Đen đủi quá! Số cô đen đủi quá! Thảo ngồi trong phòng ức phát khóc. Sáng nay cô đã gọi điện xin thôi làm! Kiểu này biết bao giờ cô mới kiếm được tiền đây. Nhưng mà làm gì còn còn đường nào nữa? Đi làm cô sẽ phải gặp lại anh ta!
Phan thì dạo này bận kinh khủng. Hôm qua cô đã sang Phan để “trút” nhưng không được. Nhìn cái mặt Phan đang tập trung làm việc và căn phòng rải đầy giấy tờ, cô thôi luôn ý định kể lể.
Phan cũng không biết cô đã xin thôi việc. Mà nếu có biết thì Phan cũng đồng ý ngay. Đằng nào thì Phan cũng không muốn cô làm công việc này.
Nhìn cái điện thoại với mấy chục cuộc gọi nhỡ của ông Mạnh, cô ngao ngán. Nghe chừng không nên thay số nữa, chỉ có điều có nên nghe hay không thôi.
Suốt tối qua và đêm qua cô đã phải tắt nguồn điện thoại. Vì hễ cứ bật một lúc thì màn hình lại sáng lên số của ông ta, dù đã để ở chế độ im lặng nhưng cô vẫn thấy lo. Cái Nhung mà biết thì nó sẽ rất tò mò, cô sẽ phải nghĩ cách nói dối.
Sáng nay, một mình ở nhà cô mới dám bật, thế mà lão réo liên tục đến nhức cả đầu. Nếu tắt điện thoại nhỡ đâu mẹ cô gọi có chuyện gì. Mà chắc chắn là có chuyện. Hẳn là lão đã o ép mẹ cô gì đấy. Không thì sao lão biết được số của cô. Trời ơi, cô vừa sốt ruột chờ tin mẹ vừa như phát điên vì tiếng điện thoại của lão.
Điện thoại lại réo tiếp, cô liếc màn hình, không phải số của mẹ, không phải số của lão, cô thở phào cầm nghe.
-Alo, tôi nghe, Ai đấy ạ?
-Anh đây! – Cô giật mình hoảng hốt, giơ điện thoại trước mặt. Rõ ràng không phải số ông ta. Sao lại giọng ông ta?
-Nghe đi! Em không nghe không được đâu! – Tiếng trong điện thoại phát ra rất rõ – Nếu không, anh sẽ quấy nhiễu em cả ngày đấy!
-Tôi không nói chuyện với ông! – Cô trừng mắt quát vào cái điện thoại.
-Nhưng tôi lại muốn nói chuyện với em! Nếu em không muốn nghe… thì đừng dùng điện thoại nữa.
-… - Cô đành áp điện thoại vào tai, căng thẳng chờ đợi.
-Làm gì mà em thở hổn hển thế. Chỉ là qua điện thoại, thì anh có thể làm gì em được chứ.
-Sao ông lại biết được số của tôi? Có phải ông đã làm gì mẹ tôi không? Hả!
-Úi chà, chuyện ý với anh dễ mà, em biết rồi đấy. Và khuyên em là đừng có tiếp tục đổi số. Còn mẹ thì em cứ yên tâm đi. Bà ấy là mẹ vợ anh mà.
-Tôi không phải là vợ ông! Không bao giờ là vợ ông!
-Nếu cô thương mẹ cô thì hãy về đây mau! Đừng để tôi kiện! Bà ấy mà không có nhà để ở, thì tất cả là do cô đấy!
-Mẹ tôi sẽ không bao giờ mất được nhà. Vì đó là nhà của mẹ tôi! Chứ không phải là của tôi!
-Cô…
-Tôi là người vay ông chứ không phải mẹ tôi. Nhà ấy của mẹ tôi thì làm sao tôi đem bán để trả nợ cho ông được. Và tất nhiên tôi sẽ không cho mẹ tôi bán nhà.
-Cô… cô dám…
-Đừng dọa tôi nữa, tôi đã hỏi hết rồi. Ông kiện tôi cũng không được gì hết. Tốt nhất ông hãy ở yên đi. Và hãy lấy người khác. Còn tôi sẽ ở đây làm việc. Tôi hứa sẽ trả cho ông đầy đủ. Thế thôi! – Nói rồi cô bực bội tắt máy.
Chỉ ba giây sau điện thoại lại réo. Vẫn là số đó. Cô mặc kệ. Và cứ thế, hết réo lại tắt, tắt rồi lại réo. Điên mất thôi! Cô lấy ngón tay nút chặt hai lỗ tai mình.
Lại réo… nhưng lần này là một số lạ, cô phân vân nhìn màn hình, rồi hoang mang cầm nghe.
-Alo?
-Anh đây mà. Đã bảo rồi. Hoặc là phải nghe, hoặc là ném cha cái điện thoại đi, đừng dùng nữa. Chứ em làm thế này, chẳng ăn thua gì đâu.
-Tôi đã nói hết với ông rồi. Hãy để cho tôi yên đi. – Cô mệt mỏi nói.
-Không được. Làm gì có chuyện trốn nợ mà lại đòi được yên. Nếu em ở địa vị anh, thì em làm thế nào?
-Tôi đã nói là tôi đang kiếm tiền trả cho ông, tôi không trốn nợ.
-Đấy là mồm em nói, lời nói gió bay!
-Thế ông còn muốn tôi thế nào nữa?
-Về gặp anh, hoặc khai ra chỗ em ở.
-Tại sao lại cứ phải như vậy! Tôi sẽ trả ông tiền là được mà!
-Vậy tiền đâu? Cô mang về trả tôi đi!
` -Làm sao tôi đã có ngay, tôi mới ra đây thôi mà.
-Vậy cô rút số tiền đã có ra. Về trả tôi!
-Lúc trước… ông bảo là không nhận như thế, sao giờ lại…
-Đó là việc của tôi!
-…
-Sao nào? Có tiền rồi thì trả cho tôi đi! Về lấy tiết kiệm ra trả cho tôi đi!
-Ông Mạnh… Số tiền đó đã nhiều lần tôi đem sang nhưng ông không chịu nhận. Còn bây giờ… ông lại bắt tôi…. Không được! Tôi không thể tin ông được. Rõ ràng ông đang lừa tôi. Ông cố lừa cho tôi về, rồi ông lại vô vàn quỷ kế…
-Điên à! Giờ tôi chỉ cần tiền! Cần tiền thôi!
-Không phải… không phải… tôi không ngu nữa… tôi không quên chuỗi ngày ở bên ông đâu… Con người ông… luôn luôn trơ trẽn và thủ đoạn, ông sẽ không bao giờ nói thật với tôi. Tôi không về!
-Vậy là cô có tiền mà vẫn không trả cho tôi có phải không!
-Nếu thật sự ông cho tôi được như thế thì tôi sẽ vay tạm rồi chuyển về. Dù sao chỗ đó cũng không nhiều. Mẹ tôi sẽ đem sang cho ông. Và sau này, cũng chỉ cần như thế…
-Không được! Không được như thế! Cô phải đem về!
-Biết ngay mà. Bộ mặt ông rõ ra rồi đấy!
-Rõ cái cứt! Cô không tin tôi thì thôi! Ra tòa nói chuyện!
-Ông muốn làm sao thì làm. Tôi thà ra tòa còn hơn là về với ông!
-Được. Là chính cô đã nói đấy nhé! Sau này đi tù thì đừng có oán thán tôi!
-Còn lâu! Tôi làm cái gì mà phải đi tù?
-Làm gì à? Không biết là mình đang làm cái gì à? Giả vờ gì ngớ ngẩn thế!
-Tôi không trốn nợ!
-Mẹ kiếp! Thế em không trốn nợ thì em đang làm cái gì đấy?
-Ông không dọa được tôi nữa đâu. Trường hợp tôi không phải là trốn nợ. Vì tôi đi là để tránh cái con người xấu xa là ông, chứ tôi không hề có ý định chiếm đoạt số tiền đã vay. Vậy tôi không bị tội trốn nợ.
-Giỏi đấy. Vậy em cứ ra tòa mà nói thế nhé.
-Ra tòa tôi sẽ nói hết các việc ông đã làm với tôi. Sẽ viết đơn trình bày tất tần tật. Để người ta hiểu vì sao tôi lại ra nông nỗi này. Tôi tin vào công lý. Pháp luật sẽ không bao giờ trừng trị một người như tôi.
-Xem ra có khôn lên tí. Nhưng vẫn trứng chọi đá thôi. Cô cứ việc ra tòa mà kể lể, không có bằng chứng, chẳng ai thèm tin lời cô hết!
-Không. Tôi có làng xóm làm chứng! Chuyện của tôi ai cũng biết!
-Vậy cô cứ mời cả làng đến làm chứng. Tôi chấp hết. Vì họ chỉ làm chứng được chuyện tôi thích cô, chứ không làm chứng được cô trốn nợ hay không. Ra pháp luật phải có bằng chứng rõ ràng. Cái ý định trong đầu cô và cái lời hứa sẽ trả nợ của cô không ai gọi là bằng chứng. Chỉ có cái việc cô đã làm mới được coi là bằng chứng. Và cái việc cô đã làm và đang làm ấy đã đủ khép cô vào tội hình sự rồi. Tội đó tù vài năm đấy.
-Không! Không phải… cái này tôi đã hỏi kỹ rồi… không phải thế mà.
-Tiên sư cái đứa mà cô đã hỏi. Sau này đi tù rồi thì cô cứ nó mà nguyền rủa nhé. Việc cô bỏ trốn bấy lâu nay là bằng chứng quá đủ để công an truy tố cô! Cô không tin thì cứ chuẩn bị tinh thần mà cãi. Tôi cũng nói trước! Tôi thừa sức dập đi các lý lẽ của cô! Thừa sức dập được mồm thiên hạ! Đứa nào dính mũi vào chuyện của tôi thì hãy liệu chừng.
-Ông… ông…
-Bình tĩnh nghe tiếp nào. Còn chưa hết mà. Ngoài việc cho cô đi tù, tôi còn có thể làm cho cái đứa chứa chấp hay liên quan gì đến cô cũng vào tù nốt!
-Cái gì cơ?
-Che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, hay đồng phạm. Đều có thể bỏ tù. Nếu có đứa nào dính dáng đến cô, tôi sẽ không bỏ qua! Tôi thề!
-Không được! Không được! Ông thật là tàn ác! Hu hu… hu hu…
-Tôi sẽ làm cô đau. Bởi vì cô nhất định không chịu về bên tôi… Không còn cách nào khác nữa. Giá như bây giờ… tôi có thể khóc được như cô.
-Huhu… tại sao lại thế này… Sao lại như thế này… Hu hu…
-Khóc đi.
Ông ta nói lạnh lùng rồi cúp máy luôn. Thảo bất lực khóc một mình giữa gian phòng, trong nỗi sợ hãi đã phủ kín lên cô.
Phan thì dạo này bận kinh khủng. Hôm qua cô đã sang Phan để “trút” nhưng không được. Nhìn cái mặt Phan đang tập trung làm việc và căn phòng rải đầy giấy tờ, cô thôi luôn ý định kể lể.
Phan cũng không biết cô đã xin thôi việc. Mà nếu có biết thì Phan cũng đồng ý ngay. Đằng nào thì Phan cũng không muốn cô làm công việc này.
Nhìn cái điện thoại với mấy chục cuộc gọi nhỡ của ông Mạnh, cô ngao ngán. Nghe chừng không nên thay số nữa, chỉ có điều có nên nghe hay không thôi.
Suốt tối qua và đêm qua cô đã phải tắt nguồn điện thoại. Vì hễ cứ bật một lúc thì màn hình lại sáng lên số của ông ta, dù đã để ở chế độ im lặng nhưng cô vẫn thấy lo. Cái Nhung mà biết thì nó sẽ rất tò mò, cô sẽ phải nghĩ cách nói dối.
Sáng nay, một mình ở nhà cô mới dám bật, thế mà lão réo liên tục đến nhức cả đầu. Nếu tắt điện thoại nhỡ đâu mẹ cô gọi có chuyện gì. Mà chắc chắn là có chuyện. Hẳn là lão đã o ép mẹ cô gì đấy. Không thì sao lão biết được số của cô. Trời ơi, cô vừa sốt ruột chờ tin mẹ vừa như phát điên vì tiếng điện thoại của lão.
Điện thoại lại réo tiếp, cô liếc màn hình, không phải số của mẹ, không phải số của lão, cô thở phào cầm nghe.
-Alo, tôi nghe, Ai đấy ạ?
-Anh đây! – Cô giật mình hoảng hốt, giơ điện thoại trước mặt. Rõ ràng không phải số ông ta. Sao lại giọng ông ta?
-Nghe đi! Em không nghe không được đâu! – Tiếng trong điện thoại phát ra rất rõ – Nếu không, anh sẽ quấy nhiễu em cả ngày đấy!
-Tôi không nói chuyện với ông! – Cô trừng mắt quát vào cái điện thoại.
-Nhưng tôi lại muốn nói chuyện với em! Nếu em không muốn nghe… thì đừng dùng điện thoại nữa.
-… - Cô đành áp điện thoại vào tai, căng thẳng chờ đợi.
-Làm gì mà em thở hổn hển thế. Chỉ là qua điện thoại, thì anh có thể làm gì em được chứ.
-Sao ông lại biết được số của tôi? Có phải ông đã làm gì mẹ tôi không? Hả!
-Úi chà, chuyện ý với anh dễ mà, em biết rồi đấy. Và khuyên em là đừng có tiếp tục đổi số. Còn mẹ thì em cứ yên tâm đi. Bà ấy là mẹ vợ anh mà.
-Tôi không phải là vợ ông! Không bao giờ là vợ ông!
-Nếu cô thương mẹ cô thì hãy về đây mau! Đừng để tôi kiện! Bà ấy mà không có nhà để ở, thì tất cả là do cô đấy!
-Mẹ tôi sẽ không bao giờ mất được nhà. Vì đó là nhà của mẹ tôi! Chứ không phải là của tôi!
-Cô…
-Tôi là người vay ông chứ không phải mẹ tôi. Nhà ấy của mẹ tôi thì làm sao tôi đem bán để trả nợ cho ông được. Và tất nhiên tôi sẽ không cho mẹ tôi bán nhà.
-Cô… cô dám…
-Đừng dọa tôi nữa, tôi đã hỏi hết rồi. Ông kiện tôi cũng không được gì hết. Tốt nhất ông hãy ở yên đi. Và hãy lấy người khác. Còn tôi sẽ ở đây làm việc. Tôi hứa sẽ trả cho ông đầy đủ. Thế thôi! – Nói rồi cô bực bội tắt máy.
Chỉ ba giây sau điện thoại lại réo. Vẫn là số đó. Cô mặc kệ. Và cứ thế, hết réo lại tắt, tắt rồi lại réo. Điên mất thôi! Cô lấy ngón tay nút chặt hai lỗ tai mình.
Lại réo… nhưng lần này là một số lạ, cô phân vân nhìn màn hình, rồi hoang mang cầm nghe.
-Alo?
-Anh đây mà. Đã bảo rồi. Hoặc là phải nghe, hoặc là ném cha cái điện thoại đi, đừng dùng nữa. Chứ em làm thế này, chẳng ăn thua gì đâu.
-Tôi đã nói hết với ông rồi. Hãy để cho tôi yên đi. – Cô mệt mỏi nói.
-Không được. Làm gì có chuyện trốn nợ mà lại đòi được yên. Nếu em ở địa vị anh, thì em làm thế nào?
-Tôi đã nói là tôi đang kiếm tiền trả cho ông, tôi không trốn nợ.
-Đấy là mồm em nói, lời nói gió bay!
-Thế ông còn muốn tôi thế nào nữa?
-Về gặp anh, hoặc khai ra chỗ em ở.
-Tại sao lại cứ phải như vậy! Tôi sẽ trả ông tiền là được mà!
-Vậy tiền đâu? Cô mang về trả tôi đi!
` -Làm sao tôi đã có ngay, tôi mới ra đây thôi mà.
-Vậy cô rút số tiền đã có ra. Về trả tôi!
-Lúc trước… ông bảo là không nhận như thế, sao giờ lại…
-Đó là việc của tôi!
-…
-Sao nào? Có tiền rồi thì trả cho tôi đi! Về lấy tiết kiệm ra trả cho tôi đi!
-Ông Mạnh… Số tiền đó đã nhiều lần tôi đem sang nhưng ông không chịu nhận. Còn bây giờ… ông lại bắt tôi…. Không được! Tôi không thể tin ông được. Rõ ràng ông đang lừa tôi. Ông cố lừa cho tôi về, rồi ông lại vô vàn quỷ kế…
-Điên à! Giờ tôi chỉ cần tiền! Cần tiền thôi!
-Không phải… không phải… tôi không ngu nữa… tôi không quên chuỗi ngày ở bên ông đâu… Con người ông… luôn luôn trơ trẽn và thủ đoạn, ông sẽ không bao giờ nói thật với tôi. Tôi không về!
-Vậy là cô có tiền mà vẫn không trả cho tôi có phải không!
-Nếu thật sự ông cho tôi được như thế thì tôi sẽ vay tạm rồi chuyển về. Dù sao chỗ đó cũng không nhiều. Mẹ tôi sẽ đem sang cho ông. Và sau này, cũng chỉ cần như thế…
-Không được! Không được như thế! Cô phải đem về!
-Biết ngay mà. Bộ mặt ông rõ ra rồi đấy!
-Rõ cái cứt! Cô không tin tôi thì thôi! Ra tòa nói chuyện!
-Ông muốn làm sao thì làm. Tôi thà ra tòa còn hơn là về với ông!
-Được. Là chính cô đã nói đấy nhé! Sau này đi tù thì đừng có oán thán tôi!
-Còn lâu! Tôi làm cái gì mà phải đi tù?
-Làm gì à? Không biết là mình đang làm cái gì à? Giả vờ gì ngớ ngẩn thế!
-Tôi không trốn nợ!
-Mẹ kiếp! Thế em không trốn nợ thì em đang làm cái gì đấy?
-Ông không dọa được tôi nữa đâu. Trường hợp tôi không phải là trốn nợ. Vì tôi đi là để tránh cái con người xấu xa là ông, chứ tôi không hề có ý định chiếm đoạt số tiền đã vay. Vậy tôi không bị tội trốn nợ.
-Giỏi đấy. Vậy em cứ ra tòa mà nói thế nhé.
-Ra tòa tôi sẽ nói hết các việc ông đã làm với tôi. Sẽ viết đơn trình bày tất tần tật. Để người ta hiểu vì sao tôi lại ra nông nỗi này. Tôi tin vào công lý. Pháp luật sẽ không bao giờ trừng trị một người như tôi.
-Xem ra có khôn lên tí. Nhưng vẫn trứng chọi đá thôi. Cô cứ việc ra tòa mà kể lể, không có bằng chứng, chẳng ai thèm tin lời cô hết!
-Không. Tôi có làng xóm làm chứng! Chuyện của tôi ai cũng biết!
-Vậy cô cứ mời cả làng đến làm chứng. Tôi chấp hết. Vì họ chỉ làm chứng được chuyện tôi thích cô, chứ không làm chứng được cô trốn nợ hay không. Ra pháp luật phải có bằng chứng rõ ràng. Cái ý định trong đầu cô và cái lời hứa sẽ trả nợ của cô không ai gọi là bằng chứng. Chỉ có cái việc cô đã làm mới được coi là bằng chứng. Và cái việc cô đã làm và đang làm ấy đã đủ khép cô vào tội hình sự rồi. Tội đó tù vài năm đấy.
-Không! Không phải… cái này tôi đã hỏi kỹ rồi… không phải thế mà.
-Tiên sư cái đứa mà cô đã hỏi. Sau này đi tù rồi thì cô cứ nó mà nguyền rủa nhé. Việc cô bỏ trốn bấy lâu nay là bằng chứng quá đủ để công an truy tố cô! Cô không tin thì cứ chuẩn bị tinh thần mà cãi. Tôi cũng nói trước! Tôi thừa sức dập đi các lý lẽ của cô! Thừa sức dập được mồm thiên hạ! Đứa nào dính mũi vào chuyện của tôi thì hãy liệu chừng.
-Ông… ông…
-Bình tĩnh nghe tiếp nào. Còn chưa hết mà. Ngoài việc cho cô đi tù, tôi còn có thể làm cho cái đứa chứa chấp hay liên quan gì đến cô cũng vào tù nốt!
-Cái gì cơ?
-Che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, hay đồng phạm. Đều có thể bỏ tù. Nếu có đứa nào dính dáng đến cô, tôi sẽ không bỏ qua! Tôi thề!
-Không được! Không được! Ông thật là tàn ác! Hu hu… hu hu…
-Tôi sẽ làm cô đau. Bởi vì cô nhất định không chịu về bên tôi… Không còn cách nào khác nữa. Giá như bây giờ… tôi có thể khóc được như cô.
-Huhu… tại sao lại thế này… Sao lại như thế này… Hu hu…
-Khóc đi.
Ông ta nói lạnh lùng rồi cúp máy luôn. Thảo bất lực khóc một mình giữa gian phòng, trong nỗi sợ hãi đã phủ kín lên cô.