: Dân Cư
Mãn Bảo nói: "Để đó ta làm!"
Bạch nhị lang hậm hực ném lá cây đi, dứt khoát dịch mông sang bên cạnh, không vui nói: "Ngươi muốn làm thì làm đi.
"
Mãn Bảo đưa tay vớt thử, mấy con nòng nọc dưới nước vốn đang kinh hoàng lập tức giải tán, trốn đi hết.
Bạch Thiện Bảo và Bạch nhị lang:.
Hai người đều trợn mắt tức giận nhìn Mãn Bảo, trách bé, "Ngươi xem, không bắt được phải không?"
"Chỗ này không có, chỗ khác có!" Mãn Bảo ôm khí thế núi không qua đây, ta đi qua đấy, nhặt lá cây lên rồi đứng dậy.
Dương Hòa Thư tò mò ngó thử, hỏi: "Con màu đen kia là cá con hả? Có thể ăn không?"
Thanh âm thình lình vang lên này dọa ba đứa trẻ nhảy dựng, vừa ngẩng đầu, lúc này mới phát hiện, Bạch lão gia, lí trưởng, trưởng thôn đều ở đằng sau Dương Hòa Thư, đang cúi đầu nhìn bọn họ.
Ừm, phía sau còn có mấy người quan lại Mãn Bảo từng thấy nhưng không quen.
Người lớn không cho phép bọn họ đến gần sông nước, càng đừng nói nghịch nước.
Ba người lập tức chột dạ ném đồ vật trong tay xuống rồi đứng lên, Bạch Thiện Bảo còn tiện tay ném thùng gỗ vào trong lạch nước.
Mọi người:.
Nhìn thùng gỗ trôi nổi dưới lạch nước, mắt thấy sắp trôi đi, Bạch Thiện Bảo không khỏi kêu lên, "Đại Cát, mau đi vớt lên đi.
"
Đại Cát vẫn luôn yên lặng ở bên cạnh bọn họ đưa tay nhặt một cây gậy rồi kéo thùng gỗ lại, ba đứa trẻ thấy thế thì thở phào nhẹ nhõm.
Thấy ba đứa chột dạ đứng lên nghịch ngón tay, Dương Hòa Thư bèn tò mò hỏi: "Ba đứa đang làm gì vậy?"
Bạch lão gia trừng mắt nhìn bọn họ rồi ho nhẹ một tiếng, nói: "Ngây ra làm gì, nhìn thấy đại nhân còn không mau hành lễ.
"
Ba người vội vàng hành lễ.
Dương Hòa Thư cười nói: "Chỉ mới một thời gian không gặp, sao ba bị tiểu hữu đã câu nệ thế? Bạch lão gia, ta chỉ trò chuyện với bọn họ thôi, không cần ước thúc bọn họ quá.
"
Đương nhiên Bạch lão gia chỉ có thể đồng ý.
Dương Hòa Thư không thích có quá nhiều người vây quanh, chủ yếu có bọn họ ở đây, bọn Bạch Thiện Bảo sẽ không muốn nói chuyện, cho nên bảo mọi người tản đi.
Chúng quan lại vẫn đi lên núi xuống làng với huyện lệnh, lần đầu tiên nhận được mệnh lệnh như này:.
Tuy rằng không quá muốn để huyện lệnh một mình, mà bọn họ cũng không biết nên đi đâu làm gì, nhưng huyện lệnh đã hạ lệnh, mọi người cũng chỉ đành tản ra, đi ra xa nói chuyện.
Trương chủ bộ có vẻ rất thân quen với Bạch lão gia, liếc nhìn về phía lạch nước một cái, cười với Bạch lão gia: "Không ngờ công tử của Bạch lão gia lại là bạn vong niên với huyện lệnh, vị huyện lệnh mới này của chúng ta xuất thân danh môn, tương lai của quý công tử có tiền đồ không nhỏ đấy.
"
Bạch lão gia bèn khiêm tốn đáp lại hai câu, con nhà mình là cái dạng gì hắn còn không biết sao?
Dương Hòa Thư đứng ngay cạnh lạnh nước nói chuyện với bọn họ, "Mấy đứa bắt cá để ăn hả?"
Bạch Thiện Bảo đắc ý nhìn Mãn Bảo, nói: "Ngươi xem, Dương đại nhân cũng nói là cá đó?"
Bạch nhị lang: "Đúng đúng.
"
Mãn Bảo hừ nói: "Không tin thì chúng ta cứ nuôi rồi xem.
"
"Nuôi thì nuôi.
" Bạch Thiện Bảo nói với Dương Hòa Thư: "Mãn Bảo nói đây không phải là cá, là ếch xanh, bọn đệ muốn vớt mấy con nuôi thử, xem nó là cá hay là ếch xanh.
"
Dương Hòa Thư "Hả" một tiếng, cúi đầu nhìn đám nòng nọc nhỏ lại bắt đầu bơi ra, tìm tòi chút tri thức trong đầu rồi nói: "Hình như ở dưới nước có rất nhiều con này, nhưng ta không nhớ chúng nó giống con cá lớn nào, chẳng lẽ nó không thể lớn được?"
Dương Hòa Thư biết, có mấy loại cá không thể to hơn được.
Mãn Bảo vừa nghe ý của hắn liền rõ, hắn cũng không tin đây là ếch xanh.
Dương Hòa Thư cười nói: "Mấy đứa nuôi đi, xem có thể nuôi được không.
Đúng rồi, ta thấy đa số người ở đây đều đang cày ruộng, sao hả, trồng cây đậu xong rồi à?"
ngôn tình hài
"Đã trồng xong từ hôm qua rồi ạ," Mãn Bảo nói: "Bọn muội có ba con trâu, còn thuê rất nhiều người, tốc độ rất nhanh.
"
Dương Hòa Thư bèn chỉ mấy người phụ nữ, hỏi, "Vậy các nàng đang làm gì kia?"
"Đang trồng dưa ạ," Mãn Bảo nói: "Bạch trang đầu nói phải trồng ít thức ăn cho đứa ở ăn, thỉnh thoảng thuê người đến làm công ngắn ngày cũng có thể nấu ăn, cho nên muốn trồng bí đỏ, bí ngòi, bí đao, các loại dưa.
"
Dương Hòa Thư khen ngợi, "Suy nghĩ chu đáo thật, đúng rồi Mãn Bảo, trâu nhà muội thế nào, dùng được không?"
Mãn Bảo gật đầu khẳng định: "Dùng tốt ạ!"
Dương Hòa Thư bèn hỏi tốc độ cày ruộng nhà bé, so với năm ngoái thì thế nào.
Hiểu biết của hắn đối với việc đồng áng chỉ là một ít miêu tả trên sách, cũng chỉ hiểu biết hơn tiền nhiệm trước đó một ít.
Cho nên hắn rất cần có số liệu để tiến hành so sánh.
Mấy số liệu này nha huyện cũng có, nhưng đều không tường tận, tự mình đến hỏi, người dân lại nơm nớp lo sợ, cho nên vẫn là hỏi Mãn Bảo thì hơn.
Đúng là Mãn Bảo biết thật, chủ yếu là Chu lão đầu vẫn rất để ý đến nông trang nhỏ của bọn họ, ngày nào ăn cơm tối xong cũng hỏi một ít, hỏi xong thì sẽ nói đến chuyện trong nhà, Mãn Bảo nghe nhiều tự nhiên nhớ rõ.
"Năm nay nhà muội định cày sâu cuốc bẫm cả mảnh ruộng bên chân núi nữa, chỉ cần không hạn không úng, là mảnh ruộng đó có thể thu hoạch được không ít lương thực, bên cạnh chân núi còn có một loại quả dại vị chua, sau thanh minh là có thể ăn được, Dương đại nhân, đến lúc đó huynh tới đây nha, muội mời huynh ăn.
"
Bạch nhị lang lập tức tiếp lời, "Ta biết, đó là quả chua, ta thích ăn màu đỏ nhất.
"
Bạch Thiện Bảo: "Màu đen khá ngon.
"
Mãn Bảo cũng gật đầu, "Màu đen khá ngọt, màu đỏ chua lắm.
"
Ba đứa trẻ dần dần lạc đề, bắt đầu nói đến các loại quả trên núi.
Dương Hòa Thư nghe thấy thú vị, hỏi: "Ở chỗ mấy đứa nhiều quả dại lắm hả?"
Bạch Thiện Bảo: "Nhiều lắm ạ, nhưng mà không ăn được.
"
Mãn Bảo: "Cho nên vẫn phải tự mình trồng.
"
"Mấy đứa còn trồng cây ăn quả?"
Mãn Bảo bèn chỉ vào núi của tứ ca, nói: "Vâng, mới trồng thời gian trước, chỉ cần hai ba năm nữa là có quả để ăn.
"
Bạch nhị lang càu nhàu, "Quá là lâu, ta đã bảo là nhờ cha ta trực tiếp mua cây trưởng thành về, chỉ cần trồng đến mùa thu là có quả ăn rồi.
"
Bạch Thiện Bảo khinh bỉ cậu không có kiến thức, "Cây ăn quả trưởng thành không dễ sống, nuôi từ nhỏ không tốt hơn à? Nếu ngươi muốn ăn quả ngay thì tự mình mua là được.
"
"Hơn nữa cây ăn quả trưởng thành còn rất đắt.
"
Dương Hòa Thư ngồi bên cạnh nghe bọn họ nói chuyện, thỉnh thoảng lại hỏi hai câu để dẫn đề tài, không mất bao lâu đã thăm dò rõ ràng tình hình nông trang của bọn họ.
Lần trước tới đây hắn cũng không quá để ý cái nông trang nhỏ này, lần này lại đây mới phát hiện, một trăm mẫu đất này có thể tận dụng được nhiều như vậy.
Ở dưới chân núi hoang còn dành riêng ra một khoảnh đất để nuôi gà.
Dương Hòa Thư không nhịn được hỏi, "Mấy đứa muốn trồng nhiều thứ, nuôi nhiều con như vậy, chỉ có ba đứa ở có đủ không?"
"Không đủ ạ," Bạch Thiện Bảo nói: "Cho nên đệ đã nói với bà nội rồi, chờ qua thời gian này sẽ thuê người.
"
Mãn Bảo rất có tác phong hành sự của Chu lão đầu, nghe vậy thì nói: "Thật ra chỉ cần cho nhóm đứa ở cưới vợ là được, cha ta nói, nếu không đủ người, cưới vợ là được.
"
Dương Hòa Thư:.
Bạch Thiện Bảo lại nghiêm túc suy nghĩ một chút, nói: "Nhưng hình như không có ai bằng lòng gả cho bọn họ.
"
Tinh thần của Dương Hòa Thư lại rung lên, dân cư cũng là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển một huyện, hắn hỏi: "Cả ba đứa ở của mấy đứa đều chưa có vợ à?".
: Nguyên Nhân Nghèo Khó
Ba đứa ở không chỉ không có vợ, mà đến nhà cũng rất ít khi về.
Bọn họ bị nhà mình đuổi ra ngoài làm công kiếm ăn, làm công ngắn hạn hai năm mới được nhà họ Bạch nhận làm đứa ở, trong thời gian đó cũng từng về nhà.
Nhưng ở quê bọn họ không có ruộng, hoặc là rất ít, cuộc sống cũng khó khăn, còn không bằng ở nhà họ Bạch làm công dài hạn.
Trên cơ bản, người không quá lười sẽ không bị đuổi đi, chỉ cần có cái ăn mỗi ngày là có thể sống sót.
Không giàu sang được, nhưng khi gặp thiên tai còn tốt hơn những hộ nhà nghèo, bởi vì ít nhất thì bọn họ cũng không chết đói, cũng không đến mức phải làm lưu dân.
Trong ba đứa ở hiện giờ, người lớn tuổi nhất đã tuổi.
Ở thôn Thất Lí, đến tuổi này thì con cũng xuống ruộng làm việc được rồi.
Ví dụ như Chu nhị lang và Chu tam lang.
Người trẻ nhất cũng rồi, ba người không có một ai có đủ điều kiện để lấy vợ.
Dương Hòa Thư hưng phấn, vội vàng bảo người gọi ba đứa ở đến đây, hắn rất tò mò làm sao bọn họ lại mất ruộng.
Ba đứa ở ở trước mặt Huyện thái gia đều có chút câu nệ, hơn nữa câu hỏi của Dương Hòa Thư cũng làm cho bọn họ ngớ ra.
Lúc bọn họ rời nhà tuổi cũng không nhỏ, nhưng đúng là không biết nhiều chuyện trong nhà lắm, còn nhà bọn họ mất ruộng như thế nào á?
Ba người ngẫm lại, đứa ở một nói: "Hình như là ông nội của tôi bị bệnh, cha tôi bèn bán một khoảnh ruộng để mua thuốc, kết quả không khỏi hẳn, bệnh lại nặng thêm."
Hắn hồi tưởng: "Tôi không nhớ rõ cha tôi mượn tiền của ai, sau đó người ta đến nhà đòi nợ, đành phải đem trả phần lớn ruộng tốt cho người ta. Trong nhà ít ruộng, nuôi không nổi nhiều người như vậy, cha mẹ tôi bèn đuổi tôi và nhị ca đi, bảo chúng tôi tự đi kiếm ăn."
Đứa ở hai nói: "Mảnh ruộng nhà tôi rất khô hạn, không thu hoạch được gì, cha mẹ tôi ăn hết hạt giống vụ sau, sau đó dẫn chúng tôi ra ngoài ăn xin."
Dương Hòa Thư:.
Mãn Bảo:.
"Tôi cũng không biết cha mẹ tôi dẫn tiểu đệ tôi đi đâu, dù sao tôi cũng đã từng về thăm nhà rồi, nhưng bọn họ vẫn chưa về nhà, ruộng trong nhà cũng thành để hoang, trưởng thôn nói nếu tôi về nhà thì có thể phân ruộng vĩnh nghiệp cho tôi, nhưng tôi nghĩ, tôi đã một mình, đã không có nông cụ, cũng không có hạt giống, muốn tự trồng trọt còn phải vay tiền người ta mua nông cụ, mua hạt giống, ăn uống hằng ngày cũng cần tiền, như thế còn không bằng làm đứa ở."
Dương Hòa Thư liền nhìn về phía đứa ở thứ ba.
Đứa ở ba cười khờ khạo, nói: "Trước kia nhà tôi ít ruộng, ba huynh đệ nhà tôi không ai lấy được vợ, cha mẹ tôi cảm thấy cứ sống như thế thì không được, liền bán ruộng vĩnh nghiệp của tôi cho đại ca tôi lấy vợ, bảo tôi ra ngoài kiếm ăn."
Dương Hòa Thư sợ ngây người, Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo Bạch nhị lang cũng sợ ngây người, trợn tròn mắt, đồng thanh kêu lên hỏi: "Huynh cũng bằng lòng?"
Đứa ở ba đã tập mãi thành quen, nói: "Dù sao nhà tôi cũng phải có người nối dõi tông đường, nếu ba huynh đệ đều ở nhà, sẽ không một ai lấy được vợ, còn chẳng bằng một mình tôi ra ngoài."
Trong lòng Dương Hòa Thư thấy hơi khó chịu, vừa chua vừa xót, đây là một loại cảm giác rất lạ lẫm, hắn dừng lại một chút mới hỏi, "Vậy, vậy ngươi từng về nhà chưa?"
"Không về, tôi đã đi rồi, còn về làm gì?" Đứa ở ba cười ngây ngô, nói: "Trở về còn mất lộ phí."
"Vậy nếu ngươi có lộ phí, ngươi có về không?"
Đứa ở ba ngẫm nghĩ, vẫn lắc đầu, "Vẫn không về, nếu tôi đã có thể tích được lộ phí, vậy nhất định là có thể tích được tiền cưới vợ, mà như thế thì đương nhiên phải cưới vợ trước, cưới vợ xong còn phải tích cóp tiền mua đồ cho vợ cho con.."
Cứ tích cóp tiền vô cùng vô tận như vậy, tích rồi phải tiêu, ai biết lúc nào mới có tiền trở về.
Lòng Dương Hòa Thư cảm khái không thôi.
Mãn Bảo lại nhìn đứa ở ba, hỏi: "Tiền ngươi cầm đi đâu hết?"
Đứa ở ba đỏ mặt, nhỏ giọng nói: "Ăn hết."
Trước kia hắn hay bị đói, trên người mà có dư tiền, lại không có ai đốc thúc, tự nhiên là sẽ không kìm được tiêu tiền để ăn.
Hắn cũng từng thử tích cóp rồi, nề hà lại không tích được, cứ đói bụng là lại không nhịn được đi mua đồ về ăn.
Dương Hòa Thư tỏ vẻ sầu lo với sự tự chủ của bọn họ, "Các ngươi cứ như này thì sao có thể cưới được vợ?"
Ba đứa ở cúi đầu.
Mãn Bảo lại nói: "Sau khi cưới vợ đưa tiền cho vợ quản là tốt rồi, tứ ca ta chính là như vậy."
Ngẫm nghĩ rồi bổ sung: "Trước kia đại ca và nhị ca ta cũng không tích được tiền, sau đó cưới đại tẩu nhị tẩu ta về là tích được."
Ba đứa ở lập tức đưa ánh mắt mong chờ về phía Dương Hòa Thư.
Mãn Bảo cũng mong chờ nhìn Dương Hòa Thư, "Dương đại nhân, huynh có muốn tìm cho bọn họ một người vợ không?"
Dương Hòa Thư:. Cho nên giờ hắn phải từ huyện lệnh biến thành bà mối hả?
Bạch lão gia vẫn luôn lưu tâm bên này thấy thế, đúng lúc sang đây giải cứu Dương huyện lệnh ra khỏi đó.
Ba đứa trẻ đều trưng vẻ mặt tiếc nuối nhìn Dương huyện lệnh đi xa.
Mãn Bảo nói: "Suýt chút nữa là chúng ta không phải tuyển đứa ở mới rồi."
Bạch Thiện Bảo và Bạch nhị lang ăn ý gật đầu, bày vẻ đáng tiếc.
Bạch lão gia đối với ba nhóc nghịch ngợm này đã không còn lời nào để nói, cùng lí trưởng và trưởng thôn dẫn Dương huyện lệnh đi khắp thôn một lượt, sau khi tìm hiểu sơ qua tiến độ gieo trồng và tình hình trồng trọt trong thôn thì cử hành một hội nghị nhỏ đơn giản.
Những người tham dự hội nghị chỉ có người lớn đi theo Dương huyện lệnh, ba đứa Mãn Bảo khinh thường tham gia mấy cuộc hội nghị chán ngắt như vậy, cho nên tuy rằng Dương huyện lệnh có mời, nhưng bọn họ đã lấy lý do bận học để từ chối.
Lần đến thăm này của Dương huyện lệnh vẫn có ảnh hưởng không nhỏ với thôn Thất Lí, biểu hiện trực tiếp nhất là, ngay ngày hôm sau lí trưởng đã mang một đống đậu giống và lúa giống đến phân phát, các hộ đến nhận dựa theo đầu người.
Không nhiều lắm, nhưng nghe nói là do nha huyện chuyển từ địa phương khác tới, chất lượng khá tốt.
Bởi vì ba đứa trẻ là bạn của Dương huyện lệnh, nên lí trưởng cũng phá lệ cho bọn họ một phần.
Cây đậu của bọn Mãn Bảo đã trồng xong hết rồi, cho nên ba người bàn bạc một lát, quyết định chia đều số đậu giống, ai mang về nhà nấy.
Sau khi Chu lão đầu nhìn đống đậu giống này thì quyết định chọn một khoảnh đất để gieo, tính thử xem sản lượng thế nào.
Sở dĩ là một khoảnh, đó là vì đậu giống cũng không nhiều, một người có tầm hai cân, từng này đủ trồng bao nhiêu ruộng?
Còn lúa giống phát xuống thì tạm thời cất đi, bọn họ còn phải gieo một đợt lúa nữa, chờ đến lúc thu hoạch lúa mạch vụ đông là có thể gieo mạ đợt hai rồi.
Hạt giống là thứ mà mỗi nhà đều được phát, còn có vài hộ được phát một ít nông cụ.
Ví dụ như cái cào, cái cuốc.
Đây cũng là do lí trưởng tự mình mang tới, trong thôn Thất Lí có ba nhà được phát nông cụ, rất trùng hợp, đúng là ba nhà nghèo nhất.
Lần biến hóa này khiến các thôn dân bàn tán say sưa, mỗi tối sau khi rửa mặt xong, rõ ràng là mọi người đã vô cùng mệt, nhưng vẫn tụm dưới gốc cây đa nói chuyện phiếm một lúc, sôi nổi nói: "Tuy rằng trông vị huyện lệnh mới này còn rất trẻ, nhưng làm người khá tốt, có vẻ còn tốt hơn Phó huyện lệnh."
"Đúng, đúng, đã bao lâu thôn chúng ta chưa được nhận hạt giống và nông cụ nha huyện cấp rồi."
"Trước kia các đại nhân đều không thích tới thôn của chúng ta, đường vừa khó đi, dân cư cũng nghèo."
"Đúng vậy, đúng vậy, từ sau khi Bạch lão gia tới mới tốt hơn một chút, ta nhỡ rõ khi trước.."
Mãn Bảo ngồi giữa đám người lớn nghe say sưa, nếu không phải Chu lão đầu xách bé về nhà, bé còn định ngồi nghe tiếp.