Dịch: Hạo Thiên
Đả tự: Vạn Kiếm Chi Vương
Trong lúc A Dục Già nóng nảy, Phạm âm chính là ma chú, tàn phá đầu óc y.
Lúc y buông lỏng tâm thần, Phạm âm trở thành êm ả như tiếng trời, giống như cao sơn lưu thủy, suối chảy qua khe, hồi âm lãng đãng trong lòng, khiến cho y cảm thấy vô cùng thoải mái.
Trải qua đại bi đại hỉ, tư tưởng A Dục Già tiến vào trạng thái không minh, khoanh chân ngồi yên tại chỗ không nhúc nhích.
Hoắc Nguyên Chân ngưng đọc tụng Phạm âm, nhẹ nhàng thở ra một hơi thật dài, đối phó A Dục Già này thật đúng là không phải dễ dàng.
Hắn thu Pháp Tướng Hàng Long La Hán sau lưng lại, quay đầu nhìn mọi người.
Kim Cương Pháp Vương đã lén lút bỏ chạy không biết từ lúc nào, những người còn lại vẫn còn thành kính quy bái trong điện.
Hiện tại trong mắt bọn họ, địa vị của Hoắc Nguyên Chân chẳng khác nào thần linh.
Hoắc Nguyên Chân nhìn về phía Sa La Vương:
- Bệ hạ, chuyện thỉnh kinh vô cùng quan trọng, nếu không phải là người thành kính tin tưởng ngã Phật, sẽ không thể đi được.
- Xin thần tăng yên tâm, nếu không chọn được nhân tuyển thích hợp, bản vương sẽ đích thân đi Thịnh Đường, cầu thỉnh chân kinh.
- Theo bần tăng thấy, A Dục Già điện hạ chính là nhân tuyển thích hợp.
Sa La Vương ngẩn người một chút, y biết rõ đứa con của mình, nếu bảo ra trận giết địch hoặc chơi nữ nhân chắc chắn là không chịu thua kém bất cứ ai, nhưng bảo y đi thỉnh kinh, e rằng có hơi hoang đường.
- Bệ hạ khoan vội kết luận, nhất định ngày mai điện hạ sẽ tỉnh lại, đến lúc đó hỏi y sẽ rõ.
Sau khi nói xong, Hoắc Nguyên Chân liền đặt áo cà sa, tích trượng ở nơi này, tiện tay lộn một cái, một bình bát tử kim lại xuất hiện trong tay.
- Hiện tại để ba thứ này lại, bần tăng ra cửa Đông bên ngoài thành chờ đợi, trước buổi trưa ngày mai, nếu điện hạ tỉnh lại bằng lòng đi thỉnh kinh, có thể bảo y tới cửa Đông tìm ta.
Nghe thấy Hoắc Nguyên Chân muốn đi, Sa La Vương không dám ngăn trở, dẫn theo các đại thần đưa tiễn.
Lúc này, rốt cục Ni Duy Nhã Công chúa không nhịn được nữa, mặt đầy nước mắt chạy tới, nói với Hoắc Nguyên Chân:
- Phò mã, Ni Duy Nhã làm sao bây giờ?
Hoắc Nguyên Chân liếc mắt nhìn Công chúa Thiên Trúc, tuyên một tiếng Phật hiệu:
- A Di Đà Phật! Công chúa điện hạ, cho tới bây giờ bần tăng cũng chưa từng hứa hẹn làm Phò mã gì cả. Tú cầu của nàng cũng không hề ném trúng bần tăng, cho nên chúng ta cũng không có duyên phận gì.
Lúc này Sa La Vương cũng đi tới, nói với Ni Duy Nhã:
- Ni Duy Nhã, Đại sư chính là thần nhân, con nên dẹp bỏ ý niệm này đi.
Hoắc Nguyên Chân không nói gì với Ni Duy Nhã nữa. Công chúa Thiên Trúc này cũng rất tốt, nhưng mình không thể nào ở lại chỗ này, cuối cùng mình phải về Thịnh Đường, càng thêm không thể nào mang nàng theo. Vốn đã hoa rơi hữu ý nước chảy vô tình, vẫn nên vung tuệ kiếm cắt đứt tơ tình là hơn.
Ni Duy Nhã khóc chạy về làm nũng bên người mẫu thân, Hoắc Nguyên Chân thấy vậy càng thêm yên tâm, nếu còn biết làm nũng, vậy thì không có sao.
Sau khi cất bước rời đi Thiên Trúc vương cung, Hoắc Nguyên Chân nhanh chóng đi về phía cửa Đông.
Kế hoạch của hắn chính là đi ra ngoài cửa Đông chờ A Dục Già, chỉ cần A Dục Già đồng ý đi lấy kinh, mình sẽ rời khỏi Thiên Trúc..
Đang đi ra ngoài thành, đột nhiên Hoắc Nguyên Chân phát hiện nơi xa trên nóc nhà có hai bóng người đang phi hành rất nhanh.
Từ xa nhìn thấy, Hoắc Nguyên Chân thoáng động trong lòng.
Dường như hai người kia là Kinh và Hứa Tiêm Tiêm.
Không cần suy nghĩ cũng biết bọn họ đi làm gì, nhất định là bọn họ đi tới phủ Quốc sư Kim Cương Pháp Vương, xem thử Kim Cương Pháp Vương có phải người trộm đồ của bọn họ hay không.
Bất quá Hoắc Nguyên Chân không có đi theo, thiên hạ quá nhiều chuyện, mình không thể nào nhất nhất quản hết được, sau khi tìm được người thỉnh kinh mình sẽ trở về Thịnh Đường.
Chuyện giang hồ hãy để tự bọn họ giải quyết là hơn, chuyện gì cũng can thiệp không phải là hành vi nên làm của người giang hồ.
Không để ý tới bọn họ, Hoắc Nguyên Chân đi thẳng ra cửa Đông, tìm một tảng đá lớn ở ven đường ngồi xếp bằng ở đó, chờ trời sáng.
Một đêm đã qua, đến sáng hôm sau, rốt cục Hoắc Nguyên Chân thấy được hết thảy những gì mà hắn muốn thấy.
A Dục Già được một đám người vây quanh từ cửa Đông đi ra.
Mà lúc này y đã thế phát đầu trọc, trên người khoác Kim Lan cà sa, cầm trong tay tích trượng chín vòng Hoắc Nguyên Chân cho, chậm rãi đi đầu đám người.
Hoắc Nguyên Chân không thể không nói một câu, tên tiểu tử này ăn mặc như vậy, rất có phong thái của người bạn đường của nữ nhân trong Tây Du Ký: Tam Tạng Đại sư.
Sau lưng A Dục Già, Sa La Vương mang theo Vương Hậu, Ni Duy Nhã, còn có quan viên Thiên Trúc, theo nhau ra ngoài đưa tiễn.
Xem ra sau khi tiểu tử này tỉnh lại, rất nhanh liền quyết định đi Thịnh Đường, hành sự nhanh nhẹn quyết đoán, lập tức xuống tóc cầm lên tích trượng khoác thêm áo cà sa tới đây.
Hoắc Nguyên Chân đã sớm dự liệu chuyện này, mình đã đầu tư vào A Dục Già nhiều như vậy, chờ đợi chỉ có giờ phút này.
A Dục Già xa xa thấy Hoắc Nguyên Chân ngồi xếp bằng trên tảng đá, lập tức chạy nhanh tới trước mặt hắn gọi:
- Sư phụ!
Hoắc Nguyên Chân khoát tay ngắn lại:
- Không nên gọi sư phụ, bần tăng cũng không phải là sư phụ của ngươi.
A Dục Già vội vàng nói:
- Đại sư, ngày hôm qua A Dục Già được ngài điểm hóa, ngồi xếp bằng một đêm ở vương cung đã sáng tỏ rất nhiều chuyện, càng biết thân mình tội nghiệt sâu nặng. A Dục Già biết Đại sư ngài đang dạy dỗ cho mình, nếu A Dục Già được ngài chỉ dạy, tự nhiên ngài chính là sự phụ ta.
Vốn là A Dục Già cho là Hoắc Nguyên Chân chẳng qua làm như cao ngạo, nhưng nhất định sẽ thu mình làm đồ đệ, bởi vì y nghe nói trước khi phương trượng Nhất Giới này rời đi đã có dặn dò, sau khi mình tỉnh lại sẽ quyết định đi Đông Thổ. Vì vậy y cho rằng vị Đại sư Thịnh Đường thần kỳ này có ý thu mình làm đồ đệ.
Không ngờ Hoắc Nguyên Chân lại kiên quyết nói:
- Điện hạ, xin nghe bần tăng một lời, ngươi có thể thế phát, nhưng bần tăng sẽ không cho ngươi quy y. Người có thể đi thỉnh kinh, nhưng không có nghĩa là bần tăng muốn thu ngươi làm đồ đệ, thỉnh kinh và thu đồ đệ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
A Dục Già ngẩn người ra, y không nghĩ tới Hoắc Nguyên Chân thật sự từ chối, vội vàng nói:
- Đại sư, nhưng A Dục Già thật sự muốn xuất gia làm hòa thượng, ngày hôm qua được ngài dạy bảo, A Dục Già biết thì ra hết thảy đều là thật, thật sự có thế giới Cực Lạc, thật sự có Phật tổ, Bồ Tát, La Hán. Đại Thừa giáo pháp của ngài nhất định cũng là Phật học bảo điển vô thượng, đệ tử bằng lòng trường đồ bạt thiệp đi Thịnh Đường, thỉnh kinh thư mang về Thiên Trúc. Nhưng hiện tại kính xin Đại sư thu nhận, sau khi ta thỉnh kinh thư trở về sẽ quay trở lại Thịnh Đường, quỳ dưới chân ngài nghe pháp.
Hoắc Nguyên Chân thầm nói trong lòng, người còn đòi tới chỗ ta nghe pháp, không biết ta còn làm phương trượng được bao lâu...
Đương nhiên không thể nói ra như vậy, Hoắc Nguyên Chân nhất định sẽ không thu A Dục Già làm đồ đệ, bởi vì A Dục Già còn có tác dụng khác quan trọng hơn.