Trần Uyển không nghĩ tới khi về đến nhà chào đón cô là một trận sóng to gió lớn.
Bình thường giờ này có lẽ mẹ còn chưa dậy, nhưng vừa vào cửa cô đã nhìn thấy mẹ ngồi ở sô pha, sắc mặt u ám.
Mẹ hỏi: “Đêm qua con ở đâu?”
Trần Uyển: “Nhà bạn ạ. Muộn quá nên con ngại về.” Cô định đi vào phòng, ai ngờ mẹ đứng lên, chỉ vào cô mắng: “Con còn dám nói dối? Đường đường là một đứa con gái mà không biết xấu hổ!”
Trần Uyển: “Sao con lại không biết xấu hổ chứ?”
Mẹ cô nổi giận: “Con qua đêm ở nhà đàn ông là như thế nào, cậu ta là thứ gì?”
Trần Uyển: “Anh ấy là thứ gì ư?”
Mẹ cô không nhịn được nữa, hét lớn: “Cậu ta chỉ là một thằng đánh cá trên sông! Một thằng ngư dân! Đừng cho là mẹ không biết gì hết, con ôm ôm ấp ấp thằng đó ở bờ sông, mẹ và mọi người khiêu vũ trên quảng trường đều thấy hết! Toàn bộ mọi người đều nói này nọ! Thật mất mặt! Đời này mẹ không cầu hơn người. Mẹ nuôi dưỡng được một sinh viên hàng hiệu, cô con gái ngoan, nhân viên trong công ty lớn, thế mà lại quay về cái thị trấn nhỏ này tìm một thằng ngư dân! Còn ngủ với nó! Thôi xong rồi, mẹ còn sống làm gì, đời này hỏng rồi! Hu hu hu!” Bà không ngừng gào khóc.
Trần Uyển im lặng một lát mới lên tiếng: “Mẹ, anh ấy đâu có như mẹ nói. Anh ấy rất tốt, rất có trách nhiệm. Mẹ đừng kích động, không việc gì phải đòi sống đòi chết.”
Mẹ cô nghe thấy lại nổi giận: “Có trách nhiệm? Trách nhiệm gì? Nó mua nổi nhà ở Bắc Kinh không? Đừng nói là ở Bắc Kinh, nó có nhà ở đây sao? Chỉ cần có một ngôi nhà mẹ sẽ cho con lấy nó! Uyển Uyển con hồ đồ đủ chưa? Mẹ hỏi con, chẳng lẽ con tính ở lại đây sao? Sao hai đứa có thể chứ? Con biết rõ là không thể mà còn qua lại với nó làm gì? Con mê nó ở điểm nào? Là bộ dạng đẹp mắt của nó sao? Nó mê hoặc con, ép buộc con sao?”
Trần Uyển cảm thấy không thể nói chuyện được với mẹ, đi thẳng luôn vào phòng, khóa cửa lại, đeo tai nghe. Lặng lẽ nằm trên giường, không biết qua bao lâu, mới cảm thấy bên ngoài yên tĩnh trở lại, nhưng vẫn còn mơ hồ nghe thấy tiếng khóc nức nở của mẹ. Đột nhiên cô cảm thấy mệt mỏi, ngay cả tin nhắn của Minh Đạm gửi tới cũng không muốn xem, có lẽ là do tối qua quá mệt nên cô ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh ngủ đã qua giữa trưa, Trần Uyển cảm thấy suy nghĩ đã vô cùng tỉnh táo. Nên làm như thế nào, trong đầu cô đã rõ ràng. Thứ nhất, tạm thời không tranh cãi với mẹ. Không phải sợ, mẹ sẽ không làm được gì cô hết. Trước nay đều là như vậy, mẹ luôn mềm lòng, không nên chọc tức mẹ. Thứ hai, chuyện này có liên quan đến tương lai, cô phải nói chuyện với Minh Đạm.
Trước đêm Trần Uyển rời đi, thời tiết rất tốt. Ánh trăng tỏa sáng trên bầu trời, chiếu sáng mặt nước. Trần Uyển nằm trên chiếc giường nhỏ với Minh Đạm, anh hỏi: “Ngày mai khi nào đi?”
Trần Uyển: “Tám giờ sáng mai đi xe buýt đến Trường Sa, buổi chiều bay về Bắc Kinh.”
Minh Đạm: “Trả lại vé xe đi, ngày mai anh lái xe đưa em đến Trường Sa.”
Trần Uyển lại cười: “Anh có tính toán gì cho tương lai không? Vẫn đánh cá sao? Có phải sẽ bị chịu ảnh hưởng do mùa và mỗi năm không?”
Cô hỏi hơi kín đáo, đó là sự kiêu ngạo của cô.
Minh Đạm cười: “Có chứ. Thực ra thu nhập nghề này không cao, anh chỉ vì hứng thú thôi. Anh thích cuộc sống như vậy. Mỗi ngày ở trên sông, từ từ nhìn mặt trời mọc rồi lặn. Anh cảm thấy đời này không cần phải được chăng hay chớ, ép buộc bản thân, không phải sống theo cách nhìn của người đời.”
Trần Uyển thầm nói trong lòng: Em cũng thích.
Cô lại hỏi: “Em làm việc ở gần Bắc Ba Hoàn tại Bắc Kinh. Anh từng đến Bắc Kinh chưa?”
Minh Đạm: “Từng đến rồi.”
“Có thích không?”
Minh Đạm: “Nói thật là không thích. Quá nhiều xe và người. Thỉnh thoảng nhìn thấy những người đó cảm thấy bọn họ sống quá vội vàng. Anh không thích đi làm, đời này đừng ai ép anh phải làm việc theo kiểu chín giờ đi làm năm giờ tan sở.”
Trần Uyển vươn tay sờ thuốc ở đầu giường, vừa hút được một hơi đã bị Minh Đạm lấy đi. Anh hút thuốc, cũng không đưa lại cho cô, chỉ vuốt tóc và xoa mặt cô, mỉm cười. Trần Uyển cũng cười, lại hỏi: “Vậy anh có kế hoạch gì cho tương lai không?”
Cách làn khói, Minh Đạm nhìn vào mắt cô. Anh nói: “Uyển Uyển, anh thừa nhận bản thân không thích lập kế hoạch gì cho tương lai. Anh tin đời người luôn thay đổi, sẽ có lúc hợp tan. Cho nên nếu để anh đo đạc tương lại, thì đó sẽ không phải là kế hoạch viết trên giấy hay máy tính. Mỗi năm, từng mùa, thậm chí mỗi ngày cảm nhận hoặc lý tưởng của chúng ta đều thay đổi. Anh chỉ muốn mỗi khắc làm theo con tim mình mách bảo thôi.”
Trời đã khuya, Minh Đạm đưa Trần Uyển về dưới nhà.
Trần Uyển ôm anh một chút, “Minh Đạm, tạm biệt.”
Minh Đạm khẽ hôn trán cô: “Tạm biệt.”
Hai người buông ra, Trần Uyển mới đi được hai bước, lại bị anh kéo vào trong lòng ôm chặt.
Lúc này, trong lòng Trần Uyển đột nhiên hơi khó chịu, như thể có dự cảm nào đó, cô sắp sửa mất đi thứ gì đó.
Sáng sớm hôm sau, Trần Uyển nhắn tin cho Minh Đạm: “Hôm nay em không ngồi xe của anh được rồi. Em phải đến Trường Sa với mẹ, mẹ sẽ ở đó chơi mấy ngày.”
Minh Đạm nhắn lại: “Ừ.”
Trần Uyển đổi vé xe thành bảy giờ sáng, một mình ngồi xe rời đi.
Trần Uyển không nghĩ tới khi về đến nhà chào đón cô là một trận sóng to gió lớn.
Bình thường giờ này có lẽ mẹ còn chưa dậy, nhưng vừa vào cửa cô đã nhìn thấy mẹ ngồi ở sô pha, sắc mặt u ám.
Mẹ hỏi: “Đêm qua con ở đâu?”
Trần Uyển: “Nhà bạn ạ. Muộn quá nên con ngại về.” Cô định đi vào phòng, ai ngờ mẹ đứng lên, chỉ vào cô mắng: “Con còn dám nói dối? Đường đường là một đứa con gái mà không biết xấu hổ!”
Trần Uyển: “Sao con lại không biết xấu hổ chứ?”
Mẹ cô nổi giận: “Con qua đêm ở nhà đàn ông là như thế nào, cậu ta là thứ gì?”
Trần Uyển: “Anh ấy là thứ gì ư?”
Mẹ cô không nhịn được nữa, hét lớn: “Cậu ta chỉ là một thằng đánh cá trên sông! Một thằng ngư dân! Đừng cho là mẹ không biết gì hết, con ôm ôm ấp ấp thằng đó ở bờ sông, mẹ và mọi người khiêu vũ trên quảng trường đều thấy hết! Toàn bộ mọi người đều nói này nọ! Thật mất mặt! Đời này mẹ không cầu hơn người. Mẹ nuôi dưỡng được một sinh viên hàng hiệu, cô con gái ngoan, nhân viên trong công ty lớn, thế mà lại quay về cái thị trấn nhỏ này tìm một thằng ngư dân! Còn ngủ với nó! Thôi xong rồi, mẹ còn sống làm gì, đời này hỏng rồi! Hu hu hu!” Bà không ngừng gào khóc.
Trần Uyển im lặng một lát mới lên tiếng: “Mẹ, anh ấy đâu có như mẹ nói. Anh ấy rất tốt, rất có trách nhiệm. Mẹ đừng kích động, không việc gì phải đòi sống đòi chết.”
Mẹ cô nghe thấy lại nổi giận: “Có trách nhiệm? Trách nhiệm gì? Nó mua nổi nhà ở Bắc Kinh không? Đừng nói là ở Bắc Kinh, nó có nhà ở đây sao? Chỉ cần có một ngôi nhà mẹ sẽ cho con lấy nó! Uyển Uyển con hồ đồ đủ chưa? Mẹ hỏi con, chẳng lẽ con tính ở lại đây sao? Sao hai đứa có thể chứ? Con biết rõ là không thể mà còn qua lại với nó làm gì? Con mê nó ở điểm nào? Là bộ dạng đẹp mắt của nó sao? Nó mê hoặc con, ép buộc con sao?”
Trần Uyển cảm thấy không thể nói chuyện được với mẹ, đi thẳng luôn vào phòng, khóa cửa lại, đeo tai nghe. Lặng lẽ nằm trên giường, không biết qua bao lâu, mới cảm thấy bên ngoài yên tĩnh trở lại, nhưng vẫn còn mơ hồ nghe thấy tiếng khóc nức nở của mẹ. Đột nhiên cô cảm thấy mệt mỏi, ngay cả tin nhắn của Minh Đạm gửi tới cũng không muốn xem, có lẽ là do tối qua quá mệt nên cô ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh ngủ đã qua giữa trưa, Trần Uyển cảm thấy suy nghĩ đã vô cùng tỉnh táo. Nên làm như thế nào, trong đầu cô đã rõ ràng. Thứ nhất, tạm thời không tranh cãi với mẹ. Không phải sợ, mẹ sẽ không làm được gì cô hết. Trước nay đều là như vậy, mẹ luôn mềm lòng, không nên chọc tức mẹ. Thứ hai, chuyện này có liên quan đến tương lai, cô phải nói chuyện với Minh Đạm.
Trước đêm Trần Uyển rời đi, thời tiết rất tốt. Ánh trăng tỏa sáng trên bầu trời, chiếu sáng mặt nước. Trần Uyển nằm trên chiếc giường nhỏ với Minh Đạm, anh hỏi: “Ngày mai khi nào đi?”
Trần Uyển: “Tám giờ sáng mai đi xe buýt đến Trường Sa, buổi chiều bay về Bắc Kinh.”
Minh Đạm: “Trả lại vé xe đi, ngày mai anh lái xe đưa em đến Trường Sa.”
Trần Uyển lại cười: “Anh có tính toán gì cho tương lai không? Vẫn đánh cá sao? Có phải sẽ bị chịu ảnh hưởng do mùa và mỗi năm không?”
Cô hỏi hơi kín đáo, đó là sự kiêu ngạo của cô.
Minh Đạm cười: “Có chứ. Thực ra thu nhập nghề này không cao, anh chỉ vì hứng thú thôi. Anh thích cuộc sống như vậy. Mỗi ngày ở trên sông, từ từ nhìn mặt trời mọc rồi lặn. Anh cảm thấy đời này không cần phải được chăng hay chớ, ép buộc bản thân, không phải sống theo cách nhìn của người đời.”
Trần Uyển thầm nói trong lòng: Em cũng thích.
Cô lại hỏi: “Em làm việc ở gần Bắc Ba Hoàn tại Bắc Kinh. Anh từng đến Bắc Kinh chưa?”
Minh Đạm: “Từng đến rồi.”
“Có thích không?”
Minh Đạm: “Nói thật là không thích. Quá nhiều xe và người. Thỉnh thoảng nhìn thấy những người đó cảm thấy bọn họ sống quá vội vàng. Anh không thích đi làm, đời này đừng ai ép anh phải làm việc theo kiểu chín giờ đi làm năm giờ tan sở.”
Trần Uyển vươn tay sờ thuốc ở đầu giường, vừa hút được một hơi đã bị Minh Đạm lấy đi. Anh hút thuốc, cũng không đưa lại cho cô, chỉ vuốt tóc và xoa mặt cô, mỉm cười. Trần Uyển cũng cười, lại hỏi: “Vậy anh có kế hoạch gì cho tương lai không?”
Cách làn khói, Minh Đạm nhìn vào mắt cô. Anh nói: “Uyển Uyển, anh thừa nhận bản thân không thích lập kế hoạch gì cho tương lai. Anh tin đời người luôn thay đổi, sẽ có lúc hợp tan. Cho nên nếu để anh đo đạc tương lại, thì đó sẽ không phải là kế hoạch viết trên giấy hay máy tính. Mỗi năm, từng mùa, thậm chí mỗi ngày cảm nhận hoặc lý tưởng của chúng ta đều thay đổi. Anh chỉ muốn mỗi khắc làm theo con tim mình mách bảo thôi.”
Trời đã khuya, Minh Đạm đưa Trần Uyển về dưới nhà.
Trần Uyển ôm anh một chút, “Minh Đạm, tạm biệt.”
Minh Đạm khẽ hôn trán cô: “Tạm biệt.”
Hai người buông ra, Trần Uyển mới đi được hai bước, lại bị anh kéo vào trong lòng ôm chặt.
Lúc này, trong lòng Trần Uyển đột nhiên hơi khó chịu, như thể có dự cảm nào đó, cô sắp sửa mất đi thứ gì đó.
Sáng sớm hôm sau, Trần Uyển nhắn tin cho Minh Đạm: “Hôm nay em không ngồi xe của anh được rồi. Em phải đến Trường Sa với mẹ, mẹ sẽ ở đó chơi mấy ngày.”
Minh Đạm nhắn lại: “Ừ.”
Trần Uyển đổi vé xe thành bảy giờ sáng, một mình ngồi xe rời đi.