An Thạch Thảo khẽ chốt cửa nhà của Marine lại, tháo guốc để gọn sang một bên từ tốn đi vào phòng khách. Marine cầm sợ dây truyền Thiên chúa mùa đông lên, khẽ vuốt ve viên đá safia trên tay ngài, rồi nhìn vào quyển sách cũ nát, dày cộp trước mặt, cô nói:
- Đây là một lá bùa hộ mệnh của tộc người Hán!
- Của tộc người Hán?
An Thạch Thảo nhíu mày lại:
- Nhưng sao lại là tượng thiên chúa?
- Tương truyền rằng, ngày trước, ngôi làng mà họ sống gặp phải dịch bệnh. Trưởng làng nằm mơ thấy nó nên kêu người dân đúc ra tượng này và cho mỗi nhà một chiếc. Tự nhiên bệnh tật tan biến, từ đấy dân trong làng coi nó là bùa hộ mệnh!
- Vậy à....
.....
Vào rạng sáng của mùa đông, khi cơn gió đầu mùa kéo về phương bắc, thổi vù vào đoàn người đang cố sức vượt qua dãy núi cao và gồ ghề nơi biên giới giữa triều đại nhà Trần và nhà Nguyên. Nàng ngồi trên lưng ngựa, tính tới thời điểm hiện tại, đã hơn 4 ngày rồi. Nếu không nghỉ ngơi, không chỉ nàng mệt mà con chiến mã của nàng cũng chết vì kiệt sức. Nàng kéo dây cương, buộc con bạch mã dừng lại, rồi nói với cha nàng ở phía sau:
- Phụ thân! Con thấy từ đây đến thành Tương Dương còn khá xa. Phía trước có một cái động hay ta vào đó nghỉ ngơi, mai khởi hành tiếp.
Dương lão gia thấy đứa con gái lớn nói cũng chí phải, bèn thúc giục đoàn người phía sau nhanh chóng đi tới cái hang phía trước. Cái động khá to và rộng, phải cái hơi ẩm ướt và hôi mùi đất. Dẫu vậy, đoàn tùy tùng chẳng hề bận tâm, có lẽ vì mệt mà thả lưng xuống ngủ luôn. Dương lão gia ngồi ở cửa động, nhìn nô bộc, vợ con thiếp đi vù mệt, bèn thở dài thườn thượt. Tất cả cũng tại ông. Ông không nên hèn nhát như vậy, không nên luồn cúi, đầu hàng trước tên cẩu quan họ Phạm ấy. Thân là một mệnh quan thanh liêm, chính trực, chỉ vì một kẻ vu khống mà kéo cả nhà trốn sang Nguyên triều thật là một hành động ngu ngốc. Dương lão gia nhìn về phía biên giới của Đại Việt:
" Hay là quay trở lại nơi đó?"
Không thể được nữa rồi. Trên đường vượt biên, lũ quét đã làm sạc lở đất, chặn con đường trở về, trong chốc lát. Dương lão gia thở dài đầy bất lực:
" Đã đâm lao thì phải theo lao! Ý trời đã định!"
Nàng nhìn cha ánh mắt đầy bất lực mà lòng nặng trĩu vô cùng. Nàng muốn tới an ủi ông nhưng ông cứ tỏ ra như không có chuyện gì rồi trách nàng lắm chuyện. Dương phu nhân sau khi sắp gọn hành lý, bà cùng với nô tỳ của mình gọi đứa con gái lớn đi quanh đường núi xem có trái dại nào ăn được thì đem về cho mọi người lót dạ mà có sức đi tiếp.
- Tôi với tiểu Bạch đi quanh núi tìm xem có thứ gì ăn được không. Ông ở lại trông coi hành lý và bảo vệ mọi người. Tôi quay lại sớm thôi!
Dương lão gia nghe vậy chỉ mệt mỏi mỏi xua xua tay ý nói" bà cứ đi đi!".
Nơi đường núi hoang vu, không một bóng người qua lại, phía trên đỉnh núi cao vút với những tảng đá ghập ghềnh nhọn hoắt là nơi hạ cánh của những con kền kền da đỏ, chỉ đợi có xác chết là bay xuống dỉa thịt. Dương phu nhân cùng đứa con gái lớn và tiểu nha hoàn đi dọc quanh dốc núi khúc khuỷu, cuối cùng, bà thấy bên vìa vực, phía xa xa là hàng ổi dại cành lá xanh mướt, quả to lấp ló, thoắt ẩn thoắt hiện. Bà vui mừng kéo đứa con gái cả đi về phía cây ối:
- Bạch Nhi! Ta thấy quả dại rồi. Mau tới đó.
Nha hoàn thấy vậy cũng phấn khích reo lên:
- Đại tiểu thư! Có quả dại thật. Là ối dại.
Nàng cũng mừng không kém. Nàng dắt cây sáo đang cầm trên tay vào eo, rồi chạy tới:
- Đây không phải ổi dại!
Nàng nhìn những quả ối nhỏ bé bằng quả trứng gà, nói:
- Là ổi của người dân bản địa trồng! Họ trồng trên đường đi vận chuyển hàng hóa, để phòng khi lương thực cạn, họ còn có nó để ăn!
Nha hoàn nhìn đại tiểu thư mà như há hốc mồm:
- Tiểu thư! Cô đúng là văn võ song toàn.
Dương phu nhân đưa tay với một cành cây trĩu ổi, vừa vặt vừa nói:
- Đấy, thấy chưa! Nếu hồi nhỏ ta không ép con học Trung Hoa sách, liệu con có biết nhiều như bây giờ không?
Nàng xách tay nải tới, giúp mẹ dặt những trái ổi chín vào tay nải, mỉm cười gật gù:
- Cũng nhờ trí thông minh của Mẫu thân mà Bạch nhi được hưởng lây!
Dương phu nhân ngắt trái ổi dại xuống, cười đầy tự hào:
- Con nha đầu này! Con học ai mà dẻo miệng vây.
Nàng không đáp lại, chỉ cười đặt từng trái ối vào tay nải. Khi trời xế chiều, Rừng núi hoang vu càng thêm u ám lạnh lẽo, nàng khẽ nhắc mẹ mình đi về. Dương phu nhân thả cành ối chỉ còn quả non ra, phủi vết bẩn trên tay đi, bà hào hứng nói:
- Ông già kia mà biết mẹ con ta tìm được thức ăn, chắc chắn sẽ bỏ bộ mặt cáu kỉnh đáng ghét kia đi!
Nàng dìu mẹ đi về, cũng phấn khởi không kém. Nhìn quang cảnh rừng núi im ắng, hoang vu, nàng cảm thấy lạnh sống lưng. Nhìn lên trời, thấy chim kền kền bay lượn như đang chờ đợi thức ăn xuất hiện. Nàng hừ một tiếng, kéo nha hoàn lại:
- Ngươi đưa phu nhân về động trước đi! Lát ta về sau.
Nha hoàn kéo tay nàng lại lúng túng hỏi:
- Tiểu thư! Để nô tỳ đi cùng tỷ!
- Không cần đâu!
Nàng trả lời rồi rút cây sáo dắt bên thắt lưng ra:
- Ngươi cứ về đi! Tối nay chúng ta sẽ ăn chim nướng!
Nha hoàn thấy ánh mắt sắc nhọn của tiểu thư chĩa lên bầu trời ngập ánh hoàng hôn kia thì im lặng lui đi.
Nàng hỉ mũi một cái:
- Hôm nay là ngày tận của chúng mày rồi!
Nàng đặt cây sáo lên môi, tấu một khúc nhạc du dương, thanh âm sâu lắng trầm thấp mà khiến vạn vật như bị cuốn theo nó.
Đàn kền kền nghe được âm thanh của cây sáo thì vỗ cánh đi theo. Nàng hài lòng vô cùng, tiếp tục tấu nhạc cho chúng đi theo. Tiếng sáo vang vọng khắp rừng núi hoang vu hẻo lánh. Bỗng từ xa có tiếng huýt sáo vọng lại, khiến đám kền kền đang mê mẩn đi theo nàng như bừng tỉnh. Chúng vỗ cánh phành phạch, bay loạn xạ. Lượn vài vòng trên không trung rồi lao xuống tấn công người bên dưới.
Mọi chuyện xảy ra quá nhanh khiến nàng không kịp phản ứng, chỉ đưa tay ôm lấy đầu. Hai con kền kền đua nhau dùng chân cào bới tóc của nàng, kì lạ thay, sao chúng không mổ?
Lũ kền kền sau một hồi cào bới, chúng theo tiếng huýt sáo bay đi. Nàng đầu tóc rối tung rồi bù, nhìn lũ kền kền mà lòng dâng lên đầy phẫn nộ:
- Khốn nạn! Bổn cô nương đây không bắt chúng mày về làm thịt thì thật có lỗi mái tóc của ta!
Rồi nàng nhặt một nắm đá bên vìa vực thẳm, đuổi theo lũ chim kia.
Trước kia, cha của nàng là một mệnh quan triều đình, rất thân với các thị vệ trong tử cấm thành. Nàng hưởng phúc từ cha, được họ truyền dại cho một chút võ công. Sau này khi lên núi học phật, nàng được trụ trì truyền dạy cho khinh công và võ thiếu lâm tự. Có thể nói, nàng vô cùng khác so với những nữ nhi bình thường.
Lũ chim kền kền bay qua ngọn núi kia, thì mất hút. Nàng đâu có chịu thua. Hai chân, hai tay nàng thoăn thoắt leo qua quả núi kia, quả thực, chỉ sau một tiếng đồng hồ, nàng đã leo qua được. Thấy trên trời, hai con kền kền đang vỗ cánh bay trước ánh nắng ít ỏi của buổi chiều, nàng phấn khởi vô cùng. Nhắm vào một con gần nhất, khi nàng chuẩn bị vận nội khí phi viên đá nhọn vào người nó, thì tay bị một viên đá nhỏ từ đâu bay tới, đập vào. Nàng giật mình, cả người bmất thăng bằng, lăn từ trên sườn núi lăn xuống, y như trái dừa rụng. Nàng đau đớn ôm tay đứng dậy, thấy trước mắt mọi thứ quay cuồng, như phân đôi. Khi định thần lại, nàng mở to hai mắt ra, rồi dụi dụi. Nàng đang mơ sao? Hay phải chăng chỉ là ảo giác. Không nếu là ảo giác thì sẽ không có lũ kền kền kia. Nếu là ảo giác, thì sẽ không có gió, cũng chẳng có sự đau đớn do vết thương trên tay.
Trước mắt nàng là cánh đồng hoa thạch thảo, xanh đỏ tím vàng đều có tất. Thuở bé nàng rất thích hoa này. Mẹ nàng gọi nàng là Bạch Thảo, bởi lẽ, khi nàng ra đời, đang là mùa hoa thạch thảo nở rộ. Chúng nở ngập hoa viên trong phủ huyện lệnh.
Nàng nhẹ nhàng dẫm lên đám cỏ dại, tránh những bông hoa chưa nở ra. Đứng giữa rừng hoa thạch thảo mà trong lòng nàng cảm thấy sung sướng vô cùng. Nàng chỉ hận, chưa hét lên thật to mà thôi. Nàng thả mình nằm ngả xuống giữa rừng hoa, ngắm nhìn bầu trời đỏ màu ráng chiều, mây trôi bồng bềnh. Dù cho thời tiết đang lạnh dát mặt. Nàng nhắm mắt vào hít một hơi sâu, rồi thở ra. Khi nàng mở mắt, đập vào mặt mình là một gương mặt góc cạnh, đẹp như hậu duệ cung đình giáng trần. Nàng mê man thốt lên:
- Mình đang mơ ư? Cảnh đã đẹp, lại có tiên nhân ở đây!
Ngừng lại một chút, nàng thốt lên:
- Đúng là mơ rồi!
- Cô nương! Đây không phải là mơ!
- Hì hì! Tiên nhân, đây không phải là mơ thì là gì?
Người ấy đáp lại:
- Là thật!
Nàng đưa tay lên chạm vào mặt nam nhân ấy. Sờ, nhéo, véo...
- Sao trong mơ lại giống thực vậy?
Nàng nhíu mày một cái rồi giật mình buông tay ra:
- Oái! Xin lỗi các hạ!
Nam nhân kia mái tóc dài, đầu đội nón rơm, mặc y phục đen, đôi mắt lạnh lùng nhìn nàng:
- Rốt cuộc, cô nương cũng bớt ảo tưởng!
Nàng vội chỉnh lại trang phục, nuốt nước bọt, nói:
- Xin lỗi! Ta đã vô lễ với các hạ rồi.
Nam nhân ấy cười nhạt gỡ nón trên đầu xuống, đôi mắt đen sâu thẳm dưới đôi lông mày lưỡi mác nhìn càng thêm lạnh lùng khó gần. Nàng bất chợt nấc một tiếng. Thật xấu hổ quá. Nàng đưa tay lên che miệng lại, Sắc mặt của nam nhân kia chợt biến đổi từ trắng sang xanh. Hắn ta hẩy bàn tay đang che miệng của nàng ra, cúi mặt xuống nhìn. Nàng hơi rụt cổ lại về sau. Vì nam nhân này vô cùng cao và to, mà nàng thì thấp và ốm trơ xương nên có đôi chút tự ti.
- Đừng cử động!
Nam nhân ấy hằn giọng xuống. Đôu mắt hắn phảng phất là sự chăm chú, quan sát.
Nàng lúng túng nói:
- Các hạ! Xin giữ phép tắc.
Nam nhân kia hoàn toàn coi lời nàng nói là gió thổi qua tai. Không những dùng mắt nhìn chằm chằm vào nàng mà hắn còn động cả tay. Nam nhân kia đưa tay bóp chặt lấy miệng nàng, sắc mặt đen sì lại:
- Cô nương, cô thấy trong người thế nào?
- Thế nào là thế nào? Tôi đâu có sao?
Nàng quả quyết. Đang yên đang lành, tại sao hắn ta lại hỏi vậy.
- Cô nương, mặt của cô đang sưng lên kìa!
Nam nhân ấy nói, mặt lộ rõ vẻ khó hiểu. Nàng đưa tay lên sờ mặt mình, cảm thấy da nóng lên, có một vài chỗ phù nề. Cảm thấy không ổn, nàng rút gương trong người ra soi.
- A...
Ai đây? Ai trong gương đây? Đây không phải là nàng mà. Nàng hốt hoảng kêu lên. Người trong gương mặt phì lên như bị ong đốt, mặt nổi một vài mụi đỏ như bệnh đậu mùa. Đôi mắt to đen láy của nàng như bị vết xưng kia chèn chặt lại, muốn mở ra nhưng lại không được.
- Cô nương! Cô tỉnh lại đi...
Nàng thấy nam nhân kia gọi nàng, nhưng nàng hoàn toàn không nghe rõ. Toàn thân nàng mềm nhũn, nàng đổ sập xuống đám hoa thạch thảo, ngất lịm.