TA LUÔN THUỘC VỀ NÀNG.
Nhận thư rồi Lệ Ngọc Đường lại bắt đầu do dự, gia đình ông thật sự rất đông, nhiều người không tài nào thân thiết được với các vị trong cung. Đáng ra sẽ không can dự vào chuyện chốn ấy, nhưng việc này liên quan đến căn cơ cả nước, ông lại là em họ Quan gia, sao có thể không dính dấp chút nào? Song Lệ Ngọc Đường biết sức mình đến đâu, cứ bình chân như vại chờ thời cơ suýt soát, có người nhắc đến sẽ chen một chân, chứ ngoài ra, ông không có cái bản lãnh lật tay là mây úp tay là mưa kia.
Cân nhắc một lúc, Lệ Ngọc Đường cảm thấy nước kinh thành sâu như biển, ông không đủ khả năng nhảy vào, định bụng làm theo lời cha mình là Ngô vương, tạm lánh im ở Giang Châu. Lại bàn với Thân thị: “Mình đọc thư xem, trong kinh rối ren biết mấy! Mấy năm trước, trận ầm ĩ nào mà không có vài tên xui xẻo phải đứng ra gánh trách nhiệm chứ? Chúng ta đừng chui đầu vào thì hơn. Chỗ cậu sui Hồng phải đi thi, không thể để nhỡ tiền đồ. Mai ta đưa thiệp mời cậu ấy đến đây báo cho cái tin, để khỏi lủi thẳng vào không biết đầu đuôi lại gãy chân. Còn đám cưới của Lục Ca, chờ xem tình hình rồi tính. Cũng không để Cửu Ca lên kinh nữa.”
Thân thị bảo: “Hôn sự của Lục Ca sao có thể dời?”
Lệ Ngọc Đường đáp: “Đàng vợ nó là thượng thư bộ Lại, thể nào cũng sẽ lời qua tiếng lại nhúng vào vụ này, mình đừng gây sự chú ý thì hơn.”
Thân thị nói: “Lúc đầu đã bàn cả rồi, hôn sự của Lục Ca không phải chuyện ta và mình quyết được, ta biết trong lòng mình không được vui, ta cũng chẳng mong gì. Nhưng đây là mối duyên mà vương phủ ban cho, chúng ta cũng đã ưng, con gái nhà họ Tôn tốt xấu thế nào vẫn đã là vợ Lục Ca. Chỉ cần gia đình con bé không phạm vào mười tội nặng nhất, bản thân nó không bừa bãi thất đức, thì đứa con dâu này ta phải nhận!”
Lệ Ngọc Đường mất kiên nhẫn: “Mình lại nghĩ đi đâu rồi? Ta chỉ bảo tạm thời đừng đút đầu vào ổ gà đá kia, ai nói muốn từ hôn chứ? Làm người phải giữ chữ tín, ta vẫn hiểu lẽ ấy. Mình nghĩ mà xem, có lần nào trong cung ầm ĩ mà không kéo theo vài kẻ chết oan không? Giờ có muốn tổ chức tiệc mừng cũng không ổn, chẳng thà chờ sóng im biển lặng rồi về.”
Thân thị đáp: “Ta cũng chẳng ngại người ta công kích. Nhưng Cửu Ca phải theo cha vợ nó vào kinh, mình nghe ta nói trước đã, Cửu Ca năm nay đã mười bốn tuổi rồi, chưa lớn nhưng cũng không còn nhỏ, chẳng hai năm nữa sẽ thành thân, cũng phải kiếm một chức quan, giờ vào kinh đi theo dự thính, quan khán, cũng tiện học hỏi thêm kiến thức. Chuyện lớn chẳng đến phiên nó xía vào, ai lại đổ vận đen lên đầu nó chứ?”
Lệ Ngọc Đường ngẫm một chút, cũng có lý: “Ta viết thư gửi vào kinh, nói chúng ta không đi nữa, để Cửu Ca về đấy chào hỏi.” Thân thị nghe ông nói thế mới an tâm, bà chẳng mong con trai giàu sang gì, nhưng Lệ Ngọc Đường nhà này sắp năm chục rồi mà vẫn chỉ là phủ quân, đám anh em Đại Ca, có cao đến mấy cũng chỉ giữ chức quan lục, thất phẩm, Cửu Ca thực sự không thể “rỗi rãi giàu sang”, nếu không tới phiên cháu mình, dù chẳng đến nỗi ăn tro nuốt trấu thì cũng tới nước mua cưới bán gả mất. Nhân lúc còn trẻ, còn có cơ hội phạm sai lầm thì nên xông xáo nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, lại có cha vợ chu đáo trông chừng, với Cửu Ca mà nói, chỉ có lợi mà không có hại.
Thân thị thỏa thuận với Lệ Ngọc Đường xong, bèn giục ông đi viết thư: “Mình viết thư đưa vào kinh, ngoài bức gửi cho nhà mình, nhớ phải thêm một bức gửi sang chỗ Tôn thượng thư đấy. Xong chuyện thì chính tay dắt Cửu Ca sang giao cho cha vợ nó.” Lệ Ngọc Đường đáp vâng, đi viết thư, đầu tiên gửi cho phủ Ngô vương, sau đến Tôn thượng thư, cuối cùng là mấy anh em Đại Ca, phân chia rõ ràng. Thấy đã hơi muộn, mới hứa mai sáng sẽ dắt con trai đến nhà họ Hồng.
Tối đó Thân thị gọi Cửu Ca sang: “Trong kinh có biến, ông nội con vốn không muốn chúng ta nhúng vào chuyện này. Nhưng chúng ta nghĩ con cũng đã lớn, nên hiểu chuyện rồi, trẻ nít vào kinh, chuyện lớn chẳng ai nghĩ đến con, con cũng chớ can vào. Cha vợ con là người thấu suốt, có chuyện gì không hiểu thì sang thỉnh giáo ông ấy. Gia đình họ đầy người già và trẻ em, lại toàn phụ nữ, con phải biết điều một chút, săn sóc đôi phần.”
Cửu Ca đã biết mình phải vào kinh từ sớm, chẳng ngờ giữa chừng lại có trục trặc, bây giờ nhận được tin chính xác, không khỏi nhoẻn miệng hớn hở, Thân thị nhìn mà lắc đầu cười, cười xong, lại nghiêm túc dặn dò Cửu Ca: “Trước mặt cha vợ, không được tự kiêu.” Cửu Ca vâng lời: “Thưa mẹ, con hiểu.”
Thân thị biết y từ bấy chưa từng nói dối, cười ra chiều yên tâm, lại tán gẫu vài câu với y: “Ta đã gói xong hành trang rồi, cũng đã thuê riêng một chiếc thuyền cho con. Ta cho Vương Hổ theo hầu, hắn quen đường đi nước bước trong kinh, đến đấy, xem cha vợ con thu xếp thế nào, ông ấy phải đi thi, trước kỳ thi con đừng đến quấy rầy mãi, nhưng phải thỉnh thoảng sang thăm, chỉ e ông ấy không quen cuộc sống trong kinh, con nhớ dắt Vương Hổ đến thưa chuyện nhé. Nhớ kỹ, vợ con vẫn chưa gả đi, con đừng làm gì không đứng đắn, cũng phải chăm đọc sách…”
Cửu Ca cười mỉm lắng nghe, không nói chen vào, chỉ ghi nhớ lời Thân thị dặn. Thân thị là người ngoài mềm trong cứng, tần tảo bấy nhiêu năm chỉ để nuôi một thằng con trai này nên người, chưa từng để nó rời mình nửa bước, nhưng trong lòng vẫn rõ, con trai lớn rồi, ngày này phải đến thôi. Đành nuốt nước mắt xuống, nói không ngớt lời, chẳng dám để mình rỗi rãi vì sợ sẽ khóc thành tiếng, khiến con trai lo lắng.
Dặn dò bao điều, Thân thị lại nhắc chuyện ngày mai phải đến nhà họ Hồng, bảo y phải ăn mặc gọn gàng một chút.
•••••
Lệ Ngọc Đường hiếm khi rời khỏi phủ nha, tuy thích vui vầy non nước, phong cảnh Giang Châu cũng đẹp đẽ lắm thay, nhưng mỗi khi lên đường cũng chỉ ngắm núi ngắm sông, lại ngại đến cửa viếng thăm nhà người khác. Ở thành Giang Châu này, ông cũng được xem là vua một cõi, có ai thấy hoàng đế rỗi chuyện đến nhà bề tôi chơi bao giờ chưa?
Cứ hễ ông ra đường là sẽ có rất nhiều cặp mắt dõi theo, tới khi thấy ông đến ngõ Hậu Đức, mới “À” một tiếng. Mọi người đều biết Hồng cử nhân sẽ lên kinh dự tuyển, hai gia đình là thông gia, chuyện Lệ phủ quân đến nhà tuy hơi bất ngờ, nhưng cũng không trật đường ray cho lắm.
Thân thị Cửu Ca thầm thấy buồn cười, chỉ vì hôm nay Lệ Ngọc Đường chăm chút quá đỏm. Tuy không mặc áo quan, nhưng quần áo trên người đã phải thử tám bộ trước mới được chọn khoác vào, chốc thì ngại quá mới thành ra phô trương, sợ không lọt nổi vào mắt Tô tiên sinh, chốc lại e quá cũ rặt vẻ kẹt xỉ, mất mặt mình. Không đeo ngọc bội thì sợ thất lễ, đeo rồi lại e bị chê là xa hoa. Lăn qua lộn lại đến tận canh ba mới vừa lòng đi ngủ.
Với Triệu Tín, Lệ Ngọc Đường đối xử như chăm một đóa hoa, nuôi một con mèo, còn với thầy Tô, ông thực sự rất dè dặt. Áo mũ không đàng hoàng thì không dám gặp, không dám bàn chuyện xa hoa phóng đãng. Có vị tiên sinh này trước mặt, đến cả cao giọng cười vang ông cũng chẳng dám.
Hồng Khiêm và thầy Tô tiếp đãi cha con Lệ Ngọc Đường, bên trong Thân thị nói rõ mục đích mình đến đây với Tú Anh. Tú Anh nghe bà nói muốn để Cửu Ca đi cùng, sợ thót tim: “Sao được ạ?” Thân thị đáp: “Sao lại không? Trẻ ranh như nó, còn e khiến bọn em phải nhọc lòng. Chỉ có một ưu điểm, tuy chỉ choai choai nhưng giúp việc lặt vặt vẫn ổn. Nói em không chê chứ, dù gì nó cũng có cái vỏ tông thất, đi cùng đỡ được đôi lần khó dễ.”
Tú Anh đương nhiên vô cùng cảm kích, lại nghĩ đến một chuyện, trình bày kế hoạch thồ Hồ tiêu và đặc sản Giang Châu của nhà mình: “Đặng tìm nơi ổn định cuộc sống.” Thân thị nghe mà sực nhớ ra: “Những người có công danh mà đi thuyền, thường sẽ có lái buôn gửi nhờ hàng hóa, thứ nhất là để bớt vài đồng thuế, thứ hai là mong thuận buồm xuôi gió. Cũng có lái buôn tự thồ hàng hóa, nhưng sang tay thì bớt rách việc hơn.” Tú Anh bèn hỏi Thân thị có nhận thồ không, Thân thị đáp: “Ta đã thuê hộ Cửu Ca một chiếc thuyền, chứa hết quà cho vương phủ thì còn vài chỗ trống, cũng tiện tải thêm một vài thứ.”
Hai người lập tức bàn đến chuyện làm thế nào để tải hàng hộ. Tú Anh từ nhỏ đã ra ngoài làm ăn, Thân thị cũng là vợ đảm quản việc nhà, giờ đã là sui với nhau, không còn phải giữ gìn “thể thống” như trước mặt người dưng nữa. Ngọc Tỷ cứ việc nghe họ bàn, cũng tự động ghi nhớ. Thân thị nói xong chuyện làm ăn, bèn nhắc lại những điều kiêng trong kinh cho Tú Anh và Ngọc Tỷ, Ngọc Tỷ nghe thật kỹ. Thậm chí đến cả tiệm điểm tâm nào ngon, chùa miếu nào thiêng các loại, cũng hỏi thật cặn kẽ.
Bên ngoài, thầy Tô nghe Lệ Ngọc Đường muốn cho Cửu Ca đi theo hộ tống, cũng khen ông “cao thượng”. Trình bày xong, mặt mày Lệ Ngọc Đường rạng rỡ, nếp nhăn khóe mắt gần như biến mất cả. Hồng Khiêm và thầy Tô thích kèn cựa nhau, không chịu nổi khi thấy thầy “được dịp khoe khoang”, nhưng với kiểu người hâm mộ như Lệ Ngọc Đường, cũng chỉ biết dở khóc dở cười. Đành nói chuyện với Cửu Ca, cũng chẳng hỏi gì ngoài những câu như đã từng đến kinh thành chưa, Cửu Ca lần lượt đáp cả.
Lúc tiếp đãi ông con rể này, tuy có khi Hồng Khiêm cảm thấy y bụng dạ quanh co, nhưng cũng công nhận y là một người biết chừng mực. Chừng mực được là tốt, Hồng Khiêm trò chuyện cũng vừa lòng thỏa ý, hắng giọng bảo: “Cũng sắp đến Tết hoa đăng rồi.” Cửu Ca đưa mắt nhìn lên, vừa trợn tròn đã về như cũ, đáp: “Vâng, con đang định tìm hai chiếc đèn thỏ cho Kim Ca nghịch.” Hồng Khiêm như cười như không: “Kim Ca đâu phải tuổi thỏ nhỉ.” Cửu Ca mặt hây hây đỏ, càng ra vẻ điềm nhiên bình thản.
Hai bên hàn huyên xong, đều mừng vui vô cùng. Cửu Ca bụng bảo dạ, mình đã chuẩn bị sẵn hai chiếc đèn thỏ từ lâu, ấy vậy mà lại bị cha vợ nói toạc ra, đành phải kiếm thêm chiếc đèn kéo quân cho Kim Ca chơi. Bên Tú Anh cũng đã bàn xong chuyện thồ hàng vào kinh với Thân thị, đôi bên an lòng. Còn chỗ Lệ Ngọc Đường sợ dây vào rắc rối, giờ khỏi phải vào kinh làm việc, cũng khá mát dạ.
Thấm thoát đã đến Nguyên Tiêu.
•••••
Vì nghe Hồng Khiêm ngâm mấy câu lạ lùng kiểu: “Ngọn liễu mảnh trăng treo, Hoàng hôn người hẹn ước.*”, Ngọc Tỷ bèn cảm thấy có gì đó sai sai. Song Hồng Khiêm vừa ngâm xong đã bị Tú Anh huých cho một cái: “Già mà không nên nết, xằng bậy trước mặt con gái!” Sau đó, thư đồng theo hầu Cửu Ca mới đưa tin đến hộ y, rằng sau cỗ Nguyên Tiêu, Cửu Ca sẽ đến chơi với Kim Ca, sẽ mang đèn kéo quân sang cho cậu.
[*Trích thơ Đêm Nguyên Tiêu của Âu Dương Tu.]
Hồng Khiêm nghe mà cứ phá ra cười.
Tết hoa đăng không cấm đèn đuốc, Cửu Ca ở nhà im ỉm dùng bữa tối xong liền muốn ra ngoài. Ba mẹ con Thân thị và Lục Thất Tỷ bụm miệng, mẹ nhìn con con liếc mẹ, Thất Tỷ còn chọt chọt Lục Tỷ, mày mặt chứa chan ý cười. Từ lúc đính hôn, Cửu Ca đã bị ba người họ nháy mắt cười nhạo biết bao lần, bắt đầu từ lần thứ hai, y đã luyện thành chiêu mình đồng da sắt, ai đùa mặc ai, ta cứ nghiêm thế đó. Đợi ba mẹ con cười đến mệt rũ, y xách đèn lồng đến nhà họ Hồng.
Cửa lớn nhà họ Hồng đang mở, ngõ Hậu Đức đêm nay cũng giăng đầy hoa đăng, Kim Ca đang đọ đèn với mấy đứa bé bằng tuổi. Nghe tiếng vó ngựa dập dềnh, đám trẻ nít đều ngẩng đầu lên ngóng, đoạn cười ồ lên, nhắc Kim Ca: “Anh rể cậu đến rồi kìa.”
Kim Ca đưa đèn trong tay cho mợ Hồ, ngửa mặt lên nhìn Cửu Ca, Cửu Ca xuống ngựa, đưa đèn kéo quân cho nhóc: “Hơi nặng đấy, đệ chơi chung với các bạn nhé.” Đèn kéo quân khá to, phải sai hai người cầm, trước hết cứ đặt trên phiến đá xanh trước mặt Kim Ca, khiến cả đám trẻ con hàng xóm lác mắt ngắm nhìn.
Kim Ca lầm lì nhìn chiếc đèn cầm không nổi, nhấc chẳng lên này, lại lặng lẽ đưa mắt ngóng sang hai chiếc đèn thỏ trong tay Thư Đồng. Cửu Ca biết ý cậu nhóc, cười cười lách người che lại. Kim Ca xụ mặt: “Tỷ tôi ở trong phòng.” Cửu Ca dặn: “Đừng chơi xa quá, ta ra lại có món hay cho đệ.”
Rồi đi tìm Ngọc Tỷ, trước đó đã sang thưa với Hồng Khiêm, Hồng Khiêm dò xét từ trên xuống dưới người y một lượt, đến khi Cửu Ca phát hoảng mới thả cho đi. Cửu Ca không dám nán lại thêm, vái chào Hồng Khiêm rồi quay đi gặp Ngọc Tỷ. Nào ngờ Hồng Khiêm đàng sau dặn với theo: “Nhớ dạo vài vòng cho tiêu cơm.” Cửu Ca chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì, song vẫn dừng bước, xoay người đáp: “Xin tuân lệnh.”
Đến khi gặp Ngọc Tỷ, mới vỡ ra vì sao Hồng Khiêm dặn như thế. Thì ra hôm nay Ngọc Tỷ vào bếp làm món thịt viên nhân trứng cút sốt tương, dành riêng cho Cửu Ca một phần, vì đêm Nguyên Tiêu xơi toàn bánh trôi ngọt, sợ y ngấy mới làm món mặn. Với cả Cửu Ca đang tuổi trổ mã, ăn nhiều thịt sẽ tốt cho cơ thể.
Hồng Khiêm nghe đồn con bé dành riêng một phần cho Cửu Ca, bụng dạ bảo sao chẳng chua, tối nay cố tình ngốn trọn hai viên thịt, thành ra bánh trôi cũng chỉ ráng xơi được hai viên. Lời khi nãy nói với Cửu Ca, không chỉ vì hờn mà còn do chàng ăn quá no thật, chính bản thân cũng muốn ra ngoài đi dạo tiêu thực.
Cửu Ca dắt Thư Đồng sang tìm Ngọc Tỷ, Ngọc Tỷ đã thay áo mới, đầu cài trang sức bướm vờn tuyết liễu các cô gái có chồng hay cài dịp Nguyên Tiêu, dáng hình xinh đẹp đứng dưới ánh đèn, Cửu Ca ngắm mà tim không thôi rung động, bước lên vài bước: “Trời lạnh, đừng để bị cảm.” Len lén đỡ lấy cánh tay nàng, định đưa người đi.
Chẳng phải y không nổi lòng bậy bạ, nhưng giờ vẫn còn đang ở nhà họ Hồng, tuy muốn nắm tay lắm, nhưng phải thoát khỏi mắt cha vợ mới an tâm. Đóa Nhi xách hộp thức ăn be bé, cặp mắt cứ ang ác nhìn tay Cửu Ca, tằng hắng thật to. Cửu Ca ra vẻ không nghe, lại nói với Ngọc Tỷ: “Ta có mang đèn thỏ đến, nhưng khi nãy đã để đèn kéo quân lại ở ngoài kia cho Kim Ca chơi, chúng ta cũng ra ngắm nhé. Ta còn mang cả pháo sang, ra xem cậu chàng đốt.”
Dụ dỗ Ngọc Tỷ xuống phố ngắm hoa đăng.
Ngoài kia Kim Ca liếc thấy Cửu Ca đỡ tay chị mình, bèn chạy đến kéo Ngọc Tỷ, khoe: “Tỷ, ngắm đèn kéo quân Cửu Ca tặng đệ nè, đẹp lắm cơ.” Cửu Ca cười khẽ, lấy một gói gì đó từ trong tay áo ra, ấy chính là pháo mà khi nãy y vừa nhắc đến. Tự tay châm ngòi cho Kim Ca chơi, khéo sao lại thu hút người trong nhà họ Hồng ra xem. Thấy Ngọc Tỷ ôm lấy Kim Ca còn Cửu Ca cầm dây châm lửa, Trình Thực lấy làm sợ hãi, vội bước tới thưa: “Hay là để tiểu nhân đốt cho ạ, áo cô gia mà cháy thì khổ.”
Cửu Ca bèn lui lại đứng bên Ngọc Tỷ, mỗi tay kéo một người, ôm hai chị em vào lòng: “Pháo nổ to lắm, nhỡ lại ù tai hai người.” Đóa Nhi từ bấy đã bao giờ thấy tuýp cô gia nào mặt dày mày dạn đến thế đâu, tằng hắng vài cái thật vang, nào ngờ bên kia Trình Thực đã đốt pháo, bạt đi tiếng nó.
Cửu Ca ấy vậy mà còn hỏi Ngọc Tỷ: “Đóa Nhi bị sặc khói rồi chăng? Chúng ta cũng tránh ra xa một chút, nhỡ lại đến lượt nàng.” Nhân thể dỗ Ngọc Tỷ dạo phố ngắm đèn.
Đóa Nhi dậm chân bình bịch, xách hộp thức ăn đuổi theo. Thư Đồng thấy thế, đành theo đuôi. Ngoài phố tưng bừng lắm thay. Cửu Ca đón đèn thỏ từ tay Thư Đồng, mình cầm một cái, trao cái còn lại cho Ngọc Tỷ, tay phải rỗi rãi bèn nắm lấy tay trái nàng: “Phố đông người, cầm tay ta, nhỡ lại lạc mất. Có kẻ xô chen, nàng cứ tựa vào ta. Ta sẽ che cho nàng.”
Ngọc Tỷ bị y nắm lấy tay, nàng cảm nhận được hơi ấm từ tay trái lan tỏa khắp người, không cần soi gương cũng biết má mình đã đỏ ửng, khẽ gắt: “Chàng tài thật…” Tay giãy nhẹ, Cửu Ca liền siết chặt hơn, Ngọc Tỷ bèn không cố vùng ra nữa. Cửu Ca yên dạ yên lòng, dắt tay Ngọc Tỷ đi về phía trước: “Không tài đã chẳng dám sánh đôi cùng nàng.”
“Miệng mồm bôi mỡ.”
“Nàng nói sao thì là vậy.”
Ngọc Tỷ nghe thế khẽ bật cười, hai người sóng bước, cũng chẳng nhiều lời, trên phố người ta cũng kết thành đôi thành cặp, Cửu Ca Ngọc Tỷ và họ đi lướt qua nhau, khi bắt gặp ánh mắt nhau, đôi bên đều ngượng ngùng e thẹn. Tết hoa đăng nô nức dập dìu, hè phố ngoài đèn giăng hoa kết đủ loại, còn cả các kiểu quầy hàng, bán nào là bánh trôi, son phấn, ngọc hoa, muôn màu muôn vẻ. Tay nghề đường phố khó lọt mắt xanh họ, dạo bước thật lâu, đã hơi đói. Bèn ghé vào một quán trà, Đóa Nhi dâng hộp thức ăn lên, bên trong quả là món thịt viên nhân trứng sốt tương của Ngọc Tỷ.
Ngọc Tỷ vừa làm xong đã cho vào nồi đất nung nhỏ, vách kép hộp thức ăn có thêm nước nóng, bây giờ thịt viên hãy còn ấm. Hớp ngụm trà nóng, đoạn nhấc đũa lên. Cửu Ca dẽ một miếng nhỏ cho vào đĩa đưa Ngọc Tỷ rồi mới bắt đầu ăn. Ngọc Tỷ chống cằm, cười tủm tỉm ngắm Cửu Ca xơi thịt. Cửu Ca đang tuổi lớn, tướng ăn tuy nho nhã, nhưng lượng ăn thì không ít.
Cuối bữa, lúc cùng thưởng trà nóng, Cửu Ca bảo: “Giày rất ấm, rất tốt, nàng đấy, đừng quá lao lực.” Ngọc Tỷ đang ngồi ngay ngắn, liếc y một cái: “Ừm.” Lại nghiêm mặt. Cửu Ca lặng lẽ duỗi tay ra, nắm lấy tay Ngọc Tỷ, nàng không giãy giụa, chỉ đưa mắt nhìn y. Ngoài kia lại đốt một quả pháo hoa thật to, hai người đều nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ, khéo thay gần đây đèn hoa rực rỡ, xa kia trăng sáng lung linh, ôi thôi là đẹp. Hai người, ta ngắm nàng, nàng nhìn ta, cảm thấy chỉ cần nhìn nhau như thế thôi, trong lòng đã đong đầy kiều diễm.
Dần ngồi sát lại, vai kề vai, Ngọc Tỷ hỏi: “Đôi thỏ ngọc kia, chàng còn nhớ chứ?” Cửu Ca đáp: “Ừm.” Ngọc Tỷ mới rầy: “Thứ quý như thế, chàng lại tiện tay tặng bừa cho người khác. Trên đó có ấn ký mà.” Hễ là vật phẩm mà thợ ngọc tạc dâng vào cung, đều không được phép để lại ký hiệu riêng, nhưng những người thợ có tay nghề thủ công tuyệt vời như thế, có ai lại chế tác được món hay món đẹp mà không muốn lưu danh đâu? Thế là có vô số thợ khéo vắt óc tìm kế chỉ để lưu lại ký hiệu nhỏ trên đồ ngọc mà mình tạc, lại không để kẻ khác phát hiện được. Ngọc Tỷ sớm chiều thưởng thức con thỏ ngọc ấy, cuối cùng phát hiện ra một ký hiệu thật nhỏ ngay sau tai thỏ. Đúng là cống vật của một thợ khéo nào đó.
Cửu Ca đáp: “Nàng không phải người ngoài, ta cũng chẳng tiện tay.” Ngọc Tỷ bảo: “Nhưng ta không có những món quý như vậy để tặng chàng.” Cửu Ca nói: “Chúng ta là một, nào chia ta nàng? Của ta đều là của nàng cả.” Ngọc Tỷ khẽ nói, giọng nhỏ như muỗi kêu: “Lại chẳng thế, ta đã là của chàng. Chàng cũng phải là của ta.” May mà Cửu Ca ngồi gần đấy, nghe trọn cả, chỉ cảm thấy tim mình như muốn vọt ra ngoài. Kết đôi là lệnh cha mẹ, hôm nay rốt cũng đã tận tai nghe được lời ấy của nàng, Cửu Ca mừng rỡ lắm thay. Đến cả con bé Đóa Nhi phòng y như chống trộm, trông cũng vừa mắt hơn đôi phần.
Lại nghe Ngọc Tỷ hỏi mình: “Chàng bảo xem có phải không?” Cửu Ca làm ra cái điệu mà mình cho rằng là điềm tĩnh, người ta lại trông thành vội vã kia, gật đầu đáp: “Nàng nói phải.” Ngọc Tỷ cười bảo: “Gì thế này? Chàng cứ ngơ ngơ nhận lời thế à.” Cửu Ca nói: “Hai chúng ta luôn là một, nàng là ta, ta cũng là nàng. Ta luôn thuộc về nàng.”
Cửu Ca tiếc nỗi không thể ở lâu bên Ngọc Tỷ, nhưng không dám đưa nàng về muộn. Lúc về đến ngõ Hậu Đức, Kim Ca đang đốt pháo, Cửu Ca vui vẻ trong lòng, bèn muốn thử sức. Trên tay, trên mặt y và Kim Ca đều là tro, Ngọc Tỷ vội bảo hai người vào nhà rửa tay rửa mặt, mợ Hồ vắt khăn cho Kim Ca, Đóa Nhi vắt khăn đưa Ngọc Tỷ. Ngọc Tỷ lại xoay sang đưa cho Cửu Ca, vì nhiều người và sợ da mặt Ngọc Tỷ mỏng, Cửu Ca bèn đón lấy tự lau tay, chỉ có thế mà cũng khiến đám tôi tớ cười ầm một trận.
•••••
Từ sau Nguyên Tiêu, Thân thị lại càng bận rộn, thu vén rất nhiều lễ vật biếu vào kinh, còn bảo: “Tiếc nỗi không thể đi cùng Cửu Ca.”
Nào ngờ một câu thành sấm, hãy còn chưa hết tháng giêng, đã có công văn khẩn được đưa đến: Hoàng thái tử hoăng thệ. Thánh nhân vội ra lệnh cho các vùng tìm kiếm tung tích của Tô Trường Trinh, muốn vời thầy vào kinh làm quan. Ý chỉ trục xuất thầy ra khỏi kinh thành trước kia mất hiệu lực.
Nhận thư rồi Lệ Ngọc Đường lại bắt đầu do dự, gia đình ông thật sự rất đông, nhiều người không tài nào thân thiết được với các vị trong cung. Đáng ra sẽ không can dự vào chuyện chốn ấy, nhưng việc này liên quan đến căn cơ cả nước, ông lại là em họ Quan gia, sao có thể không dính dấp chút nào? Song Lệ Ngọc Đường biết sức mình đến đâu, cứ bình chân như vại chờ thời cơ suýt soát, có người nhắc đến sẽ chen một chân, chứ ngoài ra, ông không có cái bản lãnh lật tay là mây úp tay là mưa kia.
Cân nhắc một lúc, Lệ Ngọc Đường cảm thấy nước kinh thành sâu như biển, ông không đủ khả năng nhảy vào, định bụng làm theo lời cha mình là Ngô vương, tạm lánh im ở Giang Châu. Lại bàn với Thân thị: “Mình đọc thư xem, trong kinh rối ren biết mấy! Mấy năm trước, trận ầm ĩ nào mà không có vài tên xui xẻo phải đứng ra gánh trách nhiệm chứ? Chúng ta đừng chui đầu vào thì hơn. Chỗ cậu sui Hồng phải đi thi, không thể để nhỡ tiền đồ. Mai ta đưa thiệp mời cậu ấy đến đây báo cho cái tin, để khỏi lủi thẳng vào không biết đầu đuôi lại gãy chân. Còn đám cưới của Lục Ca, chờ xem tình hình rồi tính. Cũng không để Cửu Ca lên kinh nữa.”
Thân thị bảo: “Hôn sự của Lục Ca sao có thể dời?”
Lệ Ngọc Đường đáp: “Đàng vợ nó là thượng thư bộ Lại, thể nào cũng sẽ lời qua tiếng lại nhúng vào vụ này, mình đừng gây sự chú ý thì hơn.”
Thân thị nói: “Lúc đầu đã bàn cả rồi, hôn sự của Lục Ca không phải chuyện ta và mình quyết được, ta biết trong lòng mình không được vui, ta cũng chẳng mong gì. Nhưng đây là mối duyên mà vương phủ ban cho, chúng ta cũng đã ưng, con gái nhà họ Tôn tốt xấu thế nào vẫn đã là vợ Lục Ca. Chỉ cần gia đình con bé không phạm vào mười tội nặng nhất, bản thân nó không bừa bãi thất đức, thì đứa con dâu này ta phải nhận!”
Lệ Ngọc Đường mất kiên nhẫn: “Mình lại nghĩ đi đâu rồi? Ta chỉ bảo tạm thời đừng đút đầu vào ổ gà đá kia, ai nói muốn từ hôn chứ? Làm người phải giữ chữ tín, ta vẫn hiểu lẽ ấy. Mình nghĩ mà xem, có lần nào trong cung ầm ĩ mà không kéo theo vài kẻ chết oan không? Giờ có muốn tổ chức tiệc mừng cũng không ổn, chẳng thà chờ sóng im biển lặng rồi về.”
Thân thị đáp: “Ta cũng chẳng ngại người ta công kích. Nhưng Cửu Ca phải theo cha vợ nó vào kinh, mình nghe ta nói trước đã, Cửu Ca năm nay đã mười bốn tuổi rồi, chưa lớn nhưng cũng không còn nhỏ, chẳng hai năm nữa sẽ thành thân, cũng phải kiếm một chức quan, giờ vào kinh đi theo dự thính, quan khán, cũng tiện học hỏi thêm kiến thức. Chuyện lớn chẳng đến phiên nó xía vào, ai lại đổ vận đen lên đầu nó chứ?”
Lệ Ngọc Đường ngẫm một chút, cũng có lý: “Ta viết thư gửi vào kinh, nói chúng ta không đi nữa, để Cửu Ca về đấy chào hỏi.” Thân thị nghe ông nói thế mới an tâm, bà chẳng mong con trai giàu sang gì, nhưng Lệ Ngọc Đường nhà này sắp năm chục rồi mà vẫn chỉ là phủ quân, đám anh em Đại Ca, có cao đến mấy cũng chỉ giữ chức quan lục, thất phẩm, Cửu Ca thực sự không thể “rỗi rãi giàu sang”, nếu không tới phiên cháu mình, dù chẳng đến nỗi ăn tro nuốt trấu thì cũng tới nước mua cưới bán gả mất. Nhân lúc còn trẻ, còn có cơ hội phạm sai lầm thì nên xông xáo nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, lại có cha vợ chu đáo trông chừng, với Cửu Ca mà nói, chỉ có lợi mà không có hại.
Thân thị thỏa thuận với Lệ Ngọc Đường xong, bèn giục ông đi viết thư: “Mình viết thư đưa vào kinh, ngoài bức gửi cho nhà mình, nhớ phải thêm một bức gửi sang chỗ Tôn thượng thư đấy. Xong chuyện thì chính tay dắt Cửu Ca sang giao cho cha vợ nó.” Lệ Ngọc Đường đáp vâng, đi viết thư, đầu tiên gửi cho phủ Ngô vương, sau đến Tôn thượng thư, cuối cùng là mấy anh em Đại Ca, phân chia rõ ràng. Thấy đã hơi muộn, mới hứa mai sáng sẽ dắt con trai đến nhà họ Hồng.
Tối đó Thân thị gọi Cửu Ca sang: “Trong kinh có biến, ông nội con vốn không muốn chúng ta nhúng vào chuyện này. Nhưng chúng ta nghĩ con cũng đã lớn, nên hiểu chuyện rồi, trẻ nít vào kinh, chuyện lớn chẳng ai nghĩ đến con, con cũng chớ can vào. Cha vợ con là người thấu suốt, có chuyện gì không hiểu thì sang thỉnh giáo ông ấy. Gia đình họ đầy người già và trẻ em, lại toàn phụ nữ, con phải biết điều một chút, săn sóc đôi phần.”
Cửu Ca đã biết mình phải vào kinh từ sớm, chẳng ngờ giữa chừng lại có trục trặc, bây giờ nhận được tin chính xác, không khỏi nhoẻn miệng hớn hở, Thân thị nhìn mà lắc đầu cười, cười xong, lại nghiêm túc dặn dò Cửu Ca: “Trước mặt cha vợ, không được tự kiêu.” Cửu Ca vâng lời: “Thưa mẹ, con hiểu.”
Thân thị biết y từ bấy chưa từng nói dối, cười ra chiều yên tâm, lại tán gẫu vài câu với y: “Ta đã gói xong hành trang rồi, cũng đã thuê riêng một chiếc thuyền cho con. Ta cho Vương Hổ theo hầu, hắn quen đường đi nước bước trong kinh, đến đấy, xem cha vợ con thu xếp thế nào, ông ấy phải đi thi, trước kỳ thi con đừng đến quấy rầy mãi, nhưng phải thỉnh thoảng sang thăm, chỉ e ông ấy không quen cuộc sống trong kinh, con nhớ dắt Vương Hổ đến thưa chuyện nhé. Nhớ kỹ, vợ con vẫn chưa gả đi, con đừng làm gì không đứng đắn, cũng phải chăm đọc sách…”
Cửu Ca cười mỉm lắng nghe, không nói chen vào, chỉ ghi nhớ lời Thân thị dặn. Thân thị là người ngoài mềm trong cứng, tần tảo bấy nhiêu năm chỉ để nuôi một thằng con trai này nên người, chưa từng để nó rời mình nửa bước, nhưng trong lòng vẫn rõ, con trai lớn rồi, ngày này phải đến thôi. Đành nuốt nước mắt xuống, nói không ngớt lời, chẳng dám để mình rỗi rãi vì sợ sẽ khóc thành tiếng, khiến con trai lo lắng.
Dặn dò bao điều, Thân thị lại nhắc chuyện ngày mai phải đến nhà họ Hồng, bảo y phải ăn mặc gọn gàng một chút.
•••••
Lệ Ngọc Đường hiếm khi rời khỏi phủ nha, tuy thích vui vầy non nước, phong cảnh Giang Châu cũng đẹp đẽ lắm thay, nhưng mỗi khi lên đường cũng chỉ ngắm núi ngắm sông, lại ngại đến cửa viếng thăm nhà người khác. Ở thành Giang Châu này, ông cũng được xem là vua một cõi, có ai thấy hoàng đế rỗi chuyện đến nhà bề tôi chơi bao giờ chưa?
Cứ hễ ông ra đường là sẽ có rất nhiều cặp mắt dõi theo, tới khi thấy ông đến ngõ Hậu Đức, mới “À” một tiếng. Mọi người đều biết Hồng cử nhân sẽ lên kinh dự tuyển, hai gia đình là thông gia, chuyện Lệ phủ quân đến nhà tuy hơi bất ngờ, nhưng cũng không trật đường ray cho lắm.
Thân thị Cửu Ca thầm thấy buồn cười, chỉ vì hôm nay Lệ Ngọc Đường chăm chút quá đỏm. Tuy không mặc áo quan, nhưng quần áo trên người đã phải thử tám bộ trước mới được chọn khoác vào, chốc thì ngại quá mới thành ra phô trương, sợ không lọt nổi vào mắt Tô tiên sinh, chốc lại e quá cũ rặt vẻ kẹt xỉ, mất mặt mình. Không đeo ngọc bội thì sợ thất lễ, đeo rồi lại e bị chê là xa hoa. Lăn qua lộn lại đến tận canh ba mới vừa lòng đi ngủ.
Với Triệu Tín, Lệ Ngọc Đường đối xử như chăm một đóa hoa, nuôi một con mèo, còn với thầy Tô, ông thực sự rất dè dặt. Áo mũ không đàng hoàng thì không dám gặp, không dám bàn chuyện xa hoa phóng đãng. Có vị tiên sinh này trước mặt, đến cả cao giọng cười vang ông cũng chẳng dám.
Hồng Khiêm và thầy Tô tiếp đãi cha con Lệ Ngọc Đường, bên trong Thân thị nói rõ mục đích mình đến đây với Tú Anh. Tú Anh nghe bà nói muốn để Cửu Ca đi cùng, sợ thót tim: “Sao được ạ?” Thân thị đáp: “Sao lại không? Trẻ ranh như nó, còn e khiến bọn em phải nhọc lòng. Chỉ có một ưu điểm, tuy chỉ choai choai nhưng giúp việc lặt vặt vẫn ổn. Nói em không chê chứ, dù gì nó cũng có cái vỏ tông thất, đi cùng đỡ được đôi lần khó dễ.”
Tú Anh đương nhiên vô cùng cảm kích, lại nghĩ đến một chuyện, trình bày kế hoạch thồ Hồ tiêu và đặc sản Giang Châu của nhà mình: “Đặng tìm nơi ổn định cuộc sống.” Thân thị nghe mà sực nhớ ra: “Những người có công danh mà đi thuyền, thường sẽ có lái buôn gửi nhờ hàng hóa, thứ nhất là để bớt vài đồng thuế, thứ hai là mong thuận buồm xuôi gió. Cũng có lái buôn tự thồ hàng hóa, nhưng sang tay thì bớt rách việc hơn.” Tú Anh bèn hỏi Thân thị có nhận thồ không, Thân thị đáp: “Ta đã thuê hộ Cửu Ca một chiếc thuyền, chứa hết quà cho vương phủ thì còn vài chỗ trống, cũng tiện tải thêm một vài thứ.”
Hai người lập tức bàn đến chuyện làm thế nào để tải hàng hộ. Tú Anh từ nhỏ đã ra ngoài làm ăn, Thân thị cũng là vợ đảm quản việc nhà, giờ đã là sui với nhau, không còn phải giữ gìn “thể thống” như trước mặt người dưng nữa. Ngọc Tỷ cứ việc nghe họ bàn, cũng tự động ghi nhớ. Thân thị nói xong chuyện làm ăn, bèn nhắc lại những điều kiêng trong kinh cho Tú Anh và Ngọc Tỷ, Ngọc Tỷ nghe thật kỹ. Thậm chí đến cả tiệm điểm tâm nào ngon, chùa miếu nào thiêng các loại, cũng hỏi thật cặn kẽ.
Bên ngoài, thầy Tô nghe Lệ Ngọc Đường muốn cho Cửu Ca đi theo hộ tống, cũng khen ông “cao thượng”. Trình bày xong, mặt mày Lệ Ngọc Đường rạng rỡ, nếp nhăn khóe mắt gần như biến mất cả. Hồng Khiêm và thầy Tô thích kèn cựa nhau, không chịu nổi khi thấy thầy “được dịp khoe khoang”, nhưng với kiểu người hâm mộ như Lệ Ngọc Đường, cũng chỉ biết dở khóc dở cười. Đành nói chuyện với Cửu Ca, cũng chẳng hỏi gì ngoài những câu như đã từng đến kinh thành chưa, Cửu Ca lần lượt đáp cả.
Lúc tiếp đãi ông con rể này, tuy có khi Hồng Khiêm cảm thấy y bụng dạ quanh co, nhưng cũng công nhận y là một người biết chừng mực. Chừng mực được là tốt, Hồng Khiêm trò chuyện cũng vừa lòng thỏa ý, hắng giọng bảo: “Cũng sắp đến Tết hoa đăng rồi.” Cửu Ca đưa mắt nhìn lên, vừa trợn tròn đã về như cũ, đáp: “Vâng, con đang định tìm hai chiếc đèn thỏ cho Kim Ca nghịch.” Hồng Khiêm như cười như không: “Kim Ca đâu phải tuổi thỏ nhỉ.” Cửu Ca mặt hây hây đỏ, càng ra vẻ điềm nhiên bình thản.
Hai bên hàn huyên xong, đều mừng vui vô cùng. Cửu Ca bụng bảo dạ, mình đã chuẩn bị sẵn hai chiếc đèn thỏ từ lâu, ấy vậy mà lại bị cha vợ nói toạc ra, đành phải kiếm thêm chiếc đèn kéo quân cho Kim Ca chơi. Bên Tú Anh cũng đã bàn xong chuyện thồ hàng vào kinh với Thân thị, đôi bên an lòng. Còn chỗ Lệ Ngọc Đường sợ dây vào rắc rối, giờ khỏi phải vào kinh làm việc, cũng khá mát dạ.
Thấm thoát đã đến Nguyên Tiêu.
•••••
Vì nghe Hồng Khiêm ngâm mấy câu lạ lùng kiểu: “Ngọn liễu mảnh trăng treo, Hoàng hôn người hẹn ước.*”, Ngọc Tỷ bèn cảm thấy có gì đó sai sai. Song Hồng Khiêm vừa ngâm xong đã bị Tú Anh huých cho một cái: “Già mà không nên nết, xằng bậy trước mặt con gái!” Sau đó, thư đồng theo hầu Cửu Ca mới đưa tin đến hộ y, rằng sau cỗ Nguyên Tiêu, Cửu Ca sẽ đến chơi với Kim Ca, sẽ mang đèn kéo quân sang cho cậu.
[*Trích thơ Đêm Nguyên Tiêu của Âu Dương Tu.]
Hồng Khiêm nghe mà cứ phá ra cười.
Tết hoa đăng không cấm đèn đuốc, Cửu Ca ở nhà im ỉm dùng bữa tối xong liền muốn ra ngoài. Ba mẹ con Thân thị và Lục Thất Tỷ bụm miệng, mẹ nhìn con con liếc mẹ, Thất Tỷ còn chọt chọt Lục Tỷ, mày mặt chứa chan ý cười. Từ lúc đính hôn, Cửu Ca đã bị ba người họ nháy mắt cười nhạo biết bao lần, bắt đầu từ lần thứ hai, y đã luyện thành chiêu mình đồng da sắt, ai đùa mặc ai, ta cứ nghiêm thế đó. Đợi ba mẹ con cười đến mệt rũ, y xách đèn lồng đến nhà họ Hồng.
Cửa lớn nhà họ Hồng đang mở, ngõ Hậu Đức đêm nay cũng giăng đầy hoa đăng, Kim Ca đang đọ đèn với mấy đứa bé bằng tuổi. Nghe tiếng vó ngựa dập dềnh, đám trẻ nít đều ngẩng đầu lên ngóng, đoạn cười ồ lên, nhắc Kim Ca: “Anh rể cậu đến rồi kìa.”
Kim Ca đưa đèn trong tay cho mợ Hồ, ngửa mặt lên nhìn Cửu Ca, Cửu Ca xuống ngựa, đưa đèn kéo quân cho nhóc: “Hơi nặng đấy, đệ chơi chung với các bạn nhé.” Đèn kéo quân khá to, phải sai hai người cầm, trước hết cứ đặt trên phiến đá xanh trước mặt Kim Ca, khiến cả đám trẻ con hàng xóm lác mắt ngắm nhìn.
Kim Ca lầm lì nhìn chiếc đèn cầm không nổi, nhấc chẳng lên này, lại lặng lẽ đưa mắt ngóng sang hai chiếc đèn thỏ trong tay Thư Đồng. Cửu Ca biết ý cậu nhóc, cười cười lách người che lại. Kim Ca xụ mặt: “Tỷ tôi ở trong phòng.” Cửu Ca dặn: “Đừng chơi xa quá, ta ra lại có món hay cho đệ.”
Rồi đi tìm Ngọc Tỷ, trước đó đã sang thưa với Hồng Khiêm, Hồng Khiêm dò xét từ trên xuống dưới người y một lượt, đến khi Cửu Ca phát hoảng mới thả cho đi. Cửu Ca không dám nán lại thêm, vái chào Hồng Khiêm rồi quay đi gặp Ngọc Tỷ. Nào ngờ Hồng Khiêm đàng sau dặn với theo: “Nhớ dạo vài vòng cho tiêu cơm.” Cửu Ca chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì, song vẫn dừng bước, xoay người đáp: “Xin tuân lệnh.”
Đến khi gặp Ngọc Tỷ, mới vỡ ra vì sao Hồng Khiêm dặn như thế. Thì ra hôm nay Ngọc Tỷ vào bếp làm món thịt viên nhân trứng cút sốt tương, dành riêng cho Cửu Ca một phần, vì đêm Nguyên Tiêu xơi toàn bánh trôi ngọt, sợ y ngấy mới làm món mặn. Với cả Cửu Ca đang tuổi trổ mã, ăn nhiều thịt sẽ tốt cho cơ thể.
Hồng Khiêm nghe đồn con bé dành riêng một phần cho Cửu Ca, bụng dạ bảo sao chẳng chua, tối nay cố tình ngốn trọn hai viên thịt, thành ra bánh trôi cũng chỉ ráng xơi được hai viên. Lời khi nãy nói với Cửu Ca, không chỉ vì hờn mà còn do chàng ăn quá no thật, chính bản thân cũng muốn ra ngoài đi dạo tiêu thực.
Cửu Ca dắt Thư Đồng sang tìm Ngọc Tỷ, Ngọc Tỷ đã thay áo mới, đầu cài trang sức bướm vờn tuyết liễu các cô gái có chồng hay cài dịp Nguyên Tiêu, dáng hình xinh đẹp đứng dưới ánh đèn, Cửu Ca ngắm mà tim không thôi rung động, bước lên vài bước: “Trời lạnh, đừng để bị cảm.” Len lén đỡ lấy cánh tay nàng, định đưa người đi.
Chẳng phải y không nổi lòng bậy bạ, nhưng giờ vẫn còn đang ở nhà họ Hồng, tuy muốn nắm tay lắm, nhưng phải thoát khỏi mắt cha vợ mới an tâm. Đóa Nhi xách hộp thức ăn be bé, cặp mắt cứ ang ác nhìn tay Cửu Ca, tằng hắng thật to. Cửu Ca ra vẻ không nghe, lại nói với Ngọc Tỷ: “Ta có mang đèn thỏ đến, nhưng khi nãy đã để đèn kéo quân lại ở ngoài kia cho Kim Ca chơi, chúng ta cũng ra ngắm nhé. Ta còn mang cả pháo sang, ra xem cậu chàng đốt.”
Dụ dỗ Ngọc Tỷ xuống phố ngắm hoa đăng.
Ngoài kia Kim Ca liếc thấy Cửu Ca đỡ tay chị mình, bèn chạy đến kéo Ngọc Tỷ, khoe: “Tỷ, ngắm đèn kéo quân Cửu Ca tặng đệ nè, đẹp lắm cơ.” Cửu Ca cười khẽ, lấy một gói gì đó từ trong tay áo ra, ấy chính là pháo mà khi nãy y vừa nhắc đến. Tự tay châm ngòi cho Kim Ca chơi, khéo sao lại thu hút người trong nhà họ Hồng ra xem. Thấy Ngọc Tỷ ôm lấy Kim Ca còn Cửu Ca cầm dây châm lửa, Trình Thực lấy làm sợ hãi, vội bước tới thưa: “Hay là để tiểu nhân đốt cho ạ, áo cô gia mà cháy thì khổ.”
Cửu Ca bèn lui lại đứng bên Ngọc Tỷ, mỗi tay kéo một người, ôm hai chị em vào lòng: “Pháo nổ to lắm, nhỡ lại ù tai hai người.” Đóa Nhi từ bấy đã bao giờ thấy tuýp cô gia nào mặt dày mày dạn đến thế đâu, tằng hắng vài cái thật vang, nào ngờ bên kia Trình Thực đã đốt pháo, bạt đi tiếng nó.
Cửu Ca ấy vậy mà còn hỏi Ngọc Tỷ: “Đóa Nhi bị sặc khói rồi chăng? Chúng ta cũng tránh ra xa một chút, nhỡ lại đến lượt nàng.” Nhân thể dỗ Ngọc Tỷ dạo phố ngắm đèn.
Đóa Nhi dậm chân bình bịch, xách hộp thức ăn đuổi theo. Thư Đồng thấy thế, đành theo đuôi. Ngoài phố tưng bừng lắm thay. Cửu Ca đón đèn thỏ từ tay Thư Đồng, mình cầm một cái, trao cái còn lại cho Ngọc Tỷ, tay phải rỗi rãi bèn nắm lấy tay trái nàng: “Phố đông người, cầm tay ta, nhỡ lại lạc mất. Có kẻ xô chen, nàng cứ tựa vào ta. Ta sẽ che cho nàng.”
Ngọc Tỷ bị y nắm lấy tay, nàng cảm nhận được hơi ấm từ tay trái lan tỏa khắp người, không cần soi gương cũng biết má mình đã đỏ ửng, khẽ gắt: “Chàng tài thật…” Tay giãy nhẹ, Cửu Ca liền siết chặt hơn, Ngọc Tỷ bèn không cố vùng ra nữa. Cửu Ca yên dạ yên lòng, dắt tay Ngọc Tỷ đi về phía trước: “Không tài đã chẳng dám sánh đôi cùng nàng.”
“Miệng mồm bôi mỡ.”
“Nàng nói sao thì là vậy.”
Ngọc Tỷ nghe thế khẽ bật cười, hai người sóng bước, cũng chẳng nhiều lời, trên phố người ta cũng kết thành đôi thành cặp, Cửu Ca Ngọc Tỷ và họ đi lướt qua nhau, khi bắt gặp ánh mắt nhau, đôi bên đều ngượng ngùng e thẹn. Tết hoa đăng nô nức dập dìu, hè phố ngoài đèn giăng hoa kết đủ loại, còn cả các kiểu quầy hàng, bán nào là bánh trôi, son phấn, ngọc hoa, muôn màu muôn vẻ. Tay nghề đường phố khó lọt mắt xanh họ, dạo bước thật lâu, đã hơi đói. Bèn ghé vào một quán trà, Đóa Nhi dâng hộp thức ăn lên, bên trong quả là món thịt viên nhân trứng sốt tương của Ngọc Tỷ.
Ngọc Tỷ vừa làm xong đã cho vào nồi đất nung nhỏ, vách kép hộp thức ăn có thêm nước nóng, bây giờ thịt viên hãy còn ấm. Hớp ngụm trà nóng, đoạn nhấc đũa lên. Cửu Ca dẽ một miếng nhỏ cho vào đĩa đưa Ngọc Tỷ rồi mới bắt đầu ăn. Ngọc Tỷ chống cằm, cười tủm tỉm ngắm Cửu Ca xơi thịt. Cửu Ca đang tuổi lớn, tướng ăn tuy nho nhã, nhưng lượng ăn thì không ít.
Cuối bữa, lúc cùng thưởng trà nóng, Cửu Ca bảo: “Giày rất ấm, rất tốt, nàng đấy, đừng quá lao lực.” Ngọc Tỷ đang ngồi ngay ngắn, liếc y một cái: “Ừm.” Lại nghiêm mặt. Cửu Ca lặng lẽ duỗi tay ra, nắm lấy tay Ngọc Tỷ, nàng không giãy giụa, chỉ đưa mắt nhìn y. Ngoài kia lại đốt một quả pháo hoa thật to, hai người đều nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ, khéo thay gần đây đèn hoa rực rỡ, xa kia trăng sáng lung linh, ôi thôi là đẹp. Hai người, ta ngắm nàng, nàng nhìn ta, cảm thấy chỉ cần nhìn nhau như thế thôi, trong lòng đã đong đầy kiều diễm.
Dần ngồi sát lại, vai kề vai, Ngọc Tỷ hỏi: “Đôi thỏ ngọc kia, chàng còn nhớ chứ?” Cửu Ca đáp: “Ừm.” Ngọc Tỷ mới rầy: “Thứ quý như thế, chàng lại tiện tay tặng bừa cho người khác. Trên đó có ấn ký mà.” Hễ là vật phẩm mà thợ ngọc tạc dâng vào cung, đều không được phép để lại ký hiệu riêng, nhưng những người thợ có tay nghề thủ công tuyệt vời như thế, có ai lại chế tác được món hay món đẹp mà không muốn lưu danh đâu? Thế là có vô số thợ khéo vắt óc tìm kế chỉ để lưu lại ký hiệu nhỏ trên đồ ngọc mà mình tạc, lại không để kẻ khác phát hiện được. Ngọc Tỷ sớm chiều thưởng thức con thỏ ngọc ấy, cuối cùng phát hiện ra một ký hiệu thật nhỏ ngay sau tai thỏ. Đúng là cống vật của một thợ khéo nào đó.
Cửu Ca đáp: “Nàng không phải người ngoài, ta cũng chẳng tiện tay.” Ngọc Tỷ bảo: “Nhưng ta không có những món quý như vậy để tặng chàng.” Cửu Ca nói: “Chúng ta là một, nào chia ta nàng? Của ta đều là của nàng cả.” Ngọc Tỷ khẽ nói, giọng nhỏ như muỗi kêu: “Lại chẳng thế, ta đã là của chàng. Chàng cũng phải là của ta.” May mà Cửu Ca ngồi gần đấy, nghe trọn cả, chỉ cảm thấy tim mình như muốn vọt ra ngoài. Kết đôi là lệnh cha mẹ, hôm nay rốt cũng đã tận tai nghe được lời ấy của nàng, Cửu Ca mừng rỡ lắm thay. Đến cả con bé Đóa Nhi phòng y như chống trộm, trông cũng vừa mắt hơn đôi phần.
Lại nghe Ngọc Tỷ hỏi mình: “Chàng bảo xem có phải không?” Cửu Ca làm ra cái điệu mà mình cho rằng là điềm tĩnh, người ta lại trông thành vội vã kia, gật đầu đáp: “Nàng nói phải.” Ngọc Tỷ cười bảo: “Gì thế này? Chàng cứ ngơ ngơ nhận lời thế à.” Cửu Ca nói: “Hai chúng ta luôn là một, nàng là ta, ta cũng là nàng. Ta luôn thuộc về nàng.”
Cửu Ca tiếc nỗi không thể ở lâu bên Ngọc Tỷ, nhưng không dám đưa nàng về muộn. Lúc về đến ngõ Hậu Đức, Kim Ca đang đốt pháo, Cửu Ca vui vẻ trong lòng, bèn muốn thử sức. Trên tay, trên mặt y và Kim Ca đều là tro, Ngọc Tỷ vội bảo hai người vào nhà rửa tay rửa mặt, mợ Hồ vắt khăn cho Kim Ca, Đóa Nhi vắt khăn đưa Ngọc Tỷ. Ngọc Tỷ lại xoay sang đưa cho Cửu Ca, vì nhiều người và sợ da mặt Ngọc Tỷ mỏng, Cửu Ca bèn đón lấy tự lau tay, chỉ có thế mà cũng khiến đám tôi tớ cười ầm một trận.
•••••
Từ sau Nguyên Tiêu, Thân thị lại càng bận rộn, thu vén rất nhiều lễ vật biếu vào kinh, còn bảo: “Tiếc nỗi không thể đi cùng Cửu Ca.”
Nào ngờ một câu thành sấm, hãy còn chưa hết tháng giêng, đã có công văn khẩn được đưa đến: Hoàng thái tử hoăng thệ. Thánh nhân vội ra lệnh cho các vùng tìm kiếm tung tích của Tô Trường Trinh, muốn vời thầy vào kinh làm quan. Ý chỉ trục xuất thầy ra khỏi kinh thành trước kia mất hiệu lực.