Tần suất tôi gặp Minh Hoàng không nhiều nhưng rất đều đặn.Trong bốn tuần học quốc phòng, mỗi tuần tôi sẽ thỉnh thoảng gặp được cậu ấy ba đến bốn lần và mỗi lần đó có lẽ chỉ là tình cờ thoáng qua thôi. Đôi khi, tôi sẽ thấy Minh Hoàng đang hướng dẫn các bạn tập luyện trong giờ giải lao. Cậu ấy vẫn luôn có tài năng về phương diện này, tố chất lãnh đạo không hề thay đổi. Trông bộ dạng mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng vẫn tỏ ra kiên nhẫn của Minh Hoàng, thực lòng tôi cũng phải thừa nhận là cậu ấy rất thu hút. Có lẽ ở trường của mình, Minh Hoàng cũng là một hotboy nổi tiếng. Hoặc là, có thể cậu ấy đã nổi tiếng như Đình Huy từ lâu rồi, chỉ có điều tôi không chú ý mà thôi.
Đôi khi, tôi đang thực hành các thao tác, thỉnh thoảng ngước đầu lên sẽ bắt gặp ánh mắt của Minh Hoàng lúc cậu ấy đi ngang qua. Cậu ấy sẽ mỉnh cười nhìn tôi, còn tôi, cũng sẽ cười đáp lại cậu ấy một cách lịch sự. Mặc dù thành kiến của tôi đối với Minh Hoàng đã giảm đi rất nhiều nhưng tôi phải thú thật là những lời mà cậu ấy nói vào hôm họp lớp, tôi vẫn còn rất để tâm. Có lẽ tôi là một cô gái nhỏ nhen. Nhưng sự thực là tôi không có cách nào khiến bản thân quên đi những điều đó. Cho nên, phía sau những hành động lịch sự đáp lại cậu ấy, chỉ có tôi mới biết, nó còn ẩn giấu cả đôi chút gượng gạo.
Mối quan hệ giữa tôi và Đăng Khoa cũng tốt lên trông thấy. Tôi và cậu ấy nói chuyện với nhau nhiều hơn mặc dù so với những lời mà cậu ấy cùng với những người khác nói với nhau, có vẻ nó chẳng đáng là bao. Bởi vì Đăng Khoa có những người bạn của cậu ấy, còn tôi, có Đình Huy và Ngọc Hân. Nhưng giữa tôi và Đăng Khoa cũng có những sự trao đổi mà chỉ có hai chúng tôi mới biết. Ví dụ như tôi sẽ giúp cậu ấy ghi chú những gì trọng tâm trong bài giảng của thầy. Ví dụ như khi tôi đến trễ, cậu ấy sẽ giúp tôi giữ một chỗ ở trong hàng. Có một hôm, Đăng Khoa còn tình cờ phát hiện những hộp cơm mà tôi đem theo.
“Cậu mang gì trong ba lô mà thấy có vẻ nặng thế?”
“À, cơm hộp đấy!” Vừa nói, tôi vừa lấy ra cho cậu ấy xem.
“Những ba phần cơ à?” Đăng Khoa nhìn về phía tôi với vẻ kinh ngạc.
Bắt gặp ánh mắt ấy, tôi tự dưng có chút xấu hổ, đành đáp lại một cách ngượng nghịu:
“Không phải một mình tôi ăn đâu, có cả Đình Huy và Ngọc Hân nữa!”
“Trong đây có cả phần của Đình Huy à? Thảo nào giờ ăn trưa trong căn tin tôi luôn không thấy ba người các cậu!”
“Ừ, bọn tôi vốn dĩ không có ở đó mà!”
“Nhưng mà sao cậu lại đem cơm cho Đình Huy thế? Hai người các cậu thân lắm à? Hay là cậu…”
Tôi làm sao không nhận ra ẩn ý trong câu nói của Đăng Khoa chứ. Nó rõ ràng đến thế kia mà, nên vội trả lời cậu ấy ngay:
“Không, không phải như cậu nghĩ đâu. Đình Huy là người bạn thân từ thuở nhỏ của tôi và Ngọc Hân, bây giờ đến đại học thì gặp lại. Còn chuyện mang cơm cho cậu ấy, nói ra thì dài dòng lắm!”
“Hi hi, tôi biết rồi! Nói thật, lúc nãy tôi còn tưởng… cậu cũng thích Đình Huy như mấy bạn nữ trong khoa mình ấy chứ!”
Mặc dù đã hiểu ý tứ của Đăng Khoa từ câu trước nhưng đến bây giờ, khi nghe cậu ấy thẳng thắn nói ra, tôi có cảm giác giật thót trong lòng. Khi nãy, tôi còn vội vội vàng vàng giải thích với Đăng Khoa nữa. Sao tôi giống như… giống như đang có tật giật mình vậy? Không, chắc không phải như vậy đâu! Tôi chỉ là sợ mọi người hiểu lầm về mối quan hệ bạn bè giữa tôi và Đình Huy thôi. Chỉ có như vậy! Nghĩ thế, tôi liền lấy lại bình tĩnh:
“Tất nhiên là không phải rồi! Tôi và Đình Huy chỉ là bạn bè thôi.”
“Ừm! Mà nhìn mấy hộp cơm này của cậu, trông có vẻ rất được chăm chút. Có thật là cậu làm không vậy? Thật không tin nổi!”
“Này, ý cậu là tôi rất xuề xoà đúng không? Tôi chỉ là… chỉ là không thích chưng diện mà thôi! Sao nghe qua lời cậu nói nãy giờ, giống như tôi không phải là con gái ấy!”
“Ha ha, bị cậu nhận ra rồi! Ít nhất cậu vẫn còn chút thông minh bù lại!” Đăng Khoa nói xong câu đó, còn không quên tặng kèm tôi một tràng cười sảng khoái.
Tôi và Đăng Khoa vẫn thường nói chuyện với nhau kiểu như thế. Từ khi bắt đầu thân quen, cậu ấy vẫn hay trêu chọc tôi. Nhưng tôi không giận vì biết Đăng Khoa không có ý xấu. Tuy nhiên, đôi lúc tôi cũng làm bộ là mình đang tức điên lên để trêu ngược lại cậu ấy:
“Cậu mà còn cười nữa là tôi không thèm nói chuyện với cậu luôn!”
Câu nói này ngay lập tức có hiệu lực, Đăng Khoa bỗng chốc im bặt ngay. Rồi cậu ấy linh hoạt chuyển qua một chủ đề mới:
“Tôi có thể nếm thử được không?”
“Hả, à được!”
Đăng Khoa nhón tay lấy một miếng rồi cẩn thận nếm thử. Điệu bộ cậu ấy lúc này làm tôi tự nhiên thấy hồi hộp, cảm giác như bản thân tôi đang tham gia một cuộc thi nấu ăn tầm cỡ vậy, và hiện tại thì tôi đang chờ đợi sự thẩm định từ phía Ban giám khảo.
“Sao hả?”
“Tôi nói thật được không?” Giọng của Đăng Khoa có chút e dè.
“Cậu cứ nói thật đi! Không sao đâu.”
“Ừm, nói thật thì món này không phải là… ngon.” Nói đến đây, cậu ấy lại ngập ngừng một lúc khiến tôi càng căng thẳng hơn.
“Không phải là… ngon. Mà là… mà là trên cả tuyệt vời! Eo ơi, so với thức ăn trong căn tin, thì đây đúng là mĩ vị mà!”
“Hi hi, thế mà cậu làm tôi hết hồn. Ngon thật không?”
“Tuyệt cú mèo luôn!”
“Hi, cảm ơn cậu!”
“Cậu cảm ơn tôi thì được rồi, còn tôi bây giờ đang oán trách cậu đây!”
“Sao lại oán trách tôi?”
“Bởi vì bây giờ tôi đang phải nghĩ cách để bữa trưa trong căn tin hôm nay phải cảm thấy thật ngon sau khi đã lỡ nếm thử đồ ăn của cậu! Rất đau đầu đấy.”
“Ha ha, mặc kệ cậu, ai bảo chọc tôi làm gì!”
“Cậu thật độc ác!”
Tôi cười một cách thoả mãn với Đăng Khoa. Cậu ấy quả thật rất có năng khiếu pha trò. Có một người bạn nói chuyện duyên dáng như thế này, đúng là một may mắn!
Chuyện tôi và Đăng Khoa kết bạn với nhau, tôi chưa kịp kể cho Ngọc Hân biết thì nó đã hỏi tôi trước làm tôi không khỏi nghi ngờ là nó có hoả nhãn kim tinh mà.
“Dạo này bà với Đăng Khoa thân thiết lắm à!”
“Có sao?” Tôi vờ hỏi ngược lại nó.
“Tui thấy rõ ràng mà, bà đừng có chối nha.”
“Ờ thì, làm quen được nhiều bạn cũng là chuyện tốt mà! Lên đại học chúng ta rất cần sự giúp đỡ của bạn bè đó.”
“Ừm, thì tui có nói gì bà đâu. Chỉ là tui thắc mắc, cậu ta… không có ý gì với bà đó chứ?”
Tôi hoàn toàn bất ngờ trước câu hỏi của Ngọc Hân. Hoá ra nó muốn biết điều này ư? Tôi không tài nào liên hệ được việc Ngọc Hân lại có thể suy nghĩ vấn đề đến mức sâu xa như thế?
“Bà đang nghĩ đi đâu đấy? Tui và cậu ấy chỉ là bạn bình thường thôi!”
“Nhưng rõ ràng khi nói chuyện với bà, cậu ta rất vui vẻ mà!”
“Trời ơi, với ai mà Đăng Khoa chả như thế! Thậm chí khi không có ai nói chuyện, cậu ấy vẫn cứ vui vẻ.”
“Ừ, tui tạm tin lời bà đó!”
“Hi hi, đạ tạ sư tỉ đã không tra hỏi tiểu muội nữa!”
Thời gian của tôi cứ trải qua một cách êm đềm như thế cho đến khi xuất hiện một vài vấn đề. Dĩ nhiên, vấn đề đầu tiên cũng là vấn đề mà tôi quan tâm nhất chính là học tập. Khi học quân sự, chúng tôi phải trải qua các bài thực hành như đội hình đội ngũ, các tư thế khi chuẩn bị bắn súng… Tôi giỏi nhất trong bài thực hàng về băng bó nhưng lại gặp khó khăn vô cùng khi học lắp ráp súng trong khi hai người bạn thân của tôi, Đình Huy và Ngọc Hân, lại là thiên tài trong lĩnh vực này. Nếu Ngọc Hân lập kỉ lục về phía nữ với thành tích hai mươi lăm giây thì Đình Huy hoàn toàn là kẻ bất khả chiến bại với các bạn nam khi đồng hồ ngưng lại ở giây thứ mười tám. Bọn họ là cao thủ thì không phải bàn rồi, tôi không mong được như thế nhưng đến việc đạt tiêu chuẩn tôi cũng không làm được. Thầy giáo thông báo là chúng tôi nếu lắp ráp trong vòng một phút thì chỉ có thể miễn cưỡng cho qua, thế mà tôi lại cán mốc ở một phút mười giây. Tôi rõ ràng đã nhớ như in từng bước trong đầu nhưng khi thật sự thao tác thì lại như rùa bò. Không rắc rối ở đây thì cũng gặp vấn đề ở chỗ kia. Thậm chí, có lần, ngay từ những bước đầu tiên, lúc kéo khoá nòng, tôi còn không cẩn thận khiến tay mình chảy máu. Chỉ là một vết xước nhỏ thôi nhưng lại làm Đình Huy và Ngọc Hân lo lắng. Đình Huy nhanh chóng lấy chai nước xối rửa vết rỉ sét ra cho tôi, sau đó cẩn thận dán băng keo cá nhân vào. Cậu ấy rất tỉ mỉ và chăm chú khiến tôi không nhịn được mà lên tiếng:
“Chảy máu có chút xíu à, cậu không cần phải làm vậy đâu!”
“Ừ, đúng là vết thương nhỏ thôi, nhưng lại rất đau đấy!”
“Không đau, thật sự không đau mà, chỉ hơi rát một xíu!”
“Tôi đâu nói cậu đâu!”
“Hả?” Người bị trầy da là tôi, cậu ấy không nói tôi, thì nói ai chứ?
Sau lần đó, Đình Huy và Ngọc Hân phụ đạo riêng cho tôi về kĩ thuật này. Nhưng tôi đã phụ lòng bọn họ rồi. Tập luyện mãi mà tôi chẳng khá khẩm hơn là bao. Lần tiến bộ nhất cũng chỉ được coi là đạt tiêu chuẩn. Hết cách, Ngọc Hân chỉ có thể an ủi tôi:
“Không sao đâu, chắc gì khi ra thi bà chọn phải ráp súng chứ! Còn nhiều hạng mục khác mà. Hơn nữa, cho dù bà xui xẻo chọn trúng nó đi chăng nữa, thì mấy con điểm mười lí thuyết cũng đủ sức kéo bà lên!”
“Ngọc Hân nói đúng đấy! Cậu đừng lo lắng nữa, nghỉ ngơi thả lỏng đi!”
Tôi tự nhận bản thân là một người rất không kiên nhẫn, lại càng không dũng cảm. Khi gặp vấn đề không giải quyết được, tôi luôn tuân theo nguyên tắc “khó quá bỏ qua”. Lại thêm lời nói của Ngọc Hân và Đình Huy, tôi rất nhanh liền chọn nghe theo lời bọn họ.
Sau những buổi thực hành vất vả về kĩ thuật lắp ráp súng, chúng tôi tiếp tục chào đón các tiết học về thao tác băng bó cũng như sơ cứu. Như đã nói, đây là phần mà tôi khả quan nhất. Bởi vì từ hồi còn học tiểu học, tôi đã được dạy qua rồi. Lên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, tôi còn tiếp tục học lại một lần nữa. Thậm chí khi còn học cấp một và cấp hai, tôi đã đại diện cho trường tham gia các Hội thi Chữ thập đỏ và giành được nhiều thứ hạng cao. Cho nên, tôi hoàn toàn lạc quan khi đến nội dung này và trong lòng còn có phần hi vọng nó sẽ giúp tôi gỡ gạc lại mặt mũi. Nhưng tôi đã lầm to rồi. Nếu không gặp khó khăn trong vấn đề thao tác, thì tôi lại gặp phải một vấn đề khác.
Đến buổi học, thầy hướng dẫn thông báo là các thành viên trong cùng một tiểu đội sẽ thực hành với nhau. Tôi vốn dĩ định tập luyện cùng với Đăng Khoa vì cậu ấy là người duy nhất mà tôi quen thân trong tiểu đội. Đăng Khoa cũng có ý định thế. Nhưng thực tế cho thấy, không phải lúc nào cuộc sống cũng thuận buồm xuôi gió như mình đã suy tính. Đến khi chính thức thực hành, tất cả mọi người, nhất là các bạn nữ, đều chủ động đi về phía Đăng Khoa và yêu cầu cậu ấy làm “nạn nhân” cho mình băng bó. Tôi thì không tiện tranh giành với bọn họ nên quyết định sẽ sang cầu cứu Ngọc Hân. Tiểu đội của Ngọc Hân kế bên chỗ chúng tôi, khi tôi sang tìm nó thì nó liền vui vẻ mà đồng ý. Nhưng rồi, tôi lại nhận ra vẻ thất vọng và buồn bã trên gương mặt của những cậu bạn cùng tiểu đội với nó.Tôi ngay lập tức hiểu ý tứ của bọn họ. Để một mĩ nhân như Ngọc Hân làm “nạn nhân” để tôi băng bó không bằng để nó đi làm cô y tá xinh đẹp, cũng giúp tâm hồn của những bạn khác được vui vẻ. Không nằm ngoài dự đoán của tôi, Ngọc Hân không đồng ý:
“Tui không làm thương binh cho bà thì bà biết băng bó cho ai chứ?”
Tôi bối rối không biết trả lời nó ra sao. Có trách thì phải trách tại sao bạn bè của tôi toàn là những người nổi bật, người gặp người thích, đi đến đâu cũng đầy sự quan tâm. Và lúc này, Đình Huy lại bước đến cạnh tôi, nói với Ngọc Hân rằng:
“Cậu cứ đi tập luyện đi, để Quỳnh Anh băng bó cho tôi này!”
Như vớ được chiếc phao cứu sinh, tôi vội lên tiếng:
“Phải đó, bà đi thực hành đi!”
Ngọc Hân thấy thế cũng thôi không do dự nữa, nó nhanh chân chạy về tiểu đội của mình. Ngay lúc nó bỏ đi, tôi mới kịp phát hiện, thật ra chiếc phao cứu sinh mang tên Đình Huy, cũng là một người rất thu hút, thậm chí lực hấp dẫn của cậu ấy còn cao gấp mấy lần Ngọc Hân và Đăng Khoa. Như để chứng minh cho suy nghĩ của tôi, một cô bạn dần tiến về phía cậu ấy.
Tôi biết người bạn này. Vì cậu ấy là C phó còn lại của chúng tôi. Ngoài ra, cậu ấy còn là một hotgirl trong khoa. Ngay từ buổi sinh hoạt đầu tiên, cậu ấy đã nhận được rất nhiều ánh nhìn của các nam sinh viên. Nhất là trong buổi giới thiệu về Cuộc thi “Duyên dáng nữ sinh”, đám sinh viên năm nhất chúng tôi, dù không ai nói ra, nhưng cũng ngầm hiểu với nhau rằng, Ngọc Hân và cậu ấy, chính là hai ứng cử viên sáng giá. Cậu ấy có vẻ ngoài rất xinh đẹp, nhưng không phải kiểu sắc sảo, lạnh lùng như Ngọc Hân mà là một cô nàng kẹo ngọt dễ thương đúng nghĩa. Và cái tên của cậu ấy cũng rất cá tính: Hải Băng.
Trong lúc tôi đang cố gắng nhớ lại tất cả những gì mình biết về Hải Băng thì cậu ấy đã mở miệng với Đình Huy:
“Đình Huy này, cậu để tôi băng bó cho cậu nhé!”
“Xin lỗi cậu, nhưng tôi muốn để Quỳnh Anh băng bó cho mình.”
Nghe Đình Huy nói thế, Hải Băng tỏ vẻ ngạc nhiên:
“Nhưng cậu với Quỳnh Anh không chung tiểu đội, người chung tiểu đội với cậu là tôi cơ mà!”
“Thế thì có sao chứ? Thầy cũng không nói nhất thiết phải là người trong tiểu đội băng bó cho nhau. Thôi, không nói với cậu nữa, tôi và Quỳnh Anh phải đi tập luyện đây! Không còn nhiều thời gian nữa, cậu cũng nên về tiểu đội thực hành đi!”
Nói rồi, Đình Huy nhanh chóng kéo tay tôi về một góc, bỏ mặc Hải Băng đang đứng đấy. Tôi không nhìn về phía Hải Băng, nhưng vẫn cảm nhận được hình như cậu ấy luôn nhìn về phía chúng tôi. Có lẽ chuyện này sẽ chẳng là gì nếu như nó không phải là nguyên nhân để bắt đầu bao chuyện rắc rối sau này, khiến mối quan hệ giữa tôi và Đình Huy lâm vào khó khăn hơn bao giờ hết.
Tần suất tôi gặp Minh Hoàng không nhiều nhưng rất đều đặn.Trong bốn tuần học quốc phòng, mỗi tuần tôi sẽ thỉnh thoảng gặp được cậu ấy ba đến bốn lần và mỗi lần đó có lẽ chỉ là tình cờ thoáng qua thôi. Đôi khi, tôi sẽ thấy Minh Hoàng đang hướng dẫn các bạn tập luyện trong giờ giải lao. Cậu ấy vẫn luôn có tài năng về phương diện này, tố chất lãnh đạo không hề thay đổi. Trông bộ dạng mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng vẫn tỏ ra kiên nhẫn của Minh Hoàng, thực lòng tôi cũng phải thừa nhận là cậu ấy rất thu hút. Có lẽ ở trường của mình, Minh Hoàng cũng là một hotboy nổi tiếng. Hoặc là, có thể cậu ấy đã nổi tiếng như Đình Huy từ lâu rồi, chỉ có điều tôi không chú ý mà thôi.
Đôi khi, tôi đang thực hành các thao tác, thỉnh thoảng ngước đầu lên sẽ bắt gặp ánh mắt của Minh Hoàng lúc cậu ấy đi ngang qua. Cậu ấy sẽ mỉnh cười nhìn tôi, còn tôi, cũng sẽ cười đáp lại cậu ấy một cách lịch sự. Mặc dù thành kiến của tôi đối với Minh Hoàng đã giảm đi rất nhiều nhưng tôi phải thú thật là những lời mà cậu ấy nói vào hôm họp lớp, tôi vẫn còn rất để tâm. Có lẽ tôi là một cô gái nhỏ nhen. Nhưng sự thực là tôi không có cách nào khiến bản thân quên đi những điều đó. Cho nên, phía sau những hành động lịch sự đáp lại cậu ấy, chỉ có tôi mới biết, nó còn ẩn giấu cả đôi chút gượng gạo.
Mối quan hệ giữa tôi và Đăng Khoa cũng tốt lên trông thấy. Tôi và cậu ấy nói chuyện với nhau nhiều hơn mặc dù so với những lời mà cậu ấy cùng với những người khác nói với nhau, có vẻ nó chẳng đáng là bao. Bởi vì Đăng Khoa có những người bạn của cậu ấy, còn tôi, có Đình Huy và Ngọc Hân. Nhưng giữa tôi và Đăng Khoa cũng có những sự trao đổi mà chỉ có hai chúng tôi mới biết. Ví dụ như tôi sẽ giúp cậu ấy ghi chú những gì trọng tâm trong bài giảng của thầy. Ví dụ như khi tôi đến trễ, cậu ấy sẽ giúp tôi giữ một chỗ ở trong hàng. Có một hôm, Đăng Khoa còn tình cờ phát hiện những hộp cơm mà tôi đem theo.
“Cậu mang gì trong ba lô mà thấy có vẻ nặng thế?”
“À, cơm hộp đấy!” Vừa nói, tôi vừa lấy ra cho cậu ấy xem.
“Những ba phần cơ à?” Đăng Khoa nhìn về phía tôi với vẻ kinh ngạc.
Bắt gặp ánh mắt ấy, tôi tự dưng có chút xấu hổ, đành đáp lại một cách ngượng nghịu:
“Không phải một mình tôi ăn đâu, có cả Đình Huy và Ngọc Hân nữa!”
“Trong đây có cả phần của Đình Huy à? Thảo nào giờ ăn trưa trong căn tin tôi luôn không thấy ba người các cậu!”
“Ừ, bọn tôi vốn dĩ không có ở đó mà!”
“Nhưng mà sao cậu lại đem cơm cho Đình Huy thế? Hai người các cậu thân lắm à? Hay là cậu…”
Tôi làm sao không nhận ra ẩn ý trong câu nói của Đăng Khoa chứ. Nó rõ ràng đến thế kia mà, nên vội trả lời cậu ấy ngay:
“Không, không phải như cậu nghĩ đâu. Đình Huy là người bạn thân từ thuở nhỏ của tôi và Ngọc Hân, bây giờ đến đại học thì gặp lại. Còn chuyện mang cơm cho cậu ấy, nói ra thì dài dòng lắm!”
“Hi hi, tôi biết rồi! Nói thật, lúc nãy tôi còn tưởng… cậu cũng thích Đình Huy như mấy bạn nữ trong khoa mình ấy chứ!”
Mặc dù đã hiểu ý tứ của Đăng Khoa từ câu trước nhưng đến bây giờ, khi nghe cậu ấy thẳng thắn nói ra, tôi có cảm giác giật thót trong lòng. Khi nãy, tôi còn vội vội vàng vàng giải thích với Đăng Khoa nữa. Sao tôi giống như… giống như đang có tật giật mình vậy? Không, chắc không phải như vậy đâu! Tôi chỉ là sợ mọi người hiểu lầm về mối quan hệ bạn bè giữa tôi và Đình Huy thôi. Chỉ có như vậy! Nghĩ thế, tôi liền lấy lại bình tĩnh:
“Tất nhiên là không phải rồi! Tôi và Đình Huy chỉ là bạn bè thôi.”
“Ừm! Mà nhìn mấy hộp cơm này của cậu, trông có vẻ rất được chăm chút. Có thật là cậu làm không vậy? Thật không tin nổi!”
“Này, ý cậu là tôi rất xuề xoà đúng không? Tôi chỉ là… chỉ là không thích chưng diện mà thôi! Sao nghe qua lời cậu nói nãy giờ, giống như tôi không phải là con gái ấy!”
“Ha ha, bị cậu nhận ra rồi! Ít nhất cậu vẫn còn chút thông minh bù lại!” Đăng Khoa nói xong câu đó, còn không quên tặng kèm tôi một tràng cười sảng khoái.
Tôi và Đăng Khoa vẫn thường nói chuyện với nhau kiểu như thế. Từ khi bắt đầu thân quen, cậu ấy vẫn hay trêu chọc tôi. Nhưng tôi không giận vì biết Đăng Khoa không có ý xấu. Tuy nhiên, đôi lúc tôi cũng làm bộ là mình đang tức điên lên để trêu ngược lại cậu ấy:
“Cậu mà còn cười nữa là tôi không thèm nói chuyện với cậu luôn!”
Câu nói này ngay lập tức có hiệu lực, Đăng Khoa bỗng chốc im bặt ngay. Rồi cậu ấy linh hoạt chuyển qua một chủ đề mới:
“Tôi có thể nếm thử được không?”
“Hả, à được!”
Đăng Khoa nhón tay lấy một miếng rồi cẩn thận nếm thử. Điệu bộ cậu ấy lúc này làm tôi tự nhiên thấy hồi hộp, cảm giác như bản thân tôi đang tham gia một cuộc thi nấu ăn tầm cỡ vậy, và hiện tại thì tôi đang chờ đợi sự thẩm định từ phía Ban giám khảo.
“Sao hả?”
“Tôi nói thật được không?” Giọng của Đăng Khoa có chút e dè.
“Cậu cứ nói thật đi! Không sao đâu.”
“Ừm, nói thật thì món này không phải là… ngon.” Nói đến đây, cậu ấy lại ngập ngừng một lúc khiến tôi càng căng thẳng hơn.
“Không phải là… ngon. Mà là… mà là trên cả tuyệt vời! Eo ơi, so với thức ăn trong căn tin, thì đây đúng là mĩ vị mà!”
“Hi hi, thế mà cậu làm tôi hết hồn. Ngon thật không?”
“Tuyệt cú mèo luôn!”
“Hi, cảm ơn cậu!”
“Cậu cảm ơn tôi thì được rồi, còn tôi bây giờ đang oán trách cậu đây!”
“Sao lại oán trách tôi?”
“Bởi vì bây giờ tôi đang phải nghĩ cách để bữa trưa trong căn tin hôm nay phải cảm thấy thật ngon sau khi đã lỡ nếm thử đồ ăn của cậu! Rất đau đầu đấy.”
“Ha ha, mặc kệ cậu, ai bảo chọc tôi làm gì!”
“Cậu thật độc ác!”
Tôi cười một cách thoả mãn với Đăng Khoa. Cậu ấy quả thật rất có năng khiếu pha trò. Có một người bạn nói chuyện duyên dáng như thế này, đúng là một may mắn!
Chuyện tôi và Đăng Khoa kết bạn với nhau, tôi chưa kịp kể cho Ngọc Hân biết thì nó đã hỏi tôi trước làm tôi không khỏi nghi ngờ là nó có hoả nhãn kim tinh mà.
“Dạo này bà với Đăng Khoa thân thiết lắm à!”
“Có sao?” Tôi vờ hỏi ngược lại nó.
“Tui thấy rõ ràng mà, bà đừng có chối nha.”
“Ờ thì, làm quen được nhiều bạn cũng là chuyện tốt mà! Lên đại học chúng ta rất cần sự giúp đỡ của bạn bè đó.”
“Ừm, thì tui có nói gì bà đâu. Chỉ là tui thắc mắc, cậu ta… không có ý gì với bà đó chứ?”
Tôi hoàn toàn bất ngờ trước câu hỏi của Ngọc Hân. Hoá ra nó muốn biết điều này ư? Tôi không tài nào liên hệ được việc Ngọc Hân lại có thể suy nghĩ vấn đề đến mức sâu xa như thế?
“Bà đang nghĩ đi đâu đấy? Tui và cậu ấy chỉ là bạn bình thường thôi!”
“Nhưng rõ ràng khi nói chuyện với bà, cậu ta rất vui vẻ mà!”
“Trời ơi, với ai mà Đăng Khoa chả như thế! Thậm chí khi không có ai nói chuyện, cậu ấy vẫn cứ vui vẻ.”
“Ừ, tui tạm tin lời bà đó!”
“Hi hi, đạ tạ sư tỉ đã không tra hỏi tiểu muội nữa!”
Thời gian của tôi cứ trải qua một cách êm đềm như thế cho đến khi xuất hiện một vài vấn đề. Dĩ nhiên, vấn đề đầu tiên cũng là vấn đề mà tôi quan tâm nhất chính là học tập. Khi học quân sự, chúng tôi phải trải qua các bài thực hành như đội hình đội ngũ, các tư thế khi chuẩn bị bắn súng… Tôi giỏi nhất trong bài thực hàng về băng bó nhưng lại gặp khó khăn vô cùng khi học lắp ráp súng trong khi hai người bạn thân của tôi, Đình Huy và Ngọc Hân, lại là thiên tài trong lĩnh vực này. Nếu Ngọc Hân lập kỉ lục về phía nữ với thành tích hai mươi lăm giây thì Đình Huy hoàn toàn là kẻ bất khả chiến bại với các bạn nam khi đồng hồ ngưng lại ở giây thứ mười tám. Bọn họ là cao thủ thì không phải bàn rồi, tôi không mong được như thế nhưng đến việc đạt tiêu chuẩn tôi cũng không làm được. Thầy giáo thông báo là chúng tôi nếu lắp ráp trong vòng một phút thì chỉ có thể miễn cưỡng cho qua, thế mà tôi lại cán mốc ở một phút mười giây. Tôi rõ ràng đã nhớ như in từng bước trong đầu nhưng khi thật sự thao tác thì lại như rùa bò. Không rắc rối ở đây thì cũng gặp vấn đề ở chỗ kia. Thậm chí, có lần, ngay từ những bước đầu tiên, lúc kéo khoá nòng, tôi còn không cẩn thận khiến tay mình chảy máu. Chỉ là một vết xước nhỏ thôi nhưng lại làm Đình Huy và Ngọc Hân lo lắng. Đình Huy nhanh chóng lấy chai nước xối rửa vết rỉ sét ra cho tôi, sau đó cẩn thận dán băng keo cá nhân vào. Cậu ấy rất tỉ mỉ và chăm chú khiến tôi không nhịn được mà lên tiếng:
“Chảy máu có chút xíu à, cậu không cần phải làm vậy đâu!”
“Ừ, đúng là vết thương nhỏ thôi, nhưng lại rất đau đấy!”
“Không đau, thật sự không đau mà, chỉ hơi rát một xíu!”
“Tôi đâu nói cậu đâu!”
“Hả?” Người bị trầy da là tôi, cậu ấy không nói tôi, thì nói ai chứ?
Sau lần đó, Đình Huy và Ngọc Hân phụ đạo riêng cho tôi về kĩ thuật này. Nhưng tôi đã phụ lòng bọn họ rồi. Tập luyện mãi mà tôi chẳng khá khẩm hơn là bao. Lần tiến bộ nhất cũng chỉ được coi là đạt tiêu chuẩn. Hết cách, Ngọc Hân chỉ có thể an ủi tôi:
“Không sao đâu, chắc gì khi ra thi bà chọn phải ráp súng chứ! Còn nhiều hạng mục khác mà. Hơn nữa, cho dù bà xui xẻo chọn trúng nó đi chăng nữa, thì mấy con điểm mười lí thuyết cũng đủ sức kéo bà lên!”
“Ngọc Hân nói đúng đấy! Cậu đừng lo lắng nữa, nghỉ ngơi thả lỏng đi!”
Tôi tự nhận bản thân là một người rất không kiên nhẫn, lại càng không dũng cảm. Khi gặp vấn đề không giải quyết được, tôi luôn tuân theo nguyên tắc “khó quá bỏ qua”. Lại thêm lời nói của Ngọc Hân và Đình Huy, tôi rất nhanh liền chọn nghe theo lời bọn họ.
Sau những buổi thực hành vất vả về kĩ thuật lắp ráp súng, chúng tôi tiếp tục chào đón các tiết học về thao tác băng bó cũng như sơ cứu. Như đã nói, đây là phần mà tôi khả quan nhất. Bởi vì từ hồi còn học tiểu học, tôi đã được dạy qua rồi. Lên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, tôi còn tiếp tục học lại một lần nữa. Thậm chí khi còn học cấp một và cấp hai, tôi đã đại diện cho trường tham gia các Hội thi Chữ thập đỏ và giành được nhiều thứ hạng cao. Cho nên, tôi hoàn toàn lạc quan khi đến nội dung này và trong lòng còn có phần hi vọng nó sẽ giúp tôi gỡ gạc lại mặt mũi. Nhưng tôi đã lầm to rồi. Nếu không gặp khó khăn trong vấn đề thao tác, thì tôi lại gặp phải một vấn đề khác.
Đến buổi học, thầy hướng dẫn thông báo là các thành viên trong cùng một tiểu đội sẽ thực hành với nhau. Tôi vốn dĩ định tập luyện cùng với Đăng Khoa vì cậu ấy là người duy nhất mà tôi quen thân trong tiểu đội. Đăng Khoa cũng có ý định thế. Nhưng thực tế cho thấy, không phải lúc nào cuộc sống cũng thuận buồm xuôi gió như mình đã suy tính. Đến khi chính thức thực hành, tất cả mọi người, nhất là các bạn nữ, đều chủ động đi về phía Đăng Khoa và yêu cầu cậu ấy làm “nạn nhân” cho mình băng bó. Tôi thì không tiện tranh giành với bọn họ nên quyết định sẽ sang cầu cứu Ngọc Hân. Tiểu đội của Ngọc Hân kế bên chỗ chúng tôi, khi tôi sang tìm nó thì nó liền vui vẻ mà đồng ý. Nhưng rồi, tôi lại nhận ra vẻ thất vọng và buồn bã trên gương mặt của những cậu bạn cùng tiểu đội với nó.Tôi ngay lập tức hiểu ý tứ của bọn họ. Để một mĩ nhân như Ngọc Hân làm “nạn nhân” để tôi băng bó không bằng để nó đi làm cô y tá xinh đẹp, cũng giúp tâm hồn của những bạn khác được vui vẻ. Không nằm ngoài dự đoán của tôi, Ngọc Hân không đồng ý:
“Tui không làm thương binh cho bà thì bà biết băng bó cho ai chứ?”
Tôi bối rối không biết trả lời nó ra sao. Có trách thì phải trách tại sao bạn bè của tôi toàn là những người nổi bật, người gặp người thích, đi đến đâu cũng đầy sự quan tâm. Và lúc này, Đình Huy lại bước đến cạnh tôi, nói với Ngọc Hân rằng:
“Cậu cứ đi tập luyện đi, để Quỳnh Anh băng bó cho tôi này!”
Như vớ được chiếc phao cứu sinh, tôi vội lên tiếng:
“Phải đó, bà đi thực hành đi!”
Ngọc Hân thấy thế cũng thôi không do dự nữa, nó nhanh chân chạy về tiểu đội của mình. Ngay lúc nó bỏ đi, tôi mới kịp phát hiện, thật ra chiếc phao cứu sinh mang tên Đình Huy, cũng là một người rất thu hút, thậm chí lực hấp dẫn của cậu ấy còn cao gấp mấy lần Ngọc Hân và Đăng Khoa. Như để chứng minh cho suy nghĩ của tôi, một cô bạn dần tiến về phía cậu ấy.
Tôi biết người bạn này. Vì cậu ấy là C phó còn lại của chúng tôi. Ngoài ra, cậu ấy còn là một hotgirl trong khoa. Ngay từ buổi sinh hoạt đầu tiên, cậu ấy đã nhận được rất nhiều ánh nhìn của các nam sinh viên. Nhất là trong buổi giới thiệu về Cuộc thi “Duyên dáng nữ sinh”, đám sinh viên năm nhất chúng tôi, dù không ai nói ra, nhưng cũng ngầm hiểu với nhau rằng, Ngọc Hân và cậu ấy, chính là hai ứng cử viên sáng giá. Cậu ấy có vẻ ngoài rất xinh đẹp, nhưng không phải kiểu sắc sảo, lạnh lùng như Ngọc Hân mà là một cô nàng kẹo ngọt dễ thương đúng nghĩa. Và cái tên của cậu ấy cũng rất cá tính: Hải Băng.
Trong lúc tôi đang cố gắng nhớ lại tất cả những gì mình biết về Hải Băng thì cậu ấy đã mở miệng với Đình Huy:
“Đình Huy này, cậu để tôi băng bó cho cậu nhé!”
“Xin lỗi cậu, nhưng tôi muốn để Quỳnh Anh băng bó cho mình.”
Nghe Đình Huy nói thế, Hải Băng tỏ vẻ ngạc nhiên:
“Nhưng cậu với Quỳnh Anh không chung tiểu đội, người chung tiểu đội với cậu là tôi cơ mà!”
“Thế thì có sao chứ? Thầy cũng không nói nhất thiết phải là người trong tiểu đội băng bó cho nhau. Thôi, không nói với cậu nữa, tôi và Quỳnh Anh phải đi tập luyện đây! Không còn nhiều thời gian nữa, cậu cũng nên về tiểu đội thực hành đi!”
Nói rồi, Đình Huy nhanh chóng kéo tay tôi về một góc, bỏ mặc Hải Băng đang đứng đấy. Tôi không nhìn về phía Hải Băng, nhưng vẫn cảm nhận được hình như cậu ấy luôn nhìn về phía chúng tôi. Có lẽ chuyện này sẽ chẳng là gì nếu như nó không phải là nguyên nhân để bắt đầu bao chuyện rắc rối sau này, khiến mối quan hệ giữa tôi và Đình Huy lâm vào khó khăn hơn bao giờ hết.