Vu Cấm đang giằng co với Quan Vũ ở Mãnh huyện.
Quan Vân Trường nhận lệnh đến Giang Hạ, hỗ trợ Lưu Kỳ phòng thủ, giao chiến nhiều lần với Vu Cấm, Lý Thông, tạo áp lực rất lớn cho Vu Cấm.
Vu Cấm đang lúc khó xử, lại nghe tin Giang Đông khởi binh, bèn lập tức thay đổi chủ ý.
Sau khi bàn bạc với Lý Thông, ông ta quyết định tạm thời lui binh khỏi Giang Hạ, trở về quận Dặc Dương. Nếu Tôn Quyền mà dụng binh trên quy mô lớn, thì Hoài Nam ắt sẽ nguy to.
Quận giải, Uyển thành.
Giả Hủ ngồi ngay ngắn trên hiên, bộ dạng giống như đang suy nghĩ gì lung lắm.
Ngón tay khẽ lướt trên dây tơ của cây đàn đặt trước mặt, thỉnh thoảng phát ra mấy tiếng đàn du dương.
Đầu mày ông ta nhíu chặt, bàn tay còn lại thì vuốt râu. Trong sân viện, mấy bông cúc tím nở rộ, tô điểm thêm chút sức sống cho tiết thu muộn…
-Thái Trung ở đâu vậy?
Bên ngoài sân viện, đột nhiên vọng đến tiếng gọi của Dương Hàng.
Giả Hủ đột nhiên nhướng cao chân mày, dường như bừng tỉnh từ cơn suy tư, hướng ánh mắt nhìn ra ngoài sân viện:
-Là Tử Lộ đó phải không? Có phải có tin tức gì đưa đến hay không?
Dương Hàng bước vội vào trong sân viện.
-Thái Trung, có công văn khẩn từ Bình Xuân.
-Nói!
Dương Hàng hít vào một hơi sâu, thấp giọng nói:
-Tôn Quyền ở Giang Đông cho đóng quân ở Xuân Cốc, đồng thời cho tập kết lương thảo đến Vu Hồ.
Vu Văn Tắc lo sợ quận Cức Dương thất thủ, cho nên có ý bỏ Mãnh huyện, lui binh trở về. Thái thú Văn Đạt cho người đến hỏi, liệu ông ta có thể lui binh khỏi Bình Xuân hay không.
Giả Hủ vừa nghe nói mặt liền biến sắc.
Tròng mắt đột nhiên ánh lên một nét lạnh lẽo, lập tức đứng phắt dậy, gằn giọng nói:
-Lập tức cho người trả lời với Lý Văn Đạt, rồi bảo ông ta chuyển lời với Vu Văn Tắc. Hai người bọn họ dù có phải chết trận, cũng phải cắm chặt ở Giang Hạ cho ta… Tôn Trọng Mưu cũng thật biết lựa thời điểm xuất binh, chỉ có điều… hài, nói với hai người bọn họ, nếu để mất Mãnh huyện và Bình Xuân, thì ta sẽ dâng sớ lên Thừa tướng, trị bọn chúng tội sợ hãi không dám đánh.
Dương Hàng giật mình!
Rất ít khi thấy bộ dạng kích động như thế này của Giả Hủ, trong lòng y không khỏi có chút nghi hoặc.
Theo lý mà nói, thì việc Tôn Quyền xuất binh cũng không có gì là lạ, Vu Cấm lui binh cũng là chuyện hợp tình hợp lý, sao Giả Hủ lại phải kích động như thế này? Trên mặt thậm chí còn tỏ rõ vẻ nghiêm trọng? Trong chuyện này, e là còn có nguyên nhân khác… Dương Hàng chực mở miệng, tính hỏi Giả Hủ.
Chỉ có điều, thấy sắc mặt âm trầm của Giả Hủ, lời y muốn nói đã ra đến đầu lưỡi, lại đành nuốt ngược trở lại.
Vội vàng rời khỏi sân viện, y cho gọi sứ giả đưa tin của Lý Thông đến, thuật lại một lượt lời của Giả Hủ. Chi có điều, cách dùng từ thì uyển chuyển hơn nhiều, chỉ nói là cục diện Kinh Tương sắp bị phá vỡ, bất luận thế nào, hai người Lý Thông và Vu Cấm cũng không thể lui binh vào lúc này, nếu không sẽ có thể làm lỡ đại cục. Còn về phần chiến cục ở Hoài Nam, không cần hai người bọn họ phải bận tâm, Giả Thái Trung đã liên hệ với Hứa Đô, sớm đã có phương án giải quyết.
Dù sao, ngụ ý trong lời nói cũng là nhắn với Lý Thông, Vu Cấm rằng: các người không được lui binh.
Không những là không được lui binh, mà còn phải còn phải liều chết trấn thủ ở Mãnh huyện và Bình Xuân, nếu không sẽ trị theo quân pháp…
Chuyện này một khi đã phải đụng tới quân pháp, thì cho dù là người cũ như Vu Cấm, cũng không khỏi không cân nhắc thiệt hơn. Sứ giả rời đi trong nơm nớp lo sợ, Dương Hàng vừa định đến nơi làm việc để xử lý công vụ, thì có người ngăn lại, nói Giả Hủ có việc tìm y, mời y lập tức đến ngay.
Dương Hàng không dám chần chừ, vội nhanh chóng đi tới nơi ở của Giả Hủ.
Lần này gặp lại, Giả Hủ đã trở lại bộ dạng bình thường, xem ra có vẻ hết sức bình tĩnh.
-Giang Đông có người tài nào không?
-Hả?
Dương Hàng bị câu nói không đầu không cuối của Giả Hủ làm cho ngẩn người.
Chỉ thấy khóe miệng Giả Hủ khẽ nhếch lên, để lộ một nét cười cổ quái:
-Tôn Quyền chọn lúc này để xuất binh, chắc chắn không phải là ý của hắn…theo như ta thấy, rất có khả năng hắn ta đã bắt tay với Lưu Bị. bằng không tuyệt đối không có chuyện xuất binh vào thời điểm này. Chủ công đại thắng ở Liêu Đông, Tôn Quyền đang muốn cầu hòa, sao lại có thể xuất binh vào thời điểm này? Theo như ta thấy, việc hắn xuất binh là giả, việc hắn muốn giải vây cho Giang Hạ mới là thật… Việc đóng quân ở Xuân Cốc, chẳng qua là che mắt người ta, mục đích là giúp cho Lưu Kỳ có thể rút khỏi Giang Hạ. Ở Hoài Nam có Cam Hưng Bá là đủ rồi, ngoài ra, cho người đến Từ Châu, lệnh cho Chu Thương xuất kích từ đảo Đông Lăng, uy hiếp Đan Đồ, thì mối nguy hiểm của Hoài Nam tự nhiên sẽ được hóa giải. Tuy nhiên, điều khiến ta cảm thấy hứng thú, là ai hiến kế này cho Tôn Quyền… Chu Công Cẩn, Trương Tử Bố? hay là còn có người nào khác?
Tử Lộ, việc này người không cần phải nhúng tay vào, hãy cứ chuyên tâm cho việc ở Kinh Tương.
Bên chỗ Hữu Học cũng sắp có hành động, tuyệt đối không thể lơ là… còn về phần Giang Đông, tự ta sẽ để mắt đến, ngươi không cần phải bận tâm.
Dương Hàng do dự một lát, nhẹ giọng nói:
-Vậy còn Thái thú Văn Đạt và Thái thú Văn Tắc…
-Cứ để bọn họ bẩm báo với ta.
Nếu xét về chức vụ, thì Tào Bằng và Lý Thông cùng cấp.
Quận Nam Dương và quận Như Nam đều là thượng quận, địa vị bằng nhau. Còn quận Dặc Dương thì vốn được tách ra từ quận Nhữ Nam, vốn là hạ quận, nhưng vì có lien quan đến vị trí chiến lược nên được xếp là trung quận. Cho nên nếu xét về phẩm bậc, thì Vu Cấm có hơi thua kém Tào Bằng và Lý Thông một chút.
Nhưng vấn đề là, Vu Cấm vốn là lão thần đi theo từ trước.
Vu Cấm đi theo Tào Tháo từ hồi Tào Tháo dấy binh ở Tiếu huyện, thảo phạt Đổng Trác.
Ông ta từng tham gia chiến dịch thảo phạt Đổng Trác của hai mươi hai lộ chư hầu, cũng tham dự trong sự kiện cùng Tào Tháo truy đuổi Đổng Trác, thảm bại trở về. Sau đó Tào Tháo đứng vững ở Đông quận, suốt chặng đường chinh phạt, Vu Cấm đều đi theo từ đầu đến cuối, lập được rất nhiều công trạng, được Tào Tháo hết sức coi trọng. Cho nên, nếu xét về lịch duyệt, thì bất luận là Tào Bằng hay Lý Thông đều không đủ tư cách so sánh với Vu Cấm. Vì vậy mà xét về địa vị, thì ngược lại, Vu Cấm lại cao hơn hai người Tào Bằng, Lý Thông.
Nếu như lấy danh nghĩa của Tào Bằng để tiết chế Vu Cấm, rất có thể sẽ khiến Vu Cấm cảm thấy bất mãn.
Cho nên, Giả Hủ quyết định, phải đích thân mình ra tay tiết chế hai người bọn họ. Chức quan của ông ta là Thứ sử Dự Châu, quận Nhữ Nam và quận Dặc Dương đều nằm dưới sự cai trị của ông ta, cho nên sẽ hợp tình hợp lý. Về địa vị, thì vốn dĩ đã cao hơn hai người Lý Thông, Vu Cấm, càng không cần phải nói đến tước hiệu hậu nhân của Đô Đình Hầu của ông ta, thì bọn Lý Thông, Vu Cấm lại càng không cách gì so sánh được. Để ông ta ra tay tiết chế hai người bọn họ, cũng tránh được việc Lý Thông, Vu Cấm nảy sinh bất mãn với Tào Bằng.
Lưu Biểu chết đi, Kinh Châu trở thành năm bè bảy mảng.
Tôn Quyền lại cho đóng quân ở Xuân Cốc vào thời điểm này, theo như Giả Hủ thấy, tuyệt đối không phải là hành động bình thường.
Theo như tính nết của Tôn Quyền, thì không thể có chuyện gióng trống khua chiêng như thế này được. Nếu quả thật hắn muốn xuất binh, thì cách tốt nhất là mượn lợi thế về thủy quân, đánh lén Nhu Tu Khẩu, chứ không phải là đóng quân ở huyện Xuân Cốc. Nếu như không phải Tôn Quyền định dùng binh, thì mục đích của hắn là gì? Giả Hủ cảm nhận được một cách hết sức nhạy bén rằng, việc Tôn Quyền đóng quân ở Xuân Cốc chỉ là để ngụy trang, mục đích thực sự của hắn, là muốn cầm chân binh mã Hoài Nam, buộc Vu Cấm lui binh.
Nhưng, vì sao hắn phải làm thế?
Nơi Vu Cấm đánh là Giang Hạ, có liên quan gì đến Tôn Quyền hắn?
Đáp án chỉ có một khả năng, đó là Tôn Quyền đã ký kết hiệp nghị với một ai đó, cho nên mới hành động như vậy. Hắn đã thỏa thuận với ai?
Giả Hủ cảm thấy một sự lo sợ mơ hồ!
Tào Bằng đã từng nói qua với Giả Hủ: nếu Lưu Bị đoạt được Kinh Châu, tất sẽ liên kết với Tôn Quyền.
Đến lúc đó, bọn họ có thể lợi dụng lợi thế của sông nước, tạo thành thế chân vạc với Thừa tướng. Nếu như Thừa tướng không lấy được Kinh Tương, thì Lưu Bị tất thành cơ nghiệp. Cho nên, chuyện Kinh Châu hết sức quan trọng, nếu không có được Kinh Châu, thì sớm muộn tất cũng thành mối họa lớn!
Tôn Lưu liên kết, thế vạc ba chân?
Khi Giả Hủ mới nghe thấy những lời này của Tào Bằng, trong lòng ông ta đã run lên.
Ông ta cũng đang tính đến đại thế sau này, nếu như thế vạc ba chân được hình thành, thì thiên hạ tất sẽ đại loạn, chinh chiến không ngớt, sinh linh tất sẽ lầm than.
Cũng chính vì nguyên nhân này, nên ông ta mới nghe theo ý của Tào Bằng.
Chỉ có điều, trong đó ẩn chứa quá nhiều tính phiêu lưu…
Ngày lại ngày trôi qua.
Tang tế của Lưu Biểu lúc một đến gần.
Không khí trong thành Tương Dương đột nhiên trở nên có chút nặng nề. Có thể là nhằm ngăn ngừa nổi loạn, nên Thái Mạo cho điều động Vương Uy về Tương Dương, bổ nhiệm làm Tương Dương thống binh Giáo úy, phụ trách an ninh trong thành Tương Dương. Cùng lúc đó, Lưu Bị dẫn theo Giản Ung, cũng từ Phàn Thành đến Tương Dương, tham gia lễ tế thất đầu.
Lưu Bị cũng là tông thân Hán thất.
Nếu tính ra, ông ta và Lưu Biểu cũng là đồng tông.
Dù sao ông ta cũng đã đến rồi, nên Thái phu nhân cũng không từ chối. Tuy nhiên, Thái phu nhân lấy lý do là đang kỳ tang tế của Lưu Biểu, trong thành Tương Dương không tiện có quân đội đồn trú, để từ chối không cho binh mã của Lưu Bị vào đóng trong thành Tương Dương. Thái phu nhân phái người nói với Lưu Bị: nếu Huyền Đức Công người thật lòng đến để phúng viếng, thì có thể đến một mình, sao lại phải mang theo nhiều binh mã như vậy? trị an trong thành Tương Dương rất tốt, xin Huyền Đức Công hãy cứ yên tâm…
Nhưng vấn đề là ở chỗ, trước đây Thái phu nhân đã từng nhiều lần muốn mưu hại đến tính mạng của Lưu Bị.
Nếu không phải do Lưu Bị may mắn, thì sớm đã bỏ mạng nơi cửu tuyền từ lâu rồi.
Cho nên, nếu xét theo điểm này mà nói, thì việc Lưu Bị dẫn theo binh mã đến cũng không lấy gì làm lạ. Bây giờ, Thái phu nhân đã chỉ rõ đường lối như vậy, Lưu Bị ngươi nên lựa chọn thế nào?
Lưu Bị đương nhiên là đã cự tuyệt yêu cầu của Thái phu nhân.
Bộ hạ của ta có thể không vào Tương Dương, nhưng ta cũng không vào!
Ngày mai, đến lúc tế lẽ cho Lưu Biểu ta mới vào thành phúng viếng. Nhưng trước lúc đó, ta sẽ đóng quân ngoài thành… Thái phu nhân ngươi chắc không đến mức dám giết người gây chuyện trên linh đường chứ hả!
Thái phu nhân không còn cách nào khác, đành chấp nhận.
Cứ như vậy, Lưu Bị hạ trại bên ngoài thành, đợi đến ngày mai, khi lễ tế bắt đầu thì vào thành phúng viếng.
Đêm hôm đó không có chuyện gì xảy ra!
Ngày hôm sau, khi trời vừa sáng, thì cổng thành Tương Dương đã mở cho mọi người đi lại.
Còn trong phu nha của Châu giải, linh đường sớm đã được chuẩn bị thỏa đáng. Thái phu nhân mình mặc áo tang, dẫn theo Lưu Tông quỳ trước linh đường. Bọn người Thái Mạo thì phụ trách đón tiếp khách từ các nơi đến. Thời gian dần trôi, bên ngoài cổng phủ châu giải, xe ngựa kéo nối liền không dứt, đại biểu các nơi nhộn nhịp tiến vào phúng viếng.
- Thủy Kính sơn trang, Tư Mã tiên sinh vào viếng!
Ngoài cửa, người phụ trách hô to.
Chỉ thấy Tư Mã Huy cất bước đi vào linh đường, khom mình thi lễ trước linh vị.
Tiếp theo là Bàng Sơn Dân, được Bàng Đức Công của núi Lộc Sơn phái đến phúng viếng Lưu Biểu, mẹ con Thái phu nhân quỳ bên linh vị, cung kính đáp lễ với Bàng Sơn Dân.
Tang lễ của Lưu Biểu phải nói là rất long trọng.
Về cơ bản là được tổ chức theo tiêu chuẩn giành cho vương công.
Nhân sỹ khắp nơi của Kinh Châu, tề tựu về Tương Dương, lần lượt tiến vào phúng viếng. Sauk hi hành lễ xong ở linh đường, sẽ có gia tướng trong nhà dẫn bọn họ sang nhà ngang nghỉ ngơi.
- Tử Nhu, Lưu Kinh Châu ra đi như vậy, ai có thể làm chủ Kinh Châu?
Trong nhà ngang, mọi người túm năm tụm ba lại với nhau, rì rầm nói chuyện.
Sở dĩ có nhiều người đến phúng viếng Lưu Biểu như vậy, nói toạc ra là vì bọn họ lo lắng, lo lắng cho cục thế của Kinh Châu trong tương lai. Lưu Biểu chết đi như vậy, rồi Kinh Châu sẽ đi đâu về đâu? Trở thành một vấn đề khiến cho không một ai có thể bỏ qua. Có người thì đã có câu trả lời, có người thì vẫn đang mơ hồ.
Khoái Lương là một trong những nhân vật đại diện cho Kinh Tương thế tộc, nên ý kiến của y đương nhiên sẽ là điều mà mọi người chú ý tới.
Vừa bước vào đến nhà ngang, lập tức có mấy người bước tới, chắp tay thi lễ, một danh sỹ địa phương của Tương Dương, bèn nhanh nhảu mở lời dò hỏi.
Sau khi trầm ngâm một lát, Khoái Lương trầm giọng nói:
- Tuần thất đầu của chủ công chưa qua, đáng lý ra không nên bàn đến việc này. Tuy nhiên, chủ nhân của Kinh Châu, có liên quan đến tương lai của Kinh Tương… cá nhân ta nhận thấy, việc Kinh Châu, người Kinh Châu lo, nhị công tử thông minh, điềm đạm, là ứng viên thích hợp nhất.
- Tử Nhu, lời này sai rồi.
Vừa đúng lúc Y Tịch bước vào, nghe thấy những lời của Khoái Lương, lập tức không hài lòng.
- Từ xưa đến nay, phế trưởng lập thứ đều là điềm xấu. Nay đại công tử còn đó, sao lại nói là lập nhị công tử kế vị? Đại công tử dù sao cũng là con trai trưởng đích tôn của chủ công, hơn nữa, từ sau khi theo chủ công tới Kinh Châu đến nay cũng có nhiều thành tích. Hiện nay tọa trấn Giang Hạ, chiến công hiển hách, sao lại không thể trở thành chủ nhân của Kinh Châu? Nếu nhị công tử kế vị, tạm chưa nói đến việc không hợp lễ nghĩa, mà chỉ với tuổi tác của nhị công tử, làm sao có thể khiến cho mọi người tâm phục? Theo như ta thấy, chỉ có để đại công tử kế tục Kinh Tương, thì mới đảm bảo được cho chín quận Kinh Tương có được sự yên ổn như hồi chủ công còn tại thế.
Khoái Lương cười lạnh một tiếng:
- Đại công tử bảo thủ, tính tình bộp chộp. Tuy là huynh trưởng, nhưng đức hạnh lại kém; nhị công tử tính tình khiêm nhường, lại mang huyết mạch danh môn, từ nhỏ đã được cao sỹ dạy dỗ, sao lại không thể làm chủ Kinh Châu?
Quan Vân Trường nhận lệnh đến Giang Hạ, hỗ trợ Lưu Kỳ phòng thủ, giao chiến nhiều lần với Vu Cấm, Lý Thông, tạo áp lực rất lớn cho Vu Cấm.
Vu Cấm đang lúc khó xử, lại nghe tin Giang Đông khởi binh, bèn lập tức thay đổi chủ ý.
Sau khi bàn bạc với Lý Thông, ông ta quyết định tạm thời lui binh khỏi Giang Hạ, trở về quận Dặc Dương. Nếu Tôn Quyền mà dụng binh trên quy mô lớn, thì Hoài Nam ắt sẽ nguy to.
Quận giải, Uyển thành.
Giả Hủ ngồi ngay ngắn trên hiên, bộ dạng giống như đang suy nghĩ gì lung lắm.
Ngón tay khẽ lướt trên dây tơ của cây đàn đặt trước mặt, thỉnh thoảng phát ra mấy tiếng đàn du dương.
Đầu mày ông ta nhíu chặt, bàn tay còn lại thì vuốt râu. Trong sân viện, mấy bông cúc tím nở rộ, tô điểm thêm chút sức sống cho tiết thu muộn…
-Thái Trung ở đâu vậy?
Bên ngoài sân viện, đột nhiên vọng đến tiếng gọi của Dương Hàng.
Giả Hủ đột nhiên nhướng cao chân mày, dường như bừng tỉnh từ cơn suy tư, hướng ánh mắt nhìn ra ngoài sân viện:
-Là Tử Lộ đó phải không? Có phải có tin tức gì đưa đến hay không?
Dương Hàng bước vội vào trong sân viện.
-Thái Trung, có công văn khẩn từ Bình Xuân.
-Nói!
Dương Hàng hít vào một hơi sâu, thấp giọng nói:
-Tôn Quyền ở Giang Đông cho đóng quân ở Xuân Cốc, đồng thời cho tập kết lương thảo đến Vu Hồ.
Vu Văn Tắc lo sợ quận Cức Dương thất thủ, cho nên có ý bỏ Mãnh huyện, lui binh trở về. Thái thú Văn Đạt cho người đến hỏi, liệu ông ta có thể lui binh khỏi Bình Xuân hay không.
Giả Hủ vừa nghe nói mặt liền biến sắc.
Tròng mắt đột nhiên ánh lên một nét lạnh lẽo, lập tức đứng phắt dậy, gằn giọng nói:
-Lập tức cho người trả lời với Lý Văn Đạt, rồi bảo ông ta chuyển lời với Vu Văn Tắc. Hai người bọn họ dù có phải chết trận, cũng phải cắm chặt ở Giang Hạ cho ta… Tôn Trọng Mưu cũng thật biết lựa thời điểm xuất binh, chỉ có điều… hài, nói với hai người bọn họ, nếu để mất Mãnh huyện và Bình Xuân, thì ta sẽ dâng sớ lên Thừa tướng, trị bọn chúng tội sợ hãi không dám đánh.
Dương Hàng giật mình!
Rất ít khi thấy bộ dạng kích động như thế này của Giả Hủ, trong lòng y không khỏi có chút nghi hoặc.
Theo lý mà nói, thì việc Tôn Quyền xuất binh cũng không có gì là lạ, Vu Cấm lui binh cũng là chuyện hợp tình hợp lý, sao Giả Hủ lại phải kích động như thế này? Trên mặt thậm chí còn tỏ rõ vẻ nghiêm trọng? Trong chuyện này, e là còn có nguyên nhân khác… Dương Hàng chực mở miệng, tính hỏi Giả Hủ.
Chỉ có điều, thấy sắc mặt âm trầm của Giả Hủ, lời y muốn nói đã ra đến đầu lưỡi, lại đành nuốt ngược trở lại.
Vội vàng rời khỏi sân viện, y cho gọi sứ giả đưa tin của Lý Thông đến, thuật lại một lượt lời của Giả Hủ. Chi có điều, cách dùng từ thì uyển chuyển hơn nhiều, chỉ nói là cục diện Kinh Tương sắp bị phá vỡ, bất luận thế nào, hai người Lý Thông và Vu Cấm cũng không thể lui binh vào lúc này, nếu không sẽ có thể làm lỡ đại cục. Còn về phần chiến cục ở Hoài Nam, không cần hai người bọn họ phải bận tâm, Giả Thái Trung đã liên hệ với Hứa Đô, sớm đã có phương án giải quyết.
Dù sao, ngụ ý trong lời nói cũng là nhắn với Lý Thông, Vu Cấm rằng: các người không được lui binh.
Không những là không được lui binh, mà còn phải còn phải liều chết trấn thủ ở Mãnh huyện và Bình Xuân, nếu không sẽ trị theo quân pháp…
Chuyện này một khi đã phải đụng tới quân pháp, thì cho dù là người cũ như Vu Cấm, cũng không khỏi không cân nhắc thiệt hơn. Sứ giả rời đi trong nơm nớp lo sợ, Dương Hàng vừa định đến nơi làm việc để xử lý công vụ, thì có người ngăn lại, nói Giả Hủ có việc tìm y, mời y lập tức đến ngay.
Dương Hàng không dám chần chừ, vội nhanh chóng đi tới nơi ở của Giả Hủ.
Lần này gặp lại, Giả Hủ đã trở lại bộ dạng bình thường, xem ra có vẻ hết sức bình tĩnh.
-Giang Đông có người tài nào không?
-Hả?
Dương Hàng bị câu nói không đầu không cuối của Giả Hủ làm cho ngẩn người.
Chỉ thấy khóe miệng Giả Hủ khẽ nhếch lên, để lộ một nét cười cổ quái:
-Tôn Quyền chọn lúc này để xuất binh, chắc chắn không phải là ý của hắn…theo như ta thấy, rất có khả năng hắn ta đã bắt tay với Lưu Bị. bằng không tuyệt đối không có chuyện xuất binh vào thời điểm này. Chủ công đại thắng ở Liêu Đông, Tôn Quyền đang muốn cầu hòa, sao lại có thể xuất binh vào thời điểm này? Theo như ta thấy, việc hắn xuất binh là giả, việc hắn muốn giải vây cho Giang Hạ mới là thật… Việc đóng quân ở Xuân Cốc, chẳng qua là che mắt người ta, mục đích là giúp cho Lưu Kỳ có thể rút khỏi Giang Hạ. Ở Hoài Nam có Cam Hưng Bá là đủ rồi, ngoài ra, cho người đến Từ Châu, lệnh cho Chu Thương xuất kích từ đảo Đông Lăng, uy hiếp Đan Đồ, thì mối nguy hiểm của Hoài Nam tự nhiên sẽ được hóa giải. Tuy nhiên, điều khiến ta cảm thấy hứng thú, là ai hiến kế này cho Tôn Quyền… Chu Công Cẩn, Trương Tử Bố? hay là còn có người nào khác?
Tử Lộ, việc này người không cần phải nhúng tay vào, hãy cứ chuyên tâm cho việc ở Kinh Tương.
Bên chỗ Hữu Học cũng sắp có hành động, tuyệt đối không thể lơ là… còn về phần Giang Đông, tự ta sẽ để mắt đến, ngươi không cần phải bận tâm.
Dương Hàng do dự một lát, nhẹ giọng nói:
-Vậy còn Thái thú Văn Đạt và Thái thú Văn Tắc…
-Cứ để bọn họ bẩm báo với ta.
Nếu xét về chức vụ, thì Tào Bằng và Lý Thông cùng cấp.
Quận Nam Dương và quận Như Nam đều là thượng quận, địa vị bằng nhau. Còn quận Dặc Dương thì vốn được tách ra từ quận Nhữ Nam, vốn là hạ quận, nhưng vì có lien quan đến vị trí chiến lược nên được xếp là trung quận. Cho nên nếu xét về phẩm bậc, thì Vu Cấm có hơi thua kém Tào Bằng và Lý Thông một chút.
Nhưng vấn đề là, Vu Cấm vốn là lão thần đi theo từ trước.
Vu Cấm đi theo Tào Tháo từ hồi Tào Tháo dấy binh ở Tiếu huyện, thảo phạt Đổng Trác.
Ông ta từng tham gia chiến dịch thảo phạt Đổng Trác của hai mươi hai lộ chư hầu, cũng tham dự trong sự kiện cùng Tào Tháo truy đuổi Đổng Trác, thảm bại trở về. Sau đó Tào Tháo đứng vững ở Đông quận, suốt chặng đường chinh phạt, Vu Cấm đều đi theo từ đầu đến cuối, lập được rất nhiều công trạng, được Tào Tháo hết sức coi trọng. Cho nên, nếu xét về lịch duyệt, thì bất luận là Tào Bằng hay Lý Thông đều không đủ tư cách so sánh với Vu Cấm. Vì vậy mà xét về địa vị, thì ngược lại, Vu Cấm lại cao hơn hai người Tào Bằng, Lý Thông.
Nếu như lấy danh nghĩa của Tào Bằng để tiết chế Vu Cấm, rất có thể sẽ khiến Vu Cấm cảm thấy bất mãn.
Cho nên, Giả Hủ quyết định, phải đích thân mình ra tay tiết chế hai người bọn họ. Chức quan của ông ta là Thứ sử Dự Châu, quận Nhữ Nam và quận Dặc Dương đều nằm dưới sự cai trị của ông ta, cho nên sẽ hợp tình hợp lý. Về địa vị, thì vốn dĩ đã cao hơn hai người Lý Thông, Vu Cấm, càng không cần phải nói đến tước hiệu hậu nhân của Đô Đình Hầu của ông ta, thì bọn Lý Thông, Vu Cấm lại càng không cách gì so sánh được. Để ông ta ra tay tiết chế hai người bọn họ, cũng tránh được việc Lý Thông, Vu Cấm nảy sinh bất mãn với Tào Bằng.
Lưu Biểu chết đi, Kinh Châu trở thành năm bè bảy mảng.
Tôn Quyền lại cho đóng quân ở Xuân Cốc vào thời điểm này, theo như Giả Hủ thấy, tuyệt đối không phải là hành động bình thường.
Theo như tính nết của Tôn Quyền, thì không thể có chuyện gióng trống khua chiêng như thế này được. Nếu quả thật hắn muốn xuất binh, thì cách tốt nhất là mượn lợi thế về thủy quân, đánh lén Nhu Tu Khẩu, chứ không phải là đóng quân ở huyện Xuân Cốc. Nếu như không phải Tôn Quyền định dùng binh, thì mục đích của hắn là gì? Giả Hủ cảm nhận được một cách hết sức nhạy bén rằng, việc Tôn Quyền đóng quân ở Xuân Cốc chỉ là để ngụy trang, mục đích thực sự của hắn, là muốn cầm chân binh mã Hoài Nam, buộc Vu Cấm lui binh.
Nhưng, vì sao hắn phải làm thế?
Nơi Vu Cấm đánh là Giang Hạ, có liên quan gì đến Tôn Quyền hắn?
Đáp án chỉ có một khả năng, đó là Tôn Quyền đã ký kết hiệp nghị với một ai đó, cho nên mới hành động như vậy. Hắn đã thỏa thuận với ai?
Giả Hủ cảm thấy một sự lo sợ mơ hồ!
Tào Bằng đã từng nói qua với Giả Hủ: nếu Lưu Bị đoạt được Kinh Châu, tất sẽ liên kết với Tôn Quyền.
Đến lúc đó, bọn họ có thể lợi dụng lợi thế của sông nước, tạo thành thế chân vạc với Thừa tướng. Nếu như Thừa tướng không lấy được Kinh Tương, thì Lưu Bị tất thành cơ nghiệp. Cho nên, chuyện Kinh Châu hết sức quan trọng, nếu không có được Kinh Châu, thì sớm muộn tất cũng thành mối họa lớn!
Tôn Lưu liên kết, thế vạc ba chân?
Khi Giả Hủ mới nghe thấy những lời này của Tào Bằng, trong lòng ông ta đã run lên.
Ông ta cũng đang tính đến đại thế sau này, nếu như thế vạc ba chân được hình thành, thì thiên hạ tất sẽ đại loạn, chinh chiến không ngớt, sinh linh tất sẽ lầm than.
Cũng chính vì nguyên nhân này, nên ông ta mới nghe theo ý của Tào Bằng.
Chỉ có điều, trong đó ẩn chứa quá nhiều tính phiêu lưu…
Ngày lại ngày trôi qua.
Tang tế của Lưu Biểu lúc một đến gần.
Không khí trong thành Tương Dương đột nhiên trở nên có chút nặng nề. Có thể là nhằm ngăn ngừa nổi loạn, nên Thái Mạo cho điều động Vương Uy về Tương Dương, bổ nhiệm làm Tương Dương thống binh Giáo úy, phụ trách an ninh trong thành Tương Dương. Cùng lúc đó, Lưu Bị dẫn theo Giản Ung, cũng từ Phàn Thành đến Tương Dương, tham gia lễ tế thất đầu.
Lưu Bị cũng là tông thân Hán thất.
Nếu tính ra, ông ta và Lưu Biểu cũng là đồng tông.
Dù sao ông ta cũng đã đến rồi, nên Thái phu nhân cũng không từ chối. Tuy nhiên, Thái phu nhân lấy lý do là đang kỳ tang tế của Lưu Biểu, trong thành Tương Dương không tiện có quân đội đồn trú, để từ chối không cho binh mã của Lưu Bị vào đóng trong thành Tương Dương. Thái phu nhân phái người nói với Lưu Bị: nếu Huyền Đức Công người thật lòng đến để phúng viếng, thì có thể đến một mình, sao lại phải mang theo nhiều binh mã như vậy? trị an trong thành Tương Dương rất tốt, xin Huyền Đức Công hãy cứ yên tâm…
Nhưng vấn đề là ở chỗ, trước đây Thái phu nhân đã từng nhiều lần muốn mưu hại đến tính mạng của Lưu Bị.
Nếu không phải do Lưu Bị may mắn, thì sớm đã bỏ mạng nơi cửu tuyền từ lâu rồi.
Cho nên, nếu xét theo điểm này mà nói, thì việc Lưu Bị dẫn theo binh mã đến cũng không lấy gì làm lạ. Bây giờ, Thái phu nhân đã chỉ rõ đường lối như vậy, Lưu Bị ngươi nên lựa chọn thế nào?
Lưu Bị đương nhiên là đã cự tuyệt yêu cầu của Thái phu nhân.
Bộ hạ của ta có thể không vào Tương Dương, nhưng ta cũng không vào!
Ngày mai, đến lúc tế lẽ cho Lưu Biểu ta mới vào thành phúng viếng. Nhưng trước lúc đó, ta sẽ đóng quân ngoài thành… Thái phu nhân ngươi chắc không đến mức dám giết người gây chuyện trên linh đường chứ hả!
Thái phu nhân không còn cách nào khác, đành chấp nhận.
Cứ như vậy, Lưu Bị hạ trại bên ngoài thành, đợi đến ngày mai, khi lễ tế bắt đầu thì vào thành phúng viếng.
Đêm hôm đó không có chuyện gì xảy ra!
Ngày hôm sau, khi trời vừa sáng, thì cổng thành Tương Dương đã mở cho mọi người đi lại.
Còn trong phu nha của Châu giải, linh đường sớm đã được chuẩn bị thỏa đáng. Thái phu nhân mình mặc áo tang, dẫn theo Lưu Tông quỳ trước linh đường. Bọn người Thái Mạo thì phụ trách đón tiếp khách từ các nơi đến. Thời gian dần trôi, bên ngoài cổng phủ châu giải, xe ngựa kéo nối liền không dứt, đại biểu các nơi nhộn nhịp tiến vào phúng viếng.
- Thủy Kính sơn trang, Tư Mã tiên sinh vào viếng!
Ngoài cửa, người phụ trách hô to.
Chỉ thấy Tư Mã Huy cất bước đi vào linh đường, khom mình thi lễ trước linh vị.
Tiếp theo là Bàng Sơn Dân, được Bàng Đức Công của núi Lộc Sơn phái đến phúng viếng Lưu Biểu, mẹ con Thái phu nhân quỳ bên linh vị, cung kính đáp lễ với Bàng Sơn Dân.
Tang lễ của Lưu Biểu phải nói là rất long trọng.
Về cơ bản là được tổ chức theo tiêu chuẩn giành cho vương công.
Nhân sỹ khắp nơi của Kinh Châu, tề tựu về Tương Dương, lần lượt tiến vào phúng viếng. Sauk hi hành lễ xong ở linh đường, sẽ có gia tướng trong nhà dẫn bọn họ sang nhà ngang nghỉ ngơi.
- Tử Nhu, Lưu Kinh Châu ra đi như vậy, ai có thể làm chủ Kinh Châu?
Trong nhà ngang, mọi người túm năm tụm ba lại với nhau, rì rầm nói chuyện.
Sở dĩ có nhiều người đến phúng viếng Lưu Biểu như vậy, nói toạc ra là vì bọn họ lo lắng, lo lắng cho cục thế của Kinh Châu trong tương lai. Lưu Biểu chết đi như vậy, rồi Kinh Châu sẽ đi đâu về đâu? Trở thành một vấn đề khiến cho không một ai có thể bỏ qua. Có người thì đã có câu trả lời, có người thì vẫn đang mơ hồ.
Khoái Lương là một trong những nhân vật đại diện cho Kinh Tương thế tộc, nên ý kiến của y đương nhiên sẽ là điều mà mọi người chú ý tới.
Vừa bước vào đến nhà ngang, lập tức có mấy người bước tới, chắp tay thi lễ, một danh sỹ địa phương của Tương Dương, bèn nhanh nhảu mở lời dò hỏi.
Sau khi trầm ngâm một lát, Khoái Lương trầm giọng nói:
- Tuần thất đầu của chủ công chưa qua, đáng lý ra không nên bàn đến việc này. Tuy nhiên, chủ nhân của Kinh Châu, có liên quan đến tương lai của Kinh Tương… cá nhân ta nhận thấy, việc Kinh Châu, người Kinh Châu lo, nhị công tử thông minh, điềm đạm, là ứng viên thích hợp nhất.
- Tử Nhu, lời này sai rồi.
Vừa đúng lúc Y Tịch bước vào, nghe thấy những lời của Khoái Lương, lập tức không hài lòng.
- Từ xưa đến nay, phế trưởng lập thứ đều là điềm xấu. Nay đại công tử còn đó, sao lại nói là lập nhị công tử kế vị? Đại công tử dù sao cũng là con trai trưởng đích tôn của chủ công, hơn nữa, từ sau khi theo chủ công tới Kinh Châu đến nay cũng có nhiều thành tích. Hiện nay tọa trấn Giang Hạ, chiến công hiển hách, sao lại không thể trở thành chủ nhân của Kinh Châu? Nếu nhị công tử kế vị, tạm chưa nói đến việc không hợp lễ nghĩa, mà chỉ với tuổi tác của nhị công tử, làm sao có thể khiến cho mọi người tâm phục? Theo như ta thấy, chỉ có để đại công tử kế tục Kinh Tương, thì mới đảm bảo được cho chín quận Kinh Tương có được sự yên ổn như hồi chủ công còn tại thế.
Khoái Lương cười lạnh một tiếng:
- Đại công tử bảo thủ, tính tình bộp chộp. Tuy là huynh trưởng, nhưng đức hạnh lại kém; nhị công tử tính tình khiêm nhường, lại mang huyết mạch danh môn, từ nhỏ đã được cao sỹ dạy dỗ, sao lại không thể làm chủ Kinh Châu?