Chân núi Lý Lâm lúc sáng sớm có thật nhiều sương mù bao quanh, không khí se lạnh. Cây cối, chim chóc và người trong thôn còn đang chìm vào giấc ngủ, khung cảnh im lặng đến rợn người nhưng đối với ta lại thật quen thuộc vì mỗi ngày vào giờ này ta đều đang ngồi ở gần con sông dưới chân núi để giặt quần áo. Phải nói là một núi quần áo, quần áo của nhà ta và cả những người trong thôn.
Trước hết phải nói đến, ta tên là Diệp Phù, là một cô gái bình thường trong thôn. Thôn của ta có tên là Lý Lâm vì nằm dưới chân núi Lý Lâm. Đa số người trong thôn hiền lành, chất phác, chịu khó lao động nhưng ngoại trừ một số người. Ta phải giặt quần áo để tự nuôi nương và mình. Ta có cha nhưng lại là con vợ thứ, thậm chí ta không được cha thừa nhận mà không hiểu vì sao. Ta có hỏi nương nhưng người không nói, còn phu nhân luôn gọi ta là nghiệt chủng nhưng rõ ràng ta là nữ nhi thân sinh của cha, những lúc như thế nương chỉ biết ôm ta mà khóc. Biết vậy, sau này ta không hỏi và chẳng màng đến nữa.
Tuy cha và phu nhân của ta được gọi là lão gia và phu nhân nhưng thực chất nhà ta không khá giả mấy, chỉ sống nhờ vào việc cho thuê mấy mảnh ruộng – là của hồi môn của phu nhân mà cầm cự qua ngày. Nhà cửa cũng không rộng lắm, có tất cả hai gian phòng ở và một gian nhà bếp. Gian bên phía Đông có ba phòng, một phòng cho cha và phu nhân, một phòng cho đại tỷ và phòng còn lại là của tiểu đệ. Còn gian phía Tây hơi rách nát nhưng vẫn tạm ở được, có hai phòng cho ta và nương.
Cha ta là một người nát rượu, không có chí cầu tiến, nghe nói khi còn trẻ không biết gặp vận may gì mà thi đổ tú tài rồi thú phu nhân về nhà. Sau đó thì cha giống như bây giờ hằng ngày chỉ biết cờ bạc, uống rượu. Vì vậy, mọi việc trong nhà do phu nhân làm chủ. Từ lúc ta hiểu chuyện phu nhân đã dạy:
“Nhà này không chứa kẻ ăn không ngồi rồi, nếu muốn ở lại đây thì phải làm việc kiếm tiền.”
Lúc đó, ta không rõ lắm, nghe nương nói gì thì làm theo. Nương cùng ta làm việc từ sáng đến tối. Nương luôn tận dụng thời gian dạy ta rất nhiều thứ, tất cả những gì mà một người nữ nhi nên học từ nấu ăn đến thêu thùa, may vá, từ múc nước đến chẻ củi. Nương nói sau này sẽ giúp ích cho ta.
Nương rất tiết kiệm, tiền kiếm được đa số đều giao cho phu nhân, một chút còn lại thì vụ trộm tích góp để mua quần áo cho ta hay mua vải vụn, kim chỉ dư thừa dạy ta thêu thùa. Nương của ta thật giỏi nha, cái gì cũng làm thật tốt, thật đẹp. Tất nhiên, khi nương dạy ta đều nhân lúc phu nhân không để ý mà làm vì nương ta sợ phu nhân la mắng.
Những năm gần đây, sức khỏe của nương yếu hẳn đi do phải làm việc vất vả mà ăn uống không tốt. Cho nên, ta để nương ở nhà và tự đi làm việc một mình, nương miễn cưỡng đồng ý và đôi khi sẽ lén ta làm một số việc lặt vặt trong nhà. Nhiều khi ta nghĩ, có lẽ nương thương ta vất vả hay cũng có lẽ nương quá yêu công việc nên không thể bỏ được.
Kiếm tiền không có nghĩa là không làm việc trong nhà. Ta phải đi giặt đồ từ sáng sớm, đối mặt với dòng nước sông lạnh lẽo, cỏi lòng ta cũng lạnh đi, ngày qua ngày nó dần dần trở thành sỏi đá, ta làm việc như một quy luật tự nhiên.
Sau khi giặt đồ xong thì trời cũng vừa sáng, người dân trong thôn bắt đầu ra đồng làm việc. Mọi người khi thấy ta đều cười nói rất vui vẻ, mặc dù ở thôn này ta có tiếng là chanh chua, đanh đá nhưng chỉ với những kẻ dám bắt nạt, cười nhạo nương ta, lúc đó ta luôn ăn thua đủ với họ. Kết quả, ta sẽ bị cha đem ra đánh mắng vì ta làm mất thể diện của ông. Ta nghĩ, cha ta làm gì còn thể diện để mà mất. Nhiều lần bị đám bạn bè xấu dụ đi uống rượu bắt trả tiền. Không có tiền mà cha lại dám cùng người đi uống rượu nên lúc nào cũng bị người ta rượt đánh trở về nhà lấy tiền trả. Mọi người trong thôn đều biết, cũng có khuyên can nhưng không lọt được vào tai cha. Khi đó, phu nhân sẽ trút giận lên đầu ta vì ít nhiều cha vẫn là phu quân của bà và làng ta luôn lấy đàn ông làm trọng. Phu nhân luôn nghiến răng ken két:
“Thật đúng là cha nào con nấy, một lũ vô tích sự.”
Nghe rồi ta cũng chỉ cho qua vì chuyện này bao giờ chả có, câu này bao giờ phu nhân chả nói, nhưng đâu lại vào đấy. Người uống rượu vẫn cứ uống, người chửi vẫn cứ chửi và người nghe thì im lặng, không lên tiếng.
Lại nói đến công việc của ta, sau khi giặt xong quần áo ta phải quay về nhà quét sân, chẻ củi. Nấu nước nóng cho cha và phu nhân lau mặt. Xong rồi thì đi chợ và nấu cơm. Tiền phu nhân đưa ta đi chợ luôn không đủ dùng vì thế chiều nào ta cũng tranh thủ ra bờ sông bắt cá về nhốt trong ao nhỏ sau nhà hay trồng ít rau dưa trước mảnh vườn phía trước nhà để dùng.
Khi ăn cơm, ta và nương không được phép ngồi cùng bàn với cha mà phải ăn trong nhà bếp. Chuyện này ta cũng đã quen từ lúc nhỏ nên cũng không cảm thấy lạ gì. Nương đôi lúc sẽ thoáng buồn nhìn ta rồi lại vui vẻ ăn cơm. Nhiều năm qua, thấy nương nghe lời cha, nhẫn nhịn phu nhân như thế nên ta cũng không muốn làm nương buồn, có chuyện gì không vui ta sẽ giữ trong lòng không nói cho ai biết kể cả nương. Đến sau này ta mới biết đó là một thói quen xấu không tốt đẹp gì.
Buổi trưa, sau khi dọn dẹp nhà cửa xong, ta chạy nhanh ra đồng giúp Tô thúc làm việc. Công việc cũng không có gì nặng nhọc, chỉ là nhổ cỏ dại và bón phân cho cây. Đến chiều làm xong, thúc ấy sẽ cho ta vài đồng. Số tiền đó đối với ta mà nói rất cần thiết. Trên đường về, ta sẽ ghé qua bờ sông hoặc suối để bắt cá. Có thể nói, núi Lý Lâm ta nắm rõ trong lòng bàn tay. Sau đó, ta mới về nhà làm cơm, nấu nước.
Thật ra, lúc đầu Tô thúc cũng không có ý định nhận ta vào làm mà khi nghe Tô Tình nói về hoàn cảnh thật sự của ta, thúc ấy mới đồng ý. Tô Tình là con gái mà Tô thúc yêu thương nhất. Tô thẩm lúc trẻ do khó sinh nên đã qua đời, Tô thúc ở vậy nuôi con và rất thương yêu Tô Tình, chả bù với cha ta chút nào cả! Do nhà gần nhau nên ta và Tô Tình cũng có qua lại.
Chuyện bắt đầu khi lúc nhỏ Tô Tình bị bọn nam hài trong thôn trêu chọc không có nương, nước mắt nước mũi thành hàng. Mặc dù nương luôn dạy ta không được gây chuyện nhưng ta nhịn không được nên đã anh hùng cứu mỹ nhân, cho đám kia một bài học. Do làm việc từ nhỏ nên sức ta không thua tên nam hài nào đâu nhé! Lại nói, từ sau lần đó Tô Tình nhất kiến chung tình với ta, mặc dù ta nói ta là nữ nhi nhưng Tô Tình một mực không tin.
Thật ra, lúc đó ta đen nhẻm, tóc lại ngắn nên không giống một nữ nhi chút nào, Tô Tình nhận lầm cũng đúng. Được người yêu thương cũng được luôn người ghét bỏ. Bọn nam hài kia thật không nghĩa khí, đã đánh hội đồng ta, đánh không lại thì thôi đi, đằng này lại chạy về nhà méc phụ mẫu. Họ kéo nhau qua nhà ta làm một trận gà bay chó sủa, cha ta bồi tiền thuốc men mới êm chuyện. Sau đó, tuy có Tô thúc can thiệp nhưng ta vẫn bị một trận đòn nhừ xương, nương ta khóc hết nước mắt. Sáng hôm sau, danh tiếng của ta lẫy lừng khắp thôn, được xưng tụng là đứa chanh chua, đanh đá nhất. Ta cũng không thèm để ý nhưng Tô Tình lại rất ngại về chuyện đó, cách vài hôm lại qua nhà đưa thuốc cho ta còn kèm theo nào là bánh cùng trái cây nữa. Kể từ lúc đó, không đứa trẻ nào dám lại gần nói chuyện với ta ngoài Tô Tình, ta không buồn mà cảm thấy thật yên tĩnh. Ít lâu sau, rốt cuộc Tô Tình cũng đã nhận thức được ta là nữ nhi. Tuy có thất vọng nhưng rất nhanh lấy lại tinh thần, kề vai bá cổ nói với ta rằng:
“Vậy từ bây giờ, chúng ta là tỷ muội tốt của nhau.”
Thú thật, nghe vậy ta cảm thấy rất vui.
Ta là một thôn nữ bình thường, sống ở một thôn nhỏ bình thường với thân phận không bình thường, lấy một người chồng cũng không bình thường và kể từ đó cuộc sống của ta trở nên bất thường.
Là một cô gái ở thôn quê như ta thì chỉ mong luôn có một cuộc sống an an ổn ổn, người nhà vui vẻ hòa thuận với nhau nhưng đó chỉ là cuộc sống trong mơ mà hằng đêm ta luôn theo đuổi. Khi trở về thực tế, đối diện với căn nhà chẳng ra nhà, một người cha không thương yêu ta, một người nương luôn cuối đầu nhịn nhục nhưng lại rất yêu ta thì ta phải làm sao?
Một ngày kia, ta bị cha ép gả cho chàng, phải nói chính xác hơn là bán ta cho chàng vì người cha không tiền đồ của ta nợ cờ bạc đến ngập đầu và đem ta ra bán. Vì sao cha lại bán ta? Vì ta chỉ là một đứa con gái không danh phận của cha, một đứa con gái nhan sắc bình thường, tính tình đanh đá, không người để ý. Có thể nói, bán được ta đi cha ta cảm thấy thật vui vẻ trong lòng.
Ta từ một người bất cần đời được chàng điểm hóa, ta thấy cuộc sống trở nên tươi sáng hơn khi có chàng bên cạnh. Ai nói chàng ngốc chứ? Ai bảo chàng vũ phu, bạo lực? Ta thấy chàng thật đáng yêu, chàng làm ta vui, lúc nào cũng nghĩ đến cảm giác của ta, sợ ta buồn. Nhiều lúc ta cũng tự hỏi:
“Ta có phúc phần gì mà được gả cho chàng?”
Không ngờ chàng nghe thấy và lại dẫu môi lên nói:
“Nàng là thê tử của ta, không gả cho ta thì gả cho ai?”
Đúng vậy, ta là thê tử của chàng thì phải gả cho chàng mặc kệ thứ tự trước sau như thế nào đi nữa.
Ta nhìn chàng mà hai mắt ngấn lệ, thật lạ, lúc trước ở nhà cho dù bị cha ghét bỏ, bị phu nhân thượng cẳng tay hạ cẳng chân, đại tỷ mắng nhiếc thì ta cũng chưa từng rơi một giọt nước mắt. Ta tưởng nước mắt của mình đã chảy cạn khi mỗi lần như thế hay nhìn nương khóc. Bây giờ ta mới biết, không phải chỉ khi đau khổ người ta mới rơi nước mắt. Đây là nước mắt hạnh phúc mà trong mười sáu năm làm người ta không hề biết đến. Tuy khóc nhưng ta không hề có khó chịu, không hề có căm hờn, không phải buộc mình chịu đựng mà lại cảm thấy thật ấm áp, thật thoải mái. Chắc có lẽ chỉ khi bên cạnh chàng ta mới khám phá ra nhiều thứ mới mẻ như vậy.
Chàng lau nước mắt cho ta, ánh mắt thật triều mến pha chút lo lắng. Đúng, là lo lắng, ta nhìn chàng rồi cười thật tươi, ngã vào lòng chàng và nói trong hạnh phúc:
“Tướng công, ta là thê tử của chàng, ta nguyện ý, thật nguyện ý gả cho chàng, muôn đời muôn kiếp.”
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Chân núi Lý Lâm lúc sáng sớm có thật nhiều sương mù bao quanh, không khí se lạnh. Cây cối, chim chóc và người trong thôn còn đang chìm vào giấc ngủ, khung cảnh im lặng đến rợn người nhưng đối với ta lại thật quen thuộc vì mỗi ngày vào giờ này ta đều đang ngồi ở gần con sông dưới chân núi để giặt quần áo. Phải nói là một núi quần áo, quần áo của nhà ta và cả những người trong thôn.
Trước hết phải nói đến, ta tên là Diệp Phù, là một cô gái bình thường trong thôn. Thôn của ta có tên là Lý Lâm vì nằm dưới chân núi Lý Lâm. Đa số người trong thôn hiền lành, chất phác, chịu khó lao động nhưng ngoại trừ một số người. Ta phải giặt quần áo để tự nuôi nương và mình. Ta có cha nhưng lại là con vợ thứ, thậm chí ta không được cha thừa nhận mà không hiểu vì sao. Ta có hỏi nương nhưng người không nói, còn phu nhân luôn gọi ta là nghiệt chủng nhưng rõ ràng ta là nữ nhi thân sinh của cha, những lúc như thế nương chỉ biết ôm ta mà khóc. Biết vậy, sau này ta không hỏi và chẳng màng đến nữa.
Tuy cha và phu nhân của ta được gọi là lão gia và phu nhân nhưng thực chất nhà ta không khá giả mấy, chỉ sống nhờ vào việc cho thuê mấy mảnh ruộng – là của hồi môn của phu nhân mà cầm cự qua ngày. Nhà cửa cũng không rộng lắm, có tất cả hai gian phòng ở và một gian nhà bếp. Gian bên phía Đông có ba phòng, một phòng cho cha và phu nhân, một phòng cho đại tỷ và phòng còn lại là của tiểu đệ. Còn gian phía Tây hơi rách nát nhưng vẫn tạm ở được, có hai phòng cho ta và nương.
Cha ta là một người nát rượu, không có chí cầu tiến, nghe nói khi còn trẻ không biết gặp vận may gì mà thi đổ tú tài rồi thú phu nhân về nhà. Sau đó thì cha giống như bây giờ hằng ngày chỉ biết cờ bạc, uống rượu. Vì vậy, mọi việc trong nhà do phu nhân làm chủ. Từ lúc ta hiểu chuyện phu nhân đã dạy:
“Nhà này không chứa kẻ ăn không ngồi rồi, nếu muốn ở lại đây thì phải làm việc kiếm tiền.”
Lúc đó, ta không rõ lắm, nghe nương nói gì thì làm theo. Nương cùng ta làm việc từ sáng đến tối. Nương luôn tận dụng thời gian dạy ta rất nhiều thứ, tất cả những gì mà một người nữ nhi nên học từ nấu ăn đến thêu thùa, may vá, từ múc nước đến chẻ củi. Nương nói sau này sẽ giúp ích cho ta.
Nương rất tiết kiệm, tiền kiếm được đa số đều giao cho phu nhân, một chút còn lại thì vụ trộm tích góp để mua quần áo cho ta hay mua vải vụn, kim chỉ dư thừa dạy ta thêu thùa. Nương của ta thật giỏi nha, cái gì cũng làm thật tốt, thật đẹp. Tất nhiên, khi nương dạy ta đều nhân lúc phu nhân không để ý mà làm vì nương ta sợ phu nhân la mắng.
Những năm gần đây, sức khỏe của nương yếu hẳn đi do phải làm việc vất vả mà ăn uống không tốt. Cho nên, ta để nương ở nhà và tự đi làm việc một mình, nương miễn cưỡng đồng ý và đôi khi sẽ lén ta làm một số việc lặt vặt trong nhà. Nhiều khi ta nghĩ, có lẽ nương thương ta vất vả hay cũng có lẽ nương quá yêu công việc nên không thể bỏ được.
Kiếm tiền không có nghĩa là không làm việc trong nhà. Ta phải đi giặt đồ từ sáng sớm, đối mặt với dòng nước sông lạnh lẽo, cỏi lòng ta cũng lạnh đi, ngày qua ngày nó dần dần trở thành sỏi đá, ta làm việc như một quy luật tự nhiên.
Sau khi giặt đồ xong thì trời cũng vừa sáng, người dân trong thôn bắt đầu ra đồng làm việc. Mọi người khi thấy ta đều cười nói rất vui vẻ, mặc dù ở thôn này ta có tiếng là chanh chua, đanh đá nhưng chỉ với những kẻ dám bắt nạt, cười nhạo nương ta, lúc đó ta luôn ăn thua đủ với họ. Kết quả, ta sẽ bị cha đem ra đánh mắng vì ta làm mất thể diện của ông. Ta nghĩ, cha ta làm gì còn thể diện để mà mất. Nhiều lần bị đám bạn bè xấu dụ đi uống rượu bắt trả tiền. Không có tiền mà cha lại dám cùng người đi uống rượu nên lúc nào cũng bị người ta rượt đánh trở về nhà lấy tiền trả. Mọi người trong thôn đều biết, cũng có khuyên can nhưng không lọt được vào tai cha. Khi đó, phu nhân sẽ trút giận lên đầu ta vì ít nhiều cha vẫn là phu quân của bà và làng ta luôn lấy đàn ông làm trọng. Phu nhân luôn nghiến răng ken két:
“Thật đúng là cha nào con nấy, một lũ vô tích sự.”
Nghe rồi ta cũng chỉ cho qua vì chuyện này bao giờ chả có, câu này bao giờ phu nhân chả nói, nhưng đâu lại vào đấy. Người uống rượu vẫn cứ uống, người chửi vẫn cứ chửi và người nghe thì im lặng, không lên tiếng.
Lại nói đến công việc của ta, sau khi giặt xong quần áo ta phải quay về nhà quét sân, chẻ củi. Nấu nước nóng cho cha và phu nhân lau mặt. Xong rồi thì đi chợ và nấu cơm. Tiền phu nhân đưa ta đi chợ luôn không đủ dùng vì thế chiều nào ta cũng tranh thủ ra bờ sông bắt cá về nhốt trong ao nhỏ sau nhà hay trồng ít rau dưa trước mảnh vườn phía trước nhà để dùng.
Khi ăn cơm, ta và nương không được phép ngồi cùng bàn với cha mà phải ăn trong nhà bếp. Chuyện này ta cũng đã quen từ lúc nhỏ nên cũng không cảm thấy lạ gì. Nương đôi lúc sẽ thoáng buồn nhìn ta rồi lại vui vẻ ăn cơm. Nhiều năm qua, thấy nương nghe lời cha, nhẫn nhịn phu nhân như thế nên ta cũng không muốn làm nương buồn, có chuyện gì không vui ta sẽ giữ trong lòng không nói cho ai biết kể cả nương. Đến sau này ta mới biết đó là một thói quen xấu không tốt đẹp gì.
Buổi trưa, sau khi dọn dẹp nhà cửa xong, ta chạy nhanh ra đồng giúp Tô thúc làm việc. Công việc cũng không có gì nặng nhọc, chỉ là nhổ cỏ dại và bón phân cho cây. Đến chiều làm xong, thúc ấy sẽ cho ta vài đồng. Số tiền đó đối với ta mà nói rất cần thiết. Trên đường về, ta sẽ ghé qua bờ sông hoặc suối để bắt cá. Có thể nói, núi Lý Lâm ta nắm rõ trong lòng bàn tay. Sau đó, ta mới về nhà làm cơm, nấu nước.
Thật ra, lúc đầu Tô thúc cũng không có ý định nhận ta vào làm mà khi nghe Tô Tình nói về hoàn cảnh thật sự của ta, thúc ấy mới đồng ý. Tô Tình là con gái mà Tô thúc yêu thương nhất. Tô thẩm lúc trẻ do khó sinh nên đã qua đời, Tô thúc ở vậy nuôi con và rất thương yêu Tô Tình, chả bù với cha ta chút nào cả! Do nhà gần nhau nên ta và Tô Tình cũng có qua lại.
Chuyện bắt đầu khi lúc nhỏ Tô Tình bị bọn nam hài trong thôn trêu chọc không có nương, nước mắt nước mũi thành hàng. Mặc dù nương luôn dạy ta không được gây chuyện nhưng ta nhịn không được nên đã anh hùng cứu mỹ nhân, cho đám kia một bài học. Do làm việc từ nhỏ nên sức ta không thua tên nam hài nào đâu nhé! Lại nói, từ sau lần đó Tô Tình nhất kiến chung tình với ta, mặc dù ta nói ta là nữ nhi nhưng Tô Tình một mực không tin.
Thật ra, lúc đó ta đen nhẻm, tóc lại ngắn nên không giống một nữ nhi chút nào, Tô Tình nhận lầm cũng đúng. Được người yêu thương cũng được luôn người ghét bỏ. Bọn nam hài kia thật không nghĩa khí, đã đánh hội đồng ta, đánh không lại thì thôi đi, đằng này lại chạy về nhà méc phụ mẫu. Họ kéo nhau qua nhà ta làm một trận gà bay chó sủa, cha ta bồi tiền thuốc men mới êm chuyện. Sau đó, tuy có Tô thúc can thiệp nhưng ta vẫn bị một trận đòn nhừ xương, nương ta khóc hết nước mắt. Sáng hôm sau, danh tiếng của ta lẫy lừng khắp thôn, được xưng tụng là đứa chanh chua, đanh đá nhất. Ta cũng không thèm để ý nhưng Tô Tình lại rất ngại về chuyện đó, cách vài hôm lại qua nhà đưa thuốc cho ta còn kèm theo nào là bánh cùng trái cây nữa. Kể từ lúc đó, không đứa trẻ nào dám lại gần nói chuyện với ta ngoài Tô Tình, ta không buồn mà cảm thấy thật yên tĩnh. Ít lâu sau, rốt cuộc Tô Tình cũng đã nhận thức được ta là nữ nhi. Tuy có thất vọng nhưng rất nhanh lấy lại tinh thần, kề vai bá cổ nói với ta rằng:
“Vậy từ bây giờ, chúng ta là tỷ muội tốt của nhau.”