Nói chuyện được một lúc thì tướng công kêu đói bụng nên cha bảo chúng ta ở lại dùng cơm. Nương nói ta đến tây viện bảo với nhà bếp một tiếng. Ta vừa đi được một đoạn thì gặp Nhậm thúc. Thúc ấy thay ta đến đó và thế là ta trở về phòng. Vừa bước tới bậc cửa, ta nghe cha đang hỏi tướng công:
“Khiết nhi, nếu con đã tỉnh thì tại sao không ra ngoài, lúc đó sắc trời còn sớm mà?”
Tướng công trả lời: “Cô ta không cho.”
Nghe vậy, ta quyết định không vào mà đứng ngoài. Hôm qua, có người nói với ta không được ra ngoài cho đến sáng, thức ăn cũng do họ đem đến kia mà. Lão gia tiếp tục hỏi:
“Lúc tối hai con… ngủ thế nào?”
“Trên giường.”
“Vậy sao đó thì sao?” Cha sốt ruột.
“Ngủ.”
“Không phải, ý ta là các con… các con.” Cha ấp úng. Nương cười nhìn cha:
“Lão gia, con vừa mói khỏe lại sao lại hỏi thế.” Nhưng cũng vội vã không kém: “Vậy con làm sao mà ngủ, giường không lớn lắm nha?”
“Nằm trên, cô ta nằm dưới.”
Quả là con trai ta. Cha gật gật đầu tán thưởng.
“Đã nói cô ta đừng nằm dưới mà không nghe.” Tướng công bĩu môi nói.
“Không được, con phải đương nhiên phải nằm trên, đó là chuyện thiên kinh địa nghĩa.” Cha quả quyết, con dâu quả nhiên là người hiểu chuyện.
“Rất phiền phức.”
Cha ngạc nhiên hỏi: “Tại sao?”
“Cô ta cứ rên rỉ, không ngủ được.”
Cha và nương nhìn nhau cười đầy ẩn ý, mặt ta nóng bừng bừng không thôi. Đoạn, tướng công nói tiếp:
“Đã nói dưới đất rất lạnh, kêu cô ta lên giường ngủ mà không chịu, đáng đời.”
Hai vị trưởng bối ngẩn ra. Nương hỏi lại:
“Hai con là người nằm trên giường, người nằm dưới đất sao?”
“Đúng nha, nương nói nằm dưới đó sẽ rất, rất khó chịu.”
Ba người đồng loạt thở dài. Tướng công nói thế ngay từ đầu có phải hơn không. Do không quen ngủ cùng người lạ nên ta phải làm vậy, mong cha và nương có thể hiểu cho ta. Mà cũng vì nằm dưới đất lạnh nên xương cốt của ta cũng nhức mỏi không thôi.
Có người mang cơm đến, ta đi nhanh vào phòng mặt vẫn chưa hết nóng. Đây là bữa cơm gia đình đầu tiên của ta ở Nhậm gia. Tuy chỉ có bốn người nhưng cảm giác thật trọn vẹn, không giống cuộc sống ở thôn Lý Lâm, rõ ràng là người một nhà hà cớ gì phải chia năm xẻ bảy, một chút tình nghĩa cũng không dành cho nhau.
Cha và nương thật tốt, họ lấy thật nhiều thức ăn cho ta, nương nói ta thật gầy cần phải ănnhiều mới tốt, thức ăn rất ngon có thịt, cá, có rau… Đáng ra ta phải vui mừng vì trong họa được phúc nhưng khi nhớ đến nương đang ở một nơi không “người thân thuộc” đó thì lại lạnh trong lòng.
Nương từng nói với ta, tình cảm giữa con người là một điều kỳ diệu của tạo hóa, không phải muốn dành cho ai đó thì họ cũng dễ dàng chấp nhận nên khi muốn có được nó từ người khác thì càng khó hơn. Vì vậy, ta chỉ cần sống thật tốt, đối xử thật lòng với người bên cạnh và không hổ thẹn với lương tâm là được. Ta không biết tình cảm của cha và nương đối với ta là thế nào, là cảm kích, là ái ngại, là quan tâm… Tất cả đều không quan trọng, thời gian sẽ trả lời tất cả. Bây giờ việc ta cần làm là một người con dâu tốt của Nhậm gia, chăm sóc tướng công chu đáo.
“Phù nhi, Phù nhi.”
“Vâng, nương gọi con.” Tiếng kêu của nương kéo ta về hiện thực.
“Con không khỏe sao?” Nương hỏi.
“Không có, con dâu rất tốt.” Ta ái ngại trả lời.
“Vậy được, con cũng đừng để ý đến những lời đồn thất thiệt kia.”
Nương nhìn ta, người nói tiếp:
“Thật ra, Khiết nhi không có khắc chết ba người thê tử trước của nó, bọn họ đều sống rất khỏe mạnh.”
“Vậy thì tại sao… ?” Tại sao người ta đồn như thế, còn nói tướng công là yêu quái.
“Chúng ta cũng chẳng rõ, chỉ biết khi tân nương vào phòng thì một lúc sau sẽ nghe thấy họ hét lên và nằm bất tỉnh. Sau đó, các cô nương ấy kiên quyết từ hôn về nhà mẹ đẻ của mình, sống chết không chịu ở lại, còn nói xấu Khiết nhi.” Nương ngậm ngùi nói.
“Con dâu biết.” Ta cười vui vẻ với mọi người. Tất nhiên là ta biết vì ta cũng từng trải qua, cái mặt nạ kỳ quái của tướng công thật lợi hại, đuổi được tận ba người, tốt xấu gì cũng không tha. Cũng may, ta chưa phải là người thứ tư và sẽ chẳng có người cuối cùng.
Sau khi dùng cơm xong, tướng công và ta trở về Mai viện. Tên gọi như thế vì trong viện trồng rất nhiều hoa mai. Trên đường về, ta nói với tướng công:
“Nương đúng là mỹ nhân quên năm tháng, huynh nói xem nương bao nhiêu tuổi rồi?”
“Hai mươi.”
“Ta không hỏi huynh mà hỏi… Sao lúc trước ta hỏi huynh bao nhiêu tuổi huynh nói không biết mà?” Ta đi đến trước mặt tướng công hỏi.
“Có sao?”
“Không có.” Ta lười tính toán với huynh.
Chiều đến, trong viện của ta có rất nhiều người đi lại, họ mang đến rất nhiều vật dụng mới thay cho đồ dùng cũ, có thêm cái bàn trang điểm bằng gỗ thật tinh xảo. Đáng nói hơn, một cái giường ngủ thật to được khiêng vào thay thế cái giường hơi nhỏ kia. Cái giường mới đủ lớn để chúng ta không phải lo “xuống đất” ngủ. Tướng công thì rất vui vẻ chạy đông chạy tây, hết sờ lại mó. Ta cũng chỉ biết đứng cười một cách khó coi, cha và nương quả thật rất chu đáo.
Cũng may lúc ta còn đang không biết tính sao vì xung quanh đây chẳng thấy bóng người thì Nhậm thúc – là quản gia của Nhậm gia đi đến và dẫn đường cho chúng ta đến đại sảnh.
Thúc ấy nói nhờ Tầm Nhi báo tin nên thúc mới đến đây tìm. Dường như tâm trạngrất tốt, thúc dặn dò ta thật nhiều thứ, nói với ta một số chuyện. Đại loại như, tướng công ta là đại thiếu gia của Nhậm gia, nhi tử của phu nhân. Hay nơi duy nhất mà huynh ấy có thể đến mà không bị lạc đường chính là cái hồ cá đó – hồ Ngư Lục, bên trong hồ có nuôi những loài cá lục sắc và tên gọi khác nhau.
Lúc chúng ta đến nơi thì đã có rất nhiều người, Tầm Nhi cũng có mặt. Hai người ăn mặc sang trọng đi qua đi lại ở cửa thì vội vã chạy ra, những người khác hết nhìn lại ngó. Vị phu nhân lên tiếng:
“Tạ ơn Bồ Tát, Khiết nhi con tỉnh lại rồi!”
Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe này là giọng của Nhậm phu nhân, thì ra đây là nương của tướng công. Không thể tin được phu nhân là một thiếu phụ trung niên xinh đẹp động lòng người. Còn người rất giống tướng công đứng bên cạnh miệng cười không khép lại được chắc là Nhậm lão gia. Hai người họ đúng là trời sinh một đôi. Họ nhìn sang ta bằng ánh mắt cảm kích khó tả làm ta rối bời.
“Được rồi phu nhân, có gì vào trong nói.” Lão gia lên tiếng. Phu nhân cầm tay ta và tướng công theo sau lão gia đi vào.
Mọi người đã đứng ngồi ngay ngắn ở vị trí của mình. Ta và tướng công dâng trà cho hai vị trưởng bối. Họ vui vẻ nhận lấy còn cho chúng ta hai phong bì thật to. Một cái vòng ngọc phỉ thúy được đưa đến trước mặt ta, phu nhân bảo:
“Đây là vật gia truyền của nhà ta, chỉ truyền cho con dâu dòng chính, sau này con hãy bảo quản thật tốt.” Phu nhân để vòng ngọc vào tay ta và nói tiếp:
“Phù nhi, chúng ta xem con như nhi nữ thân sinh của mình. Vì vậy, con không cần ngại, nên gọi ta là nương, lão gia là cha. Sau này mong con đối xử tốt với Khiết nhi, được như vậy ta yên tâm rồi.” Hốc mắt phu nhân đỏ lên, nước mắt rơi lã chã.
“Vâng, con xin nghe theo lời nương.” Ta dập đầu.
Đáng ra chúng ta phải dâng trà cho lão phu nhân nhưng nương nói lão phu nhân không được khỏe nên không muốn ai quấy rầy, còn vị tiểu đệ không biết mặt kia đã ra ngoài từ sớm.
Sau đó ta dâng trà cho vị Bạch di nương đang ngồi yên vị trên ghế. Di nương có một vẻ đẹp sắc sảo chẳng giống vẻ dịu dàng phu nhân, di nương như nửa cười nửa không nhìn ta, cảm giác thật quen thuộc.
Cuối cùng, nghi lễ đã xong, lão gia cho mọi người lui ra, Bạch di nương mượn cớ không được khỏe nên về nghỉ ngơi trước. Vì vậy, chỉ còn bốn người chúng ta ngồi trong đại sảnh, nương đến ngồi bên cạnh ta:
“Phù nhi, Khiết nhi tỉnh lại lúc nào?”
“Lúc nương rời khỏi phòng một lúc thì huynh ấy tỉnh lại.” Sao nương lại hỏi thế nhỉ?
“Vị đạo sĩ đó đúng là thần thông, bao ngày lão gia và ta mất ăn mất ngủ quả là không uổng công.”
“Nương, thứ lỗi cho con dâu mạo muội, không biết tướng công đã xảy ra chuyện gì?” Ta vốn biết người mới vào cửa như ta không nên hỏi nhiều nhưng cái miệng không sợ chết, chưa kịp suy nghĩ thấu đáo thì lời đã thốt ra tự khi nào.
“Phù nhi, cha con không nói cho con biết sao?” Phu nhân ngạc nhiên nhìn ta rồi nhìn sang lão gia. Lão gia thở dài:
“Cũng tại chúng ta không chăm sóc tốt cho nó, để nó té xuống hồ Ngư Lục. Lúc đó tiết trời rất lạnh, khó khăn lắm mới giữ lai được một hơi thở yếu ớt.” Phu nhân tiếp lời:
“Nhưng Khiết nhi mãi vẫn không tỉnh lại, lão gia cũng lực bất tòng tâm làm chúng ta như ngồi trên chão nóng. Đúng lúc đó, một vị đạo sĩ nói với lão gia phải để Khiết nhi lấy một người thê tử họ Diệp xung hỉ thì mới mong khỏi bệnh.” Phu nhân nắm lấy tay ta:
“Lúc đó, cho dù là chỉ là một cơ hội mong manh chúng ta cũng không thể bỏ qua. Nhưng người họ Diệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, chúng ta phải hỏi nhiều người mới biết nhà họ Diệp của con ở thôn Lý Lâm.”
Thì ra là vậy, chẳng trách thái độ của mọi người như thế. Một người tưởng chừng sắp chết đột nhiên đi đứng khỏe mạnh trước mặt người khác thì có phần không tin nổi.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Nói chuyện được một lúc thì tướng công kêu đói bụng nên cha bảo chúng ta ở lại dùng cơm. Nương nói ta đến tây viện bảo với nhà bếp một tiếng. Ta vừa đi được một đoạn thì gặp Nhậm thúc. Thúc ấy thay ta đến đó và thế là ta trở về phòng. Vừa bước tới bậc cửa, ta nghe cha đang hỏi tướng công:
“Khiết nhi, nếu con đã tỉnh thì tại sao không ra ngoài, lúc đó sắc trời còn sớm mà?”
Tướng công trả lời: “Cô ta không cho.”
Nghe vậy, ta quyết định không vào mà đứng ngoài. Hôm qua, có người nói với ta không được ra ngoài cho đến sáng, thức ăn cũng do họ đem đến kia mà. Lão gia tiếp tục hỏi:
“Lúc tối hai con… ngủ thế nào?”
“Trên giường.”
“Vậy sao đó thì sao?” Cha sốt ruột.
“Ngủ.”
“Không phải, ý ta là các con… các con.” Cha ấp úng. Nương cười nhìn cha:
“Lão gia, con vừa mói khỏe lại sao lại hỏi thế.” Nhưng cũng vội vã không kém: “Vậy con làm sao mà ngủ, giường không lớn lắm nha?”
“Nằm trên, cô ta nằm dưới.”
Quả là con trai ta. Cha gật gật đầu tán thưởng.
“Đã nói cô ta đừng nằm dưới mà không nghe.” Tướng công bĩu môi nói.
“Không được, con phải đương nhiên phải nằm trên, đó là chuyện thiên kinh địa nghĩa.” Cha quả quyết, con dâu quả nhiên là người hiểu chuyện.
“Rất phiền phức.”
Cha ngạc nhiên hỏi: “Tại sao?”
“Cô ta cứ rên rỉ, không ngủ được.”
Cha và nương nhìn nhau cười đầy ẩn ý, mặt ta nóng bừng bừng không thôi. Đoạn, tướng công nói tiếp:
“Đã nói dưới đất rất lạnh, kêu cô ta lên giường ngủ mà không chịu, đáng đời.”
Hai vị trưởng bối ngẩn ra. Nương hỏi lại:
“Hai con là người nằm trên giường, người nằm dưới đất sao?”
“Đúng nha, nương nói nằm dưới đó sẽ rất, rất khó chịu.”
Ba người đồng loạt thở dài. Tướng công nói thế ngay từ đầu có phải hơn không. Do không quen ngủ cùng người lạ nên ta phải làm vậy, mong cha và nương có thể hiểu cho ta. Mà cũng vì nằm dưới đất lạnh nên xương cốt của ta cũng nhức mỏi không thôi.
Có người mang cơm đến, ta đi nhanh vào phòng mặt vẫn chưa hết nóng. Đây là bữa cơm gia đình đầu tiên của ta ở Nhậm gia. Tuy chỉ có bốn người nhưng cảm giác thật trọn vẹn, không giống cuộc sống ở thôn Lý Lâm, rõ ràng là người một nhà hà cớ gì phải chia năm xẻ bảy, một chút tình nghĩa cũng không dành cho nhau.
Cha và nương thật tốt, họ lấy thật nhiều thức ăn cho ta, nương nói ta thật gầy cần phải ănnhiều mới tốt, thức ăn rất ngon có thịt, cá, có rau… Đáng ra ta phải vui mừng vì trong họa được phúc nhưng khi nhớ đến nương đang ở một nơi không “người thân thuộc” đó thì lại lạnh trong lòng.
Nương từng nói với ta, tình cảm giữa con người là một điều kỳ diệu của tạo hóa, không phải muốn dành cho ai đó thì họ cũng dễ dàng chấp nhận nên khi muốn có được nó từ người khác thì càng khó hơn. Vì vậy, ta chỉ cần sống thật tốt, đối xử thật lòng với người bên cạnh và không hổ thẹn với lương tâm là được. Ta không biết tình cảm của cha và nương đối với ta là thế nào, là cảm kích, là ái ngại, là quan tâm… Tất cả đều không quan trọng, thời gian sẽ trả lời tất cả. Bây giờ việc ta cần làm là một người con dâu tốt của Nhậm gia, chăm sóc tướng công chu đáo.
“Phù nhi, Phù nhi.”
“Vâng, nương gọi con.” Tiếng kêu của nương kéo ta về hiện thực.
“Con không khỏe sao?” Nương hỏi.
“Không có, con dâu rất tốt.” Ta ái ngại trả lời.
“Vậy được, con cũng đừng để ý đến những lời đồn thất thiệt kia.”
Nương nhìn ta, người nói tiếp:
“Thật ra, Khiết nhi không có khắc chết ba người thê tử trước của nó, bọn họ đều sống rất khỏe mạnh.”
“Vậy thì tại sao… ?” Tại sao người ta đồn như thế, còn nói tướng công là yêu quái.
“Chúng ta cũng chẳng rõ, chỉ biết khi tân nương vào phòng thì một lúc sau sẽ nghe thấy họ hét lên và nằm bất tỉnh. Sau đó, các cô nương ấy kiên quyết từ hôn về nhà mẹ đẻ của mình, sống chết không chịu ở lại, còn nói xấu Khiết nhi.” Nương ngậm ngùi nói.
“Con dâu biết.” Ta cười vui vẻ với mọi người. Tất nhiên là ta biết vì ta cũng từng trải qua, cái mặt nạ kỳ quái của tướng công thật lợi hại, đuổi được tận ba người, tốt xấu gì cũng không tha. Cũng may, ta chưa phải là người thứ tư và sẽ chẳng có người cuối cùng.
Sau khi dùng cơm xong, tướng công và ta trở về Mai viện. Tên gọi như thế vì trong viện trồng rất nhiều hoa mai. Trên đường về, ta nói với tướng công:
“Nương đúng là mỹ nhân quên năm tháng, huynh nói xem nương bao nhiêu tuổi rồi?”
“Hai mươi.”
“Ta không hỏi huynh mà hỏi… Sao lúc trước ta hỏi huynh bao nhiêu tuổi huynh nói không biết mà?” Ta đi đến trước mặt tướng công hỏi.
“Có sao?”
“Không có.” Ta lười tính toán với huynh.
Chiều đến, trong viện của ta có rất nhiều người đi lại, họ mang đến rất nhiều vật dụng mới thay cho đồ dùng cũ, có thêm cái bàn trang điểm bằng gỗ thật tinh xảo. Đáng nói hơn, một cái giường ngủ thật to được khiêng vào thay thế cái giường hơi nhỏ kia. Cái giường mới đủ lớn để chúng ta không phải lo “xuống đất” ngủ. Tướng công thì rất vui vẻ chạy đông chạy tây, hết sờ lại mó. Ta cũng chỉ biết đứng cười một cách khó coi, cha và nương quả thật rất chu đáo.