Dương Quảng trọng dụng Tô Uy đồng thời cũng phong cho Ngư Câu La làm thái thú quận Long Sơn, kiêm chưởng chiến sự, tất cả chiến lệnh ở đây đều do Ngư Câu La nắm giữ, khiến cho quý tộc quan lũng và quan đông sĩ tộc đều bất ngờ.
Long sơn là ở giữa đất Thục, tiếp giáp núi Nga Mi và Tư Dương quận, địa thế vô cùng trọng yếu. Ngư Câu La đảm nhiệm chức thái thú Long sơn nhìn có vẻ bình thường nhưng thực tế có diệu dụng giám sát và điều khiển ba thục.
Sau mấy ngày nữa Dương Quảng lại đi tuần du.
Mạch Thiết Trượng, cùng với Trường An Thiên Bảo tướng quân Vũ Văn Thành Đô được đi theo.
Trưởng Tôn Thịnh thì phụng mệnh ở lại Lạc Dương, một phương diện thì tĩnh dưỡng thân thể, một phương diện khác thì có tác dung uy hiếp sĩ mã sơn đông.
Lý Uyên thì về Trường An, đi theo còn có Đậu Uy.
Vũ Văn Hóa Cập vì buôn bán với người Đột Quyết, bị cắt chức làm gia nô của Vũ Văn thuật trong mấy tháng ngắn ngủi đã quay trở lại triều đình.
Tâm tư của Dương Quảng quả nhiên là thay đổi liên tục.
Ván cờ im ắng này nhìn thì có vẻ quý tộc quan lũng thế gia vọng tộc chiếm được tiện nghi, Tô Uy được gọi về, Đậu Uy thì được thăng quan, khiến cho tăng thêm phần khống chế của quý tộc quan lũng với sông Lạc.
Cái này gọi là quyền mưu.
Dương Quảng thay đổi một loạt nhân sự, ổn định những quan lũng quý tộc, lại còn lôi kéo thêm trọng thần.
Thủ đoạn xảo diệu vô cùng.
Trước khi Tây Tuần, Trịnh Ngôn Khánh đã được phong làm Vân kỵ úy.
Một gã nội thị mặc trang phục võ quan mang theo một thẻ bài một ấn tín đưa đến cho Trịnh Ngôn Khánh. Đối với danh hiệu này Trịnh Ngôn Khánh không có nhiều quyền lợi nhưng bằng chức quan này không chừng sau này hắn sẽ được trọng dụng.
Ngoài ra lợi ích duy nhất của Trịnh Ngôn Khánh chính là hàng năm được thạch bổng lộc.
Nói một cách khác, Trịnh Ngôn Khánh hiện tại đã là người trong thể chế rồi, bắt đầu ăn cơm của vua.
Đối với Ngôn Khánh mà nói, Đậu Uy đi Trường An, hắn đã mất đi một bình phong rất lớn.
Chỉ là có Phòng Ngạn Khiêm cha của Phòng Huyền Linh đã từ vị trí ở Hứa Châu nhảy lên làm doãn phủ Hà Nam.
Từ tứ phẩm lên thành tam phẩm, thăng liền ba cấp.
Đây là một bổ nhiệm bất ngờ, khiến cho tất cả đều liên tưởng đến bài thơ Vôi Ngâm trước kia của Trịnh Ngôn Khánh.
Bài thơ Vôi Ngâm làm nên, con đường làm quan của Phòng Ngạn Khiêm đã thông.
Ngày mười lăm tháng giêng ở Lạc Dương, diễn ra lễ hội đèn lồng.
Trịnh Ngôn Khánh vốn định vào ngày hôm nay kêu bọn Bùi Hành Nghiễm và Tiết Vạn Triệt xem lễ hội.
Không ngờ từ sáng sớm bên ngoài Long Môn túc viên đã có một người đi tới.
- Tiểu nhân Mã Tam Bảo bái kiến Bán Duyến Quân.
Người đi tới ước chừng mới mười lăm mười sáu tuổi, mang theo một bộ đoản y, thần sắc cung kính, trong tay cầm một bức thư đưa cho Sĩ Kiệt.
Sĩ Kiệt chính là một trong ba người trước kia đi đến đây cùng với Thẩm Quang.
Hùng Đại Chuy tìm tới bốn người trong đó ngoại trừ Thẩm Quang thì ba người khác đều là anh em ruột thịt lớn lên cùng nhau, người lớn tuổi nhất là Đảng Sĩ Kiệt, kế tiếp là Đảng Sĩ Anh, Đảng Sĩ Hùng. Trước kia bởi vì ước chiên của Trịnh Ngôn Khánh và Mạch Tử Trọng, Bùi Hành Nghiễm đưa bọn họ tới trúc viên, vì vậy Trịnh Ngôn Khánh ra lệnh cho Mao Vượng chặt bỏ một loạt trúc, cho tam huynh đệ của Đảng gia ở nơi này, một phương diện là hộ vệ một phương diện khác là nghênh khách.
Tuổi của Mao Vượng cũng đã dần lớn hơn, thêm chuyện của Mao Tiểu Tám khiến cho tinh thần trở nên hoảng hốt.
Trịnh Ngôn Khánh cũng không biết phải nói gì, chỉ bảo Mao Vượng bình thường phụ trách mua vật phẩm, quét dọn đình viện, dù sao hắn cũng hiểu rõ Mao Vượng, đó là một người thành thật tận tụy.
Cho nên vợ chồng Mao Vượng lúc này đa phần phụ trách việc quét dọn nấu nướng.
Tiết Thu cùng với Diêu Nghĩa sau khi cúc chiến chấm dứt đã đi ra ngoài du ngoan cho nên ở trúc viên chỉ có Bùi Hành Nghiễm và Tiết Vạn Triệt ngẫu nhiên tới. Ngoài ra Bùi Thúy Vân cũng tới một lần chủ yếu là để xem xét thương thế trên tay của Trịnh Ngôn Khánh. Nói chuyện thi từ ca phú một lúc rồi rời đi.
Hiện nay ở trong thành Lạc Dương, tin đồn về Trịnh Ngôn Khánh và Bùi Thúy Vân không hề ít, chủ yếu là về tài tử giai nhân.
Mặc dù dân phong cởi mở nhưng Bùi Thúy Vân cũng không thể không tránh khỏi hiềm nghi.
Nàng đích thực rất thích Ngôn Khánh, nhưng dù sao Ngôn Khánh cũng nhỏ hơn nàng không ít khiến cho Bùi Thúy Vân cũng rụt rè. Mà Ngôn Khánh đối với Bùi Thúy Vân cũng có hảo cảm nhưng khi gặp nhau hai người cũng chỉ nói chuyện thi từ.
- Ngươi chính là Mã Tam Bảo?
Ngôn Khánh ở trong trúc lâu nhìn thiếu niên trước mặt, cái tên này có vẻ quen tai.
Mười năm rồi, trí nhớ của hắn bắt đầu trở nên mơ hồ.
Tuy nhiên Trịnh Ngôn Khánh vẫn ghi nhớ được một số sự kiện và một số nhân vật để nhắc nhở mình, tuy nhiên cái danh tự Mã Tam Bảo tuy quen thuộc nhưng cả ngay vẫn không nhớ tới được.
Tiểu nhân là Mã Tam Bảo, vâng mệnh Trưởng Tôn đại nhân mời Trịnh thiếu gia qua quý phủ.
Trịnh Ngôn Khánh nghe được trong lòng liền cảm thấy vui vẻ.
Trưởng Tôn Thịnh rốt cuộc đã bắt đầu hành động?
Mặc dù Ngôn Khánh được danh hiệu Vân Kỵ úy, nhưng ở thành Lạc Dương này, khắp quyền quý ngang ngược, một cái danh hiệu này không đáng để bọn họ ngó mắt tới.
Dương Quảng đi tây tuần, ở sông Lạc, chỉ huy cao nhất không phải là Trưởng Tôn Thịnh thì có thể là ai?
Ngôn Khánh vội vàng tới hỏi:
- Đại tướng quân mời ta đi qua, không biết có gì phân phó?
- Đại tướng quân nói, Trịnh thiếu gia đi qua dĩ nhiên sẽ minh bạch.
- Bao giờ thì qua?
- Buổi trưa ngày mai.
Trịnh Ngôn Khánh gật nhẹ đầu:
- Về nói với đại tướng quân, Trịnh Ngôn Khánh sẽ đúng giờ phó ước.
Mã Tam Bảo ứng tiếng rồi khom người lui ra.
Trịnh Ngôn Khánh gọi Từ Thế Tích tới nói với hắn là hôm nay không thể nào tụ hội. Từ Thế Tích cũng nghe loáng thoáng nên cũng không trách cứ Trịnh Ngôn Khánh, trái lại đối với việc Trịnh Ngôn Khánh có thể bái nhập Phích Lịch đường hắn vô cùn cao hứng, dù sao Từ Thế Tích hiểu rõ tình cảnh trước mắt cảu Trịnh Ngôn Khánh, đừng nhìn hắn chiến thắng Mạch Tử Trọng, đoạt được danh hiệu Vân Kỵ Úy, những quyền quý kia vẫn không e ngại gì hắn, nếu Ngôn Khánh ở Lạc Dương có Trưởng Tôn Thịnh làm ô dù thì tình hình sẽ được cải thiện hơn nhiều.
- Ngôn Khánh, đại tướng quân đã mời ngươi qua thì ngươi cũng không thể đi tay không.
- A, Từ đại ca nói có lý.
Lễ vật không thể thiếu được.
Ở Lạc Dương mọi người đều biết Trưởng Tôn Thịnh chưa bao giờ thu lễ vật, nhưng Trịnh Ngôn Khánh cũng không thể đi tay không.
Nhưng mang cái gì qua đây?
Những vật bình thường, Trưởng Tôn Thịnh nhất định không để vào mắt.
Người như Trưởng Tôn Thịnh chắc hẳn có hứng thú với ngựa, Trịnh Ngôn Khánh có nhưng không nỡ mang đi tặng. Binh khí, Trịnh Ngôn Khánh ngay cả một thanh cực phẩm mã giáo cũng không có thì lấy gì tặng cho Trưởng Tôn Thịnh.
Từ Thế Tích bày mưu tính kế cuối cùng cũng nghĩ ra một lễ vật phù hợp.
Nhìn thấy thời gian sắp tới, Trịnh Ngôn Khánh căn răng một cái rồi chạy lên trên lầu.
Từ Thế Tích theo hắn đi lên, chỉ thấy Trịnh Ngôn Khánh ở trước thư án trải rộng một tờ giấy, ngâm đầy mực vào bút rồi bắt đầu múa thành văn.
Phụng thì minh nguyệt hán thì quan,
Vạn lý trường chinh nhân vị hoàn
Kim hữu long thành phi tương tại,
Hồ mã chẩm cảm độ quan sơn
Ngôn Khánh viết xong thì Từ Thế Tích cũng cất tiếng đọc.
Hắn liên tục gật đầu, bài thơ này nói về công lao sự nghiệp của Đại tướng quân.
Hoàn toàn chính xác, Trưởng Tôn Thịnh chủ yếu là đánh giặc Đột Quyết, công lao sự nghiệp vô cùng to lớn