Dần dần, việc đám đàn ông tránh không sử dụng phòng vệ sinh nam tầng bốn tư trở nên hơi lộ liễu. Tôi chỉ trông thấy hai, ba người hoảng hốt chạy vào đó, hoặc nữa là ông phó chủ tịch. Tôi nghĩ chính ông này đã nổi giận vì việc tẩy chay của nhân viên nam và báo cáo với ban lãnh đạo.
Đây rõ ràng là một vấn đề thực sự mang tính chiến lược đối với họ: dù những nhân vật quyền lực của công ty có độc đoán đến đâu thì cũng không thể lệnh cho các nhân viên đi thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của họ ở tầng làm việc của mình chứ không được đi xuống tầng dưới. Tuy nhiên, họ cũng không thể tha thứ cho hành động phá hoại ngấm ngầm này. Vậy là phải phản ứng lại. Nhưng như thế nào đây?
Hiển nhiên tôi lại phải chịu trách nhiệm về vụ việc tệ hại này. Fubuki vào phòng the của chúng tôi và nói với vẻ hết sức dữ dằn:
- Không thể tiếp tục như vậy. Cô lại một lần nữa làm phiền những người xung quanh cô.
- Tôi lại làm gì nữa đây?
- Cô thừa biết.
- Thề với cô là tôi không biết.
- Cô không nhận thấy là hội đàn ông không dám lui tới phòng vệ sinh nam của tầng bốn tư nữa à? Họ phải mất thời gian đi tới các tầng khác. Cô ở đó làm họ xấu hổ.
- Tôi hiểu rồi. Nhưng không phải tôi đã chọn việc đứng ở đó. Cô thừa biết như vậy.
- Láo lếu! Giá như cô biết cách sử xự cho có phẩm giá thì đã không xảy ra những việc như thế.
Tôi nhíu mày:
- Phẩm giá của tôi thì có liên quan gì ở đây?
- Nếu cô nhìn đàn ông đi vào bồn vệ sinh theo cách như cô đang nhìn tôi đây thì quả là dễ hiểu thái độ của họ.
Tôi bật cười:
- Cô yên tâm đi, tôi không hề nhìn họ.
- Vậy sao họ lại cảm thấy bất tiện thế?
- Bình thường thôi. Đơn giản là sự có mặt của người khác giới cũng đủ để làm họ ngượng.
- Thế sao cô không rút ra bài học cần thiết?
- Cô muốn tôi rút ra bài học gì?
- Đừng có mặt ở đó nữa!
Mặt mày tôi hớn hở:
- Tôi không phải dọn nhà vệ sinh nam nữa hả? ôi, cám ơn!
- Tôi không nói thế!
- Thế thì tôi không hiểu.
- Tức là khi có đàn ông vào, thì cô đi ra. Và cô đợi cho họ đi ra thì cô lại vào.
- Đồng ý. Nhưng lúc tôi đang ở phòng vệ sinh nữ thì làm sao tôi biết được ở bên nam có người hay không. Trừ phi là...
- Cái gì?
Tôi làm vẻ hết sức ngây thơ ngốc nghếch.
- Tôi có ý thế này! Chỉ cần lắp một máy camera bên phòng vệ sinh nam và một màn hình theo dõi bên phòng nữ là được. Như thế, tôi luôn biết khi nào có thể sang được!
Fubuki trố mắt nhìn tôi:
- Máy camera trong phòng vệ sinh nam ư? Cô có suy nghĩ kỹ trước khi nói không đấy?
- Cứ miễn các quý ông không biết là được! - Tôi tiếp tục ngây thơ nói.
- Cô im đi! Cô đúng là ngu thật!
- Hy vọng thế. Cứ nghĩ xem nếu cô giao công việc này cho một người thông minh thì sao nhỉ!
- Cô có quyền gì mà trả lời tôi thế hả?
- Tôi còn sợ gì nữa cơ chứ? Cô không thể chuyển tôi sang làm một công việc thấp hơn được nữa.
Nói điều này là tôi đã đi quá xa. Tôi nghĩ cấp trên của tôi bị nhồi máu cơ tim. Cô ta nhìn như muốn đấm vào mặt tôi.
- Coi chừng đấy! Cô còn chưa biết chuyện gì sẽ đến với cô đâu.
- Nói tôi hay đi.
- Hãy liệu hồn. Liệu mà xéo khỏi phòng vệ sinh nam khi có người vào đó nghe chưa. Cô ta đi ra. Tôi tự hỏi liệu cô ta đe dọa tôi thật hay chỉ để nạt tôi thôi.
Vậy là tôi tuân theo điều cảnh báo vừa ban, cảm thấy nhẹ nhõm khi bớt phải qua lại một nơi mà, trong suốt hai tháng trời, tôi đã có cơ hội hiếm hoi để phát hiện ra rằng đàn ông Nhật chẳng lấy gì làm tao nhã.
Phụ nữ Nhật sống trong nỗi sợ phải kìm hãm tiếng nước tiểu của mình bao nhiêu thì đàn ông Nhật lại ít bận tâm tới điều này bấy nhiêu.
Dù ít lui tới đó, tôi vẫn nhận ra một điều là các nhân viên của bộ phận sản phẩm sữa không lặp lại thói quen của mình ở tầng bốn tư: họ vẫn tiếp tục tẩy chay phòng vệ sinh nam của tầng mình do có sếp trực tiếp ủng hộ. cầu trời phù hộ cho ông Tenshi.
Quả thực, từ khi tôi được bổ nhiệm vào công việc này, đi vệ sinh ở công ty đã trở thành một hành động mang tính chính trị.
Người nào còn tiếp tục lui tới phòng vệ sinh của tầng bốn tư có nghĩa là: “Sự phục tùng của tôi đối với cấp trên là tuyệt đối; với tôi, việc người ta hạ nhục người nước ngoài chẳng có nghĩa lý gì. Vả chăng, những người này chẳng có chỗ trong công ty Yumimoto.”
Người từ chối đi vào đó thì thể hiện quan điểm sau: “Làm theo lệnh các cấp trên không ngăn tôi giữ nguyên tính phê bình của mình đối với một số các quyết định của họ. Mặt khác, tôi nghĩ rằng Yumimoto nên tuyển những người nước ngoài vào làm ở một số vị trí lãnh đạo nơi họ có thể có ích cho chúng tôi.”
Nhà vệ sinh chưa bao giờ biến thành đấu trường cho một cuộc tranh luận tư tưởng với thách thức cơ bản đến thế.
Mọi sự tồn tại đều phải trải qua một ngày khủng hoảng sâu sắc, chia cuộc đời ta ra làm hai, trước và sau cái ngày đáng nhớ đó, cái ngày mà chỉ thoáng nghĩ đến thôi cũng đủ khiến ta thấy sững người trong nỗi sợ phi lý, thú vật và không thể nguôi ngoai.
Phòng vệ sinh nữ của công ty là cả một kỳ quan bởi nó được chiếu sáng nhờ tấm kính cửa sổ rộng mênh mông. Cái cửa sổ toàn bằng kính này chiếm một vị trí to lớn trong thế giới của tôi: tôi đứng hàng giờ ở đó, trán gí sát vào cửa kính, để chơi trò thả mình bằng mắt vào khoảng không. Tôi thấy cơ thể mình rơi xuống; bị cuốn vào cảm giác rơi xuống tới mức cảm thấy váng vất. Vì lẽ đó, tôi mới khẳng định rằng tôi không hề mảy may buồn khi làm công việc này.
Tôi đang say sưa với trò bay qua cửa sổ thì lại nổ ra một tấn bi kịch mới. Tôi nghe thấy tiếng cửa mở phía sau. Chỉ có thể là Fubuki; song, không phải là tiếng mở cửa nhanh gọn của kẻ tra tấn tôi. Tiếng mở như thể cánh cửa bị vặn ngược lại. Và tiếng bước chân tiếp đó không phải là tiếng guốc mà là tiếng bước nặng trịch và dữ dội của người tuyết đang lên cơn động dục.
Mọi thứ xảy ra rất nhanh và tôi chỉ kịp quay lại đã thấy cả súc thịt của lão phó chủ tịch lao vào người mình.
Tôi sững sờ trong tích tắc (“Trời ơi! Một người đàn ông trong chừng mực mà gã béo phì này còn là một người đàn ông - Vào nhà vệ sinh nữ”) rồi hoảng sợ mãi về sau.
Lão ta nắm lấy tôi như King Kong túm cô bé tóc vàng và lôi tôi ra ngoài. Tôi như một thứ đồ chơi trong tay lão ta. Tôi sợ hãi tột độ khi bị lão lôi sang phòng vệ sinh nam.
Đầu tôi chợt nghĩ tới những lời đe dọa của Fubuki: “Cô còn chưa biết chuyện gì sẽ đến với cô đâu.” Cô ta đã không hủ dọa tôi. Tôi sẽ phải trả giá cho tội lỗi của mình. Tim tôi ngừng đập. Đầu tôi viết chúc thư.
Tôi nhớ là mình đã nghĩ: “Hắn sắp cưỡng hiếp và sẽ sát hại mình. Đúng thế, nhưng hắn sẽ làm việc nào trước? Cầu mong cho hắn giết mình trước!”
Một người đàn ông đang rửa tay ở bồn rửa. Hỡi ôi, sự có mặt của người thứ ba này dường như chẳng thay đổi được gì ý định của ông Omochi. Lão ta mở cửa một ngăn vệ sinh và quẳng tôi lên bệ xí.
“Giờ của mi đã điểm”, tôi tự nhủ.
Lão ta bắt đầu rống lên giật cục ba âm tiết một. Tôi kinh hãi tới mức chẳng hiểu nổi: tôi nghĩ nó giống tiếng thét xung trận của những phi công Nhật cảm tử trước khi lao vào máy bay địch, trong trường hợp này là của bạo lực tình dục.
Cơn cuồng nộ lên đến tột đỉnh, lão ta tiếp tục hét ba thứ âm này. Một tia sáng lóa lên trong đầu và tôi chợt hiểu mấy tiếng òng ọc của lão:
- No pêpâ! No pêpâ!
Trong tiếng Nhật kiểu Mỹ có nghĩa là:
- Không có giấy! Không có giấy!
Hóa ra lão phó chủ tịch đã chọn cách tế nhị này để báo cho tôi biết chỗ này hết giấy vệ sinh.
Tôi hộc tốc lao ra chỗ nhà kho mà tôi có chìa khóa và chạy vội lại, chân run lẩy bẩy, hai tay ôm đầy những cuộn giấy, ông Omochi nhìn tôi đặt chúng vào chỗ, hét vào mặt tôi lời gì đó mà chắc chắn không phải là lời khen, ném tôi ra ngoài và giấu mình trong ngăn vệ sinh giờ đã có đủ giấy.
Tâm hồn tan nát, tôi ẩn mình trong phòng vệ sinh nữ. Tôi ngồi xổm trong một góc và khóc như chưa hề được khóc. Dường như ngẫu nhiên, Fubuki lại chọn đúng lúc này để vào đánh răng. Nhìn qua gương, tôi thấy cô ta, miệng đầy bọt thuốc đánh răng, đang nhìn tôi khóc nức nở. Mắt cô ta sáng lên vẻ khoái trá.
Trong giây lát, tôi căm thù cấp trên của tôi tới mức mong cô ta chết đi cho rồi. Chợt nghĩ tới sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa cái họ của cô ta và một từ La tinh chợt đến đúng lúc, tôi suýt hét lên với cô ta: “Memento mori(1)!” Sáu năm trước, tôi mê mẩn một bộ phim Nhật có tên là Furyo tựa đề tiếng Anh là Merry Christmas, mister Lawrence (Chúc mừng lễ Giáng sinh, thưa ông Lavvrence). Chuyện xảy ra trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương, khoảng năm 1944. Một nhóm binh lính Anh bị bắt làm tù binh trong một doanh trại quân đội của Nhật. Giữa một lính Anh (do David Bowie đóng) và một sĩ quan Nhật (do Ryuichi Sakamoto đóng) nảy sinh mối quan hệ mà một số sách giáo khoa gọi là “quan hệ nghịch lý”.
Có lẽ do hồi ấy tôi còn quá trẻ nên thấy bộ phim này của đạo diễn Oshima cực kỳ ấn tượng, nhất là những cảnh đối đầu khó khăn giữa hai nhân vật chính. Và bộ phim kết thúc bằng việc viên sĩ quan người Nhật kết án tử hình người lính Anh.
Một trong những cảnh hay nhất của bộ phim dài này là đoạn cuối, lúc tay sĩ quan Nhật đến ngắm nghía nạn nhân của anh ta đang phút hấp hối. Anh ta đã chọn hình thức tử hình là vùi cả người nạn nhân trong cát và chỉ cho nhô ra cái đầu giữa trời nắng: cái mẹo tài tình này giết người tử tù bằng ba cách - đói, khát và say nắng.
Quyết định này càng tỏ ra thích đáng hơn khi người lính Anh tóc vàng có màu da dễ bị cháy nắng. Và khi viên sĩ quan, cứng nhắc và trang nghiêm, đến mặc niệm bên đối tượng của mối “quan hệ nghịch lý” của anh ta, khuôn mặt của người chết đã giống như miếng thịt bò bị nướng cháy sém, và hơi đen xạm đi. Hồi đó tôi mười sáu tuồi và thấy cách chết này dường như là một bằng chứng đẹp về tình yêu.
Tôi không thể ngăn mình hình dung có một mối liên hệ giữa câu chuyện này và nỗi gian truân của tôi trong công ty Yumimoto. Đương nhiên, hình phạt tôi phải hứng chịu có khác, song tôi vẫn là tù binh chiến tranh trong một trại của Nhật và kẻ tra tấn tôi cũng đẹp ít ra là bằng Ryuichi Sakamoto.
Một hôm, khi cô ta đang rửa tay, tôi hỏi cô ta đã xem bộ phim này chưa. Cô ta gật đầu. Chắc ngày hôm đó là ngày bạo dạn nên tôi mới nói tiếp thế này:
- Cô thích không?
- Nhạc phim hay. Tiếc là chuyện trong phim lại là bịa.
(Fubuki theo quan điểm xét lại mềm mỏng một cách vô thức, như rất nhiều thanh niên của đất nước Mặt trời Mọc. Quan điểm này cho rằng người Nhật chẳng có lỗi gì trong cuộc chiến vừa qua và việc họ xâm lấn châu Á là nhằm bảo vệ những người dân bản địa chống lại ách Quốc xã. Tôi chẳng có tư cách gì mà tranh luận với cô ta.)
- Tôi nghĩ là phải thấy ở đó một phép ẩn dụ, - tôi chỉ biết nói tiếp như vậy.
- Một phép ẩn dụ gì?
- Về quan hệ với người khác. Chẳng hạn, quan hệ giữa cô và tôi đây.
Cô ta nhìn tôi bối rối, vẻ như tự nhủ cái con đầu óc tàn tật này lại còn nghĩ ra trò gì nữa đây.
- Đúng đấy, - tôi nói tiếp. - Cô và tôi cũng khác nhau như Ryuichi Sakamoto và David Bovvie. Phương Đông và phương Tây. Đằng sau xung đột bề ngoài là cùng một sự quan tâm tìm hiểu nhau, là cùng những sự hiểu nhầm trong đó ẩn chứa niềm khát khao thực sự được thấu hiểu nhau.
Dù rất cố gắng lựa từng câu chữ, tôi vẫn nhận ra là mình đã đi quá xa.
- Không, - Cấp trên của tôi nói một cách điềm nhiên.
- Vì sao?
Cô ta sẽ đáp trả gì đây? Có biết bao nhiêu là cách trả lời: “Tôi chẳng thấy tò mò chút nào về cô”, hoặc “tôi không hề mong muốn hòa hợp với cô”, hoặc “cô thật quá vênh váo khi dám so sánh số phận mình với số phận của một tù binh chiến tranh!”, hoặc nữa “giữa hai nhân vật này có cái gì đó rối loạn mà dù sao tôi cũng không thấy có liên quan gì đến mình.”
Nhưng không. Fubuki là người rất khéo léo. Bằng một giọng lịch sự và lấp lửng, cô ta chỉ đưa ra cho tôi một câu trả lời có lẽ sẽ rất đanh thép nếu không được nói bằng vẻ lịch sự:
- Tôi thấy cô không giống với David Bovvie. Phải thừa nhận là cô ta nói đúng.
Rất hiếm khi tôi nói ở cái vị trí công việc mà từ đó trở đi là của tôi này. Tôi không bị cấm nói, song có một quy định bất thành văn ngăn tôi làm điều đó. Kỳ cục là khi người ta thi hành cái nhiệm vụ không lấy gì làm sáng láng ấy thì cách duy nhất đề giữ thề diện là im lặng.
Quả vậy, nếu một người con gái lau nhà vệ sinh mà ba hoa thì người ta sẽ dễ nghĩ rằng cô ta cảm thấy thoải mái với công việc này, và rằng cô ta đang ở đúng vị trí của mình và rằng công việc này làm cô ta hoan hỉ đến độ muốn líu lo như chim hót.
Trái lại, nếu cô ta im lặng, thì có nghĩa cô ta thấy công việc của mình như một hình thức hành xác của tu sĩ. Nép mình trong im lặng, cô ta hoàn thành sự chuộc tội của mình bằng việc ân xá tội lỗi của nhân loại. Bernanos(2) nói về tính tầm thường hiển nhiên của cái Ác; cô lao công dọn nhà vệ sinh hiểu được tính tầm thường hiển nhiên của việc đại tiện, cũng giống như mặt sau của nhiều sự bất công đáng tởm khác nữa.
Cô ta yên lặng nghĩa là cảm thấy ghê tởm. Cô ta là một nữ tu sĩ dòng Carmen(3) của nhà vệ sinh.
Cho nên tôi im lặng và suy nghĩ rất lung. Chẳng hạn, cho dù không giống David Bovvie, tôi vẫn thấy so sánh của mình là đúng. Rõ ràng là giữa hoàn cảnh của tôi và của anh ta có điểm chung. Bởi xét cho cùng, chắc chắn là tình cảm của Fubuki đối với tôi không được rõ ràng cho lắm nên cô ta mới có thể cho tôi làm cái công việc rác rưởi đến như vậy.
Cô ta còn có những nhân viên khác ngoài tôi ra. Tôi không phải là người duy nhất cô ta ghét và khinh thường. Cô ta có thể hành hạ nhiều người khác ngoài tôi. Vậy mà cô ta chỉ dồn mọi sự tàn bạo của mình về phía tôi. Đây chắc chắn là một sự ưu tiên.
Tôi quyết xem như là mình được chọn.
Những trang viết vừa qua hẳn làm cho mọi người tin rằng tôi không hề có cuộc sống khác bên ngoài Yumimoto. Không phải vậy. Ngoài công ty ra, tôi còn có một cuộc sống khác không hề trống rỗng và vô nghĩa.
Song tôi đã quyết định không nói tới nó ở đây. Trước tiên là bởi nó không liên quan gì tới chủ đề này. Sau đó là bởi căn cứ vào thời gian biểu của mình, thì cuộc sống riêng tư này rất bị hạn chế về thời gian.
Nhưng có một lý do khác, có nguyên nhân từ bệnh tâm thần phân liệt: khi ở trong nhiệm sở của mình, ở phòng vệ sinh trên tầng bốn tư của tòa nhà Yumimoto, lúc đang hì hụi kỳ cọ những vết bẩn do nhân viên nào đó để lại thì tôi không thể tưởng tượng được rằng bên ngoài cái tòa nhà này, cách đây mười một bến tàu điện ngầm, có một nơi mà ở đó mọi người rất yêu quý tôi, tôn trọng tôi và chẳng hề thấy có sự liên quan nào giữa tôi và cái bàn chải cọ nhà vệ sinh.
Khi đang ở chỗ làm việc mà chợt thoáng nghĩ tới phần cuộc sống ban đêm của mình, tôi chỉ có thể nghĩ như sau: “Không. Mi đã bịa ra ngôi nhà và những con người ấy. Nếu mi có cảm giác họ tồn tại từ trước khi mi nhận công việc mới này thì đó chỉ là ảo ảnh. Hãy mở mắt ra: da thịt của những người ngươi yêu quý này là gì so với sự bền vững mãi mãi của sứ vệ sinh? Hãy nhớ lại hình ảnh các thành phố bị ném bom: người chết, nhà cửa bị thiêu trụi, nhưng các nhà vệ sinh thì vẫn kiêu hãnh sừng sững ngẩng cao đầu, trên những ống dẫn dựng đứng. Khi ngày tận thế đến thì các thành phố sẽ không còn là gì ngoài những cánh rừng nhà vệ sinh. Căn phòng êm dịu nơi mi ngủ, những con người mi yêu thương, đó là những sản phẩm bù đắp cho tâm hồn mi. Những người làm nghề hèn kém thường tự tạo ra cho mình cái mà Nietzsche(4) gọi là “thế giới-hậu phương”, thiên đường ở cõi thế tục hay trên trời cao. Họ gắng tin vào cái thế giới đó để tự an ủi cho thân phận hẩm hiu của mình. Công việc của họ càng hèn kém thì khu vườn địa đàng trong tâm hồn của họ càng đẹp đẽ. Hãy tin ta: chẳng có gì tồn tại ngoài những phòng vệ sinh của tầng thứ bốn mươi tư. Mọi thứ là ở đây và ngay lúc này.”
Thế là tôi bước lại gần ô cửa sổ bằng kính khổng lồ, dõi mắt theo mười một bến tàu điện ngầm và nhìn về cuối chặng đường: chẳng thấy hay tưởng tượng nổi mái nhà nào ở đó. “Mi thấy chưa: cái nơi chốn yên tĩnh ấy là do mi tưởng tượng ra thôi.”
Tôi chỉ còn việc gí sát trán vào tấm cửa kính và tưởng tượng cảnh buông mình qua cửa sổ. Tôi là người duy nhất trên đời biết được điều kỳ diệu này: chính cái trò chơi thả mình qua cửa sổ đã cứu sống tôi.
Cho đến tận hôm nay, hẳn khắp thành phố vẫn còn đầy rẫy những mẩu xác thân tôi.
Nhiều tháng trôi qua. Mỗi ngày, thời gian lại mất đi tính bền vững của nó. Tôi không thể xác định nổi nó trôi nhanh hay chậm nữa. Trí nhớ tôi bắt đầu hoạt động như một cái cần gạt nước ở nhà xí. Đến tối thì tôi giật nước. Một cái bàn chải tưởng tượng xóa đi những vết nhơ bẩn cuối cùng.
Cái nghi thức lau chùi này chẳng có tác dụng gì, bởi cứ đến sáng thì cái chậu xí trong bộ óc của tôi lại bị vấy bẩn.
Theo nhận định của đa số mọi người thì phòng vệ sinh là nơi rất thuận lợi cho việc định tâm. Còn đối với tôi, người đã thành tu sĩ dòng Carmen ở đó thì đây là nơi để suy ngẫm. Và ở đó tôi đã hiểu ra một điều hết sức quan trọng: ở nước Nhật, sống đồng nghĩa với công ty.
Hẳn đây là một chân lý đã được ghi lại trong nhiều chuyên luận kinh tế viết về đất nước này. Song có cả một hàng rào ngăn cách khác biệt giữa việc đọc một câu văn trong tiểu luận và việc thực chứng nó. Tôi có thể thấm nhuần chân lý này có ý nghĩa thế nào đối với các thành viên của công ty Yumimoto và đối với tôi.
Nỗi đau khổ ê chề của tôi không tồi tệ hơn của họ. Chỉ có điều nó hèn kém hơn. Song điều đó không đủ sức khiến tôi thèm muốn vị trí của người khác. Họ cũng khốn khổ như tôi thôi.
Trong mắt tôi, những nhân viên kế toán phải làm mười giờ mỗi ngày để sao chép lại những con số chỉ là những nạn nhân bị hiến tế trên ban thờ thứ thần thánh chẳng có gì là vĩ đại hay huyền bí cả. Từ muôn đời nay, những người khiêm nhường đã hiến cả cuộc đời mình cho những chân lý vượt sức của họ: trước đây, ít ra họ cũng có thể giả tưởng một nguyên do bí ẩn nào đó cho sự hy sinh ấy. Giờ thì họ không thể mộng hão được nữa. Họ hy sinh cuộc sống chẳng để làm gì.
Nhật Bản là đất nước có tỷ lệ tự tử cao nhất, như mọi người đều biết, về phần mình, tôi ngạc nhiên là sao họ không tự tử thường xuyên hơn.
Ngoài thời gian làm trong công ty, thì điều gì chờ đợi những nhân viên kế toán với cái đầu óc chỉ toàn những con số? Cốc bia bắt buộc phải uống cùng với những người đồng nghiệp cũng rã rời như họ, hàng giờ chen chúc trên tàu điện ngầm, một người vợ đã buồn ngủ, những đứa con đã mệt phờ, cơn buồn ngủ hút lấy họ như cái bồn rửa hút nước, những kỳ nghỉ hiếm hoi mà không ai biết cách sử dụng: chẳng có gì đáng gọi là sống.
Điều tệ hại nhất là nghĩ rằng so sánh trên tầm thế giới thì những con người này lại được coi là những kẻ may mắn. Tháng Mười hai đến rồi, đây là tháng sẽ xin thôi việc. Từ này có lẽ hơi lạ: sắp tới ngày hết hạn hợp đồng của tôi, cho nên chẳng cần phải xin thôi việc. Nhưng thực ra cũng có đấy. Tôi không thể đành chờ đến tối ngày mùng 7 tháng Giêng năm 1991 và ra đi bằng cách bắt tay một vài người. Trên đất nước mà mới đây thôi, dù có hợp đồng hay không, người ta chẳng bao giờ rời bỏ công ty, không thể bỏ việc mà không phải làm vài thủ tục.
Để cho đúng với truyền thống, tôi phải trình đơn xin nghỉ việc cho tất cả các cấp, tức là phải trình bốn lần, và bắt đầu từ cấp thấp nhất: đầu tiên là trình cho Fubuki, tiếp đến là ông Saito, rồi đến ông Omochi, và cuối cùng là ông Haneda.
Tôi thầm chuẩn bị sẵn trong đầu cho việc này. Hiển nhiên là tôi phải để ý rất kỹ nguyên tắc quan trọng: không được phàn nàn.
Vả lại, cha tôi đã cảnh báo: trong bất kỳ trường hợp nào, nhất thiết không được để việc này làm xấu đi quan hệ tốt đẹp giữa Bỉ và đất nước Mặt trời Mọc. Vì vậy không được cho người khác biết việc một người Nhật của công ty đã đối xử không tốt với tôi. Những lý do duy nhất mà tôi có quyền nêu ra - bởi vì tôi sẽ phải giải thích lý do vì sao tôi từ bỏ một vị trí thuận lợi như vậy - Chỉ liên quan đến bản thân tôi thôi.
Nói một cách thuần logic thì nhờ việc này mà tôi đỡ phải lúng túng lựa chọn cách thích hợp: điều đó có nghĩa là tôi phải nhận lấy mọi sai lầm về mình. Một thái độ như vậy sẽ hơi lố, nhưng tôi tin là nhân viên của Yumimoto sẽ biết ơn khi thấy tôi áp dụng nó để giúp họ khỏi bị mất thể diện. Họ sẽ ngắt lời tôi mà phản đối: “Cô đừng nói không hay về mình, cô rất tốt mà!”
Tôi xin được nói chuyện với cấp trên của tôi. Cô ta cho tôi một cuộc hẹn vào cuối giờ chiều trong một phòng làm việc không có ai. Lúc gặp cô ấy, có con quỷ thì thầm trong đầu tôi: “Mi hãy nói với cô ta rằng, giống như bà Nước Tiểu, mi có thể kiếm nhiều tiền hơn ở nơi khác.” Tôi phải khó khăn lắm mới bịt được mõm cái con quỷ này và tôi đã suýt bật cười như điên khi ngồi xuống đối diện với người đẹp.
Con quỷ chọn ngay cái khoảnh khắc ấy để thì thào vào tai tôi cái gợi ý này: “Hãy nói với cô ta là mi chỉ ở lại nếu người ta cho đặt vào bệ xí một cái đĩa mà mỗi người sử dụng xong sẽ đặt vào đó năm mươi yên.”
Tôi phải thóp má để giữ vẻ nghiêm túc. Việc đó khó tới mức tôi không thể cất lời. Fubuki thở dài:
- Sao? Cô có việc gì cần nói với tôi?
Để giấu cái miệng đang thóp má, tôi cúi đầu xuống thấp hết sức, điều này khiến tôi mang vẻ nhún nhường, hẳn là làm cấp trên của tôi hài lòng lắm.
- Tôi sắp hết hạn hợp đồng và tôi hết sức lấy làm tiếc phải báo cho cô biết là tôi không thể ký tiếp.
Giọng tôi nghe phục tùng và sợ sệt, đúng giọng của một người cấp dưới chuẩn mực.
- Thế hả? Sao vậy? - Cô ta hỏi tôi giọng khô khốc.
Câu hỏi mới hay làm sao! Vậy là không phải mình tôi đang diễn kịch. Tôi bắt chước cô ta bằng câu trả lời hài hước sau:
- Công ty Yumimoto đã cho tôi vô số cơ hội quan trọng để tôi chứng tỏ khả năng của mình. Tôi biết ơn công ty mãi mãi. Thật tiếc là tôi không thể tỏ ra xứng đáng với vinh dự mà tôi đã được ban.
Tôi phải ngừng lại để thóp má lần nữa, vì thấy điều mình đang nói hài hước quá. Còn Fubuki dường như không thấy điều đó là buồn cười, vì cô ta nói:
- Đúng vậy. Theo cô thì vì sao cô không làm được?
Tôi không thể ngăn mình ngẩng phắt đầu lên nhìn cô ta ngỡ ngàng: Chẳng lẽ cô ta có thể hỏi là vì sao tôi không làm nổi công việc dọn nhà vệ sinh của công ty ư? Nhu cầu làm nhục tôi của cô ta lại quá mức thế sao? Và nếu đúng là như vậy thì những tình cảm cô ta dành cho tôi thực sự là gì nhỉ?
Nhìn thẳng vào mắt để có thể nhìn rõ phản ứng của cô ta, tôi buông một câu thật đắt:
- Vì tôi không đủ năng lực trí tuệ.
Năng lực trí tuệ nào mới lau được cái bệ xí bẩn, với tôi điều đó không quan trọng. Tôi chỉ muốn biết bằng chứng hạ mình lố bịch đến mức này có vừa ý kẻ tra tấn tôi không.
Vẻ mặt cô gái Nhật được giáo dục tử tế vẫn bất động và vô cảm, và chắc phải dùng tới máy đo địa chấn mới phát hiện được quai hàm cô ta đang rung nhẹ vì câu trả lời của tôi: Fubuki đang sung sướng lắm.
Cô ta vẫn đang rất khoái chí nên tiếp tục nói:
- Tôi cũng nghĩ vậy. Thế theo cô, đâu là nguồn gốc của sự thiếu khả năng này?
Câu trả lời tuôn ra dễ dàng. Tôi chế giễu:
- Đó là sự thấp kém của bộ óc phương Tây so với bộ óc của Nhật.
Sướng rơn vì sự ngoan ngoãn phục tùng của tôi, Fubuki đáp lại ra vẻ công bằng:
- Chắc là vậy. Song, không nên nói quá về sự thấp kém của bộ óc phương Tây trung bình. Cô không nghĩ là sự thiếu khả năng này chỉ đặc biệt xuất phát từ bộ óc kém cỏi của riêng cô à?
- Có chứ.
- Lúc đầu, tôi cứ nghĩ cô muốn phá hoại ngầm Yumimoto. Cô hãy thề là cô không cố tình tỏ ra ngu ngốc đấy chứ?
- Tôi thề đấy.
- Cô có ý thức việc mình bị tàn tật không?
- Có. Công ty Yumimoto đã giúp tôi nhận ra điều đó.
Vẻ mặt cấp trên của tôi vẫn không để lộ cảm xúc gì, nhưng qua giọng cô ta thì tôi cảm thấy miệng cô ta đang khô khốc. Tôi sung sướng là cuối cùng đã ban tặng cho cô ta một giây phút thăng hoa.
- Vậy ra công ty đã giúp ích cho cô rất nhiều.
- Tôi sẽ đội ơn công ty mãi mãi.
Dần dần, việc đám đàn ông tránh không sử dụng phòng vệ sinh nam tầng bốn tư trở nên hơi lộ liễu. Tôi chỉ trông thấy hai, ba người hoảng hốt chạy vào đó, hoặc nữa là ông phó chủ tịch. Tôi nghĩ chính ông này đã nổi giận vì việc tẩy chay của nhân viên nam và báo cáo với ban lãnh đạo.
Đây rõ ràng là một vấn đề thực sự mang tính chiến lược đối với họ: dù những nhân vật quyền lực của công ty có độc đoán đến đâu thì cũng không thể lệnh cho các nhân viên đi thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của họ ở tầng làm việc của mình chứ không được đi xuống tầng dưới. Tuy nhiên, họ cũng không thể tha thứ cho hành động phá hoại ngấm ngầm này. Vậy là phải phản ứng lại. Nhưng như thế nào đây?
Hiển nhiên tôi lại phải chịu trách nhiệm về vụ việc tệ hại này. Fubuki vào phòng the của chúng tôi và nói với vẻ hết sức dữ dằn:
- Không thể tiếp tục như vậy. Cô lại một lần nữa làm phiền những người xung quanh cô.
- Tôi lại làm gì nữa đây?
- Cô thừa biết.
- Thề với cô là tôi không biết.
- Cô không nhận thấy là hội đàn ông không dám lui tới phòng vệ sinh nam của tầng bốn tư nữa à? Họ phải mất thời gian đi tới các tầng khác. Cô ở đó làm họ xấu hổ.
- Tôi hiểu rồi. Nhưng không phải tôi đã chọn việc đứng ở đó. Cô thừa biết như vậy.
- Láo lếu! Giá như cô biết cách sử xự cho có phẩm giá thì đã không xảy ra những việc như thế.
Tôi nhíu mày:
- Phẩm giá của tôi thì có liên quan gì ở đây?
- Nếu cô nhìn đàn ông đi vào bồn vệ sinh theo cách như cô đang nhìn tôi đây thì quả là dễ hiểu thái độ của họ.
Tôi bật cười:
- Cô yên tâm đi, tôi không hề nhìn họ.
- Vậy sao họ lại cảm thấy bất tiện thế?
- Bình thường thôi. Đơn giản là sự có mặt của người khác giới cũng đủ để làm họ ngượng.
- Thế sao cô không rút ra bài học cần thiết?
- Cô muốn tôi rút ra bài học gì?
- Đừng có mặt ở đó nữa!
Mặt mày tôi hớn hở:
- Tôi không phải dọn nhà vệ sinh nam nữa hả? ôi, cám ơn!
- Tôi không nói thế!
- Thế thì tôi không hiểu.
- Tức là khi có đàn ông vào, thì cô đi ra. Và cô đợi cho họ đi ra thì cô lại vào.
- Đồng ý. Nhưng lúc tôi đang ở phòng vệ sinh nữ thì làm sao tôi biết được ở bên nam có người hay không. Trừ phi là...
- Cái gì?
Tôi làm vẻ hết sức ngây thơ ngốc nghếch.
- Tôi có ý thế này! Chỉ cần lắp một máy camera bên phòng vệ sinh nam và một màn hình theo dõi bên phòng nữ là được. Như thế, tôi luôn biết khi nào có thể sang được!
Fubuki trố mắt nhìn tôi:
- Máy camera trong phòng vệ sinh nam ư? Cô có suy nghĩ kỹ trước khi nói không đấy?
- Cứ miễn các quý ông không biết là được! - Tôi tiếp tục ngây thơ nói.
- Cô im đi! Cô đúng là ngu thật!
- Hy vọng thế. Cứ nghĩ xem nếu cô giao công việc này cho một người thông minh thì sao nhỉ!
- Cô có quyền gì mà trả lời tôi thế hả?
- Tôi còn sợ gì nữa cơ chứ? Cô không thể chuyển tôi sang làm một công việc thấp hơn được nữa.
Nói điều này là tôi đã đi quá xa. Tôi nghĩ cấp trên của tôi bị nhồi máu cơ tim. Cô ta nhìn như muốn đấm vào mặt tôi.
- Coi chừng đấy! Cô còn chưa biết chuyện gì sẽ đến với cô đâu.
- Nói tôi hay đi.
- Hãy liệu hồn. Liệu mà xéo khỏi phòng vệ sinh nam khi có người vào đó nghe chưa. Cô ta đi ra. Tôi tự hỏi liệu cô ta đe dọa tôi thật hay chỉ để nạt tôi thôi.
Vậy là tôi tuân theo điều cảnh báo vừa ban, cảm thấy nhẹ nhõm khi bớt phải qua lại một nơi mà, trong suốt hai tháng trời, tôi đã có cơ hội hiếm hoi để phát hiện ra rằng đàn ông Nhật chẳng lấy gì làm tao nhã.
Phụ nữ Nhật sống trong nỗi sợ phải kìm hãm tiếng nước tiểu của mình bao nhiêu thì đàn ông Nhật lại ít bận tâm tới điều này bấy nhiêu.
Dù ít lui tới đó, tôi vẫn nhận ra một điều là các nhân viên của bộ phận sản phẩm sữa không lặp lại thói quen của mình ở tầng bốn tư: họ vẫn tiếp tục tẩy chay phòng vệ sinh nam của tầng mình do có sếp trực tiếp ủng hộ. cầu trời phù hộ cho ông Tenshi.
Quả thực, từ khi tôi được bổ nhiệm vào công việc này, đi vệ sinh ở công ty đã trở thành một hành động mang tính chính trị.
Người nào còn tiếp tục lui tới phòng vệ sinh của tầng bốn tư có nghĩa là: “Sự phục tùng của tôi đối với cấp trên là tuyệt đối; với tôi, việc người ta hạ nhục người nước ngoài chẳng có nghĩa lý gì. Vả chăng, những người này chẳng có chỗ trong công ty Yumimoto.”
Người từ chối đi vào đó thì thể hiện quan điểm sau: “Làm theo lệnh các cấp trên không ngăn tôi giữ nguyên tính phê bình của mình đối với một số các quyết định của họ. Mặt khác, tôi nghĩ rằng Yumimoto nên tuyển những người nước ngoài vào làm ở một số vị trí lãnh đạo nơi họ có thể có ích cho chúng tôi.”
Nhà vệ sinh chưa bao giờ biến thành đấu trường cho một cuộc tranh luận tư tưởng với thách thức cơ bản đến thế.
Mọi sự tồn tại đều phải trải qua một ngày khủng hoảng sâu sắc, chia cuộc đời ta ra làm hai, trước và sau cái ngày đáng nhớ đó, cái ngày mà chỉ thoáng nghĩ đến thôi cũng đủ khiến ta thấy sững người trong nỗi sợ phi lý, thú vật và không thể nguôi ngoai.
Phòng vệ sinh nữ của công ty là cả một kỳ quan bởi nó được chiếu sáng nhờ tấm kính cửa sổ rộng mênh mông. Cái cửa sổ toàn bằng kính này chiếm một vị trí to lớn trong thế giới của tôi: tôi đứng hàng giờ ở đó, trán gí sát vào cửa kính, để chơi trò thả mình bằng mắt vào khoảng không. Tôi thấy cơ thể mình rơi xuống; bị cuốn vào cảm giác rơi xuống tới mức cảm thấy váng vất. Vì lẽ đó, tôi mới khẳng định rằng tôi không hề mảy may buồn khi làm công việc này.
Tôi đang say sưa với trò bay qua cửa sổ thì lại nổ ra một tấn bi kịch mới. Tôi nghe thấy tiếng cửa mở phía sau. Chỉ có thể là Fubuki; song, không phải là tiếng mở cửa nhanh gọn của kẻ tra tấn tôi. Tiếng mở như thể cánh cửa bị vặn ngược lại. Và tiếng bước chân tiếp đó không phải là tiếng guốc mà là tiếng bước nặng trịch và dữ dội của người tuyết đang lên cơn động dục.
Mọi thứ xảy ra rất nhanh và tôi chỉ kịp quay lại đã thấy cả súc thịt của lão phó chủ tịch lao vào người mình.
Tôi sững sờ trong tích tắc (“Trời ơi! Một người đàn ông trong chừng mực mà gã béo phì này còn là một người đàn ông - Vào nhà vệ sinh nữ”) rồi hoảng sợ mãi về sau.
Lão ta nắm lấy tôi như King Kong túm cô bé tóc vàng và lôi tôi ra ngoài. Tôi như một thứ đồ chơi trong tay lão ta. Tôi sợ hãi tột độ khi bị lão lôi sang phòng vệ sinh nam.
Đầu tôi chợt nghĩ tới những lời đe dọa của Fubuki: “Cô còn chưa biết chuyện gì sẽ đến với cô đâu.” Cô ta đã không hủ dọa tôi. Tôi sẽ phải trả giá cho tội lỗi của mình. Tim tôi ngừng đập. Đầu tôi viết chúc thư.
Tôi nhớ là mình đã nghĩ: “Hắn sắp cưỡng hiếp và sẽ sát hại mình. Đúng thế, nhưng hắn sẽ làm việc nào trước? Cầu mong cho hắn giết mình trước!”
Một người đàn ông đang rửa tay ở bồn rửa. Hỡi ôi, sự có mặt của người thứ ba này dường như chẳng thay đổi được gì ý định của ông Omochi. Lão ta mở cửa một ngăn vệ sinh và quẳng tôi lên bệ xí.
“Giờ của mi đã điểm”, tôi tự nhủ.
Lão ta bắt đầu rống lên giật cục ba âm tiết một. Tôi kinh hãi tới mức chẳng hiểu nổi: tôi nghĩ nó giống tiếng thét xung trận của những phi công Nhật cảm tử trước khi lao vào máy bay địch, trong trường hợp này là của bạo lực tình dục.
Cơn cuồng nộ lên đến tột đỉnh, lão ta tiếp tục hét ba thứ âm này. Một tia sáng lóa lên trong đầu và tôi chợt hiểu mấy tiếng òng ọc của lão:
- No pêpâ! No pêpâ!
Trong tiếng Nhật kiểu Mỹ có nghĩa là:
- Không có giấy! Không có giấy!
Hóa ra lão phó chủ tịch đã chọn cách tế nhị này để báo cho tôi biết chỗ này hết giấy vệ sinh.
Tôi hộc tốc lao ra chỗ nhà kho mà tôi có chìa khóa và chạy vội lại, chân run lẩy bẩy, hai tay ôm đầy những cuộn giấy, ông Omochi nhìn tôi đặt chúng vào chỗ, hét vào mặt tôi lời gì đó mà chắc chắn không phải là lời khen, ném tôi ra ngoài và giấu mình trong ngăn vệ sinh giờ đã có đủ giấy.
Tâm hồn tan nát, tôi ẩn mình trong phòng vệ sinh nữ. Tôi ngồi xổm trong một góc và khóc như chưa hề được khóc. Dường như ngẫu nhiên, Fubuki lại chọn đúng lúc này để vào đánh răng. Nhìn qua gương, tôi thấy cô ta, miệng đầy bọt thuốc đánh răng, đang nhìn tôi khóc nức nở. Mắt cô ta sáng lên vẻ khoái trá.
Trong giây lát, tôi căm thù cấp trên của tôi tới mức mong cô ta chết đi cho rồi. Chợt nghĩ tới sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa cái họ của cô ta và một từ La tinh chợt đến đúng lúc, tôi suýt hét lên với cô ta: “Memento mori()!” Sáu năm trước, tôi mê mẩn một bộ phim Nhật có tên là Furyo tựa đề tiếng Anh là Merry Christmas, mister Lawrence (Chúc mừng lễ Giáng sinh, thưa ông Lavvrence). Chuyện xảy ra trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương, khoảng năm . Một nhóm binh lính Anh bị bắt làm tù binh trong một doanh trại quân đội của Nhật. Giữa một lính Anh (do David Bowie đóng) và một sĩ quan Nhật (do Ryuichi Sakamoto đóng) nảy sinh mối quan hệ mà một số sách giáo khoa gọi là “quan hệ nghịch lý”.
Có lẽ do hồi ấy tôi còn quá trẻ nên thấy bộ phim này của đạo diễn Oshima cực kỳ ấn tượng, nhất là những cảnh đối đầu khó khăn giữa hai nhân vật chính. Và bộ phim kết thúc bằng việc viên sĩ quan người Nhật kết án tử hình người lính Anh.
Một trong những cảnh hay nhất của bộ phim dài này là đoạn cuối, lúc tay sĩ quan Nhật đến ngắm nghía nạn nhân của anh ta đang phút hấp hối. Anh ta đã chọn hình thức tử hình là vùi cả người nạn nhân trong cát và chỉ cho nhô ra cái đầu giữa trời nắng: cái mẹo tài tình này giết người tử tù bằng ba cách - đói, khát và say nắng.
Quyết định này càng tỏ ra thích đáng hơn khi người lính Anh tóc vàng có màu da dễ bị cháy nắng. Và khi viên sĩ quan, cứng nhắc và trang nghiêm, đến mặc niệm bên đối tượng của mối “quan hệ nghịch lý” của anh ta, khuôn mặt của người chết đã giống như miếng thịt bò bị nướng cháy sém, và hơi đen xạm đi. Hồi đó tôi mười sáu tuồi và thấy cách chết này dường như là một bằng chứng đẹp về tình yêu.
Tôi không thể ngăn mình hình dung có một mối liên hệ giữa câu chuyện này và nỗi gian truân của tôi trong công ty Yumimoto. Đương nhiên, hình phạt tôi phải hứng chịu có khác, song tôi vẫn là tù binh chiến tranh trong một trại của Nhật và kẻ tra tấn tôi cũng đẹp ít ra là bằng Ryuichi Sakamoto.
Một hôm, khi cô ta đang rửa tay, tôi hỏi cô ta đã xem bộ phim này chưa. Cô ta gật đầu. Chắc ngày hôm đó là ngày bạo dạn nên tôi mới nói tiếp thế này:
- Cô thích không?
- Nhạc phim hay. Tiếc là chuyện trong phim lại là bịa.
(Fubuki theo quan điểm xét lại mềm mỏng một cách vô thức, như rất nhiều thanh niên của đất nước Mặt trời Mọc. Quan điểm này cho rằng người Nhật chẳng có lỗi gì trong cuộc chiến vừa qua và việc họ xâm lấn châu Á là nhằm bảo vệ những người dân bản địa chống lại ách Quốc xã. Tôi chẳng có tư cách gì mà tranh luận với cô ta.)
- Tôi nghĩ là phải thấy ở đó một phép ẩn dụ, - tôi chỉ biết nói tiếp như vậy.
- Một phép ẩn dụ gì?
- Về quan hệ với người khác. Chẳng hạn, quan hệ giữa cô và tôi đây.
Cô ta nhìn tôi bối rối, vẻ như tự nhủ cái con đầu óc tàn tật này lại còn nghĩ ra trò gì nữa đây.
- Đúng đấy, - tôi nói tiếp. - Cô và tôi cũng khác nhau như Ryuichi Sakamoto và David Bovvie. Phương Đông và phương Tây. Đằng sau xung đột bề ngoài là cùng một sự quan tâm tìm hiểu nhau, là cùng những sự hiểu nhầm trong đó ẩn chứa niềm khát khao thực sự được thấu hiểu nhau.
Dù rất cố gắng lựa từng câu chữ, tôi vẫn nhận ra là mình đã đi quá xa.
- Không, - Cấp trên của tôi nói một cách điềm nhiên.
- Vì sao?
Cô ta sẽ đáp trả gì đây? Có biết bao nhiêu là cách trả lời: “Tôi chẳng thấy tò mò chút nào về cô”, hoặc “tôi không hề mong muốn hòa hợp với cô”, hoặc “cô thật quá vênh váo khi dám so sánh số phận mình với số phận của một tù binh chiến tranh!”, hoặc nữa “giữa hai nhân vật này có cái gì đó rối loạn mà dù sao tôi cũng không thấy có liên quan gì đến mình.”
Nhưng không. Fubuki là người rất khéo léo. Bằng một giọng lịch sự và lấp lửng, cô ta chỉ đưa ra cho tôi một câu trả lời có lẽ sẽ rất đanh thép nếu không được nói bằng vẻ lịch sự:
- Tôi thấy cô không giống với David Bovvie. Phải thừa nhận là cô ta nói đúng.
Rất hiếm khi tôi nói ở cái vị trí công việc mà từ đó trở đi là của tôi này. Tôi không bị cấm nói, song có một quy định bất thành văn ngăn tôi làm điều đó. Kỳ cục là khi người ta thi hành cái nhiệm vụ không lấy gì làm sáng láng ấy thì cách duy nhất đề giữ thề diện là im lặng.
Quả vậy, nếu một người con gái lau nhà vệ sinh mà ba hoa thì người ta sẽ dễ nghĩ rằng cô ta cảm thấy thoải mái với công việc này, và rằng cô ta đang ở đúng vị trí của mình và rằng công việc này làm cô ta hoan hỉ đến độ muốn líu lo như chim hót.
Trái lại, nếu cô ta im lặng, thì có nghĩa cô ta thấy công việc của mình như một hình thức hành xác của tu sĩ. Nép mình trong im lặng, cô ta hoàn thành sự chuộc tội của mình bằng việc ân xá tội lỗi của nhân loại. Bernanos() nói về tính tầm thường hiển nhiên của cái Ác; cô lao công dọn nhà vệ sinh hiểu được tính tầm thường hiển nhiên của việc đại tiện, cũng giống như mặt sau của nhiều sự bất công đáng tởm khác nữa.
Cô ta yên lặng nghĩa là cảm thấy ghê tởm. Cô ta là một nữ tu sĩ dòng Carmen() của nhà vệ sinh.
Cho nên tôi im lặng và suy nghĩ rất lung. Chẳng hạn, cho dù không giống David Bovvie, tôi vẫn thấy so sánh của mình là đúng. Rõ ràng là giữa hoàn cảnh của tôi và của anh ta có điểm chung. Bởi xét cho cùng, chắc chắn là tình cảm của Fubuki đối với tôi không được rõ ràng cho lắm nên cô ta mới có thể cho tôi làm cái công việc rác rưởi đến như vậy.
Cô ta còn có những nhân viên khác ngoài tôi ra. Tôi không phải là người duy nhất cô ta ghét và khinh thường. Cô ta có thể hành hạ nhiều người khác ngoài tôi. Vậy mà cô ta chỉ dồn mọi sự tàn bạo của mình về phía tôi. Đây chắc chắn là một sự ưu tiên.
Tôi quyết xem như là mình được chọn.
Những trang viết vừa qua hẳn làm cho mọi người tin rằng tôi không hề có cuộc sống khác bên ngoài Yumimoto. Không phải vậy. Ngoài công ty ra, tôi còn có một cuộc sống khác không hề trống rỗng và vô nghĩa.
Song tôi đã quyết định không nói tới nó ở đây. Trước tiên là bởi nó không liên quan gì tới chủ đề này. Sau đó là bởi căn cứ vào thời gian biểu của mình, thì cuộc sống riêng tư này rất bị hạn chế về thời gian.
Nhưng có một lý do khác, có nguyên nhân từ bệnh tâm thần phân liệt: khi ở trong nhiệm sở của mình, ở phòng vệ sinh trên tầng bốn tư của tòa nhà Yumimoto, lúc đang hì hụi kỳ cọ những vết bẩn do nhân viên nào đó để lại thì tôi không thể tưởng tượng được rằng bên ngoài cái tòa nhà này, cách đây mười một bến tàu điện ngầm, có một nơi mà ở đó mọi người rất yêu quý tôi, tôn trọng tôi và chẳng hề thấy có sự liên quan nào giữa tôi và cái bàn chải cọ nhà vệ sinh.
Khi đang ở chỗ làm việc mà chợt thoáng nghĩ tới phần cuộc sống ban đêm của mình, tôi chỉ có thể nghĩ như sau: “Không. Mi đã bịa ra ngôi nhà và những con người ấy. Nếu mi có cảm giác họ tồn tại từ trước khi mi nhận công việc mới này thì đó chỉ là ảo ảnh. Hãy mở mắt ra: da thịt của những người ngươi yêu quý này là gì so với sự bền vững mãi mãi của sứ vệ sinh? Hãy nhớ lại hình ảnh các thành phố bị ném bom: người chết, nhà cửa bị thiêu trụi, nhưng các nhà vệ sinh thì vẫn kiêu hãnh sừng sững ngẩng cao đầu, trên những ống dẫn dựng đứng. Khi ngày tận thế đến thì các thành phố sẽ không còn là gì ngoài những cánh rừng nhà vệ sinh. Căn phòng êm dịu nơi mi ngủ, những con người mi yêu thương, đó là những sản phẩm bù đắp cho tâm hồn mi. Những người làm nghề hèn kém thường tự tạo ra cho mình cái mà Nietzsche() gọi là “thế giới-hậu phương”, thiên đường ở cõi thế tục hay trên trời cao. Họ gắng tin vào cái thế giới đó để tự an ủi cho thân phận hẩm hiu của mình. Công việc của họ càng hèn kém thì khu vườn địa đàng trong tâm hồn của họ càng đẹp đẽ. Hãy tin ta: chẳng có gì tồn tại ngoài những phòng vệ sinh của tầng thứ bốn mươi tư. Mọi thứ là ở đây và ngay lúc này.”
Thế là tôi bước lại gần ô cửa sổ bằng kính khổng lồ, dõi mắt theo mười một bến tàu điện ngầm và nhìn về cuối chặng đường: chẳng thấy hay tưởng tượng nổi mái nhà nào ở đó. “Mi thấy chưa: cái nơi chốn yên tĩnh ấy là do mi tưởng tượng ra thôi.”
Tôi chỉ còn việc gí sát trán vào tấm cửa kính và tưởng tượng cảnh buông mình qua cửa sổ. Tôi là người duy nhất trên đời biết được điều kỳ diệu này: chính cái trò chơi thả mình qua cửa sổ đã cứu sống tôi.
Cho đến tận hôm nay, hẳn khắp thành phố vẫn còn đầy rẫy những mẩu xác thân tôi.
Nhiều tháng trôi qua. Mỗi ngày, thời gian lại mất đi tính bền vững của nó. Tôi không thể xác định nổi nó trôi nhanh hay chậm nữa. Trí nhớ tôi bắt đầu hoạt động như một cái cần gạt nước ở nhà xí. Đến tối thì tôi giật nước. Một cái bàn chải tưởng tượng xóa đi những vết nhơ bẩn cuối cùng.
Cái nghi thức lau chùi này chẳng có tác dụng gì, bởi cứ đến sáng thì cái chậu xí trong bộ óc của tôi lại bị vấy bẩn.
Theo nhận định của đa số mọi người thì phòng vệ sinh là nơi rất thuận lợi cho việc định tâm. Còn đối với tôi, người đã thành tu sĩ dòng Carmen ở đó thì đây là nơi để suy ngẫm. Và ở đó tôi đã hiểu ra một điều hết sức quan trọng: ở nước Nhật, sống đồng nghĩa với công ty.
Hẳn đây là một chân lý đã được ghi lại trong nhiều chuyên luận kinh tế viết về đất nước này. Song có cả một hàng rào ngăn cách khác biệt giữa việc đọc một câu văn trong tiểu luận và việc thực chứng nó. Tôi có thể thấm nhuần chân lý này có ý nghĩa thế nào đối với các thành viên của công ty Yumimoto và đối với tôi.
Nỗi đau khổ ê chề của tôi không tồi tệ hơn của họ. Chỉ có điều nó hèn kém hơn. Song điều đó không đủ sức khiến tôi thèm muốn vị trí của người khác. Họ cũng khốn khổ như tôi thôi.
Trong mắt tôi, những nhân viên kế toán phải làm mười giờ mỗi ngày để sao chép lại những con số chỉ là những nạn nhân bị hiến tế trên ban thờ thứ thần thánh chẳng có gì là vĩ đại hay huyền bí cả. Từ muôn đời nay, những người khiêm nhường đã hiến cả cuộc đời mình cho những chân lý vượt sức của họ: trước đây, ít ra họ cũng có thể giả tưởng một nguyên do bí ẩn nào đó cho sự hy sinh ấy. Giờ thì họ không thể mộng hão được nữa. Họ hy sinh cuộc sống chẳng để làm gì.
Nhật Bản là đất nước có tỷ lệ tự tử cao nhất, như mọi người đều biết, về phần mình, tôi ngạc nhiên là sao họ không tự tử thường xuyên hơn.
Ngoài thời gian làm trong công ty, thì điều gì chờ đợi những nhân viên kế toán với cái đầu óc chỉ toàn những con số? Cốc bia bắt buộc phải uống cùng với những người đồng nghiệp cũng rã rời như họ, hàng giờ chen chúc trên tàu điện ngầm, một người vợ đã buồn ngủ, những đứa con đã mệt phờ, cơn buồn ngủ hút lấy họ như cái bồn rửa hút nước, những kỳ nghỉ hiếm hoi mà không ai biết cách sử dụng: chẳng có gì đáng gọi là sống.
Điều tệ hại nhất là nghĩ rằng so sánh trên tầm thế giới thì những con người này lại được coi là những kẻ may mắn. Tháng Mười hai đến rồi, đây là tháng sẽ xin thôi việc. Từ này có lẽ hơi lạ: sắp tới ngày hết hạn hợp đồng của tôi, cho nên chẳng cần phải xin thôi việc. Nhưng thực ra cũng có đấy. Tôi không thể đành chờ đến tối ngày mùng tháng Giêng năm và ra đi bằng cách bắt tay một vài người. Trên đất nước mà mới đây thôi, dù có hợp đồng hay không, người ta chẳng bao giờ rời bỏ công ty, không thể bỏ việc mà không phải làm vài thủ tục.
Để cho đúng với truyền thống, tôi phải trình đơn xin nghỉ việc cho tất cả các cấp, tức là phải trình bốn lần, và bắt đầu từ cấp thấp nhất: đầu tiên là trình cho Fubuki, tiếp đến là ông Saito, rồi đến ông Omochi, và cuối cùng là ông Haneda.
Tôi thầm chuẩn bị sẵn trong đầu cho việc này. Hiển nhiên là tôi phải để ý rất kỹ nguyên tắc quan trọng: không được phàn nàn.
Vả lại, cha tôi đã cảnh báo: trong bất kỳ trường hợp nào, nhất thiết không được để việc này làm xấu đi quan hệ tốt đẹp giữa Bỉ và đất nước Mặt trời Mọc. Vì vậy không được cho người khác biết việc một người Nhật của công ty đã đối xử không tốt với tôi. Những lý do duy nhất mà tôi có quyền nêu ra - bởi vì tôi sẽ phải giải thích lý do vì sao tôi từ bỏ một vị trí thuận lợi như vậy - Chỉ liên quan đến bản thân tôi thôi.
Nói một cách thuần logic thì nhờ việc này mà tôi đỡ phải lúng túng lựa chọn cách thích hợp: điều đó có nghĩa là tôi phải nhận lấy mọi sai lầm về mình. Một thái độ như vậy sẽ hơi lố, nhưng tôi tin là nhân viên của Yumimoto sẽ biết ơn khi thấy tôi áp dụng nó để giúp họ khỏi bị mất thể diện. Họ sẽ ngắt lời tôi mà phản đối: “Cô đừng nói không hay về mình, cô rất tốt mà!”
Tôi xin được nói chuyện với cấp trên của tôi. Cô ta cho tôi một cuộc hẹn vào cuối giờ chiều trong một phòng làm việc không có ai. Lúc gặp cô ấy, có con quỷ thì thầm trong đầu tôi: “Mi hãy nói với cô ta rằng, giống như bà Nước Tiểu, mi có thể kiếm nhiều tiền hơn ở nơi khác.” Tôi phải khó khăn lắm mới bịt được mõm cái con quỷ này và tôi đã suýt bật cười như điên khi ngồi xuống đối diện với người đẹp.
Con quỷ chọn ngay cái khoảnh khắc ấy để thì thào vào tai tôi cái gợi ý này: “Hãy nói với cô ta là mi chỉ ở lại nếu người ta cho đặt vào bệ xí một cái đĩa mà mỗi người sử dụng xong sẽ đặt vào đó năm mươi yên.”
Tôi phải thóp má để giữ vẻ nghiêm túc. Việc đó khó tới mức tôi không thể cất lời. Fubuki thở dài:
- Sao? Cô có việc gì cần nói với tôi?
Để giấu cái miệng đang thóp má, tôi cúi đầu xuống thấp hết sức, điều này khiến tôi mang vẻ nhún nhường, hẳn là làm cấp trên của tôi hài lòng lắm.
- Tôi sắp hết hạn hợp đồng và tôi hết sức lấy làm tiếc phải báo cho cô biết là tôi không thể ký tiếp.
Giọng tôi nghe phục tùng và sợ sệt, đúng giọng của một người cấp dưới chuẩn mực.
- Thế hả? Sao vậy? - Cô ta hỏi tôi giọng khô khốc.
Câu hỏi mới hay làm sao! Vậy là không phải mình tôi đang diễn kịch. Tôi bắt chước cô ta bằng câu trả lời hài hước sau:
- Công ty Yumimoto đã cho tôi vô số cơ hội quan trọng để tôi chứng tỏ khả năng của mình. Tôi biết ơn công ty mãi mãi. Thật tiếc là tôi không thể tỏ ra xứng đáng với vinh dự mà tôi đã được ban.
Tôi phải ngừng lại để thóp má lần nữa, vì thấy điều mình đang nói hài hước quá. Còn Fubuki dường như không thấy điều đó là buồn cười, vì cô ta nói:
- Đúng vậy. Theo cô thì vì sao cô không làm được?
Tôi không thể ngăn mình ngẩng phắt đầu lên nhìn cô ta ngỡ ngàng: Chẳng lẽ cô ta có thể hỏi là vì sao tôi không làm nổi công việc dọn nhà vệ sinh của công ty ư? Nhu cầu làm nhục tôi của cô ta lại quá mức thế sao? Và nếu đúng là như vậy thì những tình cảm cô ta dành cho tôi thực sự là gì nhỉ?
Nhìn thẳng vào mắt để có thể nhìn rõ phản ứng của cô ta, tôi buông một câu thật đắt:
- Vì tôi không đủ năng lực trí tuệ.
Năng lực trí tuệ nào mới lau được cái bệ xí bẩn, với tôi điều đó không quan trọng. Tôi chỉ muốn biết bằng chứng hạ mình lố bịch đến mức này có vừa ý kẻ tra tấn tôi không.
Vẻ mặt cô gái Nhật được giáo dục tử tế vẫn bất động và vô cảm, và chắc phải dùng tới máy đo địa chấn mới phát hiện được quai hàm cô ta đang rung nhẹ vì câu trả lời của tôi: Fubuki đang sung sướng lắm.
Cô ta vẫn đang rất khoái chí nên tiếp tục nói:
- Tôi cũng nghĩ vậy. Thế theo cô, đâu là nguồn gốc của sự thiếu khả năng này?
Câu trả lời tuôn ra dễ dàng. Tôi chế giễu:
- Đó là sự thấp kém của bộ óc phương Tây so với bộ óc của Nhật.
Sướng rơn vì sự ngoan ngoãn phục tùng của tôi, Fubuki đáp lại ra vẻ công bằng:
- Chắc là vậy. Song, không nên nói quá về sự thấp kém của bộ óc phương Tây trung bình. Cô không nghĩ là sự thiếu khả năng này chỉ đặc biệt xuất phát từ bộ óc kém cỏi của riêng cô à?
- Có chứ.
- Lúc đầu, tôi cứ nghĩ cô muốn phá hoại ngầm Yumimoto. Cô hãy thề là cô không cố tình tỏ ra ngu ngốc đấy chứ?
- Tôi thề đấy.
- Cô có ý thức việc mình bị tàn tật không?
- Có. Công ty Yumimoto đã giúp tôi nhận ra điều đó.
Vẻ mặt cấp trên của tôi vẫn không để lộ cảm xúc gì, nhưng qua giọng cô ta thì tôi cảm thấy miệng cô ta đang khô khốc. Tôi sung sướng là cuối cùng đã ban tặng cho cô ta một giây phút thăng hoa.
- Vậy ra công ty đã giúp ích cho cô rất nhiều.
- Tôi sẽ đội ơn công ty mãi mãi.