Sau sự thật đã chứng minh, phán đoán của Lý Đại Niên cực kỳ chuẩn xác và nhạy bén. Sau khi Mục Thao rơi đài, trung ương sở dĩ chậm chạp không bổ nhiệm cán bộ xuống dưới, chính vì đang tập trung vào đợt điều chỉnh cán bộ cấp tỉnh bộ sắp đến.
Ngày thứ ba, Ban tổ chức cán bộ trung ương lại một lần nữa chịu sự ủy thác của trung ương tìm An Tại Đào nói chuyện. Đây đã là lần thứ ba lãnh đạo chủ chốt của Ban tổ chức trung ương tìm An Tại Đào nói chuyện từ đầu năm đến nay. Việc thường xuyên như thế tất nhiên là thuyết minh vài điều. Nhưng trước khi sự thật diễn ra, kỳ thật An Tại Đào cũng không xác định được ý đồ đích thật của trung ương. Cái gọi là "thiên uy khó dò" chính là muốn nói đến điều này.
Tuy nhiên, điều này ít nhất cũng giải thích được, trung ương rất trọng dụng An Tại Đào.
Về phần điều đi tỉnh nào thì hiện tại vẫn còn rất mù mờ. Nguyên lần đầu tiên lãnh đạo Ban tổ chức cán bộ nói chuyện, cơ bản là sẽ đi tỉnh Đông Sơn. Nhưng trong lần thứ hai thì tuy rằng không đề cập đến nội dung, nhưng An Tại Đào trong lòng đoán được vài phần, hẳn là có quan hệ với vụ án của Mục Thao. Nhưng lần thứ ba này thì có ý nghĩa gì?
Lần đầu tiên, trung ương muốn cho An Tại Đào đến tỉnh Đông Sơn làm một Phó chủ tịch tỉnh bình thường. Lần thứ hai, trung ương hiển nhiên là muốn An Tại Đào tiếp nhận vị trí của Mục Thao. Còn lần này, chẳng lẽ…An Tại Đào cảm thấy xấu hổ với ý nghĩ điên cuồng của mình, nhưng điều này sao có thể?
Hắn tốt xấu gì cũng là một cán bộ cấp thứ trưởng có kinh nghiệm lý lịch. Đề bạt lên cương vị cấp Bộ trưởng không phải là không có khả năng. Nhưng chỉ có thể là cơ quan nhà nước. Ví dụ như Cục trưởng cục Giám sát an toàn quốc gia. Nếu muốn một bước lên trời, trở thành một Chủ tịch của một tỉnh kinh tế lớn, quả thật là người si nói mộng, tuyệt không có khả năng.
Trung ương sẽ không khinh suất giao quyền quản lý một tỉnh kinh tế lớn cho một cán bộ vừa mới đề bạt lên cán bộ cấp thứ trưởng được một năm. Mặc dù chiến tích của An Tại Đào rất nhiều, cần chính đổi mới, có tiếng là cán bộ hậu bị ưu tú, nhưng đặc biệt đề bạt chung quy cũng có cái hạn của nó.
Ngay cả trung ương cố ý muốn An Tại Đào chủ quản Đông Sơn thì cũng sẽ để cho hắn ở lại vị trí Phó chủ tịch tỉnh hai năm.
2h chiều, Ủy viên bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức cán bộ trung ương Tôn đích thân dẫn người đến tổng cục Giám sát an toàn quốc gia tuyên bố quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Trong đại hội cán bộ trung tầng trở lên của tổng cục Giám sát an toàn quốc gia, đại diện cho trung ương lần đầu tiên khẳng định thành tích và cố gắng của hắn trong công tác ngăn chặn tai nạn mỏ. Tiếp theo trịnh trọng tuyên bố miễn đi chức Phó bí thư tổ Đảng, Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia và Cục trưởng cục Giám sát an toàn mỏ than quốc gia, bổ nhiệm Phó cục trưởng cục Giám sát an toàn mỏ than quốc gia Cẩu Bình làm Cục trưởng kiêm Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia.
Cẩu Bình rốt cuộc cũng đạt được ý nguyện. Nhưng so sánh đãi ngộ chính trị với An Tại Đào thì còn kém rất nhiều. An Tại Đào là Phó bí thư tổ Đảng kiêm Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia, xếp hạng gần với Cục trưởng Tôn Khải. Còn Cẩu Bình thì chỉ là thành viên tổ Đảng, xếp hạng cuối cùng trong bộ máy ở tổng cục.
Đương nhiên, kết quả này đối với Cẩu Bình mà nói là đáng ăn mừng rồi. Y rốt cuộc cũng chạm tới cánh cửa cán bộ cấp Thứ trưởng.
Nhưng ngay cả Tôn Khải cũng muốn vểnh tai lên nghe An Tại Đào rốt ruột sẽ đảm nhận cương vị gì thì Trưởng ban Tôn lại hời hợt nói:
- Trung ương sẽ có bổ nhiệm khác.
Tôn Khải cất cao giọng nói:
- Sau đây, xin hoan nghênh đồng chí An Tại Đào lên phát biểu.
Phát biểu cảm tưởng khi rời chức đã trở thành lệ thường trong chốn quan trường. Lúc này đương nhiên cũng không ngoại lệ. Chỉ có điều, cảm tưởng của An Tại Đào lại rất ngắn gọn, không để cho mọi người đoán ra được cảm xúc của hắn, chỉ đưa ra những đề nghị tiếp theo cho công tác giám sát an toàn mà thôi.
Sau khi Ban tổ chức cán bộ trung ương tuyên bố quyết định bổ nhiệm ở tổng cục Giám sát an toàn quốc gia xong thì cùng với Ban tổ chức cán bộ tỉnh Đông Sơn cùng đến Phòng Sơn tuyên bố quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ Phòng Sơn.
Miễn đi chức vụ Bí thư Thành ủy của Dương Hoa, điều nhiệm Dương Hoa đến làm Phó chủ tịch tỉnh tỉnh Tàn Liên (cấp Giám đốc sở), bổ nhiệm Chủ tịch thành phố Hoàng Hiểu Phong làm Bí thư Thành ủy Phòng Sơn, bổ nhiệm Giám đốc sở Văn hóa tỉnh Đông Sơn Mã Hiểu Yến làm Phó bí thư Thành ủy, quyền chủ tịch thành phố Phòng Sơn.
Dương Hoa bị điều đi, thậm chí Hoàng Hiểu Phong tiếp nhận chức Bí thư Thành ủy cũng chẳng có gì kỳ lạ. Chỉ có Mã Hiểu Yến trở về Phòng Sơn đảm nhiệm chức Chủ tịch thành phố đã trở thành tin tức hàng đầu trong quan trường Phòng Sơn.
Kỳ thật Mã Hiểu Yến căn bản không muốn quay trở lại Phòng Sơn, nhất là cô biết rõ An Tại Đào sẽ trở về tỉnh Đông Sơn nhậm chức nên cô càng không muốn trở về Phòng Sơn. Vị trí Chủ tịch thành phố cấp địa trong mắt Mã Hiểu Yến căn bản không bằng ở lại Thiên Nam sớm chiều ở với An Tại Đào.
Nhưng lãnh đạo Tỉnh ủy đã tìm cô nói chuyện. Là người trong quan trường, phục tùng bố trí của tổ chức là kỷ luật thứ nhất. Cô chỉ cần lưu lại trong quan trường thì không thể cự tuyệt quyết định bổ nhiệm của tổ chức.
Khiến Mã Hiểu Yến đến Phòng Sơn, là quyết định nhất trí của hội nghị thường vụ Tỉnh ủy Đông Sơn. Mã Hiểu Yến xuất thân tại Phòng Sơn, trường kỳ làm việc tại cơ sở và cơ quan thành phố Phòng Sơn, còn từng đảm nhiệm qua chức Phó chủ tịch thường trực thành phố, nên rất quen thuộc với tình huống Phòng Sơn. Đa số lãnh đạo tỉnh ủy cho rằng, trong thời khắc mẫn cảm ở Phòng Sơn như thế này, chỉ cần một đồng chí quen thuộc tình huống như Mã Hiểu Cường thì việc ổn định cục diện là có thể.
Nếu nói Hoàng Hiểu Phong tiếp nhận chức Bí thư Thành ủy là do Chủ tịch tỉnh Hám Tân Dân đề nghị thì để Mã Hiểu Yến đảm nhiệm chức Chủ tịch thành phố Phòng Sơn là do Bí thư Tỉnh ủy Lý Đại Niên quyết định. Bạn đang đọc truyện tại - http://truyenfull.vn
Mà cùng lúc đó, Chu Linh đã dẫn dắt tổ điều tra của Ủy ban Kỷ luật tỉnh đã có bước tiến triển tại Phòng Sơn. Việc đấu thầu công trình và xây dựng khu làm việc mới của Phòng Sơn, nguyên Bí thư Thành ủy Phòng Sơn Tống Nghênh Xuân đã nhận hối lộ của nhà đầu tư là công ty Khai thác và Phát triển Huệ Ninh bốn lần, tổng cộng hơn một triệu nhân dân tệ.
Sau này Ủy ban Kỷ luật tỉnh còn tra ra, từ lúc Tống Nghênh Xuân đến Phòng Sơn nhậm chức năm thứ nhất, ông chủ của công ty Huệ Ninh hy vọng được Tống Nghênh Xuân ủng hộ, tại Phòng Sơn kiếm được một vài công trình, nên bắt đầu hướng Tống Nghênh Xuân đút lót. Lần đầu tiên, người này mang đến năm mươi ngàn đồng, kẹp trong một túi quà tặng cho Tống Nghênh Xuân. Tống Nghênh Xuân lúc đó không có từ chối, và việc này về sau không hề chấm dứt.
Công ty Huệ Ninh trúng thầu xây dựng công trình này, sau đó đã ba lần đút lót cho Tống Nghênh Xuân hơn hai chục ngàn đô la Mỹ, một bức tranh trị giá một trăm ngàn nhân dân tệ. Đương nhiên, công ty Huệ Ninh và những nhà đầu tư khai thác khác cũng có hướng các cán bộ khác của thành phố đút lót. Và Ủy ban Kỷ luật tỉnh đang kiểm chứng lại số tiền này.
Tổ điều tra Ủy ban Kỷ luật tỉnh công tác sở dĩ tiến triển như vậy chủ yếu là do cục diện quan trường Phòng Sơn hiện nay đang hỗn độn và phức tạp. Bí thư Thành ủy bị điều đi, vị trí các lãnh đạo khác ở thành phố cũng không yên ổn. Nói ngắn lại, Dương Hoa không quan tâm đến nó, tùy ý cho Ủy ban Kỷ luật tỉnh đi điều tra. Còn Chủ tịch thành phố Hoàng Hiểu Phong thì mạnh mẽ ủng hộ tổ điều tra, hận không thể giúp tổ điều tra tra ra một số vấn đề gì. Các cán bộ khác cũng có sự phối hợp. Có những cán bộ thậm chí còn hướng Ủy ban Kỷ luật tỉnh tố giác tố cáo.
Một vài cái tên lúc trước có trong công trình đã được tuôn ra, rất nhanh đều liên quan đến Bí thư Thành ủy Tống Nghênh Xuân trước kia. Tổ điều tra của Ủy ban Kỷ luật tỉnh đã trưng cầu ý kiến của lãnh đạo chủ chốt, sau khi tìm hiểu rõ nguồn gốc thì rốt cuộc đã bóc trần được sự thật vấn đề Tống Nghênh Xuân tồn tại tham ô.
Tống Nghênh Xuân có nằm mơ cũng thật không ngờ, sau mấy năm rời chức khỏi Phòng Sơn thì con đường nhân sinh của ông ta lại bị một vật cản.
Ngày 13 tháng 8, Chủ tịch đương nhiệm Khoa học Xã hội tỉnh Đông Sơn Tống Nghênh Xuân trong một cuộc họp của hội đã bị người của Ủy ban Kỷ luật tỉnh bắt đi. Theo sau, Ủy ban Kỷ luật tỉnh trong một phạm vi nhỏ tuyên bố tiến hành bắt giam Tống Nghênh Xuân. Còn những cán bộ khác của Ủy ban Kỷ luật tỉnh thì tiến hành thực hiện bắt giam đối với bảy tám cán bộ cấp huyện cục tại Phòng Sơn.
Ủy ban Kỷ luật tỉnh trước sau hành động đều bỏ qua Ủy ban Kỷ luật thành phố, biểu thị thái độ kiên quyết của lãnh đạo tỉnh ủy, nghiêm túc tạo ra một cơn gió lốc trị tham quan tại Phòng Sơn.
Quan trường rung chuyển, mỗi người đều cảm thấy bất an. Đây chính là sự chấn động lớn nhất trong gần mười năm qua.
Mã Hiểu Yến không ngờ được Lý Đại Niên điều đến Phòng Sơn làm Chủ tịch thành phố, tin tức này khiến An Tại Đào bất ngờ. Nhưng nghĩ lại hiện tại Phòng Sơn thế cục đang hỗn loạn, hắn cũng hiểu được Lý Đại Niên và Hám Tân Dân cũng không còn cách nào khác, tạm thời điều người quen thuộc tình huống Phòng Sơn về ổn định cục diện. Mã Hiểu Yến quay trở lại Phòng Sơn có vài phần nhận nhiệm vụ lúc lâm nguy. Điều này chứng minh, đừng nhìn Hoàng Hiểu Phong nhậm chức Bí thư Thành ủy Phòng Sơn, nhưng lãnh đạo tỉnh đối với y vẫn không có chút yên tâm.
Chung quy, thời gian y ở Phòng Sơn quá ngắn.
Tuy nhiên, dù sao y cũng là cán bộ do Chủ tịch tỉnh Hám Tân Dân một tay đề bạt.
Sau khi nghe Mã Hiểu Yến càm ràm trong điện thoại, An Tại Đào cười trấn an cô vài câu, bảo cô cứ tạm thời về làm lính cứu hỏa trước đã. Khi đã cúp điện thoại thì hắn đột nhiên nhận được điện thoại của Lý Nam từ Thiên Nam gọi đến.
Lý Nam gọi điện thoại nhìn qua thì giống như là hỏi thăm, nhưng kỳ thật An Tại Đào trong lòng rất hiểu, Lý Đại Niên nhất định là đã bày mưu đặt kế bảo Lý Nam gọi điện thoại thám thính tin tức.
Ngay từ đầu, Lý Đại Niên cũng không ngờ An Tại Đào sẽ quay trở lại Đông Sơn. Dù sao An Tại Đào rời khỏi Đông Sơn cũng được một năm. Khi nghe tin An Tại Đào miễn chức Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia và Cục trưởng cục Giám sát an toàn mỏ than quốc gia thì lập tức tâm thần chấn động. Chẳng lẽ trung ương sẽ bổ nhiệm An Tại Đào đến Đông Sơn đảm nhiệm chức Ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch thường trực tỉnh?
Lý Đại Niên càng nghĩ càng cảm thấy khả năng này rất lớn. Nhưng với thân phận của ông ta thì không thể thăm dò được gì, liền bày mưu đặt kế bảo Lý Nam thăm dò An Tại Đào. Đáng tiếc là An Tại Đào rất kín miệng, Lý Nam không thể điều tra được gì.
Sau sự thật đã chứng minh, phán đoán của Lý Đại Niên cực kỳ chuẩn xác và nhạy bén. Sau khi Mục Thao rơi đài, trung ương sở dĩ chậm chạp không bổ nhiệm cán bộ xuống dưới, chính vì đang tập trung vào đợt điều chỉnh cán bộ cấp tỉnh bộ sắp đến.
Ngày thứ ba, Ban tổ chức cán bộ trung ương lại một lần nữa chịu sự ủy thác của trung ương tìm An Tại Đào nói chuyện. Đây đã là lần thứ ba lãnh đạo chủ chốt của Ban tổ chức trung ương tìm An Tại Đào nói chuyện từ đầu năm đến nay. Việc thường xuyên như thế tất nhiên là thuyết minh vài điều. Nhưng trước khi sự thật diễn ra, kỳ thật An Tại Đào cũng không xác định được ý đồ đích thật của trung ương. Cái gọi là "thiên uy khó dò" chính là muốn nói đến điều này.
Tuy nhiên, điều này ít nhất cũng giải thích được, trung ương rất trọng dụng An Tại Đào.
Về phần điều đi tỉnh nào thì hiện tại vẫn còn rất mù mờ. Nguyên lần đầu tiên lãnh đạo Ban tổ chức cán bộ nói chuyện, cơ bản là sẽ đi tỉnh Đông Sơn. Nhưng trong lần thứ hai thì tuy rằng không đề cập đến nội dung, nhưng An Tại Đào trong lòng đoán được vài phần, hẳn là có quan hệ với vụ án của Mục Thao. Nhưng lần thứ ba này thì có ý nghĩa gì?
Lần đầu tiên, trung ương muốn cho An Tại Đào đến tỉnh Đông Sơn làm một Phó chủ tịch tỉnh bình thường. Lần thứ hai, trung ương hiển nhiên là muốn An Tại Đào tiếp nhận vị trí của Mục Thao. Còn lần này, chẳng lẽ…An Tại Đào cảm thấy xấu hổ với ý nghĩ điên cuồng của mình, nhưng điều này sao có thể?
Hắn tốt xấu gì cũng là một cán bộ cấp thứ trưởng có kinh nghiệm lý lịch. Đề bạt lên cương vị cấp Bộ trưởng không phải là không có khả năng. Nhưng chỉ có thể là cơ quan nhà nước. Ví dụ như Cục trưởng cục Giám sát an toàn quốc gia. Nếu muốn một bước lên trời, trở thành một Chủ tịch của một tỉnh kinh tế lớn, quả thật là người si nói mộng, tuyệt không có khả năng.
Trung ương sẽ không khinh suất giao quyền quản lý một tỉnh kinh tế lớn cho một cán bộ vừa mới đề bạt lên cán bộ cấp thứ trưởng được một năm. Mặc dù chiến tích của An Tại Đào rất nhiều, cần chính đổi mới, có tiếng là cán bộ hậu bị ưu tú, nhưng đặc biệt đề bạt chung quy cũng có cái hạn của nó.
Ngay cả trung ương cố ý muốn An Tại Đào chủ quản Đông Sơn thì cũng sẽ để cho hắn ở lại vị trí Phó chủ tịch tỉnh hai năm.
2h chiều, Ủy viên bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức cán bộ trung ương Tôn đích thân dẫn người đến tổng cục Giám sát an toàn quốc gia tuyên bố quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Trong đại hội cán bộ trung tầng trở lên của tổng cục Giám sát an toàn quốc gia, đại diện cho trung ương lần đầu tiên khẳng định thành tích và cố gắng của hắn trong công tác ngăn chặn tai nạn mỏ. Tiếp theo trịnh trọng tuyên bố miễn đi chức Phó bí thư tổ Đảng, Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia và Cục trưởng cục Giám sát an toàn mỏ than quốc gia, bổ nhiệm Phó cục trưởng cục Giám sát an toàn mỏ than quốc gia Cẩu Bình làm Cục trưởng kiêm Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia.
Cẩu Bình rốt cuộc cũng đạt được ý nguyện. Nhưng so sánh đãi ngộ chính trị với An Tại Đào thì còn kém rất nhiều. An Tại Đào là Phó bí thư tổ Đảng kiêm Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia, xếp hạng gần với Cục trưởng Tôn Khải. Còn Cẩu Bình thì chỉ là thành viên tổ Đảng, xếp hạng cuối cùng trong bộ máy ở tổng cục.Đương nhiên, kết quả này đối với Cẩu Bình mà nói là đáng ăn mừng rồi. Y rốt cuộc cũng chạm tới cánh cửa cán bộ cấp Thứ trưởng.
Nhưng ngay cả Tôn Khải cũng muốn vểnh tai lên nghe An Tại Đào rốt ruột sẽ đảm nhận cương vị gì thì Trưởng ban Tôn lại hời hợt nói:
- Trung ương sẽ có bổ nhiệm khác.
Tôn Khải cất cao giọng nói:
- Sau đây, xin hoan nghênh đồng chí An Tại Đào lên phát biểu.
Phát biểu cảm tưởng khi rời chức đã trở thành lệ thường trong chốn quan trường. Lúc này đương nhiên cũng không ngoại lệ. Chỉ có điều, cảm tưởng của An Tại Đào lại rất ngắn gọn, không để cho mọi người đoán ra được cảm xúc của hắn, chỉ đưa ra những đề nghị tiếp theo cho công tác giám sát an toàn mà thôi.
Sau khi Ban tổ chức cán bộ trung ương tuyên bố quyết định bổ nhiệm ở tổng cục Giám sát an toàn quốc gia xong thì cùng với Ban tổ chức cán bộ tỉnh Đông Sơn cùng đến Phòng Sơn tuyên bố quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ Phòng Sơn.
Miễn đi chức vụ Bí thư Thành ủy của Dương Hoa, điều nhiệm Dương Hoa đến làm Phó chủ tịch tỉnh tỉnh Tàn Liên (cấp Giám đốc sở), bổ nhiệm Chủ tịch thành phố Hoàng Hiểu Phong làm Bí thư Thành ủy Phòng Sơn, bổ nhiệm Giám đốc sở Văn hóa tỉnh Đông Sơn Mã Hiểu Yến làm Phó bí thư Thành ủy, quyền chủ tịch thành phố Phòng Sơn.
Dương Hoa bị điều đi, thậm chí Hoàng Hiểu Phong tiếp nhận chức Bí thư Thành ủy cũng chẳng có gì kỳ lạ. Chỉ có Mã Hiểu Yến trở về Phòng Sơn đảm nhiệm chức Chủ tịch thành phố đã trở thành tin tức hàng đầu trong quan trường Phòng Sơn.
Kỳ thật Mã Hiểu Yến căn bản không muốn quay trở lại Phòng Sơn, nhất là cô biết rõ An Tại Đào sẽ trở về tỉnh Đông Sơn nhậm chức nên cô càng không muốn trở về Phòng Sơn. Vị trí Chủ tịch thành phố cấp địa trong mắt Mã Hiểu Yến căn bản không bằng ở lại Thiên Nam sớm chiều ở với An Tại Đào.
Nhưng lãnh đạo Tỉnh ủy đã tìm cô nói chuyện. Là người trong quan trường, phục tùng bố trí của tổ chức là kỷ luật thứ nhất. Cô chỉ cần lưu lại trong quan trường thì không thể cự tuyệt quyết định bổ nhiệm của tổ chức.
Khiến Mã Hiểu Yến đến Phòng Sơn, là quyết định nhất trí của hội nghị thường vụ Tỉnh ủy Đông Sơn. Mã Hiểu Yến xuất thân tại Phòng Sơn, trường kỳ làm việc tại cơ sở và cơ quan thành phố Phòng Sơn, còn từng đảm nhiệm qua chức Phó chủ tịch thường trực thành phố, nên rất quen thuộc với tình huống Phòng Sơn. Đa số lãnh đạo tỉnh ủy cho rằng, trong thời khắc mẫn cảm ở Phòng Sơn như thế này, chỉ cần một đồng chí quen thuộc tình huống như Mã Hiểu Cường thì việc ổn định cục diện là có thể.
Nếu nói Hoàng Hiểu Phong tiếp nhận chức Bí thư Thành ủy là do Chủ tịch tỉnh Hám Tân Dân đề nghị thì để Mã Hiểu Yến đảm nhiệm chức Chủ tịch thành phố Phòng Sơn là do Bí thư Tỉnh ủy Lý Đại Niên quyết định. Bạn đang đọc truyện tại Truyện FULL -
Mà cùng lúc đó, Chu Linh đã dẫn dắt tổ điều tra của Ủy ban Kỷ luật tỉnh đã có bước tiến triển tại Phòng Sơn. Việc đấu thầu công trình và xây dựng khu làm việc mới của Phòng Sơn, nguyên Bí thư Thành ủy Phòng Sơn Tống Nghênh Xuân đã nhận hối lộ của nhà đầu tư là công ty Khai thác và Phát triển Huệ Ninh bốn lần, tổng cộng hơn một triệu nhân dân tệ.
Sau này Ủy ban Kỷ luật tỉnh còn tra ra, từ lúc Tống Nghênh Xuân đến Phòng Sơn nhậm chức năm thứ nhất, ông chủ của công ty Huệ Ninh hy vọng được Tống Nghênh Xuân ủng hộ, tại Phòng Sơn kiếm được một vài công trình, nên bắt đầu hướng Tống Nghênh Xuân đút lót. Lần đầu tiên, người này mang đến năm mươi ngàn đồng, kẹp trong một túi quà tặng cho Tống Nghênh Xuân. Tống Nghênh Xuân lúc đó không có từ chối, và việc này về sau không hề chấm dứt.
Công ty Huệ Ninh trúng thầu xây dựng công trình này, sau đó đã ba lần đút lót cho Tống Nghênh Xuân hơn hai chục ngàn đô la Mỹ, một bức tranh trị giá một trăm ngàn nhân dân tệ. Đương nhiên, công ty Huệ Ninh và những nhà đầu tư khai thác khác cũng có hướng các cán bộ khác của thành phố đút lót. Và Ủy ban Kỷ luật tỉnh đang kiểm chứng lại số tiền này.
Tổ điều tra Ủy ban Kỷ luật tỉnh công tác sở dĩ tiến triển như vậy chủ yếu là do cục diện quan trường Phòng Sơn hiện nay đang hỗn độn và phức tạp. Bí thư Thành ủy bị điều đi, vị trí các lãnh đạo khác ở thành phố cũng không yên ổn. Nói ngắn lại, Dương Hoa không quan tâm đến nó, tùy ý cho Ủy ban Kỷ luật tỉnh đi điều tra. Còn Chủ tịch thành phố Hoàng Hiểu Phong thì mạnh mẽ ủng hộ tổ điều tra, hận không thể giúp tổ điều tra tra ra một số vấn đề gì. Các cán bộ khác cũng có sự phối hợp. Có những cán bộ thậm chí còn hướng Ủy ban Kỷ luật tỉnh tố giác tố cáo.
Một vài cái tên lúc trước có trong công trình đã được tuôn ra, rất nhanh đều liên quan đến Bí thư Thành ủy Tống Nghênh Xuân trước kia. Tổ điều tra của Ủy ban Kỷ luật tỉnh đã trưng cầu ý kiến của lãnh đạo chủ chốt, sau khi tìm hiểu rõ nguồn gốc thì rốt cuộc đã bóc trần được sự thật vấn đề Tống Nghênh Xuân tồn tại tham ô.
Tống Nghênh Xuân có nằm mơ cũng thật không ngờ, sau mấy năm rời chức khỏi Phòng Sơn thì con đường nhân sinh của ông ta lại bị một vật cản.
Ngày 13 tháng 8, Chủ tịch đương nhiệm Khoa học Xã hội tỉnh Đông Sơn Tống Nghênh Xuân trong một cuộc họp của hội đã bị người của Ủy ban Kỷ luật tỉnh bắt đi. Theo sau, Ủy ban Kỷ luật tỉnh trong một phạm vi nhỏ tuyên bố tiến hành bắt giam Tống Nghênh Xuân. Còn những cán bộ khác của Ủy ban Kỷ luật tỉnh thì tiến hành thực hiện bắt giam đối với bảy tám cán bộ cấp huyện cục tại Phòng Sơn.
Ủy ban Kỷ luật tỉnh trước sau hành động đều bỏ qua Ủy ban Kỷ luật thành phố, biểu thị thái độ kiên quyết của lãnh đạo tỉnh ủy, nghiêm túc tạo ra một cơn gió lốc trị tham quan tại Phòng Sơn.
Quan trường rung chuyển, mỗi người đều cảm thấy bất an. Đây chính là sự chấn động lớn nhất trong gần mười năm qua.
Mã Hiểu Yến không ngờ được Lý Đại Niên điều đến Phòng Sơn làm Chủ tịch thành phố, tin tức này khiến An Tại Đào bất ngờ. Nhưng nghĩ lại hiện tại Phòng Sơn thế cục đang hỗn loạn, hắn cũng hiểu được Lý Đại Niên và Hám Tân Dân cũng không còn cách nào khác, tạm thời điều người quen thuộc tình huống Phòng Sơn về ổn định cục diện. Mã Hiểu Yến quay trở lại Phòng Sơn có vài phần nhận nhiệm vụ lúc lâm nguy. Điều này chứng minh, đừng nhìn Hoàng Hiểu Phong nhậm chức Bí thư Thành ủy Phòng Sơn, nhưng lãnh đạo tỉnh đối với y vẫn không có chút yên tâm.
Chung quy, thời gian y ở Phòng Sơn quá ngắn.
Tuy nhiên, dù sao y cũng là cán bộ do Chủ tịch tỉnh Hám Tân Dân một tay đề bạt.
Sau khi nghe Mã Hiểu Yến càm ràm trong điện thoại, An Tại Đào cười trấn an cô vài câu, bảo cô cứ tạm thời về làm lính cứu hỏa trước đã. Khi đã cúp điện thoại thì hắn đột nhiên nhận được điện thoại của Lý Nam từ Thiên Nam gọi đến.
Lý Nam gọi điện thoại nhìn qua thì giống như là hỏi thăm, nhưng kỳ thật An Tại Đào trong lòng rất hiểu, Lý Đại Niên nhất định là đã bày mưu đặt kế bảo Lý Nam gọi điện thoại thám thính tin tức.
Ngay từ đầu, Lý Đại Niên cũng không ngờ An Tại Đào sẽ quay trở lại Đông Sơn. Dù sao An Tại Đào rời khỏi Đông Sơn cũng được một năm. Khi nghe tin An Tại Đào miễn chức Phó cục trưởng tổng cục Giám sát an toàn quốc gia và Cục trưởng cục Giám sát an toàn mỏ than quốc gia thì lập tức tâm thần chấn động. Chẳng lẽ trung ương sẽ bổ nhiệm An Tại Đào đến Đông Sơn đảm nhiệm chức Ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch thường trực tỉnh?
Lý Đại Niên càng nghĩ càng cảm thấy khả năng này rất lớn. Nhưng với thân phận của ông ta thì không thể thăm dò được gì, liền bày mưu đặt kế bảo Lý Nam thăm dò An Tại Đào. Đáng tiếc là An Tại Đào rất kín miệng, Lý Nam không thể điều tra được gì.