Cảm giác trời đất sụp đổ, trước nay Lưu Thịnh đều chưa từng được nếm trải.
Ông ta tung hoành cả nửa cuộc đời, dựa vào những thủ đoạn ông ta sử dụng trên giang hồ, quãng đời đó trôi đã trôi qua khá thoải mái dễ chịu. Ông ta cũng cho rằng tiền đồ của mình sẽ mãi tốt đẹp như vậy.
Nhưng ông ta tuyệt đối sẽ không ngờ được rằng, khoảng cách từ thiên đường xuống địa ngục lại gần đến vậy.
Khoảng thời gian gần đây¬¬, ông ta thu về Việt Châu, làm một việc duy nhất đó là liên lạc với các nhân vật thuộc khắp các tỉnh thành, nghĩ cách bôi nhọ Lân Giác. Mục tiêu lớn nhất của ông ta chính là lật đổ Trần Kinh, nói như vậy, tất thảy những nguy cơ phủ lên đầu ông ta đều được giải quyết.
Lưu Thịnh đã được tận mắt chứng kiến sức mạnh của phái bảo thủ Lĩnh Nam, ngay cả “chiến binh cải cách” trứ danh Lĩnh Nam – Hồ Tuấn Trung gần đây cũng phải tối tăm mặt mũi, huống gì một kẻ ngoại lai như Trần Kinh?
Trong con mắt người khác, Trần Kinh luôn có chút gì đó thần bí.
Nhưng trong con mắt Lưu Thịnh, ông ta biết rõ gốc rễ của Trần Kinh.
Trần Kinh trở thành con rể nhà họ Phương là rất khá, nhưng quan hệ giữa hắn và mạng lưới Tây Bắc lại không hề tốt.
Hơn nữa sức mạnh tại Lĩnh Nam của mạng lưới Tây Bắc rốt cuộc là do Phương Lộ Bình gây dựng năm xưa. Phương Lộ Bình cũng là nhân vật được cử từ nới khác tới, năm đó ông ta tới nắm quyền tại Lĩnh Nam, cũng phải đối mặt với áp lực nặng nề từ phái bảo thủ.
Nếu không phải dựa vào thế lực nhà họ Phương của ông ta, thành công bước vào vòng xoay quyền lực Lĩnh Nam, rồi tới vũng vẫy tại Liêu Đông mênh mông lồng lộng, không chừng bây giờ ông ta cũng vẫn đang trong những tháng ngày gian khổ cũng nên!
Cũng chính vì biết được những điều này, Lưu Thịnh có lòng tin hoàn toàn vào chuyện của Trần Kinh.
Nhưng điều ngoài dự liệu của ông ta chính là Lý Quốc Vĩ đột nhiên lại trở mặt, quan hệ giữa Lưu Thịnh và Lý Quốc Vĩ trước nay luôn rất thân thiết.
Kẻ này cũng rất biết chuyện, luôn lá phải lá trái* với ông ta.
*chú thích: chỉ những người không thật lòng, giả tạo.
Nhưng Lưu Thịnh nào có nghĩ đến, Lý Quốc Vĩ lại là lá bài kín của hắn.
Gần như cùng lúc Lý Quốc Vĩ chủ động khai báo vụ hối lộ, Lưu Thịnh cũng chợt phát hiện mình bị hạn chế hành động. Ông ta hoảng hốt, lập tức tìm Liêu Triết Du, hy vọng Liêu Triết Du có thể giúp ông ta rời khỏi Quảng Châu.
Thế nhưng ông ta gọi điện cho Liêu Triết Du suốt một ngày, đối phương đều tắt máy.
Ông ta ý thức được mọi chuyện không ổn, thỏ khôn có ba hang*, ông ta cũng tự mình sắp xếp đường lùi.
*chú thích: thành ngữ, chỉ người biết lo trước tính sau (ví với có nhiều chỗ ẩn náu)
Ông tac cũng không cân nhắc đắn đo, thể hiện ra toàn bộ thủ đoạn của mình. Nhưng cuối cùng, ông ta cũng chẳng thể rời khỏi sân bay. Tại sân bay, cảnh sát Việt Châu mang theo lệnh bắt giam, đường đường chính chính áp giải ông ta về đồn.
Lưu Thịnh đành xuất ra thủ đoạn cuối cùng, ông ta thậm chí khai báo hết những vấn đề liên quan tới hai anh em Quan Thị của tập đoàn Ôn Hải.
Vậy nhưng kết quả ngược lại khiến ông ta hoàn toàn tuyệt vọng.
Anh em Quan Thị cũng không phải kẻ ngốc, Lưu Thịnh ra tay, bọn họ cũng âm thầm hạ thủ.
Anh em nhà họ Quan đã nhanh hơn một bước, xóa sạch các mối quan hệ giữa họ với Lưu Thịnh. Hơn nữa, không chỉ xóa sạch, họ còn đổ sạch những chấn động liên quan tới vấn đề tham ô mục nát của dự án sườn núi Hào Đình lên đầu Lưu Thịnh.
Tất cả những căn biệt thự thuộc dự án Hào Đình được hối lộ cho các cán bộ quan chức đều thuộc sở hữu của Lưu Thịnh, hơn nữa cũng đều do Lưu Thịnh phê tặng.
Trong tay anh em họ Quan có bằng chứng giao dịch giữa họ, còn có những vị cán bộ đã chủ động khai báo, nhân chứng vật chứng đầy đủ, Lưu Thịnh không cách nào chối cãi.
Tường nghiêng hè nhau đẩy, cây đổ bầy khỉ tan*.
*chú thích:
“Tường nghiêng hè nhau đẩy” ám chỉ khi một người gặp phải khó khăn, những người khác thừa cơ hội công kích, hãm hại.
“Cây đổ bầy khỉ tan” chỉ một khi chỗ dựa suy sụp, thì những người vẫn dựa vào đó cũng nhanh chóng tản mác.
Lưu Thịnh phát hiện chỉ trong một đêm, tất cả anh em đồng minh của ông ta đều lần lượt trở mặt. Những anh từng thề thốt có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu ngày trước, hôm nay tất thảy đều trở mặt.
Nghĩ lại cũng hoàn toàn dễ hiểu, Lưu Thịnh giờ cũng không trốn thoát được, mọi sự cũng đã bại lộ hết rồi.
Lúc này không ném đá xuống giếng còn đợi tới lúc nào?
Những chuyện họ làm với Lưu Thịnh, đều là những chuyện chìm sau ánh sáng, nay Lưu Thịnh xảy ra chuyện như vậy, còn kẻ nào ngu ngốc mà không xóa hết mọi quan hệ với ông ta?
Kết quả là, Lưu Thịnh ở khu vực phía Nam Hong Kong đã tới Hải Sơn làm những chuyện xấu xa gì, đều nhanh chóng bị công bố.
Thậm chí việc Lưu Thịnh có liên quan tới giới xã hội đen tại Nam Hong Kong, những chuyện có liên quan tới án mạng đều bị tố cáo. Tới lúc này, ông ta cũng hiểu được trời đất sụp đổ rốt cuộc là như thế nào rồi.
Chỉ trong một đêm, trời xanh rộng lớn, nhưng ông ta cũng không còn đất dung thân nữa rồi.
Ông ta vẫn luôn dốc sức nghĩ cách tạo nên mối quan hệ với Liêu gia, nhưng Liêu gia lại phủi sạch quan hệ với ông ta đầu tiên, hơn nữa còn tung tin ông ta mượn dnah Liêu gia đi lừa đảo khắp nơi, Liêu gia còn muốn truy cứu trách nhiệm ông ta. Lần này ông ta chắc chắn phải ngồi tù, chắc chắn không còn đường lui nữa.
Lưu Thịnh làm loạn ở phòng tạm giam mấy ngày, sau đó lại tuyệt thực, có ý đồ tự sát, giày vò suốt mấy ngày, cuối cùng ông ta cũng bình tĩnh lại được.
Khi bị thẩm vấn, ông ta tổng kết lai những sai lầm của mình, nói ra những lời khiến thẩm tra viên phải kinh ngạc.
Khi tổng kết những việc sai trái của mình, ông ta nói thẳng sai lầm của mình chính là đã tự đâm đầu vào ngõ cụt, ghi thù tạc hận lên Bí thư quận ủy Trần Kinh của Lân Giác. Ông ta đã nghĩ mọi cách để lật đổ Trần Kinh, muốn Trần Kinh bị hạ bệ.
Ông ta còn gần như điên cuồng tán dương Trần Kinh trước mặt thẩm phán viên.
Nói cả đời ông ta tung hoành trong giang hồ, trước nay chưa từng chịu thiệt, nhưng ông ta lại liên tiếp phải chịu thiệt thòi dưới tay Trần Kinh, cuối cùng phải rơi vào cảnh ngộ đời đời kiếp kiếp không thể quay đầu lại.
Tất cả những điều này đều do ông ta kém cỏi hơn Trần Kinh một bậc…
Với những lời nói hoang đường này của ông ta, thẩm tra viên quả thực dở khóc dở cười. Bọn họ vì không biết Trần Kinh là ai, chỉ có thể phản ánh lại tình hình thẩm vấn lên cấp trên.
Cuối cùng, vụ án này kinh động tới cả các cấp cao. Một vị lãnh đạo nào đó của sở Công an tìm tới nói chuyện với Lưu Thịnh, nghiêm khắc chỉ ra bản chất thất bại của ông ta.
Lưu Thịnh cười lớn, nói:
- Từ xưa tới nay thắng làm vua thua làm giặc đã thành chân lý rồi, lãnh đạo các ông nói thế nào chẳng được, nói gì mà chẳng có lý, tôi chỉ biết một điểm này thôi.
Ông ta ngừng lại rồi tiếp:
- Tôi là người thô lỗ, xuất thân từ giang hồ, nhưng một kẻ thô lỗ như tôi cũng thừa biết chốn quan trường cũng là giang hồ, thương trường cũng là giang hồ, trong giang hồ đạo lý này là vậy, đúng đúng sai sai, ai nói rõ được?
Những lời này của ông ta, khiến vị lãnh đạo của sở kia không thể phản bác lại.
Cuối cùng vị lãnh đạo này lại thử áp dụng đủ các biện pháp để Lưu Thịnh khai báo rõ ràng những sai phạm của ông ta. Câu trả lời của Lưu Thịnh đều như vậy.
Sai lầm của ông ta chính là không nên trở thành kẻ thù không đội trời chung của Trần Kinh. Nếu như không phải vấn đề này, tất cả những chuyện khác đều không phải vấn đề.
Cuối cùng không còn cách nào, vị lãnh đạo của sở Công an tỉnh này phải liên hệ với thành ủy Hải Sơn, muốn Trần Kinh tham gia giải quyết vụ án của Lưu Thịnh.
Đối với lời yêu cầu này Trần Kinh nhẹ nhàng từ chối, với những lời khai hoang đường trong quá trình thẩm vấn của Lưu Thịnh, hắn cũng chỉ cười trừ!
Những kinh nghiệm chính trị tại Hải Sơn của hắn, cũng chính là một ván cờ lớn.
Có thể nói Trần Kinh đã cứng rắn mở một con đường máu, hắn đã giẫm lên vô số thi thể để đi tới cục diện vững vàng của ngày hôm nay. Lưu Thịnh cũng chỉ là một trong số những kẻ đó mà thôi.
Tuy nhiên kẻ tên Lưu Thịnh này, tất cả đều là do ông ta gieo gió gặt bão. Cái gọi là ác giả ác báo, chính là bức tranh lột tả Lưu Thịnh.
Lưu Thịnh bị lật đổ, các vấn đề của Lưu Kiện cũng lập tức được Ủy ban Kỷ luật thành phố đưa vào điều tra.
Bí thư Ủy ban Kỷ luật thành phố Thiếu Văn gọi điện cho Trần Kinh, tỏ ý muốn tạm thời đình chỉ công tác của Lưu Kiện để xử lý trước, sau đó mới điều tra sai phạm của ông ta.
Về chuyện này, Trần Kinh trả lời Bạch Thiếu Văn như sau:
- Bí thư Bạch, hai người Lưu Thịnh và Lưu Kiện cần phải xử lý khác nhau. Lưu Thịnh là kẻ đi cửa sau, là tên đầu sỏ vi phạm kỉ cương luật pháp, nhưng Lưu Thịnh lại là lãnh đạo chính quyền quận Lân Giác chúng tôi. Tình cảm của hai anh em họ rất tốt, nhưng điều này cũng không thể chứng minh Lưu Kiện nhất định có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tôi vẫn cho rằng mọi chuyện nên lấy sự thực làm tiêu chuẩn cơ bản, trước khi nắm được đầy đủ chứng cứ, lại đình chỉ công tác của cán bộ, tôi cho rằng như vậy không được hợp lý.
Với câu trả lời này của Trần Kinh, Bạch Thiếu Văn thực sự bị làm cho kinh ngạc.
Trên tay Bạch Thiếu Văn, anh ta nhận được hơn bốn năm lá đơn tố cáo Trần Kinh do Lưu Kiện đích thân gửi tới, mà đây chỉ là số đơn Lưu Kiện đích danh ra mặt tố cáo.
Những đơn tố cáo nặc danh khác, còn có một số do phái chống lại Trần Kinh làm, nhiều tới không đếm nổi.
Không thể không nói, bên trong bộ máy chính quyền Đảng bộ Hải Sơn, kẻ căm hận Trần Kinh nhất có lẽ là Lưu Kiện.
Mà đối với những sắp xếp của Lưu Kiện Trần Kinh cũng áp dụng những thủ đoạn vô cùng cứng rắn. Cứng rắn ở việc đã tước mất vị trí Ủy viên thường vụ quận ủy của Lưu Kiện. Lúc đó cũng vì chuyện này, thậm chí còn gây nên rất nhiều tranh luận trong thnàh phố.
Mâu thuẫn giữa Trần Kinh và Lưu Kiện là vô cùng sâu sắc.
Hôm nay Trần Kinh có thể nói những lời này, đường nhiên vượt ngoài dự liệu của Bạch Thiếu Văn.
Đồng thời, cuối cùng anh ta cũng đã rõ, tại sao Trần Kinh lại có thể đạt được những thành tựu như vậy ở Lân Giác.
Trần Kinh là người có hoài bão, có ý chí.
Từ chuyện về Lưu Kiện này có thể thấy tác phong hành động của hắn, hoàn toàn không dựa vào tình cảm cá nhân với người khác, rất có tác phong và khí chất của người lãnh đạo.
Có lẽ không chỉ chuyện này là như vậy.
Trước đây mâu thuẫn giữa Trần Kinh và Đồng Tiểu Ly khá sâu, về sau Trần Kinh áp dụng thủ đoạn ngoài thăng ngầm giáng, theo đó thâu tóm vị trí chủ chốt Cục trưởng cục công an này vào tay mình.
Bên ngoài rộ lên những bài phân tích việc Trần Kinh giáng chức Đồng Tiểu Ly.
Nhưng trên thực tế Trần Kinh lại không làm như vậy, Đồng Tiểu Ly hiện nay có chức có quyền, có thể nói ngang hàng ngang chức với một vi phó Bí thư khác là Khương Vĩ. Cách xử lý này của Trần Kinh, quả thực khiến người ta sáng mắt.
Trần Kinh nhấn mạnh nhiều nhất tại Lân Giác chính là đoàn kết.
Bộ máy Lân Giác muốn đoàn kết, người đứng đầu là hắn phải thuyết phục được quần chúng, phải khiến người khác tâm phục khẩu phục.
Những thủ đoạn của Trần Kinh quả nhiên đều rất lợi hại, những những hoài bão ngoài thủ đoạn của hắn mới thật sự khiến người ta phải thán phục.
Đương nhiên, cuối cùng Trần Kinh cũng không thể giúp Lưu Kiện thoát khỏi số phận bị bãi nhiệm, bởi Lưu Thịnh đã chịu ảnh hưởng quá sâu sắc từ Lưu Thịnh.
Tuy bản thân anh ta không tham nhũng, nhưng cũng vì anh ta đã tự mình chui vào ngõ cụt, mơ hồ góp tay giúp Lưu Thịnh làm không ít chuyện.
Mối quen biết của Lưu Thịnh với rất nhiều vị lãnh đạo trong thành phố đều qua sự giới thiệu của Lưu Kiện, vì vậy lúc này nhìn lại, anh ta gần như đã đóng vai “trung gian” trong chuyện này.
Hình phạt của Ủy ban Kỷ luật với anh ta bao gồm khai trừ tư cách Đảng viên, vẫn giữ công chức, nhưng bị giáng chức và bị điều động khỏi Lân Giác.
Tận lúc này, Lân Giác cuối cùng cũng hồi phục được sự yên tĩnh trước kia.
Nhìn chung, những phong ba lần này Lân Giác phải chịu, sự việc từ lúc phát sinh đến hồi kết thúc, Trần Kinh vẫn luôn đứng trước nguy cơ, nhưng vào thời điểm cuối cùng, mọi chuyện lại biến đổi đầy kịch tính.
Màn biểu diễn của Trần Kinh quá hoa mắt, khiến cục diện cũng chuyển sang hướng có lợi cho hắn.
Cuối cùng sự rớt đài của Lưu Thịnh dường như khiến cả hai phía công thủ đều tìm được bậc thang thích hợp. Trần Kinh không tiến thêm bước nữa, mà phái bảo thủ trước kia vẫn luôn hùng hổ gây sự, cũng thấy được sức mạnh của Trần Kinh, cuối cùng cũng không dám tiếp tục hành động thiếu suy nghĩ nữa, hai bên cùng án binh , cục diện nháy mắt đã khôi phục lại vẻ tĩnh lặng.
Sự phát triển trước sau của cục diện, giống như một màn kịch sớm được đạo diễn xong.
Trần Kinh thủ vai biên kịch, từ lúc hắn ra tay, tất cả hành động của các vai diễn sau đó đều được tiến hành liền mạch, giống như tập duyệt trước khi quay vậy.
Cứ thế tới khi người cuối cùng hoàn thành “phân cảnh quan trọng”, vở kịch này cũng chậm rãi hạ màn.
Nguyên tắc chung của chính đàn luôn là thỏa hiệp và nhượng bộ, cho dù gió cuộn mây vần, giương cung bạt kiếm, một khi có cơ hội thỏa hiệp và xuống nước, kết quả cuối cùng thường vẫn là kẻ đến sau, đây cũng chính là chủ đề của vở diễn!
(Còn tiếp!)
DG: Du Lạc Tiểu ^^
Ông ta tung hoành cả nửa cuộc đời, dựa vào những thủ đoạn ông ta sử dụng trên giang hồ, quãng đời đó trôi đã trôi qua khá thoải mái dễ chịu. Ông ta cũng cho rằng tiền đồ của mình sẽ mãi tốt đẹp như vậy.
Nhưng ông ta tuyệt đối sẽ không ngờ được rằng, khoảng cách từ thiên đường xuống địa ngục lại gần đến vậy.
Khoảng thời gian gần đây¬¬, ông ta thu về Việt Châu, làm một việc duy nhất đó là liên lạc với các nhân vật thuộc khắp các tỉnh thành, nghĩ cách bôi nhọ Lân Giác. Mục tiêu lớn nhất của ông ta chính là lật đổ Trần Kinh, nói như vậy, tất thảy những nguy cơ phủ lên đầu ông ta đều được giải quyết.
Lưu Thịnh đã được tận mắt chứng kiến sức mạnh của phái bảo thủ Lĩnh Nam, ngay cả “chiến binh cải cách” trứ danh Lĩnh Nam – Hồ Tuấn Trung gần đây cũng phải tối tăm mặt mũi, huống gì một kẻ ngoại lai như Trần Kinh?
Trong con mắt người khác, Trần Kinh luôn có chút gì đó thần bí.
Nhưng trong con mắt Lưu Thịnh, ông ta biết rõ gốc rễ của Trần Kinh.
Trần Kinh trở thành con rể nhà họ Phương là rất khá, nhưng quan hệ giữa hắn và mạng lưới Tây Bắc lại không hề tốt.
Hơn nữa sức mạnh tại Lĩnh Nam của mạng lưới Tây Bắc rốt cuộc là do Phương Lộ Bình gây dựng năm xưa. Phương Lộ Bình cũng là nhân vật được cử từ nới khác tới, năm đó ông ta tới nắm quyền tại Lĩnh Nam, cũng phải đối mặt với áp lực nặng nề từ phái bảo thủ.
Nếu không phải dựa vào thế lực nhà họ Phương của ông ta, thành công bước vào vòng xoay quyền lực Lĩnh Nam, rồi tới vũng vẫy tại Liêu Đông mênh mông lồng lộng, không chừng bây giờ ông ta cũng vẫn đang trong những tháng ngày gian khổ cũng nên!
Cũng chính vì biết được những điều này, Lưu Thịnh có lòng tin hoàn toàn vào chuyện của Trần Kinh.
Nhưng điều ngoài dự liệu của ông ta chính là Lý Quốc Vĩ đột nhiên lại trở mặt, quan hệ giữa Lưu Thịnh và Lý Quốc Vĩ trước nay luôn rất thân thiết.
Kẻ này cũng rất biết chuyện, luôn lá phải lá trái* với ông ta.
*chú thích: chỉ những người không thật lòng, giả tạo.
Nhưng Lưu Thịnh nào có nghĩ đến, Lý Quốc Vĩ lại là lá bài kín của hắn.
Gần như cùng lúc Lý Quốc Vĩ chủ động khai báo vụ hối lộ, Lưu Thịnh cũng chợt phát hiện mình bị hạn chế hành động. Ông ta hoảng hốt, lập tức tìm Liêu Triết Du, hy vọng Liêu Triết Du có thể giúp ông ta rời khỏi Quảng Châu.
Thế nhưng ông ta gọi điện cho Liêu Triết Du suốt một ngày, đối phương đều tắt máy.
Ông ta ý thức được mọi chuyện không ổn, thỏ khôn có ba hang*, ông ta cũng tự mình sắp xếp đường lùi.
*chú thích: thành ngữ, chỉ người biết lo trước tính sau (ví với có nhiều chỗ ẩn náu)
Ông tac cũng không cân nhắc đắn đo, thể hiện ra toàn bộ thủ đoạn của mình. Nhưng cuối cùng, ông ta cũng chẳng thể rời khỏi sân bay. Tại sân bay, cảnh sát Việt Châu mang theo lệnh bắt giam, đường đường chính chính áp giải ông ta về đồn.
Lưu Thịnh đành xuất ra thủ đoạn cuối cùng, ông ta thậm chí khai báo hết những vấn đề liên quan tới hai anh em Quan Thị của tập đoàn Ôn Hải.
Vậy nhưng kết quả ngược lại khiến ông ta hoàn toàn tuyệt vọng.
Anh em Quan Thị cũng không phải kẻ ngốc, Lưu Thịnh ra tay, bọn họ cũng âm thầm hạ thủ.
Anh em nhà họ Quan đã nhanh hơn một bước, xóa sạch các mối quan hệ giữa họ với Lưu Thịnh. Hơn nữa, không chỉ xóa sạch, họ còn đổ sạch những chấn động liên quan tới vấn đề tham ô mục nát của dự án sườn núi Hào Đình lên đầu Lưu Thịnh.
Tất cả những căn biệt thự thuộc dự án Hào Đình được hối lộ cho các cán bộ quan chức đều thuộc sở hữu của Lưu Thịnh, hơn nữa cũng đều do Lưu Thịnh phê tặng.
Trong tay anh em họ Quan có bằng chứng giao dịch giữa họ, còn có những vị cán bộ đã chủ động khai báo, nhân chứng vật chứng đầy đủ, Lưu Thịnh không cách nào chối cãi.
Tường nghiêng hè nhau đẩy, cây đổ bầy khỉ tan*.
*chú thích:
“Tường nghiêng hè nhau đẩy” ám chỉ khi một người gặp phải khó khăn, những người khác thừa cơ hội công kích, hãm hại.
“Cây đổ bầy khỉ tan” chỉ một khi chỗ dựa suy sụp, thì những người vẫn dựa vào đó cũng nhanh chóng tản mác.
Lưu Thịnh phát hiện chỉ trong một đêm, tất cả anh em đồng minh của ông ta đều lần lượt trở mặt. Những anh từng thề thốt có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu ngày trước, hôm nay tất thảy đều trở mặt.
Nghĩ lại cũng hoàn toàn dễ hiểu, Lưu Thịnh giờ cũng không trốn thoát được, mọi sự cũng đã bại lộ hết rồi.
Lúc này không ném đá xuống giếng còn đợi tới lúc nào?
Những chuyện họ làm với Lưu Thịnh, đều là những chuyện chìm sau ánh sáng, nay Lưu Thịnh xảy ra chuyện như vậy, còn kẻ nào ngu ngốc mà không xóa hết mọi quan hệ với ông ta?
Kết quả là, Lưu Thịnh ở khu vực phía Nam Hong Kong đã tới Hải Sơn làm những chuyện xấu xa gì, đều nhanh chóng bị công bố.
Thậm chí việc Lưu Thịnh có liên quan tới giới xã hội đen tại Nam Hong Kong, những chuyện có liên quan tới án mạng đều bị tố cáo. Tới lúc này, ông ta cũng hiểu được trời đất sụp đổ rốt cuộc là như thế nào rồi.
Chỉ trong một đêm, trời xanh rộng lớn, nhưng ông ta cũng không còn đất dung thân nữa rồi.
Ông ta vẫn luôn dốc sức nghĩ cách tạo nên mối quan hệ với Liêu gia, nhưng Liêu gia lại phủi sạch quan hệ với ông ta đầu tiên, hơn nữa còn tung tin ông ta mượn dnah Liêu gia đi lừa đảo khắp nơi, Liêu gia còn muốn truy cứu trách nhiệm ông ta. Lần này ông ta chắc chắn phải ngồi tù, chắc chắn không còn đường lui nữa.
Lưu Thịnh làm loạn ở phòng tạm giam mấy ngày, sau đó lại tuyệt thực, có ý đồ tự sát, giày vò suốt mấy ngày, cuối cùng ông ta cũng bình tĩnh lại được.
Khi bị thẩm vấn, ông ta tổng kết lai những sai lầm của mình, nói ra những lời khiến thẩm tra viên phải kinh ngạc.
Khi tổng kết những việc sai trái của mình, ông ta nói thẳng sai lầm của mình chính là đã tự đâm đầu vào ngõ cụt, ghi thù tạc hận lên Bí thư quận ủy Trần Kinh của Lân Giác. Ông ta đã nghĩ mọi cách để lật đổ Trần Kinh, muốn Trần Kinh bị hạ bệ.
Ông ta còn gần như điên cuồng tán dương Trần Kinh trước mặt thẩm phán viên.
Nói cả đời ông ta tung hoành trong giang hồ, trước nay chưa từng chịu thiệt, nhưng ông ta lại liên tiếp phải chịu thiệt thòi dưới tay Trần Kinh, cuối cùng phải rơi vào cảnh ngộ đời đời kiếp kiếp không thể quay đầu lại.
Tất cả những điều này đều do ông ta kém cỏi hơn Trần Kinh một bậc…
Với những lời nói hoang đường này của ông ta, thẩm tra viên quả thực dở khóc dở cười. Bọn họ vì không biết Trần Kinh là ai, chỉ có thể phản ánh lại tình hình thẩm vấn lên cấp trên.
Cuối cùng, vụ án này kinh động tới cả các cấp cao. Một vị lãnh đạo nào đó của sở Công an tìm tới nói chuyện với Lưu Thịnh, nghiêm khắc chỉ ra bản chất thất bại của ông ta.
Lưu Thịnh cười lớn, nói:
- Từ xưa tới nay thắng làm vua thua làm giặc đã thành chân lý rồi, lãnh đạo các ông nói thế nào chẳng được, nói gì mà chẳng có lý, tôi chỉ biết một điểm này thôi.
Ông ta ngừng lại rồi tiếp:
- Tôi là người thô lỗ, xuất thân từ giang hồ, nhưng một kẻ thô lỗ như tôi cũng thừa biết chốn quan trường cũng là giang hồ, thương trường cũng là giang hồ, trong giang hồ đạo lý này là vậy, đúng đúng sai sai, ai nói rõ được?
Những lời này của ông ta, khiến vị lãnh đạo của sở kia không thể phản bác lại.
Cuối cùng vị lãnh đạo này lại thử áp dụng đủ các biện pháp để Lưu Thịnh khai báo rõ ràng những sai phạm của ông ta. Câu trả lời của Lưu Thịnh đều như vậy.
Sai lầm của ông ta chính là không nên trở thành kẻ thù không đội trời chung của Trần Kinh. Nếu như không phải vấn đề này, tất cả những chuyện khác đều không phải vấn đề.
Cuối cùng không còn cách nào, vị lãnh đạo của sở Công an tỉnh này phải liên hệ với thành ủy Hải Sơn, muốn Trần Kinh tham gia giải quyết vụ án của Lưu Thịnh.
Đối với lời yêu cầu này Trần Kinh nhẹ nhàng từ chối, với những lời khai hoang đường trong quá trình thẩm vấn của Lưu Thịnh, hắn cũng chỉ cười trừ!
Những kinh nghiệm chính trị tại Hải Sơn của hắn, cũng chính là một ván cờ lớn.
Có thể nói Trần Kinh đã cứng rắn mở một con đường máu, hắn đã giẫm lên vô số thi thể để đi tới cục diện vững vàng của ngày hôm nay. Lưu Thịnh cũng chỉ là một trong số những kẻ đó mà thôi.
Tuy nhiên kẻ tên Lưu Thịnh này, tất cả đều là do ông ta gieo gió gặt bão. Cái gọi là ác giả ác báo, chính là bức tranh lột tả Lưu Thịnh.
Lưu Thịnh bị lật đổ, các vấn đề của Lưu Kiện cũng lập tức được Ủy ban Kỷ luật thành phố đưa vào điều tra.
Bí thư Ủy ban Kỷ luật thành phố Thiếu Văn gọi điện cho Trần Kinh, tỏ ý muốn tạm thời đình chỉ công tác của Lưu Kiện để xử lý trước, sau đó mới điều tra sai phạm của ông ta.
Về chuyện này, Trần Kinh trả lời Bạch Thiếu Văn như sau:
- Bí thư Bạch, hai người Lưu Thịnh và Lưu Kiện cần phải xử lý khác nhau. Lưu Thịnh là kẻ đi cửa sau, là tên đầu sỏ vi phạm kỉ cương luật pháp, nhưng Lưu Thịnh lại là lãnh đạo chính quyền quận Lân Giác chúng tôi. Tình cảm của hai anh em họ rất tốt, nhưng điều này cũng không thể chứng minh Lưu Kiện nhất định có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tôi vẫn cho rằng mọi chuyện nên lấy sự thực làm tiêu chuẩn cơ bản, trước khi nắm được đầy đủ chứng cứ, lại đình chỉ công tác của cán bộ, tôi cho rằng như vậy không được hợp lý.
Với câu trả lời này của Trần Kinh, Bạch Thiếu Văn thực sự bị làm cho kinh ngạc.
Trên tay Bạch Thiếu Văn, anh ta nhận được hơn bốn năm lá đơn tố cáo Trần Kinh do Lưu Kiện đích thân gửi tới, mà đây chỉ là số đơn Lưu Kiện đích danh ra mặt tố cáo.
Những đơn tố cáo nặc danh khác, còn có một số do phái chống lại Trần Kinh làm, nhiều tới không đếm nổi.
Không thể không nói, bên trong bộ máy chính quyền Đảng bộ Hải Sơn, kẻ căm hận Trần Kinh nhất có lẽ là Lưu Kiện.
Mà đối với những sắp xếp của Lưu Kiện Trần Kinh cũng áp dụng những thủ đoạn vô cùng cứng rắn. Cứng rắn ở việc đã tước mất vị trí Ủy viên thường vụ quận ủy của Lưu Kiện. Lúc đó cũng vì chuyện này, thậm chí còn gây nên rất nhiều tranh luận trong thnàh phố.
Mâu thuẫn giữa Trần Kinh và Lưu Kiện là vô cùng sâu sắc.
Hôm nay Trần Kinh có thể nói những lời này, đường nhiên vượt ngoài dự liệu của Bạch Thiếu Văn.
Đồng thời, cuối cùng anh ta cũng đã rõ, tại sao Trần Kinh lại có thể đạt được những thành tựu như vậy ở Lân Giác.
Trần Kinh là người có hoài bão, có ý chí.
Từ chuyện về Lưu Kiện này có thể thấy tác phong hành động của hắn, hoàn toàn không dựa vào tình cảm cá nhân với người khác, rất có tác phong và khí chất của người lãnh đạo.
Có lẽ không chỉ chuyện này là như vậy.
Trước đây mâu thuẫn giữa Trần Kinh và Đồng Tiểu Ly khá sâu, về sau Trần Kinh áp dụng thủ đoạn ngoài thăng ngầm giáng, theo đó thâu tóm vị trí chủ chốt Cục trưởng cục công an này vào tay mình.
Bên ngoài rộ lên những bài phân tích việc Trần Kinh giáng chức Đồng Tiểu Ly.
Nhưng trên thực tế Trần Kinh lại không làm như vậy, Đồng Tiểu Ly hiện nay có chức có quyền, có thể nói ngang hàng ngang chức với một vi phó Bí thư khác là Khương Vĩ. Cách xử lý này của Trần Kinh, quả thực khiến người ta sáng mắt.
Trần Kinh nhấn mạnh nhiều nhất tại Lân Giác chính là đoàn kết.
Bộ máy Lân Giác muốn đoàn kết, người đứng đầu là hắn phải thuyết phục được quần chúng, phải khiến người khác tâm phục khẩu phục.
Những thủ đoạn của Trần Kinh quả nhiên đều rất lợi hại, những những hoài bão ngoài thủ đoạn của hắn mới thật sự khiến người ta phải thán phục.
Đương nhiên, cuối cùng Trần Kinh cũng không thể giúp Lưu Kiện thoát khỏi số phận bị bãi nhiệm, bởi Lưu Thịnh đã chịu ảnh hưởng quá sâu sắc từ Lưu Thịnh.
Tuy bản thân anh ta không tham nhũng, nhưng cũng vì anh ta đã tự mình chui vào ngõ cụt, mơ hồ góp tay giúp Lưu Thịnh làm không ít chuyện.
Mối quen biết của Lưu Thịnh với rất nhiều vị lãnh đạo trong thành phố đều qua sự giới thiệu của Lưu Kiện, vì vậy lúc này nhìn lại, anh ta gần như đã đóng vai “trung gian” trong chuyện này.
Hình phạt của Ủy ban Kỷ luật với anh ta bao gồm khai trừ tư cách Đảng viên, vẫn giữ công chức, nhưng bị giáng chức và bị điều động khỏi Lân Giác.
Tận lúc này, Lân Giác cuối cùng cũng hồi phục được sự yên tĩnh trước kia.
Nhìn chung, những phong ba lần này Lân Giác phải chịu, sự việc từ lúc phát sinh đến hồi kết thúc, Trần Kinh vẫn luôn đứng trước nguy cơ, nhưng vào thời điểm cuối cùng, mọi chuyện lại biến đổi đầy kịch tính.
Màn biểu diễn của Trần Kinh quá hoa mắt, khiến cục diện cũng chuyển sang hướng có lợi cho hắn.
Cuối cùng sự rớt đài của Lưu Thịnh dường như khiến cả hai phía công thủ đều tìm được bậc thang thích hợp. Trần Kinh không tiến thêm bước nữa, mà phái bảo thủ trước kia vẫn luôn hùng hổ gây sự, cũng thấy được sức mạnh của Trần Kinh, cuối cùng cũng không dám tiếp tục hành động thiếu suy nghĩ nữa, hai bên cùng án binh , cục diện nháy mắt đã khôi phục lại vẻ tĩnh lặng.
Sự phát triển trước sau của cục diện, giống như một màn kịch sớm được đạo diễn xong.
Trần Kinh thủ vai biên kịch, từ lúc hắn ra tay, tất cả hành động của các vai diễn sau đó đều được tiến hành liền mạch, giống như tập duyệt trước khi quay vậy.
Cứ thế tới khi người cuối cùng hoàn thành “phân cảnh quan trọng”, vở kịch này cũng chậm rãi hạ màn.
Nguyên tắc chung của chính đàn luôn là thỏa hiệp và nhượng bộ, cho dù gió cuộn mây vần, giương cung bạt kiếm, một khi có cơ hội thỏa hiệp và xuống nước, kết quả cuối cùng thường vẫn là kẻ đến sau, đây cũng chính là chủ đề của vở diễn!
(Còn tiếp!)
DG: Du Lạc Tiểu ^^