Ngay trước cổng chùa Pháp Vân, bọn ta gặp Ngô Chân Lưu và Đại Thiên đang đi cùng nhau, sắp sửa bước vào chùa. Nhà sư kia không thay đổi, vẫn khuôn mặt thanh thoát, vẫn cặp mắt sáng ngời, tính cách dường như có phần chín chắn thâm trầm hơn. Ngô Chân Lưu đương nhiên không biết ta, Đại Thiên kia cũng xem như là quen biết. Chúng ta liền chào hỏi hàn huyên một lúc. Thì ra Ngô Chân Lưu và Đại Thiên gặp nhau trên đường nhà sư đi tìm hiểu về Phật pháp, sau mấy lần đàm đạo, Chân Lưu nhận ra Đại Thiên có một hiểu biết rất thâm thúy và sâu sắc về đạo Phật liền ngỏ ý mời anh ta đi tìm hiểu cùng mình. Sẵn dịp đang bôn ba nên Đại Thiên vui vẻ đồng ý. Hai người đã đến thành Luy Lâu một thời gian, Chân Lưu ngụ trong chùa Pháp Vân còn Đại Thiên thuê một phòng trọ ở khách điếm bên ngoài. Khi ta giới thiệu mình là sứ giả của triều đình, Ngô Chân Lưu lập tức trở nên vui vẻ còn Đại Thiên không tỏ rõ thái độ gì.
Thiền sư trụ trì chùa Pháp Vân đã tiếp đón ta rất chu đáo, nhưng thiền sư khá bận rộn nên Chân Lưu đứng ra nhận trách nhiệm sẽ dẫn ta đi thăm các ngôi chùa nằm trong vùng Vũ Ninh này. Ta vui mừng không để đâu cho hết.
Chân Lưu dẫn ta, Đại Thiên và hai hộ vệ đi một vòng chùa Pháp Vân, giới thiệu về kiến trúc, cách bố trí nhà, chùa, tháp, các bức tượng được đặt trong chùa. Chúng ta say sưa ngắm nhìn các pho tượng được điêu khắc tỉ mỉ, ngôi tháp cao và những ao sen trắng, hoa súng tím xen lẫn vào nhau. Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp đặc trưng nhất của một ngôi chùa. Mọi người quyết định nghỉ dừng chân tại bộ bàn ghế gỗ đặt dưới cây đa cổ thụ khổng lồ. Tại đây Chân Lưu say sưa kể chuyện về thiền sư Khâu-Đà-La và Phật mẫu Man Nương.
Những ngày sau đó, Chân Lưu dẫn ta cùng Đại Thiên đi khắp hệ thống chùa chiền ở vùng đất trung tâm của Phật giáo này. Mỗi ngôi chùa có những nét riêng biệt, những câu chuyện riêng, đều được nhà sư trẻ giới thiệu và kể một cách rất tự hào. Ba chúng ta cũng từ đó mà trở nên thân thiết, có lúc say sưa luận đàm về Phật pháp đến nỗi Phùng Tứ phải lên tiếng nhắc nhở, ta mới biết đã qua giờ Tuất mà chúng ta vẫn chưa dùng cơm tối. Những khi Chân Lưu bận việc trong chùa, ta lại cùng Đại Thiên rong ruổi trên khắp thành Luy Lâu. Tiếp xúc với Đại Thiên mới thấy ta và hắn có rất nhiều điểm chung, giống như đã thân quen từ lâu vậy. Hắn và ta có thể ngồi hàng giờ trong một quán trà đạo, chỉ im lặng ngồi uống trà, nhìn ngắm người qua lại trên phố, tuyệt nhiên không nói năng gì, vậy mà không hề cảm thấy khó chịu hay ngượng ngùng. Đôi lúc chúng ta lại cùng say sưa lắng nghe khúc đàn bầu trong một góc tửu quán. Chiếc đàn chỉ gồm một dây này lại có thể tạo ra những thanh âm rất đặc trưng, khi buồn bã, khi da diết, khi ngọt ngào.
Đại Thiên vốn không phải người bình thường, ta tuy đã bị rút đi tiên pháp, không còn nhãn lực nhưng cũng nhìn ra được khí chất siêu phàm của hắn. Vả lại kiến thức hắn cũng rất sâu rộng, không chỉ về vấn đề Phật pháp. Bất cứ câu hỏi về lĩnh vực nào đó mà ta đặt ra cũng được hắn giải đáp một cách kỹ lưỡng và khiến ta tâm phục khẩu phục. Đối với mọi chuyện hắn dường như đều đã biết rõ nên luôn tỏ ra hờ hững, không có hứng thú với bất kỳ cái gì. Vậy nhưng từ hắn, ta cảm nhận được sự ấm áp, đáng tin cậy. Vẻ ngoài hắn tuấn lãng, ưa nhìn, không gọi là xuất sắc, nhưng đôi lúc ta lại thấy đáng lẽ hắn phải đẹp hơn thế mới phải.
Đông qua xuân tới, ta dường như mải rong chơi mà quên mất khái niệm thời gian, thoắt một cái đã sang năm mới Quý Sửu. Lần đầu tiên ta được đón Tết Nguyên Đán dưới dương gian nên không tránh khỏi phấn khích. Đêm giao thừa, sau khi dự đại lễ đón năm mới trong chùa Pháp Vân, Ngô Chân Lưu tiếp tục ở lại để tụng kinh, ta hăm hở xắn tay áo chạy ra ngoài phố xá tấp nập. Đại Thiên nhìn vẻ háo hức của ta, tự nhiên mà bật cười. Ta bỗng dưng ngây ngốc đứng nhìn hắn cười, cảm thấy còn đẹp hơn cả pháo hoa đang nở đầy trời. Đại Thiên không để ý, kéo ống tay áo ta lôi đi:
- Ta dẫn đệ đến một nơi.
Nơi Đại Thiên dẫn ta đến lại là một quán ăn bé xíu ở góc phố. Quán ăn này chỉ vẻn vẹn có dăm, sáu cái bàn, quanh mỗi bàn là hai chiếc ghế gỗ tròn thấp tè, hai người ngồi đã thấy chật, Phùng Tứ và Hải Bình phải ngồi ở chiếc bàn bên cạnh bọn ta. Ta quay quay người, quán bé nhưng lại tạo cảm giác ấm áp lạ lùng. Đại Thiên gọi hai bát canh cá to. Đợi một lúc thì hai bát đại nghi ngút khói được bưng ra, mùi thơm ngào ngạt. Trong bát là một con cá chép to đang ẩn mình giữa đám dưa muối, cà chua, thì là… Ta kiên nhẫn ngồi chờ Đại Thiên tỉ mỉ dùng đũa xé mình cá trắng phau ra, sau đó múc cho ta một bát đầy. Hắn nói:
- Giao thừa năm ngoái ta may mắn được một người bạn dẫn đi ăn tại quán này, sau đó rất ấn tượng với món canh cá ở đây. Năm nay quả thực không thể bỏ lỡ.
Ta cười híp mắt, vốn tưởng hắn giống như thần tiên thoát tục, thì ra cũng có sở thích ăn uống bình thường này. Ta húp thử một thìa nước canh, cảm nhận luôn được ngũ vị, mùi thơm ngậy không hề bị tanh của cá, vị chua vừa phải của dưa muối và cà chua, mùi cay nồng của ớt, vị mặn ngọt của nước dùng. Tất cả hòa quyện với nhau xóa tan đi cái lạnh giá của mùa đông, khiến ta cảm thấy trên đời không thể có món nào hoàn mỹ hơn nó. Đại Thiên chỉ yên lặng nhìn ta ăn, hắn còn gọi thêm vài món nữa cũng đậm đà hương vị, ta chỉ nếm sơ qua đã no muốn xỉu.
Ta vác cái bụng no căng, lấy lại vẻ háo hức ban đầu, đi đón lễ giao thừa. Ta sà vào các nhà đốt pháo, hỉ hả lắng nghe tiếng pháo đì đùng bên tai. Sau đó lại ghé qua những nơi đang gói và nấu bánh chưng, bánh dày, ngắm nghía những chiếc bánh căng mọng đẹp đẽ và đặc trưng nét truyền thống này. Người đi lại rộn ràng trên phố, quán xá tấp nập khách vào ra. Ta chen giữa dòng người, tận hưởng từng trò chơi, từng khoảnh khắc, từng hoạt động đang diễn ra. Phùng Tứ và Hải Bình theo ta muốn hụt hơi, trong khi đó Đại Thiên luôn bắt kịp ta mà vẫn giữ được dáng vẻ thong dong, tự tại. Lúc ta và hai người hộ vệ đang say sưa đứng xem người ta biểu diễn trò múa rối nước. Đại Thiên biến đi đâu mất một lúc, lát sau quay lại dúi vào tay ta một chiếc đèn trời. Phùng Tứ và Hải Bình hì hục thắp đèn, sau đó đưa cho ta ước. Đúng vào thời khắc giao thừa, năm mới Quý Sửu đến, tiếng pháo tét nổ inh tai, pháo hoa bay rợp trời, ta thả nhẹ chiếc thiên đăng trên tay, cùng với hàng trăm, hàng nghìn chiếc đèn khác, theo gió bay lên trời. Đêm đó rất vui, ta cứ cười mãi không ngậm miệng lại được, chỉ ước thời gian có thể dừng lại.
Sau ba ngày Tết chè chén và chơi bời no say, ta chợt giật mình nhận ra năm tử của mình đã đến, việc cần làm phải làm gấp, không thể trì hoãn thêm được nữa. Ta liền dành một ngày để thảo luận với Đại Thiên và Chân Lưu những việc cần thiết phải ghi lại để gửi lên hai vị Vương về tình hình chùa chiền và Phật giáo ở thành Luy Lâu.
Hôm sau, Đại Thiên có việc bận, ta cũng kiếm việc để sai Phùng Tứ và Hải Bình rời khỏi chùa. Cuối cùng thì cũng có cơ hội được gặp riêng Ngô Chân Lưu. Ta dạm hỏi:
- Đại sư Chân Lưu, thầy có ý định trở về Cổ Loa cùng với tại hạ để tiếp tục luận bàn việc xây dựng chùa chiền hay không?
Chân Lưu khiêm tốn nói:
- Bần tăng tự cảm thấy hổ thẹn, kiến thức về Phật pháp vẫn chưa gọi là nhiều, nếu có thể thì còn muốn đi về phía biển sau đó vòng lại vùng núi, không dám đi theo để làm lỡ mất hành trình của thí chủ.
Ta cũng thẳng thắn mà thổ lộ:
- Không giấu gì đại sư, Thiên Sách Vương vẫn luôn có ý định mời thầy ghé qua thành Cổ Loa một lần, chẳng hay thầy có thể dành thời gian hay không?
Chân Lưu có chút ngỡ ngàng, hỏi lại:
- Là Thiên Sách Vương sao?
- Phải! - Ta khẳng định.
Chân Lưu suy nghĩ một lúc rồi kiên quyết lắc đầu:
- Bần tăng đã thề một lòng hướng Phật, cũng chẳng còn gì để vấn vương với chốn ấy. Cảm phiền thí chủ nhắn lại với ông ấy rằng: Bần tăng đã được cảm hóa Phật pháp, cả đời này không có điều gì phải nuối tiếc.
Ta lại nói:
- Đại sư Chân Lưu, mong thầy suy nghĩ cho kỹ càng. Nếu ta nói đó là lời nguyện ước của một người cha thì sao?
Chân Lưu mở lớn cặp mắt nhìn ta, tay phải nắm lấy chuỗi tràng hạt đeo trên cổ, tay trái chụm lại để trước ngực:
- Xin hỏi thí chủ, ngài là…?
Ta mỉm cười:
- Tại hạ họ Ngô, tên thật là Ngô Nam Hưng, là tam đệ của Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương.
Chân Lưu cúi đầu, một lúc lâu sau mới ngẩng lên nói với ta:
- Thí chủ, có thể để bần tăng suy nghĩ thêm không? Ngày mai bần tăng sẽ có câu trả lời.
Ta gật đầu. Sau đó Chân Lưu rời đi, còn ta trở về khách điếm sai Phùng Tứ và Hải Bình thu dọn đồ đạc, tầm một vài ngày nữa là lên đường trở về kinh thành.
Hai ngày sau, chúng ta năm người năm ngựa thong dong tiến về phía thành Cổ Loa. Ngô Chân Lưu cuối cùng cũng đồng ý gặp Thiên Sách Vương. Đại Thiên nói có việc cần làm ở kinh thành nên đồng hành cùng bọn ta luôn.
Năm người chúng ta trở về kinh thành trong sự chào đón hân hoan của mọi người. Ta giới thiệu Ngô Chân Lưu và Đại Thiên là những vị khách am hiểu về Phật pháp, có góp phần to lớn trong chuyến đi vừa rồi của ta, Nam Tấn Vương tiếp đón hai người rất nhiệt tình, Thiên Sách Vương không bộc lộ nhiều, trong đáy mắt có hàng vạn điều muốn nói. Ngô Chân Lưu khiêm nhường, chỉ xin ở trong một gian phòng nhỏ trong cung của Thiên Sách Vương, bên cạnh chỗ ở của ta. Đại Thiên dường như cũng rất rảnh rỗi, vui vẻ chấp nhận một căn phòng nhỏ khác bên kia phòng Chân Lưu, chẳng hiểu sao ta lại lấy làm vui mừng vì điều đó. Mấy ngày sau ta giải quyết các bản báo cáo đã gửi về kinh trước đó, Chân Lưu và Đại Thiên có tham gia hỗ trợ. Hai người bọn họ còn dành thời gian giúp ta phân tích và nghiên cứu những ngôi chùa, ngôi miếu, am tự cần thiết phải tu bổ, lượng kinh phí cần thiết… Công việc kể ra cũng nhiều, mất hai tuần mọi kế hoạch bắt đầu trở nên có quy củ và rõ ràng hơn, lúc này mọi người mới có thời gian để làm những việc khác. Đại Thiên ngỏ ý muốn nhờ ta cùng huynh ấy đi thăm thú và xem xét việc giao thương ở kinh thành. Ta tuy không có kinh nghiệm thực tế nhưng trước đây cũng đã đọc nhiều sách về nghệ thuật buôn bán, vả lại không hiểu sao không thể mở lời từ chối. Vậy nên Đại Thiên và ta cùng Phùng Tứ, Hải Bình đi theo bảo vệ lại cùng nhau rong ruổi trên khắp kinh thành Cổ Loa. Ngày hôm sau, Ngô Chân Lưu đến gặp ta và từ biệt lên đường. Đại Thiên vẫn còn việc ở kinh thành chưa xong nên không đi cùng nhà sư. Chân Lưu vái chào hai vị vương, sau đó ta và Đại Thiên tiễn nhà sư một đoạn. Chẳng biết cha con họ đã nói với nhau những gì, chỉ thấy đôi mày của Chân Lưu luôn chau lại, bước chân cũng trở nên nặng nề hơn.
Càn Hưng háo hức thông báo cuối tháng giêng đệ ấy sẽ tổ chức yến tiệc mừng ngày sinh của ta, cũng coi như chúc mừng ta lập công trở về. Ta vui vẻ đồng ý, trong lòng ngầm hiểu đây là ý của thái hậu. Ngay từ ngày ta về kinh và bái kiến người, mẫu hậu đã vội vàng bóng gió xa gần chuyện chọn vợ cho ta. Lúc này chắc là không thể né tránh và trì hoãn được nữa.
Ta vẫn thản nhiên đi tìm hiểu việc buôn bán cùng Đại Thiên, yến tiệc giao hết cho Càn Hưng chuẩn bị. Nam Tấn Vương dường như cũng rất quý Đại Thiên, luôn miệng khen hắn tài giỏi trước mặt mọi người, còn thường xuyên cho vời hắn vào cung để luận bàn chuyện phát triển giao thương của đất nước.
Bên cạnh đó, từ ngày Ngô Chân Lưu rời khỏi kinh, Thiên Sách Vương ngày càng trở nên xuống dốc. Không những chuyên quyền, công khai muốn gạt hẳn Nam Tấn Vương khỏi việc triều chính, còn làm những chuyện khiến muôn dân oán thán. Mắt nhắm mắt mở để mặc cho đám quan tham vơ vét hết của dân, liên tục mở đợt tuyển chọn các mỹ nhân trên khắp đất nước để nạp vào hậu cung, tham dự những buổi tiệc rượu của bè lũ nịnh thần diễn ra ngày này qua ngày khác. Thái hậu buồn lòng, Nam Tấn Vương can ngăn không đặng. Ta dù sao cũng đã hoàn thành nguyện ước với Ngô Xương Ngập, chuyện triều chính thì càng không muốn can dự vào. Nhưng cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, để mặc Xương Ngập như vậy.
Đêm trăng rằm đầu xuân, Đại Thiên được Nam Tấn Vương gọi sang cung của hắn, ta tạm thời rảnh rỗi nên lại bày rượu giải sầu dưới trăng. Ta dặn cung nữ làm nhiều món nhắm một chút. Bầu rượu chưa hết quá nửa mà đồ ăn trên bàn đã vơi đi không ít, quả nhiên một bóng người quen thuộc lại xuất hiện, ngồi xuống đối diện ta. Ta không nói gì, chỉ lấy thêm chén, rót đầy rượu sau đó đặt trước mặt người kia. Người đó cũng không nói gì, đưa chén rượu lên uống cạn một hơi rồi lại đặt chén xuống. Hai chúng ta chỉ ngồi uống rượu, tuyệt nhiên không nói chuyện, giống như ngày đầu thời xưa. Chén sóng sánh đầy rượu, bánh trôi nước tròn lẳn, đĩa lạc rang vàng ươm, tất cả đều được tắm trong ánh trăng. Thiên Sách Vương ngồi trước mặt ta, trăng vàng chiếu lên bộ quần áo lụa là gấm vóc, làm cho nỗi cô độc của hắn dường như càng trở nên rõ nét hơn. Ta có một chút cảm thông với hắn, dù sao thời gian ta sống ở đây cũng không còn nhiều nữa, liền nói:
- Đại sư đã sớm một lòng hướng Phật, không màng danh lợi vinh hoa, đó cũng là điều tốt. Thiên Sách Vương đừng lấy làm phiền muộn, muôn dân bá tánh thật sự đang rất cần sự anh minh và sáng suốt của người.
Ngô Xương Ngập đặt mạnh chén rượu xuống, hắn cũng như ta, đã uống khá nhiều. Hắn hỏi, không liên quan đến việc ta vừa nói:
- Nếu ta hỏi ngươi một lần nữa câu hỏi trước đây, ngươi vẫn giữ nguyên câu trả lời?
Ta biết hắn đang nói đến chuyện gì, khẽ thở dài, nhìn thẳng vào mắt hắn. Ta nhắc lại câu đã từng nói:
- Thần đã thề trung thành với ai ngay từ đầu thì há gì cái mạng bé nhỏ này!
Xương Ngập không nói gì, đứng dậy rời khỏi bàn rượu. Ta cũng tự hiểu, đây là lần cuối cùng uống rượu của hai người chúng ta. Trăng treo trên đầu, hoa đào đầu xuân chớm nở trên cành cây khẽ rung rung trong gió. Ta nhớ Bạch Vân Sơn, nhớ những cánh đỗ quyên vàng của mùa xuân, nên quay về thôi…
Yến tiệc linh đình, cung nữ chuẩn bị cho ta một bộ đồ trắng điểm thêm vài chiếc lá cây bằng ngọc dưới tà áo, đơn giản nhưng cũng rất tinh tế. Ta vui vẻ ngồi xuống chỗ Càn Hưng đã bố trí trước, ngay phía dưới chỗ của thái hậu và hai vị vương. Yến tiệc ồn ào, đàn sáo tưng bừng, vũ nữ say sưa biểu diễn các điệu múa mê người, đồ ăn thức uống không thiếu thứ gì. Bá quan văn võ đua nhau đến chúc rượu thái hậu, hai vị vương và ta. Các vị tiểu thư con nhà đại quan được mẫu hậu mời đến, tập trung đông đủ ở dãy ngay bên tay phải ta, quả nhiên toàn là các mỹ nhân hoa nhường nguyệt thẹn. Đại Thiên ngồi dưới ta mấy dãy ghế, hắn chưa đến chúc rượu nhưng vẫn luôn dõi về phía này. Thái hậu thấy ta không để ý gì đám mỹ nhân mà người đã cất công chuẩn bị đã bực mình rời khỏi tiệc sớm. Rượu ngà ngà say, các bá quan lần lượt cáo việc về trước. Chỉ còn lại Xương Văn và Càn Hưng đang vui vẻ chúc rượu nhau, Xương Ngập uống rượu rất cầm chừng, Đại Thiên đang được một vị tiểu thư bắt chuyện. Ta không còn người đến chúc rượu, đang định kiếm cớ rời khỏi đây thì thấy Càn Hưng cười cười tiến lại phía mình:
- Nam huynh, đệ biết huynh đã rượu no say mà vẫn chưa có món gì trong bụng. Đệ đã chuẩn bị trước món mà huynh thích nhất. Đợi lúc thích hợp mới mang ra.
Nói rồi Càn Hưng đưa mắt cho một cung nữ gần đó, một lúc sau cười bí hiềm, đích thân đặt trước mặt ta một bát nhỏ. Ta tò mò nhìn hắn chỉ thấy hắn cười hì hì, những người còn lại của buổi tiệc cũng đang chú ý lại đây. Ta mở nắp bát ra một cách từ tốn, mùi gừng xông lên mũi, những chiếc bánh trôi to tròn, trắng trẻo chen chúc nhau trong bát nước xâm xấp. Ta mỉm cười với Càn Hưng, vui vẻ nói:
- Cảm ơn Càn đệ!
Càn Hưng cười tít mắt. Ta nhớ không có mấy người biết ta thích ăn bánh trôi nước, Càn Hưng cũng không biết. Ta nhìn lên cao, Xương Văn và Xương Ngập đều đang cười nhìn về phía này, trong ánh nhìn không có gì kỳ lạ. Ta liếc về phía Đại Thiên, hắn đã rời khỏi chỗ ngồi, đang tiến về hướng này. Ta lấy muỗng múc một chiếc bánh to nhất, đưa lên miệng, cảm thấy mùi vị này quả nhiên hoàn hảo. Vài giây sau, muỗng bánh trôi trong tay ta rơi xuống, miệng nôn ra một ngụm máu, sau đó toàn thân ngã xuống đất. Hình ảnh cuối cùng nhìn thấy là vạt áo thiên thanh của Đại Thiên bay đến trước mặt, đôi tay hắn kịp đỡ lấy thi thể của Nam Hưng.
Mùa Xuân năm Quý Sửu, Ngô Nam Hưng bị trúng độc ngay trong bữa tiệc mừng ngày sinh, toàn bộ thái y được truyền đến đều không thể cứu chữa. Ngô Càn Hưng bị buộc tội đầu độc anh trai mình, nhất định không chịu nhận tội, bị giam vào đại lao và đã tự sát trong đó. Bi kịch bi thảm sớm bị chôn vùi theo thời gian.
Cuối cùng thì cũng có thể lên đường, Thiên Sách Vương cử năm người tinh thông võ nghệ, một người hầu cận đi theo bảo hộ cho ta. Ta liếc đội quân phía trước và phía sau, len lén thở dài sau đó thúc ngựa phóng đi.
Cảm giác phi ngựa qua những con đường thành quách mấp mô, cánh đồng thảo nguyên bao la, những rừng cây cao vút, đồi núi quanh co, thật không ngờ lại thú vị đến vậy. Giờ ta đã hiểu vì sao các bậc anh hùng lại thích hành tẩu giang hồ, đại huynh tại sao lại suốt ngày bôn ba khắp nơi. Thì ra cảm giác phiêu diêu tự tại chính là đây.
Hiện tại đang là mùa thu năm Nhâm Tý, ta cũng không có gì phải vội, vui vẻ kết hợp giữa công việc sứ giả được giao cùng với tận hưởng những tháng ngày rong chơi dưới dương gian. Chỉ có điều mang theo tận sáu người hộ tống hình như hơi phiền, ta cũng không thể thoải mái cưỡi ngựa thưởng ngoạn cảnh đẹp hay nếm thử tất cả các món ăn ngon ở những vùng ta đặt chân đến.
Nơi đầu tiên ta muốn đến đương nhiên là Khai Quốc Tự, nơi Ngô Chân Lưu từng thọ giới cụ túc với thiền sư Vân Phong.
Một hộ vệ mặt mũi khá sáng sủa, nghe ta nói muốn đến chùa Khai Quốc trước tiên vội lên tiếng ngăn cản:
- Chủ tử, tiểu nhân trộm nghĩ, hiện giờ nơi tập trung đông đảo chùa chiền nhất chính là thành Luy Lâu vùng Vũ Ninh. Tại sao chúng ta không đến đó trước rồi lại vòng về Đại La sau?
Ta nhìn hắn một lát rồi nhẹ nhàng hỏi:
- Ngươi tên gì?
Hắn hơi ngỡ ngàng sau đó dõng dạc trả lời:
- Tiểu nhân tên Phùng Tứ, là đội trưởng đội hộ vệ số năm.
Ta gật gù, cân nhắc về việc giữ hắn lại bên cạnh, phân tích cho hắn hiểu:
- Chính vì thành Luy Lâu là nơi tập trung các ngôi chùa, sẽ cần rất nhiều thời gian ở đó nên ta chọn Vũ Ninh là vùng cuối cùng chúng ta đặt chân đến.
Phùng Tứ hiểu ý ta, thôi không thắc mắc, ra lệnh cho đội hộ vệ lên đường theo chỉ đạo. Bọn ta cưỡi ngựa đến chùa Khai Quốc khi trời đã nhá nhem tối, ta một mình vào chùa mang theo bức thư của Thiên Sách Vương, diện kiến thiền sư Vân Phong. Sau đó ta sai người tìm một khách điếm phía ngoài để nghỉ ngơi, tránh ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của chùa. Sáng hôm sau, ta dậy sớm để vào chùa, chỉ mang theo hai người hộ vệ. Ta tự xưng mình là Tam Hưng, đơn thuần là sứ giả của triều đình để tránh tai mắt không đáng có. Ta dành cả buổi sáng đàm đạo với thiền sư Vân Phong về Phật pháp, hỏi người một số vấn đề liên quan đến việc thuyết giáo, việc truyền bá đạo Phật trong dân chúng. Ba chúng ta được mời bữa cơm chay đạm bạc nhưng rất ngon miệng. Buổi chiều, ta mang theo một người hộ vệ có vẻ ít nói và kín tiếng nhất trong đám tên là Hải Bình, đi dạo trong thành Đại La. Sau khi nếm đủ mọi món ngon mà ta nhìn thấy trên đường, đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm thành Đại La, mặt trời đã dần khuất sau núi, ta quay sang hỏi tên hộ vệ vẫn yên lặng từ đầu buổi đến giờ:
- Hải Bình, theo ngươi, buổi chiều hôm nay chúng ta rút ra được kết luận gì?
Tên hộ vệ gãi đầu gãi tai, thật thà nói:
- Chủ tử, tiểu nhân nói thật mong ngài đừng giận. Suốt buổi chiều nay, tiểu nhân chỉ biết được là mấy món ăn ven đường dù rẻ tiền nhưng rất ngon, các món thịt và cá ở quán ăn đông khách nhất thành đều hơi mặn. Các con phố, ngõ hẻm toàn là mùi của ngũ tạng động vật, lông gà lông vịt rải khắp nơi…
Ta gật gù hài lòng, không uổng công tin tưởng mang hắn đi theo, những người ít lời thường có mắt quan sát rất tốt.
Hôm sau, ta dành cả ngày để nghiên cứu về kiến trúc và cách bố trí sắp xếp của ngôi chùa. Thiền sư Vân Phong bận giảng đạo cả ngày nên ta cũng không muốn làm phiền. Ta có ghé qua pháp đường một lát, thấy thiền sư đang rất tập trung vào bài giảng, phía dưới chủ yếu là các vị tăng ni và chú tiểu chăm chú lắng nghe, có rất ít Phật tử là dân thường. Buổi tối, ta thảo ngay một bức thư báo lại tình hình để gửi về Cổ Loa. Đại khái trong thư kể lại sự xuống cấp cần phải tu bổ của một số nơi trong chùa Khai Quốc. Tiếp đó ta nói về phương pháp giảng dạy và truyền bá kinh pháp của nhà chùa. Sau cùng ta nói về việc người dân vẫn chưa thực sự chú ý lắm đến đạo Phật, vẫn giữ thói quen ăn mặn và giết mổ động vật tràn lan.
Hôm sau ta xin phép thiền sư Vân Phong được nghiên cứu các loại sách về Phật giáo đang được lưu trữ tại chùa. Thiền sư lập tức sai một vị tăng ni dẫn ta đến nhà kho lưu sách. Ta xem xét mấy cuốn sách quý, cảm thấy nếu có thể chép lại chúng để lưu truyền cho muôn đời sau thì thật tốt. Một lúc ta vô tình hỏi thăm về nhà sư Ngô Chân Lưu, vị tăng ni kia liền trả lời:
- Thưa thí chủ, nhà sư Ngô Chân Lưu trước đây đúng là có thọ giới cụ túc tại chùa này. Sau đó, thiền sư Vân Phong đã cho phép thầy đi tham vấn Thiền học ở khắp nơi. Hiện thầy đang ngụ tại nơi nào thì không ai biết được.
Ta khẽ thở dài, xem ra đúng là phải tự mình đi tìm thật.
Quá trưa, ta sai một người hộ vệ mang bức thư ta soạn lúc tối về thành Cổ Loa, còn lại sáu người chúng ta từ biệt thiền sư Vân Phong cùng các tăng ni chùa Khai Quốc, tiếp tục lên đường.
Chúng ta tiến về phía Nam, bắt gặp bất cứ chùa chiền hay miếu hoang, am tự nào cũng dừng lại quan sát. Ta tập hợp rồi viết thư tay, sai một người hộ vệ mang về kinh thành. Chẳng mấy chốc đội quân sáu người ban đầu chỉ còn lại hai, tên hầu cận vướng víu chân tay cũng đã bị ta sai mang thư về, chỉ giữ lại Phùng Tứ nhanh nhẹn, hiểu biết và Hải Bình trầm lặng, hay quan sát. Trên đường đi gặp khá nhiều gian truân, bị cướp chặn trong hẻm núi, bị kẻ gian trộm mất túi tiền. Cũng may mấy người hộ vệ đều có võ nghệ cao cường, còn ta nhanh ý chia nhỏ số tiền mang theo, phát cho mỗi người một túi dắt ở lưng quần, mất túi này còn có túi khác mà dùng.
Khi ta khăng khăng tiến về phía Hoa Lư, Phùng Tứ ngăn cản mãi không được đành phải nghe theo. Ta biết đây là địa phận của người họ Đinh mà Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đã từng đích thân đi dẹp loạn nhưng thất bại. Chỗ này địa hình núi non hiểm trở, rất thích hợp cho bọn sơn tặc làm địa bàn lâu dài. Nhưng biết đâu được Ngô Chân Lưu đang lưu lạc tại chốn này, có ai lại đi cướp tiền và gây khó dễ cho một nhà sư nghèo khổ đang đi khất thực bao giờ. Chúng ta đến đền Đông Hội và ở lại một ngày, vẫn không thấy tung tích của Ngô Chân Lưu. Trên đường đi và về may mắn không gặp phải thổ phỉ, xem ra người họ Đinh đó cai quản vùng đất này không tệ. Không cần Phùng Tứ và Hải Bình ngăn cản, ta cũng không có ý định đi sâu vào các vùng loạn lạc Ái Châu và Hoan Châu làm gì. Ba người chúng ta thúc ngựa quay lại, thẳng tiến đến thành Luy Lâu ở vùng Vũ Ninh. Lúc này thời tiết đã sang đông, gió rét căm căm, cưỡi ngựa chạy liên tục trên đường đúng là cơn ác mộng. Cuộc hành trình nhiều lúc phải dừng lại do thời tiết quá khắc nghiệt, thành ra khi đến được thành Luy Lâu, cũng đã là cuối năm, sắp sửa bước sang năm mới, năm Quý Sửu.
Đến thành Luy Lâu thì đã nhá nhem tối, trời đang mưa rả rích, lạnh đến thấu xương. Bọn ta dừng lại trước một quán ăn có vẻ đông khách. Ta run lẩy bẩy đưa nón, áo tơi và ngựa cho Phùng Tứ, sai Hải Bình đi kiếm một khách điếm để thuê phòng trọ. Bước vào quán ăn, cảm giác ấm áp lùa vào mọi ngóc ngách cơ thể, ta mang đôi giày ướt sũng lê bước đến một bàn trống phía góc trong cùng, Phùng Tứ vừa vào liền vội vàng đi gọi món. Chợt một tên thiếu niên to béo ở dãy bàn giữa đứng bật dậy, va vào người làm ta suýt ngã. Gã liếc ta một cái rồi lật đật đi mất. Ta có cảm giác chuyện gì đó không đúng vừa xảy ra, định quay lại gọi Phùng Tứ thì nhìn thấy một vị công tử đang đạp cho gã béo một cước ngã lăn ra đất. Vị công tử đó nói:
- Tiểu tử, ngươi quên gì kìa?
Sau đó lấy từ trong người hắn ra một bọc tiền quen thuộc, ném về phía ta:
- Ngươi quên trả lại tiền cho công tử đây rồi!
Ta tóm lấy bọc tiền, đầu óc mịt mờ âm u. Đây là bọc tiền duy nhất còn lại của ba người chúng ta, nếu để mất không biết sẽ phải sống thế nào trong những ngày sắp tới. Phùng Tứ đã quay lại, kịp hiểu sự việc, túm lấy gã thiếu niên đó và sắp sửa cho hắn một trận. Ta lên tiếng ngăn cản:
- Phùng Tứ, chỉ là một gã thiếu niên mới lớn chưa biết suy nghĩ, tha cho nó.
Phùng Tứ nghe lời ta, đá cho gã đó một cú lăn cù ra cửa, quát lên:
- Cút! Đừng có để chủ tử ta nhìn thấy mặt một lần nữa.
Chủ quán và bọn tiểu nhị chạy đến, rối rít xin lỗi. Ta xua xua tay, không có ý làm to chuyện, bọn họ liền lập tức lui về quầy. Lúc này mới có dịp nhìn đến vị ân nhân của ta, mắt phượng mày ngài, dáng thanh cao mặc một bộ đồ màu xanh lam nhạt làm tôn lên nước da trắng trẻo, tóc được búi lại gọn gàng ở trên đầu, trong đáy mắt thấp thoáng một tia vui vẻ, khí chất không tệ. Ta lên tiếng:
- Đa tạ vị công tử đã ra tay nghĩa hiệp. Xin được mạn phép hỏi quý danh cùng chỗ ở, sau này có dịp nhất định sẽ trả ơn.
Hắn cười:
- Vị huynh đệ này không cần khách sáo. Ta chỉ thấy chuyện bất bình giữa đường không thể làm ngơ, không dám nhận là ơn huệ.
Ta liếc thấy hắn đang ngồi một mình, vui vẻ nói:
- Nếu công tử không chê, xin mời dùng bữa cùng thầy trò chúng tôi, chỉ là vài món ăn đạm bạc, thêm người thêm ngon miệng.
- Công tử đã có lòng, ta sẽ không khách sáo.
Sau đó tự nhiên như đã thân quen từ lâu, chúng ta tiến lại bàn và ngồi xuống đối diện nhau. Hải Bình cũng vừa về, đồ ăn và rượu nhanh chóng được dọn ra. Ta vốn là người không câu nệ lễ nghĩa, Phùng Tứ cùng Hải Bình đi theo ta lâu cũng hiểu được. Hai người bọn họ cắm cúi ăn uống, ta và vị công tử kia thong thả vừa ăn vừa trò chuyện. Người đó tên là Đại Thiên, vốn là người ở thành Đại La, đang đi chu du khắp thiên hạ. Ta cũng chỉ nói qua là chủ tớ bọn ta đang đi công chuyện cho người nhà.
Sau bữa ăn, chúng ta cáo biệt nhau ở trước cửa quán, hẹn ngày tái ngộ. Ta nhìn những hạt mưa bay bay rơi xuống chiếc ô màu tím của hắn, nhìn những bước chân tiêu sái như không hề nhiễm bụi trần, trong lòng bỗng quặn lên một cái. Ta lên tiếng gọi:
- Hải Bình.
Hải Bình hiểu ý, đội nón, che áo tơi cho ta sau đó thấp giọng nói:
- Chủ tử, người này lai lịch không rõ ràng, khí chất lại phi phàm, chắc hẳn có xuất thân không tầm thường. Nếu có gặp lại, chủ tử nên cẩn trọng.
Ta gật đầu, rất giống ý ta. Sau đó Phùng Tứ mang ngựa đến, ba người chúng ta cưỡi ngựa trong mưa, trở về khách điếm.
Tối hôm đó, ta có một giấc mơ. Ta mơ thấy lúc ta còn nhỏ khoảng năm ngàn tuổi, đang ở tại cung của mẹ nuôi trên Thiên Đình. Một ngày ta gặp một cậu bé trạc tuổi, tóc đen hơn tóc mẹ Mai Ly, mắt phượng sắc sảo, da trắng hơn da ta, miệng cười sáng hơn cả ánh dương phía sau cậu ấy. Trước đến giờ ta đã tưởng anh hai Huy Ly là người con trai đẹp nhất trên thế gian, không ngờ còn có người đẹp hơn anh ấy rất rất nhiều. Cậu bé đó cười rạng rỡ nắm lấy tay ta:
- Tiểu Thiên, ta có thể chơi cùng muội không?
Ta cứ cười một cách ngây ngốc để yên cho cậu ấy nắm tay lôi đi.
Sáng mai tỉnh dậy, nụ cười ngây ngốc vẫn đang đọng lại trên môi, ta đang thẫn thờ ngồi nhớ lại giấc mơ thì có tiếng Phùng Tứ khẽ gọi bên ngoài. Ta vội chuẩn bị mọi thứ để tiếp tục lên đường. Trời còn giá lạnh nhưng không mưa nữa, ta nhìn bầu trời vẫn còn xám xịt nhưng khô ráo, tâm trạng thật tốt, có cảm giác hôm nay sẽ gặp được chuyện vui.
Quả nhiên, khi ba người chúng ta dừng ngựa trước cửa chùa Pháp Vân, gặp được một lúc hai người quen.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Ngay trước cổng chùa Pháp Vân, bọn ta gặp Ngô Chân Lưu và Đại Thiên đang đi cùng nhau, sắp sửa bước vào chùa. Nhà sư kia không thay đổi, vẫn khuôn mặt thanh thoát, vẫn cặp mắt sáng ngời, tính cách dường như có phần chín chắn thâm trầm hơn. Ngô Chân Lưu đương nhiên không biết ta, Đại Thiên kia cũng xem như là quen biết. Chúng ta liền chào hỏi hàn huyên một lúc. Thì ra Ngô Chân Lưu và Đại Thiên gặp nhau trên đường nhà sư đi tìm hiểu về Phật pháp, sau mấy lần đàm đạo, Chân Lưu nhận ra Đại Thiên có một hiểu biết rất thâm thúy và sâu sắc về đạo Phật liền ngỏ ý mời anh ta đi tìm hiểu cùng mình. Sẵn dịp đang bôn ba nên Đại Thiên vui vẻ đồng ý. Hai người đã đến thành Luy Lâu một thời gian, Chân Lưu ngụ trong chùa Pháp Vân còn Đại Thiên thuê một phòng trọ ở khách điếm bên ngoài. Khi ta giới thiệu mình là sứ giả của triều đình, Ngô Chân Lưu lập tức trở nên vui vẻ còn Đại Thiên không tỏ rõ thái độ gì.
Thiền sư trụ trì chùa Pháp Vân đã tiếp đón ta rất chu đáo, nhưng thiền sư khá bận rộn nên Chân Lưu đứng ra nhận trách nhiệm sẽ dẫn ta đi thăm các ngôi chùa nằm trong vùng Vũ Ninh này. Ta vui mừng không để đâu cho hết.
Chân Lưu dẫn ta, Đại Thiên và hai hộ vệ đi một vòng chùa Pháp Vân, giới thiệu về kiến trúc, cách bố trí nhà, chùa, tháp, các bức tượng được đặt trong chùa. Chúng ta say sưa ngắm nhìn các pho tượng được điêu khắc tỉ mỉ, ngôi tháp cao và những ao sen trắng, hoa súng tím xen lẫn vào nhau. Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp đặc trưng nhất của một ngôi chùa. Mọi người quyết định nghỉ dừng chân tại bộ bàn ghế gỗ đặt dưới cây đa cổ thụ khổng lồ. Tại đây Chân Lưu say sưa kể chuyện về thiền sư Khâu-Đà-La và Phật mẫu Man Nương.
Những ngày sau đó, Chân Lưu dẫn ta cùng Đại Thiên đi khắp hệ thống chùa chiền ở vùng đất trung tâm của Phật giáo này. Mỗi ngôi chùa có những nét riêng biệt, những câu chuyện riêng, đều được nhà sư trẻ giới thiệu và kể một cách rất tự hào. Ba chúng ta cũng từ đó mà trở nên thân thiết, có lúc say sưa luận đàm về Phật pháp đến nỗi Phùng Tứ phải lên tiếng nhắc nhở, ta mới biết đã qua giờ Tuất mà chúng ta vẫn chưa dùng cơm tối. Những khi Chân Lưu bận việc trong chùa, ta lại cùng Đại Thiên rong ruổi trên khắp thành Luy Lâu. Tiếp xúc với Đại Thiên mới thấy ta và hắn có rất nhiều điểm chung, giống như đã thân quen từ lâu vậy. Hắn và ta có thể ngồi hàng giờ trong một quán trà đạo, chỉ im lặng ngồi uống trà, nhìn ngắm người qua lại trên phố, tuyệt nhiên không nói năng gì, vậy mà không hề cảm thấy khó chịu hay ngượng ngùng. Đôi lúc chúng ta lại cùng say sưa lắng nghe khúc đàn bầu trong một góc tửu quán. Chiếc đàn chỉ gồm một dây này lại có thể tạo ra những thanh âm rất đặc trưng, khi buồn bã, khi da diết, khi ngọt ngào.
Đại Thiên vốn không phải người bình thường, ta tuy đã bị rút đi tiên pháp, không còn nhãn lực nhưng cũng nhìn ra được khí chất siêu phàm của hắn. Vả lại kiến thức hắn cũng rất sâu rộng, không chỉ về vấn đề Phật pháp. Bất cứ câu hỏi về lĩnh vực nào đó mà ta đặt ra cũng được hắn giải đáp một cách kỹ lưỡng và khiến ta tâm phục khẩu phục. Đối với mọi chuyện hắn dường như đều đã biết rõ nên luôn tỏ ra hờ hững, không có hứng thú với bất kỳ cái gì. Vậy nhưng từ hắn, ta cảm nhận được sự ấm áp, đáng tin cậy. Vẻ ngoài hắn tuấn lãng, ưa nhìn, không gọi là xuất sắc, nhưng đôi lúc ta lại thấy đáng lẽ hắn phải đẹp hơn thế mới phải.
Đông qua xuân tới, ta dường như mải rong chơi mà quên mất khái niệm thời gian, thoắt một cái đã sang năm mới Quý Sửu. Lần đầu tiên ta được đón Tết Nguyên Đán dưới dương gian nên không tránh khỏi phấn khích. Đêm giao thừa, sau khi dự đại lễ đón năm mới trong chùa Pháp Vân, Ngô Chân Lưu tiếp tục ở lại để tụng kinh, ta hăm hở xắn tay áo chạy ra ngoài phố xá tấp nập. Đại Thiên nhìn vẻ háo hức của ta, tự nhiên mà bật cười. Ta bỗng dưng ngây ngốc đứng nhìn hắn cười, cảm thấy còn đẹp hơn cả pháo hoa đang nở đầy trời. Đại Thiên không để ý, kéo ống tay áo ta lôi đi:
- Ta dẫn đệ đến một nơi.
Nơi Đại Thiên dẫn ta đến lại là một quán ăn bé xíu ở góc phố. Quán ăn này chỉ vẻn vẹn có dăm, sáu cái bàn, quanh mỗi bàn là hai chiếc ghế gỗ tròn thấp tè, hai người ngồi đã thấy chật, Phùng Tứ và Hải Bình phải ngồi ở chiếc bàn bên cạnh bọn ta. Ta quay quay người, quán bé nhưng lại tạo cảm giác ấm áp lạ lùng. Đại Thiên gọi hai bát canh cá to. Đợi một lúc thì hai bát đại nghi ngút khói được bưng ra, mùi thơm ngào ngạt. Trong bát là một con cá chép to đang ẩn mình giữa đám dưa muối, cà chua, thì là… Ta kiên nhẫn ngồi chờ Đại Thiên tỉ mỉ dùng đũa xé mình cá trắng phau ra, sau đó múc cho ta một bát đầy. Hắn nói:
- Giao thừa năm ngoái ta may mắn được một người bạn dẫn đi ăn tại quán này, sau đó rất ấn tượng với món canh cá ở đây. Năm nay quả thực không thể bỏ lỡ.
Ta cười híp mắt, vốn tưởng hắn giống như thần tiên thoát tục, thì ra cũng có sở thích ăn uống bình thường này. Ta húp thử một thìa nước canh, cảm nhận luôn được ngũ vị, mùi thơm ngậy không hề bị tanh của cá, vị chua vừa phải của dưa muối và cà chua, mùi cay nồng của ớt, vị mặn ngọt của nước dùng. Tất cả hòa quyện với nhau xóa tan đi cái lạnh giá của mùa đông, khiến ta cảm thấy trên đời không thể có món nào hoàn mỹ hơn nó. Đại Thiên chỉ yên lặng nhìn ta ăn, hắn còn gọi thêm vài món nữa cũng đậm đà hương vị, ta chỉ nếm sơ qua đã no muốn xỉu.
Ta vác cái bụng no căng, lấy lại vẻ háo hức ban đầu, đi đón lễ giao thừa. Ta sà vào các nhà đốt pháo, hỉ hả lắng nghe tiếng pháo đì đùng bên tai. Sau đó lại ghé qua những nơi đang gói và nấu bánh chưng, bánh dày, ngắm nghía những chiếc bánh căng mọng đẹp đẽ và đặc trưng nét truyền thống này. Người đi lại rộn ràng trên phố, quán xá tấp nập khách vào ra. Ta chen giữa dòng người, tận hưởng từng trò chơi, từng khoảnh khắc, từng hoạt động đang diễn ra. Phùng Tứ và Hải Bình theo ta muốn hụt hơi, trong khi đó Đại Thiên luôn bắt kịp ta mà vẫn giữ được dáng vẻ thong dong, tự tại. Lúc ta và hai người hộ vệ đang say sưa đứng xem người ta biểu diễn trò múa rối nước. Đại Thiên biến đi đâu mất một lúc, lát sau quay lại dúi vào tay ta một chiếc đèn trời. Phùng Tứ và Hải Bình hì hục thắp đèn, sau đó đưa cho ta ước. Đúng vào thời khắc giao thừa, năm mới Quý Sửu đến, tiếng pháo tét nổ inh tai, pháo hoa bay rợp trời, ta thả nhẹ chiếc thiên đăng trên tay, cùng với hàng trăm, hàng nghìn chiếc đèn khác, theo gió bay lên trời. Đêm đó rất vui, ta cứ cười mãi không ngậm miệng lại được, chỉ ước thời gian có thể dừng lại.
Sau ba ngày Tết chè chén và chơi bời no say, ta chợt giật mình nhận ra năm tử của mình đã đến, việc cần làm phải làm gấp, không thể trì hoãn thêm được nữa. Ta liền dành một ngày để thảo luận với Đại Thiên và Chân Lưu những việc cần thiết phải ghi lại để gửi lên hai vị Vương về tình hình chùa chiền và Phật giáo ở thành Luy Lâu.
Hôm sau, Đại Thiên có việc bận, ta cũng kiếm việc để sai Phùng Tứ và Hải Bình rời khỏi chùa. Cuối cùng thì cũng có cơ hội được gặp riêng Ngô Chân Lưu. Ta dạm hỏi:
- Đại sư Chân Lưu, thầy có ý định trở về Cổ Loa cùng với tại hạ để tiếp tục luận bàn việc xây dựng chùa chiền hay không?
Chân Lưu khiêm tốn nói:
- Bần tăng tự cảm thấy hổ thẹn, kiến thức về Phật pháp vẫn chưa gọi là nhiều, nếu có thể thì còn muốn đi về phía biển sau đó vòng lại vùng núi, không dám đi theo để làm lỡ mất hành trình của thí chủ.
Ta cũng thẳng thắn mà thổ lộ:
- Không giấu gì đại sư, Thiên Sách Vương vẫn luôn có ý định mời thầy ghé qua thành Cổ Loa một lần, chẳng hay thầy có thể dành thời gian hay không?
Chân Lưu có chút ngỡ ngàng, hỏi lại:
- Là Thiên Sách Vương sao?
- Phải! - Ta khẳng định.
Chân Lưu suy nghĩ một lúc rồi kiên quyết lắc đầu:
- Bần tăng đã thề một lòng hướng Phật, cũng chẳng còn gì để vấn vương với chốn ấy. Cảm phiền thí chủ nhắn lại với ông ấy rằng: Bần tăng đã được cảm hóa Phật pháp, cả đời này không có điều gì phải nuối tiếc.
Ta lại nói:
- Đại sư Chân Lưu, mong thầy suy nghĩ cho kỹ càng. Nếu ta nói đó là lời nguyện ước của một người cha thì sao?
Chân Lưu mở lớn cặp mắt nhìn ta, tay phải nắm lấy chuỗi tràng hạt đeo trên cổ, tay trái chụm lại để trước ngực:
- Xin hỏi thí chủ, ngài là…?
Ta mỉm cười:
- Tại hạ họ Ngô, tên thật là Ngô Nam Hưng, là tam đệ của Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương.
Chân Lưu cúi đầu, một lúc lâu sau mới ngẩng lên nói với ta:
- Thí chủ, có thể để bần tăng suy nghĩ thêm không? Ngày mai bần tăng sẽ có câu trả lời.
Ta gật đầu. Sau đó Chân Lưu rời đi, còn ta trở về khách điếm sai Phùng Tứ và Hải Bình thu dọn đồ đạc, tầm một vài ngày nữa là lên đường trở về kinh thành.
Hai ngày sau, chúng ta năm người năm ngựa thong dong tiến về phía thành Cổ Loa. Ngô Chân Lưu cuối cùng cũng đồng ý gặp Thiên Sách Vương. Đại Thiên nói có việc cần làm ở kinh thành nên đồng hành cùng bọn ta luôn.
Năm người chúng ta trở về kinh thành trong sự chào đón hân hoan của mọi người. Ta giới thiệu Ngô Chân Lưu và Đại Thiên là những vị khách am hiểu về Phật pháp, có góp phần to lớn trong chuyến đi vừa rồi của ta, Nam Tấn Vương tiếp đón hai người rất nhiệt tình, Thiên Sách Vương không bộc lộ nhiều, trong đáy mắt có hàng vạn điều muốn nói. Ngô Chân Lưu khiêm nhường, chỉ xin ở trong một gian phòng nhỏ trong cung của Thiên Sách Vương, bên cạnh chỗ ở của ta. Đại Thiên dường như cũng rất rảnh rỗi, vui vẻ chấp nhận một căn phòng nhỏ khác bên kia phòng Chân Lưu, chẳng hiểu sao ta lại lấy làm vui mừng vì điều đó. Mấy ngày sau ta giải quyết các bản báo cáo đã gửi về kinh trước đó, Chân Lưu và Đại Thiên có tham gia hỗ trợ. Hai người bọn họ còn dành thời gian giúp ta phân tích và nghiên cứu những ngôi chùa, ngôi miếu, am tự cần thiết phải tu bổ, lượng kinh phí cần thiết… Công việc kể ra cũng nhiều, mất hai tuần mọi kế hoạch bắt đầu trở nên có quy củ và rõ ràng hơn, lúc này mọi người mới có thời gian để làm những việc khác. Đại Thiên ngỏ ý muốn nhờ ta cùng huynh ấy đi thăm thú và xem xét việc giao thương ở kinh thành. Ta tuy không có kinh nghiệm thực tế nhưng trước đây cũng đã đọc nhiều sách về nghệ thuật buôn bán, vả lại không hiểu sao không thể mở lời từ chối. Vậy nên Đại Thiên và ta cùng Phùng Tứ, Hải Bình đi theo bảo vệ lại cùng nhau rong ruổi trên khắp kinh thành Cổ Loa. Ngày hôm sau, Ngô Chân Lưu đến gặp ta và từ biệt lên đường. Đại Thiên vẫn còn việc ở kinh thành chưa xong nên không đi cùng nhà sư. Chân Lưu vái chào hai vị vương, sau đó ta và Đại Thiên tiễn nhà sư một đoạn. Chẳng biết cha con họ đã nói với nhau những gì, chỉ thấy đôi mày của Chân Lưu luôn chau lại, bước chân cũng trở nên nặng nề hơn.
Càn Hưng háo hức thông báo cuối tháng giêng đệ ấy sẽ tổ chức yến tiệc mừng ngày sinh của ta, cũng coi như chúc mừng ta lập công trở về. Ta vui vẻ đồng ý, trong lòng ngầm hiểu đây là ý của thái hậu. Ngay từ ngày ta về kinh và bái kiến người, mẫu hậu đã vội vàng bóng gió xa gần chuyện chọn vợ cho ta. Lúc này chắc là không thể né tránh và trì hoãn được nữa.
Ta vẫn thản nhiên đi tìm hiểu việc buôn bán cùng Đại Thiên, yến tiệc giao hết cho Càn Hưng chuẩn bị. Nam Tấn Vương dường như cũng rất quý Đại Thiên, luôn miệng khen hắn tài giỏi trước mặt mọi người, còn thường xuyên cho vời hắn vào cung để luận bàn chuyện phát triển giao thương của đất nước.
Bên cạnh đó, từ ngày Ngô Chân Lưu rời khỏi kinh, Thiên Sách Vương ngày càng trở nên xuống dốc. Không những chuyên quyền, công khai muốn gạt hẳn Nam Tấn Vương khỏi việc triều chính, còn làm những chuyện khiến muôn dân oán thán. Mắt nhắm mắt mở để mặc cho đám quan tham vơ vét hết của dân, liên tục mở đợt tuyển chọn các mỹ nhân trên khắp đất nước để nạp vào hậu cung, tham dự những buổi tiệc rượu của bè lũ nịnh thần diễn ra ngày này qua ngày khác. Thái hậu buồn lòng, Nam Tấn Vương can ngăn không đặng. Ta dù sao cũng đã hoàn thành nguyện ước với Ngô Xương Ngập, chuyện triều chính thì càng không muốn can dự vào. Nhưng cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, để mặc Xương Ngập như vậy.
Đêm trăng rằm đầu xuân, Đại Thiên được Nam Tấn Vương gọi sang cung của hắn, ta tạm thời rảnh rỗi nên lại bày rượu giải sầu dưới trăng. Ta dặn cung nữ làm nhiều món nhắm một chút. Bầu rượu chưa hết quá nửa mà đồ ăn trên bàn đã vơi đi không ít, quả nhiên một bóng người quen thuộc lại xuất hiện, ngồi xuống đối diện ta. Ta không nói gì, chỉ lấy thêm chén, rót đầy rượu sau đó đặt trước mặt người kia. Người đó cũng không nói gì, đưa chén rượu lên uống cạn một hơi rồi lại đặt chén xuống. Hai chúng ta chỉ ngồi uống rượu, tuyệt nhiên không nói chuyện, giống như ngày đầu thời xưa. Chén sóng sánh đầy rượu, bánh trôi nước tròn lẳn, đĩa lạc rang vàng ươm, tất cả đều được tắm trong ánh trăng. Thiên Sách Vương ngồi trước mặt ta, trăng vàng chiếu lên bộ quần áo lụa là gấm vóc, làm cho nỗi cô độc của hắn dường như càng trở nên rõ nét hơn. Ta có một chút cảm thông với hắn, dù sao thời gian ta sống ở đây cũng không còn nhiều nữa, liền nói:
- Đại sư đã sớm một lòng hướng Phật, không màng danh lợi vinh hoa, đó cũng là điều tốt. Thiên Sách Vương đừng lấy làm phiền muộn, muôn dân bá tánh thật sự đang rất cần sự anh minh và sáng suốt của người.
Ngô Xương Ngập đặt mạnh chén rượu xuống, hắn cũng như ta, đã uống khá nhiều. Hắn hỏi, không liên quan đến việc ta vừa nói:
- Nếu ta hỏi ngươi một lần nữa câu hỏi trước đây, ngươi vẫn giữ nguyên câu trả lời?
Ta biết hắn đang nói đến chuyện gì, khẽ thở dài, nhìn thẳng vào mắt hắn. Ta nhắc lại câu đã từng nói:
- Thần đã thề trung thành với ai ngay từ đầu thì há gì cái mạng bé nhỏ này!
Xương Ngập không nói gì, đứng dậy rời khỏi bàn rượu. Ta cũng tự hiểu, đây là lần cuối cùng uống rượu của hai người chúng ta. Trăng treo trên đầu, hoa đào đầu xuân chớm nở trên cành cây khẽ rung rung trong gió. Ta nhớ Bạch Vân Sơn, nhớ những cánh đỗ quyên vàng của mùa xuân, nên quay về thôi…
Yến tiệc linh đình, cung nữ chuẩn bị cho ta một bộ đồ trắng điểm thêm vài chiếc lá cây bằng ngọc dưới tà áo, đơn giản nhưng cũng rất tinh tế. Ta vui vẻ ngồi xuống chỗ Càn Hưng đã bố trí trước, ngay phía dưới chỗ của thái hậu và hai vị vương. Yến tiệc ồn ào, đàn sáo tưng bừng, vũ nữ say sưa biểu diễn các điệu múa mê người, đồ ăn thức uống không thiếu thứ gì. Bá quan văn võ đua nhau đến chúc rượu thái hậu, hai vị vương và ta. Các vị tiểu thư con nhà đại quan được mẫu hậu mời đến, tập trung đông đủ ở dãy ngay bên tay phải ta, quả nhiên toàn là các mỹ nhân hoa nhường nguyệt thẹn. Đại Thiên ngồi dưới ta mấy dãy ghế, hắn chưa đến chúc rượu nhưng vẫn luôn dõi về phía này. Thái hậu thấy ta không để ý gì đám mỹ nhân mà người đã cất công chuẩn bị đã bực mình rời khỏi tiệc sớm. Rượu ngà ngà say, các bá quan lần lượt cáo việc về trước. Chỉ còn lại Xương Văn và Càn Hưng đang vui vẻ chúc rượu nhau, Xương Ngập uống rượu rất cầm chừng, Đại Thiên đang được một vị tiểu thư bắt chuyện. Ta không còn người đến chúc rượu, đang định kiếm cớ rời khỏi đây thì thấy Càn Hưng cười cười tiến lại phía mình:
- Nam huynh, đệ biết huynh đã rượu no say mà vẫn chưa có món gì trong bụng. Đệ đã chuẩn bị trước món mà huynh thích nhất. Đợi lúc thích hợp mới mang ra.
Nói rồi Càn Hưng đưa mắt cho một cung nữ gần đó, một lúc sau cười bí hiềm, đích thân đặt trước mặt ta một bát nhỏ. Ta tò mò nhìn hắn chỉ thấy hắn cười hì hì, những người còn lại của buổi tiệc cũng đang chú ý lại đây. Ta mở nắp bát ra một cách từ tốn, mùi gừng xông lên mũi, những chiếc bánh trôi to tròn, trắng trẻo chen chúc nhau trong bát nước xâm xấp. Ta mỉm cười với Càn Hưng, vui vẻ nói:
- Cảm ơn Càn đệ!
Càn Hưng cười tít mắt. Ta nhớ không có mấy người biết ta thích ăn bánh trôi nước, Càn Hưng cũng không biết. Ta nhìn lên cao, Xương Văn và Xương Ngập đều đang cười nhìn về phía này, trong ánh nhìn không có gì kỳ lạ. Ta liếc về phía Đại Thiên, hắn đã rời khỏi chỗ ngồi, đang tiến về hướng này. Ta lấy muỗng múc một chiếc bánh to nhất, đưa lên miệng, cảm thấy mùi vị này quả nhiên hoàn hảo. Vài giây sau, muỗng bánh trôi trong tay ta rơi xuống, miệng nôn ra một ngụm máu, sau đó toàn thân ngã xuống đất. Hình ảnh cuối cùng nhìn thấy là vạt áo thiên thanh của Đại Thiên bay đến trước mặt, đôi tay hắn kịp đỡ lấy thi thể của Nam Hưng.
Mùa Xuân năm Quý Sửu, Ngô Nam Hưng bị trúng độc ngay trong bữa tiệc mừng ngày sinh, toàn bộ thái y được truyền đến đều không thể cứu chữa. Ngô Càn Hưng bị buộc tội đầu độc anh trai mình, nhất định không chịu nhận tội, bị giam vào đại lao và đã tự sát trong đó. Bi kịch bi thảm sớm bị chôn vùi theo thời gian.