Có điều Tôn Thượng Nghĩa và Cát Minh Đức lại dự đoán đầu đĩa VCD còn tuổi thọ chừng 10 năm nữa, vô hình trung làm tăng giá trị thương hiệu trong quá trình đàm phán, đặc biệt bọn họ không biết được cơn bão tài chính Châu Á phá hoại kinh tế các nước Đông Nam Á dữ dội tới mức làm thị trường Đông Nam Á trước năm 2000 vô cùng ảm đạm.
Cuối cùng Việt Tú HK lấy được 25% cổ phần của thực nghiệp Gia Tín, Cát gia không muốn từ bỏ địa vị đệ nhất cổ đông, Tôn Thượng Nghĩa, Cát Minh Đức phải bỏ thêm 1000 vạn tiền mặt cá nhân của bọn họ, giữ cổ phần ở mức 32%.
Thực nghiệp Gia Tín tức thì có 5000 vạn tiền mặt, nhưng về con đường phát triển tương lai, hai bên có chỗ bất đồng.
Hai người Tôn Cát cho rằng mô hình của Ái Đạt ở trong nước vô cùng thành công, có thể phục chế ở Đông Nam Á, mau chóng chiếm lính thị trường.
Nhưng Trương Khác biết cơn bão tài chính Châu Á sắp tới, tăng cường đầu tư vào ĐNÁ bây giờ tới lúc đó chẳng phải khóc không ra nước mắt, nên yêu cầu giảm đầu tư nhà máy, chỉ cần dùng hai nhà máy sẵn có ở Philipin và Việt Nam sản xuất đầu đĩa, việc khai phát thị trường giao cho đại lý đương địa làm.
Ngoài ra Trương Khác còn hi vọng lợi dụng thực nghiệp Gia Tín phá hỏng liên doanh giữa Hương Tuyết Hải và SamSung, dù thực lực của thực nghiệp Gia Tín kém hơn SamSung rất nhiều, nhưng có bối cảnh tập đoàn Gia Tín đằng sau, có thể ngăn cản chuyện liên doanh là tốt nhất, không thì ít nhất cũng phải khiến SamSung đưa ra điều kiện có lợi hơn cho Hương Tuyết Hải.
Lúc này là thời kỳ mẫn cảm Hong Kong sắp trở về, xí nghiệp Hong Kong về nước đầu tư có rất nhiều chính sách ưu đãi, ưu tiên cao hơn hẳn Nhật Hàn, hơn nữa hai người Tôn Cát cũng nhận thức được hiện giờ trong nước là thị trường mới nổi quan trọng nhất thế giới, chiến lược trọng tâm đặt ở trong nước là không sai.
Chỉ đáng tiếc không thể phục chế mô hình làm người ta nhiệt huyết sôi trào của Ái Đạt ở Đông Nam Á.
Cuối cùng Tôn Thượng Nghĩa, Cát Minh Đức chấp nhận phương án trung gian của Trương Khác, đem chiến lược trọng điểm đặt ở trong nước.
Hứa Tư, Tô Tân Đông đại biểu Việt Tú HK và Ái Đạt ký hiệp nghị khung, chuyện cụ thể do Đào Hành Kiện phụ trách liên lạc, khi thực sự hợp tác, Đào Hành Kiện sẽ đại biểu Cty Việt Tú HK vào thực nghiệp Gia Tín.
Chiều ngày mùng 8 tết Trương Khác ngồi máy bay về nội địa, tàu thủy của đội cắm trại trường Nhất Trung đã ngược dòng tới tỉnh thành, Trương Khác lên tàu thủy trước khi nó nhổ neo rời tỉnh thành.
Chu Du cũng theo Trương Khác quay về nội địa, thấy hiện tại cũng không có chuyện gì cấp bách cần giải quyết, Trương Khác bảo hắn thả lòng một chút, hắn không từ chối, cùng Phó Tuấn theo Trương Khác lên thuyền.
Hoạt động cắm trại do Ái Đạt tài trợ, Chu Du lên thuyền được hoan nghênh nhiệt liệt.
Ngược lại Trương Khác lên thuyền giữa đường làm người khác thắc mắc, may là Trương Khác xưa nay luôn xuất quỷ nhập thần, hưởng thụ ưu đãi người thường không có, nên mọi người mau chóng không chú ý tới y nữa.
Cắm trại cuối cùng tổ chức được 320 học sinh, do 26 giáo viên dẫn dắt, ĐTH Hải Châu phái hẳn một tổ chuyên đề đi theo phỏng vấn toàn bộ hành trình.
Trương Khác chưa bao giờ đi đường thủy từ tình thành lên thượng du, y chẳng cái hứng thú tao nhã đó, cho nên chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến khung cảnh hoang hoang sơ hai bên đường, nhưng ngày thứ hai sau khi rời khỏi tỉnh thành, tiến vào thượng du của lưu vực Tiểu Giang, gần như không nhìn thấy được một khu rừng hoàn chỉnh.
Ngày 11 tháng Giêng, ngày cuối cùng tháng hai âm lịch, tàu thủy dừng ở lâm trường Hồng Trí, lâm trường quốc hữu lớn nhất ở thượng du Tiểu Giang.
Sườn dốc trong lâm trường dùng từng cây gỗ đường kính 20 - 30 cm, trải thành con đường dài tới mấy km, tiện cho việc vận chuyển gỗ, trong lâm trường đang điên cuồng chặt phá cây cối, hai bên bờ sông đều đã bị chặt trơi trụi không còn lại chút gì.
Năm 1998, trung hạ du Trường Giang mưa to liên tiếp, nước dâng cao, diễn biến thành trận hồng thủy 50 năm có một, lan tới lưu vực Tiểu Giang.
Tổn thất kinh tế, nhân số thương vong ra sao Trương Khác không nhớ, ký ức sâu nhất là đê Tiểu Giang ở địa phận Tân Vu bị vỡ, cuốn hết hơn 100 bộ đội, hơn 300 người dân, vậy mà báo chí trong nước khi đó nói là không có thương vong, sau này chuyện mới bị truyền thông Hong Kong vạch trần.
Trận đại hồng thủy năm 98 có thiên tai cũng có nhân họa, mấy chỗ đê vỡ trong lưu vực Tiểu Giang sau này điều tra gần như đều là công trình rỗng ruột, mực lũ trong lưu vực Tiểu Giang chỉ đạt mức lũ lịch sử 20 năm, vậy mà mức độ phá hoại của nó đạt tới mức lũ lịch sử 100 năm, nguyên nhân liên quan mật thiệt với việc diện tích rừng ở thượng du Tiểu Giang thu hẹp nghiêm trọng, khiên cho năng lực tích trữ nước lũ giảm mạnh, gây ra thảm họa.
Tham quan lâm trường, nhìn lãnh đạo lâm trường hào hứng giới thiệu thành tích chặt cây mấy năm qua của lâm trường, Trương Khác thấy ớn lạnh, vì mục tiêu "làm giàu" chính phủ địa phương thường bỏ mặc, thậm chí khuyến khích người dân khai thác tự nhiên theo kiểu tàn phá, các khu rừng thành vật hi sinh cho hành vi "kinh tế ngắn hạn " này.
Sau trận đại hồng thủy năm 98, nhà nước phải công nhận việc chặt phá rừng bữa bãi góp phần gây nên tai họa này.
Khi những người khác đang tưng bừng hưởng thụ không khí cắm trại thì Trương Khác nằm trong khoang thuyền xa hoa chuẩn bị riêng cho y, lòng rầu rĩ bực bội, nhưng y có thể làm gì được đây?
Trước khi đại hồng thủy bùng phát, thủ tướng quốc vụ viện còn tin tưởng phán đoán của chuyên gia, cho rằng "trong vòng ba năm" lưu vực Trường Giang tuyệt đối không có khả năng xảy ra lũ lớn.
- Trốn vào đây làm gì thế?
Đường Thanh đẩy cửa đi vào:
- Đỗ Phi và mấy bạn nam muốn xuống nước bơi, đi tìm bạn khắp nơi đấy, bạn có dám xuống không?
Mấy ngày qua nhiệt độ luôn ở mức dưới 0 độ C, với người sống thoải mái trong phòng điều hòa quen như Trương Khác, trời rét căm căm như thế làm sao xuống sông bơi được? Tránh bị đám Đỗ Phi cười nhạo, Trương Khác lười nhác lắc đầu.
- Mấy ngày qua bạn bị làm sao thế, cả ngày ủ rũ?
Đường Thanh đi tới, quỳ trên giường, nhìn Trương Khác đầy quan tâm.
- Rõ ràng như vậy sao?
Trương Khác ngẩng đầu soi mình trong gương, có thấy sắc mặt kém chút nào đâu?
- Đương nhiên, trông tâm sự trùng trùng, chuyến đi Hong Kong vừa rồi không vui à?
- Ừ, ở Hong Kong nhớ bạn vô cùng.
Trương Khác kéo Đường Thanh vào trong lòng.
- Muốn chết à?
Đường Thanh vùng vẫy đứng dậy, rón rén đi ra khóa cửa phòng lại mới chạy tới nằm vào lòng Trương Khác:
- Bạn tưởng rằng mình là trẻ lên ba à? Sao gặp mình rồi sao lông mày vẫn nặng trĩu như thế?
Trương Khác nhìn ra lâm trường ngoài cửa sổ, ngọn đồi ở xung quanh đều chỉ còn những gốc cây trơ trụi, chỉ có gần bến tàu là có mảnh rừng nhỏ mới trồng, đưa tay vuốt khuôn mặt xinh đẹp của Đường Thanh, hỏi:
- Bạn thấy chặt rừng thành ra thế này là tốt hay xấu?
- Kiểm tra mình sao? Tài nguyên rừng rất quan trọng, bảo hộ thiên nhiên, phòng ngừa lũ lụt, trong sách địa lý đều nói cả rồi.
- Đúng là học sinh gương mẫu.
Trương Khác mỉm cười vuốt chóp mũi Đường Thanh:
- Tài nguyên rừng là tài nguyên vật chất, cũng là tài nguyên sinh thái, cái bạn vừa nói là nhu cầu với tài nguyên sinh thái..
- Đúng thế, mình cảm thấy lâm trường chặt phá như thế không tốt, nhưng lâm trường phải nuôi dưỡng bao nhiêu công nhân như vậy, thôn dân xung quanh cũng chỉ dựa vào nó, có điều mình thấy chính phủ đương địa cần dẫn dắt tốt, chặt gỗ là tất yếu, nhưng cũng phải kịp thời trồng lại cây non, bồi dưỡng rừng.
Đạo lý nông cạn này đừng nói Đường Thanh mà kiếm bất kỳ một học sinh cao trung nào đều có thể hiểu được, vậy mà đám quan viên chính phủ luôn tự ình là tinh anh xã hội lại vẫn làm ra hành thiển cận cực độ này, chẳng qua là rơi vào cạm bẫy lợi ích.
- Sao thế, hai ngày qua bạn luôn suy nghĩ chuyện này sao?
Đường Thanh chớp mắt hỏi:
- Đúng vậy, mấy năm qua Tiểu Giang gần như mỗi năm đều có lũ không lớn thì nhỏ, mà trước kia phải hai ba năm mới có một trận lũ, mình đang nghĩ, điều này liên quan với chuyện chặt phá rừng quá độ ở thượng du tới mức nào?
Vẻ mặt Đường Thanh trở nên nghiêm túc, đại khái cao trung là giai đoạn đầu tiên con người sinh ra cảm giác trách nhiệm xã hội, tới đại học, cảm giác này trở nên hết sức mạnh mẽ, nhưng sau khi vào xã hội, bị hiện thực xã hội hành cho khốn đốn, trách nhiệm xã hội dần dần trở nên trơ lỳ.
"Cốc cốc" Trương Khác ngẩng đầu lên nhìn thấy Đỗ Phi mình trần đứng ngoài gõ cửa sổ, hét lớn:
- Đường Thanh, bảo bạn gọi Trương Khác đi bơi chứ không bảo bạn đi âu yếm với nó, mình biết ngay bảo bạn tới đây chẳng khác gì đưa dê vào miệng sói mà...
Đường Thanh cuống cuồng đẩy Trương Khác ngồi bật dậy, mặt đỏ như máu, bị Trương Khác hỏi lung tung quên luôn cả mình tới đây làm gì.
Trương Khác mặt dày hơn thớt, chẳng bận tâm Đỗ Phi nhạo báng, rời khoang thuyền, theo Đỗ Phi lên boong thuyền, tên bến tàu có rất nhiều người đâng đứng, đều mặc quần bơi đang khởi động chuẩn bị xuống nước, Phó Tuấn cũng trong số đó.
Nghe Đường Thanh nói sẽ bơi sang bờ đối diện rồi bơi lại, đoạn sông này mặt nước hẹp, nhưng bơi đi bơi lại cũng tới 1 km, trên đường có thuyền cứu sinh đi theo.
- Thế nào?
Đỗ Phi huých vai Trương Khác, giọng khích bác:
- Cùng xuống bơi chứ?
Trương Khác khi đi ra ngoài đã mặc thêm một cái áo khoác, nhìn bãi cỏ bên bờ sông còn có vết tàn tuyết, rùng mình lắc đầu.
- Đi đi.
Đường Thanh ôm vai Trương Khác, ghé miệng gần tai y thổi khẽ một hơi:
- Quay về mình về mình cho hôn một cái.
Cứ như không xuống nước là không được hôn nữa vậy, Trương Khác quay đầu lại hỏi Đường Thanh:
- Có được làm thêm chút chuyện khác nữa không?
Đường Thanh ưỡn bộ ngực căng tròn lên, đôi mắt dài lẳng lơ quyến rũ ném cho y một cái nhìn đầy ẩn ý, Trương Khác cảm thấy máu trong người sôi sùng sùng không còn cảm thấy lạnh chút nào nữa.
- Được, bơi thì bơi.
Trương Khác bị gái đẹp làm mờ mắt, hùng hồn tuyên bố.
Đỗ Phi sớm đã chuẩn bị quần bơi cho Trương Khác, vừa thay quần bơi bước ra khỏi khoang bị gió lùa qua lạnh tới run rẩy, thấy Đường Thanh đứng bên Trần Phi Dung dưng phấn reo hò cổ vũ, y không còn đường lùi nữa, lẩm bẩm:
- Nữ nhân không phải là tai họa mà là mẹ của tai họa!
Mới mấy phút trước chỉ có hơn mười người chuẩn bị, lúc này đã có hơn 20 rồi, nhất định là do đám nữ sinh kia kích động.
Đường Thanh thấy bộ mặt sầu thảm Trương Khác đoán chừng y hối hận rồi, cười ngặt ngoẽo đầy Trương Khác tới bến tàu tụ tập với mọi người.
Lúc thân thể vừa lộ ra ngoài không khí lạnh là khó nổi nhất, nhưng khi lấy nước lạnh giá kích thích cơ thể, mau chóng thích ứng được, vận động một chút rồi xuống nước, còn cảm thấy ấm áp hơn cả trên bờ.
Trương Khác bơi khá tốt, thể lực cũng ổn, chỉ là trước kia tập trong hồ bơi, lúc xuống sông uống liền vài ngụm nước mới quen được, có điều Phó Tuấn theo sát bên cạnh, không cần lo chết đuối.
Trên đường bơi về, giáo viên, học sinh trên tàu thủy đều hưng phấn reo hò cổ vũ, cứ như người xuống nước là làm một hành động vĩ đại ghê gớm lắm vậy.
Trương Khác rất hưởng thụ được Đường Thanh cầm khăn lông lau khô nước trên người, lại được cô khoác áo choàng lên, nếu chẳng phải lần này xuống nước, không biết đến bao giờ mới có được đãi ngộ này.
Mọi người cùng ăn tối ở nhà ăn của lâm trường, hơn ba trăm học sinh, nhiều hơn cả công nhân trồng rừng, náo nhiệt vô cùng, Chu Du, Mã Tử Thiện, Lý Chi Phương ngồi cùng bàn với lãnh đạo lâm trường.
Dùng cơm tối xong, mọi người lại lên tàu thủy xuôi dòng đi xuống.
Trước khi lên tàu thủy, Trương Khác tìm Chu Du tới, hỏi:
- Cẩm Hồ hiện đang làm rừng giấy nhất thể hóa, liệu có thể đẩy nhanh lên được không?
Chu Du ngây ra, không ngờ Trương Khác tới lâm trường một chuyến lại đưa ra vấn đề như thế.
Quá trình sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường cực lớn, hơn nữa bột giấy nhiều tạp chất, không thể dùng sản xuất giấy cao cấp, từ năm 93, nhà nước dần đóng cửa các dây chuyền sản xuất bột giấy, từ đó chủ yếu phải dựa vào nhập khẩu nước ngoài.
Xí nghiệp giấy do Cẩm Hồ phủ trách đều nguyên liệu sản xuất giấy cao cấp từ Indonesia.
Cái gọi là giấy rừng nhất thể hóa là trồng rừng, tạo nguyên liệu, làm giấy, hợp thể ba công đoạn, đó là con đường phải đi của tập đoàn giấy cỡ lớn.
Cẩm Hồ hiện giờ đang từng bước thu mua chỉnh hợp mấy xí nghiệp giấy, xây dựng cơ sở sản xuất lớn ở khu Thành Nam, tạm thời còn chưa có kế hoạch lập nhà máy làm bột giấy, chưa thể nói tới rừng giấy nhất thể hóa.
Nếu không muốn phá hỏng rừng hiện có, rừng giấy nhất thể hóa trước tiên là phải trồng rừng, phải đầu tư lượng tài chính lớn.
Rừng cây nguyên liệu lấy gỗ nhanh chu kỳ thông thường từ 5 - 6 năm, nói cách khác thời gian đầu đầu tư trồng rừng phải 5- 6 năm sau mới dần thu được lợi ích, đây tuyệt đối là hạng mục đầu tư cao, thu hồi vốn chậm trừ xí nghiệp giấy có nguồn vốn cực kỳ hùng hậu chẳng ai làm, đặc biệt khi mà hiện lượng cung cấp bột giấy quốc tế khá sung túc, càng không ai đi làm chuyện tốn công này.
Mặc dù rừng lấy gỗ nhanh không có lợi ích rõ ràng cho sinh thái, ít nhất nó có tác dụng rõ ràng trong việc trữ nước lũ, rừng lấy gỗ nhanh chu kỳ ngắn, nếu thực thi một hai hai năm là thành rừng, năm sáu năm là có thể chặt lấy gỗ, có thể giám bớt phần nào thiệt hại của trận đại hồng thủy với lưu vực Tiểu Giang.
Nói thực dù trồng được mấy chục vạn mẫu rừng thì giảm bớt thiệt hại do trận hồng thủy gây ra cũng rất hữu hạn, nhưng với con lạc đà chở mấy trăm cân, thêm một cọng cỏ có thể đè sụp nó, giảm đi một cọng cỏ, có lẽ khiến nó gắng gượng vượt qua được.
Ngoài ra, chuyện đáng làm nhất chính là thuyết phục Từ Học Bình lệnh sở thủy lợi kiểm tra ẩn họa của công trình thủy lợi trung hạ du Tiểu Giang, tăng cường đầu tư kiến thiết đê điều.
Trương Khác kệ cho Chu Du kinh ngạc, nói:
- Chúng ta ở lại đi, không theo họ về Hải Châu nữa.
- Hả!
Chu Du lại ngớ ra lần nữa, hắn muốn nói hiện giờ hắn là người của Ái Đạt, có muốn làm rừng vườn nhất thể hóa thật cùng phải phái người của Cẩm Hồ đến, chẳng biết Trương Khác có ý nghĩ kỳ khôi gì mà lại sốt ruột ở lại như thế.
Trương Khác lên tàu thủy tìm Đường Thanh, Lý Chi Phương nói y sẽ ở lại.
Đường Thanh không vui hỏi:
- Vì sao muốn ở lại?
Người khác có mặt, tạm thời không giải thích rõ được, Trương Khác đành nói:
- Hay là bạn cũng ở lại?
Đường Thanh muốn ở cùng với Trương Khác lắm, nhưng cô là thành viên hội học sinh, lại là một trong số người tổ chức cắm trại, không thể bỏ ngang được. Mấy ngày nữa là đi học rồi, Đường Thanh biết Trương Khác ở lại quá nửa là chuyện công ty, lắc đầu căn dặn:
- Mình về Hải Châu trước vậy, bạn cẩn thận, trời lành đừng ăn mặc phong phanh, kẻo bị cảm.
Trương Khác cảm động muốn ôm Đường Thanh một cái, có điều cô xấu hổ tránh mất.
Đối với đứa học sinh luôn thích gì làm nấy này, trường học khó nói được gì, huống hồ y vốn lên tàu thủy nửa đường, Lý Chi Phương chỉ dặn dò thêm một tiếng, gọi điện thông báo cho Trương Tri Hành, làm hết trách nhiệm của trường học rồi để Trương Khác ở lại.
Phía lâm trường cũng tỏ ra khá bất ngờ.
Khi dùng cơm tối, mấy lãnh đạo lâm trường đều tham gia, cuối cùng tiễn đoàn cắm trại rời đi là một phó giám đốc tên Đồ Tiến Doanh.
Dù Ái Đạt chỉ là một xĩ nghiệp dân doanh, nhưng nổi tiếng trong nước, Đồ Tiến Doanh cảm thấy rắc rối, nhưng khó từ chối được, liền gọi điện cho giám đốc Thái Cao Trung xem phải chiêu đãi thế nào mới thích hộp.
Thái Cao Trung đang hưởng thụ thương nhân gỗ chiêu đãi, không rảnh để ý tới bên này, bảo Đồ Tiến Doanh tự quyết.
Là lâm trường quốc hữu lớn nhất thượng du Tiểu Giang, có hơn 50 vạn mẫu rừng, gần như chiếm nửa diện tích huyện, mấy năm qua nhu cầu gỗ tăng mạnh, vô số thương nhân gỗ tràn vào lâm trường, khiến nơi này hưng thịnh chẳng kém gì xã thị trấn, có cả nhà trọ.
Trương Khác và Chu Du nhìn ra phía lâm trường không thoải mái, kiên trì muốn tự an bài nơi ở, còn về mục đích ở lại thì vì Hải Châu không có không khí trong lành như thế, cũng không có thịt rừng ngon như vậy.
Thấy bọn họ kiên trì ý mình, Đồ Tiến Doanh mặc kệ bỏ đi, có vẻ vội vàng.
Đột nhiên ở lại, không có phía lâm trường phối hợp, muốn tìm hiểu tình hình cũng không biết bắt đầu từ đâu, đứng trên bến tàu, nhìn ánh đèn chiếu xuống mặt nước tạo ra ánh sóng lấp lánh, Chu Du hỏi:
- Sao đột nhiên lại nghĩ tới việc nhất thể hóa?
Lời của Đồ Tiến Doanh làm Trương Khác nghe mà thấy lộn ruột, lâm trường quốc hữu chặt phá bừa bãi, nhưng xí nghiệp của lâm trường vẫn cứ khó khăn, chỉ có đám người như hắn ở sau béo mẫm.
Đồ Tiến Doanh muốn kéo bọn họ tới nhà khách của lâm trường ăn cơm, Trương Khác ngồi không im nhúc nhích, Chu Du tất nhiên không đi được, nhưng mà Đồ Tiến Doanh mời quá nhiệt tình, đành nói:
- Đợi xong bàn cờ này hãy tính.
Trương Khác và Chu Phúc Thụy đi liền tam liên tinh, đây là bố cục Trung Quốc lưu...
Mấy thuật ngữ cờ vây, giải thích chắc hết ngày.
Đồ Tiến Doanh sốt ruột, nhưng nhà máy giấy có liên quan tới Ái Đạt thì quy mô nhất định không nhỏ, hơn nữa xí nghiệp lớn như thế, quan hệ đằng sau khá sâu, lâm trường không thể không nể mặt, Đồ Tiến Doanh bảo người đi theo về báo cho Thái Cao Trung, hắn ở lại đợi.
Thẩm Ước đích thân xuống bếp làm thịt dê, đánh được nửa ván cờ thì ngửi thấy mùi thơm phưng phức trong bếp bay ra, ứa nước miệng nói:
- Tôi đói lắm rồi, chẳng còn sức cầm cờ nữa, không bằng chúng ta đi ăn trước...
Rồi bỏ quân cờ vào hộp, đứng dậy tới nhà sau.
Chu Du thấy Trương Khác không thèm ngó ngàng tới đám người lâm trường, đành lên tiếng:
- Giám đốc Đồ, mấy ngày nữa chúng tôi sẽ phái người liên hệ với lâm trường, quyết thế đi, hôm nay không quấy rầy nữa giám đốc Đồ nữa.
Đồ Tiến Doanh chết đứng tại chỗ, hắn đứng đây gần một tiếng đồng hồ rồi, vậy mà Chu Du tùy tiện nói một câu bỏ mặc đấy.
Đồ Tiến Doanh mất mặt nhưng chẳng thể làm được gì, quay người đi, vẻ mặt không còn tươi cười như vừa rồi, mà có chút tức giận, nhưng mà chẳng qua làm cho người ta xem thôi, nếu không hắn không xuống thang được.
- Các vị là công ty gì thế? Đồ Tiến Doanh đợi gần một tiếng mà không dám oán trách câu nào.
Thẩm Ước rất tò mò về thân phận đám Trương Khác.
Trương Khác nhún vai:
- Có gì đâu, xí nghiệp dân doanh thôi, hôm qua giám đốc Đồ còn chẳng ưa gì chúng tôi, chẳng qua nghe nói chúng tôi muốn trồng rừng mới có chút thành ý.
- Các vị định bao thầu bao nhiêu đất, mấy năm qua đám lãnh đạo lâm trường cũng làm kiêu ghê lắm, vài trăm mẫu mời bọn họ ăn cơm cũng khó đừng nói ngược lại. Công ty các vị quy mô nhất định lớn lắm phải không?
- Cũng được.
Trương Khác thuận miệng đáp:
Chu Phúc Thụy mặt mày trở nên nghiêm túc:
- Làm bột làm giấy, giống Đồ Tiến Doanh nói đấy, trực tiếp chặt rừng thiên nhiên có lợi hơn nhiều, công ty các cậu suy tính thế nào vậy?
- Cái thượng dụ này còn bao nhiêu rừng để chặt nữa?
Trương Khác cũng nghiêm túc đáp:
- Công ty nào không có chút ý thức trách nhiệm xã hội, vĩnh viễn không làm lớn được.
Trương Khác tỏ thái độ làm sắc mặt Chu Phúc Thụy giãn ra, ông ta cũng thấy vừa rồi quá nghiêm túc, thở dài:
- Tỉ lệ che phủ rừng thượng du gần năm qua đã giảm xuống một nửa, nhưng hệ thống lâm nghiệp đưa ra con số %, đúng là nói không ngượng mồm. Nếu được % thôi thì tôi cũng xin chặt cái đầu này, nếu còn tiếp tục chặt nữa là hại con cháu chúng ta...
Trương Khác hỏi ngay:
- Giáo sư Chu có con số điều tra cụ thể không?
- Toàn diện thì không có, nhưng con số vài huyện phụ cận thì có, mấy giáo sư trong trường hai năm trước liên hợp viết báo cáo điều tra bảo vệ lâm nghiệp, đưa lên cả bộ lâm nghiệp quốc gia rồi, bộ trả lời yêu cầu điều tra toàn diện, sở lâm nghiệp tỉnh không cấp kinh phí, chúng tôi phải tự trích tiền từ đề án khác ra điều tra, sở lâm nghiệp không thừa nhận...
Đằng sau chuyện này là tranh chấp lợi ích, người làm học vấn không hiều được.
Có điều tra, có con số cụ thể là tốt rồi, không cần biết sở lâm nghiệp có thừa nhận hay không, Trương Khác muốn mời Từ Học Bình tới đây một chuyến, tận mắt nhìn mới có thể biết tính bức thiết của nó.
Ăn cơm trưa xong, Trương Khác định trả tiền, Thẩm Ước kiên quyết không nhận:
- Ai muốn tới đây trồng rừng, tôi đều không thu tiền, hơn nữa tôi cũng chẳng hi vọng dựa vào mở quán kiếm cơm...
Buổi chiều theo Chu Phúc Thụy đi vào lâm trường xem xét, đều là những chỗ hôm qua không nhìn thấy, có những nơi cả ngọn đồi trụi lủi chỉ trơ lại vài bụi cây nhỏ, xa xa trông loang lổ như cái đầu chốc ghẻ thật khủng khiếp.
Đồng thời cũng thỉnh giáo Chu Phúc Thụy chuyện trồng rừng lấy gỗ nhanh, đồng thời loại cây nào thích hợp làm bột giấy.
Đến giờ chiều có tàu thủy đi tỉnh thành, Trương Khác vốn định ở lâm trường hai ngày điều tra, có điều không chuẩn bị gì cả, chuyện điều tra được sẽ rất hữu hạn, may mà gặp được giáo sư của ĐH lâm nghiệp.
Trên thuyền Trương Khác gọi điện cho Từ Học Bình, kể đơn giản điều mắt thấy tai nghe hai ngày qua, còn con số cụ thể, đợi lấy được báo cáo điều tra của Chu Phúc Thụy rồi tính.
Chu Phúc Thụy lấy làm lạ, đám Trương Khác rõ ràng có hứng thú với chuyện trồng rừng, vậy mà cuối cùng lại nhắm vào bản báo cáo kia.
Buổi sáng tàu thủy cập bờ, đám Trương Khác tới nhà của Chu Phúc Thụy lấy báo cáo điều tra, Chu Phúc Thụy gọi hai người khác cùng tham gia hoàn thành báo cáo tới, một là giảng viên thanh niên làm nghiên cứu bảo vệ rừng thiên nhiên, một là tiến sĩ cùng Chu Phúc Thụy nghiên cứu cải tiến di truyền rừng lấy gỗ nhanh.
Nhưng không thể không hỏi ý kiến của Từ Học Bình đã dẫn họ tới gặp ông được.
Hôm nay là Nguyên Tiêu, Tạ Vãn Tình cũng về tỉnh thành, chuẩn bị đón Chỉ Đồng tới Hải Châu đi nhà trẻ.
Tàu thủy đoàn cắm trại tối qua đã về tới Hải Châu, kết thúc hoạt động, một số báo chí và ĐTH tỉnh cho đăng tin với thời lượng nhất định, ĐTH Hải Châu làm hẳn một chuyên mục riêng.
Trương Khác tới Tân Mai Uyển, đem tình hình nghiêm trọng rừng thiên nhiên trong tỉnh đối diện báo cáo cho Từ Học Bình.
Từ Học Bình lật xem báo cáo điều tra, viết ra mấy con số lên giấy trắng đưa cho Trương Khác xem:
- Đây là con số báo cáo lên chính phủ mùa xuân, bác không thể nói báo cáo của sở lâm nghiệp là sai ngay được, phải xuống xem mới biết.. Mà sao cháu lại lại quan tâm tới chuyện này?
- Cháu theo đoàn cắm trái lên thượng du Tiểu Giang, thấy hai bên bờ sông toàn là đồi trọc, vì Cẩm Hồ muốn làm rừng giấy nhất thể hóa, mới có ý tìm hiểu, không ngờ gặp được giáo sư của ĐH lâm nghiệp được biết tình hình rất đáng lo ngại, hôm nay cháu lên tỉnh thành thỉnh giáo mấy giáo sư ĐH lâm nghiệp về vấn đề này, biết chuyện kiến thiết đê phòng lũ lưu vực Tiểu Giang cũng không được như ý. Những chuyện này đáng lẽ cháu không nên hỏi tới, nhưng những tiếng nói phía dưới không truyền lên được, nếu thực sự xảy ra vấn đề gì, lương tâm khó yên được...
Trương Khác trả lời nửa thật nửa giả:
- Cháu làm thế là đúng, ở vị trí của bác đây, bị người dưới bao vây kín mít, dù có giao lưu với người dân thì toàn do cấp dưới an bài, chẳng biết được mấy điều chân thực nữa.
Từ Học Bình vẻ mặt nặng trĩu, Trương Khác không thổi phồng sự việc, cũng không xen vào nhận đình cá nhân, chỉ đơn thuần kể lại điều nghe thấy cho ông, vì thế ông thích nói chuyện với y để có được vài tin tức thực sự cuộc sống, tránh bị cấp dưới bưng bít quá đáng.
Từ Học Bình mang theo tâm tình nặng nề tới chính phủ tỉnh, Trương Khác bảo Chu Du về tỉnh thành, nhanh chòng tìm người soạn thảo phương án nhất thể hóa.
Chu Du hỏi có cần thương lượng với tạp đoàn Chính Thái hay không, Trương Khác hi vọng Chính Thái cuốn xéo, làm gì có chuyện thương lượng với chúng? Y và Tạ Vãn Tình năm % cổ phần của Cẩm Hồ, Trương Khác có thể lấy quyền khống chế cổ phần ức hiếp Chính Thái.
Chu Du hỏi vấn đề quan trọng nhất:
- Phương án nhất thể hoa quy mô bao nhiêu, một tỷ à?
Nhất thể hóa liên quan tới trồng rừng, làm bột giấy và quy mô sản xuất hiện tại của Cầm Hồ, hạng mục tổng thể ít ra phải đầu tư một tỷ mới thỏa mãn được nhu cầu phát triển vài năm tới.
- Không đủ.
Trương Khác lắc đầu:
- Hạng mục tỷ, sở lâm nghiệp tỉnh và chính phủ địa phương không động lòng, ít cũng phải tỷ, anh lập dự án tỷ thử xem..
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Có điều Tôn Thượng Nghĩa và Cát Minh Đức lại dự đoán đầu đĩa VCD còn tuổi thọ chừng 10 năm nữa, vô hình trung làm tăng giá trị thương hiệu trong quá trình đàm phán, đặc biệt bọn họ không biết được cơn bão tài chính Châu Á phá hoại kinh tế các nước Đông Nam Á dữ dội tới mức làm thị trường Đông Nam Á trước năm 2000 vô cùng ảm đạm.
Cuối cùng Việt Tú HK lấy được 25% cổ phần của thực nghiệp Gia Tín, Cát gia không muốn từ bỏ địa vị đệ nhất cổ đông, Tôn Thượng Nghĩa, Cát Minh Đức phải bỏ thêm 1000 vạn tiền mặt cá nhân của bọn họ, giữ cổ phần ở mức 32%.
Thực nghiệp Gia Tín tức thì có 5000 vạn tiền mặt, nhưng về con đường phát triển tương lai, hai bên có chỗ bất đồng.
Hai người Tôn Cát cho rằng mô hình của Ái Đạt ở trong nước vô cùng thành công, có thể phục chế ở Đông Nam Á, mau chóng chiếm lính thị trường.
Nhưng Trương Khác biết cơn bão tài chính Châu Á sắp tới, tăng cường đầu tư vào ĐNÁ bây giờ tới lúc đó chẳng phải khóc không ra nước mắt, nên yêu cầu giảm đầu tư nhà máy, chỉ cần dùng hai nhà máy sẵn có ở Philipin và Việt Nam sản xuất đầu đĩa, việc khai phát thị trường giao cho đại lý đương địa làm.
Ngoài ra Trương Khác còn hi vọng lợi dụng thực nghiệp Gia Tín phá hỏng liên doanh giữa Hương Tuyết Hải và SamSung, dù thực lực của thực nghiệp Gia Tín kém hơn SamSung rất nhiều, nhưng có bối cảnh tập đoàn Gia Tín đằng sau, có thể ngăn cản chuyện liên doanh là tốt nhất, không thì ít nhất cũng phải khiến SamSung đưa ra điều kiện có lợi hơn cho Hương Tuyết Hải.
Lúc này là thời kỳ mẫn cảm Hong Kong sắp trở về, xí nghiệp Hong Kong về nước đầu tư có rất nhiều chính sách ưu đãi, ưu tiên cao hơn hẳn Nhật Hàn, hơn nữa hai người Tôn Cát cũng nhận thức được hiện giờ trong nước là thị trường mới nổi quan trọng nhất thế giới, chiến lược trọng tâm đặt ở trong nước là không sai.
Chỉ đáng tiếc không thể phục chế mô hình làm người ta nhiệt huyết sôi trào của Ái Đạt ở Đông Nam Á.
Cuối cùng Tôn Thượng Nghĩa, Cát Minh Đức chấp nhận phương án trung gian của Trương Khác, đem chiến lược trọng điểm đặt ở trong nước.
Hứa Tư, Tô Tân Đông đại biểu Việt Tú HK và Ái Đạt ký hiệp nghị khung, chuyện cụ thể do Đào Hành Kiện phụ trách liên lạc, khi thực sự hợp tác, Đào Hành Kiện sẽ đại biểu Cty Việt Tú HK vào thực nghiệp Gia Tín.
Chiều ngày mùng 8 tết Trương Khác ngồi máy bay về nội địa, tàu thủy của đội cắm trại trường Nhất Trung đã ngược dòng tới tỉnh thành, Trương Khác lên tàu thủy trước khi nó nhổ neo rời tỉnh thành.
Chu Du cũng theo Trương Khác quay về nội địa, thấy hiện tại cũng không có chuyện gì cấp bách cần giải quyết, Trương Khác bảo hắn thả lòng một chút, hắn không từ chối, cùng Phó Tuấn theo Trương Khác lên thuyền.
Hoạt động cắm trại do Ái Đạt tài trợ, Chu Du lên thuyền được hoan nghênh nhiệt liệt.
Ngược lại Trương Khác lên thuyền giữa đường làm người khác thắc mắc, may là Trương Khác xưa nay luôn xuất quỷ nhập thần, hưởng thụ ưu đãi người thường không có, nên mọi người mau chóng không chú ý tới y nữa.
Cắm trại cuối cùng tổ chức được 320 học sinh, do 26 giáo viên dẫn dắt, ĐTH Hải Châu phái hẳn một tổ chuyên đề đi theo phỏng vấn toàn bộ hành trình.
Trương Khác chưa bao giờ đi đường thủy từ tình thành lên thượng du, y chẳng cái hứng thú tao nhã đó, cho nên chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến khung cảnh hoang hoang sơ hai bên đường, nhưng ngày thứ hai sau khi rời khỏi tỉnh thành, tiến vào thượng du của lưu vực Tiểu Giang, gần như không nhìn thấy được một khu rừng hoàn chỉnh.
Ngày 11 tháng Giêng, ngày cuối cùng tháng hai âm lịch, tàu thủy dừng ở lâm trường Hồng Trí, lâm trường quốc hữu lớn nhất ở thượng du Tiểu Giang.
Sườn dốc trong lâm trường dùng từng cây gỗ đường kính 20 - 30 cm, trải thành con đường dài tới mấy km, tiện cho việc vận chuyển gỗ, trong lâm trường đang điên cuồng chặt phá cây cối, hai bên bờ sông đều đã bị chặt trơi trụi không còn lại chút gì.
Năm 1998, trung hạ du Trường Giang mưa to liên tiếp, nước dâng cao, diễn biến thành trận hồng thủy 50 năm có một, lan tới lưu vực Tiểu Giang.
Tổn thất kinh tế, nhân số thương vong ra sao Trương Khác không nhớ, ký ức sâu nhất là đê Tiểu Giang ở địa phận Tân Vu bị vỡ, cuốn hết hơn 100 bộ đội, hơn 300 người dân, vậy mà báo chí trong nước khi đó nói là không có thương vong, sau này chuyện mới bị truyền thông Hong Kong vạch trần.
Trận đại hồng thủy năm 98 có thiên tai cũng có nhân họa, mấy chỗ đê vỡ trong lưu vực Tiểu Giang sau này điều tra gần như đều là công trình rỗng ruột, mực lũ trong lưu vực Tiểu Giang chỉ đạt mức lũ lịch sử 20 năm, vậy mà mức độ phá hoại của nó đạt tới mức lũ lịch sử 100 năm, nguyên nhân liên quan mật thiệt với việc diện tích rừng ở thượng du Tiểu Giang thu hẹp nghiêm trọng, khiên cho năng lực tích trữ nước lũ giảm mạnh, gây ra thảm họa.
Tham quan lâm trường, nhìn lãnh đạo lâm trường hào hứng giới thiệu thành tích chặt cây mấy năm qua của lâm trường, Trương Khác thấy ớn lạnh, vì mục tiêu "làm giàu" chính phủ địa phương thường bỏ mặc, thậm chí khuyến khích người dân khai thác tự nhiên theo kiểu tàn phá, các khu rừng thành vật hi sinh cho hành vi "kinh tế ngắn hạn " này.
Sau trận đại hồng thủy năm 98, nhà nước phải công nhận việc chặt phá rừng bữa bãi góp phần gây nên tai họa này.
Khi những người khác đang tưng bừng hưởng thụ không khí cắm trại thì Trương Khác nằm trong khoang thuyền xa hoa chuẩn bị riêng cho y, lòng rầu rĩ bực bội, nhưng y có thể làm gì được đây?
Trước khi đại hồng thủy bùng phát, thủ tướng quốc vụ viện còn tin tưởng phán đoán của chuyên gia, cho rằng "trong vòng ba năm" lưu vực Trường Giang tuyệt đối không có khả năng xảy ra lũ lớn.
- Trốn vào đây làm gì thế?
Đường Thanh đẩy cửa đi vào:
- Đỗ Phi và mấy bạn nam muốn xuống nước bơi, đi tìm bạn khắp nơi đấy, bạn có dám xuống không?
Mấy ngày qua nhiệt độ luôn ở mức dưới 0 độ C, với người sống thoải mái trong phòng điều hòa quen như Trương Khác, trời rét căm căm như thế làm sao xuống sông bơi được? Tránh bị đám Đỗ Phi cười nhạo, Trương Khác lười nhác lắc đầu.
- Mấy ngày qua bạn bị làm sao thế, cả ngày ủ rũ?
Đường Thanh đi tới, quỳ trên giường, nhìn Trương Khác đầy quan tâm.
- Rõ ràng như vậy sao?
Trương Khác ngẩng đầu soi mình trong gương, có thấy sắc mặt kém chút nào đâu?
- Đương nhiên, trông tâm sự trùng trùng, chuyến đi Hong Kong vừa rồi không vui à?
- Ừ, ở Hong Kong nhớ bạn vô cùng.
Trương Khác kéo Đường Thanh vào trong lòng.
- Muốn chết à?
Đường Thanh vùng vẫy đứng dậy, rón rén đi ra khóa cửa phòng lại mới chạy tới nằm vào lòng Trương Khác:
- Bạn tưởng rằng mình là trẻ lên ba à? Sao gặp mình rồi sao lông mày vẫn nặng trĩu như thế?
Trương Khác nhìn ra lâm trường ngoài cửa sổ, ngọn đồi ở xung quanh đều chỉ còn những gốc cây trơ trụi, chỉ có gần bến tàu là có mảnh rừng nhỏ mới trồng, đưa tay vuốt khuôn mặt xinh đẹp của Đường Thanh, hỏi:
- Bạn thấy chặt rừng thành ra thế này là tốt hay xấu?
- Kiểm tra mình sao? Tài nguyên rừng rất quan trọng, bảo hộ thiên nhiên, phòng ngừa lũ lụt, trong sách địa lý đều nói cả rồi.
- Đúng là học sinh gương mẫu.
Trương Khác mỉm cười vuốt chóp mũi Đường Thanh:
- Tài nguyên rừng là tài nguyên vật chất, cũng là tài nguyên sinh thái, cái bạn vừa nói là nhu cầu với tài nguyên sinh thái..
- Đúng thế, mình cảm thấy lâm trường chặt phá như thế không tốt, nhưng lâm trường phải nuôi dưỡng bao nhiêu công nhân như vậy, thôn dân xung quanh cũng chỉ dựa vào nó, có điều mình thấy chính phủ đương địa cần dẫn dắt tốt, chặt gỗ là tất yếu, nhưng cũng phải kịp thời trồng lại cây non, bồi dưỡng rừng.
Đạo lý nông cạn này đừng nói Đường Thanh mà kiếm bất kỳ một học sinh cao trung nào đều có thể hiểu được, vậy mà đám quan viên chính phủ luôn tự ình là tinh anh xã hội lại vẫn làm ra hành thiển cận cực độ này, chẳng qua là rơi vào cạm bẫy lợi ích.
- Sao thế, hai ngày qua bạn luôn suy nghĩ chuyện này sao?
Đường Thanh chớp mắt hỏi:
- Đúng vậy, mấy năm qua Tiểu Giang gần như mỗi năm đều có lũ không lớn thì nhỏ, mà trước kia phải hai ba năm mới có một trận lũ, mình đang nghĩ, điều này liên quan với chuyện chặt phá rừng quá độ ở thượng du tới mức nào?
Vẻ mặt Đường Thanh trở nên nghiêm túc, đại khái cao trung là giai đoạn đầu tiên con người sinh ra cảm giác trách nhiệm xã hội, tới đại học, cảm giác này trở nên hết sức mạnh mẽ, nhưng sau khi vào xã hội, bị hiện thực xã hội hành cho khốn đốn, trách nhiệm xã hội dần dần trở nên trơ lỳ.
"Cốc cốc" Trương Khác ngẩng đầu lên nhìn thấy Đỗ Phi mình trần đứng ngoài gõ cửa sổ, hét lớn:
- Đường Thanh, bảo bạn gọi Trương Khác đi bơi chứ không bảo bạn đi âu yếm với nó, mình biết ngay bảo bạn tới đây chẳng khác gì đưa dê vào miệng sói mà...
Đường Thanh cuống cuồng đẩy Trương Khác ngồi bật dậy, mặt đỏ như máu, bị Trương Khác hỏi lung tung quên luôn cả mình tới đây làm gì.
Trương Khác mặt dày hơn thớt, chẳng bận tâm Đỗ Phi nhạo báng, rời khoang thuyền, theo Đỗ Phi lên boong thuyền, tên bến tàu có rất nhiều người đâng đứng, đều mặc quần bơi đang khởi động chuẩn bị xuống nước, Phó Tuấn cũng trong số đó.
Nghe Đường Thanh nói sẽ bơi sang bờ đối diện rồi bơi lại, đoạn sông này mặt nước hẹp, nhưng bơi đi bơi lại cũng tới 1 km, trên đường có thuyền cứu sinh đi theo.
- Thế nào?
Đỗ Phi huých vai Trương Khác, giọng khích bác:
- Cùng xuống bơi chứ?
Trương Khác khi đi ra ngoài đã mặc thêm một cái áo khoác, nhìn bãi cỏ bên bờ sông còn có vết tàn tuyết, rùng mình lắc đầu.
- Đi đi.
Đường Thanh ôm vai Trương Khác, ghé miệng gần tai y thổi khẽ một hơi:
- Quay về mình về mình cho hôn một cái.
Cứ như không xuống nước là không được hôn nữa vậy, Trương Khác quay đầu lại hỏi Đường Thanh:
- Có được làm thêm chút chuyện khác nữa không?
Đường Thanh ưỡn bộ ngực căng tròn lên, đôi mắt dài lẳng lơ quyến rũ ném cho y một cái nhìn đầy ẩn ý, Trương Khác cảm thấy máu trong người sôi sùng sùng không còn cảm thấy lạnh chút nào nữa.
- Được, bơi thì bơi.
Trương Khác bị gái đẹp làm mờ mắt, hùng hồn tuyên bố.
Đỗ Phi sớm đã chuẩn bị quần bơi cho Trương Khác, vừa thay quần bơi bước ra khỏi khoang bị gió lùa qua lạnh tới run rẩy, thấy Đường Thanh đứng bên Trần Phi Dung dưng phấn reo hò cổ vũ, y không còn đường lùi nữa, lẩm bẩm:
- Nữ nhân không phải là tai họa mà là mẹ của tai họa!
Mới mấy phút trước chỉ có hơn mười người chuẩn bị, lúc này đã có hơn 20 rồi, nhất định là do đám nữ sinh kia kích động.
Đường Thanh thấy bộ mặt sầu thảm Trương Khác đoán chừng y hối hận rồi, cười ngặt ngoẽo đầy Trương Khác tới bến tàu tụ tập với mọi người.
Lúc thân thể vừa lộ ra ngoài không khí lạnh là khó nổi nhất, nhưng khi lấy nước lạnh giá kích thích cơ thể, mau chóng thích ứng được, vận động một chút rồi xuống nước, còn cảm thấy ấm áp hơn cả trên bờ.
Trương Khác bơi khá tốt, thể lực cũng ổn, chỉ là trước kia tập trong hồ bơi, lúc xuống sông uống liền vài ngụm nước mới quen được, có điều Phó Tuấn theo sát bên cạnh, không cần lo chết đuối.
Trên đường bơi về, giáo viên, học sinh trên tàu thủy đều hưng phấn reo hò cổ vũ, cứ như người xuống nước là làm một hành động vĩ đại ghê gớm lắm vậy.
Trương Khác rất hưởng thụ được Đường Thanh cầm khăn lông lau khô nước trên người, lại được cô khoác áo choàng lên, nếu chẳng phải lần này xuống nước, không biết đến bao giờ mới có được đãi ngộ này.
Mọi người cùng ăn tối ở nhà ăn của lâm trường, hơn ba trăm học sinh, nhiều hơn cả công nhân trồng rừng, náo nhiệt vô cùng, Chu Du, Mã Tử Thiện, Lý Chi Phương ngồi cùng bàn với lãnh đạo lâm trường.
Dùng cơm tối xong, mọi người lại lên tàu thủy xuôi dòng đi xuống.
Trước khi lên tàu thủy, Trương Khác tìm Chu Du tới, hỏi:
- Cẩm Hồ hiện đang làm rừng giấy nhất thể hóa, liệu có thể đẩy nhanh lên được không?
Chu Du ngây ra, không ngờ Trương Khác tới lâm trường một chuyến lại đưa ra vấn đề như thế.
Quá trình sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường cực lớn, hơn nữa bột giấy nhiều tạp chất, không thể dùng sản xuất giấy cao cấp, từ năm 93, nhà nước dần đóng cửa các dây chuyền sản xuất bột giấy, từ đó chủ yếu phải dựa vào nhập khẩu nước ngoài.
Xí nghiệp giấy do Cẩm Hồ phủ trách đều nguyên liệu sản xuất giấy cao cấp từ Indonesia.
Cái gọi là giấy rừng nhất thể hóa là trồng rừng, tạo nguyên liệu, làm giấy, hợp thể ba công đoạn, đó là con đường phải đi của tập đoàn giấy cỡ lớn.
Cẩm Hồ hiện giờ đang từng bước thu mua chỉnh hợp mấy xí nghiệp giấy, xây dựng cơ sở sản xuất lớn ở khu Thành Nam, tạm thời còn chưa có kế hoạch lập nhà máy làm bột giấy, chưa thể nói tới rừng giấy nhất thể hóa.
Nếu không muốn phá hỏng rừng hiện có, rừng giấy nhất thể hóa trước tiên là phải trồng rừng, phải đầu tư lượng tài chính lớn.
Rừng cây nguyên liệu lấy gỗ nhanh chu kỳ thông thường từ 5 - 6 năm, nói cách khác thời gian đầu đầu tư trồng rừng phải 5- 6 năm sau mới dần thu được lợi ích, đây tuyệt đối là hạng mục đầu tư cao, thu hồi vốn chậm trừ xí nghiệp giấy có nguồn vốn cực kỳ hùng hậu chẳng ai làm, đặc biệt khi mà hiện lượng cung cấp bột giấy quốc tế khá sung túc, càng không ai đi làm chuyện tốn công này.
Mặc dù rừng lấy gỗ nhanh không có lợi ích rõ ràng cho sinh thái, ít nhất nó có tác dụng rõ ràng trong việc trữ nước lũ, rừng lấy gỗ nhanh chu kỳ ngắn, nếu thực thi một hai hai năm là thành rừng, năm sáu năm là có thể chặt lấy gỗ, có thể giám bớt phần nào thiệt hại của trận đại hồng thủy với lưu vực Tiểu Giang.
Nói thực dù trồng được mấy chục vạn mẫu rừng thì giảm bớt thiệt hại do trận hồng thủy gây ra cũng rất hữu hạn, nhưng với con lạc đà chở mấy trăm cân, thêm một cọng cỏ có thể đè sụp nó, giảm đi một cọng cỏ, có lẽ khiến nó gắng gượng vượt qua được.
Ngoài ra, chuyện đáng làm nhất chính là thuyết phục Từ Học Bình lệnh sở thủy lợi kiểm tra ẩn họa của công trình thủy lợi trung hạ du Tiểu Giang, tăng cường đầu tư kiến thiết đê điều.
Trương Khác kệ cho Chu Du kinh ngạc, nói:
- Chúng ta ở lại đi, không theo họ về Hải Châu nữa.
- Hả!
Chu Du lại ngớ ra lần nữa, hắn muốn nói hiện giờ hắn là người của Ái Đạt, có muốn làm rừng vườn nhất thể hóa thật cùng phải phái người của Cẩm Hồ đến, chẳng biết Trương Khác có ý nghĩ kỳ khôi gì mà lại sốt ruột ở lại như thế.
Trương Khác lên tàu thủy tìm Đường Thanh, Lý Chi Phương nói y sẽ ở lại.
Đường Thanh không vui hỏi:
- Vì sao muốn ở lại?
Người khác có mặt, tạm thời không giải thích rõ được, Trương Khác đành nói:
- Hay là bạn cũng ở lại?
Đường Thanh muốn ở cùng với Trương Khác lắm, nhưng cô là thành viên hội học sinh, lại là một trong số người tổ chức cắm trại, không thể bỏ ngang được. Mấy ngày nữa là đi học rồi, Đường Thanh biết Trương Khác ở lại quá nửa là chuyện công ty, lắc đầu căn dặn:
- Mình về Hải Châu trước vậy, bạn cẩn thận, trời lành đừng ăn mặc phong phanh, kẻo bị cảm.
Trương Khác cảm động muốn ôm Đường Thanh một cái, có điều cô xấu hổ tránh mất.
Đối với đứa học sinh luôn thích gì làm nấy này, trường học khó nói được gì, huống hồ y vốn lên tàu thủy nửa đường, Lý Chi Phương chỉ dặn dò thêm một tiếng, gọi điện thông báo cho Trương Tri Hành, làm hết trách nhiệm của trường học rồi để Trương Khác ở lại.
Phía lâm trường cũng tỏ ra khá bất ngờ.
Khi dùng cơm tối, mấy lãnh đạo lâm trường đều tham gia, cuối cùng tiễn đoàn cắm trại rời đi là một phó giám đốc tên Đồ Tiến Doanh.
Dù Ái Đạt chỉ là một xĩ nghiệp dân doanh, nhưng nổi tiếng trong nước, Đồ Tiến Doanh cảm thấy rắc rối, nhưng khó từ chối được, liền gọi điện cho giám đốc Thái Cao Trung xem phải chiêu đãi thế nào mới thích hộp.
Thái Cao Trung đang hưởng thụ thương nhân gỗ chiêu đãi, không rảnh để ý tới bên này, bảo Đồ Tiến Doanh tự quyết.
Là lâm trường quốc hữu lớn nhất thượng du Tiểu Giang, có hơn 50 vạn mẫu rừng, gần như chiếm nửa diện tích huyện, mấy năm qua nhu cầu gỗ tăng mạnh, vô số thương nhân gỗ tràn vào lâm trường, khiến nơi này hưng thịnh chẳng kém gì xã thị trấn, có cả nhà trọ.
Trương Khác và Chu Du nhìn ra phía lâm trường không thoải mái, kiên trì muốn tự an bài nơi ở, còn về mục đích ở lại thì vì Hải Châu không có không khí trong lành như thế, cũng không có thịt rừng ngon như vậy.
Thấy bọn họ kiên trì ý mình, Đồ Tiến Doanh mặc kệ bỏ đi, có vẻ vội vàng.
Đột nhiên ở lại, không có phía lâm trường phối hợp, muốn tìm hiểu tình hình cũng không biết bắt đầu từ đâu, đứng trên bến tàu, nhìn ánh đèn chiếu xuống mặt nước tạo ra ánh sóng lấp lánh, Chu Du hỏi: