Thi thể Tiết Túy Trì vừa hạ táng, đội trưởng Lý liền thấy nhẹ nhõm hẳn, vì bất kể hung án liên hoàn nhà họ Hoàng có thể phá hay không, ít nhất trước mắt dư luận đều đã thay ông kết án, nói rằng Tiết Túy Trì vì có thù oán với nhà Hoàng Thiên Minh mà trốn trong lầu sách suốt hai mươi năm chờ thời cơ báo thù, muốn biến nhà họ Hoàng thành "hung trạch" để đuổi cả nhà Hoàng Thiên Minh đi. Những lời đồn tự động hình thành trong dân gian này quả nhiên có lời cho việc phá án, ít ra có thể khiến hung thủ thật sự lơi ỏng đề phòng. Nhưng đội trưởng Lý cũng sợ y tiếp tục gây án, vì vậy nội tâm ông vô cùng giằng xé, cán tẩu thuốc bằng gỗ dương vàng trên miệng cơ hồ bị nghiền nát. Dù ông không phải người nhiều lời, nhưng những người xung quanh vẫn có thể thông qua mùi khói thuốc trên người ông mà đoán ông đã hút thuốc bao nhiêu năm, chiếc tẩu thuốc cán thẳng kia đẽo gọt rất thô kệch, chỉ vần khẽ rít một hơi, vị cay do đốt thuốc kém chất lượng sẽ xộc thẳng vào khoang mũi. Ông vẫn luôn muốn mua cái tẩu bằng gỗ đỗ quyên phủ sơn đen bóng, cán hơi cong, sản xuất ở Anh, sợi thuốc có kém thế nào, sau khi đi qua cán tẩu cong cong ấy, mùi vị đều sẽ được lọc thành êm dịu mượt mà. Nhưng món đồ cũ này lại là do một cô gái mua tặng cho ông.
Ba mươi năm trước, cô chèo thùng gỗ men theo con sông trấn phiêu bạt ngao du, thò bàn tay đã ngâm nước trắng bệch xuống làn nước xanh biêng biếc, vớt lên một dây củ ấu. Khi đó ông vẫn còn là thanh niên trẻ trung, mặc áo cộc tay, ngồi chồm hõm bên cạnh Tiết Túy Trì, học ông ta làm lồng chim trên nền đất đầy vụn bào trắng xóa. Cô chèo thùng tới mép hiên nơi hai người ngồi hóng gió, mỉm cười với ông, nụ cười không quá đẹp, nhưng vô cùng rạng rỡ, phần gáy dãi nắng đỏ ửng lên như bắt lửa. Lúc đó ông còn chưa phải là đội trưởng Lý, mọi người đều gọi ông là Lý Thường Đăng, vì vóc người cao gầy, thật ra sau này gọi chệch thành "Trường Đẳng"(1)
"Cầm lấy." Cô đưa cho ông một bọc giấy dài.
Ông nhận lấy, mở gói, ấy ra chiếc tẩu gỗ dương vàng đó, cứ thế ngậm vào miệng mà không nhồi thuốc, đứng dậy khuềnh khoàng đi lại mấy bước, định chọc cô cười, nhưng quay đầu lại thấy ô đã chèo thùng đi từ lâu, trên mặt nước xanh lục rẽ ra một vệt dài đen bóng.
Từ đó về sau, ông cứ ngậm cái tẩu ấy, vui đùa, hò hẹn cùng cô, nhưng chẳng nói gì thêm. Cô vào nhà họ Hoàng kàm a hoàn, ông ngậm nó, cô gả cho Hoàng Thiên Minh làm bà Ba, ông vẫn ngậm nó. Tựa như biết rõ cô tuyệt đối không thể thuộc về ông, khát vọng cả cuộc đời này của ông chỉ có thể cô đặc lại trong một cái tẩu thuốc, nhìn nó tôi luyện qua thời gian, tích bẩn cáu bụi, cuối cùng cũng hiện ra những đường vân thê lương, ông trở nên tiều tụy, chai lì, chỉ có thể gặm nhấm nỗi cô đơn trong lồng ngực.
Ngày cô vượt cạn, ông ngồi một mình trong gian nhà chính uống rượu, bảy lạng rượu trắng, nửa bao lạc nhân, ăn đến mồm đầu vỏ đỏ, cũng không nói năng gì, chỉ sợ từ cổ họng phụt ra tiếng nức nở. Nào ngờ Đỗ Lượng bỗng đẩy cửa vào, nói bà đỡ mời tới đang bị năm sáu tên côn đồ vây trói trên đường vì không trả nổi khoản nợ đánh bạc của con trai. Ông lập tức nhảy dựng lên, chạy tới phố Ngư Đường, tiện tay vớ luôn cây đòn gánh vứt bên đường của một tay bán rong, vụt tới tấp lên người mấy tên côn đồ, trút hết oán giận căm hơn ra như thế. Khi bà đỡ đi ra từ sân sau nhà họ Hoàng, đã là nửa đêm, thấy ông ngồi vất vưởng như ma trên bậc thềm, đầu gục giữa hai gối, bà ta cười nói: "Trường Đẳng, cậu ở đây làm gì?"
"Sinh chưa?" Ông ngẩng đầu, mắt vằn máu.
"Sinh... sinh rồi, là con trai." Bà đỡ mặt mày kinh ngạc, cảm giác như nếu không báo tin tốt này, hắn sẽ liều mạng với mình.
"Ừm." Ông đứng dậy, thủng thẳng bỏ đi, bóng lưng bị ánh trắng kéo thành vệt dài.
Bà ta đột nhiên hiểu ra, từ nay tuyệt đối không thể goi hắn là "Trường Đẳng" nữa.
"Người giấy" vẫn bay liệng trong đầu Trương Diễm Bình, lúc chỗ này lúc chỗ kia. Để làm nó dừng lại, bà ta đành cố gắng không động đậy, cứ thế vờ làm hòn đá, tốt nhất cũng không được để người khác trông thấy, cơm đưa lên, bà ta ngửi thấy mùi dầu mỡ là buồn nôn.
"Bà ấy bị thế này bao lâu rồi?"
"Hơn mười ngày rồi, Bạch tiểu thư nói là chứng thất tâm phong, nguyên nhân do quá sợ hãi, cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mới được."
Lý Thường Đăng hỏi Hoàng Mộ Vân, nhưng mắt vẫn không hề rời Trương Diễm Bình. Bà ta cũng giương hai vành mắt thâm quầng nhìn lại ông, son trên môi đã tróc hết, cần cổ từng dãi nắng đỏ ửng khỏe khoắn chỉ cần hơi gập xuống sẽ lộ rõ đốt xương sống. Bà ta mỉm cười với ông, tựa hồ... ông sợ mình nhìn nhầm, bèn quan sát kỹ hơn, hồi lâu sau, bà nhếch khóe môi phải, lại cười, lần này ông đã nhìn thấy rõ, sống mũi chợt cay cay.
"Điều tra án ấy mà, cần phải tìm hiểu chút tình hình, hỏi mấy câu chắc không sao chứ?"
Ông kỳ thực không dám nhìn Hoàng Mộ Vân, bởi trên người gã có dòng máu của bà, nét cằm cũng như đúc trên một khuôn khiến ông thấy sờ sợ, sự tương đồng ấy như thể nhắc nhở ông những ngọt ngào năm xưa đều đã trôi mất trên bộ khung xương chẳng kém phần đẹp đẽ này.
Hoàng Mộ Vân gật đầu, như hạ quyết tâm phải rửa oan cho mẹ, nói: "Mẹ tôi bình thường nhìn thấy gián đã sợ đến không dám đặt chân xuống đất rồi, sao có thể giết người dã man thế được? Mong đội trưởng Lý điều tra rõ chân tướng, trả lại trong sạch cho mẹ tôi."
Nghe lời biện bạch ngây thơ này, nỗi đau đớn trong lòng Lý Thường Đăng càng thêm nhức nhối, con trai bà đương nhiên chỉ trông thấy dáng vẻ cao quý như cành vàng lá ngọc của mẹ, nào biết đến những hồn nhiên xông xáo của bà thời thiếu nữ, Trương Diễm Bình chiếm cứ ký ức của ông là người có thể cầm rắn nước trong tay chơi đùa; chỉ có điều sau khi học được thói sùng bái hư vinh, cất giấu hết sự sắc bén và thuần khiết, như vậy mới có thể đi tới bước đường bà muốn.
"Bà Ba?" Trong lòng ông gọi "Diễm Bình", nhưng miệng lại bật ra cách xưng hô xa lạ.
Bà ta lại mỉm cười.
"Bà Ba..." Ông gắng dần niềm thương cảm, hỏi, "bà có thể kể lại một lượt chuyện đã xảy ra trong lầu sách hôm đó không? Nhớ gì thì nói nấy, không nhớ không cần nói, có được không?"
Bà Ba há miệng, như muốn nói, rồi lại khóc thút thít. Ông cứng họng sững người, trái lại Hoàng Mộ Vân lên tiếng an ủi: "Tình hình mẹ tôi hôm nay còn tốt đấy, cha tôi nói nếu bà vẫn thế này sẽ đưa lên bệnh viện lớn trên Thượng Hải chữa trị."
Lý Thường Đăng gật đầu, tiếp tục hỏi: "Vậy bà nói xem, bà đã thấy gì ở đó?"
"Người... người giấy... vù vù vù..."
"Người giấy gì? Trông thế nào?"
Trương Diễm Bình khắp mặt toàn vệt nước mắt giơ tay ra, so với đỉnh đầu Lý Thường Đăng đang ngồi: "Cao... cao chừng này... chầm chậm... bay lại phía tôi... tôi... tôi..."
"Người giấy bay lại phía bà, rồi sau đó? Sau đó thì sao?" Lý Thường Đăng chất vấn.
Trương Diễm Bình trợn trừng cặp mắt ướt, hai tay cong lại như móng vuốt, giơ lên trước ngực, lẩm bẩm: "Sau đó... sau đó tôi muốn xé vụn nó..."
Bà Ba giữ nguyên tư thế này suốt một giờ đồng hồ, giống như một món đồ chơi dây cót bất chợt kẹt dây, im lìm không động đậy.
Lý Thường Đăng lúc này bất giác nhớ lại lời đội phó Kiều: "Động cơ Tiết Túy Trì trốn trong lầu nghĩ thế nào cũng không hợp lý, cứ cho là trong đấy bao năm không ai quét dọn, nên giữ được bí mật, nhưng ông ta làm sao nuôi sống mình? Bánh màn thầu dưa muối kia giống như được mua từ sạp hàng trên phố, nếu ông ta muốn ra ngoài tìm cái ăn, nhất định phải ngang qua sân, đi theo lối cửa sau, hơn nữa ít nhất cách ba ngày lại phải chuẩn bị một lần lương thực, làm vệ sinh bô. Nhưng anh xem chiếc chìa khóa trước ngực ông ta, hoen gỉ cả, vừa trông đã biết chưa từng được sử dụng, thêm nữa, khi khám nghiệm tử thi còn phát hiện một vài chi tiết thú vị, là cơ sở đầy đủ chứng tỏ Tiết Túy Trì không hề có khả năng ra ngoài hoạt động!"
Quả thật, Lý Thường Đăng cũng vô cùng hoài nghi về căn mật thất rộng chưa đầy mười thước ấy, khi xác Tiết Túy Trì được phát hiện, quần áo trên người đã rách không còn ra hình thù, trong phòng cũng không có bất kỳ bộ đồ nào khác để thay, mặt mũi lại hoàn toàn biến đổi, người như thế này đi ra phố mua thức ăn, nhất định sẽ bị chú ý. Lẽ nào...
"Không sai, tôi cũng cho rằng Tiết Túy Trì không phải trốn trong lầu sách, mà là bị người ta giam cầm." Đội phó Kiều tỏ ra đồng tình với giả thiết của Lý Thường Đăng, "Nhất định có ai đấy, định kỳ đưa cơm cho ông ta, quét dọn qua loa mật thất. Hơn nữa người này, phải thuộc nội bộ nhà họ Hoàng."
"Là ai? Hoàng Thiên Minh?" Lý Thường Đăng rít tẩu thuốc kêu o o.
"Không." Đội phó Kiều lắc đầu quầy quậy, "Nếu là Hoàng Thiên Minh, ông ta đã không sai Đỗ Lượng nhốt bà Ba vào trong đó, nhất định có người giấu ông ta, biến toàn lầu ấy thành phòng giam."
"Cậu cho là ai?"
Đội phó Kiều cười khan, uống ực một ngụm rượu, chép miệng đáp: "Rất đơn giản, ai lặng lẽ đi theo thăm dò tình hình lúc Trương Diễm Bình bị hạ lệnh nhốt vào lầu sách, người ấy là kẻ cầm tù Tiết Túy Trì."
"Vậy chỉ có Bạch Tử Phong thôi..."
Lý Thường Đăng nhớ lại sau khi bọn họ khiêng cái xác xuống lầu, gặp ngay Đỗ Xuân Hiểu và Bạch Tử Phong đứng bên hoàn giả sơn nói chuyện.
"Được, vậy chúng ta tới phòng khám của Bạch tiểu thư một chuyến." Ông nóng lòng như lửa đốt đặt ly rượu xuống, đi thẳng ra cửa, đội phó Kiều vội vã theo sau.
Bạch Tử Phong hôm đó quả nhiên ngoan ngoãn đợi ở phòng khám, không, nói một cách chính xác, là đợi trên gác phòng khám, nằm thẳng cẳng trên giường, đã đứt hơi.
Thi thể Tiết Túy Trì vừa hạ táng, đội trưởng Lý liền thấy nhẹ nhõm hẳn, vì bất kể hung án liên hoàn nhà họ Hoàng có thể phá hay không, ít nhất trước mắt dư luận đều đã thay ông kết án, nói rằng Tiết Túy Trì vì có thù oán với nhà Hoàng Thiên Minh mà trốn trong lầu sách suốt hai mươi năm chờ thời cơ báo thù, muốn biến nhà họ Hoàng thành "hung trạch" để đuổi cả nhà Hoàng Thiên Minh đi. Những lời đồn tự động hình thành trong dân gian này quả nhiên có lời cho việc phá án, ít ra có thể khiến hung thủ thật sự lơi ỏng đề phòng. Nhưng đội trưởng Lý cũng sợ y tiếp tục gây án, vì vậy nội tâm ông vô cùng giằng xé, cán tẩu thuốc bằng gỗ dương vàng trên miệng cơ hồ bị nghiền nát. Dù ông không phải người nhiều lời, nhưng những người xung quanh vẫn có thể thông qua mùi khói thuốc trên người ông mà đoán ông đã hút thuốc bao nhiêu năm, chiếc tẩu thuốc cán thẳng kia đẽo gọt rất thô kệch, chỉ vần khẽ rít một hơi, vị cay do đốt thuốc kém chất lượng sẽ xộc thẳng vào khoang mũi. Ông vẫn luôn muốn mua cái tẩu bằng gỗ đỗ quyên phủ sơn đen bóng, cán hơi cong, sản xuất ở Anh, sợi thuốc có kém thế nào, sau khi đi qua cán tẩu cong cong ấy, mùi vị đều sẽ được lọc thành êm dịu mượt mà. Nhưng món đồ cũ này lại là do một cô gái mua tặng cho ông.
Ba mươi năm trước, cô chèo thùng gỗ men theo con sông trấn phiêu bạt ngao du, thò bàn tay đã ngâm nước trắng bệch xuống làn nước xanh biêng biếc, vớt lên một dây củ ấu. Khi đó ông vẫn còn là thanh niên trẻ trung, mặc áo cộc tay, ngồi chồm hõm bên cạnh Tiết Túy Trì, học ông ta làm lồng chim trên nền đất đầy vụn bào trắng xóa. Cô chèo thùng tới mép hiên nơi hai người ngồi hóng gió, mỉm cười với ông, nụ cười không quá đẹp, nhưng vô cùng rạng rỡ, phần gáy dãi nắng đỏ ửng lên như bắt lửa. Lúc đó ông còn chưa phải là đội trưởng Lý, mọi người đều gọi ông là Lý Thường Đăng, vì vóc người cao gầy, thật ra sau này gọi chệch thành "Trường Đẳng"()
"Cầm lấy." Cô đưa cho ông một bọc giấy dài.
Ông nhận lấy, mở gói, ấy ra chiếc tẩu gỗ dương vàng đó, cứ thế ngậm vào miệng mà không nhồi thuốc, đứng dậy khuềnh khoàng đi lại mấy bước, định chọc cô cười, nhưng quay đầu lại thấy ô đã chèo thùng đi từ lâu, trên mặt nước xanh lục rẽ ra một vệt dài đen bóng.
Từ đó về sau, ông cứ ngậm cái tẩu ấy, vui đùa, hò hẹn cùng cô, nhưng chẳng nói gì thêm. Cô vào nhà họ Hoàng kàm a hoàn, ông ngậm nó, cô gả cho Hoàng Thiên Minh làm bà Ba, ông vẫn ngậm nó. Tựa như biết rõ cô tuyệt đối không thể thuộc về ông, khát vọng cả cuộc đời này của ông chỉ có thể cô đặc lại trong một cái tẩu thuốc, nhìn nó tôi luyện qua thời gian, tích bẩn cáu bụi, cuối cùng cũng hiện ra những đường vân thê lương, ông trở nên tiều tụy, chai lì, chỉ có thể gặm nhấm nỗi cô đơn trong lồng ngực.
Ngày cô vượt cạn, ông ngồi một mình trong gian nhà chính uống rượu, bảy lạng rượu trắng, nửa bao lạc nhân, ăn đến mồm đầu vỏ đỏ, cũng không nói năng gì, chỉ sợ từ cổ họng phụt ra tiếng nức nở. Nào ngờ Đỗ Lượng bỗng đẩy cửa vào, nói bà đỡ mời tới đang bị năm sáu tên côn đồ vây trói trên đường vì không trả nổi khoản nợ đánh bạc của con trai. Ông lập tức nhảy dựng lên, chạy tới phố Ngư Đường, tiện tay vớ luôn cây đòn gánh vứt bên đường của một tay bán rong, vụt tới tấp lên người mấy tên côn đồ, trút hết oán giận căm hơn ra như thế. Khi bà đỡ đi ra từ sân sau nhà họ Hoàng, đã là nửa đêm, thấy ông ngồi vất vưởng như ma trên bậc thềm, đầu gục giữa hai gối, bà ta cười nói: "Trường Đẳng, cậu ở đây làm gì?"
"Sinh chưa?" Ông ngẩng đầu, mắt vằn máu.
"Sinh... sinh rồi, là con trai." Bà đỡ mặt mày kinh ngạc, cảm giác như nếu không báo tin tốt này, hắn sẽ liều mạng với mình.
"Ừm." Ông đứng dậy, thủng thẳng bỏ đi, bóng lưng bị ánh trắng kéo thành vệt dài.
Bà ta đột nhiên hiểu ra, từ nay tuyệt đối không thể goi hắn là "Trường Đẳng" nữa.
"Người giấy" vẫn bay liệng trong đầu Trương Diễm Bình, lúc chỗ này lúc chỗ kia. Để làm nó dừng lại, bà ta đành cố gắng không động đậy, cứ thế vờ làm hòn đá, tốt nhất cũng không được để người khác trông thấy, cơm đưa lên, bà ta ngửi thấy mùi dầu mỡ là buồn nôn.
"Bà ấy bị thế này bao lâu rồi?"
"Hơn mười ngày rồi, Bạch tiểu thư nói là chứng thất tâm phong, nguyên nhân do quá sợ hãi, cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mới được."
Lý Thường Đăng hỏi Hoàng Mộ Vân, nhưng mắt vẫn không hề rời Trương Diễm Bình. Bà ta cũng giương hai vành mắt thâm quầng nhìn lại ông, son trên môi đã tróc hết, cần cổ từng dãi nắng đỏ ửng khỏe khoắn chỉ cần hơi gập xuống sẽ lộ rõ đốt xương sống. Bà ta mỉm cười với ông, tựa hồ... ông sợ mình nhìn nhầm, bèn quan sát kỹ hơn, hồi lâu sau, bà nhếch khóe môi phải, lại cười, lần này ông đã nhìn thấy rõ, sống mũi chợt cay cay.
"Điều tra án ấy mà, cần phải tìm hiểu chút tình hình, hỏi mấy câu chắc không sao chứ?"
Ông kỳ thực không dám nhìn Hoàng Mộ Vân, bởi trên người gã có dòng máu của bà, nét cằm cũng như đúc trên một khuôn khiến ông thấy sờ sợ, sự tương đồng ấy như thể nhắc nhở ông những ngọt ngào năm xưa đều đã trôi mất trên bộ khung xương chẳng kém phần đẹp đẽ này.
Hoàng Mộ Vân gật đầu, như hạ quyết tâm phải rửa oan cho mẹ, nói: "Mẹ tôi bình thường nhìn thấy gián đã sợ đến không dám đặt chân xuống đất rồi, sao có thể giết người dã man thế được? Mong đội trưởng Lý điều tra rõ chân tướng, trả lại trong sạch cho mẹ tôi."
Nghe lời biện bạch ngây thơ này, nỗi đau đớn trong lòng Lý Thường Đăng càng thêm nhức nhối, con trai bà đương nhiên chỉ trông thấy dáng vẻ cao quý như cành vàng lá ngọc của mẹ, nào biết đến những hồn nhiên xông xáo của bà thời thiếu nữ, Trương Diễm Bình chiếm cứ ký ức của ông là người có thể cầm rắn nước trong tay chơi đùa; chỉ có điều sau khi học được thói sùng bái hư vinh, cất giấu hết sự sắc bén và thuần khiết, như vậy mới có thể đi tới bước đường bà muốn.
"Bà Ba?" Trong lòng ông gọi "Diễm Bình", nhưng miệng lại bật ra cách xưng hô xa lạ.
Bà ta lại mỉm cười.
"Bà Ba..." Ông gắng dần niềm thương cảm, hỏi, "bà có thể kể lại một lượt chuyện đã xảy ra trong lầu sách hôm đó không? Nhớ gì thì nói nấy, không nhớ không cần nói, có được không?"
Bà Ba há miệng, như muốn nói, rồi lại khóc thút thít. Ông cứng họng sững người, trái lại Hoàng Mộ Vân lên tiếng an ủi: "Tình hình mẹ tôi hôm nay còn tốt đấy, cha tôi nói nếu bà vẫn thế này sẽ đưa lên bệnh viện lớn trên Thượng Hải chữa trị."
Lý Thường Đăng gật đầu, tiếp tục hỏi: "Vậy bà nói xem, bà đã thấy gì ở đó?"
"Người... người giấy... vù vù vù..."
"Người giấy gì? Trông thế nào?"
Trương Diễm Bình khắp mặt toàn vệt nước mắt giơ tay ra, so với đỉnh đầu Lý Thường Đăng đang ngồi: "Cao... cao chừng này... chầm chậm... bay lại phía tôi... tôi... tôi..."
"Người giấy bay lại phía bà, rồi sau đó? Sau đó thì sao?" Lý Thường Đăng chất vấn.
Trương Diễm Bình trợn trừng cặp mắt ướt, hai tay cong lại như móng vuốt, giơ lên trước ngực, lẩm bẩm: "Sau đó... sau đó tôi muốn xé vụn nó..."
Bà Ba giữ nguyên tư thế này suốt một giờ đồng hồ, giống như một món đồ chơi dây cót bất chợt kẹt dây, im lìm không động đậy.
Lý Thường Đăng lúc này bất giác nhớ lại lời đội phó Kiều: "Động cơ Tiết Túy Trì trốn trong lầu nghĩ thế nào cũng không hợp lý, cứ cho là trong đấy bao năm không ai quét dọn, nên giữ được bí mật, nhưng ông ta làm sao nuôi sống mình? Bánh màn thầu dưa muối kia giống như được mua từ sạp hàng trên phố, nếu ông ta muốn ra ngoài tìm cái ăn, nhất định phải ngang qua sân, đi theo lối cửa sau, hơn nữa ít nhất cách ba ngày lại phải chuẩn bị một lần lương thực, làm vệ sinh bô. Nhưng anh xem chiếc chìa khóa trước ngực ông ta, hoen gỉ cả, vừa trông đã biết chưa từng được sử dụng, thêm nữa, khi khám nghiệm tử thi còn phát hiện một vài chi tiết thú vị, là cơ sở đầy đủ chứng tỏ Tiết Túy Trì không hề có khả năng ra ngoài hoạt động!"
Quả thật, Lý Thường Đăng cũng vô cùng hoài nghi về căn mật thất rộng chưa đầy mười thước ấy, khi xác Tiết Túy Trì được phát hiện, quần áo trên người đã rách không còn ra hình thù, trong phòng cũng không có bất kỳ bộ đồ nào khác để thay, mặt mũi lại hoàn toàn biến đổi, người như thế này đi ra phố mua thức ăn, nhất định sẽ bị chú ý. Lẽ nào...
"Không sai, tôi cũng cho rằng Tiết Túy Trì không phải trốn trong lầu sách, mà là bị người ta giam cầm." Đội phó Kiều tỏ ra đồng tình với giả thiết của Lý Thường Đăng, "Nhất định có ai đấy, định kỳ đưa cơm cho ông ta, quét dọn qua loa mật thất. Hơn nữa người này, phải thuộc nội bộ nhà họ Hoàng."
"Là ai? Hoàng Thiên Minh?" Lý Thường Đăng rít tẩu thuốc kêu o o.
"Không." Đội phó Kiều lắc đầu quầy quậy, "Nếu là Hoàng Thiên Minh, ông ta đã không sai Đỗ Lượng nhốt bà Ba vào trong đó, nhất định có người giấu ông ta, biến toàn lầu ấy thành phòng giam."
"Cậu cho là ai?"
Đội phó Kiều cười khan, uống ực một ngụm rượu, chép miệng đáp: "Rất đơn giản, ai lặng lẽ đi theo thăm dò tình hình lúc Trương Diễm Bình bị hạ lệnh nhốt vào lầu sách, người ấy là kẻ cầm tù Tiết Túy Trì."
"Vậy chỉ có Bạch Tử Phong thôi..."
Lý Thường Đăng nhớ lại sau khi bọn họ khiêng cái xác xuống lầu, gặp ngay Đỗ Xuân Hiểu và Bạch Tử Phong đứng bên hoàn giả sơn nói chuyện.
"Được, vậy chúng ta tới phòng khám của Bạch tiểu thư một chuyến." Ông nóng lòng như lửa đốt đặt ly rượu xuống, đi thẳng ra cửa, đội phó Kiều vội vã theo sau.
Bạch Tử Phong hôm đó quả nhiên ngoan ngoãn đợi ở phòng khám, không, nói một cách chính xác, là đợi trên gác phòng khám, nằm thẳng cẳng trên giường, đã đứt hơi.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Thi thể Tiết Túy Trì vừa hạ táng, đội trưởng Lý liền thấy nhẹ nhõm hẳn, vì bất kể hung án liên hoàn nhà họ Hoàng có thể phá hay không, ít nhất trước mắt dư luận đều đã thay ông kết án, nói rằng Tiết Túy Trì vì có thù oán với nhà Hoàng Thiên Minh mà trốn trong lầu sách suốt hai mươi năm chờ thời cơ báo thù, muốn biến nhà họ Hoàng thành "hung trạch" để đuổi cả nhà Hoàng Thiên Minh đi. Những lời đồn tự động hình thành trong dân gian này quả nhiên có lời cho việc phá án, ít ra có thể khiến hung thủ thật sự lơi ỏng đề phòng. Nhưng đội trưởng Lý cũng sợ y tiếp tục gây án, vì vậy nội tâm ông vô cùng giằng xé, cán tẩu thuốc bằng gỗ dương vàng trên miệng cơ hồ bị nghiền nát. Dù ông không phải người nhiều lời, nhưng những người xung quanh vẫn có thể thông qua mùi khói thuốc trên người ông mà đoán ông đã hút thuốc bao nhiêu năm, chiếc tẩu thuốc cán thẳng kia đẽo gọt rất thô kệch, chỉ vần khẽ rít một hơi, vị cay do đốt thuốc kém chất lượng sẽ xộc thẳng vào khoang mũi. Ông vẫn luôn muốn mua cái tẩu bằng gỗ đỗ quyên phủ sơn đen bóng, cán hơi cong, sản xuất ở Anh, sợi thuốc có kém thế nào, sau khi đi qua cán tẩu cong cong ấy, mùi vị đều sẽ được lọc thành êm dịu mượt mà. Nhưng món đồ cũ này lại là do một cô gái mua tặng cho ông.
Ba mươi năm trước, cô chèo thùng gỗ men theo con sông trấn phiêu bạt ngao du, thò bàn tay đã ngâm nước trắng bệch xuống làn nước xanh biêng biếc, vớt lên một dây củ ấu. Khi đó ông vẫn còn là thanh niên trẻ trung, mặc áo cộc tay, ngồi chồm hõm bên cạnh Tiết Túy Trì, học ông ta làm lồng chim trên nền đất đầy vụn bào trắng xóa. Cô chèo thùng tới mép hiên nơi hai người ngồi hóng gió, mỉm cười với ông, nụ cười không quá đẹp, nhưng vô cùng rạng rỡ, phần gáy dãi nắng đỏ ửng lên như bắt lửa. Lúc đó ông còn chưa phải là đội trưởng Lý, mọi người đều gọi ông là Lý Thường Đăng, vì vóc người cao gầy, thật ra sau này gọi chệch thành "Trường Đẳng"(1)
"Cầm lấy." Cô đưa cho ông một bọc giấy dài.
Ông nhận lấy, mở gói, ấy ra chiếc tẩu gỗ dương vàng đó, cứ thế ngậm vào miệng mà không nhồi thuốc, đứng dậy khuềnh khoàng đi lại mấy bước, định chọc cô cười, nhưng quay đầu lại thấy ô đã chèo thùng đi từ lâu, trên mặt nước xanh lục rẽ ra một vệt dài đen bóng.
Từ đó về sau, ông cứ ngậm cái tẩu ấy, vui đùa, hò hẹn cùng cô, nhưng chẳng nói gì thêm. Cô vào nhà họ Hoàng kàm a hoàn, ông ngậm nó, cô gả cho Hoàng Thiên Minh làm bà Ba, ông vẫn ngậm nó. Tựa như biết rõ cô tuyệt đối không thể thuộc về ông, khát vọng cả cuộc đời này của ông chỉ có thể cô đặc lại trong một cái tẩu thuốc, nhìn nó tôi luyện qua thời gian, tích bẩn cáu bụi, cuối cùng cũng hiện ra những đường vân thê lương, ông trở nên tiều tụy, chai lì, chỉ có thể gặm nhấm nỗi cô đơn trong lồng ngực.
Ngày cô vượt cạn, ông ngồi một mình trong gian nhà chính uống rượu, bảy lạng rượu trắng, nửa bao lạc nhân, ăn đến mồm đầu vỏ đỏ, cũng không nói năng gì, chỉ sợ từ cổ họng phụt ra tiếng nức nở. Nào ngờ Đỗ Lượng bỗng đẩy cửa vào, nói bà đỡ mời tới đang bị năm sáu tên côn đồ vây trói trên đường vì không trả nổi khoản nợ đánh bạc của con trai. Ông lập tức nhảy dựng lên, chạy tới phố Ngư Đường, tiện tay vớ luôn cây đòn gánh vứt bên đường của một tay bán rong, vụt tới tấp lên người mấy tên côn đồ, trút hết oán giận căm hơn ra như thế. Khi bà đỡ đi ra từ sân sau nhà họ Hoàng, đã là nửa đêm, thấy ông ngồi vất vưởng như ma trên bậc thềm, đầu gục giữa hai gối, bà ta cười nói: "Trường Đẳng, cậu ở đây làm gì?"
"Sinh chưa?" Ông ngẩng đầu, mắt vằn máu.
"Sinh... sinh rồi, là con trai." Bà đỡ mặt mày kinh ngạc, cảm giác như nếu không báo tin tốt này, hắn sẽ liều mạng với mình.
"Ừm." Ông đứng dậy, thủng thẳng bỏ đi, bóng lưng bị ánh trắng kéo thành vệt dài.
Bà ta đột nhiên hiểu ra, từ nay tuyệt đối không thể goi hắn là "Trường Đẳng" nữa.
"Người giấy" vẫn bay liệng trong đầu Trương Diễm Bình, lúc chỗ này lúc chỗ kia. Để làm nó dừng lại, bà ta đành cố gắng không động đậy, cứ thế vờ làm hòn đá, tốt nhất cũng không được để người khác trông thấy, cơm đưa lên, bà ta ngửi thấy mùi dầu mỡ là buồn nôn.
"Bà ấy bị thế này bao lâu rồi?"
"Hơn mười ngày rồi, Bạch tiểu thư nói là chứng thất tâm phong, nguyên nhân do quá sợ hãi, cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mới được."
Lý Thường Đăng hỏi Hoàng Mộ Vân, nhưng mắt vẫn không hề rời Trương Diễm Bình. Bà ta cũng giương hai vành mắt thâm quầng nhìn lại ông, son trên môi đã tróc hết, cần cổ từng dãi nắng đỏ ửng khỏe khoắn chỉ cần hơi gập xuống sẽ lộ rõ đốt xương sống. Bà ta mỉm cười với ông, tựa hồ... ông sợ mình nhìn nhầm, bèn quan sát kỹ hơn, hồi lâu sau, bà nhếch khóe môi phải, lại cười, lần này ông đã nhìn thấy rõ, sống mũi chợt cay cay.
"Điều tra án ấy mà, cần phải tìm hiểu chút tình hình, hỏi mấy câu chắc không sao chứ?"
Ông kỳ thực không dám nhìn Hoàng Mộ Vân, bởi trên người gã có dòng máu của bà, nét cằm cũng như đúc trên một khuôn khiến ông thấy sờ sợ, sự tương đồng ấy như thể nhắc nhở ông những ngọt ngào năm xưa đều đã trôi mất trên bộ khung xương chẳng kém phần đẹp đẽ này.
Hoàng Mộ Vân gật đầu, như hạ quyết tâm phải rửa oan cho mẹ, nói: "Mẹ tôi bình thường nhìn thấy gián đã sợ đến không dám đặt chân xuống đất rồi, sao có thể giết người dã man thế được? Mong đội trưởng Lý điều tra rõ chân tướng, trả lại trong sạch cho mẹ tôi."
Nghe lời biện bạch ngây thơ này, nỗi đau đớn trong lòng Lý Thường Đăng càng thêm nhức nhối, con trai bà đương nhiên chỉ trông thấy dáng vẻ cao quý như cành vàng lá ngọc của mẹ, nào biết đến những hồn nhiên xông xáo của bà thời thiếu nữ, Trương Diễm Bình chiếm cứ ký ức của ông là người có thể cầm rắn nước trong tay chơi đùa; chỉ có điều sau khi học được thói sùng bái hư vinh, cất giấu hết sự sắc bén và thuần khiết, như vậy mới có thể đi tới bước đường bà muốn.
"Bà Ba?" Trong lòng ông gọi "Diễm Bình", nhưng miệng lại bật ra cách xưng hô xa lạ.
Bà ta lại mỉm cười.
"Bà Ba..." Ông gắng dần niềm thương cảm, hỏi, "bà có thể kể lại một lượt chuyện đã xảy ra trong lầu sách hôm đó không? Nhớ gì thì nói nấy, không nhớ không cần nói, có được không?"
Bà Ba há miệng, như muốn nói, rồi lại khóc thút thít. Ông cứng họng sững người, trái lại Hoàng Mộ Vân lên tiếng an ủi: "Tình hình mẹ tôi hôm nay còn tốt đấy, cha tôi nói nếu bà vẫn thế này sẽ đưa lên bệnh viện lớn trên Thượng Hải chữa trị."
Lý Thường Đăng gật đầu, tiếp tục hỏi: "Vậy bà nói xem, bà đã thấy gì ở đó?"
"Người... người giấy... vù vù vù..."
"Người giấy gì? Trông thế nào?"
Trương Diễm Bình khắp mặt toàn vệt nước mắt giơ tay ra, so với đỉnh đầu Lý Thường Đăng đang ngồi: "Cao... cao chừng này... chầm chậm... bay lại phía tôi... tôi... tôi..."
"Người giấy bay lại phía bà, rồi sau đó? Sau đó thì sao?" Lý Thường Đăng chất vấn.
Trương Diễm Bình trợn trừng cặp mắt ướt, hai tay cong lại như móng vuốt, giơ lên trước ngực, lẩm bẩm: "Sau đó... sau đó tôi muốn xé vụn nó..."
Bà Ba giữ nguyên tư thế này suốt một giờ đồng hồ, giống như một món đồ chơi dây cót bất chợt kẹt dây, im lìm không động đậy.
Lý Thường Đăng lúc này bất giác nhớ lại lời đội phó Kiều: "Động cơ Tiết Túy Trì trốn trong lầu nghĩ thế nào cũng không hợp lý, cứ cho là trong đấy bao năm không ai quét dọn, nên giữ được bí mật, nhưng ông ta làm sao nuôi sống mình? Bánh màn thầu dưa muối kia giống như được mua từ sạp hàng trên phố, nếu ông ta muốn ra ngoài tìm cái ăn, nhất định phải ngang qua sân, đi theo lối cửa sau, hơn nữa ít nhất cách ba ngày lại phải chuẩn bị một lần lương thực, làm vệ sinh bô. Nhưng anh xem chiếc chìa khóa trước ngực ông ta, hoen gỉ cả, vừa trông đã biết chưa từng được sử dụng, thêm nữa, khi khám nghiệm tử thi còn phát hiện một vài chi tiết thú vị, là cơ sở đầy đủ chứng tỏ Tiết Túy Trì không hề có khả năng ra ngoài hoạt động!"
Quả thật, Lý Thường Đăng cũng vô cùng hoài nghi về căn mật thất rộng chưa đầy mười thước ấy, khi xác Tiết Túy Trì được phát hiện, quần áo trên người đã rách không còn ra hình thù, trong phòng cũng không có bất kỳ bộ đồ nào khác để thay, mặt mũi lại hoàn toàn biến đổi, người như thế này đi ra phố mua thức ăn, nhất định sẽ bị chú ý. Lẽ nào...
"Không sai, tôi cũng cho rằng Tiết Túy Trì không phải trốn trong lầu sách, mà là bị người ta giam cầm." Đội phó Kiều tỏ ra đồng tình với giả thiết của Lý Thường Đăng, "Nhất định có ai đấy, định kỳ đưa cơm cho ông ta, quét dọn qua loa mật thất. Hơn nữa người này, phải thuộc nội bộ nhà họ Hoàng."
"Là ai? Hoàng Thiên Minh?" Lý Thường Đăng rít tẩu thuốc kêu o o.
"Không." Đội phó Kiều lắc đầu quầy quậy, "Nếu là Hoàng Thiên Minh, ông ta đã không sai Đỗ Lượng nhốt bà Ba vào trong đó, nhất định có người giấu ông ta, biến toàn lầu ấy thành phòng giam."
"Cậu cho là ai?"
Đội phó Kiều cười khan, uống ực một ngụm rượu, chép miệng đáp: "Rất đơn giản, ai lặng lẽ đi theo thăm dò tình hình lúc Trương Diễm Bình bị hạ lệnh nhốt vào lầu sách, người ấy là kẻ cầm tù Tiết Túy Trì."
"Vậy chỉ có Bạch Tử Phong thôi..."
Lý Thường Đăng nhớ lại sau khi bọn họ khiêng cái xác xuống lầu, gặp ngay Đỗ Xuân Hiểu và Bạch Tử Phong đứng bên hoàn giả sơn nói chuyện.
"Được, vậy chúng ta tới phòng khám của Bạch tiểu thư một chuyến." Ông nóng lòng như lửa đốt đặt ly rượu xuống, đi thẳng ra cửa, đội phó Kiều vội vã theo sau.
Bạch Tử Phong hôm đó quả nhiên ngoan ngoãn đợi ở phòng khám, không, nói một cách chính xác, là đợi trên gác phòng khám, nằm thẳng cẳng trên giường, đã đứt hơi.