- Đồng chí Hạ Tưởng, tôi muốn hỏi thêm đồng chí một chút là trong lúc đàm phán với Tập đoàn Kodak thì đồng chí có nhận thấy đồng chí có khuynh hướng hơi mạo hiểm không? Trong quá trình giao tiếp với người Mỹ, vốn đồng chí là người Trung Quốc, một đất nước trọng về lễ nghi thì đồng chí phải thực hiện sao không để đánh mất lễ tiết, không để bọn họ xem thường chúng ta. Chúng ta có lẽ phải, sử dụng cách tiến thoái khéo thì chúng ta sẽ chiến thắng. Còn các âm mưu quỷ kế của cậu, tôi cảm thấy phương pháp đàm phán của cậu không thể ứng dụng được.
- Bất kể là mèo trắng hay mèo đen, miễn bắt được chuột thì đó là con mèo tốt.
Hạ Tưởng thản nhiên cười.
- Chúng ta lễ phép không có nghĩa là sẽ nhường nhịn, lại càng không phải là lùi bước, nên chúng ta phải cố gắng để đạt được ích lợi, kiên trì để chiến thắng. Mà hơn nữa, trong quá trình đàm phán thì cũng phải chú ý đến việc binh bất yếm trá, thật giả kết hợp thì thì mới thu được hiệu quả mong muốn.
Hạ Tưởng không thể thuyết phục được vị chuyên gia đầu bạc, ông ta lắc đầu nói:
- Đường đường chính chính đàm phán mới là lẽ phải. Cậu sử dụng thủ đoạn như vậy rất mạo hiểm, cách này cũng không thể thực hiện.
Bên cạnh vị học giả này còn có một vị nữ chuyên gia khoảng 50 tuổi, bà nói:
- Lời nói của lão Ngưu rất có đạo lý, nhưng tôi cũng cho rằng cách thực hiện của đồng chí Hạ Tưởng cũng có điểm hữu ích. Quá trình đàm phán chính là quá trình tìm đến điểm mấu chốt của nhau, bất kể là sử dụng phương pháp gì nhưng có thể đạt được mục đích thì phương pháp đấy nên được sử dụng.
Hai người cũng có không ít người phụ họa theo, bởi vậy liền dẫn phát lên một loạt các thảo luận kịch liệt.
Hạ Tưởng cũng không gia nhập vào trận chiến đấu của bọn họ, hắn ngồi bên cạnh Dịch Hướng Sư nói chuyện một lúc. Đến giờ hội nghị chấm dứt, Trình Hi Học liếc mắt đầy thâm ý nhìn Hạ Tưởng một cái rồi nói:
- Hạ Tưởng, cậu là người ủng hộ kiên định cho việc xúc tiến thu hút đầu tư từ nước ngoài, cũng là người kiên định cho việc thúc đẩy việc điều chỉnh kết cấu sản xuất quốc gia, cậu thật sự đặt hết tiền đồ của chính mình trên ván cờ này, không tính đến việc quay đầu lại hay sao?
- Đa tạ Giáo sư Trình nhắc nhở, tôi thấy mọi việc trước mắt đều rất tốt, không cần phải tìm đường để quay về.
Hạ Tưởng không nóng không lạnh trả lời.
- Thái độ của tôi chính là có thể thu hút việc đầu tư, nhưng cũng phải nghĩ tới việc chính là nâng đỡ các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, việc tiến cử đầu tư của nước ngoài không nên gây ra các ảnh hưởng bất lợi gì tới các doanh nghiệp nhà nước. Đối với kỹ xảo đàm phán của cậu thì tôi cũng không bình luận gì, nhưng đối với công tác thúc đẩy việc điều chỉnh kết cấu sản xuất của cậu thì tôi rất phản đối. Tôi sẽ sử dụng mọi khả năng của tôi để ngăn chặn những loại hành vi như thế này, để ngăn cản việc xói mòn tài sản nhà nước. Thông qua con đường truyền thông hoặc bằng các con đường khác, tôi sẽ tận hết sức lực để mở rộng quan điểm của tôi, tin rằng sẽ có một ngày, dưới sự cố gắng của tôi thì cậu sẽ thua.
Giọng điệu của Trình Hi Học thản nhiên nhưng không mất đi phần tự tin.
Vẻ mặt của Hạ Tưởng nở nụ cười yếu ớt, hắn cũng bình tĩnh đáp:
- Tuy rằng tôi tự nhận là tài sơ học thiển, nhưng tôi vẫn mãi cho rằng hết thảy các việc lợi nước lợi dân là việc tốt. Cho nên tôi cũng sẽ toàn lực ứng phó, cố gắng làm tốt mỗi công tác của mình, đương nhiên, cũng bao gồm cả việc nghênh đón áp lực của ngài.
Trình Hi Học cười mỉm, châm chọc Hạ Tưởng không có tri thức, Hạ Tưởng không biết hắn sẽ đối đầu với đối thủ lớn như thế nào. Hắn suy nghĩ một lát rồi cũng lười để nói thêm, dường như đây cũng giống như việc ông ta ức hiếp một hậu bối vậy, chỉ có điều lúc cuối ông ta cũng nói thêm một câu:
- Mỗi người đều từng đã cho rằng các hành động của mình đều rất chính xác, nhưng thời gian sẽ chứng minh tất cả. Chàng thanh niên trẻ tuổi, cậu cố gắng tự giải quyết cho tốt.
- Đa tạ, tôi sẽ ghi nhớ lòng tốt của ngài.
Hạ Tưởng vẫn giữ thái độ như cũ, không thay đổi.
Cuộc tọa đàm kết thúc, sau khi Dịch Hướng Sư lên đọc diễn văn bế mạc thì phần đông các chuyên gia, học giả lục tục giải tán. Hạ Tưởng cũng biết không thể có khả năng qua một cuộc tọa đàm như thế này mà lại thay đổi cái nhìn của rất nhiều người, nhưng cũng có tác dụng khai sáng một số ý nghĩ của các chuyên gia học giả, tiếp đó bọn họ sẽ dần dần tiếp nhận ít hoặc nhiều quan điểm của chính mình. Do vậy, Hạ Tưởng cũng có cảm giác rất vui mừng.
Chỉ có điều sự kiện Trình Hi Học xuất hiện là ngoài ý muốn không khỏi làm cho hắn trong lòng mơ hồ có sự lo lắng. Trình Hi Học cũng không phải là học giả bình thường, ông ta nguyên là giáo sư của Đại học Trung Hoa, lại là người phát ngôn của một số tập đoàn ích lợi, thậm chí còn có khả năng là cố vấn cao cấp về kinh tế của một lãnh đạo cao cấp nào đó. Ý kiến của ông ta vừa đại biểu cho cái nhìn của cá nhân ông ta, vừa lại bóng gió thể hiện quan điểm của người kia.
Chính sách điều chỉnh kết cấu sản xuất, từ điểm trước mắt cũng như chỉnh thể lâu dài rốt cuộc cũng đã làm xúc động đến các tầng lớp cao tầng, đến ích lợi của người nhà của những người này. Các cuộc đấu tranh chính trị cho tới bây giờ cũng chính là các cuộc đấu tranh kinh tế, cuộc chiến tranh này kéo dài về sau chắc sẽ có nhiều trò hay nữa để trình diễn.
Sau khi mọi người hoàn toàn đi hết rồi, Hạ Tưởng mới liếc mắt nhìn Cốc Nho một cái, chờ ông ta chỉ dạy. Lúc Dịch Hướng Sư đi ra bên ngoài thì cũng không cố gắng nói thêm điều gì với Hạ Tưởng.
Cốc Nho suy nghĩ một chút rồi nói:
- Cũng không có chuyện gì cả, chúng ta cùng đi.
Hạ Tưởng nghĩ thầm rằng có lẽ Dịch Hướng Sư còn có tâm sự của mình muốn nói ra nhưng Cốc Nho thì khá đơn giản trong cách đối nhân xử thế nên chưa chắc hiểu được điều này. Vì thế, hắn liền cười nói:
- Cốc lão, Bộ trưởng Dịch còn chưa nói từ biệt chúng ta, chắc chắn đang còn việc khác nữa. Chờ ông ta một chút là tốt nhất.
- Không đợi, ông ta chưa nói tạm biệt nhưng cũng chưa hề nói là cần trao đổi thêm điều gì với chúng ta. Cần gì phải đoán ý định của ông ta làm gì? Đi thôi!
Cốc Nho đúng là suy nghĩ thật đơn giản, ngay cả mặt mũi của Bộ trưởng cũng không nể nang gì, nói đi là lập tức bước chân luôn.
Hạ Tưởng đi theo phía sau Cốc Nho, vừa đi được mấy bước thì đột nhiên từ trong một phòng làm việc bên cạnh có cánh cửa mở ra, một người từ bên trong căn phòng đó đi ra cười ngăn cản lại:
- Đi không từ giã không phải là một thói quen tốt. Tiểu Hạ, cậu đợi Hướng Sư một chút, ông ta còn có một số lời muốn nói với cậu.
Hạ Tưởng sửng sốt, khi nhìn rõ người đang chắn đường của mình thì không khỏi phải mỉm cười:
- Thứ trưởng Ngô ở đây? Hôm nay ngài không bận sao lại đến Bộ Ngoại thương làm khách như vậy?
Người này chính là Ngô Tài Giang.
Cốc Nho ở phía trước dừng bước, quay đầu nhìn rồi hỏi:
- Hạ Tưởng, cậu cũng biết Thứ trưởng Ngô?
- Cũng đã có duyên mấy lần gặp rồi ạ.
Hạ Tưởng đáp, hắn hơi trầm tư một chút rồi nói:
- Cốc lão, nếu Thứ trưởng Ngô đã nói như vậy rồi thì chúng ta cũng nên chờ Bộ trưởng Dịch một chút, ngài nghĩ thế nào ạ?
Hạ Tưởng đoán Ngô Tài Giang cũng không phải tự nhiên không có việc gì lại đến Bộ Ngoại thương, ông ta đúng lúc xuất hiện nên việc này chắc chắn không phải phải là ngẫu nhiên rồi, vì vậy cũng nên đáp ứng lời nói của ông ta.
Cốc Nho có vẻ không tình nguyện, cuộc tranh luận lúc vừa rồi với Trình Hi Học làm trong lòng ông ta cũng rất buồn bực. Ông ta đang định quay về để sửa sang một chút bài viết của mình để thêm phần sắc bén, cũng tiếp nhận đề nghị của Hạ Tưởng bỏ bớt các câu mang tính ẩn dụ để trực tiếp bày tỏ quan điểm của chính mình. Tuy nhiên, nếu Hạ Tưởng đã đề nghị việc ở lại thêm một chút để đợi thì ông ta cũng không tiện từ chối, vì thế liền gật đầu đồng ý.
Ngô Tài Giang liền tiến lên bắt tay với Cốc Nho, hai người hàn huyên mấy câu. Sau đó Ngô Tài Giang mời hai người đi vào trong văn phòng. Vừa vào đến cửa, Hạ Tưởng chỉ mới nhìn thoáng qua căn phòng liền lập tức chấn động.
Phía trong văn phòng bố trí cũng bình thường, không có chỗ nào làm cho người ta phải kinh ngạc. Chỉ có điều bên trong văn phòng đang có một người ngồi, lông mày của ông ta khẽ nhíu lại, đang cúi đầu đọc một tờ báo nào đó. Người này tóc đã điểm nhiều phần bạc, sắc mặt không tốt lắm nhưng vẻ mặt kiên nghị, trong ánh mắt có ẩn chứa vẻ bất mãn. Lúc mấy người Hạ Tưởng bước vào thì dường như ông ta không phát hiện ra, ánh mắt luôn nhìn chằm chằm vào tờ báo trước mặt.
Hạ Tưởng liếc mắt một cái liền nhận ra người này chính là Hà Thần Đông.
Phó Thủ tướng Hà không ngờ lại ngồi ở trong căn phòng cạnh phòng họp. Hạ Tưởng không cần đoán cũng biết được mấy phần, điều này chắc chắn là Dịch Hướng Sư sắp xếp.
Hắn cũng thấy rất rõ tờ báo mà Phó Thủ tướng Hà cầm trong tay, đó chính là tờ Tin tức hàng ngày Quốc gia, mà cái trang báo mà ông ta đang chú ý thì không cần nói cũng biết chính là bài viết của Trình Hi Học.
Cốc Nho hiển nhiên cũng nhận ra Phó Thủ tướng Hà, trên mặt liền lộ ra vẻ khẩn trương. Ngô Tài Giang làm ra một dấu hiệu, ý tứ là hai người nên yên lặng, không nên làm kinh động Phó Thủ tướng Hà.
Sau một lúc lâu, Phó Thủ tướng Hà mới thu hồi tâm tư, ngẩng đầu lên thì thấy mấy người nên không khỏi trách: Bạn đang đọc truyện được lấy tại chấm cơm.
- Tài Giang, khách đến đây mà cũng không bảo tôi một tiếng? Cậu là Thứ trưởng Bộ Giáo dục mà ngay cả các lễ tiết cơ bản như thế này cũng không hiểu?
Giọng điệu bên trong mang chút bất mãn, nhưng cũng có hàm ý khác.
Ngô Tài Giang cười nói:
- Thủ trưởng nói rất phải ạ, tuy nhiên tôi sợ là kinh động đến suy nghĩ của ngài. Các vị lại đây, tôi giới thiệu một chút, vị này chính là giáo sư Cốc Nho của Viện Khoa học xã hội, vị này chính là đồng chí Hạ Tưởng công tác tại tổ lãnh đạo điều chỉnh kết cấu sản xuất tỉnh Yến.
Hạ Tưởng và Cốc Nho cùng nhau cung kính nói:
- Xin chào Phó Thủ tướng!
Hà Thần Đông bước ra khỏi bàn, đầu tiên là nắm lấy tay Cốc Nho:
- Các sách do Cốc lão viết thì tôi đọc rất nhiều, kiến giải rất tốt, có nhiều quan điểm cũng rất phù hợp với suy nghĩ của tôi. Nghe nói ngài lại thu Hạ Tưởng làm học trò, thật đáng mừng.
Cốc Nho và Dịch Hướng Sư rất quen thân với nhau, ông ta cũng biết Ngô Tài Giang, đối với cấp bậc cao tầng như Phó Thủ tướng thì cũng tiếp xúc một ít, nhưng với Phó Thủ tướng Hà thì lần này là lần đầu tiên, các lần trước toàn từ phía xa nhìn lên. Chủ yếu là phương châm chấp chính và phương hướng đường lối thực hiện của Hà Thần Đông có rất nhiều điểm chung trong quan điểm với Cốc Nho, vì thế đối với Hà Thần Đông ngoại trừ sự tôn kính ra thì phần nhiều là Cốc Nho thưởng thức cái tâm của người này. Cốc Nho kích động nói:
- Vẫn muốn được gặp mặt Phó Thủ tướng Hà, không nghĩ tới hôm nay đột nhiên giấc mộng lại được thực hiện. Tôi chưa kịp chuẩn bị tâm lý, rất kích động.
Hà Thần Đông cười ha hả:
- Không sao, không sao. Sau này nếu Cốc lão đồng ý gia nhập vào đội ngũ các chuyên gia kinh tế cố vấn của tôi thì muốn gặp tôi cũng rất dễ dàng.
Cốc Nho mừng rỡ, ý tứ của Phó Thủ tướng Hà là muốn tiếp thu chủ trương kinh tế của ông ta? Nghĩ lại thì lại có chút do dự, gia nhập vào đội ngũ các chuyên gia cố vấn của Phó Thủ tướng Hà thì chẳng khác nào phải đứng thành hàng, trong đội ngũ chuyên gia này thì ai mà không có trình độ học vấn cao.
Hà Thần Đông thấy Cốc Nho đang nhất thời do dự, không trả lời liền thì chỉ cười một tiếng, quay người đi lại phía trước Hạ Tưởng, giơ tay bắt lấy tay Hạ Tưởng rồi nói:
- Đồng chí Hạ Tưởng, vừa rồi tôi đã được nghe bài diễn thuyết của cậu. Tôi cảm thấy rất thích và rất kịch tính, mặc dù có một ít quan điểm rất cấp tiến, ừ, trong quá trình thực hiện cũng có chút mạo hiểm, nhưng tổng thể mà nói thì rất được. Hơn nữa, các lý luận này là được đúc rút từ sau kinh nghiệm thành công của cậu, nếu chấm điểm thì chắc cũng được 65 điểm.
Hạ Tưởng không khỏi cười thầm, hắn cố gắng cả nửa ngày trời thế mà trong mắt của Phó Thủ tướng Hà mới xem như gần đạt tiêu chuẩn, xem ra yêu cầu của Phó Thủ tướng Hà đúng là không thấp. Hắn liền khiêm tốn nói:
- Phó Thủ tướng quá khen, thật ra tôi tự chấm điểm cho mình thì cũng chỉ mới đạt được 59 điểm.
Hà Thần Đông thấy Hạ Tưởng nói vậy liền cảm thấy hứng thú:
- Sao cậu lại nói vậy? Sao cậu tự chấm điểm cho mình lại còn thấp hơn điểm tôi đánh giá cậu?
- Phó Thủ tướng cho tôi đạt 65 điểm là để tạo động lực cho tôi cố gắng, còn tôi tự đánh giá mình 59 điểm là để tự khích lệ bản thân mình, là muốn mình tự hiểu rằng mặc dù những việc như vậy mình thực hiện cũng không tồi, nhưng để đạt với tiêu chuẩn thì còn cách rất xa. Với sự đánh giá như vậy sẽ tạo động lực cho tôi thêm cố gắng, để lại trong tâm tư tôi một sự hổ thẹn, bắt buộc phải phấn đấu hơn nữa, từ đó tạo động lực cho chính mình.
Hạ Tưởng cũng không biết vì sao khi thấy Hà Thần Đông trước mặt hoàn toàn khác biệt với hình tượng luôn có trên TV mà tự đáy lòng nảy sinh ra sự xúc động.
Trên TV, Hà Thần Đông bao giờ cũng quần áo nghiêm túc, tóc tai đen mượt, vẻ mặt sáng loáng, mà lúc này trước mắt lại là một Phó Thủ tướng tóc đầy hoa râm, vẻ mặt mỏi mệt, so với người ở trên TV thì hoàn toàn khác biệt. Nhưng những hình ảnh khác biệt này lại làm cho nhân dân cả nước thêm an tâm, người đang đứng ở phía trước mặt lúc này đây mới đúng là Phó Thủ tướng thật sự, là người bận trăm công ngàn việc đến mức hành hạ thể xác và tinh thần luôn mệt mỏi. Không cần đề cập đến cấp bậc là Phó Thủ tướng thì ông ta cũng chỉ là một ông lão mệt mỏi như bao người bình thường khác.
Công việc của quốc gia cực kỳ phức tạp, mà tình hình trong nước từ trước tới nay luôn rất nhiều, liên tiếp nhau, ông ta là Phó Thủ tướng nên lúc nào cũng phải xông pha ở tuyến đầu, đi thị sát công tác trong quần chúng, đi ổn định dân tâm, đi giải quyết đủ các việc khó khăn. Thật ra, là người có chức vị cao, ngoại trừ các lúc xuất hiện với thần thái sáng loáng trên TV ra thì phần lớn các thời gian còn lại thì càng vất vả, mệt nhọc hơn so với người bình thường.
Ngay cả Tổng thống Mỹ George Bush cũng đã từng phát biểu, trong thời gian ông ta đảm nhiệm chức vụ Tổng thống thì số lần ông ta phải khóc còn nhiều hơn quãng đời còn lại của ông.
Trong mắt Hạ Tưởng thì Hà Thần Đông trước mắt không phải là một Phó Thủ tướng quyền cao chức trọng mà là một ông lão khả kính đáng yêu, mặc dù năm nay ông tuổi cũng đã không còn trẻ nhưng trong độ tuổi lãnh đạo quốc gia thì độ tuổi này vẫn được xem là lực lượng trẻ trung, nòng cốt của đất nước.
Nghe xong lời nói của Hạ Tưởng thì trong lòng Hà Thần Đông khẽ động, không khỏi phải liếc mắt nhìn thêm Hạ Tưởng một cái, trong lòng âm thầm tán thưởng Hạ Tưởng là người tuy tuổi còn trẻ nhưng thắng không kiêu, lại điềm tĩnh.
Lần này Hà Thần Đông đi tới Bộ Ngoại thương cũng không hoàn toàn là vì Hạ Tưởng. Ông ta nghe nói Cốc Nho cũng sẽ tới, hơn nữa Trình Hi Học cũng đến tham dự trong hội nghị. Vì thế ông ta mới xuất hiện ý nghĩ trong đầu tới Bộ Ngoại thương để gặp gỡ Cốc Nho và Hạ Tưởng.
Bài viết của Trình Hi Học cũng làm cho Hà Thần Đông bốc lên lửa giận.
Trình Hi Học là người của ai thì tất nhiên Hà Thần Đông rất rõ ràng. Dưới sự chỉ đạo của ông ta thì cả nước tiến hành chính sách chiến lược điều chỉnh kết cấu sản xuất, chính sách này đã được thượng tầng trải qua nhiều cuộc thảo luận và thông qua, đã hình thành nghị quyết rồi mới bắt đầu đi vào thực thi. Tuy rằng không lấy danh nghĩa Trung ương để phát hành ra văn kiện nhưng thực tế bên trong Trung ương cũng đã hình thành một nhận thức chung. Có một số nhân vật bảo thủ tuy rằng không gật đầu đồng ý, nhưng cũng phải lựa chọn thái độ trầm mặc, tương đương với việc phải cam chịu.
Chiến lược điều chỉnh kết cấu sản xuất đầu tiên là bắt đầu từ những tỉnh có nền kinh tế phát đạt ở phía Nam, so với tỉnh Yến thì đã mở rộng sớm hơn một năm và bây giờ đã thu hoạch được những thành quả bước đầu. Sở dĩ lựa chọn tỉnh Yến là nơi thứ hai làm thí điểm thì lý do cũng chính là vì Bộ Ngoại thương muốn tuyển dụng và đưa Hạ Tưởng về Bắc Kinh, từ đó dẫn phát lên một loạt các sự kiện, sau đó Dịch Hướng Sư đã tập hợp các tình hình tỉnh Yến lên báo cáo, từ đó tỉnh Yến mới thành công trong việc lọt vào trong tầm mắt của ông.
Hà Thần Đông cho rằng tỉnh Yến là tỉnh sát gần Bắc Kinh, kinh tế của tỉnh không cao mà cũng không thấp, xếp hạng giữa của cả nước, chính trị thì bảo thủ, kinh tế phát triển chậm chạp, đúng là đại biểu điển hình cho nền kinh tế chung của cả quốc gia. Điểm mấu chốt chính là tỉnh Yến cách Bắc Kinh cũng không xa, cũng dễ dàng nắm trong tay mà cũng thích hợp cho việc tìm hiểu các động thái diễn biến trong quá trình cải cách. Chính vì vậy ông ta mới động tâm, quyết định tỉnh Yến trở thành nơi khu vực thứ hai được mở rộng làm thí điểm. Nếu tỉnh Yến thành công thì sẽ tạo một ảnh hưởng mạnh mang tính phổ biến, lúc đó ông ta có thể yên tâm lớn mật để tiến hành các bước bố trí tiếp theo.
Nhưng, tâm tư của Hà Thần Đông cũng rất rõ ràng, trong tầng lớp cao tầng thì cũng có những người ủng hộ và phản đối trong việc cả nước thực hiện công cuộc điều chỉnh kết cấu sản xuất. Người ủng hộ thì hy vọng thành công, hy vọng làm ra thành tích. Người phản đối thì sợ việc này sẽ động chạm đến tập đoàn lợi ích của bọn họ, sợ ảnh hưởng đến sản nghiệp lũng đoạn của bọn họ. Nhưng bởi vì những người ủng hộ có thái độ kiên định, hơn nữa chiếm được số đông trong số chín người quyết định những chính sách lớn của đất nước. Một mặt việc điều chỉnh kết cấu sản xuất cũng là chiều hướng phát triển tất yếu, nên người phản đối cũng không công khai chống đối trực diện, chỉ tỏ ra một thái độ trầm mặc mà thôi.
Nhưng cuối cùng lại không hình thành được văn bản quyết định, không đạt được mức độ công khai về chính sách của quốc gia, đây cũng là một hình thức cân bằng kết quả. Đương nhiên, Hà Thần Đông cũng rất rõ ràng rằng dưới sự chỉ đạo của ông ta trong việc cải cách điều chỉnh kết cấu sản xuất thì nếu thành công sẽ là thành công vang dội mãi của ông ta, có thể gia nhập vào trong tầng lớp chín người đứng đầu đất nước. Nếu thất bại thì chỉ có ông ta gánh vác trách nhiệm, hơn nữa do không có nghị quyết, nghị định ban hành công khai nên cho dù thất bại thì cũng không tính được đây là sai lầm trong chính sách của quốc gia.
Biết rõ các quan hệ lợi và hại bên trong nên Hà Thần Đông ký thác một kỳ vọng rất cao đối với việc điều chỉnh kết cấu sản xuất của tỉnh Yến.
Một khi tỉnh Yến thành công, điều này biểu thị cho việc có thể tiếp tục mở rộng ra các tỉnh khác, như vậy công tác của Hà Thần Đông đã thành công được một nửa. Mà tỉnh Yến trước khi thực hiện việc thí điểm thì có một cán bộ bình thường cấp Cục khuyên bảo dẫn tới hai thành phố chủ động xin được thực hiện thí điểm, sau đó cũng từ người này đảm nhiệm vị trí quan trọng trong tổ lãnh đạo đã tạo ra những thành công làm cho người khác bất ngờ.
Người này chẳng những trợ giúp thành phố Đan Thành và thành phố Bảo để đưa ra các đề nghị mang tính khả thi, mà còn giúp bọn họ thu về các khoản đầu tư tài chính lớn, thậm chí mới vừa đây lại còn đàm phán thành công với Tập đoàn Kodak, làm cho Tập đoàn Kodak đồng ý đầu tư vào một tỷ rưỡi đô la Mỹ.
Người này chính là Hạ Tưởng.
Thực chất việc thu hút về nguồn tài chính có số lượng một tỷ rưỡi đô la Mỹ thì trong con mắt của Hà Thần Đông cũng không tính là gì, cũng không phải là số lượng gì lớn lắm. Nhưng vốn đầu tư này đối với tỉnh Yến mà nói thì có ý nghĩa cực kỳ phi thường, thậm chí có thể nói là đã tạo được nền móng cơ bản cho sự thành công trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất tỉnh Yến.
Nghe được nguồn tin vui này bay đến, hứng thú của Hà Thần Đông đối với Hạ Tưởng tăng lên cao đến mức là ông ta rất muốn nhìn thấy mặt Hạ Tưởng để xem người cán bộ trẻ tuổi này vì sao có tài năng đến như vậy, vì sao có thể tìm ra giải pháp cho tỉnh Yến, người cán bộ này rốt cuộc là dạng người như thế nào?
Điểm chính để cho Hà Thần Đông có cảm tình tốt với Hạ Tưởng chính là việc mặc dù trong Tổ lãnh đạo điều chỉnh kết cấu sản xuất của tỉnh Yến có không ít người, mặc dù Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng vẫn có những sự ủng hộ với mức độ mạnh yếu khác nhau nhưng chủ đạo trong công tác này vẫn là Tống Triêu Độ và Hạ Tưởng. Tống Triêu Độ tất nhiên khỏi phải nói, ông ta là Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh, nếu ông ta tạo ra những thành công này thì cũng không có điều gì đáng phải bàn. Nhưng Hạ Tưởng thì chỉ là một cán bộ có cấp bậc cấp Cục mà lại làm ra không ít đại sự kinh người như vậy, điều này làm cho Hà Thần Đông không khỏi phải thêm coi trọng Hạ Tưởng. Hơn nữa Hạ Tưởng càng cố gắng thì sẽ làm ra thêm nhiều thành tích càng lớn hơn nữa, lại càng biểu hiện ra sự thành công trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất tỉnh Yến, điều này lại càng làm cho ông ta thêm yên tâm.
Có thể nói, sự cố gắng của Hạ Tưởng sẽ làm cho bước thực hiện trong công tác của ông ta tiến gần thêm môt bước, vì thế ông ta rất để ý và tò mò với Hạ Tưởng. Vừa lúc có sự kiện hôm nay, hơn nữa lại thình lình xảy ra sự kiện Trình Hi Học nên ông ta lập tức quyết định đến Bộ Ngoại thương một chuyến để tự mình gặp gỡ Hạ Tưởng.
Trình Hi Học đột nhiên tung ra một bài viết phản đối việc điều chỉnh kết cấu sản xuất trên tờ Tin tức hàng ngày Quốc gia, đây là một tín hiệu chính trị không tốt, biểu thị rằng những người phản đối ban đầu giữ thái độ trầm mặc lúc này đã bắt đầu động thủ.
Hà Thần Đông không khỏi có chút lo lắng.
Vừa lúc hôm nay Ngô Tài Giang tới gặp để báo cáo công tác, nghe Hà Thần Đông nói phải đi tới Bộ Ngoại thương một chuyến để tham dự buổi tọa đàm giữa Hạ Tưởng và các chuyên gia, học giả tại Bộ Ngoại thương. Vì thế Ngô Tài Giang cũng đề xuất xin đi theo mà Hà Thần Đông cũng không phản đối. Hai người sau khi tới Bộ Ngoại thương liền được Dịch Hướng Sư sắp xếp ngồi trong phòng làm việc bên cạnh phòng họp. Trong phòng họp có các phương tiện ghi lại hình ảnh truyền sang phòng làm việc bên cạnh, vì thế Hà Thần Đông và Ngô Tài Giang rất rõ ràng mọi tình huống diễn ra trong cuộc tọa đàm vừa rồi.
Không bao lâu sau, Dịch Hướng Sư đã trở lại. Sau khi mọi người hàn huyên mấy câu, Dịch Hướng Sư liền nói với Hạ Tưởng:
- Phó Thủ tướng vẫn rất quan tâm đến sự trưởng thành của cậu. Sau khi có tin tức về cuộc đàm phán với Tập đoàn Kodak truyền về thì Phó Thủ tướng còn gọi riêng cho tôi một cuộc điện thoại để hỏi tỉ mỉ các diễn biến tình huống. Bây giờ, cậu có ý tưởng tốt gì khác, phải nhân dịp này báo cáo Phó Thủ tướng một chút.
Hạ Tưởng cảm kích gật gật đầu cảm ơn với Dịch Hướng Sư. Hắn nói:
- Tuyến đường sắt nối ra biển của thành phố Đan Thành đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yến báo cáo lên Bộ Đường sắt, nếu theo trình tự thông thường để phê duyệt thì chắc phải mất ít nhất là một năm rưỡi nữa. Nếu Phó Thủ tướng quan tâm, thúc đẩy sớm việc khởi công tuyến đường sắt nối ra biển này thành công thì không những rất có lợi cho thành phố Đan Thành mà còn tạo một động lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy việc điều chỉnh kết cấu sản xuất tỉnh Yến.
Hà Thần Đông khó hiểu hỏi:
- Tuyến đường sắt nối ra biển là tuyến đường sắt riêng biệt. Tôi cũng được nghe phản ánh rằng sau khi tuyến đường sắt này nối thông thì nếu có lợi cũng chỉ một số nhà máy xí nghiệp, đối với các thành thị có tuyến đường sắt đi qua thì cũng không có thêm lợi ích gì lớn. Cậu nói xem, sao tuyến đường sắt này lại có tác dụng thúc đẩy đối với việc điều chỉnh kết cấu sản xuất toàn bộ tỉnh Yến vậy?
Quả nhiên Phó Thủ tướng Hà có sự quan tâm phá lệ đối với tỉnh Yến. Hạ Tưởng vừa nhắc tới tuyến đường sắt nối ra biển mà không ngờ ông ta lại nắm được cực kỳ tỉ mỉ, qua đây cũng thấy được sự quan tâm đặc biệt của ông ta. Là một Phó Thủ tướng, ánh mắt của ông ta là nhìn rộng ra cả nước, một tuyến đường sắt nối ra biển trong mắt ông ta không tính là việc lớn gì cả, thế mà ông ta lại biết rất rõ ràng như vậy.
Hạ Tưởng cung kính trả lời:
- Từ góc độ nhìn nhận từ bên ngoài thì tuyến đường sắt nối ra biển chỉ có lợi cho thành phố Đan Thành mà thôi, cho dù các thành phố khác có tuyến đường sắt chạy qua thì cũng chỉ xây dựng thêm một số nhà ga, nhà chờ, như vậy thì tác dụng thúc đẩy kinh tế cho những địa phương này cũng không lớn. Tuy nhiên, xem xét từ góc độ lâu dài thì tuyến đường sắt nối ra biển cũng chính là hy vọng của sáu thành phố phía trung và nam của tỉnh Yến, cũng là cơn gió đông thổi bùng lên sức sống mới, tạo ra kỳ ngộ lớn cho tỉnh Yến.
Nếu đang ngồi đây đều là lãnh đạo tỉnh Yến thì lời nói của Hạ Tưởng có thể gây được sự đồng cảm rất lớn, nhưng những người ngồi đây đều là các quan lớn của cả nước, ánh mắt bọn họ cũng không phải chỉ đặt trên mỗi một tỉnh Yến. Vì thế, trong lúc nhất thời thì cách nói của Hạ Tưởng làm mọi người không rõ, nhất là Ngô Tài Giang lại càng bực mình. Ông ta hỏi:
- Một tuyến đường sắt nối ra biển có thể đối với thành phố Đan Thành mà nói thì có thể là một dự án lớn, nhưng đối với tỉnh Yến thì cũng không tính là một việc lớn lao gì. Sao cậu lại nói đây chính là hy vọng của sáu thành phố vùng trung nam của tỉnh Yến? Hạ Tưởng, ở trước mặt Phó Thủ tướng thì khi nói chuyện phải chú ý đúng chừng mực, không nên mạnh miệng mà nói bừa.
Ý tốt của Ngô Tài Giang là nhắc nhở Hạ Tưởng, nhưng Cốc Nho nghe xong lại có chút bất mãn nói:
- Hạ Tưởng là học sinh của tôi, tôi hiểu cậu ta. Từ trước đến nay không bao giờ nói ra mà không nắm chắc, Thứ trưởng Ngô nói vậy là kết luận quá sớm rồi.
Ngô Tài Giang đúng là không chấp nhặt với Cốc Nho, trong mắt ông ta thì Cốc Nho là người đại biểu cho tầng lớp những tri thức cực kỳ cứng nhắc, bảo thủ.
Dịch Hướng Sư thì lại có sự tin tưởng với Hạ Tưởng, vì thế ông ta nói:
- Hạ Tưởng làm việc luôn luôn vững chắc, đáng tin cậy. Cậu ta là người của tỉnh Yến, đối với tỉnh Yến chắc có những điểm nắm rõ hơn, nếu mọi người không ngại thì cứ tiếp tục nghe cậu ấy nói tiếp.
Hà Thần Đông gật đầu ra hiệu cho Hạ Tưởng tiếp tục nói.
Hạ Tưởng hơi xoay người lại, biểu hiện ra sự tôn kính đúng mức đối với những người lãnh đạo đang ngồi đây, sau đó hắn nói;
- Một khi tuyến đường sắt nối ra biển được xây dựng xong thì sẽ có tạo ra tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của cảng Hoàng Tất. Chỉ riêng mỗi Nhà máy Thép Đan Thành thì chắc chắn tại khu vực này sẽ xây dựng một cảng biển. Đầu tư ở Nhà máy Thép Đan Thành sẽ làm cho cảng Hoàng Tất rực rỡ hẳn lên. Hơn nữa, bởi vì tuyến đường sắt nối ra biển được thông suốt sẽ tạo ra rất nhiều điều kiện tiện lợi cho Nhà máy Thép Đan Thành. Sáu thành phố trung nam của tỉnh Yến đều đã nhìn trúng ưu thế của cảng Hoàng Tất, sáu thành phố này đều nằm rất gần với cảng này trong lúc đó thành phố Đan Thành mới là nơi cách xa cảng nhất. Nếu thành phố Đan Thành có thể tu sửa, xây dựng được tuyến đường sắt nối ra biển, mượn ưu thế của tuyến đường sắt để tạo nên thành công thì các thành phố khác sau khi nghe tin sẽ lập tức hành động, sẽ tìm cách xây dựng đường giao thông nối đến cảng, mà cảng Hoàng Tất chính là cảng gần nhất, chỉ cần tu bổ một hai trăm km đường sắt chuyên dụng đã nối thông với cảng. Như vậy, đây sẽ là một điều kiện cực kỳ tiện lợi của sáu thành phố trung nam của tỉnh Yến. Nếu các thành phố đều có đường sắt chuyên dụng nối thông với cảng Hoàng Tất thì kinh tế của các thành phố này sẽ phát triển rất rõ rệt, điều này chắc chắn không cần phải bàn nữa. Và như vậy, trong khoảng thời gian ngắn thì cảng Hoàng Tất sẽ trở thành một thành phố cảng trọng yếu của tỉnh Yến, đây cũng là một việc có ý nghĩa trọng đại.
Các thành thị vùng trung nam bộ của tỉnh Yến đúng là gần cảng Hoàng Tất nhất, các tỉnh ở Bắc bộ tỉnh Yến thì gần cảng Thiên Tân hơn. Hoàng Tất là thành thị cấp thị xã, nếu tuyến đường sắt nối ra biển được xây dựng xong thì khu vực cảng biển này càng lúc càng quy mô, bởi vì có sự tham gia của Nhà máy Thép Đan Thành nên sẽ tạo ra một luồng sinh khí mới cho Hoàng Tất, bởi vậy dẫn phát ra một loạt các thành phố khác cũng sẽ làm theo.