Con đường nhỏ quanh co dẫn lối đến chốn xa thẳm, xung quanh nhà chùa hoa cỏ mọc sum xuê rực rỡ.
Sự trang nghiêm và khoáng đạt của đại miếu Am Tịnh Tâm, chùa Bạch Mã, và chùa Thiên Cung đều không giống nhau, trong Am Tịnh Tâm đình đài lầu tích, cầu nhỏ nước chảy, mà ngay cả tòa bảo tháp bảy tầng không cao lắm, cũng đều hiện ra những đường nét đẹp dịu dàng, nhìn thấy kiến trúc đơn giản trong miếu, Dương Phàm liền biết, đây là một ngôi tư miếu, ít nhất thì ban đầu lập miếu là một ngôi tư miếu.
Ngôi miếu nhỏ như vậy, đa phần là do một số gia đình giàu có có con gái muốn nương nhờ cửa Phật, quyết chí xuất gia, nhưng họ không nỡ để con gái đi làm một ni cô nhỏ bé trong một ngôi miếu lớn, mới bỏ tiền ra xây cho con một ngôi miếu thờ.
Những cô gái được nuông chiều từ nhỏ này cho dù không màng danh lợi, cũng không ham muốn hưởng thụ vật chất, nhưng cũng không thể làm những việc nặng nhọc, bảo cô ta phải hàng ngày dầm mưa dãi nắng, để cô ta giặt quần áo nấu bữa ăn, sẽ làm thô ráp đi những ngón tay ngọc ngà thon thả, làm sao chịu nổi nỗi khổ cực như thế, nhà đó bèn tự bỏ tiền ra xây cho cô ta một miếu nhỏ, miếu xây xong cô ta sẽ thành am chủ.
Một số gia đình chú trọng một chút, sẽ mời một vị lão ni cô lưu lại chùa này, nhận con gái của gia đình làm đồ đệ. Nhưng đồ đệ này nhất định phải được tiếp nhận chức trụ trì của chùa, lại còn chỉ phải niệm kinh học Phật, không phải làm những việc nặng nhọc.
Tuy nhiên, sự suy đoán của Dương Phàm mặc dù rất đúng, nhưng ban đầu xây dựng Am Tịnh Tâm thì cô nương một lòng hướng Phật của gia đình giàu có kia có thể sớm đã hóa thành đất vàng rồi, từ những bậc thềm bằng đá phủ đầy rêu xanh, bảo tháp che kín một màu tang thương kia có thể thấy, ngôi tiểu am này ít nhất cũng đã tồn tại được hơn một trăm năm.
Sáng sớm vào chùa cổ, dưới ánh nắng của mặt trời buổi sớm đã lên cao, miếu thờ và rừng cây có được sự tươi mát và trong lành hiếm có, ánh mặt trời vàng ươm rải xuống những tán cây cao và trên những mái ngói bằng ngọc lưu ly, khiến cảnh vật tĩnh mịch và ấm áp đến kì lạ. Một buổi sáng như vậy vốn dĩ nên là một ngày có tâm trạng vui vẻ, nhưng tiểu sư thái Duyên Tịnh lại không mấy vui vẻ.
Tiểu sư thái Duyên Tịnh vốn là đi ra am đường đến gác chuông để gõ chuông, sau khi chuông kêu, các ni cô trong am phải bắt đầu bài khóa buổi sáng. Không nghĩ rằng từ am đường đi ra, lại nghe có tiếng gõ cửa, tiểu sư thái Duyên Tịnh rất không vui: - Vừa mới sáng sớm đã đến dâng hương, vị khách hành hương này thật là không biết điều.
Kết quả là, sau khi cô ta nhìn thấy vị khách, lại càng thêm mất hứng, vị khách này lại là một nam nhân, mặc dù người nam nhân này bề ngoài cũng nhìn được, nhưng một người nam nhân đến am ni cô dâng hương lễ Phật có hợp lí không? Người như vậy, hắn ta đến lễ Phật hay là có ý đồ gì khác?
Tiểu sư thái Duyên Tịnh nói thầm, muốn đuổi tên nam tử không quen biết này đi, ai mà biết được… Tên đáng ghét này đã lấy được một đạo pháp chỉ của chủ trì chùa Bạch Mã Hoài Nghĩa Đại Sư. Hoài Nghĩa đại sư là hộ quốc pháp sư, là tăng quan lớn nhất thiên hạ, có quyền quản lý đối với các tăng ni toàn thiên hạ.
Từ bộ của triều đình có nhiệm vụ quản lí tăng tịch các tăng lữ sư sãi, độ tăng (khuyên giải người ta đi tu) tạo chùa, các việc về kinh tế của chùa vv…, còn tăng quan có quyền giáo dục cảm hóa các tăng nhân, truyền dạy kinh Phật, tuyển chọn các tăng quan, duy trì kỉ cương của tăng đoàn, duy trì trật tự và trừng phạt các sai sót vv…. Những quyền lợi này cũng tương tự như Phương trượng, chỉ là quyền của Phương trượng bị giới hạn trong bản tự, còn tăng quan có thể can thiệp đến chùa chiền toàn thiên hạ.
Vị hòa thượng Tiết Hoài Nghĩa này đương nhiên trước nay chưa từng thực hiện các quyền hạn này, nhưng ông ta đúng là có những quyền hạn đó, vì vậy ông ta nếu như muốn phái người đến điều tra “Tịnh Tâm Am”, Tịnh Tâm Am cũng không thể cự tuyệt. Vấn đề là, Dương Phàm không phải là một người xuất gia, nhưng vấn đề này có thể nói với ai, Tiết đại sư có dựa theo lý thường mà ra lệnh bài không?
Cho nên, tiểu sư thái Duyên Tịnh mặc dù trong lòng vẫn cứ không vui, môi bĩu dài đến nỗi có thể treo được cả một cái bình dầu, nhưng vẫn cho hắn vào trong chùa. Sau đó tiểu sư thái Duyên Tịnh cảnh cáo hắn: - Đã đến giờ rồi, bần ni phải gõ chuông giữ trật tự, xin chờ một lát, tránh làm lỡ bài khóa buổi sớm của am.
Dương Phàm cười cười mà nói: - Được, tiểu sư thái cứ làm việc, tại hạ đi dạo trong am một chút.
- Này, không được! Một người nam nhân như ngươi sao có thể chỗ nào cũng đi được?
Duyên Tịnh không yên tâm nói: - Ngươi đi theo ta, đợi ta gõ chuông xong sẽ dẫn ngươi đi am đường.
Dương Phàm đã vào trong am, cũng không vội vàng gì, đành đi theo cô ta.
Chuông chùa không quá lớn, cũng không phải nhỏ, những chiếc chuông giống nhau được treo trong lầu nhỏ hai tầng. Dương Phàm vào trong đình, liền bước nhanh đến chỗ lan can, ngẩng đầu nhìn xa xa xung quanh. Đứng từ trên cao nhìn xuống, vừa hay có thể nhìn thấy am đường đang ngỏ cửa, bên trong có rất nhiều ni cô áo xanh, áo vàng.
Dương Phàm từ xa nhìn chăm chú vào trong am đường, trong lòng đầy kích động: - A Nô… đã xuất gia rồi sao? Hôm qua thấy nàng đội mũ ni cô, cũng chưa biết đã cạo tóc chưa, mái tóc dài đẹp như vậy…
Tiểu sư thái Tịnh Duyên thấy hắn lên gác chuông, liền nhoài người về phía lan can, ló ra hơn nửa người, nhìn chăm chăm về phía am đường, trong lòng càng tức giận, cô ta liền nhặt cây gậy hình cá treo dưới xà nhà, đập rất mạnh vào chuông đồng.
Tay cầm của chuông đồng có hình dáng của rồng dị thú, đây là thần thú “Bồ Lao”, rồng sinh được chín con, trong đó con thứ tư chính là Bồ Lao, có sở trường về gào thét, tiếng kêu làm long trời lở đất, Bồ Lao mặc dù là rồng, nhưng lại sợ nhất là cá voi, hễ gặp cá voi là sợ hãi kêu ầm lên, vì vậy khi đúc chuông mọi người liền đúc tay cầm thành hình Bồ Lao, khúc gỗ gõ chuông gọt thành hình cá voi.
Tiểu sư thái Duyên Tịnh nhặt cây gậy hình cá lên, đập mạnh một cái, chỉ nghe “tang” một tiếng, am này nhỏ, gác chuông cũng nhỏ, ngôi gác chuông treo cái chuông đồng này cũng chẳng to, không gian xung quanh cực kì nhỏ, Dương Phàm đứng ở đó, chỉ nghe thấy tiếng ầm vang, chấn động đến mức màng nhĩ chỉ toàn những tiếng ù ù, suýt chút nữa từ trên lầu té xuống.
- Tiểu ni cô ngươi, tại sao...
- Đang ....
Lại là một tiếng chuông, Dương Phàm bịt kín lỗ tai, trong màng nhĩ ầm ầm ùng ùng, trong khoảnh khắc như bị ai đó đánh trống trong tai, có cả người gõ chiêng, bắt đầu mở ra một hàng nhạc khí.
Tiểu sư thái Duyên Tịnh gõ xong chuông, Dương Phàm giận dữ nói: - Tiểu ni cô ngươi, tại sao không nói một tiếng, tiếng động to như vậy ai mà chịu nổi?
Tiểu ni cô Duyên Tịnh lườm hắn một cái, quay người bước đi, Dương Phàm không có cách nào với tiểu ni cô, đi theo cô ta một cách oán hận, lúc xuống bậc thang không cân bằng, suýt đứng không vững. Hắn thấy tiểu ni cô Duyên Tịnh đi lại uyển chuyển, không có chút gì bất thường, không khỏi ngạc nhiên: - Này? Sao ngươi có thể chịu được âm thanh to như thế? Chẳng lẽ ngươi bị điếc?
Dương Phàm cho rằng mình đang nói bình thường, thực ra tai hắn vẫn còn đang ù ù, âm thanh bình thường đều không nghe được, đương nhiên là cao giọng, giọng nói như đang hét, tiểu ni cô Duyên Tịnh lại quay lại lườm hắn một cái, giống như nhìn một người ngớ ngẩn, từ trong tai móc ra hai miếng vải bít lỗ tai.
Dương Phàm thấy vậy đầu tiên không nói gì, sau đó liền nói: - Tiểu ni cô ngươi không có chút ý tốt gì, ngươi nhét lỗ tai, lại bảo ta đứng ở bên cạnh nghe chuông kêu...
Tiểu ni cô Duyên Tịnh sốt ruột nghe hắn lớn giọng gào mình, tiện tay lại bít lỗ tai lại.
Trong am đường, Định Tính sư thái tay cầm tràng hạt đứng đầu tiên, sau đó là ba lão ni, đều choàng áo cà sa màu vàng, trong tay mỗi người đều cầm pháp khí giống nhau, phía sau là những đệ tử xếp theo cấp bậc cao thấp, hai tay hợp thành hình chữ thập kẹp tràng hạt, đứng chỉnh tề thành mấy hàng, tiếng tụng kinh Phật trầm thấp mà có nhịp điệu hiện lên trang nghiêm lạ thường.
Vẻ mặt mỗi ni cô đều tràn đầy vẻ thành kính và thiêng liêng, am đường này dường như đã trở thành một thế giới khác, có một loại sức mạnh thiêng liêng mà mình những người thế tục không thể lý giải được, làm cho người ta nhìn thấy liền có cảm giác kính nể. Tuy nhiên... Dương Phàm tai vẫn còn ù ù thì khác, tiếng tụng kinh vào tai của hắn, không khác gì tiếng muỗi vo ve.
- Tiểu sư thái, người trong am đều ở đây đúng không?
Dương Phàm hỏi “rất nhỏ” Duyên Tịnh, các ni cô đang tụng kinh gõ mõ ở trong am nghe thấy có đàn ông lớn tiếng ở ngoài cửa, không khỏi giật mình, nghiêng đầu nhìn hắn.
- A Nô
Các nữ ni cô vừa quay đầu lại, Dương Phàm liền nhìn thấy Thiên Ái Nô, bởi vì nàng đứng cuối cùng, khi quay đầu lại lại chính là đầu tiên.
Tịnh Tâm Am này giới luật vô cùng nghiêm khắc. Xuất gia ở nơi này, cần phải chịu tam ban ngũ giới, xuất gia trong am ít nhất hai năm, đây là đề phòng trong lúc xuất gia mang bầu, bại hoại danh dự Phật môn, cùng lúc còn phải học luật nghi trì cận sự, và luật nghi cần sách nữ phân, ít nhất sau ba năm mới có thể được thu nạp vào ni giới, chính thức trở thành tăng ni.
Tiểu ni cô Duyên Tịnh kia mặc dù tuổi tác nhỏ hơn Thiên Ái Nô một chút, nhưng cô ta 6 tuổi đã nhập Phật môn rồi. Vì vậy cấp bậc Thiên Ái Nô ở trong am này là nhỏ nhất, ở đây lại không phải chùa Bạch Mã, không có người thu nhận đệ tử không tuân theo quy củ như Tiết Hoài Nghĩa vậy.
Thiên Ái Nô vừa nhìn thấy Dương Phàm, lập tức trợn tròn mắt, nàng tuyệt đối không hề nghĩ đến, Dương Phàm xuất hiện ở nơi này, nhất thời ngây người ra.
Dương Phàm nhảy một bước dài, nắm lấy cánh tay nàng, “nhẹ nhàng” nói: - A Nô, nàng làm ta tìm vất vả quá!
- Buông tay ta ra!
Thiên Ái Nô cuối cùng cũng phản ứng lại, đôi mắt nhanh chóng ướt đẫm những giọt lệ, vùng tay thoát ra khỏi Dương Phàm, quay người chạy đi.
- Không được đi!
Dương Phàm hét to một tiếng, một lần nữa nắm được cánh tay nàng: - Nàng không thể nghe ta nói mấy câu được sao?
Thiên Ái Nô giận dữ nói: - Nghe ngươi nói gì? Ngươi còn dám hét lên với ta.
Dương Phàm nói: - Ta nào có hét lên với nàng.
Chủ trì Tịnh Tâm Am Định Tính sư thái bước nhanh tới, không vui: - Thí chủ, xin hãy buông tay đệ tử của bổn chùa. Thí chủ là một nam nhi, hà cớ tự ý vào bản am, quấy rầy đệ tử của chùa, mời nhanh chóng rời đi, nếu không bần ni sẽ báo quan!
Dương Phàm nói: - Ta chính là quan, sư thái có thể đi đâu kiện cáo ta?
Thiên Ái Nô nói: - Ngươi bỏ ta ra! Bần ni là người xuất gia, lại không phạm quốc pháp, ngươi là quan, cũng không thể làm khó dễ ta.
Định Tính sư thái cũng thật sự nổi giận, chau mày nói: - Cho dù ngươi là quan, cũng chịu sự trói buộc của quốc pháp! Thí chủ thân là quan, càng nên tự trọng, còn không mau buông tay đệ tử bổn chùa?
Dương Phàm thuận tay lấy ra pháp chỉ quốc sư có chữ kí cho phép của Tiết Hoài Nghĩa, đưa cho Định Tính sư thái, nói: - Sư thái cầm lấy, vả lại xem cho rõ ràng.
Bản quan và vị tiểu sư thái này có chút vướng mắc thế tục, không dám làm phiền các vị sư thái tu hành, chúng ta ra ngoài nói. Nói xong liền kéo Thiên Ái Nô đi.
Thiên Ái Nô ra sức giãy giụa, lớn tiếng nói: - Ta không đi!
Dương Phàm hạ thấp người xuống, bế xốc nàng lên, thoáng cái đã ôm nàng trong lòng, bước nhanh ra bên ngoài.
Thiên Ái Nô vừa tức vừa thẹn, ra sức đánh vào ngực hắn, nói: - Ngươi làm gì, thả ta xuống!
Dương Phàm không quan tâm, dưới cái nhìn chăm chú của những nữ ni làm khóa buổi sớm đang ngẩn người, hắn ôm Thiên Ái Nô đang giãy dụa không ngừng đi ra ngoài.
Một bên thư lệnh múa bút thành văn, thoăn thoắt ghi chép lại tất cả những gì các vị quan viên đã nói.
Trình Linh phản bác:
- Thường Lâm thiếu nợ, Phan Quân Nghệ đến đòi nợ, Thường Lâm lại phản kháng, phát sinh ẩu đả, đây chỉ là một vụ ẩu đả bình thường. Còn con trai Thường Lâm giúp cha hành hung, nếu lấy đạo hiếu che lấp tội ác để giảm án cho hắn, như vậy, những kẻ làm xằng làm bậy trong thiên hạ chẳng phải cũng có thể vin vào cái cớ giúp cha mà hành hung rồi hay sao?
Triệu Cửu Long khẽ cau mày, nói:
- Trình tự trực luôn miệng nói Thường Lâm thiếu nợ là bất nghĩa. Phải chăng túc hạ đã quên, đêm thất tịch hôm đó, Phan Quân Nghệ ham sắc mà đã sinh lòng ác, dụ dỗ Thường Lâm đánh cược rồi hay sao? Nếu nói bất nghĩa, chẳng phải Phan Quân Nghệ mới là kẻ bất nghĩa trước sao, cớ sao lại chỉ nhăm nhăm vào chỉ trích Thường Lâm?
Khóe miệng Dương Phàm thoáng nhanh một nụ cười. Hắn biết hai kẻ đang tranh đấu kia nhất định sẽ nhắc tới vấn đề ai sai trước. Ngự sử đài coi như đã chụp vào hắn một cái lưới, chỉ cần hắn thông cảm đứng về phía Thường gia, muốn giúp cha con họ Thường giảm tội thì chỉ có thể theo phe của Ngự sử đài.
Mà nay, so với Ngự sử đài hắn lại nhanh chân hơn một bước. Cái lưới này của Ngự sử đài coi như đã trở thành tự giăng ra cho chính mình rồi. Một khi họ kiên định với ý kiến của mình, thì không còn cách nào khác là phải đứng về phía Dương Phàm.
Bên ngoài sảnh mưa vẫn tiếp tục rơi, càng lúc càng lớn. Trong sảnh, cuộc đấu khẩu giữa Trình Linh đại diện cho Đại Lý Tự và Triệu Cửu Long đại diện cho Ngự sử đài cũng càng lúc càng gay cấn và kịch liệt hơn. Hai người đem tất cả những gì có thể ra để nói lý, về sau đã không thể có thêm ý nào mới nữa nên cứ phải lặp đi lặp lại những điều đã nói ở trên.
Dương Phàm nãy giờ ngồi yên không nói lúc bấy giờ mới bất ngờ lên tiếng:
- Bản quan cho rằng, lời của Ngự sử đài có lý hơn! Pháp do tình đoạn, Phan Quân Nghệ ham sắc sinh lòng ác, mưu đồ gây rối, bức nương tử Trình thị đến chết, Phan Quân Nghệ khó chối được tội này! Sau đó y lại lừa bạc của người khác, trước linh vị của người đã khuất cũng không chút e dè, tội ác tày đình, trời đất khó dung, đều là tội đáng chết!
Triệu Cửu Long nói:
- Nói như vậy, Dương lang trung là đồng tình với ý kiến của ta hay là ý kiến của Đại Lý tự?
Dương Phàm lập tức lắc đầu nói:
- Dương mỗ đồng ý với Đại Lý Tự về việc Phan Quân Nghệ bất nghĩa trước, nhưng về việc cân nhắc mức hình phạt thì ta không đồng quan điểm với Đại Lý Tự.
Hắn nhìn nhìn Trình Linh và Triệu Cửu Long, cất cao giọng nói:
- Pháp lý cũng như tình lý. Tình và Pháp, bên nào nặng bên nào nhẹ? Lúc nào nặng hơn khi nào nhẹ hơn? Lúc nào sẽ không vì chấp pháp một cách cứng nhắc mà hổ thẹn với đạo nghĩa luân lý, khi nào vì xem trọng luân lý mà cọi nhẹ đi hình pháp quốc gia?
Hắn lại nhìn sang hai bên, nói:
- Đây chính là trách nhiệm của chúng ta. Trong những tình huống khác nhau, hoặc pháp thắng tình hoặc pháp phải chịu nhượng bộ cho tình, hoặc cả tình cả pháp đều phải nhượng bộ, dĩ hòa vi quý.
Triệu Cửu Long lập tức chêm lời:
- Ngự sử đài ta đề nghị giảm hình phạt, chính là có ý như vậy!
Dương Phàm lập tức hưởng ứng:
- Ngự sử đài có thể căn cứ vào điểm này suy xét giảm hình phạt, Dương Phàm rất tán đồng! Tuy nhiên sở dĩ Dương mỗ kiên quyết cho rằng Thường Chi Viễn vô tội phóng thích âu cũng có cái lý của Dương mỗ.
Hắn chậm rãi đứng lên, nói:
- Pháp luật của Triều đình xưa nay xem trọng danh giáo. Cho nên, những việc tôn trưởng và ti ấu phát sinh cãi vã, ẩu đả, gây thương tích, giết người vân vân thì ti ấu luôn bị gánh trách nhiệm nặng nề hơn! Nếu cha mẹ giết con cái thì kẻ làm con kia lại không được tố cáo cha mẹ, cha mẹ giết người con cái cũng không được tố cáo.
Nhưng nếu mẫu thân giết chết phụ thân, theo luật pháp triều đình ta phải làm như thế nào? Hai vị am hiểu luật pháp, chắc hẳn đều biết khi đó bất luận là mẹ cả, mẹ kế hay mẹ nuôi, kẻ làm con không bị trói buộc vào lệnh con cái không được tố cáo cha mẹ nữa, phải lập tức tố giác với quan phủ.
Phụ thân cũng là tôn trưởng, mẫu thân cũng là tôn trưởng, vậy phải làm sao đây? Đều là tình thân, cha cao hơn mẹ, bởi vậy, trong hiếu hành, lại xét thêm về cả tôn ti thì tình thân với cha nặng hơn với mẹ, mẹ giết cha thì phải lập tức tố giác. Trình tự trực, Triệu ngự sử, bản quan nói có đúng hay không?
Trình Linh và Triệu Cửu Long thoáng chút do dự, bất đắc dĩ gật đầu. Luật pháp triều đình là vậy, muốn cãi cũng không được.
Dương Phàm tiếp:
- Luật pháp Đại Chu quy định, ông bà, cha mẹ bị người khác đánh, con cháu bấy giờ đánh trả lại đối phương, nếu đả thương đối phương thì chiếu theo tội ẩu đả gây thương tích thông thường để xử phạt. Dương mỗ muốn thỉnh giáo hai vị, người khác đánh tổ phụ mình, đúng là có quan phủ nha môn trừng trị, nhưng cáo với quan phủ thì không ổn rồi, vì sao luật pháp lại quy định con cháu được phép đánh trả để giải cứu tôn trưởng?
Triệu Cửu Long nói:
- Là bởi vì phận làm con cháu, có trách nhiệm tận hiếu đạo nghĩa với tôn trưởng. Mắt thấy tôn trưởng bị người ta đánh mà không cứu, cứ chờ báo với quan phủ thì chữ hiếu của kẻ làm con làm cháu kia ở đâu? Nếu cứ ỷ vào có quan phủ mà bỏ qua luân lý thì lẽ nào lập ra luật pháp là để làm bại hoại đạo đức con người hay sao? Tuy nhiên...
Triệu Cửu Long cau mày, nói:
- Tuy nhiên điều này có gì liên quan tới những gì chúng ta đang bàn bạc ở đây? Thường Chi Viễn cứu cha, vốn dĩ ngay từ đầu Ngự sử đài ta đã cho là việc nên làm. Chỉ có điều cứu cha cố nhiên là hành động xuất phát từ đạo hiếu, nhưng lúc đó không nhất thiết phải giết người mới cứu được cha. Giết người là phạm pháp, cứu cha là đạo hiếu, bởi thế nên ngự sử đài đề nghị giảm hình phạt, có gì không đúng?
Nói tới đây, hai người vô tình đã đem Đại Lý Tự đẩy qua một bên. Vốn là tử tội, xuống giảm án, rồi vô tội, ba việc này dưới sự dẫn dắt khéo léo và tinh tế của Dương Phàm tử tội đã bị gạt sang một bên, bây giờ biến thành là đang tranh cãi nên giảm án hay xử vô tội rồi.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Con đường nhỏ quanh co dẫn lối đến chốn xa thẳm, xung quanh nhà chùa hoa cỏ mọc sum xuê rực rỡ.
Sự trang nghiêm và khoáng đạt của đại miếu Am Tịnh Tâm, chùa Bạch Mã, và chùa Thiên Cung đều không giống nhau, trong Am Tịnh Tâm đình đài lầu tích, cầu nhỏ nước chảy, mà ngay cả tòa bảo tháp bảy tầng không cao lắm, cũng đều hiện ra những đường nét đẹp dịu dàng, nhìn thấy kiến trúc đơn giản trong miếu, Dương Phàm liền biết, đây là một ngôi tư miếu, ít nhất thì ban đầu lập miếu là một ngôi tư miếu.
Ngôi miếu nhỏ như vậy, đa phần là do một số gia đình giàu có có con gái muốn nương nhờ cửa Phật, quyết chí xuất gia, nhưng họ không nỡ để con gái đi làm một ni cô nhỏ bé trong một ngôi miếu lớn, mới bỏ tiền ra xây cho con một ngôi miếu thờ.
Những cô gái được nuông chiều từ nhỏ này cho dù không màng danh lợi, cũng không ham muốn hưởng thụ vật chất, nhưng cũng không thể làm những việc nặng nhọc, bảo cô ta phải hàng ngày dầm mưa dãi nắng, để cô ta giặt quần áo nấu bữa ăn, sẽ làm thô ráp đi những ngón tay ngọc ngà thon thả, làm sao chịu nổi nỗi khổ cực như thế, nhà đó bèn tự bỏ tiền ra xây cho cô ta một miếu nhỏ, miếu xây xong cô ta sẽ thành am chủ.
Một số gia đình chú trọng một chút, sẽ mời một vị lão ni cô lưu lại chùa này, nhận con gái của gia đình làm đồ đệ. Nhưng đồ đệ này nhất định phải được tiếp nhận chức trụ trì của chùa, lại còn chỉ phải niệm kinh học Phật, không phải làm những việc nặng nhọc.
Tuy nhiên, sự suy đoán của Dương Phàm mặc dù rất đúng, nhưng ban đầu xây dựng Am Tịnh Tâm thì cô nương một lòng hướng Phật của gia đình giàu có kia có thể sớm đã hóa thành đất vàng rồi, từ những bậc thềm bằng đá phủ đầy rêu xanh, bảo tháp che kín một màu tang thương kia có thể thấy, ngôi tiểu am này ít nhất cũng đã tồn tại được hơn một trăm năm.
Sáng sớm vào chùa cổ, dưới ánh nắng của mặt trời buổi sớm đã lên cao, miếu thờ và rừng cây có được sự tươi mát và trong lành hiếm có, ánh mặt trời vàng ươm rải xuống những tán cây cao và trên những mái ngói bằng ngọc lưu ly, khiến cảnh vật tĩnh mịch và ấm áp đến kì lạ. Một buổi sáng như vậy vốn dĩ nên là một ngày có tâm trạng vui vẻ, nhưng tiểu sư thái Duyên Tịnh lại không mấy vui vẻ.
Tiểu sư thái Duyên Tịnh vốn là đi ra am đường đến gác chuông để gõ chuông, sau khi chuông kêu, các ni cô trong am phải bắt đầu bài khóa buổi sáng. Không nghĩ rằng từ am đường đi ra, lại nghe có tiếng gõ cửa, tiểu sư thái Duyên Tịnh rất không vui: - Vừa mới sáng sớm đã đến dâng hương, vị khách hành hương này thật là không biết điều.
Kết quả là, sau khi cô ta nhìn thấy vị khách, lại càng thêm mất hứng, vị khách này lại là một nam nhân, mặc dù người nam nhân này bề ngoài cũng nhìn được, nhưng một người nam nhân đến am ni cô dâng hương lễ Phật có hợp lí không? Người như vậy, hắn ta đến lễ Phật hay là có ý đồ gì khác?
Tiểu sư thái Duyên Tịnh nói thầm, muốn đuổi tên nam tử không quen biết này đi, ai mà biết được… Tên đáng ghét này đã lấy được một đạo pháp chỉ của chủ trì chùa Bạch Mã Hoài Nghĩa Đại Sư. Hoài Nghĩa đại sư là hộ quốc pháp sư, là tăng quan lớn nhất thiên hạ, có quyền quản lý đối với các tăng ni toàn thiên hạ.
Từ bộ của triều đình có nhiệm vụ quản lí tăng tịch các tăng lữ sư sãi, độ tăng (khuyên giải người ta đi tu) tạo chùa, các việc về kinh tế của chùa vv…, còn tăng quan có quyền giáo dục cảm hóa các tăng nhân, truyền dạy kinh Phật, tuyển chọn các tăng quan, duy trì kỉ cương của tăng đoàn, duy trì trật tự và trừng phạt các sai sót vv…. Những quyền lợi này cũng tương tự như Phương trượng, chỉ là quyền của Phương trượng bị giới hạn trong bản tự, còn tăng quan có thể can thiệp đến chùa chiền toàn thiên hạ.
Vị hòa thượng Tiết Hoài Nghĩa này đương nhiên trước nay chưa từng thực hiện các quyền hạn này, nhưng ông ta đúng là có những quyền hạn đó, vì vậy ông ta nếu như muốn phái người đến điều tra “Tịnh Tâm Am”, Tịnh Tâm Am cũng không thể cự tuyệt. Vấn đề là, Dương Phàm không phải là một người xuất gia, nhưng vấn đề này có thể nói với ai, Tiết đại sư có dựa theo lý thường mà ra lệnh bài không?
Cho nên, tiểu sư thái Duyên Tịnh mặc dù trong lòng vẫn cứ không vui, môi bĩu dài đến nỗi có thể treo được cả một cái bình dầu, nhưng vẫn cho hắn vào trong chùa. Sau đó tiểu sư thái Duyên Tịnh cảnh cáo hắn: - Đã đến giờ rồi, bần ni phải gõ chuông giữ trật tự, xin chờ một lát, tránh làm lỡ bài khóa buổi sớm của am.
Dương Phàm cười cười mà nói: - Được, tiểu sư thái cứ làm việc, tại hạ đi dạo trong am một chút.
- Này, không được! Một người nam nhân như ngươi sao có thể chỗ nào cũng đi được?
Duyên Tịnh không yên tâm nói: - Ngươi đi theo ta, đợi ta gõ chuông xong sẽ dẫn ngươi đi am đường.
Dương Phàm đã vào trong am, cũng không vội vàng gì, đành đi theo cô ta.
Chuông chùa không quá lớn, cũng không phải nhỏ, những chiếc chuông giống nhau được treo trong lầu nhỏ hai tầng. Dương Phàm vào trong đình, liền bước nhanh đến chỗ lan can, ngẩng đầu nhìn xa xa xung quanh. Đứng từ trên cao nhìn xuống, vừa hay có thể nhìn thấy am đường đang ngỏ cửa, bên trong có rất nhiều ni cô áo xanh, áo vàng.
Dương Phàm từ xa nhìn chăm chú vào trong am đường, trong lòng đầy kích động: - A Nô… đã xuất gia rồi sao? Hôm qua thấy nàng đội mũ ni cô, cũng chưa biết đã cạo tóc chưa, mái tóc dài đẹp như vậy…
Tiểu sư thái Tịnh Duyên thấy hắn lên gác chuông, liền nhoài người về phía lan can, ló ra hơn nửa người, nhìn chăm chăm về phía am đường, trong lòng càng tức giận, cô ta liền nhặt cây gậy hình cá treo dưới xà nhà, đập rất mạnh vào chuông đồng.
Tay cầm của chuông đồng có hình dáng của rồng dị thú, đây là thần thú “Bồ Lao”, rồng sinh được chín con, trong đó con thứ tư chính là Bồ Lao, có sở trường về gào thét, tiếng kêu làm long trời lở đất, Bồ Lao mặc dù là rồng, nhưng lại sợ nhất là cá voi, hễ gặp cá voi là sợ hãi kêu ầm lên, vì vậy khi đúc chuông mọi người liền đúc tay cầm thành hình Bồ Lao, khúc gỗ gõ chuông gọt thành hình cá voi.
Tiểu sư thái Duyên Tịnh nhặt cây gậy hình cá lên, đập mạnh một cái, chỉ nghe “tang” một tiếng, am này nhỏ, gác chuông cũng nhỏ, ngôi gác chuông treo cái chuông đồng này cũng chẳng to, không gian xung quanh cực kì nhỏ, Dương Phàm đứng ở đó, chỉ nghe thấy tiếng ầm vang, chấn động đến mức màng nhĩ chỉ toàn những tiếng ù ù, suýt chút nữa từ trên lầu té xuống.
- Tiểu ni cô ngươi, tại sao...
- Đang ....
Lại là một tiếng chuông, Dương Phàm bịt kín lỗ tai, trong màng nhĩ ầm ầm ùng ùng, trong khoảnh khắc như bị ai đó đánh trống trong tai, có cả người gõ chiêng, bắt đầu mở ra một hàng nhạc khí.
Tiểu sư thái Duyên Tịnh gõ xong chuông, Dương Phàm giận dữ nói: - Tiểu ni cô ngươi, tại sao không nói một tiếng, tiếng động to như vậy ai mà chịu nổi?
Tiểu ni cô Duyên Tịnh lườm hắn một cái, quay người bước đi, Dương Phàm không có cách nào với tiểu ni cô, đi theo cô ta một cách oán hận, lúc xuống bậc thang không cân bằng, suýt đứng không vững. Hắn thấy tiểu ni cô Duyên Tịnh đi lại uyển chuyển, không có chút gì bất thường, không khỏi ngạc nhiên: - Này? Sao ngươi có thể chịu được âm thanh to như thế? Chẳng lẽ ngươi bị điếc?
Dương Phàm cho rằng mình đang nói bình thường, thực ra tai hắn vẫn còn đang ù ù, âm thanh bình thường đều không nghe được, đương nhiên là cao giọng, giọng nói như đang hét, tiểu ni cô Duyên Tịnh lại quay lại lườm hắn một cái, giống như nhìn một người ngớ ngẩn, từ trong tai móc ra hai miếng vải bít lỗ tai.
Dương Phàm thấy vậy đầu tiên không nói gì, sau đó liền nói: - Tiểu ni cô ngươi không có chút ý tốt gì, ngươi nhét lỗ tai, lại bảo ta đứng ở bên cạnh nghe chuông kêu...
Tiểu ni cô Duyên Tịnh sốt ruột nghe hắn lớn giọng gào mình, tiện tay lại bít lỗ tai lại.
Trong am đường, Định Tính sư thái tay cầm tràng hạt đứng đầu tiên, sau đó là ba lão ni, đều choàng áo cà sa màu vàng, trong tay mỗi người đều cầm pháp khí giống nhau, phía sau là những đệ tử xếp theo cấp bậc cao thấp, hai tay hợp thành hình chữ thập kẹp tràng hạt, đứng chỉnh tề thành mấy hàng, tiếng tụng kinh Phật trầm thấp mà có nhịp điệu hiện lên trang nghiêm lạ thường.
Vẻ mặt mỗi ni cô đều tràn đầy vẻ thành kính và thiêng liêng, am đường này dường như đã trở thành một thế giới khác, có một loại sức mạnh thiêng liêng mà mình những người thế tục không thể lý giải được, làm cho người ta nhìn thấy liền có cảm giác kính nể. Tuy nhiên... Dương Phàm tai vẫn còn ù ù thì khác, tiếng tụng kinh vào tai của hắn, không khác gì tiếng muỗi vo ve.
- Tiểu sư thái, người trong am đều ở đây đúng không?
Dương Phàm hỏi “rất nhỏ” Duyên Tịnh, các ni cô đang tụng kinh gõ mõ ở trong am nghe thấy có đàn ông lớn tiếng ở ngoài cửa, không khỏi giật mình, nghiêng đầu nhìn hắn.
- A Nô
Các nữ ni cô vừa quay đầu lại, Dương Phàm liền nhìn thấy Thiên Ái Nô, bởi vì nàng đứng cuối cùng, khi quay đầu lại lại chính là đầu tiên.
Tịnh Tâm Am này giới luật vô cùng nghiêm khắc. Xuất gia ở nơi này, cần phải chịu tam ban ngũ giới, xuất gia trong am ít nhất hai năm, đây là đề phòng trong lúc xuất gia mang bầu, bại hoại danh dự Phật môn, cùng lúc còn phải học luật nghi trì cận sự, và luật nghi cần sách nữ phân, ít nhất sau ba năm mới có thể được thu nạp vào ni giới, chính thức trở thành tăng ni.
Tiểu ni cô Duyên Tịnh kia mặc dù tuổi tác nhỏ hơn Thiên Ái Nô một chút, nhưng cô ta 6 tuổi đã nhập Phật môn rồi. Vì vậy cấp bậc Thiên Ái Nô ở trong am này là nhỏ nhất, ở đây lại không phải chùa Bạch Mã, không có người thu nhận đệ tử không tuân theo quy củ như Tiết Hoài Nghĩa vậy.
Thiên Ái Nô vừa nhìn thấy Dương Phàm, lập tức trợn tròn mắt, nàng tuyệt đối không hề nghĩ đến, Dương Phàm xuất hiện ở nơi này, nhất thời ngây người ra.
Dương Phàm nhảy một bước dài, nắm lấy cánh tay nàng, “nhẹ nhàng” nói: - A Nô, nàng làm ta tìm vất vả quá!
- Buông tay ta ra!
Thiên Ái Nô cuối cùng cũng phản ứng lại, đôi mắt nhanh chóng ướt đẫm những giọt lệ, vùng tay thoát ra khỏi Dương Phàm, quay người chạy đi.
- Không được đi!
Dương Phàm hét to một tiếng, một lần nữa nắm được cánh tay nàng: - Nàng không thể nghe ta nói mấy câu được sao?
Thiên Ái Nô giận dữ nói: - Nghe ngươi nói gì? Ngươi còn dám hét lên với ta.
Dương Phàm nói: - Ta nào có hét lên với nàng.
Chủ trì Tịnh Tâm Am Định Tính sư thái bước nhanh tới, không vui: - Thí chủ, xin hãy buông tay đệ tử của bổn chùa. Thí chủ là một nam nhi, hà cớ tự ý vào bản am, quấy rầy đệ tử của chùa, mời nhanh chóng rời đi, nếu không bần ni sẽ báo quan!
Dương Phàm nói: - Ta chính là quan, sư thái có thể đi đâu kiện cáo ta?
Thiên Ái Nô nói: - Ngươi bỏ ta ra! Bần ni là người xuất gia, lại không phạm quốc pháp, ngươi là quan, cũng không thể làm khó dễ ta.
Định Tính sư thái cũng thật sự nổi giận, chau mày nói: - Cho dù ngươi là quan, cũng chịu sự trói buộc của quốc pháp! Thí chủ thân là quan, càng nên tự trọng, còn không mau buông tay đệ tử bổn chùa?
Dương Phàm thuận tay lấy ra pháp chỉ quốc sư có chữ kí cho phép của Tiết Hoài Nghĩa, đưa cho Định Tính sư thái, nói: - Sư thái cầm lấy, vả lại xem cho rõ ràng.
Bản quan và vị tiểu sư thái này có chút vướng mắc thế tục, không dám làm phiền các vị sư thái tu hành, chúng ta ra ngoài nói. Nói xong liền kéo Thiên Ái Nô đi.
Thiên Ái Nô ra sức giãy giụa, lớn tiếng nói: - Ta không đi!
Dương Phàm hạ thấp người xuống, bế xốc nàng lên, thoáng cái đã ôm nàng trong lòng, bước nhanh ra bên ngoài.
Thiên Ái Nô vừa tức vừa thẹn, ra sức đánh vào ngực hắn, nói: - Ngươi làm gì, thả ta xuống!
Dương Phàm không quan tâm, dưới cái nhìn chăm chú của những nữ ni làm khóa buổi sớm đang ngẩn người, hắn ôm Thiên Ái Nô đang giãy dụa không ngừng đi ra ngoài.