- À? Hóa ra là nương tử!
Lý Hiển bị câu nói của Vi hậu làm tỉnh lại, người run bần bật, sau đó mới nhìn rõ người đến. Vi hậu khẽ nhíu mày lo lắng hỏi:
- Bệ hạ làm sao vậy?
Lý Hiển miễn cưỡng cười trả lời:
- Không có gì ta đang nghĩ vài việc.
Vi hậu lập tức hỏi tới:
- Nhưng tên quan nhỏ ở Hứa Châu đón đường trình tấu việc vậy?
Vi hậu trực tiếp một lời nói thẳng việc Yến Khâm Dung tố cáo cấp dưới của nàng. Lý Hiển căn bản không có dũng khí phủ nhận. Y cũng không biết Vi hậu đã gì rồi, chỉ mập mờ đáp:
- Đúng vậy. Yến Khâm Dung nói với trẫm vài việc...
Vi hậu ngắt ngang hỏi:
- Y nói chuyện gì?
- Y nói nàng...
Lý Hiển lời đã thốt ra thì có muốn giấu cũng đã không kịp nữa rồi.
Vi hậu đồng tử co trầm giọng hỏi:
- Y nói thiếp cái gì?
Lý Hiển càng bối rối hơn nữa ngập ngừng nói:
- Y... Tố cáo nương tử... Nói nương tử không nên can dự vào triều chính, còn nói Khỏa Nhi xây chùa đào ao, xây nhà có chút... Có chút quá mức bừa bãi...
Vi hậu khẽ thở phào hỏi:
- Chỉ những cái này?
Lý Hiển nói:
- À... Y còn tố cáo đám người Tông Sở Khách, Võ Diên Tú mua quan bán tước. Nương tử không cần phải lo. Nương tử tham dự chính trị là chủ ý của trẫm. Quốc gia đại sự là thật sự trẫm không thể thiếu sự giúp đỡ của Hoàng hậu.
Về phần Khỏa Nhi, nó khi còn nhỏ chịu quá nhiều khổ. Bây giờ rốt cục khôi phục thân phận là hậu duệ quý tộc Hoàng đế. Có chút xa hoa, trẫm cảm thấy cũng không sao. Chỉ có điều y nói đám người Tông Sở Khách, Thôi Thực đã dùng hết chức quan thiếu cho ba năm nữa thì thật sự có chút rợn cả người.
Trẫm cũng không biết thật hay giả nên định cho người đi điều tra. Nếu là thật thì cho dù bọn họ không nhận hối lộ nhưng cũng không tránh khỏi có sự nghi ngờ là lạm dụng chức quyền. Trẫm phải ra sức xử lý bọn họ.
Vi hậu "cười" một tiếng, khinh thường nói:
- Bệ hạ không cần tra xét vì chuyện này thiếp biết. Tông Sở Khách và Thôi Thực bọn họ quả thật dùng hết số quan còn thiếu trong ba năm sau. Tuy nhiên, bọn họ cũng không nhận hối lộ mà là xuất phát từ công tâm, xuất phát từ tấm lòng tận trung với bệ hạ.
Lý Hiển ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại nói như vậy?
Vi hậu nói:
- Bệ hạ, đám người Trương Giản Chi tuy rằng đã sụp đổ nhưng cựu thần của thần long vẫn còn tràn ngập triều đình. Tương Vương và Thái Bình tuy rằng không tham dự triều chính nhưng bọn họ vẫn còn rất nhiều tay chân trong triều. Những người này có cần đuổi ra ngoài không?
Lý Hiển không ngăn được gật đầu.
Vi hậu nói:
- Nhưng những người này không có sai phạm gì thì triều đình có lý do gì lập tức đem một số lượng lớn quan viên đi bãi quan miễn chức được chứ? Một lúc không thể đuổi được bọn họ nhưng để bọn họ khống chế triều chính như xưa thì là quá mạo hiểm. Tông Sở Khách mới cùng thiếp thương lượng, bổ nhiệm một số người của chúng ta vào để chia quyền bính, từ từ làm cho bọn họ mất quyền lực, lại từng bước đá bọn họ ra.
Vi hậu nói:
- Đây là cách nhìn của người dày dạn kinh nghiệm sao lại nói là bán quan bán tước chứ. Họ Yến kia rõ ràng là thuộc đảng thần long xưa, nếu không thì chính là vây cánh của Tương Vương, Thái Bình. Nhìn thấy đại thế không ổn cho nên nói lời gièm pha lừa gạt vua.
Vi hậu dứt lời hời hợt nói:
- Chuyện này phu quân cũng không cần hỏi nữa. Tông Sở Khách xưa nay đối với phu quân trung thành và tận tâm. Y và lời nói của một tên quan nhỏ bé không biết từ đâu tới, ai có thể tin hơn chứ?
Lý Hiển lúng ta lúng túng nói:
- Lời nương tử nói có lý. Nếu như thế trẫm không để ý tới y là được rồi.
Vi hậu ánh mắt hơi chuyển giả vờ thuận miệng hỏi:
- Tên họ Yến kia đã đuổi đi rồi à?
Lý Hiển định gật đầu nhưng bị Vi hậu nhìn chằm chằm nên không có dũng khí nói dối nên thành thật đáp:
- Vẫn chưa. Lúc ấy ta thực sự nghĩ rằng Tông Sở Khách ăn hối lộ làm trái pháp luật nên trước tiên đã khiến y ở Tứ Phương Quán đợi ta hỏi.
Vi hậu cười nói:
- Ồ! Như vậy lát nữa thiếp liền cho người đến Tứ Phương Quán kêu y về Hứa Châu.
Vi hậu nói xong, rồi hướng Lý Hiển lo lắng nói:
- Bệ hạ sức khỏe không tốt. Xử lý chính vụ phải tốn bao nhiêu sức nên cơ thể quá mức mệt mỏi rồi. Thiếp không quấy rầy nữa. Khi nào tới bữa ăn tối thiếp lại mời bệ hạ cùng dùng bữa.
Vi hậu rời khỏi ngự thư phòng, vẻ mặt ôn nhu lập tức trở nên lạnh lùng. Nàng gọi một thái giám tâm phúc thì thầm với y vài câu mới quay lại hậu cung. Tên thái giám được Vi hậu dặn lập tức đi như bay đến Chính Sự Đường.
Bên trong kinh thành của Đại Đường chỉ có một quán dịch, do Tứ Phương Quán quản lý. Một số bộ phận hoặc đại quan các nơi đến kinh sư diện kiến vua trong thời gian chờ đợi có thể ở nơi này. Tuy nhiên, chỉ có các đại tướng nơi biên cương và chư hầu mới có tư cách ở đây. Những người khác thì phải tự tìm chỗ ở.
Hiện giờ Yến Khâm Dung được khẩu dụ của Hoàng đế nên cũng có thể vào ở nơi này. Bởi vì nơi này vào ở luôn đều là quan lớn, quy cách phòng xá đương nhiên tương đối cao. Tuy nhiên Yến Khâm Dung quan chức nhỏ bé thế nên dù chọn chỗ ở cho y là chỗ kém nhất nhưng cũng là một khu riêng.
Yến Khâm Dung sau khi vào quán dịch ở thì trước tiên tắm rửa, thay một bộ trường bào mềm mại, mang đôi giày được lót bằng cỏ mềm chậm rãi thong thả trong sân, rồi đứng lặng yên dưới gốc cây cổ thụ, nhớ lại tình hình kiến giá hôm nay lòng không khỏi vui mừng.
Hôm nay xem ra bệ hạ đã nghe được những suy nghĩ trong lòng mình. Những chuyện mình tố giác chỉ cần Hoàng đế cho người điều tra nhất định có thể nắm được bằng chứng. Như thế gian thần sẽ bị trừng phạt và y cũng có thể nhờ đó mà lọt vào mắt thần của Hoàng đế thì không phải cả hai việc đều tốt đẹp sao.
Nghĩ đến đây thì trong lòng cảm thấy vui vui, Yến Khâm Dung muốn ngửa mặt lên trời cười dài nhưng lúc này lại nghe vang "Ầm ầm" thật lớn. Hai cánh cửa của viên bị phá vỡ văng vào tường rồi dội ngược trở ra, sau đó lại mở ra.
Yến Khâm Dung hoảng sợ nhìn lại. Chỉ thấy một đôi vó ngựa từ giữa không trung đạp xuống, “Ầm” một tiếng nện xuống gạch xanh trên đất, gót sắt nện làm một mảnh gạch xanh văng lên rồi sau đó một chiến mã ngang nhiên vào.
Ngồi trên ngựa là một kỵ sĩ toàn thân mặc áo giáp, uy phong lẫm lẫm, ánh sáng của giáp trụ lóe ra ánh thép hiện ra cảm giác trầm trọng. Người cùng ngựa cảm giác đều sức lực sung mãn. Mặc dù chỉ đeo bên hông một thanh kiếm nhưng cũng ẩn chứa sát khí.
Yến Khâm Dung cực kỳ hoảng sợ nói:
- Ngươi là ai? Sao... sao dám xâm nhập quán dịch?
Kỵ sĩ toàn thân mặc giáp cưỡi ngựa vào trong viện thì chiến mã thong thả đến bên cạnh của y, tuấn mã cao lớn. Kỵ sĩ toàn thân mặc giáp mặt mũi đều bịt kín, chỉ lộ ra đôi mắt đằng đằng sát khí. Từ trên cao nhìn y làm người khác có cảm giác bị ngạt thở.
Y lạnh lùng nhìn Yến Khâm Dung hỏi:
- Ngươi chính là Hứa Châu Tham Quân Yến Khâm Dung?
Yến Khâm Dung lúc này đã mơ hồ hiểu mọi thứ nên trong mắt không khỏi sinh ra một chút sợ hãi và bi ai, nhưng y lập tức ưỡn ngực lớn tiếng nói:
- Đúng là Hứa mỗ!
Kỵ sĩ kia chẳng buồn nói lời vô nghĩ cùng y chỉ dùng sức vung tay lên quát:
- Dẫn đi!
Chỉ nghe vang lên tiếng leng keng, ngoài cửa xông vào hai người mặc áo giáp, thân hình cao lớn, lực lưỡng tráng kiện. Hai người như chim ưng bắt gà con bình thường, nhấc Yến Khâm Dung ra ngoài. Bên ngoài còn có bảy tám tên giáp sĩ, đều cưỡi tuấn mã. Bọn chúng dùng xích sắt khóa Yến Khâm Dung, rồi dùng dây thừng dài buộc vào phía sau đùi ngựa hò hét đi.
Yến Khâm Dung sao có thể đi kịp tốc độ của khoái mã. Y chỉ có thể bỏ chạy vài bước rồi ngã nhào trên đất. Tên kỵ sĩ cũng chẳng thèm quan tâm, vung roi như mưa. Ngựa chạy như bay. Yến Khâm Dung bị dây thừng kéo đi phát lên tiếng rù thê thảm không giống tiếng người, bị bọn họ kéo dọc theo phố dài chạy về phía cung thành.
Chờ bọn chúng rời đi, tiểu quan mặc áo xanh lục phụ trách quán dịch mới dẫn vài tiểu quan tạp dịch len lén chui ra, ló đầu ra ngoài nhìn về phía xa xa vẻ mặt sầu khổ.
Một tiểu quan can đảm hỏi:
- Dịch thừa, họ Yến này chính là phụng thánh dụ vào ở. Hiện giờ bị người ta bắt đi, chúng ta nên thế nào cho phải?
- Ngươi con mẹ nó hỏi tao, tao đi hỏi ai đây? Ngươi không thấy người tới bắt chính là cấm quân sao. Ngươi không thấy bọn họ là phụng chỉ thị của Tông tướng công sao? Ta dám cản à?
Tên tiểu quan kia vẻ mặt đau khổ nói:
- Tiểu nhân đương nhiên biết, nhưng nếu chẳng may Hoàng đế hỏi tới người bị bắt ở chỗ chúng ta mà chúng ta lại không có cách gì. Tể tướng thì chúng ta đắc tội không nổi mà Hoàng đế chúng ta cũng không được đắc tội.
- Thần tiên đánh nhau, tiểu quỷ như chúng ta có biện pháp à? Ta mang sự thật bẩm báo cho Thông Sự Xá Nhân nhường cho các đại nhân vật đau đầu.
*******
Lý Hiển gạt Vi hậu đi rồi, tiện tay mở một bảng tấu chương nhưng sao xem nổi. Trong đầu chỉ hồi tưởng lời Yến Khâm Dung tố cáo việc Hoàng hậu nuôi trai lơ, dâm loạn cung đình.
- Là sự thật sao? Thân ta đã sớm hỏng, nương tử liên tục phòng không hiu quạnh. Bây giờ chính trị tàn ác chẳng lẽ nàng... Không thể, không thể. Nàng xuất thân danh gia vọng tộc, thuở nhỏ được gia giáo nghiêm túc, phẩm tính đoan trang, nàng hiện giờ là quốc mẫu đương triều mà...
Trong lòng Lý Hiển rối rắm, có lòng không tin, nhưng lại khó địch tâm ma. Có ý muốn dò xét nghĩ lại trong triều cao thấp, trong cung trong ngoài y nào có một được một tâm phúc có thể sử dụng. Tất cả những người ông ta tin, những người ông ta ủy thác trọng trách hoặc ở bên cạnh sai khiến thì quan hệ với Vi hậu đều mật thiết hơn ông ta.
Lúc này, một tiểu thái giám vào bẩm báo:
- Bệ hạ, Thông Sự Xá Nhân Lưu Thiên Mộc cầu kiến.
- Hả? Truyền cho y vào.
Lý Hiển vừa nghe là Thông Sự Xá Nhân, vội vàng truyền vào gặp. Thông Sự Xá Nhân chỉ có hai trách nhiệm, một cái là truyền khởi tấu trong ngoài, còn cái nữa chính là quản lý ngoại giao. Vì thế Lý Hiển đối với việc y đến rất xem trọng.
Thông Sự Xá Nhân Lưu Thiên Mộc vội vội vàng vàng vào đại điện, đem nguyên do sự việc vừa trải qua nói với Lý Hiển. Lý Hiển phẫn nộ, lớn tiếng quát hỏi:
- Yến Khâm Dung hiện giờ thế nào?
Lưu Thiên Mộc vẻ mặt đau khổ nói:
- Vi thần khi vào cung chỉ thấy một vết máu đỏ kéo dài tới ngoài cửa cung. Khi đến cửa cung chỉ thấy Yến Khâm Dung chết nằm trên đất. Vì bị kéo trên đường nên xương thịt thối nát không còn hình người!
Lý Hiển giận dữ, vỗ bàn quát:
- Tông Sở Khách thật là gan chó, dám lừa dối vua như thế!
Lý Hiển chỉ tức giận đến choáng đầu hoa mắt, không thể không dùng hai tay vịn chặt ngự án, có lòng muốn sai người bắt Tông Sở Khách nhưng nghĩ lại việc này Tông Sở Khách làm sao biết được? Làm sao biết Yến Khâm Dung đang ở quán dịch? Đứng phía sau sai khiến rõ ràng là Vi thị.
Vừa nghĩ tới Vi thị, Lý Hiển vừa tràn đầy tức giận và dũng khí lại tan thành mây khói. Ông ta chán nản ngồi xuống, uể oải phất tay, Lưu Xá Nhân vội vàng khom người lui ra.
Lý Hiển đau đớn lẩm bẩm:
- Nương tử! Nương tử à...
Lúc này đối với lời Yến Khâm Dung nói ông ta đã tin thêm vài phần.
Lại sắp tới cuối năm, trong cung người ra người vào tấp nập, thái giám đặt mua hàng tết, thợ thủ công làm cổng chào, các ban nhạc luyện tập các loại hình ca vũ chúc mừng của cung đình… vì thế trong cung cấm thoải mái hơn bình thường rất nhiều.
Nhưng vào một ngày tháng chạp, trong cung lại xảy ra một chuyện không vui. Có một tiểu thái giám đột nhiên chạy tới bẩm báo với Thượng Quan Uyển Nhi, phát hiện có người mang đồ trong cung ra ngoài bán. Sau khi nghe chuyện, Thượng Quan Uyển Nhi lập tức điều một nhóm người, do thái giám thân cận của nàng dẫn đầu, tới các cửa cung nghiêm khắc kiểm tra.
Kết quả là trên người một số thái giám và cung nữ không kịp trốn, tìm được một số tơ lụa, lư hương, đồ trang sức, sách, các loại đồ vật. Thật ra những thứ đó cũng không quá đáng giá, những thứ quý giá thì họ cũng không giám lấy trộm đem bán, nhưng lén lấy đồ trong cung ra ngoài bán đều là vi phạm vào quy củ.
Thượng Quan Uyển Nhi giận dữ nhưng nàng cũng không bẩm báo chuyện này lên Hoàng Thượng. Thứ nhất, loại chuyện trộm cắp vặt này không cần phải bẩm báo, thứ hai Hoàng Thượng mấy tháng nay vẫn phải nằm trên giường bệnh, không những đã nhiều ngày không lên triều mà ngay cả mấy buổi lễ trọng đại mừng năm mới cũng không thể tham dự được, loại chuyện nhỏ nhặt này đường nhiên càng không thể đi quấy rầy bà ta.
Vì thế Thượng Quan Uyển Nhi báo chuyện này với Đại tướng quân Võ Lâm Vệ Võ Du Nghi, đốc thúc ông ta tăng cường quản lý. Vì phụ trách việc canh gác cung thành là của Võ Lâm Vệ, trong đó Huyền Vũ Môn trên danh nghĩa là thuộc về Võ Lâm Vệ, trên thực tế thì thuộc về Thiên Kỵ của Hoàng Thượng, những nơi khác thì đều thuộc quyền quản lý của Võ Lâm Vệ.
Bình thường mà nói, cung nữ thái giám xuất cung, Võ Lâm Vệ đều phải kiểm tra. Chỉ là mấy năm nay, vấn đề này không còn quá nghiêm ngặt, nói không chừng còn có một số binh lính Võ Lâm Vệ thu tiền của thái giám và cung nữ, cố ý bỏ qua để cho họ đem đồ trong cung ra ngoài, khó mà chối được sai lầm này.
Võ Du Nghi rất buồn phiền, cũng chỉ dặn dò thuộc hạ tăng cường kiểm tra. Chỉ là chuyện nhỏ, Võ Du Nghi cũng không quá để tâm.
Ngay sau đó, trong khi Cát Húc đi tuần ở trong cung, không ngờ lại phát hiện ra vài tướng sĩ Võ Lâm Vệ lén lút uống rượu, hơn nữa còn uống trong phiên gác. Cát Húc vô cùng bất mãn, mặc dù những người đó luôn miệng xin tha nhưng Cát Húc vẫn kiên quyết nói chuyện này với Võ Du Nghi.
Hôm nay đã tới ngày tháng chạp, Thái Thường Tự tập luyện ở trong cung, đã chọn người làm diễn viên phụ, lại chọn mấy trăm tướng sĩ cao lớn vạm vỡ của Võ Lâm Vệ đóng các vai thần tiên và yêu quái. Sau khi luyện tập lại không hiểu vì sao mà xảy ra một trận hỏa hoạn.
Hỏa hoạn không lớn, rất nhanh chóng đã được dập nhưng sau khi điều tra sự việc, mới phát hiện ra mồi lửa dùng để đuổi ma đã gây ra hỏa hoạn. Các diễn viên và tráng sĩ của Võ Lâm Vệ tham gia biểu diễn đều bị phạt, nhưng sau khi họ rời khỏi một lúc lâu tàn tro lại cháy, Võ Lâm Vệ phụ trách việc đi tuần đương nhiên là không thể chối bỏ được trách nhiệm.
Thế là, Chu Lợi Dụng nghe phong thanh chuyện này, Trương Đình và một số quan Ngự sử liền viết một bản tấu chương nghiêm khắc, liệt kê đủ loại việc xấu do quản lý không tốt của Võ Lâm Vệ, yêu cầu triều đình điều tra, tiến hành chỉnh đốn.
Hiện giờ Võ Tắc Thiên bị bệnh không thể lên triều, ngoài những việc vô cùng quan trọng thì cũng không đích thân xử lý. Vì thế tấu chương này liền rơi vào tay Trương Giản Chi.
Thực ra, nói về tư cách và kinh nghiệm, Trương Giản Chi vừa mới được phong tướng không có tư cách tranh giành quyền giải quyết với Dương Thái Tư và Tô Vị Đạo và các vị Tể tướng. Nhưng các vị Tể tướng đều là những người sợ phải chịu trách nhiệm, tấu chương này dính đến Kiến An Vương, Đại tướng quân Võ Lâm Vệ Võ Du Nghi, họ không muốn đắc tội nên đùn đẩy cho nhau, cuối cùng lại rơi vào tay Trương Giản Chi.
Trương Giản Chi cũng là quan mới nhận chức nên vô cùng coi trọng tấu chương này. Trương Giản Chi lập tức gọi Võ Du Nghi tới, gay gắt khiển trách một hồi, hôm sau lại cách chức của một số quan tướng Võ Lâm Vệ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp trong sự việc, điều động vài quan viên trẻ tuổi có tài vào nhậm chức ở Võ Lâm Vệ.
Mấy người Trương Giản Chi sắp xếp gồm Trung đài hữu Thừa Kính Huy, Thiếu khanh của Ti hình Hoàn Ngạn Phạm, Hữu tán kỵ thường thị Lý Trạm, Đại phu Vương Đồng Kiểu, Tiết Tư Hành, Gián Nghị Đại Phu Dương Nguyên Diễm. Những người này đều là quan văn, may mà quan văn võ của nhà Đường dễ dàng hỗ trợ được cho nhau. Dương Phàm cũng đã là quan văn của Võ hậu, Trương Giản Chi có sắp xếp này cũng không có gì ngạc nhiên.
Những người này được Trương Giản Chi bố trí vào Võ Lâm Vệ, được đảm nhiệm các chức vụ khác nhau, một thoáng chốc mà thay đổi nhân sự, bổ nhiệm nhiều cấp tướng lĩnh trong Võ Lâm Vệ như vậy tất nhiên sẽ khiến cho người họ Võ cảnh giác. Chỉ cần Võ Tam Tư ra mặt can thiệp, việc điều động nhân sự với quy mô lớn lần này của Trương Giản Chi khó có thể thành công được, nhưng Võ Tam Tư lại không hề có ý kiến về chuyện này.
Võ Du Nghi vì quản thuộc hạ không nghiêm, khiến cho thuộc hạ nhiều lần phạm lỗi, vốn cũng đã có chút lo lắng, lại không được phần đông người thân ủng hộ nên cũng mặc cho sự điều chỉnh của Trương Giản Chi.
Kế hoạch phản đối bằng vũ lực của hai nhà Võ Lý đã thuận lợi mà triển khai bước đầu tiên.
Mấy người sau khi được nhậm chức Võ Lâm tướng quân liền đưa một số gia tướng thân tín vào trong quân. Họ không có khả năng thay đổi tướng sĩ của Võ Lâm Vệ ở quy mô lớn, nhưng tiến cử vài người thân tín vào làm thân binh là chuyện rất bình thường. Lúc trước khi Dương Phàm thành lập Thiên Kỵ, cũng đã từng sắp xếp để đưa Nhậm Uy chưa từng nhập ngũ và thị vệ thân tín chưa vào.
Trong lúc các tướng lĩnh đang khua chiêng gõ trống chuẩn bị cho cuộc phản đối bằng vũ lực thì trong cũng cũng đã âm thầm xảy ra chuyển biến dưới sự sắp xếp của Uyển Nhi. Những thay đổi này ở ngay trước mắt của huynh đệ họ Trương nhưng hai người đó lại không phát hiện ra. Nói về nội tình ở trong cung, họ sao có thể vượt qua được Thượng Quan Uyển Nhi đã có hai mươi năm kinh nghiệm.
Chỗ Dương Phàm cũng đang lặng lẽ chuẩn bị. Dương Phàm tìm được Mã Kiều, bí mật bàn bạc một hồi. Hôm sau Mã Kiều liền “đổ bệnh”, xin nghỉ ở nhà nhiều ngày liền. Vốn dĩ Huyền Vũ Môn là do năm vị Lang tướng thay phiên nhau canh giữ nhưng Mã Kiều đổ bệnh, công việc này của y sẽ có người thay thế.
Mã Kiều đã tìm được Lục Mao Phong, Lục Mao Phong vui vẻ đồng ý. Mấy ngày Mã Kiều ở nhà dưỡng bệnh đều là do Lục Mao Phong thay thế. Những ngày nghỉ này đương nhiên là cần thiết, như vậy thì khi cần thiết, chỉ cần Mã Kiều vừa “khỏi bệnh” là có thể tới để làm việc thay cho Lục Mao Phong, trong khoảng thời gian đó, tránh cho Lục Mao Phong xuất hiện ở Huyền Vũ Môn.
Việc lần này Dương Phàm đã suy tính rất kỹ. Ở dưới tay hắn có năm Lang tướng, trong đó có Hoàng Húc Sưởng, Sở Cuồng Ca, Mã Kiều và Độc Cô Húy Chi là hắn có thể nắm chắc được, chỉ có Lục Mao Phong ban đầu là do huynh đệ họ Trương đưa vào Thiên Kỵ, Dương Phàm không thể không cân nhắc về người này.
Kỳ thật, mấy năm nay Lục Mao Phong ở Thiên Kỵ, quan hệ với huynh đệ ở Thiên Kỵ rất tốt, rất trung thành và tận tâm với Dương Phàm. Nhưng chuyện này quá mức trọng đại, là đem đầu mình ra để đánh cược, nếu như thất bại, kết quả tốt nhất chính là chạy trốn để bảo toàn mạng sống. Dương Phàm không dám mạo hiểm.
Nếu Lục Mao Phong vẫn trung thành với huynh đệ họ Trương, cho dù chỉ là vì báo đáp ân tình của huynh đệ họ Trương, học theo Quan Vân Trường đến “Nghĩa thích Hoa Dung Đạo” thì Dương Phàm cũng sẽ không thể chống đỡ được. Hắn không dám mạo hiểm như vậy, hơn nữa dùng chút thủ đoạn để khiến cho Lục Mao Phong tránh đi cũng là không làm khó cho Lục lang tướng.
Đương nhiên nếu khi đó cùng với ngày trực của Lục Mao Phong, Dương Phàm cũng có thể sắp xếp vài người thân tín, khống chế Lục Mao Phong trước khi phát động phản đối bằng vũ lực. Nhưng như vậy thì giao tình giữa hai người mấy năm nay sẽ không còn gì nữa, sau này cũng rất khó hàn gắn lại được vết rách, tốt hơn hết là dùng chút thủ đoạn khiến cho Lục Mao Phong tránh mặt đi.
Huynh đệ họ Trương mấy ngày nay vẫn luôn ở bên bảo vệ cho Võ Tắc Thiên, đang hỏi ý kiến ngự y, sau khi biết tình hình của Võ Tắc Thiên không ổn, lại suốt đem chuyển Võ Tắc Thiên tới cung Nghênh Tiên, điều động tâm phúc của mình tới, khống chế cả cung Nghênh Tiên. Các Tể tướng muốn gặp được Hoàng Thượng nhất định phải trải qua sự đồng ý của họ, ngay cả nội tướng Thượng Quan Uyển Nhi không được họ cho phép cũng không được gặp Võ Tắc Thiên.
Mấy ngày nay, Thái tử đều đóng giả là đứa con có hiếu, chạy đến bên ngoài cửa bắc, đợi mẫu thân đang mắc trọng bệnh triệu kiến vào cung phụng dưỡng. Đáng tiếc là y chỉ có thể ở ngoài cửa bắc, ngay cả mái điện tẩm cung của mẫu thân cũng không nhìn thấy được.
Nhị Trương làm như vậy chỉ là phản ứng bản năng trước tiền đồ và tương lai mịt mù trước mắt. Còn về sau đó họ sẽ làm gì, kỳ thật không hề có đầu mối. Mấy ngày qua, Nhị Trương tụ tập một nhóm người thân tín, cũng đang bàn bạc sau khi Võ Tắc Thiên băng hà sẽ làm gì.
Chỉ cách một bức màn che, sau bức màn che đó chính là Võ Tắc Thiên đang lâm trọng bệnh, hôn mê. Còn ở bên ngoài màn che chính là hai người tình mà bà ta dựa vào vì cảm tình lúc về già. Hai người tình này đang bàn bạc với nhau phải làm sao để sau khi bà ta chết vẫn bảo toàn được vinh hoa phú quý của mình.
Thuộc hạ của Nhị Trương một đám ăn chơi trác táng, không có cách gì với loại chuyện quốc gia đại sự này. Trương Dịch Chi cũng chỉ là trầm ổn ơn một chút so với Trương Xương Tông, đối với chuyện này y cũng cảm thấy không co cách nào giống như một con chó cắn một con nhím. Sau nhiều ngày bàn bạc họ đã đưa ra một chủ ý rất hão huyền.
Lúc này, tin tức Trương Giản Chi điều chỉnh cấp tướng lĩnh trong Võ Lâm Vệ đã truyền tới hai họ, mặc dù đối với biến hóa xảy ra ngay trước mắt, họ chưa có cảm giác được, nhưng hành động của Trương Giản Chi lại mang tới sự cảnh giác của họ, Nhị Trương lập tức bất an, triệu tập đám mỹ thiếu niên “người nhiều mưu trí” trong Phụng Thần giám thảo luận đối sách.
Phàn Nhạc Viễn làm mưu trí dưới tay Nhị Trương có dáng người cao to, dung nhan tuấn mỹ hùng hổ nói:
- Hành động này của Trương Giản Chi hẳn là nhằm vào chúng ta, Phụng thần lệnh, người ta đã giơ cao đồ đao lên rồi, chúng ta nhất định phải lập tức ứng biến.
Trương Xương Tông ngỡ ngàng nói:
- Mấy ngày nay, chúng ta vẫn đang bàn bạc phải ứng phó như thế nào, nhưng vẫn chưa quyết định rõ ràng. Ngươi nói xem, chúng ta nên làm như thế nào?
Phàn Nhạc Viễn nói:
- Phụng thần thừa, ngài là Vân Huy tướng quân, Trung lang tướng của Ngưu Thiên Vệ, thuộc hạ của ngài có hàng ngàn binh mã. Còn Phụng thần lệnh lại là Thiếu khanh ti vệ, thủ kho vũ khí. Thánh nhân giao chức vị này cho hai người không phải là vì đề phòng bất trắc sao?
Chúng ta thẳng thắn, hoặc là không làm, đã làm thì phải làm đến cùng, chính là do ngài hạ lệnh điều Thiên Ngưu Vệ vào cung, còn Phụng thần lệnh cho mở kho vũ khí, phát ra tất cả cung nỏ, áo giáp và các vũ khí sắc bén khác, khống chế hoàng cung chặt chẽ, ai cũng đừng hòng tiến vào được.
Trương Dịch Chi biếc sắc nói:
- Ngươi làm gì vậy, muốn mưu phản sao?