“Con gần như không nhớ được những việc xảy ra sau khi lên xe.”
Tôi day trán, đối với bà nội lắc đầu. Kỳ thực tôi vẫn còn chút ấn tượng mơ hồ về ký ức khi bị đặt nằm ngửa trên một chiếc bàn đá có chi chít những hoa văn thiêu đỏ rực. Và càng không bao giờ quên được cơn đau nóng rát xuyên tim lan từ thắt lưng tới cổ mà tôi đã phải chịu đựng.
Nhưng tôi không muốn bà phải sợ hãi thêm.
“Lưng con bị bỏng nặng, hôn mê mất một tuần. Đến khi tỉnh táo hẳn thì con đã ở trong nhà ông bà ngoại.”
“Lạy thần phật.” Bà nội tôi ôm mặt, hai vai rũ xuống, thỉnh thoảng run nhè nhẹ.
Tôi vỗ về bà, hai chúng tôi ngồi yên lặng trong hoa viên chờ đến giờ ăn trưa.
Khi dùng xong bữa và quay trở về phòng, bà bỗng hỏi tôi.
“Cho bà xem vết sẹo trên lưng con được không?”
Tôi rất muốn trả lời là không.
Vết sẹo khá xấu xí, đến nỗi mỗi lần đi bơi hay đá bóng tôi để ý mọi người đều cố tránh không nhìn vào lưng tôi.
Thấy tôi ngập ngừng, bà nội lại nói.
“Bà chỉ muốn quan tâm con khi bà còn có thể thôi.”
“Bà đừng nói thế, con thấy bà vẫn khỏe mạnh lắm.”
Bà rầu rĩ lắc đầu, kéo tôi ngồi xuống cạnh bà.
“Có người mong bà mau chết con ơi.”
Bà xua tay ý bảo tôi đừng khuyên can gì cả.
“Con phải nghe bà nói hết đã bà còn chưa lẩm cẩm đâu.”
Sau đó thay vì ngủ trưa bà lại kể cho tôi nghe một câu chuyện hết sức ly kỳ bắt nguồn từ đời ông trẻ của tôi.
Thời kỳ một cổ hai tròng, dân ta vừa đói vừa dốt, cuộc sống cơ cực tột cùng. Làng bà nội tôi có rất nhiều đàn ông trai tráng bị bóc lột đến chết trong đồn điền cao su.
Vậy nên khi Thánh Địa Vùi Thây xuất hiện, thực dân Pháp và phát xít Nhật tránh không kịp, dân làng Nguyễn ngược lại bu vào.
“Bởi vì bọn bà nghĩ con đường nào cũng phải chết. Ít nhất nhóm người muốn tìm nơi đó trả công cho chúng ta sòng phẳng.”
Lúc đấy chỉ mới đi dò đường vào Thánh Địa Vùi Thây mà đàn ông trong làng đã chết hơn phân nửa. Đến khi được thuê vác đồ vào trong, hầu hết đều muốn bỏ cuộc.
“Chết rất đáng sợ, nhưng cách chết mà ‘chúng’ mang lại còn khiến người ta kinh hãi hơn nhiều.”
Đấy là lời ông nội tôi nói với bà khi còn sống. Nhưng vì thoát khỏi cái đói làm mờ đôi mắt, cả họ hàng nhà tôi gần như toàn bộ bỏ mạng trong chiến dịch.
“Trong bốn người trở ra ngoài, chỉ có chú út là người không có kinh nghiệm, cũng chỉ có chú út vốn tay không tấc sắc.”
Ba người còn lại rất nể phục ông. Chính họ đã giúp làm thủ tục đưa cả gia đình nhà nội tôi sang Hồng Kông định cư.
“Nhờ ơn chú út, cuộc sống nhà họ Nguyễn chúng ta hoàn toàn đổi khác.”
Nói đến đây bà nội tôi chắp hai tay lẩm bẩm khấn trong miệng, sau đó hướng mặt về phía đông bắc vái ba vái. Xong xuôi bà thở dài tiếp tục kể.
“Chú út mọi mặt đều tốt, chỉ tiếc quá tham lam.”
Tôi day trán, đối với bà nội lắc đầu. Kỳ thực tôi vẫn còn chút ấn tượng mơ hồ về ký ức khi bị đặt nằm ngửa trên một chiếc bàn đá có chi chít những hoa văn thiêu đỏ rực. Và càng không bao giờ quên được cơn đau nóng rát xuyên tim lan từ thắt lưng tới cổ mà tôi đã phải chịu đựng.
Nhưng tôi không muốn bà phải sợ hãi thêm.
“Lưng con bị bỏng nặng, hôn mê mất một tuần. Đến khi tỉnh táo hẳn thì con đã ở trong nhà ông bà ngoại.”
“Lạy thần phật.” Bà nội tôi ôm mặt, hai vai rũ xuống, thỉnh thoảng run nhè nhẹ.
Tôi vỗ về bà, hai chúng tôi ngồi yên lặng trong hoa viên chờ đến giờ ăn trưa.
Khi dùng xong bữa và quay trở về phòng, bà bỗng hỏi tôi.
“Cho bà xem vết sẹo trên lưng con được không?”
Tôi rất muốn trả lời là không.
Vết sẹo khá xấu xí, đến nỗi mỗi lần đi bơi hay đá bóng tôi để ý mọi người đều cố tránh không nhìn vào lưng tôi.
Thấy tôi ngập ngừng, bà nội lại nói.
“Bà chỉ muốn quan tâm con khi bà còn có thể thôi.”
“Bà đừng nói thế, con thấy bà vẫn khỏe mạnh lắm.”
Bà rầu rĩ lắc đầu, kéo tôi ngồi xuống cạnh bà.
“Có người mong bà mau chết con ơi.”
Bà xua tay ý bảo tôi đừng khuyên can gì cả.
“Con phải nghe bà nói hết đã bà còn chưa lẩm cẩm đâu.”
Sau đó thay vì ngủ trưa bà lại kể cho tôi nghe một câu chuyện hết sức ly kỳ bắt nguồn từ đời ông trẻ của tôi.
Thời kỳ một cổ hai tròng, dân ta vừa đói vừa dốt, cuộc sống cơ cực tột cùng. Làng bà nội tôi có rất nhiều đàn ông trai tráng bị bóc lột đến chết trong đồn điền cao su.
Vậy nên khi Thánh Địa Vùi Thây xuất hiện, thực dân Pháp và phát xít Nhật tránh không kịp, dân làng Nguyễn ngược lại bu vào.
“Bởi vì bọn bà nghĩ con đường nào cũng phải chết. Ít nhất nhóm người muốn tìm nơi đó trả công cho chúng ta sòng phẳng.”
Lúc đấy chỉ mới đi dò đường vào Thánh Địa Vùi Thây mà đàn ông trong làng đã chết hơn phân nửa. Đến khi được thuê vác đồ vào trong, hầu hết đều muốn bỏ cuộc.
“Chết rất đáng sợ, nhưng cách chết mà ‘chúng’ mang lại còn khiến người ta kinh hãi hơn nhiều.”
Đấy là lời ông nội tôi nói với bà khi còn sống. Nhưng vì thoát khỏi cái đói làm mờ đôi mắt, cả họ hàng nhà tôi gần như toàn bộ bỏ mạng trong chiến dịch.
“Trong bốn người trở ra ngoài, chỉ có chú út là người không có kinh nghiệm, cũng chỉ có chú út vốn tay không tấc sắc.”
Ba người còn lại rất nể phục ông. Chính họ đã giúp làm thủ tục đưa cả gia đình nhà nội tôi sang Hồng Kông định cư.
“Nhờ ơn chú út, cuộc sống nhà họ Nguyễn chúng ta hoàn toàn đổi khác.”
Nói đến đây bà nội tôi chắp hai tay lẩm bẩm khấn trong miệng, sau đó hướng mặt về phía đông bắc vái ba vái. Xong xuôi bà thở dài tiếp tục kể.
“Chú út mọi mặt đều tốt, chỉ tiếc quá tham lam.”