Trên thực tế, những người cao chừng một mét chín mươi, đều khiến cho người khác cảm thấy rất to lớn. Huống hồ chi, Kinh Châu thuộc miền nam, cho nên dáng người phổ biến đều không cao lắm. Trong một đám người cao tầm tầm nhau, đột nhiên lại nổi lên một người cao gần mét chín, tự nhiên sẽ khiến cho mọi người chú ý.
Gia Cát Lượng là người Lang Na ở Thanh Châu, năm Kiến An thứ hai, cũng chính vào năm hắn mười bảy tuổi, do cha là Gia Cát Huyền mất, bèn chuyển nhà đến định cư ở Long Trung, một nơi cách Tương Dương tầm hai mươi dặm, và bái nhập vào Thủy Kính Sơn Trang, theo cầu sự học dưới cửa Tư Mã Vi. Nháy mắt, Gia Cát Lượng đã được hai mươi tư tuổi! Trải qua ba năm rèn luyện, cộng với việc lúc thường thường hay giao lưu với nhân vật như Tuân Trạm, nhờ đó tầm nhìn và kiến thức cũng được tăng thêm rất nhiều…
Tới nay, hắn đã trở thành cánh tay đắc lực không thể thiếu bên cạnh Lưu Bị.
Lưu Bị dáng người cao chừng bảy thước năm tấc, cũng tức khoảng một mét bảy ba, nếu không phải là đang đứng trên hiên, thì cũng phải ngước cổ lên mới có thể nói chuyện với Gia Cát Lượng.
- Thật vất vả cho Khổng Minh!
Lưu Bị nở một nụ cười ấm áp, ôn hòa nói.
Bởi vì từ lúc lập đông đến nay, sức khỏe của Lưu Biểu không được tốt, nên Gia Cát Lượng thường xuyên phải đi về Tương Dương.
Một là muốn dò la tin tức.
Hai là, con gái nhà họ Thái, cũng chính là phu nhân của Gia Cát Lượng, đang mang thai, cần hắn phải về thăm nom.
Con gái nhà họ Thái kết hôn với Gia Cát Lượng đã được ba năm, cuối cùng cũng đã mang thai, điều này cũng khiến cho Gia Cát Lượng hết sức vui mừng. Tuy nhiên, Thái phu nhân lại mượn cớ là điều kiện ở Tân Dã không tốt, đón con gái về Tương Dương chăm sóc. Thực ra suy nghĩ của bà ấy, Gia Cát Lượng cũng có thể đoán ra được, không nghi ngờ gì nữa, chính là muốn lợi dụng thủ đoạn này để ly gián sự tín nhiệm giữa hắn và Lưu Bị… Chỉ có điều, Thái phu nhân đã xem thường Lưu Bị rồi!
Lưu Bị không những không bất hòa với Gia Cát Lượng, ngược lại còn khuyến khích hắn về chăm sóc vợ.
Điều này cũng khiến cho Gia Cát Lượng càng thêm phần tin phục đối với Lưu Bị…
Kẻ bề trên, nếu như lòng dạ hẹp hòi, động tí là ngờ vực vô căn cứ, hoặc dễ bị ly gián, thì làm sao có thể làm nên nghiệp lớn?
Lưu Bị một đời sống kiếp ly hương.
Trương Phi nói Lã Bố là gia nô ba họ, nhưng còn Lưu Bị thì sao, nửa đời này, số người mà ông ta chạy đến nương nhờ còn nhiều hơn so với Lã Bố. Chỉ có điều, Lã Bố quá mức coi trọng lợi ích, nên khiến người ta cảm thấy y là kẻ nhỏ nhen. Ví dụ như lúc nương nhờ chỗ Đổng Trác, không nói lời nào, bèn giết chết Đinh Nguyên; bất luận là Đinh Nguyên từng đối xử với y như thế nào đi nữa, nhưng ít ra, Lã Bố cũng là nhờ có Đinh Nguyên mới có thể khởi nghiệp… Sau đó, lại giết Đổng Trác, tuy nói là vì đại nghĩa, nhưng xét về mặt đức hạnh, đã đáng bị người đời cười chê. Thế nên sau này, bất luận hắn chạy đến nương tựa ai, cũng đều khiến cho người ta nghi kỵ.
Về điểm này, Lưu Bị không hổ thẹn với lòng!
Điều khiến cho người khác nghi kỵ ở ông ta, chủ yếu là vấn đề về năng lực.
Cũng chính vì nguyên nhân này, mới khiến cho Gia Cát Lượng nguyện ý phó tá Lưu Bị. Nếu như đức hạnh của Lưu Bị có vấn đề, vậy thì… Hơn nữa đức hạnh của thời đại này, không giống như các chuẩn mực đạo đức thời kiếp trước của Tào Bằng. Nếu như dùng những chuẩn mực thời kiếp trước của Tào Bằng mà xem xét, thì Lưu Bị chính là một tên tiểu nhân. Nhưng vào thời đại này, cái khuyết điểm trong mắt Tào Bằng, rất có thể lại là điều mà người đời ca tụng; ngược lại, điều mà Tào Bằng nhìn nhận, rất có thể là điều mà người đời chửi bới.
Tóm lại, Lưu Bị là một chủ nhân có thể khiến cho người ta cảm thấy tin phục.
Gia Cát Lượng nói:
- Lần này về Tương Dương, Lượng có nghe được một tin… Phàn thành hiện nay không có người trấn thủ, Lưu Kinh Châu đang do dự về việc này.
- Hả?
Lông mày Lưu Bị khẽ nhướng lên.
Từ trong lời nói của Gia Cát Lượng, ông ta nghe ra một tin.
Phàn thành, nằm ngay bên cạnh Tương Dương. Nếu như xác định theo vị trí địa lý của đời sau, thì chính là khu Phàn Thành, nằm ở trung tâm thành phố Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc.
Nơi này chính là chóp sừng của Tương Dương, là nơi trọng yếu.
Từ Phàn thành đến Tương Dương đi không mất nửa ngày đường là tới.
Nét cười trên mặt Lưu Bị càng thêm phần dịu dàng:
- Vậy ý của Lưu Kinh Châu là…
- Quan trọng không phải là ý của Lưu Kinh Châu, mà là chủ công quyết định thế nào.
- Lời này của Khổng Minh là sao?
Gia Cát Lượng do dự giây lát, đoạn nói nhỏ:
- Nay sức khỏe của Lưu Kinh Châu càng ngày càng suy yếu, cuộc chiến tranh giành thừa kế giữa con trai càng ngày càng khốc liệt. Công tử Lưu Kỳ là con trai trưởng của Lưu Kinh Châu, được các cựu thần rất coi trọng; Trong khi đó tiểu công tử Lưu Tông lại được Lưu Kinh Châu rất mực yêu quý, cho nên mãi vẫn chưa quyết đoán được. Khi Chuyết Kinh nghỉ dưỡng ở Tương Dương, từng được phu nhân tiết lộ một tin rằng: nếu chủ công đồng ý ủng hộ Tông công tử, phu nhân sẽ nhường Phàn thành cho chủ công. Chỉ có điều, nếu làm như vậy, giữa chủ công và Đại công tử sẽ phải đối mặt với một cục diện quyết liệt.
Phụ tá Lưu Tông sẽ được sự coi trọng của Thái phu nhân?
Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là điều kiện mà Thái phu nhân đưa ra.
Lưu Tông tuy tuổi còn nhỏ, nhưng sau lưng lại có một lực lượng to lớn là những kẻ sĩ Kinh Tương làm cơ sở.
Mà Kinh Tương thế tộc, lại vừa hay chính là căn cơ giúp cho Lưu Biểu trụ vững được ở Kinh Châu, nếu như có thể có được sự thừa nhận của Kinh Tương sĩ tộc, chắc chắn có thể giúp Lưu Bị cải thiện được hoàn cảnh hiện tại.
Chỉ có điều…
Lưu Bị chìm vào trầm tư.
- Chủ công, đại trượng phu làm việc, quyết không thể câu nệ tiểu tiết. Nay Kinh Châu đối với chủ công mà nói, đúng là có lợi ích rất lớn. Nếu chủ công có thể đứng vững được ở Kinh Châu, thì có thể trông chừng Ba Thục ở phía tây, tiến lên phía bắc là Trung Nguyên, đó chính là cơ nghiệp thực tế nhất. Tào Tháo này đã làm chủ phương bắc, cục thế thống nhất đã hình thành. Đợi cho phương bắc ổn định rồi, Tào Tháo tất sẽ mượn thế nuốt chửng thiên hạ, nhòm ngó Kinh Châu. Đến lúc đó, chủ công sẽ mất đi mảnh đất lập thân cuối cùng. Một khi Kinh Châu bị mất, chủ công sẽ đi đâu về đâu? Chẳng lẽ lại đến Ba Thục, tiếp tục ăn nhờ ở đậu, làm người của Lưu Chương? Trong lúc sinh tử tồn vong nguy cấp như thế này, chủ nhân hãy nhanh chóng quyết đoán, để nghênh.
Có thể nghe ra, Gia Cát Lượng đang suy tính cho Lưu Bị.
Nhưng vấn đề là, trong nhất thời, Lưu Bị không cách gì ra quyết định được.
Ông ta trầm ngâm một lát, đoạn mở miệng nói:
- Theo ý kiến của Khổng Minh, thì liệu ta đến Kinh Châu rồi, có thể địch lại với không?
- Nếu chỉ dựa vào chín quận Kinh Châu không thôi, thì e là khó có thể ngăn cản.
- Nếu đã như vậy, ta lấy Kinh Châu có tác dụng gì?
Gia Cát Lượng chấn động tâm thần, lộ vẻ rất hưng phấn:
- Chủ công đừng vội, xin cứ để Lượng nói thay.
Hắn dừng lại một lát, cất cao giọng nói:
- Kinh Châu bắc theo Hán. Hà, Lợi cận Nam Hải. Đông liên Ngô Hội, tây thông Ba Thục. Đây là đất để dụng võ, nhưng lại không thể thủ, thế này mệnh trời đã ban cho tướng quân, sao tướng quân có thể đùn đẩy? Mà Ích Châu hiểm yếu, hoang dã ngàn dặm, là đất nhà trời. Cao Tổ nhờ thế mà thành đế nghiệp. Nay Ích Châu Lưu Chương thế yếu, Trương Lỗ không làm gì được, dân đông nước giàu nhưng lại không biết tích tụ khí huyết, những kẻ trí đều suy nghĩ đến minh quân. Tướng quân là đế trụ, tín nghĩa vô song, hội tụ anh hùng, chiêu hiền nạp sĩ. Võ có những mãnh tướng hổ báo Quan, Trương, Triệu Vân; Văn có bậc đại tài đương thế như Tuân Trạm tiên sinh. Nếu vượt qua hòn đá ngáng đường là Kinh Châu, nam tiễu Di Việt, ngoại kết Tôn Quyền, thì có cơ nên nghiệp lớn. Lại nói, nếu thiên hạ có biến cố, chủ công lệnh cho một tướng, bao vây lấy đoạt lấy Kinh Châu, còn chủ công thì dẫn theo những người ở Ích Châu, xuất phát từ Tần Xuyên, dân chúng nhất định sẽ đón chào chủ công. Như vậy, bá nghiệp của chủ công có thể thành công, Hán thất có thể phục hưng… Cho nên vùng đất Kinh Tương đó, quyết không thể để mất.
Ánh mắt Gia Cát Lượng sáng quắc, lời lẽ bộc lộ chí hướng hào hùng.
Lưu Bị thì ngược lại, chìm vào trầm tư, rất lâu không nói năng gì…
Không sai, những lời Lưu Bị vừa nói, cũng chính là suy nghĩ của ông ta, ông ta sao có thể không động lòng? Kinh Tương là vùng đất trọng yếu, sản vật phong phú dồi dào, tiền lương dư dả. Quan trọng hơn cả, là kể từ khi Lưu Biểu cai trị Kinh Tương tới nay, luôn lấy lòng khoan dung mà trị, nhờ thế mà dân chúng an cư lạc nghiệp. Trong vòng mười mấy ngắn ngủi, dân số Kinh Tương gia tăng đột biến, gần tới một triệu người, đích thực là một vùng đất có thể dùng làm căn cơ.
Đương nhiên, Kinh Tương cũng có chỗ thiếu hụt.
Nói toạc ra, thì tình hình của Kinh Châu cũng giống như Từ Châu mà Lưu Bị chiếm cứ hồi trước, là nơi tứ chiến.
Ngày nay, mọi sức lực của Tào Tháo đều tập trung ở phương bắc, cho nên cục thế rất tốt. Tuy có những trận chiến nhỏ, nhưng cũng chỉ giới hạn trong quận Nam Dương mà thôi, còn xét về tổng thể Kinh Châu, thì trước mắt vẫn tương đối ổn định. Nhưng nếu một khi Tào Tháo thống nhất được phương bắc, tất sẽ động binh với Kinh Châu. Trong khi đó, sự bình ổn hiện thời của Kinh Châu, liệu còn có thể kéo dài tiếp được không? Nếu đến cuổi cùng, nhiều khả năng Kinh Châu sẽ biến thành cục diện giống như Từ Châu…
Chỗ này có thông trực tiếp với Hán Thủy và Hà Thủy, nhìn thẳng vào Trung Nguyên.
Phía đông giáp sông lớn, phía tây thông sang Ba Thục, nói trắng ra, là một nơi tám hướng thông ra đường lớn, là vùng đất không ngớt chiến sự.
Hay nói cách khác, sự đông đúc giàu có và bình ổn của Kinh Châu, cũng giống như hoa trong gương, trăng dưới nước vậy, không đủ để nương vào. Một khi rơi vào chiến sự liên miên, Kinh Châu cuối cùng tất cùng thành Từ Châu thứ hai. Lưu Bị trầm tư không nói gì, còn Gia Cát Lượng cũng không thúc giục, mà yên lặng chờ đợi.
Không thể không nói rằng, lúc này Gia Cát Lượng đã tiến gần đến thành công lớn.
Thế vạc ba chân, chiến lược và tư tưởng liên kết với Tôn Ngô ở phía đông, chống cự với Tào Tháo ở phương bắc, đã bắt đầu hình thành.
Đương nhiên, cũng không thể nói Gia Cát Lượng của bây giờ, đã đạt tới tầm cao như trong lịch sử nói tới. Tư tưởng này của hắn, thực có rất nhiều điểm tương đồng với “tháp thượng sách” mà Lỗ Túc dâng lên cho Tôn Quyền, khi ông ta mới lên tiếp nhận Giang Đông vào năm Kiến An thứ năm. Điểm khác nhau là ở chỗ, Lỗ Túc đứng trên lập trường của Tôn Ngô mà suy xét, mà so với Lưu Bị thì Tôn Ngô có lợi thế hơn nhiều. Dù sao, Tôn Quyền cũng là thừa kế cơ nghiệp của cha anh, cơ nghiệp đã có sẵn. Còn Lưu Bị, bây giờ vẫn phải tìm nơi dung thân… Ít nhất là trước mắt, thậm chí cho đến tận về sau này một thời gian nữa, Lưu Bị vẫn phải ăn nhờ ở đậu.
Tuy nhiên, trong “tháp thượng sách” của Lỗ Túc cũng có nhắc đến Kinh Châu.
Đối với Đông Ngô mà nói, Kinh Châu có một địa vị chiến lược hết sức quan trọng.
Nếu có được Kinh Châu, Đông Ngô sẽ có được vị thế phân chia nam bắc rõ ràng, ngăn cách bởi sông lớn, cùng với Tào Tháo mỗi người cai trị một vùng. Đồng thời bất cứ lúc nào cũng có thể liên kết với Ba Thục ở phía tây, tập kích Quan Trung, chờ đợi thời cơ.
Cho nên, có thể hình dung được tương lai của Kinh Châu.
Không chỉ có Lưu Bị thèm khát có được, mà cả Tôn Quyền, Tào Tháo đều hy vọng khống chế được Kinh Châu.
- Tôn Quyền liệu có chịu giúp không?
Gia Cát Lượng cười:
- Nếu chủ công đồng ý, Lượng nguyện đi đến Giang Đông, noi theo Tô Tần, Trương Nghi, uốn ba tấc lưỡi, khiến Tôn Quyền đồng ý kết liên minh với chủ công.
Hắn đích thực là có cái tài này.
Dù sao, huynh trưởng của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn, hiện nay đang làm Trưởng sử dưới trước Tôn Quyền, rất được Tôn Quyền trọng dụng.
Lưu Bị không trả lời ngay, mà trầm tư một lát sau, đoạn nói với Gia Cát Lượng:
- Khổng Minh, việc này trọng đại, ta phải suy nghĩ kỹ rồi mới làm được.
Ngươi đi đi về về Tương Dương, bôn ba cực nhọc.
Chẳng bằng cứ nghỉ ngơi một lát trước đã, rồi sau đó hẵng bàn.
Gia Cát Lượng cũng biết, quyết định này không hề dễ dàng.
Dù sao nó cũng liên quan đến vấn đề lập trường, chắc chắn Lưu Bị sẽ phải suy nghĩ kỹ.
Dù sao cũng chẳng gấp gáp gì, cho nên Gia Cát Lượng vòng tay cáo lui, trước khi đi, hắn không kìm nổi nói với Lưu Bị:
- Chủ công, xin hãy quyết định nhanh chóng. Lượng nghe nói, thiết lập ba quận ở Hoài Nam, lệnh cho ba người Vu Cấm, Thích Bá và Cam Ninh đứng ra trấn thủ Hoài Nam, dã tâm đã bộc lộ rõ ràng. Vu Cấm, Thích Bá đều là những bậc hào kiệt cả, còn về phần Cam Ninh… thì không rõ lắm. Nhưng nghe nói, là môn khách trong nhà cháu của đó,… Tên tiểu tặc đó có văn chương truyền thế, lại đánh trận lập được uy danh hiển hách ở Lương Châu. Nếu không phải vì hắn giết chết Vi Đoan, thì tất sẽ trở thành cánh tay đắc lực của. Lượng đã từng đọc thử về người này, tuyệt đối không phải hạng tầm thường. Người này có tài năng thiên bẩm, suy nghĩ lại vượt trội hơn người, hoặc uốn khúc như sừng linh dương, rất khó nắm bắt. Lão tặc lệnh cho Cam Ninh trấn thủ Hoài Nam, cũng chính là một tín hiệu cho thấy, tên tiểu tử kia, sớm sẽ được tha bổng thôi. Đến lúc đó hắn sẽ trở về Lương Châu, hay xuống phương nam thì tạm thời vẫn chưa biết. Nhưng theo như Lượng nhận thấy, thì tên tiểu tử đó, rất có thể là một cây kiếm sắc mà lão tặc sẽ dùng để tiến binh xuống phía nam. Nếu không nhanh chóng quyết đoán, tất sẽ trở thành cái họa tâm phúc.
Có lẽ, Gia Cát Lượng không biết rằng, Tào Bằng không chỉ là đối thủ của hắn, mà còn là kẻ đã cướp đi người vốn sẽ trở thành vợ hắn.
Trong đầu, bất giác xuất hiện hình dáng của Tào Bằng.
Theo bản năng, Lưu bị nắm chặt bàn tay!
Hình ảnh Tào Bằng vung đao chém đổ cột cờ lớn trước viên môn ngoài thành Hạ Bì ở Từ Châu, đến nay vẫn còn như mới.
Sau lần đó, tuy hắn không đối đầu trực diện với Lưu Bị thêm lần nào nữa, nhưng hai người cũng đánh qua đánh lại nhiều lần… Lúc trước, khi Lưu Bị ở lại Hứa Đô, chính vì những lời nói của Tào Bằng mà khiến cho Lưu Bị không thể không trốn khỏi Hứa Đô, bước vào đời lưu lạc. Tào Bằng này, cướp mất thú cưỡi của Trương Phi, bắt cóc qua vợ con ông ta.
Càng không cần nói đến Ngụy Diên, hiện đang đóng quân trấn thủ Hồ Dương, nghe nói là có mối quan hệ rất tốt với Tào Bằng, liên tiếp phá hủy kế hoạch của Lưu Bị.
Nếu nói Tào Tháo là kẻ địch đầu bảng của Lưu Bị!
Thì Tào Bằng, đến bây giờ cũng đã trở thành mối họa tâm phúc của Lưu Bị.
Gia Cát Lượng nói Tào Bằng sớm muộn sẽ trở thành mối nguy hại lớn… nhưng, trong lòng Lưu Bị, từ hồi năm Kiến An thứ tư, Tào Bằng đã trở thành mối họa tâm phúc của ông ta.
Gia Cát Lượng cáo từ rời đi.
Nhưng rất lâu sau Lưu Bị vẫn không cách gì bình tĩnh lại được!
Không hoài nghi gì nữa, những lời nói của Gia Cát Lượng, đã mở ra một cánh cửa cho ông ta.
Kinh Châu, vốn là nơi cư trú của ông ta, nhưng nếu quả thật có thể trở thành căn cứ của ông ta, thì có thể giúp cho ông ta gặt hái được lợi ích lớn lao trước giờ chưa từng có.
Nhưng vấn đề là, phải nương tựa Thái phu nhân sao?
Điều này cũng là một mối phiền toái.
Lúc trước sở dĩ Lưu Bị có thể đến được Kinh Châu, nói trắng ra là nhờ vào thuộc cấp cũ của Lưu Biểu, mới có thể đứng vững.
Đám người Y Tịch, là thuộc cấp theo Lưu Biểu từ hồi ở Sơn Dương, đã giành rất nhiều sự ủng hộ cho Lưu Bị. Trên thực tế, mặc dù cho Lưu Bị đến Kinh Châu đã được mấy năm, nhưng trước sau vẫn bị giới Kinh Tương thế tộc bài xích. Mà bây giờ Thái phu nhân lại thông qua phu nhân của Gia Cát Lượng, bày tỏ một thiện ý với ông ta, bày tỏ rằng giới Kinh Tương thế tộc có ý đón nhận ông ta. Việc này đương nhiên là tốt. Nhưng nếu Lưu Bị đón nhận, thì chẳng khác nào trở mặt với đám thuộc cấp Sơn Dương.
Trong khi đó, cuộc chiến tranh giành giữa Lưu Kỳ và Lưu Tông, hay nói cách khác, là những mâu thuẫn và xung đột giữa Lưu Kỳ và Kinh Tương thế tộc, là không thể nào hóa giải được.
Lưu Tông là do Thái phu nhân sinh ra, mà Thái phu nhân lại là con gái của Thái thị ở Tương Dương, đại diện cho các mọi lợi ích của Kinh Tương thế tộc ở Kinh Châu.
Lưu Kỳ tuy là con trai trưởng của Lưu Biểu, sau lưng lại có các thuộc cấp Sơn Dương đi theo.
Nhưng mấu chốt là ở chỗ, thuộc cấp Sơn Dương là người ngoài. Trong cuộc tranh đấu với Kinh Tương thế tộc, luôn ở thế hạ phong…
Nên đi đâu về đâu?
Việc này thử thách các chuẩn mực đạo đức của Lưu Bị!
Trở mặt quyết liệt với thuộc cấp Sơn Dương, lao vào lòng của giời Kinh Tương thế tộc? Hay là tiếp tục giao hảo với thuộc cấp Sơn Dương như cũ, và quyết liệt đối đầu với Kinh Tương thế tộc một cách triệt để?
Nếu như đối đầu với Kinh Tương thế tộc, thì những mâu thuẫn giữa hai bên sẽ không có cửa hòa giải nữa.
Lưu Bị không chỉ cảm thấy khổ não muôn phần.
Ông ta ngồi thừ trong thư phòng một lúc lâu, đoạn cất bước đi ra cửa.
- Tử Long, mời Hữu Nhược tiên sinh đến đây, ta có một số chuyện muốn thương lượng với ông ấy.
Gia Cát Lượng là người Lang Na ở Thanh Châu, năm Kiến An thứ hai, cũng chính vào năm hắn mười bảy tuổi, do cha là Gia Cát Huyền mất, bèn chuyển nhà đến định cư ở Long Trung, một nơi cách Tương Dương tầm hai mươi dặm, và bái nhập vào Thủy Kính Sơn Trang, theo cầu sự học dưới cửa Tư Mã Vi. Nháy mắt, Gia Cát Lượng đã được hai mươi tư tuổi! Trải qua ba năm rèn luyện, cộng với việc lúc thường thường hay giao lưu với nhân vật như Tuân Trạm, nhờ đó tầm nhìn và kiến thức cũng được tăng thêm rất nhiều…
Tới nay, hắn đã trở thành cánh tay đắc lực không thể thiếu bên cạnh Lưu Bị.
Lưu Bị dáng người cao chừng bảy thước năm tấc, cũng tức khoảng một mét bảy ba, nếu không phải là đang đứng trên hiên, thì cũng phải ngước cổ lên mới có thể nói chuyện với Gia Cát Lượng.
- Thật vất vả cho Khổng Minh!
Lưu Bị nở một nụ cười ấm áp, ôn hòa nói.
Bởi vì từ lúc lập đông đến nay, sức khỏe của Lưu Biểu không được tốt, nên Gia Cát Lượng thường xuyên phải đi về Tương Dương.
Một là muốn dò la tin tức.
Hai là, con gái nhà họ Thái, cũng chính là phu nhân của Gia Cát Lượng, đang mang thai, cần hắn phải về thăm nom.
Con gái nhà họ Thái kết hôn với Gia Cát Lượng đã được ba năm, cuối cùng cũng đã mang thai, điều này cũng khiến cho Gia Cát Lượng hết sức vui mừng. Tuy nhiên, Thái phu nhân lại mượn cớ là điều kiện ở Tân Dã không tốt, đón con gái về Tương Dương chăm sóc. Thực ra suy nghĩ của bà ấy, Gia Cát Lượng cũng có thể đoán ra được, không nghi ngờ gì nữa, chính là muốn lợi dụng thủ đoạn này để ly gián sự tín nhiệm giữa hắn và Lưu Bị… Chỉ có điều, Thái phu nhân đã xem thường Lưu Bị rồi!
Lưu Bị không những không bất hòa với Gia Cát Lượng, ngược lại còn khuyến khích hắn về chăm sóc vợ.
Điều này cũng khiến cho Gia Cát Lượng càng thêm phần tin phục đối với Lưu Bị…
Kẻ bề trên, nếu như lòng dạ hẹp hòi, động tí là ngờ vực vô căn cứ, hoặc dễ bị ly gián, thì làm sao có thể làm nên nghiệp lớn?
Lưu Bị một đời sống kiếp ly hương.
Trương Phi nói Lã Bố là gia nô ba họ, nhưng còn Lưu Bị thì sao, nửa đời này, số người mà ông ta chạy đến nương nhờ còn nhiều hơn so với Lã Bố. Chỉ có điều, Lã Bố quá mức coi trọng lợi ích, nên khiến người ta cảm thấy y là kẻ nhỏ nhen. Ví dụ như lúc nương nhờ chỗ Đổng Trác, không nói lời nào, bèn giết chết Đinh Nguyên; bất luận là Đinh Nguyên từng đối xử với y như thế nào đi nữa, nhưng ít ra, Lã Bố cũng là nhờ có Đinh Nguyên mới có thể khởi nghiệp… Sau đó, lại giết Đổng Trác, tuy nói là vì đại nghĩa, nhưng xét về mặt đức hạnh, đã đáng bị người đời cười chê. Thế nên sau này, bất luận hắn chạy đến nương tựa ai, cũng đều khiến cho người ta nghi kỵ.
Về điểm này, Lưu Bị không hổ thẹn với lòng!
Điều khiến cho người khác nghi kỵ ở ông ta, chủ yếu là vấn đề về năng lực.
Cũng chính vì nguyên nhân này, mới khiến cho Gia Cát Lượng nguyện ý phó tá Lưu Bị. Nếu như đức hạnh của Lưu Bị có vấn đề, vậy thì… Hơn nữa đức hạnh của thời đại này, không giống như các chuẩn mực đạo đức thời kiếp trước của Tào Bằng. Nếu như dùng những chuẩn mực thời kiếp trước của Tào Bằng mà xem xét, thì Lưu Bị chính là một tên tiểu nhân. Nhưng vào thời đại này, cái khuyết điểm trong mắt Tào Bằng, rất có thể lại là điều mà người đời ca tụng; ngược lại, điều mà Tào Bằng nhìn nhận, rất có thể là điều mà người đời chửi bới.
Tóm lại, Lưu Bị là một chủ nhân có thể khiến cho người ta cảm thấy tin phục.
Gia Cát Lượng nói:
- Lần này về Tương Dương, Lượng có nghe được một tin… Phàn thành hiện nay không có người trấn thủ, Lưu Kinh Châu đang do dự về việc này.
- Hả?
Lông mày Lưu Bị khẽ nhướng lên.
Từ trong lời nói của Gia Cát Lượng, ông ta nghe ra một tin.
Phàn thành, nằm ngay bên cạnh Tương Dương. Nếu như xác định theo vị trí địa lý của đời sau, thì chính là khu Phàn Thành, nằm ở trung tâm thành phố Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc.
Nơi này chính là chóp sừng của Tương Dương, là nơi trọng yếu.
Từ Phàn thành đến Tương Dương đi không mất nửa ngày đường là tới.
Nét cười trên mặt Lưu Bị càng thêm phần dịu dàng:
- Vậy ý của Lưu Kinh Châu là…
- Quan trọng không phải là ý của Lưu Kinh Châu, mà là chủ công quyết định thế nào.
- Lời này của Khổng Minh là sao?
Gia Cát Lượng do dự giây lát, đoạn nói nhỏ:
- Nay sức khỏe của Lưu Kinh Châu càng ngày càng suy yếu, cuộc chiến tranh giành thừa kế giữa con trai càng ngày càng khốc liệt. Công tử Lưu Kỳ là con trai trưởng của Lưu Kinh Châu, được các cựu thần rất coi trọng; Trong khi đó tiểu công tử Lưu Tông lại được Lưu Kinh Châu rất mực yêu quý, cho nên mãi vẫn chưa quyết đoán được. Khi Chuyết Kinh nghỉ dưỡng ở Tương Dương, từng được phu nhân tiết lộ một tin rằng: nếu chủ công đồng ý ủng hộ Tông công tử, phu nhân sẽ nhường Phàn thành cho chủ công. Chỉ có điều, nếu làm như vậy, giữa chủ công và Đại công tử sẽ phải đối mặt với một cục diện quyết liệt.
Phụ tá Lưu Tông sẽ được sự coi trọng của Thái phu nhân?
Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là điều kiện mà Thái phu nhân đưa ra.
Lưu Tông tuy tuổi còn nhỏ, nhưng sau lưng lại có một lực lượng to lớn là những kẻ sĩ Kinh Tương làm cơ sở.
Mà Kinh Tương thế tộc, lại vừa hay chính là căn cơ giúp cho Lưu Biểu trụ vững được ở Kinh Châu, nếu như có thể có được sự thừa nhận của Kinh Tương sĩ tộc, chắc chắn có thể giúp Lưu Bị cải thiện được hoàn cảnh hiện tại.
Chỉ có điều…
Lưu Bị chìm vào trầm tư.
- Chủ công, đại trượng phu làm việc, quyết không thể câu nệ tiểu tiết. Nay Kinh Châu đối với chủ công mà nói, đúng là có lợi ích rất lớn. Nếu chủ công có thể đứng vững được ở Kinh Châu, thì có thể trông chừng Ba Thục ở phía tây, tiến lên phía bắc là Trung Nguyên, đó chính là cơ nghiệp thực tế nhất. Tào Tháo này đã làm chủ phương bắc, cục thế thống nhất đã hình thành. Đợi cho phương bắc ổn định rồi, Tào Tháo tất sẽ mượn thế nuốt chửng thiên hạ, nhòm ngó Kinh Châu. Đến lúc đó, chủ công sẽ mất đi mảnh đất lập thân cuối cùng. Một khi Kinh Châu bị mất, chủ công sẽ đi đâu về đâu? Chẳng lẽ lại đến Ba Thục, tiếp tục ăn nhờ ở đậu, làm người của Lưu Chương? Trong lúc sinh tử tồn vong nguy cấp như thế này, chủ nhân hãy nhanh chóng quyết đoán, để nghênh.
Có thể nghe ra, Gia Cát Lượng đang suy tính cho Lưu Bị.
Nhưng vấn đề là, trong nhất thời, Lưu Bị không cách gì ra quyết định được.
Ông ta trầm ngâm một lát, đoạn mở miệng nói:
- Theo ý kiến của Khổng Minh, thì liệu ta đến Kinh Châu rồi, có thể địch lại với không?
- Nếu chỉ dựa vào chín quận Kinh Châu không thôi, thì e là khó có thể ngăn cản.
- Nếu đã như vậy, ta lấy Kinh Châu có tác dụng gì?
Gia Cát Lượng chấn động tâm thần, lộ vẻ rất hưng phấn:
- Chủ công đừng vội, xin cứ để Lượng nói thay.
Hắn dừng lại một lát, cất cao giọng nói:
- Kinh Châu bắc theo Hán. Hà, Lợi cận Nam Hải. Đông liên Ngô Hội, tây thông Ba Thục. Đây là đất để dụng võ, nhưng lại không thể thủ, thế này mệnh trời đã ban cho tướng quân, sao tướng quân có thể đùn đẩy? Mà Ích Châu hiểm yếu, hoang dã ngàn dặm, là đất nhà trời. Cao Tổ nhờ thế mà thành đế nghiệp. Nay Ích Châu Lưu Chương thế yếu, Trương Lỗ không làm gì được, dân đông nước giàu nhưng lại không biết tích tụ khí huyết, những kẻ trí đều suy nghĩ đến minh quân. Tướng quân là đế trụ, tín nghĩa vô song, hội tụ anh hùng, chiêu hiền nạp sĩ. Võ có những mãnh tướng hổ báo Quan, Trương, Triệu Vân; Văn có bậc đại tài đương thế như Tuân Trạm tiên sinh. Nếu vượt qua hòn đá ngáng đường là Kinh Châu, nam tiễu Di Việt, ngoại kết Tôn Quyền, thì có cơ nên nghiệp lớn. Lại nói, nếu thiên hạ có biến cố, chủ công lệnh cho một tướng, bao vây lấy đoạt lấy Kinh Châu, còn chủ công thì dẫn theo những người ở Ích Châu, xuất phát từ Tần Xuyên, dân chúng nhất định sẽ đón chào chủ công. Như vậy, bá nghiệp của chủ công có thể thành công, Hán thất có thể phục hưng… Cho nên vùng đất Kinh Tương đó, quyết không thể để mất.
Ánh mắt Gia Cát Lượng sáng quắc, lời lẽ bộc lộ chí hướng hào hùng.
Lưu Bị thì ngược lại, chìm vào trầm tư, rất lâu không nói năng gì…
Không sai, những lời Lưu Bị vừa nói, cũng chính là suy nghĩ của ông ta, ông ta sao có thể không động lòng? Kinh Tương là vùng đất trọng yếu, sản vật phong phú dồi dào, tiền lương dư dả. Quan trọng hơn cả, là kể từ khi Lưu Biểu cai trị Kinh Tương tới nay, luôn lấy lòng khoan dung mà trị, nhờ thế mà dân chúng an cư lạc nghiệp. Trong vòng mười mấy ngắn ngủi, dân số Kinh Tương gia tăng đột biến, gần tới một triệu người, đích thực là một vùng đất có thể dùng làm căn cơ.
Đương nhiên, Kinh Tương cũng có chỗ thiếu hụt.
Nói toạc ra, thì tình hình của Kinh Châu cũng giống như Từ Châu mà Lưu Bị chiếm cứ hồi trước, là nơi tứ chiến.
Ngày nay, mọi sức lực của Tào Tháo đều tập trung ở phương bắc, cho nên cục thế rất tốt. Tuy có những trận chiến nhỏ, nhưng cũng chỉ giới hạn trong quận Nam Dương mà thôi, còn xét về tổng thể Kinh Châu, thì trước mắt vẫn tương đối ổn định. Nhưng nếu một khi Tào Tháo thống nhất được phương bắc, tất sẽ động binh với Kinh Châu. Trong khi đó, sự bình ổn hiện thời của Kinh Châu, liệu còn có thể kéo dài tiếp được không? Nếu đến cuổi cùng, nhiều khả năng Kinh Châu sẽ biến thành cục diện giống như Từ Châu…
Chỗ này có thông trực tiếp với Hán Thủy và Hà Thủy, nhìn thẳng vào Trung Nguyên.
Phía đông giáp sông lớn, phía tây thông sang Ba Thục, nói trắng ra, là một nơi tám hướng thông ra đường lớn, là vùng đất không ngớt chiến sự.
Hay nói cách khác, sự đông đúc giàu có và bình ổn của Kinh Châu, cũng giống như hoa trong gương, trăng dưới nước vậy, không đủ để nương vào. Một khi rơi vào chiến sự liên miên, Kinh Châu cuối cùng tất cùng thành Từ Châu thứ hai. Lưu Bị trầm tư không nói gì, còn Gia Cát Lượng cũng không thúc giục, mà yên lặng chờ đợi.
Không thể không nói rằng, lúc này Gia Cát Lượng đã tiến gần đến thành công lớn.
Thế vạc ba chân, chiến lược và tư tưởng liên kết với Tôn Ngô ở phía đông, chống cự với Tào Tháo ở phương bắc, đã bắt đầu hình thành.
Đương nhiên, cũng không thể nói Gia Cát Lượng của bây giờ, đã đạt tới tầm cao như trong lịch sử nói tới. Tư tưởng này của hắn, thực có rất nhiều điểm tương đồng với “tháp thượng sách” mà Lỗ Túc dâng lên cho Tôn Quyền, khi ông ta mới lên tiếp nhận Giang Đông vào năm Kiến An thứ năm. Điểm khác nhau là ở chỗ, Lỗ Túc đứng trên lập trường của Tôn Ngô mà suy xét, mà so với Lưu Bị thì Tôn Ngô có lợi thế hơn nhiều. Dù sao, Tôn Quyền cũng là thừa kế cơ nghiệp của cha anh, cơ nghiệp đã có sẵn. Còn Lưu Bị, bây giờ vẫn phải tìm nơi dung thân… Ít nhất là trước mắt, thậm chí cho đến tận về sau này một thời gian nữa, Lưu Bị vẫn phải ăn nhờ ở đậu.
Tuy nhiên, trong “tháp thượng sách” của Lỗ Túc cũng có nhắc đến Kinh Châu.
Đối với Đông Ngô mà nói, Kinh Châu có một địa vị chiến lược hết sức quan trọng.
Nếu có được Kinh Châu, Đông Ngô sẽ có được vị thế phân chia nam bắc rõ ràng, ngăn cách bởi sông lớn, cùng với Tào Tháo mỗi người cai trị một vùng. Đồng thời bất cứ lúc nào cũng có thể liên kết với Ba Thục ở phía tây, tập kích Quan Trung, chờ đợi thời cơ.
Cho nên, có thể hình dung được tương lai của Kinh Châu.
Không chỉ có Lưu Bị thèm khát có được, mà cả Tôn Quyền, Tào Tháo đều hy vọng khống chế được Kinh Châu.
- Tôn Quyền liệu có chịu giúp không?
Gia Cát Lượng cười:
- Nếu chủ công đồng ý, Lượng nguyện đi đến Giang Đông, noi theo Tô Tần, Trương Nghi, uốn ba tấc lưỡi, khiến Tôn Quyền đồng ý kết liên minh với chủ công.
Hắn đích thực là có cái tài này.
Dù sao, huynh trưởng của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn, hiện nay đang làm Trưởng sử dưới trước Tôn Quyền, rất được Tôn Quyền trọng dụng.
Lưu Bị không trả lời ngay, mà trầm tư một lát sau, đoạn nói với Gia Cát Lượng:
- Khổng Minh, việc này trọng đại, ta phải suy nghĩ kỹ rồi mới làm được.
Ngươi đi đi về về Tương Dương, bôn ba cực nhọc.
Chẳng bằng cứ nghỉ ngơi một lát trước đã, rồi sau đó hẵng bàn.
Gia Cát Lượng cũng biết, quyết định này không hề dễ dàng.
Dù sao nó cũng liên quan đến vấn đề lập trường, chắc chắn Lưu Bị sẽ phải suy nghĩ kỹ.
Dù sao cũng chẳng gấp gáp gì, cho nên Gia Cát Lượng vòng tay cáo lui, trước khi đi, hắn không kìm nổi nói với Lưu Bị:
- Chủ công, xin hãy quyết định nhanh chóng. Lượng nghe nói, thiết lập ba quận ở Hoài Nam, lệnh cho ba người Vu Cấm, Thích Bá và Cam Ninh đứng ra trấn thủ Hoài Nam, dã tâm đã bộc lộ rõ ràng. Vu Cấm, Thích Bá đều là những bậc hào kiệt cả, còn về phần Cam Ninh… thì không rõ lắm. Nhưng nghe nói, là môn khách trong nhà cháu của đó,… Tên tiểu tặc đó có văn chương truyền thế, lại đánh trận lập được uy danh hiển hách ở Lương Châu. Nếu không phải vì hắn giết chết Vi Đoan, thì tất sẽ trở thành cánh tay đắc lực của. Lượng đã từng đọc thử về người này, tuyệt đối không phải hạng tầm thường. Người này có tài năng thiên bẩm, suy nghĩ lại vượt trội hơn người, hoặc uốn khúc như sừng linh dương, rất khó nắm bắt. Lão tặc lệnh cho Cam Ninh trấn thủ Hoài Nam, cũng chính là một tín hiệu cho thấy, tên tiểu tử kia, sớm sẽ được tha bổng thôi. Đến lúc đó hắn sẽ trở về Lương Châu, hay xuống phương nam thì tạm thời vẫn chưa biết. Nhưng theo như Lượng nhận thấy, thì tên tiểu tử đó, rất có thể là một cây kiếm sắc mà lão tặc sẽ dùng để tiến binh xuống phía nam. Nếu không nhanh chóng quyết đoán, tất sẽ trở thành cái họa tâm phúc.
Có lẽ, Gia Cát Lượng không biết rằng, Tào Bằng không chỉ là đối thủ của hắn, mà còn là kẻ đã cướp đi người vốn sẽ trở thành vợ hắn.
Trong đầu, bất giác xuất hiện hình dáng của Tào Bằng.
Theo bản năng, Lưu bị nắm chặt bàn tay!
Hình ảnh Tào Bằng vung đao chém đổ cột cờ lớn trước viên môn ngoài thành Hạ Bì ở Từ Châu, đến nay vẫn còn như mới.
Sau lần đó, tuy hắn không đối đầu trực diện với Lưu Bị thêm lần nào nữa, nhưng hai người cũng đánh qua đánh lại nhiều lần… Lúc trước, khi Lưu Bị ở lại Hứa Đô, chính vì những lời nói của Tào Bằng mà khiến cho Lưu Bị không thể không trốn khỏi Hứa Đô, bước vào đời lưu lạc. Tào Bằng này, cướp mất thú cưỡi của Trương Phi, bắt cóc qua vợ con ông ta.
Càng không cần nói đến Ngụy Diên, hiện đang đóng quân trấn thủ Hồ Dương, nghe nói là có mối quan hệ rất tốt với Tào Bằng, liên tiếp phá hủy kế hoạch của Lưu Bị.
Nếu nói Tào Tháo là kẻ địch đầu bảng của Lưu Bị!
Thì Tào Bằng, đến bây giờ cũng đã trở thành mối họa tâm phúc của Lưu Bị.
Gia Cát Lượng nói Tào Bằng sớm muộn sẽ trở thành mối nguy hại lớn… nhưng, trong lòng Lưu Bị, từ hồi năm Kiến An thứ tư, Tào Bằng đã trở thành mối họa tâm phúc của ông ta.
Gia Cát Lượng cáo từ rời đi.
Nhưng rất lâu sau Lưu Bị vẫn không cách gì bình tĩnh lại được!
Không hoài nghi gì nữa, những lời nói của Gia Cát Lượng, đã mở ra một cánh cửa cho ông ta.
Kinh Châu, vốn là nơi cư trú của ông ta, nhưng nếu quả thật có thể trở thành căn cứ của ông ta, thì có thể giúp cho ông ta gặt hái được lợi ích lớn lao trước giờ chưa từng có.
Nhưng vấn đề là, phải nương tựa Thái phu nhân sao?
Điều này cũng là một mối phiền toái.
Lúc trước sở dĩ Lưu Bị có thể đến được Kinh Châu, nói trắng ra là nhờ vào thuộc cấp cũ của Lưu Biểu, mới có thể đứng vững.
Đám người Y Tịch, là thuộc cấp theo Lưu Biểu từ hồi ở Sơn Dương, đã giành rất nhiều sự ủng hộ cho Lưu Bị. Trên thực tế, mặc dù cho Lưu Bị đến Kinh Châu đã được mấy năm, nhưng trước sau vẫn bị giới Kinh Tương thế tộc bài xích. Mà bây giờ Thái phu nhân lại thông qua phu nhân của Gia Cát Lượng, bày tỏ một thiện ý với ông ta, bày tỏ rằng giới Kinh Tương thế tộc có ý đón nhận ông ta. Việc này đương nhiên là tốt. Nhưng nếu Lưu Bị đón nhận, thì chẳng khác nào trở mặt với đám thuộc cấp Sơn Dương.
Trong khi đó, cuộc chiến tranh giành giữa Lưu Kỳ và Lưu Tông, hay nói cách khác, là những mâu thuẫn và xung đột giữa Lưu Kỳ và Kinh Tương thế tộc, là không thể nào hóa giải được.
Lưu Tông là do Thái phu nhân sinh ra, mà Thái phu nhân lại là con gái của Thái thị ở Tương Dương, đại diện cho các mọi lợi ích của Kinh Tương thế tộc ở Kinh Châu.
Lưu Kỳ tuy là con trai trưởng của Lưu Biểu, sau lưng lại có các thuộc cấp Sơn Dương đi theo.
Nhưng mấu chốt là ở chỗ, thuộc cấp Sơn Dương là người ngoài. Trong cuộc tranh đấu với Kinh Tương thế tộc, luôn ở thế hạ phong…
Nên đi đâu về đâu?
Việc này thử thách các chuẩn mực đạo đức của Lưu Bị!
Trở mặt quyết liệt với thuộc cấp Sơn Dương, lao vào lòng của giời Kinh Tương thế tộc? Hay là tiếp tục giao hảo với thuộc cấp Sơn Dương như cũ, và quyết liệt đối đầu với Kinh Tương thế tộc một cách triệt để?
Nếu như đối đầu với Kinh Tương thế tộc, thì những mâu thuẫn giữa hai bên sẽ không có cửa hòa giải nữa.
Lưu Bị không chỉ cảm thấy khổ não muôn phần.
Ông ta ngồi thừ trong thư phòng một lúc lâu, đoạn cất bước đi ra cửa.
- Tử Long, mời Hữu Nhược tiên sinh đến đây, ta có một số chuyện muốn thương lượng với ông ấy.