Đại lao Thẩm Phán viện trống rộng, không còn thấy cảnh người kín hết các phòng giam, trong lao chỉ còn ba người, nhưng ba người này là những nhân vật có thân phận không tầm thường, Ngự Sử đài chỉ bắt con cọp lớn, tiểu dân không xứng bị giam ở nơi này.
Ba người giam trong ba gian, bọn họ theo thứ tự là Tể tướng Tô Vị Đạo, Tể tướng Trương Tích, Tể tướng Thôi Nguyên Tống.
Thôi Nguyên Tống ngồi ở đó ngây ra như phỗng.
Phong chức tể tướng còn chưa tới nửa năm thì đã bị bỏ tù, rốt cục cũng không thể thoát khỏi lời nguyền không được chết một cách yên ổn của tể tướng đại Chu. Nghĩ đến lúc phong chức ước nguyện thỏa mãn, nghĩ đến y còn vọng tưởng có thể leo đến vị trí “ Chủ tọa chấp bút”, Thôi Nguyên Tống liền muốn khóc.
Trương Tích ngồi trên chiếc giường cỏ, quay mặt vào đường, có cảm giác như Đạt Ma ngồi đối diện tường, chỉ có điều không biết y ngồi nhiều năm, có thể lưu lại bóng dáng trên tường nhà lao, ngộ ra bản chất Phật gia.
Trương Tích như vậy hoàn toàn là bởi vì hổ thẹn gặp bằng hữu.
Tô Vị Đạo và Thôi Nguyên Tống là y khai nhận tội, hai người lúc trước cũng là y dụ dỗ, chính xác mà nói, hai người này không có ý định nhận hối lộ, vì nhận đồ của y nên phải giúp y tạo thuận lợi cho bọn quan viên, thực tế là cùng làm tể tướng, không muốn đắc tội y. Kết quả là y vừa vào đại lao liền khai luôn hai người ra, thực sự làm việc không khéo, sao còn mặt mũi gặp lại cố nhân.
Tô Vị Đạo lúc ngồi lúc đứng, khi thì đi đi lại lại, khi thì ngẩng đầu ngẩn người nhìn ánh sáng từ cửa thông gió. Lão hận Trương Tích không biết nghĩa khí, hận chính mình không đủ kiên quyết, lão hối hận lúc đầu tại sao lại cứ nể nang như vậy, lo sợ tiền đồ cả đời vì vậy mà hủy trong giây lát.
Suy nghĩ nhiều khiến mái tóc hoa râm của lão trong vài ngày đã bạc trắng.
Lúc này, lão đang nhìn góc nhà giam tối đen, âm thầm nghĩ đến chuyện hậu sự của bản thân.
Lão có bốn con trai, lão đại, lão tam, lão tứ đều làm quan huyện ở nơi khác, cũng không biết có vì chuyện của lão mà bị liên lụy, bản thân chỉ là phạm tội tham ô mà thôi, nhưng hi vọng Thánh thượng anh minh, không trừng phạt bọn chúng.
Con trai thứ hai của lão cũng là một thân tài học, là người nổi trội nhất trong bốn người, nhưng Tô Vị Đạo biết rõ chốn quan trường con đường làm quan hấp dẫn vô cùng nhưng cũng hiểm ác vô cùng, nhất là sau khi Võ hậu chuyên quyền, lại giết chóc không ngừng, nhằm phòng vạn nhất, lão không cho người con thứ hai ra làm quan.
Hiện giờ người con thứ hai Tô Phân đã lấy vợ sinh con ở huyện Mĩ Sơn đất Thục, là con trai tể tướng lại một thân học vấn, y hiện tại cũng là một thân sĩ nổi danh ở đó, trận phong ba này có lẽ không ảnh hưởng đến y. Như vậy, cho dù có biến lớn hơn, Tô gia ít nhất cũng có thể bảo toàn một huyết mạch rồi.
Nghĩ đến đây, Tô Vị Đạo trong lòng có chút an ủi, nhưng vừa cảm thấy có chút vui mừng, chợt nghĩ đến đệ đệ của Tô Vị Huyền, không khỏi lại có chút cảm giác đau khổ.
Tô Vị Huyền là đệ đệ của lão, tuổi hai huynh đệ cách nhau rất lớn, phụ thân chết sớm, lão vừa là huynh vừa là cha nuôi lớn đệ đệ lại dạy học vấn, hiện giờ làm quan tắm cho ngựa Thái Tử , cũng coi như không làm ...phụ lòng vong linh cha mẹ rồi. Lão đối với người đệ đệ này vô cùng che chở, nhưng từ khi làm Tể tướng, hai huynh đệ ngược lại ngày càng xa cách.
Bởi vì Tô Vị Huyền thấy huynh trưởng làm Tể tướng, thường thường nhờ giúp y xử lý chút chuyện không hợp đạo lí, Tô Vị Đạo mỗi khi cự tuyệt, Tô Vị Huyền sẽ thẹn quá thành giận, đối với huynh trưởng không chỉ quẳng đập đánh thậm chí nói những lời không hay, Tô Vị Đạo vẫn không giận, đối với đệ đệ vẫn yêu quý vạn phần, có thể nói tận đủ bổn phận huynh trưởng.
Hiện giờ lão vào ngục, Vị Huyền trước sau vẫn không tới đến thăm, có lẽ bởi vì Thẩm Phán viện canh gác nghiêm ngặt, không cho phép gia đình phạm nhân vào thăm, nhưng một ngày ba bữa đều do người hầu trong nhà đưa tới, cũng chưa thấy Vị Huyền hạ chút tâm ý, Tô Vị Đạo lại còn không biết đây là đệ đệ giận mình đến nỗi không còn nhớ đến tình huynh đệ, nghĩ tới liền cảm thấy tinh thần chán nản.
Làm quan, làm mà hốt hoảng lo sợ, huynh đệ bất hòa, thật không có ý nghĩa.
Tô Vị Đạo ở kia, thở ngắn thở dài, đi đi ngừng ngừng, bộ dạng hoang mang lo sợ, tất cả đều lọt vào mắt tuần tra trong lao Vương Đức Thọ.
Vương Đức Thọ này vốn là phán quan Ngự Sử đài, lần trước Địch Nhân Kiệt và bảy đại quan viên bị tống giam, mắt thấy người khác nương nhờ việc tra án mà liên tiếp thăng chức, Vương Đức Thọ cũng đỏ mắt cũng muốn nhờ việc này mà thăng quan. Ai ngờ Địch Nhân Kiệt tính tình tiết liệt, đâm đầu vào cột tỏ rõ ý chí, làm cho y sợ tới mức tè cả ra quần.
Sau khi Địch Nhân Kiệt và những người vô tội ra tù, một số những quan Ngự Sử đài dựa vào việc bức cung khổ hình mà thăng chức bị đày ra biên ải, y không được thăng quan nhưng lại tránh được một kiếp, chỉ có điều bị giáng cấp, từ phán quan xuống làm quan coi ngục.
Phản ứng của ba vị tể tướng, y thờ ơ lạnh nhạt, nhất nhất đặt trong mắt, âm thầm ghi trong lòng.
Nhiều năm qua Ngự Sử đài một tay che trời, hành vi dối trên lừa dưới, đã làm cho Nữ hoàng đế nảy sinh một chút cảnh giác, lần này ba vị tể tướng bị tống giam, Nữ hoàng đế đặc biệt triệu một phạm quan y, bảo y bí mật giám sát những hành động trong ngục, không chỉ muốn xem đám người Vạn Quốc Tuấn tra án thế nào, mà còn muốn theo dõi phản ứng của ba vị tể tướng trong ngục.
Vương Đức Thọ biết đây là cơ hội lớn để phục chức, trong lòng cực kỳ hưng phấn, hiện y tự cho mình là mật thám của Thiên tử, một lòng hướng về hoàng đế
Tô Vị Đạo ngẫm lại đường công danh thở dài một hơi, nghĩ về đệ đệ thở dài một hơi, nghĩ về con trai thở dài một hơi, than đi than lại, hối hận không ngừng, cũng không biết thở dài đến lần thứ mấy, cửa lao mở ra, một tên to lớn đứng trước cửa lao, miệng hô lớn: - Vương Ngự Sử thẩm phạm quan Trương Tích , Tô Vị Đạo, Thôi Nguyên Tống.
Vương Đức Thọ nghe thấy đứng dậy, lấy một chùm thìa khóa từ bên hông.
Tô Vị Đạo đang ở trong nhà giam bấn loạn giống như kiến bò trên chảo nóng nghe thấy tên Vương Ngự Sử, không khỏi khẽ run rẩy.
Mấy lần đấu tranh giữa các quan văn và các ác quan, hậu quả cố nhiên tổn thất nghiêm trọng, nhưng đám ác quan này của Ngự Sử đài cũng đã suy bại đi nhiều, không còn lớn mạnh như hồi xưa. Hiện tại những quan nổi danh độc ác của Ngự Sử đài không còn nhiều lắm, họ Vương có tư cách thẩm vấn bọn họ không thể nghi ngờ chính là Vương Hoằng Nghĩa.
Cũng khó trách Tô Vị Đạo thấy sợ hãi, Vương Hoằng Nghĩa này là loại người cực kỳ hống hách độc ác.
Nhớ ngày đó, Võ Tắc Thiên vì đăng cơ, bày mưu đặt kế các ác quan bố trí tội danh, giết hại hoàng tộc Lý Đường và những quan viên trung thành với Lý Đường. Lúc ấy, Lai Tuấn Thần bào chế tội danh, vu khống Đô đốc Thắng Châu Vương An Nhân mưu phản, Võ Tắc Thiên phái Vương Hoằng Nghĩa đi thẩm vấn.
Vương Hoằng Nghĩa đến Thắng Châu, gông cha con Đô đốc Vương An Nhân lại dùng đại hình bức cung, Vương An Nghĩa không phục, cắn chặt răng nhất định không nhận tội, nhưng Vương Hoằng Nghĩa không quan tâm, ngang nhiên chém đầu cha con Vương An Nhân, đựng vào hòm đá vôi hồi kinh. Lúc đi qua Phần Châu, Tư mã Phần Châu Mao Công khẩn trương tiếp đón, coi y như thượng khách.
Vương Hoằng Nghĩa vào thành, dự yến tiệc của Mao Công, rượu quá ba tuần, đột nhiên biến sắc, lớn miệng mắng thuộc cấp của Mao Công, lên án hắn cũng là đảng phản bội Võ hậu, ra lệnh tả hữu chém đầu y, lấy thương đâm vào thủ cấp, một đường máu tươi nhỏ xuống, huênh hoang hồi cung, bởi vậy một lần hành động đã trở thành một đại tướng đắc lực của Lai Tuấn Thần.
Vương Hoằng Nghĩa còn có một chiêu hành hạ tù nhân, ngày hè nóng bức trải chăn thảm trong căn phòng không được thông gió, trùm phạm nhân ở giữa, chỉ một lát sau hết khí mà chết, trên người tuyệt không có một vết thương, sau đó báo một cái chết bất đắc kỳ tử là xong việc. Tiếng ác độc truyền ra bên ngoài, y đi tới đâu, châu huyện nơm nớp lo sợ, còn tuân theo hơn cả so với Thánh chỉ ấy chứ.
Bởi vậy Vương Hoằng Nghĩa khoe khoang: - Văn điệp của ta, giống như loài lang sói, không ai không sợ!
- Hiện tại lại là người này thẩm vấn ta...
Nghĩ đến đây, mặt Tô Vị Đạo xám như tro.
***
Trên đại sảnh, Vương Hoằng Nghĩa nghiêm nghị ngồi trên cao, áo quan chỉnh tề.
Từ lúc Lai Tuấn Thần bị giáng chức làm tham quân Đồng Châu, thanh thế Ngự Sử đài không ngừng đi xuống, một lớp cẩu quan Ngự Sử đều cụp đuôi làm với người, nghẹn khuất đã lâu rồi.
Uy phong Ngự sử đài không còn, y vơ vét tài sản cũng khó khăn, thậm chí vì an toàn còn phải vắt óc nghĩ ra lập cái tiệm đồ cổ, mười ngày nửa tháng mới có một cuộc buôn bán, làm sao sánh được với những ngày đầu ngân lượng vào từng đấu.
Giờ thì tốt rồi, ba vị Tể tướng bị tống giam, làm chấn động triều đình và dân chúng, xử vụ án này xong. Ngự Sử đài có thể hồi phục lại danh tiếng. Vạn Quốc Tuấn đã bí mật ám hiệu y tùy cơ hành động: - Thiên tử già yếu, lòng nghi kỵ ngày càng lớn hơn, nhất định phải nghĩ cách, đem án tham ô thành án tạo phản, chỉ cần có liên quan đến tạo phản, Hoàng thượng lo sợ, tất nhiên trọng dụng lại Ngự Sử đài.
Hôm nay do y tiến hành thẩm vấn cũng chính là bởi vì y tiếng ác lẫy lừng, Vạn Quốc Tuấn muốn mượn uy của y, đe dọa ba vị tể tướng ngoan ngoãn ấn vào lời cung khai nhận tội mà y muốn họ nhận.
- Đưa phạm nhân vào!
Vương Hoằng Nghĩa vỗ rung mộc đường, khí thế cao ngút.
Lúc này cửa Thẩm phán viện đột nhiên có một đoàn lính gác, hai mươi thanh đao, hai mươi thanh thương côn, đầu đội khăn đen, trên cắm yến linh, mặc quần áo biên nha dịch áo xanh gấu đỏ, chân đi dày màu đen. Phía trước có hai kỳ bài, hai bên phía trước lại có ba người cưỡi ngựa, thành hình tam giác, hướng thẳng đến Thẩm Phán viện.
Lính canh trước cửa vừa thấy, không biết là người của nha môn nào đến tận đây, kinh ngạc lên trước cản lại, quát: - Nơi này là Thẩm phán viện của Ngự Sử đài, kẻ nào dám xông vào!
Người đứng giữa ba kẻ cưỡi ngựa anh khí bừng bừng, cho ngựa đứng im lặng hồi lâu không nói gì, người ngồi trên con ngựa phía sau bên trái, mặc quan bào màu lục tay cầm một cuộn chiếu chỉ màu vàng, giơ lên cao, quát: - Hình Bộ phụng chỉ bắt người, ai dám cản trở, lui xuống!
Linh canh kinh hãi, mắt thấy cuộn thánh chỉ vàng óng trong tay người đó, đoán được là không dám giả mạo thành chỉ, đành phải lo sợ mà lui xuống, ba con ngựa theo sau là mấy chục người trực tiếp xông vào Thẩm phán aviện.
Những người làm trong Thẩm phán viện trông thấy cảnh này, không biết chuyện gì xảy ra, đều đứng sau bọn họ xem là có chuyện gì, lát sau, những nguời đến dò hỏi ngày càng nhiều, có những tiểu quan vội vàng chạy đến ngay cả bút lông cũng không kịp đặt xuống, nhìn có chút buồn cười.
Đây là lần thứ hai Dương Phàm đến Thẩm phán viện, lần trước là đến với thân phận phạm nhân, lần này hắn vẫn như cũ mang theo công sai với gông xiềng khóa sắt, nhưng là đến để bắt quan tòa.
Dương Phàm giúc ngựa thẳng vào Thẩm phán viện, vào trong nha mới xoay người xuống ngựa, hai tay vắt ra sau lưng, liếc người đứng bên phải một cái.
Tả hữu đi theo Dương Phàm chính là chủ quản Hình Bộ Phùng Tây Huy và Ban trưởng Hình Bộ Viên Hàn. Dương Phàm liếc mắt qua, Viên Hàn lập tức quát một tiểu quan Ngự Sử đài: - Chúng ta phụng chỉ bắt người, Thị Ngự sư Vương Hoằng Nghĩa ở đâu, gọi y đến trả lời.
Tiểu quan kia mặt biến sắc: - Vương Ngự sử... đang thẩm vấn ba vị phạm quan!
Dương Phàm mỉm cười nói: - Y thẩm vấn ở đâu?
Vẻ mặt Dương Phàm tươi cười ôn hòa, tiểu quan kia nhìn thấy trong lòng lại không thấy lạnh lẽo, tay khẽ run rẩy, bút lông cầm trên tay đều bị rơi xuống mặt đất. Gã sao không nhận ra quan viên trong nụ cười lộ ra có chứa lãnh ý dày đặc làm người ta không rét mà run này chính là Dương Lang Tướng lúc trước đã từng bị nhốt ở trong Ngự Sử đài.
Tiểu quan sợ hãi chỉ lên phía trước, Dương Phàm quay đầu nhìn, hất cằm ra hiệu, mười mấy sai dịch như lang hổ xông vào ...
Đối với sự nghi ngờ của Uyển Nhi, Dương Phàm chỉ cười không nói gì.
Dương Phàm tin chắc rằng trên thế gian này không hề có thuật trường sinh, nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì Thái sư phụ của hắn không tin.
Lúc còn thiếu niên, Dương Phàm cũng từng nhìn biển rộng mênh mông bát ngát, tò mò hỏi Thái sư phụ vì sao ông đã qua trăm tuổi nhưng vẫn tráng kiện khỏe mạnh:
- Thái sư phụ, thật sự có Tiên Sơn trên biển sao? Tiên Sơn thật sự là người trường sinh bất lão sao?
Thái sư phụ đang trong cơn giận giữ vì vừa mới câu được một con cá lớn, mà con cá ông câu được là một con cá voi, tuy rằng con cái voi kia còn vị thành niên nhưng dù sao thì vẫn là cá voi, kết quả cần câu của ông bị gãy, ngay cả ông cũng suýt nữa thì bị kéo vào biển rộng, điều này làm cho Cầu Nhiêm Khách cảm thấy mất hết thể diện trước mặt đồ tôn của mình.
Cầu Nhiêm Khách tính tình như lão ngoan đồng bị mất thể diện đang ngó nghiêng tìm kiếm nĩa xiên thép, muốn đuổi vào tận Thủy Tinh cung đã bắt bằng được con cái voi kia về làm thịt, nghe đồ tôn hỏi vậy, Cầu Nhiêm Khách lập tức phẫn nộ nói:
- Tiên Sơn? Tiên Sơn gì chứ? Tiên nhân? Tiên nhân gì chứ?
Cầu Nhiêm Khách vừa mới đấu với cá voi một trận đã bay mất một chiếc giày đay, ông liền cởi nốt chiếc còn lại, vò đầu giáo huấn tiểu đồ tôn của mình:
- Nếu như có thuật trường sinh, thì chắc chắn có người trường sinh, con đã từng gặp chưa hả? Ta nói với con ta là người triều Tần, năm đó đã sử dụng một thanh đại thiết chùy cùng với Trương Tử Phòng tại Bác Lãng Sa thích sát Tần Thủy Hoàng, con tin sao?
Đồng tử của thiếu niên Dương Phàm như hai đốm sao sáng, hai tay nâng cằm, sùng bái nói với Thái sư phụ của cậu:
- Thái sư phụ nói, vậy thì nhất định là đúng rồi!
Cầu Nhiêm Khách bị một con cá voi lớn làm mất cả mặt mũi, giờ lại bị vật nhỏ phiền nhiễu này bác mặt mũi, không khỏi tức giận giơ chân:
- Ngu xuẩn! Đúng là ngu xuẩn! Ta nói gì thì cứ thế mà tin sao? Lão tử đây cũng không phải là một thân cây chỉ cần ôm mấy vòng là biết số tuổi của ta. Có người nào của triều Tần có thể sống đến hiện tại chứng minh ta là đại lực sĩ đi ám sát Tần Thủy Hoàng kia chứ?
Cầu Nhiêm Khách không ngờ mình lại đi biện luận với tiểu Dương Phàm, ông căm giận chấm dứt tranh luận:
- Tôn nhi, đợi cháu trưởng thành rồi, nếu có người nào nói cho cháu biết về thuật trường sinh chó má gì đó, thì cháu hãy thay lão phu đánh cho kẻ đó đầu rơi máu chảy đi, kẻ đó tuyệt đối là tên đại lừa gạt đấy!
Trong lòng tiểu Dương Phàm, Thái sư phụ của cậu chính là Kiếm tiên thần kỳ siêu việt trong truyền thuyết, nếu như trên đời thật sự có Thần, cậu tin tưởng Thái sư phụ của cậu chính là Thần, là một vị Võ Thần không hơn không kém. Cậu tôn kính và sùng bái vô điều kiện lão nhân này, cậu tin tưởng hết thảy những lời Thái sư phụ nói với cậu.
Sau khi lớn lên, Dương Phàm vẫn sùng bái và tin tưởng Thái sư phụ của hắn như trước. Hắn tin tưởng hết thảy những lời Thái Sư phụ nói với hắn. Tuy nhiên, lúc này Dương Phàm hồi tưởng lại phản bác năm đó của Thái sư phụ, liền không khỏi hoài nghi có phải lúc Thái sư phụ còn trẻ cũng đã từng tin tưởng có thuật trường sinh hay không, không chừng còn nghe những lời vô nghĩa của người khác, cố ý tìm Tiên Sơn gì gì đó trên biển, bởi vì thiệt hại nặng nề nên mới căm giận như thế.
Dương Phàm không nói với Uyển Nhi căn cứ của hắn. Rất nhiều người trong cuộc đời ít nhất có một giai đoạn nào đó sùng bái một đối tượng nào đó, đối với những lời nói của người này thì tin hết thảy không chút nào nghi ngờ. Nhưng hắn tuyệt đối sẽ không nói lý do này cho người khác nghe, bởi vì hắn và thần tượng của hắn đều có thể sẽ bị người khác cười nhạo.
Trước mặt nữ nhân của mình, Dương Phàm càng không làm như vậy. Hắn vẫn là một đại nam tử chân chính, không hy vọng nữ nhân của mình biết nam nhân của nàng giống như đứa trẻ ỷ lại, và sùng bai một nam nhân khác.
Hắn đã định liệu trước nên hỏi ngược lại:
- Thần Tú Đại Sư là Tổ sư sáng lập ra Bắc Tông Thiền Môn, tu hành thâm hậu, phật pháp cao thâm, trước đó vài ngày khi lão vào kinh, bệ hạ cũng từng thỉnh giáo lão giảng về phương pháp trường sinh, Thần Tú Đại sư có từng truyền thụ đạo trường sinh cho bệ hạ không?
Uyển Nhi không phục nói:
- Thần Tú Thiện Sư tu hành chính là thiện pháp của Phật môn chính tông, tu chính là vãng sinh, tin chính là luân hồi, luyện chính là một trái tim bồ đề, thân thể với ông mà nói chỉ là một thân xác thối rữa mà thôi, không cầu thiên thu vĩnh hằng, đương nhiên là không tinh đến đạo này!
Thần Tú Đại sư tháng trước đã vào kinh rồi. Khi Thần Tú đại sư vào kinh, Võ Tắc Thiên từng đích thân nghênh đón, cũng không để tâm đến sự khác biệt quân thần, với thân phận Hoàng đế tôn quý mà quỳ lễ đón chào, còn đặc biệt hạ chỉ Thần Tú đại sư có thể đi kiệu lên điện diện kiến, không cần phải hành lễ.
Bà còn hạ lệnh tu sửa xây dựng chùa chiền tại Thần Tú vốn là quê nhà của ông, nhằm ca ngợi công đức của ông. Còn hạ chiếu hủy bỏ thứ tự "Đạo trước phật sau", thay thế bằng "Phật trước Đạo sau". Đặc biệt thực hiện đại tu chùa miếu, xây dựng phật tượng, phiên dịch một lượng kinh phật lớn. Rốt cuộc đã thực hiện được nguyện vọng trước lúc lâm chung của Huyền Trang, Phật Giáo tại Thần Châu đã lại một lần nữa trở nên phát triển rực rỡ.
Võ Tắc Thiên lại thừa dịp Thần Tú đến kinh thành, tự thêm cho mình tôn hiệu “Từ thị”, từ Thị chính là Di Lặc. Khi Võ Tắc Thiên đăng cơ tự tuyên dương mình là Di Lặc chuyển thế, hiện tại bà rốt cuộc đã công khai đem phật hiệu Di Lặc đặt lên tôn hiệu Hoàng đế của mình, hiện giờ bà có tên hiệu đầy đủ là “Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế”.
Thần Tú đại sư đã hơn chín mươi tuổi rồi, râu bạc trắng bồng bềnh, nhưng vẫn tráng kiện khỏe mạnh, đi lại như bay. Võ Tắc Thiên thấy Thần Tú đại sư đúng là khỏe mạnh cường kiện, mới đột nhiên xuất hiện ý niệm lãnh giáo thuật trường sinh trong đầu.
Nhưng vị Cao tăng đại đức này sao có thể dùng bàng môn tả đạo gì gì đó này mà cung phụng sự đón tiếp của Hoàng đế, ông chỉ thản nhiên cười đáp:
- Lão nạp tu chính là một trái tim thiện tâm, cầu chính là Bồ đề tự tính. Đạo trường sinh, thực ra không phải là sở trường của lão nạp.
Võ Tắc Thiên đề nghị với Thần Tú Thiền sư ngay trước mặt văn võ triều đình, nên ai ai cũng biết việc này. Võ Tắc Thiên nghe Thần Tú thiền sư nói vậy thì có chút thất vọng, nhưng sự lễ kính đối với Thần Tú thiền sư vẫn không giảm sút chút nào.
Tuy nhiên nguyện vọng này của Hoàng đế được truyền ra, thì trong lòng những đại thần luôn muốn a dua nịnh bợ hoàng đế này thì nổi lên tâm tư, bởi vậy mà mới có chuyện vị Nhạc An Hầu tiến cử ba vị thần tiên sống cho Võ Tắc Thiên.
Dương Phàm nghe Uyển Nhi nói xong, không kìm nổi cười nói:
- Nói vậy, muội tin là có thật?
Uyển Nhi do dự một chút, nói:
- Ta từ nhỏ đọc nhiều sách vở, nghiên cứu rất nhiều bộ sách cổ kim, phàm là kỳ nhân ít người biết đến, phần lớn là trong truyền thuyết đều nói hươu vượn mà thôi, không hề có chứng cứ xác thực nào chứng minh. Nhưng tai nghe là giả, mắt thấy mới là thật, hôm ấy ở trong cung, bệ hạ có mời mấy vị thế ngoại cao nhân kia tới, họ từng ở ngay trước mặt bệ hạ thi triển thần thông, Uyển Nhi cũng là tận mắt nhìn thấy đấy.
Dương Phàm giật mình kinh hãi, thất thanh nói:
- Muội tận mắt chứng kiến? Bệ hạ mời cao nhân nào tới vậy? Còn thi triển thần thông ư?
Uyển Nhi liền kể lại tỉ mỉ hôm ấy lão ni thi triển thần thông cho Dương Phàm nghe. Trong lòng Dương Phàm giật mình:
“Hóa ra là bọn họ? Bọn họ tinh thông thuật thần tiên ư?”
Dương Phàm nhớ tới lần chứng kiến hôm đó, trong lòng không khỏi có chút nghi hoặc.
Uyển Nhi nói:
- Hôm nay bệ hạ mạo hiểm đại tuyết mà phục xuất cung, chính là cố ý đi gặp bọn họ đấy.
Dương Phàm nói:
- Bệ đi tới Nhạc An hầu phủ?
Uyển Nhi nói:
- Không phải Hầu phủ. Ba người này không quen ở Hầu phủ, bọn họ nói mình là người trong sơn dã, ăn sương uống gió, không chịu nổi không khí thế tục. Nhạc An Hầu ở Tích Thiện Phường gần bến Tân Kiều, bởi vì Lạc Hà thường xuyên tràn lũ lụt, cho nên nhà đó mới bị bỏ hoang phế. Ba vị thần tiên sống này nghe nói vậy, cố ý muốn tới nơi đó ở, hơn nữa còn tự cấp tự túc, không muốn bất cứ kẻ nào hầu hạ. Còn nữa, khi Thần Tú đại sư xuất hành thì đệ tử vô số, tiền hô hậu ủng đấy, so với ba vị này cao nhân này thật đúng là thiếu đi phong khí phân phương ngoại nhân.
Dương Phàm nhẹ nhàng nheo mắt lại, chậm rãi nói;
- Như vậy thì đúng là có thế ngoại cao nhân rồi, có cơ hội, ta cũng muốn mở mang kiến thức được thấy thần thông vô thượng của bọn họ!
Giờ khắc này, Dương Phàm quyết định muốn đi tìm hiểu đến cùng.
Hắn muốn biết, là không phải tư tưởng của mình sai.
Nếu Thái sư phụ của hắn đúng, vậy thì ba tên lừa gạt này lấy “Thần tiên thuật” tiếp cận Hoàng đế là có mục đích gì!
Về phần có muốn tạt máu chó lên đầu bọn họ hay không, Dương Phàm quyết định sau khi chứng kiến bản lĩnh của bọn họ đã rồi mới nói sau.
Võ Tắc Thiên khinh xe giản chúng, cải trang đi đến nhà cũ của Nhạc An Hầu phủ, Nội vệ và Bách Kỵ cũng đổi y phục đi trước bà, bao vây tòa nhà này, trong ngoài lục soát một lượt, ngay cả con chuột đồng trốn trong hang động cũng khó mà ẩn náu được.
Trong viện, Võ Tắc Thiên cùng ba vị thần tiên sống đi dạo một lượt, sân viện phòng xá tuy rằng quét tước cực kỳ sạch sẽ, nhưng vẫn khó có thể che dấu khí tức hoang tàn rách nát, Võ Tắc Thiên liền có chút không vui.
Nhạc An Hầu nhìn mặt đoán lòng, khẩn trương giải thích:
- Cũng không là tiểu thần vô lễ đối với ba vị thần tiên, mà quả thực là ba vị thần tiên sống cố ý yêu cầu nơi ở này.
Y dừng một chút, lại ngượng ngùng nói:
- Ba vị thần tiên nói, quý phủ của tiểu thần nặng không khí thế tục, bất lợi đối với việc tu hành của bọn họ.
Võ Tắc Thiên nghe xong dung nhan nguội đi, lúc này mới thân thiết hỏi han:
- Ba vị tiên sư ở đây có tiện không? Một ngày ba bữa cung phụng như thế nào?
Thập Phương đạo nhân chắp tay đáp:
- Đa tạ Thánh nhân quan tâm, bần đạo tu tập đạo pháp có chút thành tựu, từ hai trăm sáu mươi năm trước đã “Tích Cốc” rồi, hiện giờ chỉ ngẫu nhiên phục dùng đan dược thảo mộc thôi, không ăn thực phẩm thế gian nữa.
Lão người Hồ kia cười ha hả nói:
- Thánh nhân, bần đạo thì lại khác với bọn họ, bần đạo tu chính là pháp môn phương Tây, một ngày ba bữa như cũ, không kiêng kỵ rượu và đồ ăn mặn. Tuy nhiên mỹ thực tinh xảo ở Lạc Dương này rất dễ khiến bần đạo sa vào hưởng lạc, cho nên không nên dùng dầu mỡ, bần đạo tự dùng chút cơm rau là tốt rồi.
Võ Tắc Thiên nghe xong, càng thêm tin tưởng đạo hạnh của ba người này, tại chính đường rộng rãi đặt mấy tấm bồ đoàn, tuy rằng toàn bộ sân cảnh giới nghiêm khắc, khác hẳn bầu không khí trong chính đường có mặt Võ Tắc Thiên.
Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi đỡ Võ Tắc Thiên ngồi xuống tấm bồ đoàn, hai thiếu niên trẻ tuổi, không có râu, mi thanh tú mục, ba vị thần tiên sống căn bản không biết bọn họ là tân sủng của Hoàng đế, còn cho là bọn họ là giám hoặc là cung nga trong cung đóng giả đây.
Bọn họ chỉ biết Tiết Hoài Nghĩa là người duy nhất được Hoàng đế ân sủng, về phần Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi, bởi vì bọn họ mới được sủng ái một thời gian ngắn, nên vẫn chưa truyền ra trong dân chúng, mà bọn họ cũng thật sự không có năng lực đoán biết được sự việc, nên nào đâu biết được tình hình cụ thể và tỉ mỉ trong đó. Bọn họ tuy rằng đáp ứng đứng về phe với Nhạc An Hầu, mà Nhạc An Hầu cung phụng họ như thần tiên sống, đương nhiên cũng sẽ không rảnh rỗi đi nói những chuyện phong lưu thầm kín đen tối trong cung vào tai ba vị “thần tiên” này được.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Đại lao Thẩm Phán viện trống rộng, không còn thấy cảnh người kín hết các phòng giam, trong lao chỉ còn ba người, nhưng ba người này là những nhân vật có thân phận không tầm thường, Ngự Sử đài chỉ bắt con cọp lớn, tiểu dân không xứng bị giam ở nơi này.
Ba người giam trong ba gian, bọn họ theo thứ tự là Tể tướng Tô Vị Đạo, Tể tướng Trương Tích, Tể tướng Thôi Nguyên Tống.
Thôi Nguyên Tống ngồi ở đó ngây ra như phỗng.
Phong chức tể tướng còn chưa tới nửa năm thì đã bị bỏ tù, rốt cục cũng không thể thoát khỏi lời nguyền không được chết một cách yên ổn của tể tướng đại Chu. Nghĩ đến lúc phong chức ước nguyện thỏa mãn, nghĩ đến y còn vọng tưởng có thể leo đến vị trí “ Chủ tọa chấp bút”, Thôi Nguyên Tống liền muốn khóc.
Trương Tích ngồi trên chiếc giường cỏ, quay mặt vào đường, có cảm giác như Đạt Ma ngồi đối diện tường, chỉ có điều không biết y ngồi nhiều năm, có thể lưu lại bóng dáng trên tường nhà lao, ngộ ra bản chất Phật gia.
Trương Tích như vậy hoàn toàn là bởi vì hổ thẹn gặp bằng hữu.
Tô Vị Đạo và Thôi Nguyên Tống là y khai nhận tội, hai người lúc trước cũng là y dụ dỗ, chính xác mà nói, hai người này không có ý định nhận hối lộ, vì nhận đồ của y nên phải giúp y tạo thuận lợi cho bọn quan viên, thực tế là cùng làm tể tướng, không muốn đắc tội y. Kết quả là y vừa vào đại lao liền khai luôn hai người ra, thực sự làm việc không khéo, sao còn mặt mũi gặp lại cố nhân.
Tô Vị Đạo lúc ngồi lúc đứng, khi thì đi đi lại lại, khi thì ngẩng đầu ngẩn người nhìn ánh sáng từ cửa thông gió. Lão hận Trương Tích không biết nghĩa khí, hận chính mình không đủ kiên quyết, lão hối hận lúc đầu tại sao lại cứ nể nang như vậy, lo sợ tiền đồ cả đời vì vậy mà hủy trong giây lát.
Suy nghĩ nhiều khiến mái tóc hoa râm của lão trong vài ngày đã bạc trắng.
Lúc này, lão đang nhìn góc nhà giam tối đen, âm thầm nghĩ đến chuyện hậu sự của bản thân.
Lão có bốn con trai, lão đại, lão tam, lão tứ đều làm quan huyện ở nơi khác, cũng không biết có vì chuyện của lão mà bị liên lụy, bản thân chỉ là phạm tội tham ô mà thôi, nhưng hi vọng Thánh thượng anh minh, không trừng phạt bọn chúng.
Con trai thứ hai của lão cũng là một thân tài học, là người nổi trội nhất trong bốn người, nhưng Tô Vị Đạo biết rõ chốn quan trường con đường làm quan hấp dẫn vô cùng nhưng cũng hiểm ác vô cùng, nhất là sau khi Võ hậu chuyên quyền, lại giết chóc không ngừng, nhằm phòng vạn nhất, lão không cho người con thứ hai ra làm quan.
Hiện giờ người con thứ hai Tô Phân đã lấy vợ sinh con ở huyện Mĩ Sơn đất Thục, là con trai tể tướng lại một thân học vấn, y hiện tại cũng là một thân sĩ nổi danh ở đó, trận phong ba này có lẽ không ảnh hưởng đến y. Như vậy, cho dù có biến lớn hơn, Tô gia ít nhất cũng có thể bảo toàn một huyết mạch rồi.
Nghĩ đến đây, Tô Vị Đạo trong lòng có chút an ủi, nhưng vừa cảm thấy có chút vui mừng, chợt nghĩ đến đệ đệ của Tô Vị Huyền, không khỏi lại có chút cảm giác đau khổ.
Tô Vị Huyền là đệ đệ của lão, tuổi hai huynh đệ cách nhau rất lớn, phụ thân chết sớm, lão vừa là huynh vừa là cha nuôi lớn đệ đệ lại dạy học vấn, hiện giờ làm quan tắm cho ngựa Thái Tử , cũng coi như không làm ...phụ lòng vong linh cha mẹ rồi. Lão đối với người đệ đệ này vô cùng che chở, nhưng từ khi làm Tể tướng, hai huynh đệ ngược lại ngày càng xa cách.
Bởi vì Tô Vị Huyền thấy huynh trưởng làm Tể tướng, thường thường nhờ giúp y xử lý chút chuyện không hợp đạo lí, Tô Vị Đạo mỗi khi cự tuyệt, Tô Vị Huyền sẽ thẹn quá thành giận, đối với huynh trưởng không chỉ quẳng đập đánh thậm chí nói những lời không hay, Tô Vị Đạo vẫn không giận, đối với đệ đệ vẫn yêu quý vạn phần, có thể nói tận đủ bổn phận huynh trưởng.
Hiện giờ lão vào ngục, Vị Huyền trước sau vẫn không tới đến thăm, có lẽ bởi vì Thẩm Phán viện canh gác nghiêm ngặt, không cho phép gia đình phạm nhân vào thăm, nhưng một ngày ba bữa đều do người hầu trong nhà đưa tới, cũng chưa thấy Vị Huyền hạ chút tâm ý, Tô Vị Đạo lại còn không biết đây là đệ đệ giận mình đến nỗi không còn nhớ đến tình huynh đệ, nghĩ tới liền cảm thấy tinh thần chán nản.
Làm quan, làm mà hốt hoảng lo sợ, huynh đệ bất hòa, thật không có ý nghĩa.
Tô Vị Đạo ở kia, thở ngắn thở dài, đi đi ngừng ngừng, bộ dạng hoang mang lo sợ, tất cả đều lọt vào mắt tuần tra trong lao Vương Đức Thọ.
Vương Đức Thọ này vốn là phán quan Ngự Sử đài, lần trước Địch Nhân Kiệt và bảy đại quan viên bị tống giam, mắt thấy người khác nương nhờ việc tra án mà liên tiếp thăng chức, Vương Đức Thọ cũng đỏ mắt cũng muốn nhờ việc này mà thăng quan. Ai ngờ Địch Nhân Kiệt tính tình tiết liệt, đâm đầu vào cột tỏ rõ ý chí, làm cho y sợ tới mức tè cả ra quần.
Sau khi Địch Nhân Kiệt và những người vô tội ra tù, một số những quan Ngự Sử đài dựa vào việc bức cung khổ hình mà thăng chức bị đày ra biên ải, y không được thăng quan nhưng lại tránh được một kiếp, chỉ có điều bị giáng cấp, từ phán quan xuống làm quan coi ngục.
Phản ứng của ba vị tể tướng, y thờ ơ lạnh nhạt, nhất nhất đặt trong mắt, âm thầm ghi trong lòng.
Nhiều năm qua Ngự Sử đài một tay che trời, hành vi dối trên lừa dưới, đã làm cho Nữ hoàng đế nảy sinh một chút cảnh giác, lần này ba vị tể tướng bị tống giam, Nữ hoàng đế đặc biệt triệu một phạm quan y, bảo y bí mật giám sát những hành động trong ngục, không chỉ muốn xem đám người Vạn Quốc Tuấn tra án thế nào, mà còn muốn theo dõi phản ứng của ba vị tể tướng trong ngục.
Vương Đức Thọ biết đây là cơ hội lớn để phục chức, trong lòng cực kỳ hưng phấn, hiện y tự cho mình là mật thám của Thiên tử, một lòng hướng về hoàng đế
Tô Vị Đạo ngẫm lại đường công danh thở dài một hơi, nghĩ về đệ đệ thở dài một hơi, nghĩ về con trai thở dài một hơi, than đi than lại, hối hận không ngừng, cũng không biết thở dài đến lần thứ mấy, cửa lao mở ra, một tên to lớn đứng trước cửa lao, miệng hô lớn: - Vương Ngự Sử thẩm phạm quan Trương Tích , Tô Vị Đạo, Thôi Nguyên Tống.
Vương Đức Thọ nghe thấy đứng dậy, lấy một chùm thìa khóa từ bên hông.
Tô Vị Đạo đang ở trong nhà giam bấn loạn giống như kiến bò trên chảo nóng nghe thấy tên Vương Ngự Sử, không khỏi khẽ run rẩy.
Mấy lần đấu tranh giữa các quan văn và các ác quan, hậu quả cố nhiên tổn thất nghiêm trọng, nhưng đám ác quan này của Ngự Sử đài cũng đã suy bại đi nhiều, không còn lớn mạnh như hồi xưa. Hiện tại những quan nổi danh độc ác của Ngự Sử đài không còn nhiều lắm, họ Vương có tư cách thẩm vấn bọn họ không thể nghi ngờ chính là Vương Hoằng Nghĩa.
Cũng khó trách Tô Vị Đạo thấy sợ hãi, Vương Hoằng Nghĩa này là loại người cực kỳ hống hách độc ác.
Nhớ ngày đó, Võ Tắc Thiên vì đăng cơ, bày mưu đặt kế các ác quan bố trí tội danh, giết hại hoàng tộc Lý Đường và những quan viên trung thành với Lý Đường. Lúc ấy, Lai Tuấn Thần bào chế tội danh, vu khống Đô đốc Thắng Châu Vương An Nhân mưu phản, Võ Tắc Thiên phái Vương Hoằng Nghĩa đi thẩm vấn.
Vương Hoằng Nghĩa đến Thắng Châu, gông cha con Đô đốc Vương An Nhân lại dùng đại hình bức cung, Vương An Nghĩa không phục, cắn chặt răng nhất định không nhận tội, nhưng Vương Hoằng Nghĩa không quan tâm, ngang nhiên chém đầu cha con Vương An Nhân, đựng vào hòm đá vôi hồi kinh. Lúc đi qua Phần Châu, Tư mã Phần Châu Mao Công khẩn trương tiếp đón, coi y như thượng khách.
Vương Hoằng Nghĩa vào thành, dự yến tiệc của Mao Công, rượu quá ba tuần, đột nhiên biến sắc, lớn miệng mắng thuộc cấp của Mao Công, lên án hắn cũng là đảng phản bội Võ hậu, ra lệnh tả hữu chém đầu y, lấy thương đâm vào thủ cấp, một đường máu tươi nhỏ xuống, huênh hoang hồi cung, bởi vậy một lần hành động đã trở thành một đại tướng đắc lực của Lai Tuấn Thần.
Vương Hoằng Nghĩa còn có một chiêu hành hạ tù nhân, ngày hè nóng bức trải chăn thảm trong căn phòng không được thông gió, trùm phạm nhân ở giữa, chỉ một lát sau hết khí mà chết, trên người tuyệt không có một vết thương, sau đó báo một cái chết bất đắc kỳ tử là xong việc. Tiếng ác độc truyền ra bên ngoài, y đi tới đâu, châu huyện nơm nớp lo sợ, còn tuân theo hơn cả so với Thánh chỉ ấy chứ.
Bởi vậy Vương Hoằng Nghĩa khoe khoang: - Văn điệp của ta, giống như loài lang sói, không ai không sợ!
- Hiện tại lại là người này thẩm vấn ta...
Nghĩ đến đây, mặt Tô Vị Đạo xám như tro.
***
Trên đại sảnh, Vương Hoằng Nghĩa nghiêm nghị ngồi trên cao, áo quan chỉnh tề.
Từ lúc Lai Tuấn Thần bị giáng chức làm tham quân Đồng Châu, thanh thế Ngự Sử đài không ngừng đi xuống, một lớp cẩu quan Ngự Sử đều cụp đuôi làm với người, nghẹn khuất đã lâu rồi.
Uy phong Ngự sử đài không còn, y vơ vét tài sản cũng khó khăn, thậm chí vì an toàn còn phải vắt óc nghĩ ra lập cái tiệm đồ cổ, mười ngày nửa tháng mới có một cuộc buôn bán, làm sao sánh được với những ngày đầu ngân lượng vào từng đấu.
Giờ thì tốt rồi, ba vị Tể tướng bị tống giam, làm chấn động triều đình và dân chúng, xử vụ án này xong. Ngự Sử đài có thể hồi phục lại danh tiếng. Vạn Quốc Tuấn đã bí mật ám hiệu y tùy cơ hành động: - Thiên tử già yếu, lòng nghi kỵ ngày càng lớn hơn, nhất định phải nghĩ cách, đem án tham ô thành án tạo phản, chỉ cần có liên quan đến tạo phản, Hoàng thượng lo sợ, tất nhiên trọng dụng lại Ngự Sử đài.
Hôm nay do y tiến hành thẩm vấn cũng chính là bởi vì y tiếng ác lẫy lừng, Vạn Quốc Tuấn muốn mượn uy của y, đe dọa ba vị tể tướng ngoan ngoãn ấn vào lời cung khai nhận tội mà y muốn họ nhận.
- Đưa phạm nhân vào!
Vương Hoằng Nghĩa vỗ rung mộc đường, khí thế cao ngút.
Lúc này cửa Thẩm phán viện đột nhiên có một đoàn lính gác, hai mươi thanh đao, hai mươi thanh thương côn, đầu đội khăn đen, trên cắm yến linh, mặc quần áo biên nha dịch áo xanh gấu đỏ, chân đi dày màu đen. Phía trước có hai kỳ bài, hai bên phía trước lại có ba người cưỡi ngựa, thành hình tam giác, hướng thẳng đến Thẩm Phán viện.
Lính canh trước cửa vừa thấy, không biết là người của nha môn nào đến tận đây, kinh ngạc lên trước cản lại, quát: - Nơi này là Thẩm phán viện của Ngự Sử đài, kẻ nào dám xông vào!
Người đứng giữa ba kẻ cưỡi ngựa anh khí bừng bừng, cho ngựa đứng im lặng hồi lâu không nói gì, người ngồi trên con ngựa phía sau bên trái, mặc quan bào màu lục tay cầm một cuộn chiếu chỉ màu vàng, giơ lên cao, quát: - Hình Bộ phụng chỉ bắt người, ai dám cản trở, lui xuống!
Linh canh kinh hãi, mắt thấy cuộn thánh chỉ vàng óng trong tay người đó, đoán được là không dám giả mạo thành chỉ, đành phải lo sợ mà lui xuống, ba con ngựa theo sau là mấy chục người trực tiếp xông vào Thẩm phán aviện.
Những người làm trong Thẩm phán viện trông thấy cảnh này, không biết chuyện gì xảy ra, đều đứng sau bọn họ xem là có chuyện gì, lát sau, những nguời đến dò hỏi ngày càng nhiều, có những tiểu quan vội vàng chạy đến ngay cả bút lông cũng không kịp đặt xuống, nhìn có chút buồn cười.
Đây là lần thứ hai Dương Phàm đến Thẩm phán viện, lần trước là đến với thân phận phạm nhân, lần này hắn vẫn như cũ mang theo công sai với gông xiềng khóa sắt, nhưng là đến để bắt quan tòa.
Dương Phàm giúc ngựa thẳng vào Thẩm phán viện, vào trong nha mới xoay người xuống ngựa, hai tay vắt ra sau lưng, liếc người đứng bên phải một cái.
Tả hữu đi theo Dương Phàm chính là chủ quản Hình Bộ Phùng Tây Huy và Ban trưởng Hình Bộ Viên Hàn. Dương Phàm liếc mắt qua, Viên Hàn lập tức quát một tiểu quan Ngự Sử đài: - Chúng ta phụng chỉ bắt người, Thị Ngự sư Vương Hoằng Nghĩa ở đâu, gọi y đến trả lời.
Tiểu quan kia mặt biến sắc: - Vương Ngự sử... đang thẩm vấn ba vị phạm quan!
Dương Phàm mỉm cười nói: - Y thẩm vấn ở đâu?
Vẻ mặt Dương Phàm tươi cười ôn hòa, tiểu quan kia nhìn thấy trong lòng lại không thấy lạnh lẽo, tay khẽ run rẩy, bút lông cầm trên tay đều bị rơi xuống mặt đất. Gã sao không nhận ra quan viên trong nụ cười lộ ra có chứa lãnh ý dày đặc làm người ta không rét mà run này chính là Dương Lang Tướng lúc trước đã từng bị nhốt ở trong Ngự Sử đài.
Tiểu quan sợ hãi chỉ lên phía trước, Dương Phàm quay đầu nhìn, hất cằm ra hiệu, mười mấy sai dịch như lang hổ xông vào ...