Hôm sau trời mới sáng bảnh, pháo nhà ai đã nổ đì đoàng um vang khắp xóm. Lúc Yến Vũ thức dậy mí mắt còn hơi sưng húp, Văn Diên ở cạnh bên ngủ rất say. Trông gã còn mỏi mệt hơn cả anh, hệt như đã lâu rồi chưa có một giấc ngủ ngon lành, chân mày giãn ra, cả khóe môi còn như đang cười. Yến Vũ chui ra khỏi ổ chăn ấm áp, cẩn thận không để gió len lỏi vào, lạnh đến Văn Diên.
Anh mặc thêm áo khoác, rời khỏi phòng, ra ngoài ban công hút điếu thuốc, được nửa điếu thì thấy bà nội mặc đồ dày sụ đi ra, ở dưới lầu cho gà ăn. Tiểu Tư ở bên cạnh rượt theo mấy con gà, bà nội khe khẽ kêu tên Tiểu Tư, sợ nó rượt gà nhà mình chạy mất tích luôn. Con vật có linh tính thông minh, vừa nghe nội kêu tên mình, liền ngoan ngoãn chạy về, ngồi bên cạnh bà nội vẫy đuôi.
Yến Vũ cười cười, đi xuống lầu, cầm cái thau trong tay bà nội, phụ cho gà ăn. Vừa mới rải một nắm đã bị bà cụ bợp cho một cái, Yến Vũ hết sức vô tội nhìn bà nội, không hiểu tại sao mình lại bị đánh. Bà cụ giơ tay lên rút điếu thuốc trong miệng Yến Vũ, bảo Yến Vũ vẫn còn hút thuốc à, trong khi Tiểu Văn nhà người ta chưa thấy hút bao giờ, mình thì lại ngậm thuốc hệt như phường bụi đời chợ lớn nào ấy.
“Bụi đời chợ lớn” Yến Vũ chỉ có thể trơ mắt nhìn bà cụ ném thuốc đi, ngoan ngoãn cun cút cho gà ăn. Xong chuyện thì bám theo sau bà cụ ra khỏi nhà tản bộ nói chuyện phiếm, sẵn dắt Tiểu Tư đi dạo luôn. Yến Vũ thò tay ra ôm bà cụ, dọc đường nói những chuyện lụn vụn. Cuối cùng Yến Vũ mới nói đến chuyện chính, đã nhiều năm trôi qua rồi, anh và bà cụ vẫn chưa từng đối mặt trực diện với vấn đề này.
Anh hỏi nội, nội ghét mẹ con không? Câu hỏi ném ra rồi, hồi lâu không có phản ứng. Bà cụ chẳng rõ trông ra hướng nào, cả buổi trời sau, mới siết chặt tay Yến Vũ. Bà nói bản thân mình chẳng có chút văn hóa gì, không biết nói đạo lý gì lớn lao. Những năm ấy mất đi con trai, mỗi lần nghĩ đến Trần Dung là tim đau nhói, lại đập gấp, hệt như một mũi kim đâm trong lòng suốt bao năm. Khoảng thời gian đầu có thể nào không hận, mắng chửi nguyền rủa, oán hận chính mình vì đã đồng ý cho ba anh cưới Trần Dung.
Nhưng bà lại không dám nguyền rủa, không dám xúc động, cũng chẳng thể nào hối hận. Bởi vì cháu ngoan của bà, Yến Vũ của bà. Nếu bà nguyền rủa Trần Dung, báo ứng lại giáng trúng cháu của bà thì sao, nếu không cho con trai cưới Trần Dung, thì cháu của bà cũng chẳng thể đến được thế giới này. Bà có thể làm gì bây giờ, chỉ có thể ngày ngày chịu đựng, chịu đựng cho đến khi buông được mà thôi.
Yến Vũ nghe mà tim nhức nhối, anh hỏi, “Buông được không?” Mắt bà cụ đỏ hoe, bà thầm chùi nước mắt. Làm sao có thể buông được, lão đại chết oan uổng thế kia, làm sao có thể buông. Yến Vũ thở dài, một lần nữa anh nghiêm túc hỏi bà cụ, “Nội, nếu như con có thể đưa Trần Dung…” còn chưa nói dứt câu, bà cụ đã giương đôi mắt đỏ au nhìn qua. Mỗi nếp nhăn trên mặt cụ đều đang co rúm, “Cháu nội, nó là mẹ con. Con không được làm gì nó đâu, trời phạt đấy.”
Bà cụ tin tưởng sâu sắc chuyện nhân quả tuần hoàn, quả báo xác đáng. Bà nghĩ Trần Dung làm chuyện thẹn với lòng, một ngày nào đó sẽ gặp báo ứng, nhưng Yến Vũ không thể là cái báo ứng, cái nghiệp đó được. Ấy là nghiệp chướng, sẽ giảm thọ. Yến Vũ chỉ cười không nói gì, chuyện đáng gặp báo ứng hơn, Trần Dung cũng đã làm rồi, mà vẫn sống tốt đấy thôi. Mở triển lãm tranh, gặt hái danh tiếng, thật đúng là xuân phong đắc ý, trơ trẽn vô sỉ mà.
Yến Vũ theo bà cụ đi dạo một vòng về, thì thấy Văn Diên đã thức dậy. Tóc tai bù xù vảnh ngược, trông trẻ con kì lạ. Ngồi lơ ngơ trên ghế gỗ dưới lầu, miệng gặm một quả táo. Yến Vũ buồn cười với quả đầu vảnh ngược vảnh xuôi của Văn Diên, chịu lạnh dùng tay dấp nước ép tóc Văn Diên mềm xuống. Bà cụ bên cạnh vui vẻ ngó hai đứa cháu, rồi vào nhà làm bữa sáng cho bọn họ.
Ăn sáng xong Yến Vũ chuẩn bị tiền giấy nhang nến, anh muốn đi thăm ba, đi một mình. Bảo Văn Diên đưa bà nội ra ngoài chơi, qua nhà hàng xóm nào đấy đánh mạt chược. Văn Diên liếc anh, hỏi thực sự không cần đi chung à? Yến Vũ cười tủm tỉm, “Coi chừng ba em hiện hồn về đánh anh đấy, can tội cuỗm con trai đi.” Văn Diên hùng hồn đáp, “Không chỉ muốn cuỗm, mà còn muốn cưới về, thầy có đánh cũng vô ích.”
Một mình anh lên núi rất chậm chạp, xách theo đồ nên sức lực có phần kham không nổi. Hai tháng vừa qua đã làm tổn hại căn cơ của anh rất nhiều, cuối cùng khi bò lên đến trước mộ rồi, Yến Vũ thở hồng hộc, nghĩ bụng khi về nhất định phải rèn luyện thể lực đàng hoàng. Mới leo núi một chuyến thôi, anh đã mệt bã người, mất mặt vô đối. Anh ngồi tại chỗ, lấy bật lửa ra đốt tiền giấy. Gió cuốn tro tàn, cuộn lòng vòng quanh đấy.
Yến Vũ nghe nói, gió thế này đại biểu có vong linh đang hưởng đồ cúng tế, cũng chẳng rõ ba anh có ở đây hay không. Nhìn những đụn gió cuộn liên tục ấy, Yến Vũ trầm giọng tâm sự rất nhiều chuyện. Có nhớ ba, có oán hận bản thân, cũng có kể cuộc sống vừa qua của mình. Anh khi cười khi buồn, còn kể gã đàn ông lần trước cũng đến thăm ba ấy, giờ đã là người yêu của con, hôm qua còn cho con một gia đình.
Anh cười cười, rồi bảo, “Con cũng có thể cho anh ấy một gia đình, ba, con trai ba đã trưởng thành rồi.” Nói rồi, gió cũng chậm rãi dừng lại, Yến Vũ ngước đôi mắt hoe đỏ lên, nhìn tấm hình trên bia mộ, anh nói, “Con muốn báo thù cho ba, ba đồng ý chứ. Nội nói con không thể báo thù, sẽ gặp báo ứng, nhưng con không sợ chút nào hết.” Con chỉ cảm thấy có chút đau…
Ở trước ngôi mộ hút đủ một gói thuốc, anh gọi điện cho Trần Dung. Đối phương bắt máy rất nhanh, cả hai đều không nói gì, không lâu sau, Trần Dung thấp giọng nói, “Chắc chắn con không gọi để chúc Tết, muốn hỏi gì… thì hỏi đi.” Yến Vũ khó khăn lắm mới mở miệng được, âm tiết đầu tiên vừa mới thoát ra, anh đã bị nghẹn lại, mất một lúc lâu mới hỏi được một câu hoàn chỉnh. Tại sao bà lại giết ba tôi, năm ấy rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Chẳng rõ tại sao, giọng điệu Trần Dung vô cùng lạnh lùng, kể từ sau lần bà nói ra việc người là do bà giết rồi, hệt như chẳng còn sợ hãi gì nữa. Không còn giống vẻ nơm nớp, hoảng loạn trước đây. Âm điệu của bà không lên không xuống gì mấy, bà nói rằng vì Yến Kỳ đánh bà. Hệt như thoát khỏi gông xiềng, Trần Dung trong điện thoại gần như lạnh lùng nói rằng, Yến Kỳ đã hủy hoại bà ấy.
Bà vẫn luôn hận gã đàn ông ấy, hận ông ta suốt ngày vắng nhà, hận những tin đồn vu vơ của ông ta và đám sinh viên nữ, hận bản thân không còn có thể vẽ tranh ra hồn. Bà không hề muốn giết người, chỉ là sau khi bị đánh, nỗi hận hệt như tro tàn bùng cháy, khi tỉnh táo lại, thì bà đã làm ra chuyện ấy rồi. Trần Thế Hoa kể rằng sau khi Yến Kỳ ngừng thở, bà cũng sợ đến mức ngất lịm đi.
Còn phần chuyện sau đấy, bà cũng sau này mới được biết. Vì để người khác không biết bà làm chuyện này, Trần Thế Hoa bồi thêm vết thương thứ hai lên vết thương ban đầu. Sau đấy Yến Kỳ quả nhiên vì vết thương trên đầu mà tử vong, vì người ra tay trước tiên là bà, thế nên hung thủ cũng chính là bà.
Yến Vũ siết di động, quát lên, “Bà có biết là ông ấy vẫn chưa chết hay không! Nếu bà và tên súc sinh ấy kịp thời đưa vào bệnh viện, nếu tên súc sinh ấy không bồi thêm cú nữa, ông ấy đã không chết! Ông ấy vẫn còn cứu được!” Yến Kỳ sau khi đưa vào bệnh viện rồi mới tắt thở, cú ra tay của Trần Dung có lẽ căn bản chưa đủ trí mạng. Thật sự đưa ông ấy vào chỗ chết, là do cú bồi thứ hai, là do cách thức độc ác nhằm phá hủy chân tướng mà Trần Dung và tên súc sinh kia nghĩ ra được hòng thoát thân.
Cắt phăng cuộc gọi, Yến Vũ nhìn chòng chọc cái điện thoại hồi lâu, rồi mới gọi điện cho Cao Minh. Cầm di động, anh nhìn cơn gió nhỏ đột nhiên cuộn lên trước chậu than, trầm giọng nói, “Tôi đã có được đoạn ghi âm thứ hai, bà ta đã nói ra cách thức động thủ. Như này… đủ rồi chứ?”
Hôm sau trời mới sáng bảnh, pháo nhà ai đã nổ đì đoàng um vang khắp xóm. Lúc Yến Vũ thức dậy mí mắt còn hơi sưng húp, Văn Diên ở cạnh bên ngủ rất say. Trông gã còn mỏi mệt hơn cả anh, hệt như đã lâu rồi chưa có một giấc ngủ ngon lành, chân mày giãn ra, cả khóe môi còn như đang cười. Yến Vũ chui ra khỏi ổ chăn ấm áp, cẩn thận không để gió len lỏi vào, lạnh đến Văn Diên.
Anh mặc thêm áo khoác, rời khỏi phòng, ra ngoài ban công hút điếu thuốc, được nửa điếu thì thấy bà nội mặc đồ dày sụ đi ra, ở dưới lầu cho gà ăn. Tiểu Tư ở bên cạnh rượt theo mấy con gà, bà nội khe khẽ kêu tên Tiểu Tư, sợ nó rượt gà nhà mình chạy mất tích luôn. Con vật có linh tính thông minh, vừa nghe nội kêu tên mình, liền ngoan ngoãn chạy về, ngồi bên cạnh bà nội vẫy đuôi.
Yến Vũ cười cười, đi xuống lầu, cầm cái thau trong tay bà nội, phụ cho gà ăn. Vừa mới rải một nắm đã bị bà cụ bợp cho một cái, Yến Vũ hết sức vô tội nhìn bà nội, không hiểu tại sao mình lại bị đánh. Bà cụ giơ tay lên rút điếu thuốc trong miệng Yến Vũ, bảo Yến Vũ vẫn còn hút thuốc à, trong khi Tiểu Văn nhà người ta chưa thấy hút bao giờ, mình thì lại ngậm thuốc hệt như phường bụi đời chợ lớn nào ấy.
“Bụi đời chợ lớn” Yến Vũ chỉ có thể trơ mắt nhìn bà cụ ném thuốc đi, ngoan ngoãn cun cút cho gà ăn. Xong chuyện thì bám theo sau bà cụ ra khỏi nhà tản bộ nói chuyện phiếm, sẵn dắt Tiểu Tư đi dạo luôn. Yến Vũ thò tay ra ôm bà cụ, dọc đường nói những chuyện lụn vụn. Cuối cùng Yến Vũ mới nói đến chuyện chính, đã nhiều năm trôi qua rồi, anh và bà cụ vẫn chưa từng đối mặt trực diện với vấn đề này.
Anh hỏi nội, nội ghét mẹ con không? Câu hỏi ném ra rồi, hồi lâu không có phản ứng. Bà cụ chẳng rõ trông ra hướng nào, cả buổi trời sau, mới siết chặt tay Yến Vũ. Bà nói bản thân mình chẳng có chút văn hóa gì, không biết nói đạo lý gì lớn lao. Những năm ấy mất đi con trai, mỗi lần nghĩ đến Trần Dung là tim đau nhói, lại đập gấp, hệt như một mũi kim đâm trong lòng suốt bao năm. Khoảng thời gian đầu có thể nào không hận, mắng chửi nguyền rủa, oán hận chính mình vì đã đồng ý cho ba anh cưới Trần Dung.
Nhưng bà lại không dám nguyền rủa, không dám xúc động, cũng chẳng thể nào hối hận. Bởi vì cháu ngoan của bà, Yến Vũ của bà. Nếu bà nguyền rủa Trần Dung, báo ứng lại giáng trúng cháu của bà thì sao, nếu không cho con trai cưới Trần Dung, thì cháu của bà cũng chẳng thể đến được thế giới này. Bà có thể làm gì bây giờ, chỉ có thể ngày ngày chịu đựng, chịu đựng cho đến khi buông được mà thôi.
Yến Vũ nghe mà tim nhức nhối, anh hỏi, “Buông được không?” Mắt bà cụ đỏ hoe, bà thầm chùi nước mắt. Làm sao có thể buông được, lão đại chết oan uổng thế kia, làm sao có thể buông. Yến Vũ thở dài, một lần nữa anh nghiêm túc hỏi bà cụ, “Nội, nếu như con có thể đưa Trần Dung…” còn chưa nói dứt câu, bà cụ đã giương đôi mắt đỏ au nhìn qua. Mỗi nếp nhăn trên mặt cụ đều đang co rúm, “Cháu nội, nó là mẹ con. Con không được làm gì nó đâu, trời phạt đấy.”
Bà cụ tin tưởng sâu sắc chuyện nhân quả tuần hoàn, quả báo xác đáng. Bà nghĩ Trần Dung làm chuyện thẹn với lòng, một ngày nào đó sẽ gặp báo ứng, nhưng Yến Vũ không thể là cái báo ứng, cái nghiệp đó được. Ấy là nghiệp chướng, sẽ giảm thọ. Yến Vũ chỉ cười không nói gì, chuyện đáng gặp báo ứng hơn, Trần Dung cũng đã làm rồi, mà vẫn sống tốt đấy thôi. Mở triển lãm tranh, gặt hái danh tiếng, thật đúng là xuân phong đắc ý, trơ trẽn vô sỉ mà.
Yến Vũ theo bà cụ đi dạo một vòng về, thì thấy Văn Diên đã thức dậy. Tóc tai bù xù vảnh ngược, trông trẻ con kì lạ. Ngồi lơ ngơ trên ghế gỗ dưới lầu, miệng gặm một quả táo. Yến Vũ buồn cười với quả đầu vảnh ngược vảnh xuôi của Văn Diên, chịu lạnh dùng tay dấp nước ép tóc Văn Diên mềm xuống. Bà cụ bên cạnh vui vẻ ngó hai đứa cháu, rồi vào nhà làm bữa sáng cho bọn họ.
Ăn sáng xong Yến Vũ chuẩn bị tiền giấy nhang nến, anh muốn đi thăm ba, đi một mình. Bảo Văn Diên đưa bà nội ra ngoài chơi, qua nhà hàng xóm nào đấy đánh mạt chược. Văn Diên liếc anh, hỏi thực sự không cần đi chung à? Yến Vũ cười tủm tỉm, “Coi chừng ba em hiện hồn về đánh anh đấy, can tội cuỗm con trai đi.” Văn Diên hùng hồn đáp, “Không chỉ muốn cuỗm, mà còn muốn cưới về, thầy có đánh cũng vô ích.”
Một mình anh lên núi rất chậm chạp, xách theo đồ nên sức lực có phần kham không nổi. Hai tháng vừa qua đã làm tổn hại căn cơ của anh rất nhiều, cuối cùng khi bò lên đến trước mộ rồi, Yến Vũ thở hồng hộc, nghĩ bụng khi về nhất định phải rèn luyện thể lực đàng hoàng. Mới leo núi một chuyến thôi, anh đã mệt bã người, mất mặt vô đối. Anh ngồi tại chỗ, lấy bật lửa ra đốt tiền giấy. Gió cuốn tro tàn, cuộn lòng vòng quanh đấy.
Yến Vũ nghe nói, gió thế này đại biểu có vong linh đang hưởng đồ cúng tế, cũng chẳng rõ ba anh có ở đây hay không. Nhìn những đụn gió cuộn liên tục ấy, Yến Vũ trầm giọng tâm sự rất nhiều chuyện. Có nhớ ba, có oán hận bản thân, cũng có kể cuộc sống vừa qua của mình. Anh khi cười khi buồn, còn kể gã đàn ông lần trước cũng đến thăm ba ấy, giờ đã là người yêu của con, hôm qua còn cho con một gia đình.
Anh cười cười, rồi bảo, “Con cũng có thể cho anh ấy một gia đình, ba, con trai ba đã trưởng thành rồi.” Nói rồi, gió cũng chậm rãi dừng lại, Yến Vũ ngước đôi mắt hoe đỏ lên, nhìn tấm hình trên bia mộ, anh nói, “Con muốn báo thù cho ba, ba đồng ý chứ. Nội nói con không thể báo thù, sẽ gặp báo ứng, nhưng con không sợ chút nào hết.” Con chỉ cảm thấy có chút đau…
Ở trước ngôi mộ hút đủ một gói thuốc, anh gọi điện cho Trần Dung. Đối phương bắt máy rất nhanh, cả hai đều không nói gì, không lâu sau, Trần Dung thấp giọng nói, “Chắc chắn con không gọi để chúc Tết, muốn hỏi gì… thì hỏi đi.” Yến Vũ khó khăn lắm mới mở miệng được, âm tiết đầu tiên vừa mới thoát ra, anh đã bị nghẹn lại, mất một lúc lâu mới hỏi được một câu hoàn chỉnh. Tại sao bà lại giết ba tôi, năm ấy rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Chẳng rõ tại sao, giọng điệu Trần Dung vô cùng lạnh lùng, kể từ sau lần bà nói ra việc người là do bà giết rồi, hệt như chẳng còn sợ hãi gì nữa. Không còn giống vẻ nơm nớp, hoảng loạn trước đây. Âm điệu của bà không lên không xuống gì mấy, bà nói rằng vì Yến Kỳ đánh bà. Hệt như thoát khỏi gông xiềng, Trần Dung trong điện thoại gần như lạnh lùng nói rằng, Yến Kỳ đã hủy hoại bà ấy.
Bà vẫn luôn hận gã đàn ông ấy, hận ông ta suốt ngày vắng nhà, hận những tin đồn vu vơ của ông ta và đám sinh viên nữ, hận bản thân không còn có thể vẽ tranh ra hồn. Bà không hề muốn giết người, chỉ là sau khi bị đánh, nỗi hận hệt như tro tàn bùng cháy, khi tỉnh táo lại, thì bà đã làm ra chuyện ấy rồi. Trần Thế Hoa kể rằng sau khi Yến Kỳ ngừng thở, bà cũng sợ đến mức ngất lịm đi.
Còn phần chuyện sau đấy, bà cũng sau này mới được biết. Vì để người khác không biết bà làm chuyện này, Trần Thế Hoa bồi thêm vết thương thứ hai lên vết thương ban đầu. Sau đấy Yến Kỳ quả nhiên vì vết thương trên đầu mà tử vong, vì người ra tay trước tiên là bà, thế nên hung thủ cũng chính là bà.
Yến Vũ siết di động, quát lên, “Bà có biết là ông ấy vẫn chưa chết hay không! Nếu bà và tên súc sinh ấy kịp thời đưa vào bệnh viện, nếu tên súc sinh ấy không bồi thêm cú nữa, ông ấy đã không chết! Ông ấy vẫn còn cứu được!” Yến Kỳ sau khi đưa vào bệnh viện rồi mới tắt thở, cú ra tay của Trần Dung có lẽ căn bản chưa đủ trí mạng. Thật sự đưa ông ấy vào chỗ chết, là do cú bồi thứ hai, là do cách thức độc ác nhằm phá hủy chân tướng mà Trần Dung và tên súc sinh kia nghĩ ra được hòng thoát thân.
Cắt phăng cuộc gọi, Yến Vũ nhìn chòng chọc cái điện thoại hồi lâu, rồi mới gọi điện cho Cao Minh. Cầm di động, anh nhìn cơn gió nhỏ đột nhiên cuộn lên trước chậu than, trầm giọng nói, “Tôi đã có được đoạn ghi âm thứ hai, bà ta đã nói ra cách thức động thủ. Như này… đủ rồi chứ?”
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Hôm sau trời mới sáng bảnh, pháo nhà ai đã nổ đì đoàng um vang khắp xóm. Lúc Yến Vũ thức dậy mí mắt còn hơi sưng húp, Văn Diên ở cạnh bên ngủ rất say. Trông gã còn mỏi mệt hơn cả anh, hệt như đã lâu rồi chưa có một giấc ngủ ngon lành, chân mày giãn ra, cả khóe môi còn như đang cười. Yến Vũ chui ra khỏi ổ chăn ấm áp, cẩn thận không để gió len lỏi vào, lạnh đến Văn Diên.
Anh mặc thêm áo khoác, rời khỏi phòng, ra ngoài ban công hút điếu thuốc, được nửa điếu thì thấy bà nội mặc đồ dày sụ đi ra, ở dưới lầu cho gà ăn. Tiểu Tư ở bên cạnh rượt theo mấy con gà, bà nội khe khẽ kêu tên Tiểu Tư, sợ nó rượt gà nhà mình chạy mất tích luôn. Con vật có linh tính thông minh, vừa nghe nội kêu tên mình, liền ngoan ngoãn chạy về, ngồi bên cạnh bà nội vẫy đuôi.
Yến Vũ cười cười, đi xuống lầu, cầm cái thau trong tay bà nội, phụ cho gà ăn. Vừa mới rải một nắm đã bị bà cụ bợp cho một cái, Yến Vũ hết sức vô tội nhìn bà nội, không hiểu tại sao mình lại bị đánh. Bà cụ giơ tay lên rút điếu thuốc trong miệng Yến Vũ, bảo Yến Vũ vẫn còn hút thuốc à, trong khi Tiểu Văn nhà người ta chưa thấy hút bao giờ, mình thì lại ngậm thuốc hệt như phường bụi đời chợ lớn nào ấy.
“Bụi đời chợ lớn” Yến Vũ chỉ có thể trơ mắt nhìn bà cụ ném thuốc đi, ngoan ngoãn cun cút cho gà ăn. Xong chuyện thì bám theo sau bà cụ ra khỏi nhà tản bộ nói chuyện phiếm, sẵn dắt Tiểu Tư đi dạo luôn. Yến Vũ thò tay ra ôm bà cụ, dọc đường nói những chuyện lụn vụn. Cuối cùng Yến Vũ mới nói đến chuyện chính, đã nhiều năm trôi qua rồi, anh và bà cụ vẫn chưa từng đối mặt trực diện với vấn đề này.
Anh hỏi nội, nội ghét mẹ con không? Câu hỏi ném ra rồi, hồi lâu không có phản ứng. Bà cụ chẳng rõ trông ra hướng nào, cả buổi trời sau, mới siết chặt tay Yến Vũ. Bà nói bản thân mình chẳng có chút văn hóa gì, không biết nói đạo lý gì lớn lao. Những năm ấy mất đi con trai, mỗi lần nghĩ đến Trần Dung là tim đau nhói, lại đập gấp, hệt như một mũi kim đâm trong lòng suốt bao năm. Khoảng thời gian đầu có thể nào không hận, mắng chửi nguyền rủa, oán hận chính mình vì đã đồng ý cho ba anh cưới Trần Dung.
Nhưng bà lại không dám nguyền rủa, không dám xúc động, cũng chẳng thể nào hối hận. Bởi vì cháu ngoan của bà, Yến Vũ của bà. Nếu bà nguyền rủa Trần Dung, báo ứng lại giáng trúng cháu của bà thì sao, nếu không cho con trai cưới Trần Dung, thì cháu của bà cũng chẳng thể đến được thế giới này. Bà có thể làm gì bây giờ, chỉ có thể ngày ngày chịu đựng, chịu đựng cho đến khi buông được mà thôi.
Yến Vũ nghe mà tim nhức nhối, anh hỏi, “Buông được không?” Mắt bà cụ đỏ hoe, bà thầm chùi nước mắt. Làm sao có thể buông được, lão đại chết oan uổng thế kia, làm sao có thể buông. Yến Vũ thở dài, một lần nữa anh nghiêm túc hỏi bà cụ, “Nội, nếu như con có thể đưa Trần Dung…” còn chưa nói dứt câu, bà cụ đã giương đôi mắt đỏ au nhìn qua. Mỗi nếp nhăn trên mặt cụ đều đang co rúm, “Cháu nội, nó là mẹ con. Con không được làm gì nó đâu, trời phạt đấy.”
Bà cụ tin tưởng sâu sắc chuyện nhân quả tuần hoàn, quả báo xác đáng. Bà nghĩ Trần Dung làm chuyện thẹn với lòng, một ngày nào đó sẽ gặp báo ứng, nhưng Yến Vũ không thể là cái báo ứng, cái nghiệp đó được. Ấy là nghiệp chướng, sẽ giảm thọ. Yến Vũ chỉ cười không nói gì, chuyện đáng gặp báo ứng hơn, Trần Dung cũng đã làm rồi, mà vẫn sống tốt đấy thôi. Mở triển lãm tranh, gặt hái danh tiếng, thật đúng là xuân phong đắc ý, trơ trẽn vô sỉ mà.
Yến Vũ theo bà cụ đi dạo một vòng về, thì thấy Văn Diên đã thức dậy. Tóc tai bù xù vảnh ngược, trông trẻ con kì lạ. Ngồi lơ ngơ trên ghế gỗ dưới lầu, miệng gặm một quả táo. Yến Vũ buồn cười với quả đầu vảnh ngược vảnh xuôi của Văn Diên, chịu lạnh dùng tay dấp nước ép tóc Văn Diên mềm xuống. Bà cụ bên cạnh vui vẻ ngó hai đứa cháu, rồi vào nhà làm bữa sáng cho bọn họ.
Ăn sáng xong Yến Vũ chuẩn bị tiền giấy nhang nến, anh muốn đi thăm ba, đi một mình. Bảo Văn Diên đưa bà nội ra ngoài chơi, qua nhà hàng xóm nào đấy đánh mạt chược. Văn Diên liếc anh, hỏi thực sự không cần đi chung à? Yến Vũ cười tủm tỉm, “Coi chừng ba em hiện hồn về đánh anh đấy, can tội cuỗm con trai đi.” Văn Diên hùng hồn đáp, “Không chỉ muốn cuỗm, mà còn muốn cưới về, thầy có đánh cũng vô ích.”
Một mình anh lên núi rất chậm chạp, xách theo đồ nên sức lực có phần kham không nổi. Hai tháng vừa qua đã làm tổn hại căn cơ của anh rất nhiều, cuối cùng khi bò lên đến trước mộ rồi, Yến Vũ thở hồng hộc, nghĩ bụng khi về nhất định phải rèn luyện thể lực đàng hoàng. Mới leo núi một chuyến thôi, anh đã mệt bã người, mất mặt vô đối. Anh ngồi tại chỗ, lấy bật lửa ra đốt tiền giấy. Gió cuốn tro tàn, cuộn lòng vòng quanh đấy.
Yến Vũ nghe nói, gió thế này đại biểu có vong linh đang hưởng đồ cúng tế, cũng chẳng rõ ba anh có ở đây hay không. Nhìn những đụn gió cuộn liên tục ấy, Yến Vũ trầm giọng tâm sự rất nhiều chuyện. Có nhớ ba, có oán hận bản thân, cũng có kể cuộc sống vừa qua của mình. Anh khi cười khi buồn, còn kể gã đàn ông lần trước cũng đến thăm ba ấy, giờ đã là người yêu của con, hôm qua còn cho con một gia đình.
Anh cười cười, rồi bảo, “Con cũng có thể cho anh ấy một gia đình, ba, con trai ba đã trưởng thành rồi.” Nói rồi, gió cũng chậm rãi dừng lại, Yến Vũ ngước đôi mắt hoe đỏ lên, nhìn tấm hình trên bia mộ, anh nói, “Con muốn báo thù cho ba, ba đồng ý chứ. Nội nói con không thể báo thù, sẽ gặp báo ứng, nhưng con không sợ chút nào hết.” Con chỉ cảm thấy có chút đau…
Ở trước ngôi mộ hút đủ một gói thuốc, anh gọi điện cho Trần Dung. Đối phương bắt máy rất nhanh, cả hai đều không nói gì, không lâu sau, Trần Dung thấp giọng nói, “Chắc chắn con không gọi để chúc Tết, muốn hỏi gì… thì hỏi đi.” Yến Vũ khó khăn lắm mới mở miệng được, âm tiết đầu tiên vừa mới thoát ra, anh đã bị nghẹn lại, mất một lúc lâu mới hỏi được một câu hoàn chỉnh. Tại sao bà lại giết ba tôi, năm ấy rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Chẳng rõ tại sao, giọng điệu Trần Dung vô cùng lạnh lùng, kể từ sau lần bà nói ra việc người là do bà giết rồi, hệt như chẳng còn sợ hãi gì nữa. Không còn giống vẻ nơm nớp, hoảng loạn trước đây. Âm điệu của bà không lên không xuống gì mấy, bà nói rằng vì Yến Kỳ đánh bà. Hệt như thoát khỏi gông xiềng, Trần Dung trong điện thoại gần như lạnh lùng nói rằng, Yến Kỳ đã hủy hoại bà ấy.
Bà vẫn luôn hận gã đàn ông ấy, hận ông ta suốt ngày vắng nhà, hận những tin đồn vu vơ của ông ta và đám sinh viên nữ, hận bản thân không còn có thể vẽ tranh ra hồn. Bà không hề muốn giết người, chỉ là sau khi bị đánh, nỗi hận hệt như tro tàn bùng cháy, khi tỉnh táo lại, thì bà đã làm ra chuyện ấy rồi. Trần Thế Hoa kể rằng sau khi Yến Kỳ ngừng thở, bà cũng sợ đến mức ngất lịm đi.
Còn phần chuyện sau đấy, bà cũng sau này mới được biết. Vì để người khác không biết bà làm chuyện này, Trần Thế Hoa bồi thêm vết thương thứ hai lên vết thương ban đầu. Sau đấy Yến Kỳ quả nhiên vì vết thương trên đầu mà tử vong, vì người ra tay trước tiên là bà, thế nên hung thủ cũng chính là bà.
Yến Vũ siết di động, quát lên, “Bà có biết là ông ấy vẫn chưa chết hay không! Nếu bà và tên súc sinh ấy kịp thời đưa vào bệnh viện, nếu tên súc sinh ấy không bồi thêm cú nữa, ông ấy đã không chết! Ông ấy vẫn còn cứu được!” Yến Kỳ sau khi đưa vào bệnh viện rồi mới tắt thở, cú ra tay của Trần Dung có lẽ căn bản chưa đủ trí mạng. Thật sự đưa ông ấy vào chỗ chết, là do cú bồi thứ hai, là do cách thức độc ác nhằm phá hủy chân tướng mà Trần Dung và tên súc sinh kia nghĩ ra được hòng thoát thân.
Cắt phăng cuộc gọi, Yến Vũ nhìn chòng chọc cái điện thoại hồi lâu, rồi mới gọi điện cho Cao Minh. Cầm di động, anh nhìn cơn gió nhỏ đột nhiên cuộn lên trước chậu than, trầm giọng nói, “Tôi đã có được đoạn ghi âm thứ hai, bà ta đã nói ra cách thức động thủ. Như này… đủ rồi chứ?”