có của hồi môn rất hậu, trong mắt nàng, gia nghiệp nhà họ Hồng tuy không tệ, nhưng cũng chẳng khá khẩm là bao. Thoáng lại nghĩ, nếu có thể lấy Ngọc Tỷ về làm dâu, cũng không phải không tốt. Nhưng người làm mẹ như nàng, thể nào cũng sẽ thương con trai ruột của mình hơn, xét vẻ ngoài của Ngọc Tỷ, sánh đôi với Cửu Ca cũng ổn, chỉ tiếc Hồng Khiêm là tú tài, gia sản cũng chẳng nhiều nhặn gì. Nhưng nếu gả cho Bát Ca lớn hơn Cửu Ca hai tuổi, thì lại cảm thấy tiếc.
Cứ trăn trở như vậy, bèn tạm để đấy, không xa không gần.
Hành động muốn kết thân cho con cái nhà mình của Thân thị, phần lớn phụ nữ tới tuổi này đều sẽ như thế, mọi người vừa khéo cùng đường với nhau, xã giao mấy bận, hễ là người không ngốc thì ai lại không hiểu ý ngầm trong ấy?
Thành Giang Châu cũng có vài người hiểu biết rộng, rõ rằng không phải cứ là tông thất thì đều giàu có sung túc, nhưng chỗ Thân thị thì lại khác. Tạm không bàn đến hai người vợ trước sau của Lệ Ngọc Đường có của hồi môn rất hậu, chỉ xét riêng cách Thân thị đối xử rộng lượng với con vợ trước và con thứ xuất thôi, đã là hiếm thấy. Lại thêm có nàng dạy dỗ, tính cách con cái nhà Lệ phủ quân quả thật không tồi. Còn về chuyện người lấy con cái nhà mình có phải thứ xuất hay không, thì chẳng tới lượt họ chọn. Dù có nên duyên với ai, thì đều không ấm ức.
Không ít người đã thầm đối đầu với nhau. Chỉ vì muốn nổi bật trước mặt Thân thị, làm thân thích với nhà trời. Muốn mình nổi bật, thì có hai con đường để chọn: Một là cố gắng đến sớm nhất, hai là hạ thấp đối thủ. Nhưng theo Thân thị thăm dò được thì, có hạng người nhỏ nhen, thích nói xấu người khác.
Khéo làm sao, hôm nay Thân thị lại nhắc đến Ngọc Tỷ: “Đúng là đứa trẻ lanh lợi.” Người đáp lời là vợ Lý chủ bộ, thị thở dài: “Vâng, chỉ tiếc số phận không tốt lắm.” Thân thị lấy làm lạ: “Ta lại thấy cô bé có phúc tướng, nom cũng mặc gấm dùng ngọc lớn lên, sao lại bảo là số phận không tốt?” Lý nương tử đáp: “Trên đời này, đâu phải cứ cơm áo không lo là hạnh phúc? Chuyện gia đình họ, tôi cũng biết được đôi chút, ngài cho rằng là tại sao? Là do gia đình ấy ba lần bảy lượt chỉnh hộ tịch, đổi họ tới lui, trong huyện sửa xong lại phải báo lên phủ, ông nhà tôi vừa khéo làm chủ bộ, vậy mới hay chuyện.”
Thân thị lại càng tò mò: “Đầu đuôi thế nào?”
Lý nương tử đáp: “Nương tử xem đứa bẻ ấy có phải hiểu biết đôi chuyện không? Ấy là do gia đình con bé xem nó là chủ hộ mà dạy dỗ. Mẹ nó vốn họ Trình, là cháu gái Trình lão tú tài trong thành, Trình lão tú tài sinh một trai một gái, con trai đỗ cử nhân, lại bệnh chết trên đường lên kinh thi tiếp, khi ấy chưa lấy vợ nên cụ Trình chỉ còn lại một đứa con gái, đành phải kén rể, rồi lại chỉ sinh được mỗi một đứa con gái, ấy là vợ Hồng tú tài. Hồng tú tài vốn ở rể nhà cụ ấy, sau này mãn hạn mới dắt vợ quy tông. Lúc chàng ta có Ngọc Tỷ thì vẫn ở nhà họ Trình, con bé này vốn theo họ Trình. Về sau quy tông, mới đổi họ Hồng. Sau khi quy tông, vợ Hồng tú tài mới hạ sinh con trai, chàng ta nhân nghĩa, quyết định để con trai mang họ Trình. Giờ gia đình họ chỉ có một đứa con gái là nó, không có anh em họ Hồng. Lại còn không dạy dỗ nó như con trai, mọi thứ đều xuất sắc?”
Thân thị “Ờ” một tiếng, đoạn chuyển sang hỏi phong tục đón Tết của Giang Châu: “Tuy đều là đón năm mới, nhưng rốt vẫn Mười dặm đã khác tập tục, không biết ở đây đón Tết thế nào?”
Lý nương tử bèn chuyển đề tài phong tục Giang Châu.
•••••
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ ngồi may vá với nhau, vì sắp đến Tết, mà họ hàng các chi gần của phủ Ngô vương quả thật rất đông, người khác không nói, chỉ tính Ngô vương và Vương phi, vợ chồng Lệ Ngọc Đường, rồi các bậc bề trên như chú bác và vợ họ, đã có bao nhiêu món quà thủ công mà các cô phải làm để hiếu kính. Kỹ năng thêu thùa may vá của con gái nhà giàu thường được dùng vào dịp này, cũng không quá khổ sở. Nhưng Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ thì khác, phủ Ngô vương con đàn cháu đống là thật!
Vì quá nhiều người nên không thể ở hết trong vương phủ, trừ Thế tử ra thì tất cả con cái đã lập gia đình đều phải ra ngoài ở theo quyết định của Ngô vương và chủ kiến của Vương phi, nhưng thân thích thì vẫn là thân thích, phải tặng quà hiếu kính trưởng bối, không thể sơ suất mảy may. Lục Tỷ Thất Tỷ đều còn nhỏ, chỉ làm vài cái cho ông bà nội là được, còn Tứ Tỷ Ngũ Tỷ lại lớn rồi, phải làm nhiều hơn, đã bắt tay vào thực hiện từ Đông chí, còn phải để dôi ra nửa tháng một tháng thời gian vận chuyển từ Giang Châu đến kinh thành.
Chị em hai người ngồi thêu thùa một lúc thì có nhũ mẫu ma ma lại thưa: “Khách của nương tử đã về, người bảo các tiểu thư sang đấy ạ.” Tứ Tỷ đặt thành phẩm trên tay xuống, hỏi ma ma: “Vị khách hôm nay là Lý nương tử? Đã nói những gì?” Vị ma ma ấy bẩm: “Già không hầu trong ấy, không biết rõ. Thình lình lại nghe người hầu hạ phía trước kể, Lý nương tử ấy bảo…” Rồi kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Ngũ Tỷ bảo: “Múc nước rửa tay, bọn ta phải sửa sang lại áo xống rồi mới đến gặp mẹ.”
Đến phòng Thân thị, lại không thấy Lục Tỷ và Thất Tỷ, Tứ Tỷ Ngũ Tỷ liếc nhau một cái, vấn an Thân thị, Thân thị chỉ ghế bành, bảo: “Ngồi đi. Hôm nay làm được mấy cái rồi?” Tứ Tỷ thưa: “Chốc nữa là xong phần cho thím năm ạ.” Ngũ Tỷ đáp: “Con cũng thế.” Thân thị gật đầu: “Vậy thì vẫn còn kịp, tối đừng làm nữa, chong đèn dầu hại mắt.”
Tứ Tỷ hỏi: “Hôm nay mẹ gặp Lý nương tử, đã bàn những gì ạ?”
Thân thị chau mày đáp: “Thế mà khó khăn. Hôn sự anh chị mấy đứa, ta thu xếp đâu ra đấy, nhưng không ngờ tới mấy đứa, lại trở thành vấn đề hóc búa. Có một đối tượng, là Thịnh tiểu lang thành Giang Châu này, mười ba tuổi đã đỗ tú tài, năm nay mới mười bốn, nhà lại không giàu có, chỉ là hương thân. Nếu cậu ta vẫn có thể học lên nữa, thì cũng xứng lứa vừa đôi với chị em hai đứa. Ngặt nỗi ông nội cậu ta vừa mất, năm nay mới tròn năm, cha mẹ cậu ta không thể nào đang chịu tang lại lo việc cưới gả, các con lại chờ không nổi. Nếu ngày sau vừa khéo thì ta sẽ ghép nó cho Lục Tỷ, chị em hai đứa biết thì phải hiểu, đừng oán trách ta.”
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ đồng loạt đứng dậy thưa: “Sao mẹ lại nói thế ạ? Mẹ đối xử với chúng con thế nào, chúng con đều nhìn vào mắt, nhớ trong tim.” Cũng tự hiểu mình quả thật không chờ nổi, chờ rồi lại chờ, nhỡ đâu ông nội lại muốn lung lạc lái buôn nào đấy, thì khi đó muốn khóc cũng không kịp.
Thân thị hỏi: “Các con hiểu chuyện là tốt, còn một việc nữa, các con đã gặp con gái Hồng tú tài hai lần rồi, thấy thế nào?” Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ vẫn còn nhớ Ngọc Tỷ, cùng đáp: “Còn bé, nhưng có vẻ là một người khôn ngoan.” Tứ Tỷ buông thêm một câu: “Bé bằng tuổi Cửu Ca, nhỏ hơn Bát Ca hai tuổi, lẽ nào? Chuyện này —–“
Thân thị kể lại nội dung cuộc trò chuyện của mình và Lý nương tử, thở dài: “Nhưng mối mai là chuyện kết thân hai họ, giữa gia đình và cá nhân, luôn phải chọn lấy một. Gia đình có hai cái lợi, một là công danh quan tước, hai là tài sản. Cha con bé là tú tài, ta không soi mói, ông ngoại các con đến cả cái danh tú tài cũng không có. Nhưng gia sản lại hơi ít, cái này thì không tốt lắm. Về gia đình, thì con bé kém một chút. Còn lại chỉ xét tài năng cá nhân. Không có anh em trai cũng không quan trọng lắm, mẹ con bé chẳng phải người vô sinh, có lẽ nó cũng thế. Con bé thông tuệ xinh xắn, ta nhìn cũng thấy thích. Nhưng chỉ thông minh thôi thì chưa đủ, từ lúc cha các con tách khỏi vương phủ, một mình đã quản không nổi một gia đình lớn thế này, huống chi quan hệ giữa anh em các con và quý phủ còn xa hơn một bậc? Phải lấy một người vợ giỏi giang mới tốt. Nếu gia đình con bé vốn là nữ hộ, nó đã làm con gái một bao nhiêu năm như thế, đã được dạy dỗ kỹ càng, ta thực sự động lòng rồi. Chỉ cần con bé có tài, có bản lĩnh, thì dù cha nó có phải tú tài hay không, gia đình có bao nhiêu tài sản, ta cũng quyết định chọn con bé.
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ không ngờ Thân thị lại có ý tưởng kỳ lạ như vậy, Ngũ Tỷ thưa: “Gia đình nữ hộ…”
Thân thị nói: “Con thì biết gì? Thế này mới tốt, những gia đình như thế, không bị người đời dồn ép đến chết, nghĩa là có bản lĩnh rất lớn. Chỉ là ta vẫn chưa biết năng lực con bé này ra sao thôi…”
Tứ Tỷ thưa: “Đã thế thì qua lại nhiều hơn, dò la nhiều hơn, gọi một mình em ấy đến đây để xem xét kỹ hơn mẹ ạ. Chúng con cũng thích em ấy, nếu vừa ý mẹ thì bọn con càng không đứa nào ghét được.”
Thân thị bảo: “Mấy tháng nay ta gặp gỡ những người này suốt, con nghĩ người ta ngốc phỏng? Hễ là người có não thì chắc đã đoán ra cả rồi! Con còn cho rằng mình cao thâm khó lường, ai nấy đều mịt mờ không rõ? Chẳng qua vì nể đây là châu phủ, mọi người mới hùa theo diễn kịch cùng con thôi. Nhìn họ đi, nói xấu người khác, lại toàn lực tâng bốc con cái nhà mình, nhẽ nào lại không nhận ra? Gọi riêng ai đến, chẳng lại không gây tai họa cho người ta sao? Chuyện thành thì tốt, còn nếu không thành, về sau con bé chẳng khó xử sao?”
Tứ Tỷ lúng túng.
Thân thị nói: “Những chuyện nhìn trước lại không ngó sau, mặc kệ sống chết của người khác như thế, nếu làm nhiều thì vừa khiến người oán hận vừa tổn hại âm đức, chẳng biết khi nào sẽ gặp báo ứng. Các con làm việc cũng nên nhớ kỹ, không được như thế.”
Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ đứng dậy lĩnh huấn. Tứ Tỷ lại nảy ra một kế: “Sắp đến cuối năm, mẹ lại có thể gặp gỡ họ rồi, con và Ngũ Tỷ sẽ trò chuyện thêm đôi câu với em ấy, mẹ cứ ngồi nghe là được. Muốn chúng con hỏi em ấy những gì, mẹ dự trước rồi bảo chúng con là được. Như thế thì dù họ có biết cũng không quá rõ ràng.”
Thân thị vỗ tay: “Thế là ổn.”
Người đời không thể ngờ, gia đình bình thường nghe đến sẽ đi đường vòng, không muốn mối mai gì với nữ hộ, đến phiên Thân thị thì con gái nữ hộ lại là ứng cử viên đầu tiên.
•••••
Ngọc Tỷ không biết Lý nương tử đã nói gì về mình, bé lại lọt vào mắt Thân thị lần nữa. Bé thấy Tú Anh muốn kinh doanh, bèn mang kiến thức trong đống sách mình tùy tiện xem thường ngày ra nói: “Lao động thủ công, lời gấp mười; châu ngọc vô giá, lời gấp trăm; lời từ cả nước, muôn đời còn.“
Tú Anh đương nhiên là hiểu, liếc Ngọc Tỷ một cái, mắng: “Lại quấy rồi! Lao động thủ công, làm sao có thể lời gấp mười? Châu ngọc vô giá, tiền vốn đâu ra mà nhiều đến nỗi kiếm được lời gấp trăm? Lượn, lượn ngay…”
Ngọc Tỷ cười đáp: “Sao không tích trữ thứ mới lạ? Đất này nhiều thương khách từ nam chí bắc, vốn có kho trữ hàng, đều kinh doanh kiểu trao đổi hàng hóa với nhau.”
Tú Anh bảo: “Con cũng biết ư? Nhưng con lại không biết rằng, con đường thông thương nam bắc ấy đã có chủ, đường nhà ai người ấy thuộc, người khác thường khó mà nhúng tay vào. Với cả từ nam chí bắc, con tưởng dễ đi? Dọc đường có quan đánh thuế, có cướp chặn đường, đường phải dùng tiền mua. Lại phải sai tâm phúc đi theo áp tải mới an tâm nổi, nhà ta làm sao có thể kinh doanh như thế được?”
Ngọc Tỷ chau mày: “Vậy mẹ bảo phải kinh doanh thế nào?”
Tú Anh đáp: “Vẫn cứ như thời thái công thôi, nhà chúng ta buôn bán kim chỉ, tiền vốn ít, lại dễ làm ăn.”
Ngọc Tỷ mất hứng cực, Tú Anh nói: “Con đừng xem thường việc buôn bán những thứ này, gia đình nào có thể thiếu chúng chứ? Ít lãi nhưng tiêu thụ mạnh thì việc làm ăn mới có thể phát triển lớn mạnh, thu nhập càng nhiều. Lúc may mắn, có thương khách người Hồ đi ngang, cửa hàng nhà ta to, họ thường đến mua rất nhiều kim, đem về phiên bang bán lấy tiền.” Ngọc Tỷ hết cách, đành phải đưa trăm lượng bạc góp vào với tiền của Tú Anh, đặt tiền cọc chỗ thợ rèn, bảo họ rèn kim trước. Lại sai người thu mua chỉ. Chỉ chờ năm mới nhận được cửa hàng, mở cửa hàng kim chỉ.
Mẹ con hai người cực kỳ hào hứng, muốn làm ăn to một trận, không ngờ lại nhận được lời mời đến châu phủ làm khách.
Ngày hôm ấy, vẫn rực rỡ gấm hoa, chật kín cả sảnh đường. Ngọc Tỷ hơi thấy lạ, lần trước đến đây, Lục Tỷ thường trò chuyện với bé, lần này lại là Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ giành chuyện phiếm với bé. Tứ Tỷ hỏi: “Lâu lắm rồi ta không thấy em, dạo này bận rộn gì thế?” Ngọc Tỷ không tiện nói chuyện kinh doanh, chỉ đáp: “Ta ở nhà phụ mẹ trông nhà.”
Ngũ Tỷ hỏi bé: “Nghe nói hè này em về quê chơi, ở đấy có gì thú vị không?”
Ngọc Tỷ thưa: “Ta chưa từng đi quá xa, chỉ thấy họ tưới ruộng khổ lắm.”
Lúc họ đang trò chuyện, có con gái họ Tăng mới đỗ cử nhân mùa này nói: “Đang yên đang lành, các chị không dưng lại bàn mấy chuyện dung tục thế này.” Nói xong thì bĩu môi, cắn khăn cười. Cha nó thi ba bận, lần này cuối cùng mới đỗ cử nhân. Thân thị cũng từng gọi nó đến chơi, sau đó lại bặt tin, mới đầu muốn kết thân, cha nó đậu cử nhân, Thân thị lại mời thêm hai lần, chính nó cũng thấy đắc ý.
Ngọc Tỷ thấy nó nói thế, cũng bĩu môi: “Đại tục cũng là đại nhã, Thánh nhân cũng sùng Quản Trọng.*”
[*Đại tục chính là làm những việc vô cùng bình thường, bình thường đến là tầm thường dung tục, nhưng vì bình thường đến tầm thường dung tục như thế lại bộc lộ vẻ tự nhiên, tâm thuận theo lẽ trời, tạo thành đại nhã. Quản Trọng là nhà chính trị tư tưởng thời Xuân Thu.]
Tăng Đại Tỷ ngẩn ra, tuy có cha là cử nhân nhưng nó lại không thích đọc sách Thánh hiền, chỉ thuộc thơ từ, song lại chẳng biết điển cố trong thơ từ. Lệ Tứ Tỷ và Lệ Ngũ Tỷ thì hiểu, nhìn nhau cười, bụng bảo dạ tiểu thư nhà họ Hồng này tục hay nhã gì đều bàn được, còn bé nhưng lại khá vẹn toàn. Thấy đông người, hai người nhớ lời Thân thị dặn, không tiện khiến Ngọc Tỷ bị nhiều kẻ để ý, thầm nhủ, có một hỏi một đáp như thế thì không cần phải hỏi tiếp nữa, cũng đã biết bản tính của cô bé rồi.
Chỉ chờ Tăng Đại Tỷ bảo: “Tục cũng là nhã, trắng đen rõ ràng, sao có thể coi như nhau?” thì Tứ Tỷ nói ngay: “Biết cô giỏi cái này rồi, sao không đi ngắm cốt cách mai đỏ cùng ta?”
Đợi khách về cả, đến chỗ Thân thị. Gia nghiệp nhà mẹ Thân thị lớn, lại quý người đọc sách, cũng từng đi học vài năm, từ lúc gả cho Lệ Ngọc Đường, người chồng này lại thích đọc sách, nàng đành phải kiên trì tiếp, vừa quản gia vừa học hành, để khỏi lâm vào cảnh chẳng biết trò chuyện gì cùng chồng. Nghe con gái thuật lại, cũng cười bảo: “Đứa bé này lại giỏi dắn như thế!” Lại càng để tâm, cùng lúc gạch tên Tăng Đại Tỷ ra khỏi lòng mình, dù có là thứ tử, Thân thị cũng không muốn thằng bé cưới vợ kiểu này.
Ngọc Tỷ về nhà, cũng thuật lại câu chuyện, lại khiến Hồng Khiêm cười lạnh. Tú Anh vội chuyển đề tài, lại bàn sang chuyện thu xếp cửa hàng: “Nên để cha con Trình Thực ra mặt, thuê chưỡng quỹ ban đầu, cũng nhập hàng theo đường cũ.” Hồng Khiêm đáp: “Được thôi.” Tú Anh nói: “Nếu lại gặp khách thương người Hồ lần trước, có thể sẽ kiếm được một mẻ lớn.” Hồng Khiêm đáp: “Thương khách người Hồ kia cũng muốn kiếm một mẻ lớn, chỗ chúng ta có phương pháp rèn kim, không phải chuyện gì to tát, chỗ họ lại không biết cách luyện kim, mua một bọc kim chỗ ta chỉ tốn mười lượng bạc, về đến chỗ họ, có thể bán mấy trăm lượng vàng.”
Tú Anh hỏi: “Có chuyện như thế ư?”
Ngọc Tỷ đáp: “Không công ai lại cong mông dậy sớm, vạn dặm xa xôi chỉ mang một bọc kim về, nếu không đủ tiền trang trải đi đường, ông ta bán buôn làm gì?”
Hồng Khiêm gật đầu một cái ra chiều khen ngợi. Tú Anh giậm chân bảo: “Đường làm ăn ngon nghẻ thế,” đoạn nói, “thôi, chúng ta không quen đường, không làm nổi. Không làm nổi, thì không phải thứ chúng ta nên làm, ta chỉ mở tiệm kim chỉ thôi vậy.” Hồng Khiêm nghe vậy bật cười, cô vợ này dù tính nết có thế nào đi chăng nữa, mấy năm nay lại hiểu chuyện hơn nhiều, có thể khắc chế bản thân.
Ngọc Tỷ chưa từng gặp khách thương người Hồ, chỉ mới nghe nói đến dạo gần đây, một thoáng hứng thú, tan học bèn quấn lấy thầy Tô mà hỏi: “Ngoài bốn biển là đâu? Phong cảnh thế nào? Nghe nói hải ngoại có nơi sản xuất bảo thạch trân châu chất lượng tốt? Có cả nơi sản xuất cả hương liệu quý báu? Buôn tới bán lui, lợi nhuận khổng lồ, có thật không ạ?” Hỏi liền một hơi.
Khiến thầy Tô phát bực, cáu kỉnh đáp: “Mấy tên man di ấy! Cả thảy đều là trộm! Miệng mồm nói lời dễ nghe, sau lưng thì đến bạc đồng cũng muốn vận chuyển trái phép, thứ gì cũng muốn có!” Ngọc Tỷ ngạc nhiên, hỏi: “Ấy lại là chuyện thế nào?” Thấy thầy Tô cáu lắm rồi, bèn vội vàng rót trà bưng đến kính thầy.
Thầy Tô hớp một ngụm trà, cũng hơi nguôi giận, giảng giải cho Ngọc Tỷ: “Nước nhà vốn thiếu bạc và đồng, mỗi đợt đúc xong tiền đồng sẽ có lái buôn hải ngoại lén giấu lên thuyền rồi tải đi, tiền của nước mình lại càng thiếu hụt.”
Ngọc Tỷ liền hỏi: “Họ trộm tiền? Trộm ở đâu?”
Thầy Tô đáp: “Cũng không xếp vào hàng trộm, bọn chúng buôn bán bằng tiền đồng ở đây.”
“Ấy là chuyện buôn bán bình thường, sao thầy lại giận dữ?”
Thầy Tô nói đến dạt dào cảm hứng, bèn giảng giải cặn kẽ chuyện kinh tế nước nhà cho Ngọc Tỷ nghe. Tiền đồng và bạc trắng rò rỉ ra ngoài, trên thị trường thiếu hụt tiền bạc, dân chúng vừa không tiện mua bán, mà nhà nước thu thuế cũng chỉ tính bằng tiền, không nhận của cải. Ngọc Tỷ nghe rồi bảo: “Thầy, con hiểu rồi, cũng như con ở đây, bà cố ở kia, có chuyện con sẽ sai Tiểu Trà đi truyền lời, bây giờ có kẻ bắt cóc Tiểu Trà, con mà có chuyện thì cũng đành tự đi tìm bà. Vừa phí thời gian vừa phí sức.”
Thầy Tô đáp: “Nghe thì hơi sai sai, nhưng hình như cũng… đúng,” lại khuếch đại chỗ xấu của man di, “Đừng để bị bọn chúng dụ dỗ, chúng tinh ranh lắm. Lúc nào cũng muốn chiếm hời, cử sứ đến triều ta chúc mừng, thể nào cũng sẽ dắt theo vô số lái buôn… Có một phiên quốc, đến nhuộm vải cũng không biết cách, đến đây thấy vải vóc, chỉ thêu rực rỡ đều giành giật mua đi bán lại giá cao… Một phiên quốc khác, muốn rình trộm cách chế tạo nỏ mạnh… Vì thế cho nên khi những thương khách người Hồ này đến Thiên triều đều phải khai tên chỗ hữu ti, phải có giấy tờ chứng minh nơi đi nơi ở… Không cho phép chúng đi lung tung.”
Ngọc Tỷ nghe mà mù mịt, có chỗ không rõ cũng ráng ghi nhớ lại cả, từ từ tìm hiểu, ấy là “Đọc sách trăm lần, tự khắc hiểu nghĩa“. Chợt nghe thầy Tô nói đến chuyện phiên quốc, bỗng lóe lên một ý, chỗ bọn họ không có những sản phẩm rực rỡ, nước mình lại có. Sao không nhập vải màu chỉ màu rồi bán lại cho họ, thu lãi do chênh lệch giá?
Bé nghĩ đơn giản, bèn nói với Tú Anh. Tú Anh bảo: “Con biết được họ sẽ đến lúc nào à? Từ đây vào kinh, còn chưa dám chắc cần mấy ngày khứ hồi, huống chi hải ngoại? Ngoài biển sóng to gió lớn, thương khách người Hồ thường đến đây cũng chưa chắc tính chuẩn được ngày giờ. Con cứ nhập suông như thế, tốn bao nhiêu là tiền, bên kia người ta không đến, hoặc lúc đến lại tới quán quen mua vải, thì con làm thế nào đây?”
Ngọc Tỷ cười khì đáp: “Lời từ cả nước, muôn đời còn.”
Tú Anh sẵng giọng: “Con lại quấy rồi, con có bản lĩnh gì mà đòi buôn bán với cả một phiên bang?’
Ngọc Tỷ nói: “Ai thèm buôn bán với cả một phiên bang chứ ạ? Nghe thầy Tô bảo, khách thương người Hồ tới lui, đều phải đến nha môn kiểm duyệt giấy tờ, chúng ta hoặc bàn trước với thím Kỷ, hoặc tìm cách khác để nắm xem có người nào đến. Rồi đặt trước hàng, giá cả hợp lý, sao lại không ai mua?”
Tú Anh mắng: “Kế hay đấy con nhỉ! Bảo mày đi học, mày lại quấn lấy thầy hỏi mấy chuyện buôn bán Hồ thương? Thầy bận thế kia, cha mày đọc sách muốn vời cũng không vời được kia kìa!” Ngọc Tỷ lè lưỡi, xách váy rồi chuồn ra ngoài.
Chuyện lớn như vậy, Tú Anh phải bàn bạc với Hồng Khiêm, nói: “Ngọc Tỷ nảy ra ý hay, còn nhỏ mà tinh ranh, cũng chẳng biết giống ai nữa.” Hồng Khiêm bảo: “Nàng không muốn thì cứ xem như con bé giống ta đi. Cũng không cần nhờ đến vợ chủ bộ, nàng cứ ngỏ ý với nương tử phủ quân xem, thứ nhà họ đang thiếu là tiền! Bảo vợ Trình Thực đi với nàng, cứ nói thị xin nàng dẫn đi ra mắt. Cũng xin nhà họ cử một người ra góp vốn làm ăn, không bắt phải làm trái pháp luật, chỉ cần tiết lộ tin tức cho nàng, không phải đại sự quân quốc, hẳn sẽ ổn thôi.”
Tú Anh đáp: “Ta thử xem sao.”
Thế là nhân lúc cuối năm xã giao khắp cả, dắt vợ Trình Thực là Điền thị đến nhờ cậy Thân thị, thuật lại chuyện như trên, Thân thị không khỏi động lòng. Ấy là lệ thường, chủ nhân muốn làm ăn thì lấy tôi tớ trong nhà ra làm cớ, để miệng đời khỏi mắng “tranh lợi với dân”. Thân thị thấy Tú Anh cũng là một người phụ nữ giỏi giang, lúc trò chuyện lại thân thiết hơn vài phần. Hai người quyết định, đầu xuân sẽ bắt đầu làm ăn. Thân thị lại lấy một nghìn lượng bạc tiền riêng ra làm vốn, cũng bảo là tiền của thị tì, hai nhà bàn bạc, lãi chia đôi. Chỗ Thân thị chỉ cần báo tin Hồ thương đến thuộc dạng nào, còn tất cả những chuyện còn lại như thảo luận, nhập hàng đều do Điền thị đảm đương.
Tú Anh vốn muốn chia cho Thân thị sáu phần lãi, Thân thị lại khăng khăng từ chối, buộc chia năm năm. Thế là đã quyết định xong, hai nhà qua lại ngày một nhiều hơn. Không ngờ ý trời trêu ngươi, chưa đến năm mới, lúc Tú Anh dắt Ngọc Tỷ đến chỗ Thân thị chơi lại nghe được tin, có một lái buôn người Hồ mới đến. Thân thị sai người dò xét ý đồ, biết được người ta muốn mua đồ thêu. Bèn hỏi Tú Anh: “Chỗ gã chỉ định muốn đồ thêu vài loại hoa văn, có sẵn không?”
Tú Anh lắc đầu: “Vốn định năm sau khai trương, giờ sao đã có sẵn?” Thân thị cũng tiếc rẻ. Hai người than thở một bận, Tú Anh cáo từ, Ngọc Tỷ cũng từ chỗ Tứ Tỷ đi ra, về nhà với mẹ. Thấy Tú Anh cau mày, Ngọc Tỷ mới hỏi: “Mẹ có gì khó chịu ạ? Nói với con, dù không bớt buồn nhưng kể có người nghe, lòng dạ cũng thoải mái hơn một chút.” Tú Anh bị bé chọc mà buồn cười: “Cũng không phải chuyện gì to tát.” Rồi thuật lại mọi sự.
Ngọc Tỷ nói: “Chúng ta quay lại chỗ nương tử phủ quân mau, chuyện này không khó.”
Tác giả có lời muốn nói: Kim, đúng là rất khó rèn. Có công mài sắt có ngày nên kim, chính là ca ngợi độ khó của công nghệ kỹ thuật chế tạo, đến tận khi Thiên triều có kỹ thuật mới, kim mới hạ giá. Nhưng nước ngoài thì vẫn mắc như vậy.
Lấy ví dụ, ở Anh, “tiền kim chỉ” thực ra là chỉ tiền chồng cho vợ mua xa xí phẩm. Là do thời xưa kim rất quý, số lượng lại ít!
Triều Tiên Nhật Bản cũng thế. Vì họ thích dùng tiền đồng của Trung Quốc, vì tiền đồng bị họ lén chuyển đi, Trung Quốc buộc lòng phải hạ lệnh cấm tuồn tiền đồng ra ngoài. Nhưng nhiều lần cấm không nổi, khiến Trung Quốc thiếu hụt nghiêm trọng.
Kéo phát biểu đây: Có lẽ một số bạn đọc đến đoạn thầy Tô miệt thị “man di” sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng tư tưởng quan niệm là thứ khó thay đổi và lung lạc nhất trên đời, tớ chỉ hy vọng các bạn nhận rõ được đâu là truyện, đâu là thực. Đừng quá căng thẳng nhé!