Ra khỏi phòng tắm, Yến Vũ không muốn ngó ngàng gì đến Văn Diên nữa. Tuy anh thừa nhận là sau này anh mới dậy thì thành công, nhưng sự phẫn nộ ấm ức trong lòng thì vẫn không nuốt trôi. Anh vừa nhận thức ra rằng, mối tình đầu của anh có lẽ không phải là Tuyên Triết, mà chính là anh chàng chỉ gặp vỏn vẹn một lần, đã khiến anh hồi hộp nhũn tay trong kí ức, Văn Diên. Ai ngờ, anh trong ấn tượng của Văn Diên chỉ là một con khỉ đen đúa, không công bằng, quá bất công.
Yến Vũ lấy bộ chăn đệm vừa mới giặt trong tủ ra, còn mềm thơm mùi nắng. Anh định chia chăn ra mà ngủ, điều hòa bật 22 độ, mỗi người một tấm là vừa đủ. Văn Diên trong nhà tắm đi ra, thấy Yến Vũ đã nằm xuống, quay lưng về phía gã, để lộ cần cổ và một mảng hình xăm lớn. Ngó xuống một tấm chăn được gấp ngay ngắn gọn gàng để sẵn, Văn Diên không động đến, mà lại kéo chăn Yến Vũ, chui vào trong.
Yến Vũ cảm nhận được hành động của đối phương, không ngăn cản, chỉ thò tay ra tắt đèn lớn. Anh nghe hơi thở nhẹ nhàng của Văn Diên đằng sau, bỗng dưng, tay Văn Diên áp lên vai anh, mò lên tủ đầu giường. Văn Diên nói tối ngủ phải mở đèn, gã mới ngủ ngon được. Yến Vũ cười nhạo gã vậy mà sợ tối như con nít, Văn Diên cũng chẳng để bụng, chỉ mò mẫm đèn. Làn da ấm áp của họ cọ sượt qua nhau, sưởi ấm dễ chịu. Tách một tiếng, đèn nhỏ đầu giường sáng lên.
Cái đèn này ắt hẳn có tuổi thọ lắm đây, đốm sáng màu quýt nho nhỏ vụt lên, chụp trong cái lồng vải, chỉ đủ hửng sáng gò má của hai người nằm trên giường. Văn Diên nhìn gáy Yến Vũ, đường cong được đèn nhuộm thành màu đỏ, đỏ đen giao hòa, thanh mảnh mà gợi cảm. Văn Diên không dằn được hôn lên vành tai đối phương, chút xúc động vụn vặt này trút lên vành tai Yến Vũ, ngứa ngáy. Yến Vũ nghĩ đến việc Văn Diên bấm lỗ tai, anh nói nhỏ, “Tặng anh một cặp khuyên tai, chịu không?”
Văn gia sau lưng đáp, “Có rồi.” Yến Vũ trừng mắt, ý định xoay lại đối diện với Văn Diên nhất thời nguội lạnh đi. Anh nhắm mắt lại, định bụng ngủ, nhưng bàn tay Văn Diên áp lên lưng anh, lại đang rì rì ve vuốt, từng chút một, từ xương sống lần đến eo. Lớp vân trong bàn tay dán lên da anh, đường vân, dường như cách một lớp da thịt, mạch máu, khảm vào sâu trong mềm mại. Trái tim đang đập sống động, như bị ai bóp lấy một thoáng, ê ẩm mà mềm oặt.
Cơ thể Yến Vũ giãn ra, được vuốt đến là khoan khoái, càng lúc càng lịm dần. Anh gắng gượng mở mắt, bụng nghĩ, miệng cũng tuôn ra, “Sau này, anh còn đến nhà tôi lần nào nữa không?”
Văn Diên cắn thùy tai anh, uể oải nhả ra hơi thở nóng hổi, “Thế nào, nhớ mãi không quên à?” giọng điệu Văn Diên trêu chọc, cũng chẳng thực sự muốn nói ra đáp án, thế nhưng cơ thể dưới tay lại động đậy, Yến Vũ trở mình. Ngực kề ngực, mũi đối mũi. Yến Vũ cọ chóp mũi Văn Diên, nhìn vào mắt người này, trong đôi mắt đó có anh.
Ánh đèn màu quýt soi sáng đồng tử, đôi mắt trong veo thấu suốt như đá này, vừa có gương mặt anh, vừa là một đôi mắt thâm tình có thể hớp hồn người khác, con người này không biết lực sát thương của mình mạnh đến cỡ nào à? Rốt cuộc ánh mắt này đã khiến bao nhiêu người sa chân vào cái hố sâu tên là Văn Diên, đầu rơi máu cháy, muốn bò lên mà cũng chẳng được. Anh há miệng cắn cằm Văn Diên, nghiến một cái, rồi mới nói ra đáp án. Anh nói rằng, nhớ mãi không quên, đằng đẵng bao nhiêu năm rồi.
Văn Diên bật cười khẽ, vươn tay ra ôm anh, tiếp tục vuốt nhẹ lưng Yến Vũ, “Ba xạo, rõ ràng anh mới vừa nhớ ra gặp tôi hồi nào.” Yến Vũ không đáp. Có một vài hồi ức và tình cảm, đầu không nhớ được, nhưng trái tim vẫn lưu giữ. Giấu rất sâu, chôn vào trong tâm khảm, chỉ chờ một cái chìa khóa, một hình ảnh, một khoảnh khắc, một cái vặn tách, từng giọt thẩm thấu. Mới biết rằng có một vài thứ, chưa bao giờ đến một cách đột ngột, mà đã ngấm sâu từ rất lâu rồi, chỉ chờ đến một ngày, liền mở bung tất thảy.
Hôm sau anh đi cùng Văn Diên đến khách sạn trả phòng, đây là ý của bà nội, nhà có phòng, mắc gì phải ra ngoài thuê. Đáng thương cho hai tên đàn ông lớn xác, cho dù ở chung một phòng cũng chẳng dám làm càn thái quá, tuổi trẻ khí thịnh, thường thì ngủ chung rất dễ cọ súng tóe lửa, may mà dùng miệng với tay cũng giải quyết được nhiều vấn đề.
Văn Diên cũng thường xuyên theo bà cụ ra ngoài, xuống đồng hái rau, ra hồ bắt cá, mò tôm bắt ốc, chơi đến là mê mệt. Lâu lâu còn cõng bà cụ chạy, hái hoa kết thành vòng, đội lên đầu bà cụ, khen người đẹp xong rồi chụp hình búa lua xua. Bà cụ ngoài bát tuần rồi mà cười hồn nhiên như một đứa trẻ, dấu vết năm tháng hệt như đóa hoa nở rộ bên khóe mắt.
Yến Vũ đi theo, đắng lòng không tả nổi, cảm thấy trái tim Lâm phu nhân đã hoàn toàn thay đổi rồi. Nhưng anh lại cảm thấy vui, công phu dụ người của Văn Diên là hạng nhất, nhưng anh có thể nhận thấy Văn Diên thật lòng đối xử tốt với bà cụ, một tuần sau, ngày nghỉ của Văn Diên kết thúc, phải trở về, cho dù văn phòng làm việc của Văn Diên linh hoạt, nhưng dẫu sao cũng cần lão đại về trấn áp, gọi điện thoại giục về không dưới chục bận.
Thế là vào một buổi sáng, Yến Vũ thức dậy, đệm giường se lạnh. Anh ngồi dậy xuống dưới lầu, phát hiện ra bà nội cũng không ở nhà, trên bàn bày sẵn bữa sáng phong phú. Bánh bao giò cháo quẩy sữa đậu nành, đậy lồng bàn kỹ càng, còn phảng phất hơi ấm. Yến Vũ ăn điểm tâm xong, đem quần áo chăn đệm trong nhà giặt giũ.
Rảnh rỗi không gì làm bèn đảo quanh một vòng, đến trưa bà nội mới trở về nhà. Thấy vẻ mất mát khó kiềm nén trên mặt bà, Yến Vũ thoáng giật mình, hỏi làm sao thế. Bà nội mới bảo Văn Diên đi rồi, bà vừa đưa người lên xe, thằng bé đó còn lén đưa cho bà phong bì, trong đó có nhiều tiền lắm, bà cũng chẳng dùng, bảo Yến Vũ mang tiền về trả cho người ta đi.
Yến Vũ thoáng mờ mịt, khó hiểu buột miệng nói, “Sao không gọi con, con cứ tưởng hai người ra ngoài chơi, Văn Diên cũng chẳng nói với con tiếng nào?” Nói mà máu nóng xộc lên não, cứ có cảm giác bị người ta bỏ rơi, lòng khó chịu đến hốt hoảng. Ai dè bà nội che miệng cười một thôi một hồi, mới kể lại câu nói buồn nôn trước khi đi của Văn Diên cho Yến Vũ nghe.
Tên đó bảo, nhất định đừng để Yến Vũ tỉnh giấc, bằng không đi không đặng, dùng dằng chẳng nỡ. Bà cụ gật đầu đầy đồng cảm, mắt cười thành một đường kẽ mỏng, bảo ông nội con hồi trẻ cũng vậy đấy, chả bao giờ cho nội tiễn, chỉ sợ không nỡ đi.
Mặt Yến Vũ thoáng nóng lên, anh lúng túng bật TV lên, lảng sang chuyện khác, “Nội à, phim dài tập của nội sắp chiếu rồi kìa.” Bà cụ lấy một phong bì dày cộm từ trong túi nhỏ ra đưa cho Yến Vũ. Yến Vũ cầm lấy, mở ra xem, một xấp dày nhân dân tệ, ước chừng bảy tám ngàn gì đấy. Yến Vũ nhìn một chốc, rồi đưa lại cho bà cụ, “Tiền của anh ta nội cứ nhận đi, người ta hiếu kính nội, nội lại bắt con trả về, người ta sẽ nghĩ thế nào đây, mấy bữa nay uổng công làm cháu rồi.”
Bà cụ không tranh luận lại được anh, cầm tiền mà đứng ngồi không yên, bèn vào phòng, lấy một cái túi vải màu đỏ ra, giao cho Yến Vũ. Yến Vũ tò mò hỏi món gì thế, mở ra xem, thì ra là một sợi dây chuyền nhỏ, mặt dây chuyền hình tượng Phật. Yến Vũ coi xong, bèn khuyên bà cụ lấy lại đi. Cũng có phải buôn bán đâu, sao phải làm như trả tiền nhận hàng vậy.
Lâm phu nhân sa sầm mặt, bắt buộc Yến Vũ phải đưa cho Văn Diên. Bảo cháu bà cho bà tiền, bà tặng cháu món quà thì làm sao nào, huống hồ vật này có thể phù hộ người khác, Văn Diên vì công việc chạy đôn đáo, Phật bài có thể phù hộ nó.
Yến Vũ cãi không được, đành phải nhận lấy. Ai ngờ anh chỉ ở thêm được vài ngày thì bị bà cụ đuổi đi, Yến Vũ nói không đi đâu, phải ở đây chăm bà, còn bị cụ đánh cho vài cái. Cuối cùng một người phải nhượng bộ, Yến Vũ nhờ người trung gian tìm một bác gái đáng tin cậy, trả tiền thuê người chăm sóc bà cụ, thường ngày cũng chẳng bận bịu gì mấy, chỉ cần có người để mắt trông coi cụ là được. Dặn dò như một cái sớ xong, rồi mới bịn rịn lưu luyến rời đi.
Ra khỏi phòng tắm, Yến Vũ không muốn ngó ngàng gì đến Văn Diên nữa. Tuy anh thừa nhận là sau này anh mới dậy thì thành công, nhưng sự phẫn nộ ấm ức trong lòng thì vẫn không nuốt trôi. Anh vừa nhận thức ra rằng, mối tình đầu của anh có lẽ không phải là Tuyên Triết, mà chính là anh chàng chỉ gặp vỏn vẹn một lần, đã khiến anh hồi hộp nhũn tay trong kí ức, Văn Diên. Ai ngờ, anh trong ấn tượng của Văn Diên chỉ là một con khỉ đen đúa, không công bằng, quá bất công.
Yến Vũ lấy bộ chăn đệm vừa mới giặt trong tủ ra, còn mềm thơm mùi nắng. Anh định chia chăn ra mà ngủ, điều hòa bật độ, mỗi người một tấm là vừa đủ. Văn Diên trong nhà tắm đi ra, thấy Yến Vũ đã nằm xuống, quay lưng về phía gã, để lộ cần cổ và một mảng hình xăm lớn. Ngó xuống một tấm chăn được gấp ngay ngắn gọn gàng để sẵn, Văn Diên không động đến, mà lại kéo chăn Yến Vũ, chui vào trong.
Yến Vũ cảm nhận được hành động của đối phương, không ngăn cản, chỉ thò tay ra tắt đèn lớn. Anh nghe hơi thở nhẹ nhàng của Văn Diên đằng sau, bỗng dưng, tay Văn Diên áp lên vai anh, mò lên tủ đầu giường. Văn Diên nói tối ngủ phải mở đèn, gã mới ngủ ngon được. Yến Vũ cười nhạo gã vậy mà sợ tối như con nít, Văn Diên cũng chẳng để bụng, chỉ mò mẫm đèn. Làn da ấm áp của họ cọ sượt qua nhau, sưởi ấm dễ chịu. Tách một tiếng, đèn nhỏ đầu giường sáng lên.
Cái đèn này ắt hẳn có tuổi thọ lắm đây, đốm sáng màu quýt nho nhỏ vụt lên, chụp trong cái lồng vải, chỉ đủ hửng sáng gò má của hai người nằm trên giường. Văn Diên nhìn gáy Yến Vũ, đường cong được đèn nhuộm thành màu đỏ, đỏ đen giao hòa, thanh mảnh mà gợi cảm. Văn Diên không dằn được hôn lên vành tai đối phương, chút xúc động vụn vặt này trút lên vành tai Yến Vũ, ngứa ngáy. Yến Vũ nghĩ đến việc Văn Diên bấm lỗ tai, anh nói nhỏ, “Tặng anh một cặp khuyên tai, chịu không?”
Văn gia sau lưng đáp, “Có rồi.” Yến Vũ trừng mắt, ý định xoay lại đối diện với Văn Diên nhất thời nguội lạnh đi. Anh nhắm mắt lại, định bụng ngủ, nhưng bàn tay Văn Diên áp lên lưng anh, lại đang rì rì ve vuốt, từng chút một, từ xương sống lần đến eo. Lớp vân trong bàn tay dán lên da anh, đường vân, dường như cách một lớp da thịt, mạch máu, khảm vào sâu trong mềm mại. Trái tim đang đập sống động, như bị ai bóp lấy một thoáng, ê ẩm mà mềm oặt.
Cơ thể Yến Vũ giãn ra, được vuốt đến là khoan khoái, càng lúc càng lịm dần. Anh gắng gượng mở mắt, bụng nghĩ, miệng cũng tuôn ra, “Sau này, anh còn đến nhà tôi lần nào nữa không?”
Văn Diên cắn thùy tai anh, uể oải nhả ra hơi thở nóng hổi, “Thế nào, nhớ mãi không quên à?” giọng điệu Văn Diên trêu chọc, cũng chẳng thực sự muốn nói ra đáp án, thế nhưng cơ thể dưới tay lại động đậy, Yến Vũ trở mình. Ngực kề ngực, mũi đối mũi. Yến Vũ cọ chóp mũi Văn Diên, nhìn vào mắt người này, trong đôi mắt đó có anh.
Ánh đèn màu quýt soi sáng đồng tử, đôi mắt trong veo thấu suốt như đá này, vừa có gương mặt anh, vừa là một đôi mắt thâm tình có thể hớp hồn người khác, con người này không biết lực sát thương của mình mạnh đến cỡ nào à? Rốt cuộc ánh mắt này đã khiến bao nhiêu người sa chân vào cái hố sâu tên là Văn Diên, đầu rơi máu cháy, muốn bò lên mà cũng chẳng được. Anh há miệng cắn cằm Văn Diên, nghiến một cái, rồi mới nói ra đáp án. Anh nói rằng, nhớ mãi không quên, đằng đẵng bao nhiêu năm rồi.
Văn Diên bật cười khẽ, vươn tay ra ôm anh, tiếp tục vuốt nhẹ lưng Yến Vũ, “Ba xạo, rõ ràng anh mới vừa nhớ ra gặp tôi hồi nào.” Yến Vũ không đáp. Có một vài hồi ức và tình cảm, đầu không nhớ được, nhưng trái tim vẫn lưu giữ. Giấu rất sâu, chôn vào trong tâm khảm, chỉ chờ một cái chìa khóa, một hình ảnh, một khoảnh khắc, một cái vặn tách, từng giọt thẩm thấu. Mới biết rằng có một vài thứ, chưa bao giờ đến một cách đột ngột, mà đã ngấm sâu từ rất lâu rồi, chỉ chờ đến một ngày, liền mở bung tất thảy.
Hôm sau anh đi cùng Văn Diên đến khách sạn trả phòng, đây là ý của bà nội, nhà có phòng, mắc gì phải ra ngoài thuê. Đáng thương cho hai tên đàn ông lớn xác, cho dù ở chung một phòng cũng chẳng dám làm càn thái quá, tuổi trẻ khí thịnh, thường thì ngủ chung rất dễ cọ súng tóe lửa, may mà dùng miệng với tay cũng giải quyết được nhiều vấn đề.
Văn Diên cũng thường xuyên theo bà cụ ra ngoài, xuống đồng hái rau, ra hồ bắt cá, mò tôm bắt ốc, chơi đến là mê mệt. Lâu lâu còn cõng bà cụ chạy, hái hoa kết thành vòng, đội lên đầu bà cụ, khen người đẹp xong rồi chụp hình búa lua xua. Bà cụ ngoài bát tuần rồi mà cười hồn nhiên như một đứa trẻ, dấu vết năm tháng hệt như đóa hoa nở rộ bên khóe mắt.
Yến Vũ đi theo, đắng lòng không tả nổi, cảm thấy trái tim Lâm phu nhân đã hoàn toàn thay đổi rồi. Nhưng anh lại cảm thấy vui, công phu dụ người của Văn Diên là hạng nhất, nhưng anh có thể nhận thấy Văn Diên thật lòng đối xử tốt với bà cụ, một tuần sau, ngày nghỉ của Văn Diên kết thúc, phải trở về, cho dù văn phòng làm việc của Văn Diên linh hoạt, nhưng dẫu sao cũng cần lão đại về trấn áp, gọi điện thoại giục về không dưới chục bận.
Thế là vào một buổi sáng, Yến Vũ thức dậy, đệm giường se lạnh. Anh ngồi dậy xuống dưới lầu, phát hiện ra bà nội cũng không ở nhà, trên bàn bày sẵn bữa sáng phong phú. Bánh bao giò cháo quẩy sữa đậu nành, đậy lồng bàn kỹ càng, còn phảng phất hơi ấm. Yến Vũ ăn điểm tâm xong, đem quần áo chăn đệm trong nhà giặt giũ.
Rảnh rỗi không gì làm bèn đảo quanh một vòng, đến trưa bà nội mới trở về nhà. Thấy vẻ mất mát khó kiềm nén trên mặt bà, Yến Vũ thoáng giật mình, hỏi làm sao thế. Bà nội mới bảo Văn Diên đi rồi, bà vừa đưa người lên xe, thằng bé đó còn lén đưa cho bà phong bì, trong đó có nhiều tiền lắm, bà cũng chẳng dùng, bảo Yến Vũ mang tiền về trả cho người ta đi.
Yến Vũ thoáng mờ mịt, khó hiểu buột miệng nói, “Sao không gọi con, con cứ tưởng hai người ra ngoài chơi, Văn Diên cũng chẳng nói với con tiếng nào?” Nói mà máu nóng xộc lên não, cứ có cảm giác bị người ta bỏ rơi, lòng khó chịu đến hốt hoảng. Ai dè bà nội che miệng cười một thôi một hồi, mới kể lại câu nói buồn nôn trước khi đi của Văn Diên cho Yến Vũ nghe.
Tên đó bảo, nhất định đừng để Yến Vũ tỉnh giấc, bằng không đi không đặng, dùng dằng chẳng nỡ. Bà cụ gật đầu đầy đồng cảm, mắt cười thành một đường kẽ mỏng, bảo ông nội con hồi trẻ cũng vậy đấy, chả bao giờ cho nội tiễn, chỉ sợ không nỡ đi.
Mặt Yến Vũ thoáng nóng lên, anh lúng túng bật TV lên, lảng sang chuyện khác, “Nội à, phim dài tập của nội sắp chiếu rồi kìa.” Bà cụ lấy một phong bì dày cộm từ trong túi nhỏ ra đưa cho Yến Vũ. Yến Vũ cầm lấy, mở ra xem, một xấp dày nhân dân tệ, ước chừng bảy tám ngàn gì đấy. Yến Vũ nhìn một chốc, rồi đưa lại cho bà cụ, “Tiền của anh ta nội cứ nhận đi, người ta hiếu kính nội, nội lại bắt con trả về, người ta sẽ nghĩ thế nào đây, mấy bữa nay uổng công làm cháu rồi.”
Bà cụ không tranh luận lại được anh, cầm tiền mà đứng ngồi không yên, bèn vào phòng, lấy một cái túi vải màu đỏ ra, giao cho Yến Vũ. Yến Vũ tò mò hỏi món gì thế, mở ra xem, thì ra là một sợi dây chuyền nhỏ, mặt dây chuyền hình tượng Phật. Yến Vũ coi xong, bèn khuyên bà cụ lấy lại đi. Cũng có phải buôn bán đâu, sao phải làm như trả tiền nhận hàng vậy.
Lâm phu nhân sa sầm mặt, bắt buộc Yến Vũ phải đưa cho Văn Diên. Bảo cháu bà cho bà tiền, bà tặng cháu món quà thì làm sao nào, huống hồ vật này có thể phù hộ người khác, Văn Diên vì công việc chạy đôn đáo, Phật bài có thể phù hộ nó.
Yến Vũ cãi không được, đành phải nhận lấy. Ai ngờ anh chỉ ở thêm được vài ngày thì bị bà cụ đuổi đi, Yến Vũ nói không đi đâu, phải ở đây chăm bà, còn bị cụ đánh cho vài cái. Cuối cùng một người phải nhượng bộ, Yến Vũ nhờ người trung gian tìm một bác gái đáng tin cậy, trả tiền thuê người chăm sóc bà cụ, thường ngày cũng chẳng bận bịu gì mấy, chỉ cần có người để mắt trông coi cụ là được. Dặn dò như một cái sớ xong, rồi mới bịn rịn lưu luyến rời đi.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Ra khỏi phòng tắm, Yến Vũ không muốn ngó ngàng gì đến Văn Diên nữa. Tuy anh thừa nhận là sau này anh mới dậy thì thành công, nhưng sự phẫn nộ ấm ức trong lòng thì vẫn không nuốt trôi. Anh vừa nhận thức ra rằng, mối tình đầu của anh có lẽ không phải là Tuyên Triết, mà chính là anh chàng chỉ gặp vỏn vẹn một lần, đã khiến anh hồi hộp nhũn tay trong kí ức, Văn Diên. Ai ngờ, anh trong ấn tượng của Văn Diên chỉ là một con khỉ đen đúa, không công bằng, quá bất công.
Yến Vũ lấy bộ chăn đệm vừa mới giặt trong tủ ra, còn mềm thơm mùi nắng. Anh định chia chăn ra mà ngủ, điều hòa bật 22 độ, mỗi người một tấm là vừa đủ. Văn Diên trong nhà tắm đi ra, thấy Yến Vũ đã nằm xuống, quay lưng về phía gã, để lộ cần cổ và một mảng hình xăm lớn. Ngó xuống một tấm chăn được gấp ngay ngắn gọn gàng để sẵn, Văn Diên không động đến, mà lại kéo chăn Yến Vũ, chui vào trong.
Yến Vũ cảm nhận được hành động của đối phương, không ngăn cản, chỉ thò tay ra tắt đèn lớn. Anh nghe hơi thở nhẹ nhàng của Văn Diên đằng sau, bỗng dưng, tay Văn Diên áp lên vai anh, mò lên tủ đầu giường. Văn Diên nói tối ngủ phải mở đèn, gã mới ngủ ngon được. Yến Vũ cười nhạo gã vậy mà sợ tối như con nít, Văn Diên cũng chẳng để bụng, chỉ mò mẫm đèn. Làn da ấm áp của họ cọ sượt qua nhau, sưởi ấm dễ chịu. Tách một tiếng, đèn nhỏ đầu giường sáng lên.
Cái đèn này ắt hẳn có tuổi thọ lắm đây, đốm sáng màu quýt nho nhỏ vụt lên, chụp trong cái lồng vải, chỉ đủ hửng sáng gò má của hai người nằm trên giường. Văn Diên nhìn gáy Yến Vũ, đường cong được đèn nhuộm thành màu đỏ, đỏ đen giao hòa, thanh mảnh mà gợi cảm. Văn Diên không dằn được hôn lên vành tai đối phương, chút xúc động vụn vặt này trút lên vành tai Yến Vũ, ngứa ngáy. Yến Vũ nghĩ đến việc Văn Diên bấm lỗ tai, anh nói nhỏ, “Tặng anh một cặp khuyên tai, chịu không?”
Văn gia sau lưng đáp, “Có rồi.” Yến Vũ trừng mắt, ý định xoay lại đối diện với Văn Diên nhất thời nguội lạnh đi. Anh nhắm mắt lại, định bụng ngủ, nhưng bàn tay Văn Diên áp lên lưng anh, lại đang rì rì ve vuốt, từng chút một, từ xương sống lần đến eo. Lớp vân trong bàn tay dán lên da anh, đường vân, dường như cách một lớp da thịt, mạch máu, khảm vào sâu trong mềm mại. Trái tim đang đập sống động, như bị ai bóp lấy một thoáng, ê ẩm mà mềm oặt.
Cơ thể Yến Vũ giãn ra, được vuốt đến là khoan khoái, càng lúc càng lịm dần. Anh gắng gượng mở mắt, bụng nghĩ, miệng cũng tuôn ra, “Sau này, anh còn đến nhà tôi lần nào nữa không?”
Văn Diên cắn thùy tai anh, uể oải nhả ra hơi thở nóng hổi, “Thế nào, nhớ mãi không quên à?” giọng điệu Văn Diên trêu chọc, cũng chẳng thực sự muốn nói ra đáp án, thế nhưng cơ thể dưới tay lại động đậy, Yến Vũ trở mình. Ngực kề ngực, mũi đối mũi. Yến Vũ cọ chóp mũi Văn Diên, nhìn vào mắt người này, trong đôi mắt đó có anh.
Ánh đèn màu quýt soi sáng đồng tử, đôi mắt trong veo thấu suốt như đá này, vừa có gương mặt anh, vừa là một đôi mắt thâm tình có thể hớp hồn người khác, con người này không biết lực sát thương của mình mạnh đến cỡ nào à? Rốt cuộc ánh mắt này đã khiến bao nhiêu người sa chân vào cái hố sâu tên là Văn Diên, đầu rơi máu cháy, muốn bò lên mà cũng chẳng được. Anh há miệng cắn cằm Văn Diên, nghiến một cái, rồi mới nói ra đáp án. Anh nói rằng, nhớ mãi không quên, đằng đẵng bao nhiêu năm rồi.
Văn Diên bật cười khẽ, vươn tay ra ôm anh, tiếp tục vuốt nhẹ lưng Yến Vũ, “Ba xạo, rõ ràng anh mới vừa nhớ ra gặp tôi hồi nào.” Yến Vũ không đáp. Có một vài hồi ức và tình cảm, đầu không nhớ được, nhưng trái tim vẫn lưu giữ. Giấu rất sâu, chôn vào trong tâm khảm, chỉ chờ một cái chìa khóa, một hình ảnh, một khoảnh khắc, một cái vặn tách, từng giọt thẩm thấu. Mới biết rằng có một vài thứ, chưa bao giờ đến một cách đột ngột, mà đã ngấm sâu từ rất lâu rồi, chỉ chờ đến một ngày, liền mở bung tất thảy.
Hôm sau anh đi cùng Văn Diên đến khách sạn trả phòng, đây là ý của bà nội, nhà có phòng, mắc gì phải ra ngoài thuê. Đáng thương cho hai tên đàn ông lớn xác, cho dù ở chung một phòng cũng chẳng dám làm càn thái quá, tuổi trẻ khí thịnh, thường thì ngủ chung rất dễ cọ súng tóe lửa, may mà dùng miệng với tay cũng giải quyết được nhiều vấn đề.
Văn Diên cũng thường xuyên theo bà cụ ra ngoài, xuống đồng hái rau, ra hồ bắt cá, mò tôm bắt ốc, chơi đến là mê mệt. Lâu lâu còn cõng bà cụ chạy, hái hoa kết thành vòng, đội lên đầu bà cụ, khen người đẹp xong rồi chụp hình búa lua xua. Bà cụ ngoài bát tuần rồi mà cười hồn nhiên như một đứa trẻ, dấu vết năm tháng hệt như đóa hoa nở rộ bên khóe mắt.
Yến Vũ đi theo, đắng lòng không tả nổi, cảm thấy trái tim Lâm phu nhân đã hoàn toàn thay đổi rồi. Nhưng anh lại cảm thấy vui, công phu dụ người của Văn Diên là hạng nhất, nhưng anh có thể nhận thấy Văn Diên thật lòng đối xử tốt với bà cụ, một tuần sau, ngày nghỉ của Văn Diên kết thúc, phải trở về, cho dù văn phòng làm việc của Văn Diên linh hoạt, nhưng dẫu sao cũng cần lão đại về trấn áp, gọi điện thoại giục về không dưới chục bận.
Thế là vào một buổi sáng, Yến Vũ thức dậy, đệm giường se lạnh. Anh ngồi dậy xuống dưới lầu, phát hiện ra bà nội cũng không ở nhà, trên bàn bày sẵn bữa sáng phong phú. Bánh bao giò cháo quẩy sữa đậu nành, đậy lồng bàn kỹ càng, còn phảng phất hơi ấm. Yến Vũ ăn điểm tâm xong, đem quần áo chăn đệm trong nhà giặt giũ.
Rảnh rỗi không gì làm bèn đảo quanh một vòng, đến trưa bà nội mới trở về nhà. Thấy vẻ mất mát khó kiềm nén trên mặt bà, Yến Vũ thoáng giật mình, hỏi làm sao thế. Bà nội mới bảo Văn Diên đi rồi, bà vừa đưa người lên xe, thằng bé đó còn lén đưa cho bà phong bì, trong đó có nhiều tiền lắm, bà cũng chẳng dùng, bảo Yến Vũ mang tiền về trả cho người ta đi.
Yến Vũ thoáng mờ mịt, khó hiểu buột miệng nói, “Sao không gọi con, con cứ tưởng hai người ra ngoài chơi, Văn Diên cũng chẳng nói với con tiếng nào?” Nói mà máu nóng xộc lên não, cứ có cảm giác bị người ta bỏ rơi, lòng khó chịu đến hốt hoảng. Ai dè bà nội che miệng cười một thôi một hồi, mới kể lại câu nói buồn nôn trước khi đi của Văn Diên cho Yến Vũ nghe.
Tên đó bảo, nhất định đừng để Yến Vũ tỉnh giấc, bằng không đi không đặng, dùng dằng chẳng nỡ. Bà cụ gật đầu đầy đồng cảm, mắt cười thành một đường kẽ mỏng, bảo ông nội con hồi trẻ cũng vậy đấy, chả bao giờ cho nội tiễn, chỉ sợ không nỡ đi.
Mặt Yến Vũ thoáng nóng lên, anh lúng túng bật TV lên, lảng sang chuyện khác, “Nội à, phim dài tập của nội sắp chiếu rồi kìa.” Bà cụ lấy một phong bì dày cộm từ trong túi nhỏ ra đưa cho Yến Vũ. Yến Vũ cầm lấy, mở ra xem, một xấp dày nhân dân tệ, ước chừng bảy tám ngàn gì đấy. Yến Vũ nhìn một chốc, rồi đưa lại cho bà cụ, “Tiền của anh ta nội cứ nhận đi, người ta hiếu kính nội, nội lại bắt con trả về, người ta sẽ nghĩ thế nào đây, mấy bữa nay uổng công làm cháu rồi.”
Bà cụ không tranh luận lại được anh, cầm tiền mà đứng ngồi không yên, bèn vào phòng, lấy một cái túi vải màu đỏ ra, giao cho Yến Vũ. Yến Vũ tò mò hỏi món gì thế, mở ra xem, thì ra là một sợi dây chuyền nhỏ, mặt dây chuyền hình tượng Phật. Yến Vũ coi xong, bèn khuyên bà cụ lấy lại đi. Cũng có phải buôn bán đâu, sao phải làm như trả tiền nhận hàng vậy.
Lâm phu nhân sa sầm mặt, bắt buộc Yến Vũ phải đưa cho Văn Diên. Bảo cháu bà cho bà tiền, bà tặng cháu món quà thì làm sao nào, huống hồ vật này có thể phù hộ người khác, Văn Diên vì công việc chạy đôn đáo, Phật bài có thể phù hộ nó.
Yến Vũ cãi không được, đành phải nhận lấy. Ai ngờ anh chỉ ở thêm được vài ngày thì bị bà cụ đuổi đi, Yến Vũ nói không đi đâu, phải ở đây chăm bà, còn bị cụ đánh cho vài cái. Cuối cùng một người phải nhượng bộ, Yến Vũ nhờ người trung gian tìm một bác gái đáng tin cậy, trả tiền thuê người chăm sóc bà cụ, thường ngày cũng chẳng bận bịu gì mấy, chỉ cần có người để mắt trông coi cụ là được. Dặn dò như một cái sớ xong, rồi mới bịn rịn lưu luyến rời đi.