Vừa tảng sáng, chúng tôi lên đường. Ông bác sĩ và các chị nữ tu đều đến tiễn. Thuyền tách khỏi bờ xây một cách dễ dàng, gió lồng ngay vào buồm và chúng tôi dong thuyền tiến thẳng ra khơi. Mặt trời lên, rạng rỡ, một ngày bình yên đang chờ đợi chúng tôi. Ngay lập tức tôi nhận thấy chiếc thuyền quá nhiều diện tích buồm mà lòng thuyền không đủ nặng. Tôi quyết định phải thận trọng.
Thuyền phóng hết tốc lực. Nó quả là một con ngựa đua tuyệt vời về tốc độ, nhưng lại là một con ngựa dễ trở chứng. Chúng tôi đi theo hướng chính tây. Cả bọn đã quyết định đổ lén lút vào bờ Colombia để thả ba người đã nhập bọn với chúng tôi ở Trinidad. Họ chẳng ưa gì những chuyến vượt bể dài ngày, họ bảo là họ tin tôi, nhưng không tin thời tiết. Quả tình, theo những dự báo khí tượng trong các tờ báo đọc ở nhà tù, phải dự kiến một thời tiết xấu và thậm chí những trận bão lốc. Tôi phải công nhận là họ có quyền lựa chọn, và chúng tôi thống nhất với nhau là tôi sẽ cho họ đổ bộ vào một bán đảo tiêu điều và hoang vắng gọi là Guajira. Còn chúng tôi thì cả ba người sẽ lại lên đường đến Honduras thuộc Anh.
Thời tiết tuyệt đẹp và đêm đầy sao với một vành trăng lưỡi liềm khá sáng làm cho cái kế hoạch đổ bộ này thêm dễ dàng. Chúng tôi tiến thẳng vào bờ biển Colombia, tôi thả neo, và các bạn cứ dần dà đo chiều sâu xem thử đã có thể đổ bộ được chưa. Chẳng may nước rất sâu và chúng tôi phải tiến đến gần một bờ biển toàn đá cho đến khi nước chỉ còn sâu độ một thước rười: một việc làm khá nguy hiểm. Chúng tôi bắt tay nhau, bọn kia xuống từng người một rồi đội va-li trên đầu đi vào bờ. Chúng tôi nhìn theo họ mà không khỏi cảm thấy hơi buồn. Những người bạn ấy đã xử sự với chúng tôi một cách đứng đắn, họ đã tỏ ra đủ sức giữ vững trong nhiều hoàn cảnh khó khăn. Họ rời thuyền cũng đáng tiếc.
Trong khi họ đi vào bờ, gió tự dưng lặng hẳn. Thật chó má! Miễn sao đừng lọt vào mắt những người ở trong cái làng Rio Hacha có đánh dấu trên bản đồ? Đó là hải cảng đầu tiên có cảnh sát đóng. May ra thì không. Tôi có cảm giác rằng chúng tôi đã đi quá chỗ bờ biển được đánh dấu khá xa, nếu căn cứ vào ngọn hải đăng nhỏ ở mũi đá mà chúng tôi vừa đi qua. Chờ đợi, chờ đợi... Ba người kia đã đi khuất sau khi vẫy khăn từ biệt. Gió, sao mãi không có gió hở trời! Phải có gió chứ, để tách ra khỏi đất Colombia vốn là một dấu chấm hỏi đối với chúng tôi! Thật vậy, không thể biết họ có giao trả tù vượt ngục hay không. Cả ba chúng tôi đều thích cái giải pháp cố định của xứ Honduras thuộc Anh hơn là tình trạng lập lờ ở Colombia.
Mãi đến ba giờ chiều mới có gió. Tôi kéo hết buồm lên và thuyền bắt đầu lướt nhè nhẹ, có lẽ nghiêng hơi quá mức một chút. Thuyền đi được hơn hai giờ thì một chiếc xuồng máy chở đầy người đi thẳng về phía chúng tôi. Họ bắn chỉ thiên để ra lệnh cho chúng tôi dừng lại. Tôi làm ngơ phóng thẳng, cố tăng khoảng cách để ra khỏi lãnh hải Colombia. Không được. Máy chiếc xuồng kia rất mạnh, và chỉ một tiếng rưỡi sau nó đã đuổi kịp chúng tôi. Đứng trước mười họng súng trường chĩa vào ngực, chúng tôi phải đầu hàng. Những người đã bắt chúng tôi, không rõ là lính hay là cảnh sát, người nào cũng có một dáng dấp đặc biệt: một cái quần bẩn xưa kia đã từng có màu trắng, những chiếc áo len dệt chắc chắn là chưa từng giặt bao giờ, thủng lỗ chỗ, ai nấy đều đi chân không, trừ viên "chỉ huy", tuy hắn ăn mặc tử tế hơn và sạch hơn một chút. áo quần thì tồi tàn như vậy, nhưng vũ khí thì có thể nói là họ được trang bị "đến tận răng": một cái băng giắt đầy đạn làm thắt lưng, những khẩu súng trường của quân đội chính quy được bảo quản rất tốt, và thêm vào đấy, một con dao găm lớn có bao da, cán vừa đúng tầm tay.
Người được họ gọi là chỉ huy có bộ mặt điển hình của thứ người lai thổ dân, thuộc loại sát nhân bẩm sinh. Hắn đeo một khẩu súng lục lớn mắc vào một cái nịt giắt đầy đạn. Vì họ chỉ biết nói tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi không hiểu họ nói gì, nhưng trong cách nhìn, trong cử chỉ, trong giọng nói của họ đều không thấy có chút gì là thiện cảm, mọi thứ đều lộ rõ vẻ thù địch. Chúng tôi đi bộ từ cảng đến nhà tù, qua làng Rio Hacha (ban nãy đúng là làng này), bốn phía có sáu tên đầu trâu mặt ngựa đi kèm còn thêm ba đứa đi cách chúng tôi hai mét, súng chĩa vào chúng tôi. Như vậy, chuyến nhập cảnh này không lấy gì làm thân thiện lắm.
Chúng tôi bước vào sân một nhà tù, xung quanh có một dãy tường thấp. Trong sân có vài chục tù nhân râu ria bẩn thỉu, người đứng kẻ ngồi, họ cũng nhìn chúng tôi với những đôi mắt thù địch.
- Vamos, Vamos. - Chúng tôi hiểu rằng họ muốn nói "đi đi, đi đi".
Đối với chúng tôi điều đó hơi khó thực hiện vì Clousiot tuy đã đỡ nhiều nhưng vẫn phải đi bằng cái chân bó bột cho nên không thể đi nhanh được. Viên "chỉ huy" ban nãy ở lại phía sau, bây giờ đã bắt kịp chúng tôi, tay cầm cái địa bàn và tấm vải tráng nhựa. Hắn đang ăn bánh và sô-cô-la của chúng tôi, và chúng tôi hiểu ngay rằng họ sẽ tước hết các thứ của chúng tôi. Quả nhiên chúng tôi không lầm. Họ nhốt chúng tôi vào một gian phòng bẩn thỉu, cửa sổ có song sắt to. Giữa đất có những tấm ván dài ở một đầu có đặt một thứ gối bằng gỗ: đó là giường. Khi bọn cảnh sát đã ra ngoài và khóa cửa lại, một tù nhân đến cạnh cửa sổ của chúng tôi nói:
- Francais? Francais!
- Anh muốn gì?
- Francais à, không tốt, không tốt?
- Không tốt? Cái gì không tốt?
- Cảnh sát.
- Cảnh sát à?
- Ừ! Cảnh sát không tốt. - Nói đoạn hắn bỏ đi.
Đêm đã qua, gian phòng được soi sáng bằng một ngọn đèn điện rất yếu. Muỗi bay vo ve quanh tai chúng tôi và thỉnh thoảng lại lọt vào mũi.
- Chà, đẹp mặt thật. Chỉ tại chúng mình nhận cho ba gã kia đổ bộ vào đây.
- Cậu nói thế làm gì, chúng mình làm sao mà biết được nông nỗi như thế này. Căn bản là vì không có gió.
- Tại cậu vào gần bờ quá, - Clousiot nói.
- Thôi câm mồm đi. Bây giờ không phải là lúc tự buộc tội và buộc tội người khác. Đây là lúc phải dựa vào nhau, phải hòa thuận hơn bao giờ hết.
- Xin lỗi cậu, cậu nói đúng đấy Papi ạ. Không phải lỗi của ai cả.
Ôi! Thật là bất công quá sức: đã vật lộn hết bao nhiêu hơi sức mà kết cục lại thế này thì thật quá thảm hại. Họ chưa khám xét chúng tôi. Cái plan của tôi còn để trong túi, tôi vội vàng đút nó vào người. Clousiot cũng làm theo. Chúng tôi không ném nó đi là phải. Vả chăng đó là một thứ ví không thấm nước và rất gọn, dễ giấu. Theo đồng hồ của tôi thì lúc bấy giờ là tám giờ tối. Họ đem cho chúng tôi một ít đường chưa lọc màu nâu nâu, mỗi người được một cục to bằng nắm tay, và ba cái bánh gì làm bằng bột gạo luộc chín có bỏ muối. - Buenas noches!
- Chắc như thế có nghĩa là "chúc ngủ ngon" - Maturette nói.
Sáng hôm sau lúc bảy giờ họ dọn cho chúng tôi ở ngoài sân một thứ cà-phê tuyệt ngon rót vào mấy cái cốc bằng gỗ. Đến tám giờ viên chỉ huy đi qua. Tôi xin hắn ra thuyền lấy đồ đạc. Không biết là hắn không hiểu hay giả vờ thế. Tôi càng nhìn hắn càng thấy rõ hắn có bộ mặt của một tên sát nhân bẩm sinh. Ở hông bên trái của hắn có đeo một cái chai nhỏ bọc trong túi da, hắn rút chai ra, mở nút và uống một ngụm, rồi khạc ra và chìa cái chai cho tôi. Trước cái cử chỉ thân thiện đầu tiên này tôi thấy cần cầm lấy chai và uống một ngụm. Rất may là chỉ uống một ngụm, vì đó là một thứ lửa đặc vị cồn. Tôi nuốt vội rồi ho sặc sụa. Thấy thế, tên cảnh sát Anh- điêng lai da đen cười hô hố
Đến mười giờ thấy mấy người mặc thường phục trắng thắt ca-vát đến. Họ có cả thảy sáu bảy người cùng bước vào một tòa nhà mà tôi đoán là nơi làm việc của giám đốc nhà lao. Họ cho gọi chúng tôi vào. Họ đều ngồi trên những chiếc ghế tựa xếp thành hình bán nguyệt trong một gian phòng có treo một bức tranh lớn vẽ một sĩ quan da trắng đeo rất nhiều huân chương: "Presidente Alfonso Lopez de Colombia". Một trong những người mặc thường phục dùng tiếng Pháp cho phép Clousiot ngồi xuống ghế, còn chúng tôi thì đứng. Người ngồi giữa, gầy gò, có cái mũi diều hâu, đeo kính không có khung, bắt đầu hỏi cung tôi. Người thông ngôn không dịch gì cả, mà đợi cho người kia nói hết rồi mới thuật lại với tôi:
- Cái ông vừa nói đó và lát nữa sẽ hỏi cung anh là ông quan tòa của thành phố Rio Hacha, mấy người kia là những ông thư lại bạn của ông ta. Còn tôi là thông ngôn. Tôi là người Haiti chuyên trông coi các công trình điện lực trong quận này. Tôi tin rằng trong số các ông kia, tuy họ không nói ra,có mấy người hiểu tiếng Pháp ít nhiều, có lẽ ngay cả ông quan tòa cũng thế.
Ông quan tòa sốt ruột vì những lời giảng giải này và bắt đầu dùng tiếng Tây Ban Nha hỏi cung tôi. Người thông ngôn Haiti lần lượt phiên dịch các câu hỏi đáp.
- Các anh là người Pháp?
- Vâng.
- Các anh từ đâu đến?
- Từ Curacao.
- Trước đó?
- Trinidad.
- Trước đó?
- Martinique.
- Các anh nói dối. Lãnh sự của chúng tôi ở Curacao đã được báo trước cách đây hơn một tuần là phải canh phòng bờ biển vì có sáu tù nhân vượt ngục của một trại tù thuộc Pháp sẽ tìm cách đổ bộ vào đây.
- Vâng. Chúng tôi là những người tù vượt ngục từ trại khổ sai.
- Vậy tức là từ Cayenne?
- Vâng.
- Nếu một nước tôn quý như nước Pháp đã đày các anh đi xa như vậy và trừng trị các anh nghiêm khắc như vậy thì các anh ắt phải là những tên cướp rất nguy hiểm?
- Có lẽ thế.
- Kẻ trộm hay sát nhân?
- Giết người không có chủ ý.
- À matador, cũng thế thôi. Vậy các anh là matador? Còn ba người kia đâu?.
- Họ Ở lại Curacao.
- Anh lại nói dối rồi. Các anh đã cho họ lên bờ cách đây sáu mươi cây số, ở một vùng gọi là Castillette. Họ đã bị bắt, và vài giờ nữa sẽ có mặt ở đây. Các anh lấy trộm chiếc thuyền kia ở đâu?
- Không phải đâu. Đức Giám mục Curacao cho chúng tôi đấy.
- Được! Các anh sẽ bị giữ ở đây cho đến khi quan thống đốc quyết định cách xử lý các anh. Vì đã vi phạm pháp luật bằng cách cho ba tên đồng lõa của các anh đổ bộ lên lãnh thổ Colombia rồi sau đó mưu toan chạy ra biển, tôi xử viên thuyền trưởng, tức là anh, ba tháng tù ngồi, còn hai người kia một tháng. Các anh phải có hạnh kiểm tốt nếu các anh không muốn bị trừng phạt nhục thể: các cảnh sát viên ở đây là những người rất cứng rắn. Các anh có cần nói gì không?
- Không. Tôi chỉ muốn thu nhặt những đồ đạc và lương thực của chúng tôi còn để lại dưới thuyền.
- Tất cả các thứ đó đều đã bị hải quan tịch thu, trừ một cái quần, một cái áo sơ-mi, một cái áo vét và một đôi giày cho mỗi người trong bọn các anh. Phần còn lại đều bị tịch thu, các anh chớ nài thêm: không có cách gì khác, đây là pháp luật.
Chúng tôi lui ra ngoài sân. Ông quan tòa bị những người tù khốn khổ trong xứ vây quanh: "Bác sĩ ơi, bác sĩ"! ông ta trịnh trọng đi qua đám tù, vẻ hết sức khệnh khạng, không trả lời, không dừng lại. Họ ra khỏi nhà tù và đi khuất. Đến một giờ trưa ba người đã cùng đi thuyền với chúng tôi đến trên một chiếc xe tải, có bảy tám người cầm súng đi kèm theo. Họ xách va-li xuống xe, vẻ tiu nghỉu. Chúng tôi trở vào phòng cùng với họ...
- Chúng tôi đã phạm phải một sai lầm quái gở và đã làm lụy đến các anh một cách không thể nào tha thứ được, anh Pappilon ạ. Bây giờ anh có muốn giết tôi thì giết đi, tôi sẽ không chống đỡ đâu, chúng tôi không phải là đàn ông nữa, chỉ là một bọn pê- đê* (do chữ pédéraste, nguyên có nghĩa là "thích trẻ con" về sau biến nghĩa thành "đồng tính luyến ái" hay "kê gian" cũng được dùng theo nghĩa "ái nam ái nữ" hay "đồng cô"). Chúng tôi làm như thế chỉ vì sợ đi biển, ấy thế mà qua những điều tôi được biết về xứ Colombia và dân Colombia thì những mối hiểm nghèo ở biển chỉ là trò đùa so với cái nguy cơ bị lọt vào tay những tên ác ôn như vậy. Có phải vì thiếu gió mà các anh bị bắt không?
- Phải, Breton ạ. Tôi sẽ không giết ai đâu, chẳng có ai đáng giết cả, chẳng qua chúng ta đều nhầm. Tôi chỉ có việc từ chối, không chịu đưa các anh vào bờ là xong, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra hết.
- Anh quá tốt, Papi ạ!
- Không, tôi chỉ công bằng. - Tôi kể lại cho họ cuộc hỏi cung vừa rồi, đoạn nói tiếp - Cũng có thể ông thống đốc sẽ phóng thích chúng ta.
- Phải, phải.
Như có ai đã từng nói: ta cứ hy vọng đi, hy vọng làm cho con người ta sống.
Theo ý tôi các nhà chức trách của cái xứ bán khai này không thể có quyết định gì về trường hợp của chúng tôi. Chỉ có các cấp cao của chính phủ mới quyết định được việc chấp nhận chúng tôi ở Colombia, trả chúng tôi cho nước Pháp, hay cho chúng tôi xuống thuyền đi tiếp. Sẽ là một sự mỉa mai quỷ quái nếu những con người không hề có điều gì phải thù oán hay trách cứ chúng tôi lại có một quyết định khắc nghiệt nhất đối với chúng tôi, vì chúng tôi chưa hề làm điều gì phạm pháp trên lãnh thổ của họ. Chúng tôi ở đây đã được một tuần không có gì thay đổi tuy chúng tôi cũng có nghe nói là người ta định giải đến một thành phố lớn hơn cách đây hai trăm cây số, đó là thành phố Santa Marta. Những tên cảnh sát có bộ mặt cướp biển hay sát nhân kia không hề thay đổi thái độ với chúng tôi; hôm qua, chỉ thiếu chút nữa tôi đã bị một tên trong bọn chúng bắn chết vì đã lấy lại cục xà phòng mà tôi để quên ở chỗ rửa mặt.
Chúng tôi vẫn ở trong căn phòng nhung nhúc những muỗi ấy, may thay bây giờ nó có sạch hơn một chút so với ngày chúng tôi mới đến, nhờ có Maturette và anh chàng người Brettagne ngày nào cũng cọ rửa. Tôi bắt đầu tuyệt vọng, mất lòng tin. Cái nòi giống người Colombia này, vốn là một sự lai tạp giữa thổ dân Anh- điêng và người da đen hoặc giữa người Anh- điêng với người Tây Ban Nha, thời trước đã từng là những chủ nhân của xứ này, đã làm cho tôi mất lòng tin. Có một tù nhân Colombia cho chúng tôi mượn một tờ báo cũ xuất bản ở Santa Marta, ở trang nhất có đăng sáu bức ảnh của chúng tôi, và ở phía dưới là ảnh viên chỉ huy cảnh sát đội cái mũ dạ to tướng, mồm ngậm xì-gà, và ảnh một chục tên cảnh sát cầm súng. Tôi hiểu rằng cuộc vây bắt chúng tôi đã được tiểu thuyết hóa và vai trò của các nhân vật này đã được phóng đại lên. Có thể tưởng đâu cả cái xứ Colombia này đã nhờ chiến công của bọn kia vây bắt được chúng tôi mà thoát khỏi được nguy cơ gì khủng khiếp lắm. Thế nhưng nhìn bức ảnh chụp "bọn kẻ cướp", chắc người nào xem báo cũng phải thấy những người trên ảnh dễ có thiện cảm hơn nhiều so với những bộ mặt cảnh sát trên bức ảnh kia. Bọn "cướp" trông như những người dân lành vô tội, còn bọn cảnh sát thì xin lỗi! Từ tên chỉ huy trở xuống đều không thể lẫn vào đâu được Bây giờ biết làm thế nào? Tôi đã bắt đầu biết được mấy từ ngữ tiếng Tây Ban Nha: vượt ngục là fugarse, tù nhân là preso, giết là matar, xích là cadena, khóa tay là esposas, đàn ông là hombre, đàn bà là mujer.
Vừa tảng sáng, chúng tôi lên đường. Ông bác sĩ và các chị nữ tu đều đến tiễn. Thuyền tách khỏi bờ xây một cách dễ dàng, gió lồng ngay vào buồm và chúng tôi dong thuyền tiến thẳng ra khơi. Mặt trời lên, rạng rỡ, một ngày bình yên đang chờ đợi chúng tôi. Ngay lập tức tôi nhận thấy chiếc thuyền quá nhiều diện tích buồm mà lòng thuyền không đủ nặng. Tôi quyết định phải thận trọng.
Thuyền phóng hết tốc lực. Nó quả là một con ngựa đua tuyệt vời về tốc độ, nhưng lại là một con ngựa dễ trở chứng. Chúng tôi đi theo hướng chính tây. Cả bọn đã quyết định đổ lén lút vào bờ Colombia để thả ba người đã nhập bọn với chúng tôi ở Trinidad. Họ chẳng ưa gì những chuyến vượt bể dài ngày, họ bảo là họ tin tôi, nhưng không tin thời tiết. Quả tình, theo những dự báo khí tượng trong các tờ báo đọc ở nhà tù, phải dự kiến một thời tiết xấu và thậm chí những trận bão lốc. Tôi phải công nhận là họ có quyền lựa chọn, và chúng tôi thống nhất với nhau là tôi sẽ cho họ đổ bộ vào một bán đảo tiêu điều và hoang vắng gọi là Guajira. Còn chúng tôi thì cả ba người sẽ lại lên đường đến Honduras thuộc Anh.
Thời tiết tuyệt đẹp và đêm đầy sao với một vành trăng lưỡi liềm khá sáng làm cho cái kế hoạch đổ bộ này thêm dễ dàng. Chúng tôi tiến thẳng vào bờ biển Colombia, tôi thả neo, và các bạn cứ dần dà đo chiều sâu xem thử đã có thể đổ bộ được chưa. Chẳng may nước rất sâu và chúng tôi phải tiến đến gần một bờ biển toàn đá cho đến khi nước chỉ còn sâu độ một thước rười: một việc làm khá nguy hiểm. Chúng tôi bắt tay nhau, bọn kia xuống từng người một rồi đội va-li trên đầu đi vào bờ. Chúng tôi nhìn theo họ mà không khỏi cảm thấy hơi buồn. Những người bạn ấy đã xử sự với chúng tôi một cách đứng đắn, họ đã tỏ ra đủ sức giữ vững trong nhiều hoàn cảnh khó khăn. Họ rời thuyền cũng đáng tiếc.
Trong khi họ đi vào bờ, gió tự dưng lặng hẳn. Thật chó má! Miễn sao đừng lọt vào mắt những người ở trong cái làng Rio Hacha có đánh dấu trên bản đồ? Đó là hải cảng đầu tiên có cảnh sát đóng. May ra thì không. Tôi có cảm giác rằng chúng tôi đã đi quá chỗ bờ biển được đánh dấu khá xa, nếu căn cứ vào ngọn hải đăng nhỏ ở mũi đá mà chúng tôi vừa đi qua. Chờ đợi, chờ đợi... Ba người kia đã đi khuất sau khi vẫy khăn từ biệt. Gió, sao mãi không có gió hở trời! Phải có gió chứ, để tách ra khỏi đất Colombia vốn là một dấu chấm hỏi đối với chúng tôi! Thật vậy, không thể biết họ có giao trả tù vượt ngục hay không. Cả ba chúng tôi đều thích cái giải pháp cố định của xứ Honduras thuộc Anh hơn là tình trạng lập lờ ở Colombia.
Mãi đến ba giờ chiều mới có gió. Tôi kéo hết buồm lên và thuyền bắt đầu lướt nhè nhẹ, có lẽ nghiêng hơi quá mức một chút. Thuyền đi được hơn hai giờ thì một chiếc xuồng máy chở đầy người đi thẳng về phía chúng tôi. Họ bắn chỉ thiên để ra lệnh cho chúng tôi dừng lại. Tôi làm ngơ phóng thẳng, cố tăng khoảng cách để ra khỏi lãnh hải Colombia. Không được. Máy chiếc xuồng kia rất mạnh, và chỉ một tiếng rưỡi sau nó đã đuổi kịp chúng tôi. Đứng trước mười họng súng trường chĩa vào ngực, chúng tôi phải đầu hàng. Những người đã bắt chúng tôi, không rõ là lính hay là cảnh sát, người nào cũng có một dáng dấp đặc biệt: một cái quần bẩn xưa kia đã từng có màu trắng, những chiếc áo len dệt chắc chắn là chưa từng giặt bao giờ, thủng lỗ chỗ, ai nấy đều đi chân không, trừ viên "chỉ huy", tuy hắn ăn mặc tử tế hơn và sạch hơn một chút. áo quần thì tồi tàn như vậy, nhưng vũ khí thì có thể nói là họ được trang bị "đến tận răng": một cái băng giắt đầy đạn làm thắt lưng, những khẩu súng trường của quân đội chính quy được bảo quản rất tốt, và thêm vào đấy, một con dao găm lớn có bao da, cán vừa đúng tầm tay.
Người được họ gọi là chỉ huy có bộ mặt điển hình của thứ người lai thổ dân, thuộc loại sát nhân bẩm sinh. Hắn đeo một khẩu súng lục lớn mắc vào một cái nịt giắt đầy đạn. Vì họ chỉ biết nói tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi không hiểu họ nói gì, nhưng trong cách nhìn, trong cử chỉ, trong giọng nói của họ đều không thấy có chút gì là thiện cảm, mọi thứ đều lộ rõ vẻ thù địch. Chúng tôi đi bộ từ cảng đến nhà tù, qua làng Rio Hacha (ban nãy đúng là làng này), bốn phía có sáu tên đầu trâu mặt ngựa đi kèm còn thêm ba đứa đi cách chúng tôi hai mét, súng chĩa vào chúng tôi. Như vậy, chuyến nhập cảnh này không lấy gì làm thân thiện lắm.
Chúng tôi bước vào sân một nhà tù, xung quanh có một dãy tường thấp. Trong sân có vài chục tù nhân râu ria bẩn thỉu, người đứng kẻ ngồi, họ cũng nhìn chúng tôi với những đôi mắt thù địch.
- Vamos, Vamos. - Chúng tôi hiểu rằng họ muốn nói "đi đi, đi đi".
Đối với chúng tôi điều đó hơi khó thực hiện vì Clousiot tuy đã đỡ nhiều nhưng vẫn phải đi bằng cái chân bó bột cho nên không thể đi nhanh được. Viên "chỉ huy" ban nãy ở lại phía sau, bây giờ đã bắt kịp chúng tôi, tay cầm cái địa bàn và tấm vải tráng nhựa. Hắn đang ăn bánh và sô-cô-la của chúng tôi, và chúng tôi hiểu ngay rằng họ sẽ tước hết các thứ của chúng tôi. Quả nhiên chúng tôi không lầm. Họ nhốt chúng tôi vào một gian phòng bẩn thỉu, cửa sổ có song sắt to. Giữa đất có những tấm ván dài ở một đầu có đặt một thứ gối bằng gỗ: đó là giường. Khi bọn cảnh sát đã ra ngoài và khóa cửa lại, một tù nhân đến cạnh cửa sổ của chúng tôi nói:
- Francais? Francais!
- Anh muốn gì?
- Francais à, không tốt, không tốt?
- Không tốt? Cái gì không tốt?
- Cảnh sát.
- Cảnh sát à?
- Ừ! Cảnh sát không tốt. - Nói đoạn hắn bỏ đi.
Đêm đã qua, gian phòng được soi sáng bằng một ngọn đèn điện rất yếu. Muỗi bay vo ve quanh tai chúng tôi và thỉnh thoảng lại lọt vào mũi.
- Chà, đẹp mặt thật. Chỉ tại chúng mình nhận cho ba gã kia đổ bộ vào đây.
- Cậu nói thế làm gì, chúng mình làm sao mà biết được nông nỗi như thế này. Căn bản là vì không có gió.
- Tại cậu vào gần bờ quá, - Clousiot nói.
- Thôi câm mồm đi. Bây giờ không phải là lúc tự buộc tội và buộc tội người khác. Đây là lúc phải dựa vào nhau, phải hòa thuận hơn bao giờ hết.
- Xin lỗi cậu, cậu nói đúng đấy Papi ạ. Không phải lỗi của ai cả.
Ôi! Thật là bất công quá sức: đã vật lộn hết bao nhiêu hơi sức mà kết cục lại thế này thì thật quá thảm hại. Họ chưa khám xét chúng tôi. Cái plan của tôi còn để trong túi, tôi vội vàng đút nó vào người. Clousiot cũng làm theo. Chúng tôi không ném nó đi là phải. Vả chăng đó là một thứ ví không thấm nước và rất gọn, dễ giấu. Theo đồng hồ của tôi thì lúc bấy giờ là tám giờ tối. Họ đem cho chúng tôi một ít đường chưa lọc màu nâu nâu, mỗi người được một cục to bằng nắm tay, và ba cái bánh gì làm bằng bột gạo luộc chín có bỏ muối. - Buenas noches!
- Chắc như thế có nghĩa là "chúc ngủ ngon" - Maturette nói.
Sáng hôm sau lúc bảy giờ họ dọn cho chúng tôi ở ngoài sân một thứ cà-phê tuyệt ngon rót vào mấy cái cốc bằng gỗ. Đến tám giờ viên chỉ huy đi qua. Tôi xin hắn ra thuyền lấy đồ đạc. Không biết là hắn không hiểu hay giả vờ thế. Tôi càng nhìn hắn càng thấy rõ hắn có bộ mặt của một tên sát nhân bẩm sinh. Ở hông bên trái của hắn có đeo một cái chai nhỏ bọc trong túi da, hắn rút chai ra, mở nút và uống một ngụm, rồi khạc ra và chìa cái chai cho tôi. Trước cái cử chỉ thân thiện đầu tiên này tôi thấy cần cầm lấy chai và uống một ngụm. Rất may là chỉ uống một ngụm, vì đó là một thứ lửa đặc vị cồn. Tôi nuốt vội rồi ho sặc sụa. Thấy thế, tên cảnh sát Anh- điêng lai da đen cười hô hố
Đến mười giờ thấy mấy người mặc thường phục trắng thắt ca-vát đến. Họ có cả thảy sáu bảy người cùng bước vào một tòa nhà mà tôi đoán là nơi làm việc của giám đốc nhà lao. Họ cho gọi chúng tôi vào. Họ đều ngồi trên những chiếc ghế tựa xếp thành hình bán nguyệt trong một gian phòng có treo một bức tranh lớn vẽ một sĩ quan da trắng đeo rất nhiều huân chương: "Presidente Alfonso Lopez de Colombia". Một trong những người mặc thường phục dùng tiếng Pháp cho phép Clousiot ngồi xuống ghế, còn chúng tôi thì đứng. Người ngồi giữa, gầy gò, có cái mũi diều hâu, đeo kính không có khung, bắt đầu hỏi cung tôi. Người thông ngôn không dịch gì cả, mà đợi cho người kia nói hết rồi mới thuật lại với tôi:
- Cái ông vừa nói đó và lát nữa sẽ hỏi cung anh là ông quan tòa của thành phố Rio Hacha, mấy người kia là những ông thư lại bạn của ông ta. Còn tôi là thông ngôn. Tôi là người Haiti chuyên trông coi các công trình điện lực trong quận này. Tôi tin rằng trong số các ông kia, tuy họ không nói ra,có mấy người hiểu tiếng Pháp ít nhiều, có lẽ ngay cả ông quan tòa cũng thế.
Ông quan tòa sốt ruột vì những lời giảng giải này và bắt đầu dùng tiếng Tây Ban Nha hỏi cung tôi. Người thông ngôn Haiti lần lượt phiên dịch các câu hỏi đáp.
- Các anh là người Pháp?
- Vâng.
- Các anh từ đâu đến?
- Từ Curacao.
- Trước đó?
- Trinidad.
- Trước đó?
- Martinique.
- Các anh nói dối. Lãnh sự của chúng tôi ở Curacao đã được báo trước cách đây hơn một tuần là phải canh phòng bờ biển vì có sáu tù nhân vượt ngục của một trại tù thuộc Pháp sẽ tìm cách đổ bộ vào đây.
- Vâng. Chúng tôi là những người tù vượt ngục từ trại khổ sai.
- Vậy tức là từ Cayenne?
- Vâng.
- Nếu một nước tôn quý như nước Pháp đã đày các anh đi xa như vậy và trừng trị các anh nghiêm khắc như vậy thì các anh ắt phải là những tên cướp rất nguy hiểm?
- Có lẽ thế.
- Kẻ trộm hay sát nhân?
- Giết người không có chủ ý.
- À matador, cũng thế thôi. Vậy các anh là matador? Còn ba người kia đâu?.
- Họ Ở lại Curacao.
- Anh lại nói dối rồi. Các anh đã cho họ lên bờ cách đây sáu mươi cây số, ở một vùng gọi là Castillette. Họ đã bị bắt, và vài giờ nữa sẽ có mặt ở đây. Các anh lấy trộm chiếc thuyền kia ở đâu?
- Không phải đâu. Đức Giám mục Curacao cho chúng tôi đấy.
- Được! Các anh sẽ bị giữ ở đây cho đến khi quan thống đốc quyết định cách xử lý các anh. Vì đã vi phạm pháp luật bằng cách cho ba tên đồng lõa của các anh đổ bộ lên lãnh thổ Colombia rồi sau đó mưu toan chạy ra biển, tôi xử viên thuyền trưởng, tức là anh, ba tháng tù ngồi, còn hai người kia một tháng. Các anh phải có hạnh kiểm tốt nếu các anh không muốn bị trừng phạt nhục thể: các cảnh sát viên ở đây là những người rất cứng rắn. Các anh có cần nói gì không?
- Không. Tôi chỉ muốn thu nhặt những đồ đạc và lương thực của chúng tôi còn để lại dưới thuyền.
- Tất cả các thứ đó đều đã bị hải quan tịch thu, trừ một cái quần, một cái áo sơ-mi, một cái áo vét và một đôi giày cho mỗi người trong bọn các anh. Phần còn lại đều bị tịch thu, các anh chớ nài thêm: không có cách gì khác, đây là pháp luật.
Chúng tôi lui ra ngoài sân. Ông quan tòa bị những người tù khốn khổ trong xứ vây quanh: "Bác sĩ ơi, bác sĩ"! ông ta trịnh trọng đi qua đám tù, vẻ hết sức khệnh khạng, không trả lời, không dừng lại. Họ ra khỏi nhà tù và đi khuất. Đến một giờ trưa ba người đã cùng đi thuyền với chúng tôi đến trên một chiếc xe tải, có bảy tám người cầm súng đi kèm theo. Họ xách va-li xuống xe, vẻ tiu nghỉu. Chúng tôi trở vào phòng cùng với họ...
- Chúng tôi đã phạm phải một sai lầm quái gở và đã làm lụy đến các anh một cách không thể nào tha thứ được, anh Pappilon ạ. Bây giờ anh có muốn giết tôi thì giết đi, tôi sẽ không chống đỡ đâu, chúng tôi không phải là đàn ông nữa, chỉ là một bọn pê- đê (do chữ pédéraste, nguyên có nghĩa là "thích trẻ con" về sau biến nghĩa thành "đồng tính luyến ái" hay "kê gian" cũng được dùng theo nghĩa "ái nam ái nữ" hay "đồng cô"). Chúng tôi làm như thế chỉ vì sợ đi biển, ấy thế mà qua những điều tôi được biết về xứ Colombia và dân Colombia thì những mối hiểm nghèo ở biển chỉ là trò đùa so với cái nguy cơ bị lọt vào tay những tên ác ôn như vậy. Có phải vì thiếu gió mà các anh bị bắt không?
- Phải, Breton ạ. Tôi sẽ không giết ai đâu, chẳng có ai đáng giết cả, chẳng qua chúng ta đều nhầm. Tôi chỉ có việc từ chối, không chịu đưa các anh vào bờ là xong, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra hết.
- Anh quá tốt, Papi ạ!
- Không, tôi chỉ công bằng. - Tôi kể lại cho họ cuộc hỏi cung vừa rồi, đoạn nói tiếp - Cũng có thể ông thống đốc sẽ phóng thích chúng ta.
- Phải, phải.
Như có ai đã từng nói: ta cứ hy vọng đi, hy vọng làm cho con người ta sống.
Theo ý tôi các nhà chức trách của cái xứ bán khai này không thể có quyết định gì về trường hợp của chúng tôi. Chỉ có các cấp cao của chính phủ mới quyết định được việc chấp nhận chúng tôi ở Colombia, trả chúng tôi cho nước Pháp, hay cho chúng tôi xuống thuyền đi tiếp. Sẽ là một sự mỉa mai quỷ quái nếu những con người không hề có điều gì phải thù oán hay trách cứ chúng tôi lại có một quyết định khắc nghiệt nhất đối với chúng tôi, vì chúng tôi chưa hề làm điều gì phạm pháp trên lãnh thổ của họ. Chúng tôi ở đây đã được một tuần không có gì thay đổi tuy chúng tôi cũng có nghe nói là người ta định giải đến một thành phố lớn hơn cách đây hai trăm cây số, đó là thành phố Santa Marta. Những tên cảnh sát có bộ mặt cướp biển hay sát nhân kia không hề thay đổi thái độ với chúng tôi; hôm qua, chỉ thiếu chút nữa tôi đã bị một tên trong bọn chúng bắn chết vì đã lấy lại cục xà phòng mà tôi để quên ở chỗ rửa mặt.
Chúng tôi vẫn ở trong căn phòng nhung nhúc những muỗi ấy, may thay bây giờ nó có sạch hơn một chút so với ngày chúng tôi mới đến, nhờ có Maturette và anh chàng người Brettagne ngày nào cũng cọ rửa. Tôi bắt đầu tuyệt vọng, mất lòng tin. Cái nòi giống người Colombia này, vốn là một sự lai tạp giữa thổ dân Anh- điêng và người da đen hoặc giữa người Anh- điêng với người Tây Ban Nha, thời trước đã từng là những chủ nhân của xứ này, đã làm cho tôi mất lòng tin. Có một tù nhân Colombia cho chúng tôi mượn một tờ báo cũ xuất bản ở Santa Marta, ở trang nhất có đăng sáu bức ảnh của chúng tôi, và ở phía dưới là ảnh viên chỉ huy cảnh sát đội cái mũ dạ to tướng, mồm ngậm xì-gà, và ảnh một chục tên cảnh sát cầm súng. Tôi hiểu rằng cuộc vây bắt chúng tôi đã được tiểu thuyết hóa và vai trò của các nhân vật này đã được phóng đại lên. Có thể tưởng đâu cả cái xứ Colombia này đã nhờ chiến công của bọn kia vây bắt được chúng tôi mà thoát khỏi được nguy cơ gì khủng khiếp lắm. Thế nhưng nhìn bức ảnh chụp "bọn kẻ cướp", chắc người nào xem báo cũng phải thấy những người trên ảnh dễ có thiện cảm hơn nhiều so với những bộ mặt cảnh sát trên bức ảnh kia. Bọn "cướp" trông như những người dân lành vô tội, còn bọn cảnh sát thì xin lỗi! Từ tên chỉ huy trở xuống đều không thể lẫn vào đâu được Bây giờ biết làm thế nào? Tôi đã bắt đầu biết được mấy từ ngữ tiếng Tây Ban Nha: vượt ngục là fugarse, tù nhân là preso, giết là matar, xích là cadena, khóa tay là esposas, đàn ông là hombre, đàn bà là mujer.