Hai người họ cứ giữ nguyên cái biểu cảm như vậy cho đến khi xe dừng chân lại. Bảo Khang và Minh Huy bước xuống xe. Lúc này, quả thực họ như lửa với nước. Người thì mặt không cảm xúc, kẻ thì mặt quá nhiều biểu cảm.
Quê của Khang ở Kiên Giang, một tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Nơi đây ruộng đồng trù phú, bát ngát, sông nước mênh mông, con người chân chất, nhiệt tình. Điều này thì không thể nào không gây ấn tượng mạnh cho khách nơi khác đến du lịch, và đối với người lần đầu đến như Minh Huy thì cũng không ngoại lệ.
“Wow! Đúng là một bức tranh non nước hữu tình!”
Minh Huy hít thở khí trời, sắc thái trở nên có thần hơn khi nãy. Bảo Khang đứng kế bên không chút cảm hứng. Thái độ đó làm Minh Huy khó chịu: “Này, em nói gì đi chứ! Im lặng như vậy là sao? Em không coi anh ra gì à?”
Bảo Khang đưa mắt nhìn Minh Huy: “Em đâu dám như vậy, kể cả khi thầy bắt người ta phải mỏi mòn chờ mình.”
“Chuyện hồi sáng anh cũng xin lỗi rồi mà!” Minh Huy nhận ra được ẩn ý sâu ẩn bên trong lời nói bóng gió đầy chua ngoa của Bảo Khang.
“Thôi đi, mau về nhà ngoại em thôi. Mặt trời cũng lên cao rồi.”
“Đưa đồ đây, anh xách cho.”
“Thôi không cần đâu!”
“Anh thật không hiểu em.”
“Ai cần thầy hiểu.”
Minh Huy đi theo sau Bảo Khang, dẫn lối về nhà ngoại của cậu ta.
“Đường nhỏ xíu vậy?”
“Con trâu kìa!”
Minh Huy đúng là người thành thị, cảm thấy thích thú, mới lạ với những thứ người thôn quê cho là bình thường. Men dọc theo con đường nhỏ dài ngoằn ngoèo, gập ghềnh mãi, cuối cùng nhà ngoại Bảo Khang cũng đã nằm ở phía trước tầm mắt.
Để đến nhà được bắt buộc phải đi qua một cây cầu bắc qua một cái kênh. Mà đặc biệt là cây cầu này lại là cây cầu tre. Bảo Khang thì khỏi phải nói đi qua một cách dễ dàng giống như đã chuyên nghiệp vậy. Qua tới bờ này, Bảo Khang định một mạch đi vào nhà nhưng lại dừng chân lại khi nghe tiếng cầu cứu đầy tha thiết của Minh Huy: “Khang ơi! Thầy… không qua được…”
Bộ dạng của Minh Huy thật là muốn làm cho người ta không thể nhịn cười. Bảo Khang cũng muốn cười phá lên nhưng vì còn giận nên không thèm cười: “Sao? Qua không được à? Sao giờ? Tự mình cứu mình đi thầy!”
“Bây giờ là lúc nào rồi còn nói khó nghe như vậy? Mau giúp thầy với!”
Bảo Khang giả vờ như chẳng nghe thấy gì, quay lưng bước vào nhà. Trong lòng cậu thầm nghĩ rằng Minh Huy anh ta sẽ đi qua một cách dễ dàng thôi.
Đi được dăm mười bước, một tiếng đùng vang lên từ đằng sau, Bảo Khang giật mình quay lại thì mặt mày hốt hoảng, quăng va-li, đồ đạc xuống đất, chạy nhanh lại gần bờ, nhảy xuống cứu Minh Huy. Minh Huy không biết bơi, hai tay với lên không ngừng. Giọng nói ngày một nhỏ dần và yếu đi, càng ngày càng đuối sâu xuống. Bảo Khang thật sự lo lắng, cậu dùng hết sức lực của mình để bơi tới cứu Minh Huy.
Do con kênh không sâu và không lớn nên việc cứu người đuối nước cũng không mấy khó khăn. Bảo Khang kéo Minh Huy lên bờ với sức lực gần như kiệt quệ. Cả hai ướt như chuột lột. Minh Huy không bất tĩnh nhưng không cử động gì hết, run rẫy trên bắp đùi của Bảo Khang, hồn vía chưa kịp hoàn. Bảo Khang cảm thấy có lỗi: “Anh có sao không? Cho em xin lỗi anh nha, cũng tại em hết. Em đúng là xấu mà.”
Minh Huy không thể nói thành lời nhưng không thể trách em ấy, liền lắc đầu. Bảo Khang đỡ Minh Huy dậy, dìu anh ta vào nhà.
Sau màn chào hỏi người lớn và giải thích chuyện tại sao cả hai bị ướt nhèm nhem như thế này, cả hai mới được phép thay đồ và nghỉ ngơi. Do nhà chỉ còn một phòng trống nên hai người họ sẽ ngủ cùng nhau trong căn phòng này.
“Anh cứ nằm đây nghỉ ngơi đi, em đi ra ngoài nằm võng được rồi.”
“Em nằm đây đi, anh ra ngoài đó nằm cho.”
“Không được đâu! Dù gì thì anh cũng là khách mà, với lại em…”
Tựa hồ như đoán được ý Bảo Khang sắp nói sẽ làm không khí mất vui, Minh Huy xen ngang:
“Không sao đâu! Em không còn giận anh là tốt rồi.”
Bảo Khang nghe xong, trong lòng suy nghĩ cái gì đó rồi cười thầm một mình.
Ngủ đi được một lúc, Minh Huy tỉnh dậy trong trạng thái không biết gì hết. Anh ta không biết mình đã ngủ được bao lâu nữa...
Hai người họ cứ giữ nguyên cái biểu cảm như vậy cho đến khi xe dừng chân lại. Bảo Khang và Minh Huy bước xuống xe. Lúc này, quả thực họ như lửa với nước. Người thì mặt không cảm xúc, kẻ thì mặt quá nhiều biểu cảm.
Quê của Khang ở Kiên Giang, một tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Nơi đây ruộng đồng trù phú, bát ngát, sông nước mênh mông, con người chân chất, nhiệt tình. Điều này thì không thể nào không gây ấn tượng mạnh cho khách nơi khác đến du lịch, và đối với người lần đầu đến như Minh Huy thì cũng không ngoại lệ.
“Wow! Đúng là một bức tranh non nước hữu tình!”
Minh Huy hít thở khí trời, sắc thái trở nên có thần hơn khi nãy. Bảo Khang đứng kế bên không chút cảm hứng. Thái độ đó làm Minh Huy khó chịu: “Này, em nói gì đi chứ! Im lặng như vậy là sao? Em không coi anh ra gì à?”
Bảo Khang đưa mắt nhìn Minh Huy: “Em đâu dám như vậy, kể cả khi thầy bắt người ta phải mỏi mòn chờ mình.”
“Chuyện hồi sáng anh cũng xin lỗi rồi mà!” Minh Huy nhận ra được ẩn ý sâu ẩn bên trong lời nói bóng gió đầy chua ngoa của Bảo Khang.
“Thôi đi, mau về nhà ngoại em thôi. Mặt trời cũng lên cao rồi.”
“Đưa đồ đây, anh xách cho.”
“Thôi không cần đâu!”
“Anh thật không hiểu em.”
“Ai cần thầy hiểu.”
Minh Huy đi theo sau Bảo Khang, dẫn lối về nhà ngoại của cậu ta.
“Đường nhỏ xíu vậy?”
“Con trâu kìa!”
Minh Huy đúng là người thành thị, cảm thấy thích thú, mới lạ với những thứ người thôn quê cho là bình thường. Men dọc theo con đường nhỏ dài ngoằn ngoèo, gập ghềnh mãi, cuối cùng nhà ngoại Bảo Khang cũng đã nằm ở phía trước tầm mắt.
Để đến nhà được bắt buộc phải đi qua một cây cầu bắc qua một cái kênh. Mà đặc biệt là cây cầu này lại là cây cầu tre. Bảo Khang thì khỏi phải nói đi qua một cách dễ dàng giống như đã chuyên nghiệp vậy. Qua tới bờ này, Bảo Khang định một mạch đi vào nhà nhưng lại dừng chân lại khi nghe tiếng cầu cứu đầy tha thiết của Minh Huy: “Khang ơi! Thầy… không qua được…”bg-ssp-{height:px}
Bộ dạng của Minh Huy thật là muốn làm cho người ta không thể nhịn cười. Bảo Khang cũng muốn cười phá lên nhưng vì còn giận nên không thèm cười: “Sao? Qua không được à? Sao giờ? Tự mình cứu mình đi thầy!”
“Bây giờ là lúc nào rồi còn nói khó nghe như vậy? Mau giúp thầy với!”
Bảo Khang giả vờ như chẳng nghe thấy gì, quay lưng bước vào nhà. Trong lòng cậu thầm nghĩ rằng Minh Huy anh ta sẽ đi qua một cách dễ dàng thôi.
Đi được dăm mười bước, một tiếng đùng vang lên từ đằng sau, Bảo Khang giật mình quay lại thì mặt mày hốt hoảng, quăng va-li, đồ đạc xuống đất, chạy nhanh lại gần bờ, nhảy xuống cứu Minh Huy. Minh Huy không biết bơi, hai tay với lên không ngừng. Giọng nói ngày một nhỏ dần và yếu đi, càng ngày càng đuối sâu xuống. Bảo Khang thật sự lo lắng, cậu dùng hết sức lực của mình để bơi tới cứu Minh Huy.
Do con kênh không sâu và không lớn nên việc cứu người đuối nước cũng không mấy khó khăn. Bảo Khang kéo Minh Huy lên bờ với sức lực gần như kiệt quệ. Cả hai ướt như chuột lột. Minh Huy không bất tĩnh nhưng không cử động gì hết, run rẫy trên bắp đùi của Bảo Khang, hồn vía chưa kịp hoàn. Bảo Khang cảm thấy có lỗi: “Anh có sao không? Cho em xin lỗi anh nha, cũng tại em hết. Em đúng là xấu mà.”
Minh Huy không thể nói thành lời nhưng không thể trách em ấy, liền lắc đầu. Bảo Khang đỡ Minh Huy dậy, dìu anh ta vào nhà.
Sau màn chào hỏi người lớn và giải thích chuyện tại sao cả hai bị ướt nhèm nhem như thế này, cả hai mới được phép thay đồ và nghỉ ngơi. Do nhà chỉ còn một phòng trống nên hai người họ sẽ ngủ cùng nhau trong căn phòng này.
“Anh cứ nằm đây nghỉ ngơi đi, em đi ra ngoài nằm võng được rồi.”
“Em nằm đây đi, anh ra ngoài đó nằm cho.”
“Không được đâu! Dù gì thì anh cũng là khách mà, với lại em…”
Tựa hồ như đoán được ý Bảo Khang sắp nói sẽ làm không khí mất vui, Minh Huy xen ngang:
“Không sao đâu! Em không còn giận anh là tốt rồi.”
Bảo Khang nghe xong, trong lòng suy nghĩ cái gì đó rồi cười thầm một mình.
Ngủ đi được một lúc, Minh Huy tỉnh dậy trong trạng thái không biết gì hết. Anh ta không biết mình đã ngủ được bao lâu nữa...