Vì bữa cơm không đâu vào đâu ấy mà Thái Hồng về nhà muộn. Bị anh thầy Quý hài hước kia ngắt ngang, chẳng hiểu sao tâm trạng cô cũng vui vẻ trở lại.
Nhà của Thái Hồng là nhà số 14 – lầu 7 – tòa 36, thuộc khu tập thể dành cho công nhân viên xưởng cơ khí Quang Hoa. Tòa nhà cũ kỹ ba mươi năm tuổi, thường được gọi là nhà lắp ghép, được xây bằng những tấm bê tông cốt thép đúc sẵn rồi lắp ghép lại mà thành, tường ngăn cách chỉ là một bức tường xi măng mỏng dính, tiếng động bên nhà hàng xóm có thể nghe rõ mồn một. Nhà của Thái Hồng ở tầng cao nhất, trời nắng thì nóng, trời mưa thì dột, mùa hè nóng như lò nướng, mùa đông lại lạnh như tủ đá. Trong nhà cũng có máy điều hòa, nhưng tiền điện mắc quá phải hạn chế dùng, vậy nên phải nói là tháng Chín, tháng Mười là tháng đẹp nhất đối với những căn nhà lắp ghép.
Ngay cả với loại nhà lắp ghép như thế, khi phân chia nhà cũng phải giành nhau sứt đầu mẻ trán. Nếu không phải bà thím xếp trước nhà cô chê số mười bốn không may mắn, từ bỏ quyền lợi thì cả nhà Thái Hồng vẫn phải tiếp tục sống ở trong một căn nhà trệt vừa nhỏ vừa hẹp, lại phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng cũng nên!
Lúc Thái Hồng về đến nhà, bà Lý Minh Châu đang ngồi dưới lầu cùng nhặt rau với mấy bà hàng xóm. Thái Hồng nhìn mẹ, thở dài não nề. Nếu như không phải ở thời đại này, có lẽ mẹ cô đã không phải chịu khổ, không phải sống cuộc sống như thế này. Trước giải phóng, ông ngoại Thái Hồng từng là nhà tư sản lớn nhất thành phố, bà ngoại Thái Hồng mười sáu tuổi đã được gả cho ông, về làm vợ ba. Bà rất được sủng ái, cho nên Minh Châu có một tuổi thơ vô cùng vẻ vang. Những ngày vui ngắn chẳng tày gang, thời chiến loạn, ông ngoại mang cả nhà qua Đài Loan lánh nạn, đúng lúc đó, ông ngoại của Minh Châu lâm bệnh nặng, mẹ bà đưa bà về Quảng Châu thăm bệnh, không kịp quay lại. Do mối quan hệ với tư sản mà trong thời kì Cách mạng văn hóa, bà ngoại của Thái Hồng bị hành hạ đến chết đi sống lại, đói nghèo cộng thêm bệnh tật. Trước khi mất, bà giao Minh Châu cho Hà Đại Lộ, một công nhân xuất thân ba đời bần nông nhưng có gia đình theo cách mạng. Nhận được sự “điều hòa” bởi thành phần giai cấp của Hà Đại Lộ, Lý Minh Châu mới có thể sống qua những năm tháng khó khăn ấy. Sau đó, quan hệ hai bờ dịu xuống, Lý Minh Châu tìm trăm phương ngàn kế để liên lạc với người nhà bên Đài Loan, nhưng qua nhiều người bà biết được cha mình đã qua đời từ lâu, gia sản đã bị hai phu nhân và con cái họ phân chia hết, họ sợ mẹ con cô tranh giành tài sản nên phớt lờ những lá thư mà Minh Châu gửi qua. Lúc đầu, Lý Minh Châu tức giận, tuyên bố tìm luật sư kiện họ, nhưng Hà Đại Lộ chỉ xem như gió thoảng bên tai. Mùa đông năm đó, bệnh viêm khớp của Minh Châu tái phát, nằm viện suốt hai tháng không khỏi, Thái Hồng dẫn bà đi khám Đông y, uống cả đống thuốc, lại bị bắt đi học Thái cực quyền, sau đó bà mới không làm ầm ĩ nữa.
“Ồ, Minh Châu, con gái bà về rồi kìa!” Dì Trần ở tầng hai cười, bảo.
“Biết nó về giờ này nên tôi mới ngồi dưới lầu đợi nó.” Lý Minh Châu cầm nửa rổ giá đỗ đã nhặt xong, đứng dậy, hỏi: “Thái Hồng, cái anh chàng Tần Tiểu Đồng mà dì Trần giới thiệu cho con lần trước, hai đứa tiến triển ra sao rồi?”
Thái Hồng cúi nhìn đất, ấp úng: “Bọn con có gặp hai lần, rồi không liên lạc nữa.”
“Ối trời ơi! Sao lại thế chứ?” Lý Minh Châu giậm giậm chân. “Điều kiện của Tiểu Tần tốt thế, cao một mét tám, gia đình có hai ngôi nhà, ông già là người làm kinh doanh lớn, từng tuyên bố rằng chỉ cần cậu con trai kết hôn là sẽ cho cậu ta căn nhà bên khu Tân Giang. Con có biết khu đó thế nào không hả? Là kiểu nhà chung cư hai tầng đấy! Một căn hộ hai tầng, một trăm hai mươi mét vuông, nhà cậu ta ở tầng sáu, có cả thang máy. Tính riêng căn đó thôi đã mấy triệu rồi, còn nội thất nữa… Cha mẹ người ta cũng nói rồi, muốn tìm một cô con dâu tri thức, hiểu lễ nghĩa… Dì Trần, dì nói thử xem, nhắc đến tri thức, lễ nghĩa, Thái Hồng nhà tôi là giảng viên đại học, học vấn cao, lại xinh đẹp, sắp tới học tiếp tiến sĩ tại chức, xung quanh đây liệu có ai có tri thức, hiểu lễ nghĩa hơn nó không hả?” Cơn giận bốc lên đầu, Lý Minh Châu cao giọng nói: “Con gái ngoan à! Con không nể mặt mẹ con, nhưng cũng phải nể mặt dì Trần chứ, đúng không? Con cũng không còn nhỏ nữa, chẳng mấy chốc mà thành ế chồng, còn ở đó kén cá chọn canh, chọn tới chọn lui, cuối cùng lượm phải gã không ra gì thì khổ.”
Thái Hồng sượng trân. Những khu nhà như thế này có cái gọi là “văn hóa hộ dân”, những gia đình ở đây coi trọng tình làng nghĩa xóm, vay mượn đồ hay giúp nhau đưa đón con đi học là chuyện hàng ngày. Mấy dì, mấy thím ngồi đây đều là những người hàng xóm đã trông coi cô từ nhỏ đến lớn, mọi người ngẩng đầu lên, nhìn cô với vẻ luyến tiếc. Khổ nỗi Lý Minh Châu đã ban bố nhiệm vụ cho mấy bà thím này từ lâu, nhờ họ “quan tâm” đến Thái Hồng, làm cô ngày nào về nhà cũng bị bao vây, không “báo cáo tình hình” là quyết không cho lên nhà.
Thái Hồng cười gượng: “Mẹ à, không phải thế, không phải con không liên lạc với anh ta, mà là anh ta không liên lạc với con. Anh ta gọi điện cho con một lần, con gọi đáp lại một lần, sau đó anh ta chẳng gọi thêm lần nào nữa. Mẹ cũng không thể bảo con “cọc đi tìm trâu”, chạy theo anh ta chứ, đúng không? Dì Trần, con làm như thế, không có gì sai chứ ạ?”
Thái Hồng không có hứng thú lắm với kiểu “văn hóa hộ dân” này, nhưng những thanh niên trong khu tập thể người thì học đại học, người thì đi làm ăn… lũ lượt kéo nhau ra ngoài tỉnh sinh sống, Thái Hồng đương nhiên trở thành đề tài bàn tán của mọi người.
Dì Trần phẩy tay, cười xòa: “Cái đó là chuyện của thanh niên các cháu, mấy bà già bọn dì chỉ là bắc cầu cho các cháu thôi. Nói đi cũng phải nói lại, thanh niên bây giờ… Ôi thôi, không nói nữa. Thái Hồng, nếu cháu vẫn có ý thì dì sẽ nói vun vào cho, mẹ của Tiểu Đồng cũng thích cháu lắm đấy…”
“Không! Không! Dì Trần, chuyện này để cháu tự giải quyết là được rồi.” Thái Hồng ngượng đến nỗi không biết trốn vào đâu.
Lý Minh Châu lạnh nhạt đứng bên cạnh nhìn, bà hít một hơi thật sâu, đứng dậy, phủi bụi trên người, nói: “Thái Hồng, về thôi!”
Thái Hồng dìu mẹ mình bước lên lầu. Từ khi mắc bệnh viêm khớp, Lý Minh Châu lên xuống cầu thang không được thuận tiện cho lắm, cả nhà cô tích cóp tiền định chuyển sang một căn hộ ở tầng thấp hơn, hoặc ở tầng cao hơn cũng được, miễn là có thang máy. Nhưng những căn nhà cũ như thế này bán không được giá, căn hộ chug cư mới xây ở gần đây thì quá đắt đỏ, còn dọn đến nơi xa hơn một chút thì lại khó khăn giao thông cho Lý Minh Châu và Thái Hồng, thế nên đến giờ vẫn ở khu nhà này. Vậy mà trong chớp mắt, giá nhà đất tăng vùn vụt, càng trì hoãn càng không có hy vọng. Cha của Thái Hồng mỗi ngày đều dậy từ năm giờ sáng lái taxi, nhưng taxi ở thành phố này nhiều vô kể nên tiền cũng chẳng dễ kiếm. Năm ngoái lại bị một vụ tai nạn nhỏ, người thì không bị thương nhưng xe hỏng, phải đem đi sửa, tốn mất hơn mười ngàn tệ, muốn mua xe mới nhưng không đủ tiền, phải tiếp tục dùng xe cũ, cũng chẳng dám chạy đường xa.
Vào trong nhà, Lý Minh Châu ngồi xuống, Thái Hồng rót cho bà cốc nước trà xanh. Minh Châu nhìn con gái, vừa thở vừa nói: “Nói vậy là… cậu ta chê nhà mình?”
“Mẹ nghĩ rằng có học thức thì được cộng điểm sao? Thời buổi này, người có học thức cao chỉ có thể bị trừ điểm, nếu là gái đã có con và ly hôn thì chỉ còn một con đường chết mà thôi.”
“Con gái ngoan, mẹ xin lỗi con! Nếu con sinh sớm vài chục năm, từ lúc ông ngoại con còn sống thì đã chẳng phải chịu cảnh này rồi. Năm xưa ông ngoại con cưng chiều mẹ lắm, riêng vú em cũng đã năm, sáu người. Cả nhà cùng ăn cơm, phụ nữ, trẻ con ngồi ở bàn khác, chỉ có mẹ được ông ôm trong lòng, bón cho ăn trước rồi ông mới ăn.”
Những lời này Lý Minh Châu đã nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, Thái Hồng nghe nhàm cả tai, nhưng người lớn tuổi, tư duy của họ cũng như hình tròn, bất luận là suy nghĩ chuyện gì, quanh đi quẩn lại rồi cũng về chỗ cũ. Thái Hồng rất thông cảm với mẹ, mỗi lần như vậy cô đều im lặng. Thời thơ ấu là thời kỳ huy hoàng nhất của bà, cũng nên để cho bà hồi tưởng lại một chút.
“Thôi, chuyện qua rồi không nói nữa. Nói vậy là, thằng nhóc họ Tần đó không mặn mà với nhà chúng ta?”
“Vâng.”
Mắt Lý Minh Châu lóe sáng, bà chộp lấy tay của Thái Hồng, nói: “Loại đàn ông như thế tuyệt đối không được lấy, từ đầu đã không coi trọng mình, về sau còn biết trông cậy gì nữa? Con ốm nó sẽ chăm sóc con sao? Không có tiền nó chịu nuôi con sao? Cuộc đời này là như thế đấy, đàn ông tìm kiếm giàu sang, phụ nữ tìm kiếm đàn ông. Đàn ông hy sinh phụ nữ để tạo dựng thành công cho chính mình, phụ nữ hy sinh chính mình để tạo dựng thành công cho đàn ông. Nếu chúng ta phải hy sinh nhiều thế thì tuyệt đối không được hy sinh nhầm người. Hiểu không hả? Nếu không thì sẽ xôi hỏng bỏng không, mất cả chì lẫn chài đấy con ạ.”
“Được rồi mà mẹ, mẹ đã nhìn thấu cõi hồng trần rồi đấy.”
“Làm phụ nữ không cần nhìn thấu cõi hồng trần, chỉ cần thấu đàn ông là được rồi.”
Mỗi lần nói đến những chuyện này, chẳng hiểu sao Lý Minh Châu lại vô cùng kích động. Thái Hồng biết rõ đó là bà đang thầm mắng chuyện năm xưa bà ngoại chỉ vì để thoát khỏi “năm thành phần đen tối” mà ép bà phải hạ mình lấy người công nhân thô lỗ Hà Đại Lộ. Theo tình hình thời đó, nếu không phải vì Lý Minh Châu có vẻ ngoài quá xinh đẹp khiến Hà Đại Lộ trúng tiếng sét ái tình, bất chấp sự phản đối của cha mẹ, quyết lấy bằng được bà thì bà cũng chẳng với tới được ông. Tiểu thư giai cấp tư sản vừa được gả vào nhà, mẹ của Hà Đại Lộ đã tung chiêu phủ đầu. Mỗi ngày Minh Châu phải dậy sớm nấu cháo, nấu nước cho cả nhà. Trời đông lạnh phải giặt quần áo của cả nhà, không được dùng nước nóng vì sợ để lại dấu. Mấy tháng sau, tay bị lạnh sưng như cái bánh bao, năm nào da tay cũng nứt nẻ, khiến đôi bàn tay búp măng ngọc ngà trở thành một đôi chân gà vừa đen vừa thô. Khó khăn lắm mới chịu được đến thời cải cách mở cửa, Lý Minh Châu chê Hà Đại Lộ lương ba cọc ba đồng, bắt ông chuyển sang nghề lái taxi. Năm đó, lái taxi thực sự kiếm được tiền, nhưng Hà Đại Lộ nghiện rượu, làm gì cũng phải nhấm nháp vài ba ngụm, nên lái xe xảy ra chuyện suốt, không bị phạt tiền thì gây tai nạn, đã từng bị treo bằng lái xe. Chiếc Santana đang lái hiện nay cũng là góp tiền mua chung với một tài xế khác, làm ngày làm đêm cũng chỉ kiếm được hai bữa cơm, vậy nên hy vọng được ở nhà mới đặt cả lên vai Thái Hồng. Hôm giới thiệu Tần Tiểu Đồng, Lý Minh Châu nói với con gái rằng, loại căn hộ hai tầng này là tốt nhất, sau này con sinh con thì cha mẹ qua đó trông con giúp, cha mẹ ở tầng dưới, các con ở tầng trên, không ai làm phiền ai. Không ngờ mộng đẹp lại tan vỡ nhanh như thế!
So với một Minh Châu nhanh mồm nhanh miệng, Thái Hồng thiếu hẳn tính chua ngoa. Tranh cãi với bà thì thà vào địa ngục còn hơn! Thái Hồng nén nỗi bực tức, cầm lấy rổ giá đỗ kia, nhặt từng cọng một. Cô biết mẹ mình một khi đã nói thì lời sẽ tuôn ào ào chẳng ngừng lại được, lý luận với bà là một việc tổn hao sức lực, thôi thì cứ ậm ừ cho qua chuyện, mệt rồi thì bà tự dừng lại thôi.
“Thái Hồng, cậu bạn Tô Đông Lâm đâu? Dạo này không thấy nó đến tìm con đi chơi nữa.”
“Tần Tiểu Đông còn chẳng thích con, Tô Đông Lâm người ta chẳng phải càng có lý do để không thích con hay sao?”
“Con nói xem, cậu hai nhà họ Tô này cũng thật là… Mập mà mập mờ, chẳng biết đang chơi trò gì nữa?”
“Mẹ à, mẹ đừng có đoán lung tung. Tô Đông Lâm chỉ là một người bạn bình thường của con thôi. Buổi tiệc thiếu người nên gọi con đi cùng. Karaoke chán chê rồi thì tìm người tán gẫu, con chỉ là một tiếp viên trá hình, chỉ vậy thôi.”
“Nói ra thì, trong đám bạn bè của con cũng chỉ có cậu Tô Đông Lâm này là được nhất. Gia cảnh tốt, không thích phô trương, lại theo ngành Toán tin, tính tình cũng tốt, thêm nữa lại là bạn thời đại học, hiểu rõ nhau. Thái Hồng à, con cũng đừng lửng lơ với người ta, phải cố gắng nữa lên. Tuy kinh tế nhà ta không bằng nhà cậu ta, nhưng con là con gái, xinh đẹp lại có học vấn cao, cũng chẳng thua kém ai.”
“Cậu ta như thế mà không phô trương ư? Suốt ngày lái chiếc Volvo khoe khoang khắp nơi, có ai mà không biết cậu ta là anh chàng đại thiếu gia hào hoa đâu!”
Nếu là mấy năm trước, đề tài cưới gả này cô tuyệt đối không tham gia, nhưng đã qua rồi thời thiếu nữ thẹn thùng, ngây thơ. Trước sự nhồi nhét của Lý Minh Châu, Thái Hồng hiểu rằng trước mặt mẹ mình, thành thật khai báo, phục tùng mệnh lệnh mới là con đường tốt nhất.
“Được thôi, không nói Tô Đông Lâm nữa, dù sao cũng có sự chênh lệch quá lớn. Nếu con lấy được nó coi như là trúng độc đắc. Lại nói thằng Tần Tiểu Đồng kia, nhà đúng là có tiền nhưng cũng chỉ là cử nhân, chẳng qua dựa lưng ông bố lắm tiền để mở công ty, kinh doanh thì chắc cũng bình thường thôi chứ gì! Hừ, nó không ưa con, mẹ nhìn nó còn thấy ngứa mắt nữa là… Mẹ ghét nhất mấy gã nhà giàu mới nổi, có vài đồng bạc mà tưởng ta đây hay ho lắm! Thái Hồng, con nói xem, lần xem mắt này chúng ta sai ở chỗ nào chứ? Con có chỗ nào không tốt? Chúng ta rút ra được bài học gì?”
Mọi sự khó, khó nhất là tự xét lại mình. Mỗi khi Thái Hồng đi xem mắt không thành, về nhà đều phải kiểm điểm với mẹ từng chi tiết. Quần áo mặc không hợp? Quá giữ kẽ? Hay đã quá thoải mái? Trong chuyện lễ nghĩa đã có gì sơ suất? Hay là nói sai gì chăng? Quá vội vã? Hay quá vụng về?...
Thái Hồng ngẫm nghĩ một hồi, quả quyết nói: “Chắc chắn là không có.”
“Mẹ đã dặn con đừng có bàn luận chuyện “phú khang” với người ta, con có bàn không hả?”
Thái Hồng muốn phì cười. Có một lần cô đi xem mắt, cô đã huyên thuyên về Foucault cho đối phương nghe, dọa người đó sợ chạy mất dép. Sau đó còn quay lại mách lẻo với Lý Minh Châu, nói cô đạo đức giả, ra vẻ ta đây học thức cao. Minh Châu không nhớ được từ Foucault, nên đọc nhầm thành “phú khang”.
“Không có. Hắn bảo rằng không định nhận tiền của cha mẹ mình. Nếu cha hắn cho hắn một căn hộ, hắn yêu cầu chứng nhận tài sản trước khi kết hôn, hoặc là nhà mình trả cho nhà hắn số tiền tương đương một phần ba giá trị căn hộ. Con nhẩm tính, một phần ba cũng phải đến sáu trăm ngàn, chúng ta làm sao trả nổi chứ? Nên con nói với hắn rằng dẹp đi.”
Thực ra về chuyện nhà cửa, gã Tần Tiểu Đông cũng chỉ nói bóng gió chút thôi, nhưng mới lần đầu gặp đã nhắc chuyện này khiến Thái Hồng giận sôi máu. Sau đó, Tần Tiểu Đồng gọi điện cho cô cũng rất hờ hững, nếu không phải vì nể mặt dì Trần cô đã mắng hắn một trận tơi bời. Chuyện này vốn không nên nói ra, cô không muốn làm bà đau lòng, nhưng một khi mẹ Thái Hồng đã bắt đầu léo nhéo thì chỉ có cách này mới có thể ngăn bà lại.
Quả nhiên Lý Minh Châu im bặt. Thái Hồng vội chạy vào bếp rửa giá đỗ.
Không ngờ Lý Minh Châu cũng đi vào theo, giành lấy rổ giá đỗ: “Để mẹ rửa cho, đừng có làm xấu hai bàn tay kia, phải giữ mà lấy chồng chứ! Về phòng nghỉ ngơi đi. Hôm nay mẹ nấu canh xương, thịt bò xốt cay. Xào xong giá đỗ thì ăn cơm.”
Thái Hồng định bước ra phòng khách, chợt bị mẹ kéo giật lại, hỏi: “Đúng rồi, thằng nhóc họ Tần đó, lúc gọi món nó nhìn thực đơn như thế nào?”
Thái Hồng ngẩn ra: “Cái gì mà nhìn thực đơn như thế nào?”
“Khi xem thực đơn, nó nhìn bên trái hay bên phải?”
Thái Hồng ngẫm nghĩ, đáp: “Đương nhiên là bên phải rồi. Bên phải là giá tiền mà.”
“Đúng là đồ nhà giàu mới nổi. Người giàu thực sự chỉ xem bên trái, không xem bên phải. Con thì biết cái gì!”
Vì bữa cơm không đâu vào đâu ấy mà Thái Hồng về nhà muộn. Bị anh thầy Quý hài hước kia ngắt ngang, chẳng hiểu sao tâm trạng cô cũng vui vẻ trở lại.
Nhà của Thái Hồng là nhà số – lầu – tòa , thuộc khu tập thể dành cho công nhân viên xưởng cơ khí Quang Hoa. Tòa nhà cũ kỹ ba mươi năm tuổi, thường được gọi là nhà lắp ghép, được xây bằng những tấm bê tông cốt thép đúc sẵn rồi lắp ghép lại mà thành, tường ngăn cách chỉ là một bức tường xi măng mỏng dính, tiếng động bên nhà hàng xóm có thể nghe rõ mồn một. Nhà của Thái Hồng ở tầng cao nhất, trời nắng thì nóng, trời mưa thì dột, mùa hè nóng như lò nướng, mùa đông lại lạnh như tủ đá. Trong nhà cũng có máy điều hòa, nhưng tiền điện mắc quá phải hạn chế dùng, vậy nên phải nói là tháng Chín, tháng Mười là tháng đẹp nhất đối với những căn nhà lắp ghép.
Ngay cả với loại nhà lắp ghép như thế, khi phân chia nhà cũng phải giành nhau sứt đầu mẻ trán. Nếu không phải bà thím xếp trước nhà cô chê số mười bốn không may mắn, từ bỏ quyền lợi thì cả nhà Thái Hồng vẫn phải tiếp tục sống ở trong một căn nhà trệt vừa nhỏ vừa hẹp, lại phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng cũng nên!
Lúc Thái Hồng về đến nhà, bà Lý Minh Châu đang ngồi dưới lầu cùng nhặt rau với mấy bà hàng xóm. Thái Hồng nhìn mẹ, thở dài não nề. Nếu như không phải ở thời đại này, có lẽ mẹ cô đã không phải chịu khổ, không phải sống cuộc sống như thế này. Trước giải phóng, ông ngoại Thái Hồng từng là nhà tư sản lớn nhất thành phố, bà ngoại Thái Hồng mười sáu tuổi đã được gả cho ông, về làm vợ ba. Bà rất được sủng ái, cho nên Minh Châu có một tuổi thơ vô cùng vẻ vang. Những ngày vui ngắn chẳng tày gang, thời chiến loạn, ông ngoại mang cả nhà qua Đài Loan lánh nạn, đúng lúc đó, ông ngoại của Minh Châu lâm bệnh nặng, mẹ bà đưa bà về Quảng Châu thăm bệnh, không kịp quay lại. Do mối quan hệ với tư sản mà trong thời kì Cách mạng văn hóa, bà ngoại của Thái Hồng bị hành hạ đến chết đi sống lại, đói nghèo cộng thêm bệnh tật. Trước khi mất, bà giao Minh Châu cho Hà Đại Lộ, một công nhân xuất thân ba đời bần nông nhưng có gia đình theo cách mạng. Nhận được sự “điều hòa” bởi thành phần giai cấp của Hà Đại Lộ, Lý Minh Châu mới có thể sống qua những năm tháng khó khăn ấy. Sau đó, quan hệ hai bờ dịu xuống, Lý Minh Châu tìm trăm phương ngàn kế để liên lạc với người nhà bên Đài Loan, nhưng qua nhiều người bà biết được cha mình đã qua đời từ lâu, gia sản đã bị hai phu nhân và con cái họ phân chia hết, họ sợ mẹ con cô tranh giành tài sản nên phớt lờ những lá thư mà Minh Châu gửi qua. Lúc đầu, Lý Minh Châu tức giận, tuyên bố tìm luật sư kiện họ, nhưng Hà Đại Lộ chỉ xem như gió thoảng bên tai. Mùa đông năm đó, bệnh viêm khớp của Minh Châu tái phát, nằm viện suốt hai tháng không khỏi, Thái Hồng dẫn bà đi khám Đông y, uống cả đống thuốc, lại bị bắt đi học Thái cực quyền, sau đó bà mới không làm ầm ĩ nữa.
“Ồ, Minh Châu, con gái bà về rồi kìa!” Dì Trần ở tầng hai cười, bảo.
“Biết nó về giờ này nên tôi mới ngồi dưới lầu đợi nó.” Lý Minh Châu cầm nửa rổ giá đỗ đã nhặt xong, đứng dậy, hỏi: “Thái Hồng, cái anh chàng Tần Tiểu Đồng mà dì Trần giới thiệu cho con lần trước, hai đứa tiến triển ra sao rồi?”
Thái Hồng cúi nhìn đất, ấp úng: “Bọn con có gặp hai lần, rồi không liên lạc nữa.”
“Ối trời ơi! Sao lại thế chứ?” Lý Minh Châu giậm giậm chân. “Điều kiện của Tiểu Tần tốt thế, cao một mét tám, gia đình có hai ngôi nhà, ông già là người làm kinh doanh lớn, từng tuyên bố rằng chỉ cần cậu con trai kết hôn là sẽ cho cậu ta căn nhà bên khu Tân Giang. Con có biết khu đó thế nào không hả? Là kiểu nhà chung cư hai tầng đấy! Một căn hộ hai tầng, một trăm hai mươi mét vuông, nhà cậu ta ở tầng sáu, có cả thang máy. Tính riêng căn đó thôi đã mấy triệu rồi, còn nội thất nữa… Cha mẹ người ta cũng nói rồi, muốn tìm một cô con dâu tri thức, hiểu lễ nghĩa… Dì Trần, dì nói thử xem, nhắc đến tri thức, lễ nghĩa, Thái Hồng nhà tôi là giảng viên đại học, học vấn cao, lại xinh đẹp, sắp tới học tiếp tiến sĩ tại chức, xung quanh đây liệu có ai có tri thức, hiểu lễ nghĩa hơn nó không hả?” Cơn giận bốc lên đầu, Lý Minh Châu cao giọng nói: “Con gái ngoan à! Con không nể mặt mẹ con, nhưng cũng phải nể mặt dì Trần chứ, đúng không? Con cũng không còn nhỏ nữa, chẳng mấy chốc mà thành ế chồng, còn ở đó kén cá chọn canh, chọn tới chọn lui, cuối cùng lượm phải gã không ra gì thì khổ.”
Thái Hồng sượng trân. Những khu nhà như thế này có cái gọi là “văn hóa hộ dân”, những gia đình ở đây coi trọng tình làng nghĩa xóm, vay mượn đồ hay giúp nhau đưa đón con đi học là chuyện hàng ngày. Mấy dì, mấy thím ngồi đây đều là những người hàng xóm đã trông coi cô từ nhỏ đến lớn, mọi người ngẩng đầu lên, nhìn cô với vẻ luyến tiếc. Khổ nỗi Lý Minh Châu đã ban bố nhiệm vụ cho mấy bà thím này từ lâu, nhờ họ “quan tâm” đến Thái Hồng, làm cô ngày nào về nhà cũng bị bao vây, không “báo cáo tình hình” là quyết không cho lên nhà.
Thái Hồng cười gượng: “Mẹ à, không phải thế, không phải con không liên lạc với anh ta, mà là anh ta không liên lạc với con. Anh ta gọi điện cho con một lần, con gọi đáp lại một lần, sau đó anh ta chẳng gọi thêm lần nào nữa. Mẹ cũng không thể bảo con “cọc đi tìm trâu”, chạy theo anh ta chứ, đúng không? Dì Trần, con làm như thế, không có gì sai chứ ạ?”
Thái Hồng không có hứng thú lắm với kiểu “văn hóa hộ dân” này, nhưng những thanh niên trong khu tập thể người thì học đại học, người thì đi làm ăn… lũ lượt kéo nhau ra ngoài tỉnh sinh sống, Thái Hồng đương nhiên trở thành đề tài bàn tán của mọi người.
Dì Trần phẩy tay, cười xòa: “Cái đó là chuyện của thanh niên các cháu, mấy bà già bọn dì chỉ là bắc cầu cho các cháu thôi. Nói đi cũng phải nói lại, thanh niên bây giờ… Ôi thôi, không nói nữa. Thái Hồng, nếu cháu vẫn có ý thì dì sẽ nói vun vào cho, mẹ của Tiểu Đồng cũng thích cháu lắm đấy…”
“Không! Không! Dì Trần, chuyện này để cháu tự giải quyết là được rồi.” Thái Hồng ngượng đến nỗi không biết trốn vào đâu.
Lý Minh Châu lạnh nhạt đứng bên cạnh nhìn, bà hít một hơi thật sâu, đứng dậy, phủi bụi trên người, nói: “Thái Hồng, về thôi!”
Thái Hồng dìu mẹ mình bước lên lầu. Từ khi mắc bệnh viêm khớp, Lý Minh Châu lên xuống cầu thang không được thuận tiện cho lắm, cả nhà cô tích cóp tiền định chuyển sang một căn hộ ở tầng thấp hơn, hoặc ở tầng cao hơn cũng được, miễn là có thang máy. Nhưng những căn nhà cũ như thế này bán không được giá, căn hộ chug cư mới xây ở gần đây thì quá đắt đỏ, còn dọn đến nơi xa hơn một chút thì lại khó khăn giao thông cho Lý Minh Châu và Thái Hồng, thế nên đến giờ vẫn ở khu nhà này. Vậy mà trong chớp mắt, giá nhà đất tăng vùn vụt, càng trì hoãn càng không có hy vọng. Cha của Thái Hồng mỗi ngày đều dậy từ năm giờ sáng lái taxi, nhưng taxi ở thành phố này nhiều vô kể nên tiền cũng chẳng dễ kiếm. Năm ngoái lại bị một vụ tai nạn nhỏ, người thì không bị thương nhưng xe hỏng, phải đem đi sửa, tốn mất hơn mười ngàn tệ, muốn mua xe mới nhưng không đủ tiền, phải tiếp tục dùng xe cũ, cũng chẳng dám chạy đường xa.
Vào trong nhà, Lý Minh Châu ngồi xuống, Thái Hồng rót cho bà cốc nước trà xanh. Minh Châu nhìn con gái, vừa thở vừa nói: “Nói vậy là… cậu ta chê nhà mình?”
“Mẹ nghĩ rằng có học thức thì được cộng điểm sao? Thời buổi này, người có học thức cao chỉ có thể bị trừ điểm, nếu là gái đã có con và ly hôn thì chỉ còn một con đường chết mà thôi.”
“Con gái ngoan, mẹ xin lỗi con! Nếu con sinh sớm vài chục năm, từ lúc ông ngoại con còn sống thì đã chẳng phải chịu cảnh này rồi. Năm xưa ông ngoại con cưng chiều mẹ lắm, riêng vú em cũng đã năm, sáu người. Cả nhà cùng ăn cơm, phụ nữ, trẻ con ngồi ở bàn khác, chỉ có mẹ được ông ôm trong lòng, bón cho ăn trước rồi ông mới ăn.”
Những lời này Lý Minh Châu đã nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, Thái Hồng nghe nhàm cả tai, nhưng người lớn tuổi, tư duy của họ cũng như hình tròn, bất luận là suy nghĩ chuyện gì, quanh đi quẩn lại rồi cũng về chỗ cũ. Thái Hồng rất thông cảm với mẹ, mỗi lần như vậy cô đều im lặng. Thời thơ ấu là thời kỳ huy hoàng nhất của bà, cũng nên để cho bà hồi tưởng lại một chút.
“Thôi, chuyện qua rồi không nói nữa. Nói vậy là, thằng nhóc họ Tần đó không mặn mà với nhà chúng ta?”
“Vâng.”
Mắt Lý Minh Châu lóe sáng, bà chộp lấy tay của Thái Hồng, nói: “Loại đàn ông như thế tuyệt đối không được lấy, từ đầu đã không coi trọng mình, về sau còn biết trông cậy gì nữa? Con ốm nó sẽ chăm sóc con sao? Không có tiền nó chịu nuôi con sao? Cuộc đời này là như thế đấy, đàn ông tìm kiếm giàu sang, phụ nữ tìm kiếm đàn ông. Đàn ông hy sinh phụ nữ để tạo dựng thành công cho chính mình, phụ nữ hy sinh chính mình để tạo dựng thành công cho đàn ông. Nếu chúng ta phải hy sinh nhiều thế thì tuyệt đối không được hy sinh nhầm người. Hiểu không hả? Nếu không thì sẽ xôi hỏng bỏng không, mất cả chì lẫn chài đấy con ạ.”
“Được rồi mà mẹ, mẹ đã nhìn thấu cõi hồng trần rồi đấy.”
“Làm phụ nữ không cần nhìn thấu cõi hồng trần, chỉ cần thấu đàn ông là được rồi.”
Mỗi lần nói đến những chuyện này, chẳng hiểu sao Lý Minh Châu lại vô cùng kích động. Thái Hồng biết rõ đó là bà đang thầm mắng chuyện năm xưa bà ngoại chỉ vì để thoát khỏi “năm thành phần đen tối” mà ép bà phải hạ mình lấy người công nhân thô lỗ Hà Đại Lộ. Theo tình hình thời đó, nếu không phải vì Lý Minh Châu có vẻ ngoài quá xinh đẹp khiến Hà Đại Lộ trúng tiếng sét ái tình, bất chấp sự phản đối của cha mẹ, quyết lấy bằng được bà thì bà cũng chẳng với tới được ông. Tiểu thư giai cấp tư sản vừa được gả vào nhà, mẹ của Hà Đại Lộ đã tung chiêu phủ đầu. Mỗi ngày Minh Châu phải dậy sớm nấu cháo, nấu nước cho cả nhà. Trời đông lạnh phải giặt quần áo của cả nhà, không được dùng nước nóng vì sợ để lại dấu. Mấy tháng sau, tay bị lạnh sưng như cái bánh bao, năm nào da tay cũng nứt nẻ, khiến đôi bàn tay búp măng ngọc ngà trở thành một đôi chân gà vừa đen vừa thô. Khó khăn lắm mới chịu được đến thời cải cách mở cửa, Lý Minh Châu chê Hà Đại Lộ lương ba cọc ba đồng, bắt ông chuyển sang nghề lái taxi. Năm đó, lái taxi thực sự kiếm được tiền, nhưng Hà Đại Lộ nghiện rượu, làm gì cũng phải nhấm nháp vài ba ngụm, nên lái xe xảy ra chuyện suốt, không bị phạt tiền thì gây tai nạn, đã từng bị treo bằng lái xe. Chiếc Santana đang lái hiện nay cũng là góp tiền mua chung với một tài xế khác, làm ngày làm đêm cũng chỉ kiếm được hai bữa cơm, vậy nên hy vọng được ở nhà mới đặt cả lên vai Thái Hồng. Hôm giới thiệu Tần Tiểu Đồng, Lý Minh Châu nói với con gái rằng, loại căn hộ hai tầng này là tốt nhất, sau này con sinh con thì cha mẹ qua đó trông con giúp, cha mẹ ở tầng dưới, các con ở tầng trên, không ai làm phiền ai. Không ngờ mộng đẹp lại tan vỡ nhanh như thế!
So với một Minh Châu nhanh mồm nhanh miệng, Thái Hồng thiếu hẳn tính chua ngoa. Tranh cãi với bà thì thà vào địa ngục còn hơn! Thái Hồng nén nỗi bực tức, cầm lấy rổ giá đỗ kia, nhặt từng cọng một. Cô biết mẹ mình một khi đã nói thì lời sẽ tuôn ào ào chẳng ngừng lại được, lý luận với bà là một việc tổn hao sức lực, thôi thì cứ ậm ừ cho qua chuyện, mệt rồi thì bà tự dừng lại thôi.
“Thái Hồng, cậu bạn Tô Đông Lâm đâu? Dạo này không thấy nó đến tìm con đi chơi nữa.”
“Tần Tiểu Đông còn chẳng thích con, Tô Đông Lâm người ta chẳng phải càng có lý do để không thích con hay sao?”
“Con nói xem, cậu hai nhà họ Tô này cũng thật là… Mập mà mập mờ, chẳng biết đang chơi trò gì nữa?”
“Mẹ à, mẹ đừng có đoán lung tung. Tô Đông Lâm chỉ là một người bạn bình thường của con thôi. Buổi tiệc thiếu người nên gọi con đi cùng. Karaoke chán chê rồi thì tìm người tán gẫu, con chỉ là một tiếp viên trá hình, chỉ vậy thôi.”
“Nói ra thì, trong đám bạn bè của con cũng chỉ có cậu Tô Đông Lâm này là được nhất. Gia cảnh tốt, không thích phô trương, lại theo ngành Toán tin, tính tình cũng tốt, thêm nữa lại là bạn thời đại học, hiểu rõ nhau. Thái Hồng à, con cũng đừng lửng lơ với người ta, phải cố gắng nữa lên. Tuy kinh tế nhà ta không bằng nhà cậu ta, nhưng con là con gái, xinh đẹp lại có học vấn cao, cũng chẳng thua kém ai.”
“Cậu ta như thế mà không phô trương ư? Suốt ngày lái chiếc Volvo khoe khoang khắp nơi, có ai mà không biết cậu ta là anh chàng đại thiếu gia hào hoa đâu!”
Nếu là mấy năm trước, đề tài cưới gả này cô tuyệt đối không tham gia, nhưng đã qua rồi thời thiếu nữ thẹn thùng, ngây thơ. Trước sự nhồi nhét của Lý Minh Châu, Thái Hồng hiểu rằng trước mặt mẹ mình, thành thật khai báo, phục tùng mệnh lệnh mới là con đường tốt nhất.
“Được thôi, không nói Tô Đông Lâm nữa, dù sao cũng có sự chênh lệch quá lớn. Nếu con lấy được nó coi như là trúng độc đắc. Lại nói thằng Tần Tiểu Đồng kia, nhà đúng là có tiền nhưng cũng chỉ là cử nhân, chẳng qua dựa lưng ông bố lắm tiền để mở công ty, kinh doanh thì chắc cũng bình thường thôi chứ gì! Hừ, nó không ưa con, mẹ nhìn nó còn thấy ngứa mắt nữa là… Mẹ ghét nhất mấy gã nhà giàu mới nổi, có vài đồng bạc mà tưởng ta đây hay ho lắm! Thái Hồng, con nói xem, lần xem mắt này chúng ta sai ở chỗ nào chứ? Con có chỗ nào không tốt? Chúng ta rút ra được bài học gì?”
Mọi sự khó, khó nhất là tự xét lại mình. Mỗi khi Thái Hồng đi xem mắt không thành, về nhà đều phải kiểm điểm với mẹ từng chi tiết. Quần áo mặc không hợp? Quá giữ kẽ? Hay đã quá thoải mái? Trong chuyện lễ nghĩa đã có gì sơ suất? Hay là nói sai gì chăng? Quá vội vã? Hay quá vụng về?...
Thái Hồng ngẫm nghĩ một hồi, quả quyết nói: “Chắc chắn là không có.”
“Mẹ đã dặn con đừng có bàn luận chuyện “phú khang” với người ta, con có bàn không hả?”
Thái Hồng muốn phì cười. Có một lần cô đi xem mắt, cô đã huyên thuyên về Foucault cho đối phương nghe, dọa người đó sợ chạy mất dép. Sau đó còn quay lại mách lẻo với Lý Minh Châu, nói cô đạo đức giả, ra vẻ ta đây học thức cao. Minh Châu không nhớ được từ Foucault, nên đọc nhầm thành “phú khang”.
“Không có. Hắn bảo rằng không định nhận tiền của cha mẹ mình. Nếu cha hắn cho hắn một căn hộ, hắn yêu cầu chứng nhận tài sản trước khi kết hôn, hoặc là nhà mình trả cho nhà hắn số tiền tương đương một phần ba giá trị căn hộ. Con nhẩm tính, một phần ba cũng phải đến sáu trăm ngàn, chúng ta làm sao trả nổi chứ? Nên con nói với hắn rằng dẹp đi.”
Thực ra về chuyện nhà cửa, gã Tần Tiểu Đông cũng chỉ nói bóng gió chút thôi, nhưng mới lần đầu gặp đã nhắc chuyện này khiến Thái Hồng giận sôi máu. Sau đó, Tần Tiểu Đồng gọi điện cho cô cũng rất hờ hững, nếu không phải vì nể mặt dì Trần cô đã mắng hắn một trận tơi bời. Chuyện này vốn không nên nói ra, cô không muốn làm bà đau lòng, nhưng một khi mẹ Thái Hồng đã bắt đầu léo nhéo thì chỉ có cách này mới có thể ngăn bà lại.
Quả nhiên Lý Minh Châu im bặt. Thái Hồng vội chạy vào bếp rửa giá đỗ.
Không ngờ Lý Minh Châu cũng đi vào theo, giành lấy rổ giá đỗ: “Để mẹ rửa cho, đừng có làm xấu hai bàn tay kia, phải giữ mà lấy chồng chứ! Về phòng nghỉ ngơi đi. Hôm nay mẹ nấu canh xương, thịt bò xốt cay. Xào xong giá đỗ thì ăn cơm.”
Thái Hồng định bước ra phòng khách, chợt bị mẹ kéo giật lại, hỏi: “Đúng rồi, thằng nhóc họ Tần đó, lúc gọi món nó nhìn thực đơn như thế nào?”
Thái Hồng ngẩn ra: “Cái gì mà nhìn thực đơn như thế nào?”
“Khi xem thực đơn, nó nhìn bên trái hay bên phải?”
Thái Hồng ngẫm nghĩ, đáp: “Đương nhiên là bên phải rồi. Bên phải là giá tiền mà.”
“Đúng là đồ nhà giàu mới nổi. Người giàu thực sự chỉ xem bên trái, không xem bên phải. Con thì biết cái gì!”
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Vì bữa cơm không đâu vào đâu ấy mà Thái Hồng về nhà muộn. Bị anh thầy Quý hài hước kia ngắt ngang, chẳng hiểu sao tâm trạng cô cũng vui vẻ trở lại.
Nhà của Thái Hồng là nhà số 14 – lầu 7 – tòa 36, thuộc khu tập thể dành cho công nhân viên xưởng cơ khí Quang Hoa. Tòa nhà cũ kỹ ba mươi năm tuổi, thường được gọi là nhà lắp ghép, được xây bằng những tấm bê tông cốt thép đúc sẵn rồi lắp ghép lại mà thành, tường ngăn cách chỉ là một bức tường xi măng mỏng dính, tiếng động bên nhà hàng xóm có thể nghe rõ mồn một. Nhà của Thái Hồng ở tầng cao nhất, trời nắng thì nóng, trời mưa thì dột, mùa hè nóng như lò nướng, mùa đông lại lạnh như tủ đá. Trong nhà cũng có máy điều hòa, nhưng tiền điện mắc quá phải hạn chế dùng, vậy nên phải nói là tháng Chín, tháng Mười là tháng đẹp nhất đối với những căn nhà lắp ghép.
Ngay cả với loại nhà lắp ghép như thế, khi phân chia nhà cũng phải giành nhau sứt đầu mẻ trán. Nếu không phải bà thím xếp trước nhà cô chê số mười bốn không may mắn, từ bỏ quyền lợi thì cả nhà Thái Hồng vẫn phải tiếp tục sống ở trong một căn nhà trệt vừa nhỏ vừa hẹp, lại phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng cũng nên!
Lúc Thái Hồng về đến nhà, bà Lý Minh Châu đang ngồi dưới lầu cùng nhặt rau với mấy bà hàng xóm. Thái Hồng nhìn mẹ, thở dài não nề. Nếu như không phải ở thời đại này, có lẽ mẹ cô đã không phải chịu khổ, không phải sống cuộc sống như thế này. Trước giải phóng, ông ngoại Thái Hồng từng là nhà tư sản lớn nhất thành phố, bà ngoại Thái Hồng mười sáu tuổi đã được gả cho ông, về làm vợ ba. Bà rất được sủng ái, cho nên Minh Châu có một tuổi thơ vô cùng vẻ vang. Những ngày vui ngắn chẳng tày gang, thời chiến loạn, ông ngoại mang cả nhà qua Đài Loan lánh nạn, đúng lúc đó, ông ngoại của Minh Châu lâm bệnh nặng, mẹ bà đưa bà về Quảng Châu thăm bệnh, không kịp quay lại. Do mối quan hệ với tư sản mà trong thời kì Cách mạng văn hóa, bà ngoại của Thái Hồng bị hành hạ đến chết đi sống lại, đói nghèo cộng thêm bệnh tật. Trước khi mất, bà giao Minh Châu cho Hà Đại Lộ, một công nhân xuất thân ba đời bần nông nhưng có gia đình theo cách mạng. Nhận được sự “điều hòa” bởi thành phần giai cấp của Hà Đại Lộ, Lý Minh Châu mới có thể sống qua những năm tháng khó khăn ấy. Sau đó, quan hệ hai bờ dịu xuống, Lý Minh Châu tìm trăm phương ngàn kế để liên lạc với người nhà bên Đài Loan, nhưng qua nhiều người bà biết được cha mình đã qua đời từ lâu, gia sản đã bị hai phu nhân và con cái họ phân chia hết, họ sợ mẹ con cô tranh giành tài sản nên phớt lờ những lá thư mà Minh Châu gửi qua. Lúc đầu, Lý Minh Châu tức giận, tuyên bố tìm luật sư kiện họ, nhưng Hà Đại Lộ chỉ xem như gió thoảng bên tai. Mùa đông năm đó, bệnh viêm khớp của Minh Châu tái phát, nằm viện suốt hai tháng không khỏi, Thái Hồng dẫn bà đi khám Đông y, uống cả đống thuốc, lại bị bắt đi học Thái cực quyền, sau đó bà mới không làm ầm ĩ nữa.
“Ồ, Minh Châu, con gái bà về rồi kìa!” Dì Trần ở tầng hai cười, bảo.
“Biết nó về giờ này nên tôi mới ngồi dưới lầu đợi nó.” Lý Minh Châu cầm nửa rổ giá đỗ đã nhặt xong, đứng dậy, hỏi: “Thái Hồng, cái anh chàng Tần Tiểu Đồng mà dì Trần giới thiệu cho con lần trước, hai đứa tiến triển ra sao rồi?”
Thái Hồng cúi nhìn đất, ấp úng: “Bọn con có gặp hai lần, rồi không liên lạc nữa.”
“Ối trời ơi! Sao lại thế chứ?” Lý Minh Châu giậm giậm chân. “Điều kiện của Tiểu Tần tốt thế, cao một mét tám, gia đình có hai ngôi nhà, ông già là người làm kinh doanh lớn, từng tuyên bố rằng chỉ cần cậu con trai kết hôn là sẽ cho cậu ta căn nhà bên khu Tân Giang. Con có biết khu đó thế nào không hả? Là kiểu nhà chung cư hai tầng đấy! Một căn hộ hai tầng, một trăm hai mươi mét vuông, nhà cậu ta ở tầng sáu, có cả thang máy. Tính riêng căn đó thôi đã mấy triệu rồi, còn nội thất nữa… Cha mẹ người ta cũng nói rồi, muốn tìm một cô con dâu tri thức, hiểu lễ nghĩa… Dì Trần, dì nói thử xem, nhắc đến tri thức, lễ nghĩa, Thái Hồng nhà tôi là giảng viên đại học, học vấn cao, lại xinh đẹp, sắp tới học tiếp tiến sĩ tại chức, xung quanh đây liệu có ai có tri thức, hiểu lễ nghĩa hơn nó không hả?” Cơn giận bốc lên đầu, Lý Minh Châu cao giọng nói: “Con gái ngoan à! Con không nể mặt mẹ con, nhưng cũng phải nể mặt dì Trần chứ, đúng không? Con cũng không còn nhỏ nữa, chẳng mấy chốc mà thành ế chồng, còn ở đó kén cá chọn canh, chọn tới chọn lui, cuối cùng lượm phải gã không ra gì thì khổ.”
Thái Hồng sượng trân. Những khu nhà như thế này có cái gọi là “văn hóa hộ dân”, những gia đình ở đây coi trọng tình làng nghĩa xóm, vay mượn đồ hay giúp nhau đưa đón con đi học là chuyện hàng ngày. Mấy dì, mấy thím ngồi đây đều là những người hàng xóm đã trông coi cô từ nhỏ đến lớn, mọi người ngẩng đầu lên, nhìn cô với vẻ luyến tiếc. Khổ nỗi Lý Minh Châu đã ban bố nhiệm vụ cho mấy bà thím này từ lâu, nhờ họ “quan tâm” đến Thái Hồng, làm cô ngày nào về nhà cũng bị bao vây, không “báo cáo tình hình” là quyết không cho lên nhà.
Thái Hồng cười gượng: “Mẹ à, không phải thế, không phải con không liên lạc với anh ta, mà là anh ta không liên lạc với con. Anh ta gọi điện cho con một lần, con gọi đáp lại một lần, sau đó anh ta chẳng gọi thêm lần nào nữa. Mẹ cũng không thể bảo con “cọc đi tìm trâu”, chạy theo anh ta chứ, đúng không? Dì Trần, con làm như thế, không có gì sai chứ ạ?”
Thái Hồng không có hứng thú lắm với kiểu “văn hóa hộ dân” này, nhưng những thanh niên trong khu tập thể người thì học đại học, người thì đi làm ăn… lũ lượt kéo nhau ra ngoài tỉnh sinh sống, Thái Hồng đương nhiên trở thành đề tài bàn tán của mọi người.
Dì Trần phẩy tay, cười xòa: “Cái đó là chuyện của thanh niên các cháu, mấy bà già bọn dì chỉ là bắc cầu cho các cháu thôi. Nói đi cũng phải nói lại, thanh niên bây giờ… Ôi thôi, không nói nữa. Thái Hồng, nếu cháu vẫn có ý thì dì sẽ nói vun vào cho, mẹ của Tiểu Đồng cũng thích cháu lắm đấy…”
“Không! Không! Dì Trần, chuyện này để cháu tự giải quyết là được rồi.” Thái Hồng ngượng đến nỗi không biết trốn vào đâu.
Lý Minh Châu lạnh nhạt đứng bên cạnh nhìn, bà hít một hơi thật sâu, đứng dậy, phủi bụi trên người, nói: “Thái Hồng, về thôi!”
Thái Hồng dìu mẹ mình bước lên lầu. Từ khi mắc bệnh viêm khớp, Lý Minh Châu lên xuống cầu thang không được thuận tiện cho lắm, cả nhà cô tích cóp tiền định chuyển sang một căn hộ ở tầng thấp hơn, hoặc ở tầng cao hơn cũng được, miễn là có thang máy. Nhưng những căn nhà cũ như thế này bán không được giá, căn hộ chug cư mới xây ở gần đây thì quá đắt đỏ, còn dọn đến nơi xa hơn một chút thì lại khó khăn giao thông cho Lý Minh Châu và Thái Hồng, thế nên đến giờ vẫn ở khu nhà này. Vậy mà trong chớp mắt, giá nhà đất tăng vùn vụt, càng trì hoãn càng không có hy vọng. Cha của Thái Hồng mỗi ngày đều dậy từ năm giờ sáng lái taxi, nhưng taxi ở thành phố này nhiều vô kể nên tiền cũng chẳng dễ kiếm. Năm ngoái lại bị một vụ tai nạn nhỏ, người thì không bị thương nhưng xe hỏng, phải đem đi sửa, tốn mất hơn mười ngàn tệ, muốn mua xe mới nhưng không đủ tiền, phải tiếp tục dùng xe cũ, cũng chẳng dám chạy đường xa.
Vào trong nhà, Lý Minh Châu ngồi xuống, Thái Hồng rót cho bà cốc nước trà xanh. Minh Châu nhìn con gái, vừa thở vừa nói: “Nói vậy là… cậu ta chê nhà mình?”
“Mẹ nghĩ rằng có học thức thì được cộng điểm sao? Thời buổi này, người có học thức cao chỉ có thể bị trừ điểm, nếu là gái đã có con và ly hôn thì chỉ còn một con đường chết mà thôi.”
“Con gái ngoan, mẹ xin lỗi con! Nếu con sinh sớm vài chục năm, từ lúc ông ngoại con còn sống thì đã chẳng phải chịu cảnh này rồi. Năm xưa ông ngoại con cưng chiều mẹ lắm, riêng vú em cũng đã năm, sáu người. Cả nhà cùng ăn cơm, phụ nữ, trẻ con ngồi ở bàn khác, chỉ có mẹ được ông ôm trong lòng, bón cho ăn trước rồi ông mới ăn.”
Những lời này Lý Minh Châu đã nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, Thái Hồng nghe nhàm cả tai, nhưng người lớn tuổi, tư duy của họ cũng như hình tròn, bất luận là suy nghĩ chuyện gì, quanh đi quẩn lại rồi cũng về chỗ cũ. Thái Hồng rất thông cảm với mẹ, mỗi lần như vậy cô đều im lặng. Thời thơ ấu là thời kỳ huy hoàng nhất của bà, cũng nên để cho bà hồi tưởng lại một chút.
“Thôi, chuyện qua rồi không nói nữa. Nói vậy là, thằng nhóc họ Tần đó không mặn mà với nhà chúng ta?”
“Vâng.”
Mắt Lý Minh Châu lóe sáng, bà chộp lấy tay của Thái Hồng, nói: “Loại đàn ông như thế tuyệt đối không được lấy, từ đầu đã không coi trọng mình, về sau còn biết trông cậy gì nữa? Con ốm nó sẽ chăm sóc con sao? Không có tiền nó chịu nuôi con sao? Cuộc đời này là như thế đấy, đàn ông tìm kiếm giàu sang, phụ nữ tìm kiếm đàn ông. Đàn ông hy sinh phụ nữ để tạo dựng thành công cho chính mình, phụ nữ hy sinh chính mình để tạo dựng thành công cho đàn ông. Nếu chúng ta phải hy sinh nhiều thế thì tuyệt đối không được hy sinh nhầm người. Hiểu không hả? Nếu không thì sẽ xôi hỏng bỏng không, mất cả chì lẫn chài đấy con ạ.”
“Được rồi mà mẹ, mẹ đã nhìn thấu cõi hồng trần rồi đấy.”
“Làm phụ nữ không cần nhìn thấu cõi hồng trần, chỉ cần thấu đàn ông là được rồi.”
Mỗi lần nói đến những chuyện này, chẳng hiểu sao Lý Minh Châu lại vô cùng kích động. Thái Hồng biết rõ đó là bà đang thầm mắng chuyện năm xưa bà ngoại chỉ vì để thoát khỏi “năm thành phần đen tối” mà ép bà phải hạ mình lấy người công nhân thô lỗ Hà Đại Lộ. Theo tình hình thời đó, nếu không phải vì Lý Minh Châu có vẻ ngoài quá xinh đẹp khiến Hà Đại Lộ trúng tiếng sét ái tình, bất chấp sự phản đối của cha mẹ, quyết lấy bằng được bà thì bà cũng chẳng với tới được ông. Tiểu thư giai cấp tư sản vừa được gả vào nhà, mẹ của Hà Đại Lộ đã tung chiêu phủ đầu. Mỗi ngày Minh Châu phải dậy sớm nấu cháo, nấu nước cho cả nhà. Trời đông lạnh phải giặt quần áo của cả nhà, không được dùng nước nóng vì sợ để lại dấu. Mấy tháng sau, tay bị lạnh sưng như cái bánh bao, năm nào da tay cũng nứt nẻ, khiến đôi bàn tay búp măng ngọc ngà trở thành một đôi chân gà vừa đen vừa thô. Khó khăn lắm mới chịu được đến thời cải cách mở cửa, Lý Minh Châu chê Hà Đại Lộ lương ba cọc ba đồng, bắt ông chuyển sang nghề lái taxi. Năm đó, lái taxi thực sự kiếm được tiền, nhưng Hà Đại Lộ nghiện rượu, làm gì cũng phải nhấm nháp vài ba ngụm, nên lái xe xảy ra chuyện suốt, không bị phạt tiền thì gây tai nạn, đã từng bị treo bằng lái xe. Chiếc Santana đang lái hiện nay cũng là góp tiền mua chung với một tài xế khác, làm ngày làm đêm cũng chỉ kiếm được hai bữa cơm, vậy nên hy vọng được ở nhà mới đặt cả lên vai Thái Hồng. Hôm giới thiệu Tần Tiểu Đồng, Lý Minh Châu nói với con gái rằng, loại căn hộ hai tầng này là tốt nhất, sau này con sinh con thì cha mẹ qua đó trông con giúp, cha mẹ ở tầng dưới, các con ở tầng trên, không ai làm phiền ai. Không ngờ mộng đẹp lại tan vỡ nhanh như thế!
So với một Minh Châu nhanh mồm nhanh miệng, Thái Hồng thiếu hẳn tính chua ngoa. Tranh cãi với bà thì thà vào địa ngục còn hơn! Thái Hồng nén nỗi bực tức, cầm lấy rổ giá đỗ kia, nhặt từng cọng một. Cô biết mẹ mình một khi đã nói thì lời sẽ tuôn ào ào chẳng ngừng lại được, lý luận với bà là một việc tổn hao sức lực, thôi thì cứ ậm ừ cho qua chuyện, mệt rồi thì bà tự dừng lại thôi.
“Thái Hồng, cậu bạn Tô Đông Lâm đâu? Dạo này không thấy nó đến tìm con đi chơi nữa.”
“Tần Tiểu Đông còn chẳng thích con, Tô Đông Lâm người ta chẳng phải càng có lý do để không thích con hay sao?”
“Con nói xem, cậu hai nhà họ Tô này cũng thật là… Mập mà mập mờ, chẳng biết đang chơi trò gì nữa?”
“Mẹ à, mẹ đừng có đoán lung tung. Tô Đông Lâm chỉ là một người bạn bình thường của con thôi. Buổi tiệc thiếu người nên gọi con đi cùng. Karaoke chán chê rồi thì tìm người tán gẫu, con chỉ là một tiếp viên trá hình, chỉ vậy thôi.”
“Nói ra thì, trong đám bạn bè của con cũng chỉ có cậu Tô Đông Lâm này là được nhất. Gia cảnh tốt, không thích phô trương, lại theo ngành Toán tin, tính tình cũng tốt, thêm nữa lại là bạn thời đại học, hiểu rõ nhau. Thái Hồng à, con cũng đừng lửng lơ với người ta, phải cố gắng nữa lên. Tuy kinh tế nhà ta không bằng nhà cậu ta, nhưng con là con gái, xinh đẹp lại có học vấn cao, cũng chẳng thua kém ai.”
“Cậu ta như thế mà không phô trương ư? Suốt ngày lái chiếc Volvo khoe khoang khắp nơi, có ai mà không biết cậu ta là anh chàng đại thiếu gia hào hoa đâu!”
Nếu là mấy năm trước, đề tài cưới gả này cô tuyệt đối không tham gia, nhưng đã qua rồi thời thiếu nữ thẹn thùng, ngây thơ. Trước sự nhồi nhét của Lý Minh Châu, Thái Hồng hiểu rằng trước mặt mẹ mình, thành thật khai báo, phục tùng mệnh lệnh mới là con đường tốt nhất.
“Được thôi, không nói Tô Đông Lâm nữa, dù sao cũng có sự chênh lệch quá lớn. Nếu con lấy được nó coi như là trúng độc đắc. Lại nói thằng Tần Tiểu Đồng kia, nhà đúng là có tiền nhưng cũng chỉ là cử nhân, chẳng qua dựa lưng ông bố lắm tiền để mở công ty, kinh doanh thì chắc cũng bình thường thôi chứ gì! Hừ, nó không ưa con, mẹ nhìn nó còn thấy ngứa mắt nữa là… Mẹ ghét nhất mấy gã nhà giàu mới nổi, có vài đồng bạc mà tưởng ta đây hay ho lắm! Thái Hồng, con nói xem, lần xem mắt này chúng ta sai ở chỗ nào chứ? Con có chỗ nào không tốt? Chúng ta rút ra được bài học gì?”
Mọi sự khó, khó nhất là tự xét lại mình. Mỗi khi Thái Hồng đi xem mắt không thành, về nhà đều phải kiểm điểm với mẹ từng chi tiết. Quần áo mặc không hợp? Quá giữ kẽ? Hay đã quá thoải mái? Trong chuyện lễ nghĩa đã có gì sơ suất? Hay là nói sai gì chăng? Quá vội vã? Hay quá vụng về?...
Thái Hồng ngẫm nghĩ một hồi, quả quyết nói: “Chắc chắn là không có.”
“Mẹ đã dặn con đừng có bàn luận chuyện “phú khang” với người ta, con có bàn không hả?”
Thái Hồng muốn phì cười. Có một lần cô đi xem mắt, cô đã huyên thuyên về Foucault cho đối phương nghe, dọa người đó sợ chạy mất dép. Sau đó còn quay lại mách lẻo với Lý Minh Châu, nói cô đạo đức giả, ra vẻ ta đây học thức cao. Minh Châu không nhớ được từ Foucault, nên đọc nhầm thành “phú khang”.
“Không có. Hắn bảo rằng không định nhận tiền của cha mẹ mình. Nếu cha hắn cho hắn một căn hộ, hắn yêu cầu chứng nhận tài sản trước khi kết hôn, hoặc là nhà mình trả cho nhà hắn số tiền tương đương một phần ba giá trị căn hộ. Con nhẩm tính, một phần ba cũng phải đến sáu trăm ngàn, chúng ta làm sao trả nổi chứ? Nên con nói với hắn rằng dẹp đi.”
Thực ra về chuyện nhà cửa, gã Tần Tiểu Đông cũng chỉ nói bóng gió chút thôi, nhưng mới lần đầu gặp đã nhắc chuyện này khiến Thái Hồng giận sôi máu. Sau đó, Tần Tiểu Đồng gọi điện cho cô cũng rất hờ hững, nếu không phải vì nể mặt dì Trần cô đã mắng hắn một trận tơi bời. Chuyện này vốn không nên nói ra, cô không muốn làm bà đau lòng, nhưng một khi mẹ Thái Hồng đã bắt đầu léo nhéo thì chỉ có cách này mới có thể ngăn bà lại.
Quả nhiên Lý Minh Châu im bặt. Thái Hồng vội chạy vào bếp rửa giá đỗ.
Không ngờ Lý Minh Châu cũng đi vào theo, giành lấy rổ giá đỗ: “Để mẹ rửa cho, đừng có làm xấu hai bàn tay kia, phải giữ mà lấy chồng chứ! Về phòng nghỉ ngơi đi. Hôm nay mẹ nấu canh xương, thịt bò xốt cay. Xào xong giá đỗ thì ăn cơm.”
Thái Hồng định bước ra phòng khách, chợt bị mẹ kéo giật lại, hỏi: “Đúng rồi, thằng nhóc họ Tần đó, lúc gọi món nó nhìn thực đơn như thế nào?”
Thái Hồng ngẩn ra: “Cái gì mà nhìn thực đơn như thế nào?”
“Khi xem thực đơn, nó nhìn bên trái hay bên phải?”
Thái Hồng ngẫm nghĩ, đáp: “Đương nhiên là bên phải rồi. Bên phải là giá tiền mà.”
“Đúng là đồ nhà giàu mới nổi. Người giàu thực sự chỉ xem bên trái, không xem bên phải. Con thì biết cái gì!”