Huyền Dục là một Hoàng đế trường thọ, mặc dù trước kia ông ta sống hoang đường vô cùng, nhưng đến gần tuổi già, lại cực kỳ chú trọng tu thân dưỡng tính, cho nên khi ông ta băng hà, thái tử Huyền Uyên đã hơn 40 tuổi.
Từ mười lăm tuổi được lập làm thái tử, đến hơn 40 tuổi mới đăng cơ kế vị, Huyền Uyên an toàn làm thái tử hai mươi mấy ba mươi năm, thời gian làm thái tử thậm chí còn dài hơn làm hoàng đế.
Hai đời đế vương luân chuyển trên căn bản cũng vững vàng, bọn đệ đệ của thái tử sớm mất sức gây sóng gió. Mặc dù hoàng tử không muốn làm hoàng đế không phải là hoàng tử tốt, nhưng cũng phải xem có thực lực đó hay không, tam hoàng tử bị nuôi nhốt, và tứ hoàng tử bị nuôi thành tay ăn chơi, đã không có năng lực đánh bại thái tử những năm gần đây khiêm tốn nhưng không mềm yếu, cho nên chỉ có thể ngoan ngoãn ở trong vương phủ của mình làm vương gia nhàn rỗi.
So sánh với Huyền Dục tài trí mưu lược kiệt xuất nhưng thường thường tùy hứng cường thế, thì cuộc sống riêng của hoàng đế mới Huyền Uyên nghiêm cẩn đến mức đệ nhất thiên hạ, trong hậu cung chỉ có một nữ nhân thuộc về hắn, đó chính là hoàng hậu Nguyên thị Gia Ninh của hắn.
Cá tính của Huyền Uyên hoàn toàn khác biệt với phụ thân của hắn, các đại thần đều âm thầm nói đây là vật cực tất phản (sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hoá theo hướng ngược lại).
Nhưng, năng lực của Huyền Uyên được thừa kế từ Huyền Dục, làm hoàng đế thời thịnh thế, trong đời hắn đã làm ra mấy chính sách quan trọng, đều là chính sách lợi quốc lợi dân.
Mà sau khi Huyền Cảnh con hắn kế vị, Cảnh quốc càng thêm đạt tới đỉnh cao phồn hoa, khai sáng thái bình thịnh thế dài đến trăm năm.
Cho nên, sau này các nhà sử học vẫn đánh giá khá cao đối với Huyền Uyên - vị hoàng đế có xuất thân kỳ lạ này, bởi vì hắn kế thừa trước, Cảnh quốc mới có trong lịch sử sáng lạng phồn hoa.
Lúc hắn làm thái tử thì kính cẩn nghe theo hoàng thượng, mà sau khi hắn làm hoàng đế, lại giỏi nuôi dạy thái tử của mình, hơn nữa từ đầu đến cuối, bên cạnh hắn cũng chỉ có một nữ nhân là Nguyên thị Gia Ninh.
Nguyên Gia Ninh sinh ra nhi tử cuối cùng thì đã hơn 40 tuổi, thân thể hơi bị thương, mặc dù sau đó Huyền Uyên tỉ mỉ điều dưỡng cho nàng, nhưng khi nàng năm mươi lăm tuổi vẫn buông tay nhân gian.
Hoàng hậu tấn Thiên Hậu, thái tử lo lắng phụ hoàng thương tâm quá độ, liền thời khắc bồi bạn với hắn, tuy Huyền Uyên có lúc ngẩn người, nhưng cũng không có biểu hiện đau thương quá mức, thái tử cũng dần dần an tâm.
Như vậy qua thêm ba năm, Huyền Uyên đột nhiên té xỉu ở trên long tọa lúc tảo triều, sau đó sức khỏe của hắn cũng kịch liệt suy yếu đi.
Lúc hấp hối sắp chết, hắn nói với thái tử: "Mẫu hậu của con nói trẫm là một hoàng đế tốt, muốn trẫm ở trên ngôi vị hoàng đến thêm mấy năm, không chịu cho trẫm theo nàng đi, trẫm từ trước đến giờ tôn trọng ý kiến của nàng, cho nên cố gắng sống tiếp. Nhưng ba năm qua còn dài và khó chịu đựng hơn ba mươi năm trước, trẫm không thể chịu đựng được nữa, để trẫm đi đi, chắc là nàng cũng không trách trẫm đâu?"
Huyền Cảnh luôn luôn cảm thấy phụ hoàng của mình quá mức coi trọng tình cảm, lúc này đã sớm lệ rơi đầy mặt, khóc không thành tiếng.
Sau khi Huyền Cảnh kế vị, mặc dù trong chính trị luôn chăm lo việc nước, nhưng ở cuộc sống riêng lại càng lúc càng giống tổ phụ mình, cả đời có vô số nữ nhân, hắn tựa hồ yêu tất cả mỹ nữ, nhưng lại thủy chung không dùng tình sâu bao nhiêu.
Thật ra thì ở đáy lòng, Huyền Cảnh cảm thấy rất sợ loại tình cảm sống chết có nhau, đến tột cùng yêu nhau cỡ nào, mới có thể làm cho một người chết rồi, một người khác dù giùng giằng liều chết cũng sống không nổi?
Từ Huyền Dục đến Huyền Uyên, lại từ Huyền Uyên đến Huyền Cảnh, có lẽ, đây cũng là một vật cực tất phản khác.
Đôi phu thê hoàng đế trung trinh như Huyền Uyên và Nguyên Gia Ninh cũng trở nên thất truyền.
HẾT
Huyền Dục là một Hoàng đế trường thọ, mặc dù trước kia ông ta sống hoang đường vô cùng, nhưng đến gần tuổi già, lại cực kỳ chú trọng tu thân dưỡng tính, cho nên khi ông ta băng hà, thái tử Huyền Uyên đã hơn tuổi.
Từ mười lăm tuổi được lập làm thái tử, đến hơn tuổi mới đăng cơ kế vị, Huyền Uyên an toàn làm thái tử hai mươi mấy ba mươi năm, thời gian làm thái tử thậm chí còn dài hơn làm hoàng đế.
Hai đời đế vương luân chuyển trên căn bản cũng vững vàng, bọn đệ đệ của thái tử sớm mất sức gây sóng gió. Mặc dù hoàng tử không muốn làm hoàng đế không phải là hoàng tử tốt, nhưng cũng phải xem có thực lực đó hay không, tam hoàng tử bị nuôi nhốt, và tứ hoàng tử bị nuôi thành tay ăn chơi, đã không có năng lực đánh bại thái tử những năm gần đây khiêm tốn nhưng không mềm yếu, cho nên chỉ có thể ngoan ngoãn ở trong vương phủ của mình làm vương gia nhàn rỗi.
So sánh với Huyền Dục tài trí mưu lược kiệt xuất nhưng thường thường tùy hứng cường thế, thì cuộc sống riêng của hoàng đế mới Huyền Uyên nghiêm cẩn đến mức đệ nhất thiên hạ, trong hậu cung chỉ có một nữ nhân thuộc về hắn, đó chính là hoàng hậu Nguyên thị Gia Ninh của hắn.
Cá tính của Huyền Uyên hoàn toàn khác biệt với phụ thân của hắn, các đại thần đều âm thầm nói đây là vật cực tất phản (sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hoá theo hướng ngược lại).
Nhưng, năng lực của Huyền Uyên được thừa kế từ Huyền Dục, làm hoàng đế thời thịnh thế, trong đời hắn đã làm ra mấy chính sách quan trọng, đều là chính sách lợi quốc lợi dân.
Mà sau khi Huyền Cảnh con hắn kế vị, Cảnh quốc càng thêm đạt tới đỉnh cao phồn hoa, khai sáng thái bình thịnh thế dài đến trăm năm.
Cho nên, sau này các nhà sử học vẫn đánh giá khá cao đối với Huyền Uyên - vị hoàng đế có xuất thân kỳ lạ này, bởi vì hắn kế thừa trước, Cảnh quốc mới có trong lịch sử sáng lạng phồn hoa.
Lúc hắn làm thái tử thì kính cẩn nghe theo hoàng thượng, mà sau khi hắn làm hoàng đế, lại giỏi nuôi dạy thái tử của mình, hơn nữa từ đầu đến cuối, bên cạnh hắn cũng chỉ có một nữ nhân là Nguyên thị Gia Ninh.
Nguyên Gia Ninh sinh ra nhi tử cuối cùng thì đã hơn tuổi, thân thể hơi bị thương, mặc dù sau đó Huyền Uyên tỉ mỉ điều dưỡng cho nàng, nhưng khi nàng năm mươi lăm tuổi vẫn buông tay nhân gian.
Hoàng hậu tấn Thiên Hậu, thái tử lo lắng phụ hoàng thương tâm quá độ, liền thời khắc bồi bạn với hắn, tuy Huyền Uyên có lúc ngẩn người, nhưng cũng không có biểu hiện đau thương quá mức, thái tử cũng dần dần an tâm.
Như vậy qua thêm ba năm, Huyền Uyên đột nhiên té xỉu ở trên long tọa lúc tảo triều, sau đó sức khỏe của hắn cũng kịch liệt suy yếu đi.
Lúc hấp hối sắp chết, hắn nói với thái tử: "Mẫu hậu của con nói trẫm là một hoàng đế tốt, muốn trẫm ở trên ngôi vị hoàng đến thêm mấy năm, không chịu cho trẫm theo nàng đi, trẫm từ trước đến giờ tôn trọng ý kiến của nàng, cho nên cố gắng sống tiếp. Nhưng ba năm qua còn dài và khó chịu đựng hơn ba mươi năm trước, trẫm không thể chịu đựng được nữa, để trẫm đi đi, chắc là nàng cũng không trách trẫm đâu?"
Huyền Cảnh luôn luôn cảm thấy phụ hoàng của mình quá mức coi trọng tình cảm, lúc này đã sớm lệ rơi đầy mặt, khóc không thành tiếng.
Sau khi Huyền Cảnh kế vị, mặc dù trong chính trị luôn chăm lo việc nước, nhưng ở cuộc sống riêng lại càng lúc càng giống tổ phụ mình, cả đời có vô số nữ nhân, hắn tựa hồ yêu tất cả mỹ nữ, nhưng lại thủy chung không dùng tình sâu bao nhiêu.
Thật ra thì ở đáy lòng, Huyền Cảnh cảm thấy rất sợ loại tình cảm sống chết có nhau, đến tột cùng yêu nhau cỡ nào, mới có thể làm cho một người chết rồi, một người khác dù giùng giằng liều chết cũng sống không nổi?
Từ Huyền Dục đến Huyền Uyên, lại từ Huyền Uyên đến Huyền Cảnh, có lẽ, đây cũng là một vật cực tất phản khác.
Đôi phu thê hoàng đế trung trinh như Huyền Uyên và Nguyên Gia Ninh cũng trở nên thất truyền.
HẾT