Qua cánh cửa, Trác Kiếm thấy Hàn Hiểu đang múc từng muỗng thuốc nhỏ bón cho Hàn Hàn. Cô bón rất chậm, vừa dụ vừa lừa, nhân lúc bé hé miệng say mê nghe cô nói chuyện, lén đút một muỗng vào miệng bé.
“Hàn Hàn nói chuẩn luôn, xi – rô ho khó uống kinh khủng, hồi trước mẹ cũng ghét uống lắm luôn!”
Trác Kiếm hậm hực: Hừ, tật xấu của thằng bé là từ đâu đến chứ!
“Có lần mẹ cũng bị ho rất lâu, chữa thế nào cũng không khỏi, uống thuốc nè, đi tiêm nè đều không được. Sau đó bà ngoại con mới đi tìm những bài thuốc dân gian…”
“Mẹ ơi, thuốc dân gian là gì thế?”
“Thuốc dân gian là thuốc không phải do bác sĩ kê đơn, có bài thuốc không có tác dụng, có bài thuốc lại chữa bệnh rất tốt. Đầu tiên bà ngoại con tìm được một bài thuốc dân gian là trộn mật ong với đậu hũ nấu lên, rồi bắt mẹ uống hết khi còn nóng kìa…”
“Mẹ ơi, sao bà lại “bắt” mẹ uống? Mật ong uống ngon lắm mà mẹ?”
“Nhưng đậu hũ ăn có ngon không nào?”
“…Không ngon lắm…”
“Đúng vậy. Còn nữa, bình thường Hàn Hàn ăn một viên đường đã thấy ngọt ơi là ngọt rồi phải không, vậy nếu bắt con ăn một lúc mười viên đường thì sẽ thế nào nhỉ? Ngọt thấy ớn luôn đúng không? Bài thuốc kia giống vậy đấy, cứ uống một miếng lại cảm thấy ngọt ngấy dính trong cổ họng á, khó uống muốn chết luôn!”
“Khó uống hơn xi – rô chữa ho nữa hả mẹ?”
“Khó uống hơn nhiều! Khi đó mẹ đều năn nỉ bà ngoại: “Để con uống xi – rô ho được không? Cho con uống đi cho con uống đi!”
“Ha ha…”
“Nhóc con, còn cười được nữa à? Có biết khi đó mẹ rất đau khổ không hả? Cũng may món đậu hũ nấu mật đó không có tác dụng, mẹ con may mắn không bị bắt ăn nữa đấy!”
“Rồi sao nữa mẹ?”
“Sau đó à, bà ngoại lại đổi một bài thuốc dân gian khác, là lấy một quả thận heo, rạch vài đường bên ngoài rồi bỏ tiêu vào trong, bọc lá sen bên ngoài, giống gà cuốn là dứa á, rồi vùi vào tro nướng cho mẹ ăn.”
“Oa! Vậy chắc ăn ngon lắm mẹ nhỉ?”
“Đúng rồi, ngon lắm luôn, mẹ chưa bao giờ ăn loại thuốc nào ngon như vậy hết! Nhưng thuốc kia không chỉ ăn ngon mà còn hiệu quả nữa, mẹ khỏi ho rất nhanh, cũng không được ăn món đó nữa, đau lòng quá đi!”
“Mẹ ơi, đau lòng là sao ạ?”
“Là buồn bã khổ sở đó con.”
“Mẹ, vậy bữa sau mẹ làm cái thuốc dân gian kia cho con ăn nhé?”
“Mẹ cũng muốn làm, nhưng giờ không có than, không nướng được.”
“Than là gì vậy mẹ?”
Than là cái gì ư? Trẻ con thời nay chắc chẳng đứa nào biết, mà có lẽ Trác Kiếm cũng vậy, bởi vì từ nhỏ đã sống trong sung túc, chắc chưa bao giờ trông thấy lò than.
Mà ngày xưa của Hàn Hiểu, tới mùa đông cả nhà chỉ biết đốt than củi sưởi ấm, đó cũng là cảnh tượng mỗi dịp vào đông khiến cô nhớ mãi không quên, dù chậu than không thể sánh bằng máy sưởi hay điều hòa đi nữa, dù cho nó vô cùng bất tiện. Ví dụ như chỉ ngồi quanh chậu than mới ấm, còn những chỗ đều lạnh vô cùng, làm cho người ta chỉ muốn cắm rễ bên chậu than, người cũng trở nên lười biếng. Hơn nữa quanh chậu than lúc nào cũng đầy khói bụi lách tách, khiến người ta có cảm giác mình cứ như con thiêu thân cố chui vào lửa.
Nhưng ngọn lửa đỏ hồng rực rỡ rất đẹp mắt, còn có thể hầm canh hoặc cháo ở trên, nướng đậu phộng hoặc hạt phỉ bên dưới – hạt phỉ ăn sống có tính nhiệt nhưng nướng chín lại chuyển sang tính hàn, ăn ngọt bùi tuyệt không thể tả. Mẹ Hàn Hiểu còn gắp than bỏ vào trong lò để bên cạnh, dùng để nướng bánh mật và bánh mì, món ăn lấp đầy bụng làm ấm thêm dạ dày cũng làm căn nhà nhỏ ngập tràn ấm áp.
Đó là những tháng năm Hàn Hiểu chìm trong ngập tràn ấm áp, cô luyến lưu hoài niệm nó. Chỉ có gia đình mới dành trọn cho cô ấm áp thoải mái, chỉ có ngôi nhà bé nhỏ kia mới có thể cho cô ấm áp thoải mái, cũng chỉ có khoảnh khắc ba mẹ và cô ngồi tươi cười đùa vui bên chậu than hồng mới có thoải mái ấm áp.
Bởi vậy, khi tất cả mộng đẹp vỡ tan thì ấm áp thoải mái lập tức hóa thành ác mộng, nhấn chìm cô suốt bấy nhiêu năm.
Hàn Hiểu vĩnh viễn không quên được ngày đó.
Có lẽ đó cũng là ngày mà Trác Kiếm không bao giờ quên được.
Trước ngày đó hết thảy đều yên bình, thậm chí vô cùng bình yên hơn những ngày khác.
Đó là ngày đầu tiên nghỉ hè, Hàn Hiểu và Trác Kiếm đều phải học thêm nên nghỉ hè không được nghỉ hè, bốn giờ chiều mới được về. Nhưng, so với đi học bình thường thì bốn giờ chiều vẫn sớm chán, mà mùa hè trời tối muộn nên sau khi học xong bọn họ thường đi dạo phố hoặc khám phá từng ngóc ngách lớn nhỏ của phố phường.
Mục tiêu ngày hôm đó của hai người là một bến tàu cũ. Trước đây ở đó là một bến tàu nhưng sau giải phóng bị ngưng hoạt động; gần đây có người phát hiện ra vẻ đẹp hoang sơ của nó, thu hút rất nhiều sinh viên và người dân đến thăm thú.
Vừa rời trường, Hàn Hiểu và Trác Kiếm lại sóng vai đạp xe, tìm đường đến bến tàu kia.
Đó là một ngày hè điển hình ở miền Nam, khi xuất phát ở trường học mặt trời vẫn chói chang gay gắt nhưng chỉ lát sau nóng bức lại kéo theo một cơn mưa.
Mưa đám mây chỉ rơi xuống một khoảng đất nhỏ, Hàn Hiểu và Trác Kiếm vừa cười vừa la hét, đạp xe đến trú dưới mái hiên ven đường. Ngẩng đầu trông đám mây đen mới đó đã che khuất mặt trời, xuyên qua khe hở giữa đám mây là muôn vàn tia sáng chiếu rọi, mây đen như một khối bông tròn bao quanh tinh linh bé nhỏ vừa choàng mắt bừng tỉnh, tựa như tiếp theo sẽ phá kén thoát ra. Nhìn cảnh tượng trước mắt, hai người họ tặc lưỡi trầm trồ.
Sau đó mưa tạnh. Nhiều năm sau, khi vết thương đã lành, đôi lần nhớ lại tình cảnh hôm đó mới nhận ra đúng như lời mở đầu bài “Bí mật của thời gian” mà Trác Kiếm vẫn thường hát: Sau cơn mưa trời lại sáng, ánh mặt trời ngượng ngùng ló ra.
Đường xa lại phải trú mưa một lúc nên đến khi hai người tới bến tàu thì mặt trời đã khuất sau biển nước, trên hồ có nhiều thuyền nhỏ lặng lẽ trôi, bầu trời phía Tây hắt lên một màu đỏ cam, bóng tối đổ dài.
Bức tranh ấy đẹp không sao tả xiết.
Nhưng trong khung cảnh đẹp đẽ ấy, lại có một đôi tình nhân không hợp cảnh.
Trác Kiếm và Hàn Hiểu cùng lúc nhìn thấy hai người họ.
Có lẽ đây là lần đầu tiên Trác Kiếm thấy Diệp Căng Hoài cũng như đây là lần đầu tiên Hàn Hiểu thấy Như Lâm.
Hai người vội vã dừng lại, tiếng phanh xe chói tai kin kít.
Hàn Hiểu nhảy xuống xe, hai mắt trợn tròn, lặng người nhìn phía trước.
Sau đó cô đột ngột quay đầu xe, liều mạng đạp trở về.
Trác Kiếm đuổi theo, Hàn Hiểu đạp xe điên cuồng khiến anh phải cố sức mới theo kịp, anh vừa thở vừa gọi cô: “Hàn Hiểu! Dừng lại, cậu làm gì vậy? Cậu đợi đã, chúng ta nói chuyện!”
Hàn Hiểu quay đầu, có lẽ gió mạnh thổi vào, hai mắt cô mờ mịt. Cô nhìn bóng người mờ ảo quát lớn: “Cậu cút đi cho tôi! Tôi không bao giờ muốn thấy mặt cậu nữa!”
Sau đó, Trác Kiếm không chỉ một lần hỏi cô: “Tại sao? Tớ đã làm sai gì nào?”
Thật ra anh nói đúng, anh hỏi cũng đúng, anh không làm gì sai cả.
Nhưng mà Hàn Hiểu không thể chấp nhận, không bao giờ có thể thừa nhận, thấy mặt anh đã khiến cô khó chịu, còn làm bạn bè cái gì nữa chứ?
Hóa ra, cơn ác mộng hôm thi lên cấp hai một năm về trước, là vì bà ta – mẹ anh ư?
Hóa ra, suốt một năm nay ba mẹ mặt nặng mày nhẹ với nhau đều vì bà ta – mẹ anh?
Đối với Hàn Hiểu năm mười ba tuổi ấy, người cha mà cô hết mực kính yêu, hình tượng người cha hoàn hảo trong lòng cô bấy lâu nay lần đầu tiên bị phá vỡ.
Cô không cam lòng cũng không muốn hình tượng ba trong cô sụp đổ như vậy, vì thế cô đổ tội cho người phụ nữ kia. Ba cô không hề sai, tất cả đều là lỗi của bà ta, bà ta chính là hồ ly tinh! Không ngờ trên đời này đúng là có hồ ly tinh thật, còn là hồ ly lớn tuổi như thế.
Lại còn là mẹ anh nữa!
Mẹ làm con chịu, mẹ anh có lỗi với nhà cô thì anh cũng có lỗi với nhà cô như vậy.
Lên trung học gặp môn chủ nghĩa Mác Lê – nin, Hàn Hiểu chợt nghĩ, chặng đường trưởng thành của mỗi con người có khi nào cũng giống như xã hội loài người không, phải trải qua nhiều giai đoạn từ công xã nguyên thủy đến nô lệ, phong kiến, rồi mới tiến lên tư bản và xã hội chủ nghĩa?
Ví dụ như năm mình mười mấy tuổi ấy không thể thoát ly tư duy phong kiến cổ hủ, cứ cho rằng lỗi lầm là kéo theo, mẹ sai thì con chịu, cho rằng đây là lẽ dĩ nhiên.
Vì thế, cô không tha thứ cho Như Lâm đồng thời cũng không thể tha thứ cho Trác Kiếm.
Khi Hàn Hiểu phát hiện ba ngoại tình cũng là một năm sau khi mẹ biết ba có tình nhân, ba mẹ vẫn chưa ly hôn. Khi đó họ vì nghĩ cho Hàn Hiểu, sợ cô buồn cũng sợ gia đình đổ vỡ khiến cô chịu tổn thương.
Mà sau khi Hàn Hiểu biết mọi chuyện, một năm sau nữa bọn họ mới chính thức làm thủ tục ly hôn, bởi vì mẹ muốn trút giận, muốn tiêu xài hoang phí theo quyền lợi “chính đáng” của mình —— Ta kéo theo các người, muốn chết cùng chết! Cho dù ta đau khổ, cũng quyết không cho các người vui vẻ như thế!
Suốt một năm lớp tám, Hàn Hiểu chẳng thể coi Trác Kiếm như kẻ thù, vì thế cô xem anh như người qua đường, không quan tâm không để ý giống như anh là không khí vậy. Cho dù anh nói chuyện hay hỏi cô, cô đều không nghe vào tai, ngoảnh mặt làm ngơ càng không rảnh trả lời.
Học kì hai năm lớp tám, lớp bầu ra tốp đoàn viên đầu tiên, như thường lệ đều là những học sinh ưu tú nhất, trong đó xuất sắc nhất là Kiều Tiếu, cô ta được bầu làm Bí thư chi bộ.
Kiều Tiếu vừa lên cấp hai đã trổ hết tài năng. Tuy cô ta học giỏi nhưng vẫn kém hơn Hàn Hiểu, song Hàn Hiểu ở kì thi chuyển cấp kết quả thất thường, kiến thức hơi rối loạn nên danh hiệu học sinh giỏi nhất chuyển sang Kiều Tiếu.
Vì thế trong ngày khai giảng, Kiều Tiếu làm đại biểu học sinh lên phát biểu ý kiến.
Từ trước tới giờ những chuyện lên phát biểu như thế đều thuộc về Hàn Hiểu, giáo viên và các bạn học đều không biết, thật ra Kiều Tiếu cũng làm rất tốt, tuy không bằng Hàn Hiểu nhưng không gặp sai sót gì; hơn nữa trước mặt giáo viên Kiều Tiếu luôn thể hiện rất tốt, tỏ vẻ mình là người ngoan ngoãn hiền lành, cũng cố gắng học tập, rất nhanh đã thành học trò cưng của các thầy cô cấp hai.
Tuy sau này thành tích học tập của Hàn Hiểu tốt hơn, cũng thể hiện tài năng của mình, lấy lại sự chú ý của giáo viên, nhưng căn bản cục diện ngang tài ngang sức giữa cô và Kiều Tiếu đã được thành lập, từ đó trở đi có Hàn Hiểu cũng sẽ có Kiều Tiếu, sẽ chẳng bao giờ cô trở thành người nổi bật nhất nữa.
Qua cánh cửa, Trác Kiếm thấy Hàn Hiểu đang múc từng muỗng thuốc nhỏ bón cho Hàn Hàn. Cô bón rất chậm, vừa dụ vừa lừa, nhân lúc bé hé miệng say mê nghe cô nói chuyện, lén đút một muỗng vào miệng bé.
“Hàn Hàn nói chuẩn luôn, xi – rô ho khó uống kinh khủng, hồi trước mẹ cũng ghét uống lắm luôn!”
Trác Kiếm hậm hực: Hừ, tật xấu của thằng bé là từ đâu đến chứ!
“Có lần mẹ cũng bị ho rất lâu, chữa thế nào cũng không khỏi, uống thuốc nè, đi tiêm nè đều không được. Sau đó bà ngoại con mới đi tìm những bài thuốc dân gian…”
“Mẹ ơi, thuốc dân gian là gì thế?”
“Thuốc dân gian là thuốc không phải do bác sĩ kê đơn, có bài thuốc không có tác dụng, có bài thuốc lại chữa bệnh rất tốt. Đầu tiên bà ngoại con tìm được một bài thuốc dân gian là trộn mật ong với đậu hũ nấu lên, rồi bắt mẹ uống hết khi còn nóng kìa…”
“Mẹ ơi, sao bà lại “bắt” mẹ uống? Mật ong uống ngon lắm mà mẹ?”
“Nhưng đậu hũ ăn có ngon không nào?”
“…Không ngon lắm…”
“Đúng vậy. Còn nữa, bình thường Hàn Hàn ăn một viên đường đã thấy ngọt ơi là ngọt rồi phải không, vậy nếu bắt con ăn một lúc mười viên đường thì sẽ thế nào nhỉ? Ngọt thấy ớn luôn đúng không? Bài thuốc kia giống vậy đấy, cứ uống một miếng lại cảm thấy ngọt ngấy dính trong cổ họng á, khó uống muốn chết luôn!”
“Khó uống hơn xi – rô chữa ho nữa hả mẹ?”
“Khó uống hơn nhiều! Khi đó mẹ đều năn nỉ bà ngoại: “Để con uống xi – rô ho được không? Cho con uống đi cho con uống đi!”
“Ha ha…”
“Nhóc con, còn cười được nữa à? Có biết khi đó mẹ rất đau khổ không hả? Cũng may món đậu hũ nấu mật đó không có tác dụng, mẹ con may mắn không bị bắt ăn nữa đấy!”
“Rồi sao nữa mẹ?”
“Sau đó à, bà ngoại lại đổi một bài thuốc dân gian khác, là lấy một quả thận heo, rạch vài đường bên ngoài rồi bỏ tiêu vào trong, bọc lá sen bên ngoài, giống gà cuốn là dứa á, rồi vùi vào tro nướng cho mẹ ăn.”
“Oa! Vậy chắc ăn ngon lắm mẹ nhỉ?”
“Đúng rồi, ngon lắm luôn, mẹ chưa bao giờ ăn loại thuốc nào ngon như vậy hết! Nhưng thuốc kia không chỉ ăn ngon mà còn hiệu quả nữa, mẹ khỏi ho rất nhanh, cũng không được ăn món đó nữa, đau lòng quá đi!”
“Mẹ ơi, đau lòng là sao ạ?”
“Là buồn bã khổ sở đó con.”
“Mẹ, vậy bữa sau mẹ làm cái thuốc dân gian kia cho con ăn nhé?”
“Mẹ cũng muốn làm, nhưng giờ không có than, không nướng được.”
“Than là gì vậy mẹ?”
Than là cái gì ư? Trẻ con thời nay chắc chẳng đứa nào biết, mà có lẽ Trác Kiếm cũng vậy, bởi vì từ nhỏ đã sống trong sung túc, chắc chưa bao giờ trông thấy lò than.
Mà ngày xưa của Hàn Hiểu, tới mùa đông cả nhà chỉ biết đốt than củi sưởi ấm, đó cũng là cảnh tượng mỗi dịp vào đông khiến cô nhớ mãi không quên, dù chậu than không thể sánh bằng máy sưởi hay điều hòa đi nữa, dù cho nó vô cùng bất tiện. Ví dụ như chỉ ngồi quanh chậu than mới ấm, còn những chỗ đều lạnh vô cùng, làm cho người ta chỉ muốn cắm rễ bên chậu than, người cũng trở nên lười biếng. Hơn nữa quanh chậu than lúc nào cũng đầy khói bụi lách tách, khiến người ta có cảm giác mình cứ như con thiêu thân cố chui vào lửa.
Nhưng ngọn lửa đỏ hồng rực rỡ rất đẹp mắt, còn có thể hầm canh hoặc cháo ở trên, nướng đậu phộng hoặc hạt phỉ bên dưới – hạt phỉ ăn sống có tính nhiệt nhưng nướng chín lại chuyển sang tính hàn, ăn ngọt bùi tuyệt không thể tả. Mẹ Hàn Hiểu còn gắp than bỏ vào trong lò để bên cạnh, dùng để nướng bánh mật và bánh mì, món ăn lấp đầy bụng làm ấm thêm dạ dày cũng làm căn nhà nhỏ ngập tràn ấm áp.
Đó là những tháng năm Hàn Hiểu chìm trong ngập tràn ấm áp, cô luyến lưu hoài niệm nó. Chỉ có gia đình mới dành trọn cho cô ấm áp thoải mái, chỉ có ngôi nhà bé nhỏ kia mới có thể cho cô ấm áp thoải mái, cũng chỉ có khoảnh khắc ba mẹ và cô ngồi tươi cười đùa vui bên chậu than hồng mới có thoải mái ấm áp.
Bởi vậy, khi tất cả mộng đẹp vỡ tan thì ấm áp thoải mái lập tức hóa thành ác mộng, nhấn chìm cô suốt bấy nhiêu năm.
Hàn Hiểu vĩnh viễn không quên được ngày đó.
Có lẽ đó cũng là ngày mà Trác Kiếm không bao giờ quên được.
Trước ngày đó hết thảy đều yên bình, thậm chí vô cùng bình yên hơn những ngày khác.
Đó là ngày đầu tiên nghỉ hè, Hàn Hiểu và Trác Kiếm đều phải học thêm nên nghỉ hè không được nghỉ hè, bốn giờ chiều mới được về. Nhưng, so với đi học bình thường thì bốn giờ chiều vẫn sớm chán, mà mùa hè trời tối muộn nên sau khi học xong bọn họ thường đi dạo phố hoặc khám phá từng ngóc ngách lớn nhỏ của phố phường.
Mục tiêu ngày hôm đó của hai người là một bến tàu cũ. Trước đây ở đó là một bến tàu nhưng sau giải phóng bị ngưng hoạt động; gần đây có người phát hiện ra vẻ đẹp hoang sơ của nó, thu hút rất nhiều sinh viên và người dân đến thăm thú.
Vừa rời trường, Hàn Hiểu và Trác Kiếm lại sóng vai đạp xe, tìm đường đến bến tàu kia.
Đó là một ngày hè điển hình ở miền Nam, khi xuất phát ở trường học mặt trời vẫn chói chang gay gắt nhưng chỉ lát sau nóng bức lại kéo theo một cơn mưa.
Mưa đám mây chỉ rơi xuống một khoảng đất nhỏ, Hàn Hiểu và Trác Kiếm vừa cười vừa la hét, đạp xe đến trú dưới mái hiên ven đường. Ngẩng đầu trông đám mây đen mới đó đã che khuất mặt trời, xuyên qua khe hở giữa đám mây là muôn vàn tia sáng chiếu rọi, mây đen như một khối bông tròn bao quanh tinh linh bé nhỏ vừa choàng mắt bừng tỉnh, tựa như tiếp theo sẽ phá kén thoát ra. Nhìn cảnh tượng trước mắt, hai người họ tặc lưỡi trầm trồ.
Sau đó mưa tạnh. Nhiều năm sau, khi vết thương đã lành, đôi lần nhớ lại tình cảnh hôm đó mới nhận ra đúng như lời mở đầu bài “Bí mật của thời gian” mà Trác Kiếm vẫn thường hát: Sau cơn mưa trời lại sáng, ánh mặt trời ngượng ngùng ló ra.
Đường xa lại phải trú mưa một lúc nên đến khi hai người tới bến tàu thì mặt trời đã khuất sau biển nước, trên hồ có nhiều thuyền nhỏ lặng lẽ trôi, bầu trời phía Tây hắt lên một màu đỏ cam, bóng tối đổ dài.
Bức tranh ấy đẹp không sao tả xiết.
Nhưng trong khung cảnh đẹp đẽ ấy, lại có một đôi tình nhân không hợp cảnh.
Trác Kiếm và Hàn Hiểu cùng lúc nhìn thấy hai người họ.
Có lẽ đây là lần đầu tiên Trác Kiếm thấy Diệp Căng Hoài cũng như đây là lần đầu tiên Hàn Hiểu thấy Như Lâm.
Hai người vội vã dừng lại, tiếng phanh xe chói tai kin kít.
Hàn Hiểu nhảy xuống xe, hai mắt trợn tròn, lặng người nhìn phía trước.
Sau đó cô đột ngột quay đầu xe, liều mạng đạp trở về.
Trác Kiếm đuổi theo, Hàn Hiểu đạp xe điên cuồng khiến anh phải cố sức mới theo kịp, anh vừa thở vừa gọi cô: “Hàn Hiểu! Dừng lại, cậu làm gì vậy? Cậu đợi đã, chúng ta nói chuyện!”
Hàn Hiểu quay đầu, có lẽ gió mạnh thổi vào, hai mắt cô mờ mịt. Cô nhìn bóng người mờ ảo quát lớn: “Cậu cút đi cho tôi! Tôi không bao giờ muốn thấy mặt cậu nữa!”
Sau đó, Trác Kiếm không chỉ một lần hỏi cô: “Tại sao? Tớ đã làm sai gì nào?”
Thật ra anh nói đúng, anh hỏi cũng đúng, anh không làm gì sai cả.
Nhưng mà Hàn Hiểu không thể chấp nhận, không bao giờ có thể thừa nhận, thấy mặt anh đã khiến cô khó chịu, còn làm bạn bè cái gì nữa chứ?
Hóa ra, cơn ác mộng hôm thi lên cấp hai một năm về trước, là vì bà ta – mẹ anh ư?
Hóa ra, suốt một năm nay ba mẹ mặt nặng mày nhẹ với nhau đều vì bà ta – mẹ anh?
Đối với Hàn Hiểu năm mười ba tuổi ấy, người cha mà cô hết mực kính yêu, hình tượng người cha hoàn hảo trong lòng cô bấy lâu nay lần đầu tiên bị phá vỡ.
Cô không cam lòng cũng không muốn hình tượng ba trong cô sụp đổ như vậy, vì thế cô đổ tội cho người phụ nữ kia. Ba cô không hề sai, tất cả đều là lỗi của bà ta, bà ta chính là hồ ly tinh! Không ngờ trên đời này đúng là có hồ ly tinh thật, còn là hồ ly lớn tuổi như thế.
Lại còn là mẹ anh nữa!
Mẹ làm con chịu, mẹ anh có lỗi với nhà cô thì anh cũng có lỗi với nhà cô như vậy.
Lên trung học gặp môn chủ nghĩa Mác Lê – nin, Hàn Hiểu chợt nghĩ, chặng đường trưởng thành của mỗi con người có khi nào cũng giống như xã hội loài người không, phải trải qua nhiều giai đoạn từ công xã nguyên thủy đến nô lệ, phong kiến, rồi mới tiến lên tư bản và xã hội chủ nghĩa?
Ví dụ như năm mình mười mấy tuổi ấy không thể thoát ly tư duy phong kiến cổ hủ, cứ cho rằng lỗi lầm là kéo theo, mẹ sai thì con chịu, cho rằng đây là lẽ dĩ nhiên.
Vì thế, cô không tha thứ cho Như Lâm đồng thời cũng không thể tha thứ cho Trác Kiếm.
Khi Hàn Hiểu phát hiện ba ngoại tình cũng là một năm sau khi mẹ biết ba có tình nhân, ba mẹ vẫn chưa ly hôn. Khi đó họ vì nghĩ cho Hàn Hiểu, sợ cô buồn cũng sợ gia đình đổ vỡ khiến cô chịu tổn thương.
Mà sau khi Hàn Hiểu biết mọi chuyện, một năm sau nữa bọn họ mới chính thức làm thủ tục ly hôn, bởi vì mẹ muốn trút giận, muốn tiêu xài hoang phí theo quyền lợi “chính đáng” của mình —— Ta kéo theo các người, muốn chết cùng chết! Cho dù ta đau khổ, cũng quyết không cho các người vui vẻ như thế!
Suốt một năm lớp tám, Hàn Hiểu chẳng thể coi Trác Kiếm như kẻ thù, vì thế cô xem anh như người qua đường, không quan tâm không để ý giống như anh là không khí vậy. Cho dù anh nói chuyện hay hỏi cô, cô đều không nghe vào tai, ngoảnh mặt làm ngơ càng không rảnh trả lời.
Học kì hai năm lớp tám, lớp bầu ra tốp đoàn viên đầu tiên, như thường lệ đều là những học sinh ưu tú nhất, trong đó xuất sắc nhất là Kiều Tiếu, cô ta được bầu làm Bí thư chi bộ.
Kiều Tiếu vừa lên cấp hai đã trổ hết tài năng. Tuy cô ta học giỏi nhưng vẫn kém hơn Hàn Hiểu, song Hàn Hiểu ở kì thi chuyển cấp kết quả thất thường, kiến thức hơi rối loạn nên danh hiệu học sinh giỏi nhất chuyển sang Kiều Tiếu.
Vì thế trong ngày khai giảng, Kiều Tiếu làm đại biểu học sinh lên phát biểu ý kiến.
Từ trước tới giờ những chuyện lên phát biểu như thế đều thuộc về Hàn Hiểu, giáo viên và các bạn học đều không biết, thật ra Kiều Tiếu cũng làm rất tốt, tuy không bằng Hàn Hiểu nhưng không gặp sai sót gì; hơn nữa trước mặt giáo viên Kiều Tiếu luôn thể hiện rất tốt, tỏ vẻ mình là người ngoan ngoãn hiền lành, cũng cố gắng học tập, rất nhanh đã thành học trò cưng của các thầy cô cấp hai.
Tuy sau này thành tích học tập của Hàn Hiểu tốt hơn, cũng thể hiện tài năng của mình, lấy lại sự chú ý của giáo viên, nhưng căn bản cục diện ngang tài ngang sức giữa cô và Kiều Tiếu đã được thành lập, từ đó trở đi có Hàn Hiểu cũng sẽ có Kiều Tiếu, sẽ chẳng bao giờ cô trở thành người nổi bật nhất nữa.