Sáng hôm sau chúng tôi xuống tầng dưới ăn sáng. Lão chủ lại cầm tách trà đủng đỉnh bước tới bắt chuyện.
-Thế nào chàng trai, thông tin của tôi có hữu ích gì không?
Tôi vừa cho Bông Tuyết ăn vừa trả lời.
-Cảm ơn ông, tôi sẽ tới tận nhà xem thực hư thế nào.
-Mà người nhờ vả cậu là ai? Nhờ đưa đồ gì? Ít ra cũng phải cho cậu coi hình vợ chồng nhà họ chứ nhỉ? Tên tuổi địa chỉ cung cấp mà cứ mập mờ không rõ ràng thế này thì dễ nhầm lẫn lắm.
Bông Tuyết cũng chỉ bé nho nhỏ trong lòng bàn tay, không thể ăn nhiều. Nuôi nó không tốn, tôi cũng không đòi hỏi này nọ, sau này không bằng cấp không nghề nghiệp, kiếm đại một công việc bưng bê, tiết kiệm một chút thì sống cũng không tới nỗi điêu đứng.
-Tôi không còn nhớ được mặt người nhờ, người đó cũng không có khả năng tiết lộ nhiều. Xin hỏi, ông còn biết gì nữa không?
-Ài biết thì nhiều lắm! Cậu có vội không? Để tôi kể cậu nghe.
Lão này bản tính bà tám buôn lê có hạng, mồm vừa hỏi, mông cũng tự động đặt xuống ngồi rồi.
Lão nói, cách đây 8 năm, một cặp nam nữ từ nơi khác tới mua căn nhà nhỏ trong khu rừng phủ toàn tre trúc của thôn Hạ Nhị Đài. Thật ra căn nhà đó cũng có hơn 20 chục năm tuổi rồi, được dựng từ nguyên liệu vốn có, là của một ông lão gần đất xa trời bán rẻ lại. Nghe nói lão Triệu có con gái lấy chồng giàu trên huyện, muốn đón cha già về phụng dưỡng.
Một ngày nào đó của năm sau, mấy người vào rừng hái măng phát hiện anh chồng Hách Liên nằm ngất xỉu hai tay nhuốm đầy máu, cạnh đó là lưỡi liềm gặt cỏ cũng dính máu. Cách đó không xa lại phát hiện một cỗ thi thể bị hủy hoại cực kỳ kinh khủng, như bị thú hoang cắn xé chỉ còn lại bộ xương được gặm nham nhở trong vũng máu tanh lênh láng. Nghe mấy người đó chứng kiến tả lại, nhìn vô cùng khiếp hãi, có người thần kinh chịu đựng không nổi nôn thốc nôn tháo ngay tại trận.
Về sau bên pháp y kiểm tra kết luận kẻ bị hại tên Triệu Hồng Mai, chính là con gái lão Triệu. Trên tay và trên hung khí của gã Hách Liên đều là máu nạn nhân. Gã đó là trong tình trạng say sỉn quá độ không kiểm soát nhân tính mà làm ra hành vi giết người dã man. Vì tính nghiêm trọng của vụ án, anh ta được chuyển tới nhà tù Thẩm Dương và tuyên án tử hình.
Qua lời kể của gã Tống Vạn Kim, chồng của Hồng Mai, thì hôm đó nạn nhân nói xin phép cho về nhà cũ thăm bạn, nhưng đến tối muộn cũng chưa thấy về. Sau đó có liên lạc với cô bạn của Hồng Mai, nhưng người đó nói lâu rồi chưa từng liên lạc qua lại với nhau. Sau cảnh sát địa phương mới thông báo vợ chết hung thủ là Hách Liên, gã đó nói, mấy lần cùng vợ đi chợ, phát hiện vợ và gã Hách Liên nói chuyện khá thân tình. Xem ra hôm đó dối chồng là đi gặp tình nhân.
Tôi nghe xong câu chuyện lão kể, cũng chỉ có thể bán tin bán nghi, nói một tiếng cảm ơn rồi cả đám lại khởi hành tới thôn Hạ Nhị Đài. Đường thôn quê còn chưa được quan tâm chú trọng nên khá ngập nghềnh khúc khuỷu. Đường đất hai bên phủ cỏ dại, ổ voi ổ khủng long tha hồ gài bẫy các phương tiện qua lại. Được cái không khí cực trong lành mát lạnh, chẳng bù cho thứ không khí bị ô nhiễm trầm trọng của thủ đô giàu có, tuy họ sống trong nhung lụa tiện nghi, nhưng rồi cũng vì mấy thứ bệnh thời đại mà chết sớm thôi.
Gió vù vù thổi qua những hàng cây khẳng khiu, trên cành còn thưa thớt lá vàng trực trờ để được cuốn đi xa, phía sau là nhà dân đơn sơ giản dị và những con người thuần hậu chất phác, gương mặt khắc khổ vì dãi gió dầm sương.
Dừng xe hỏi một lão nông về khu rừng tre, nơi xảy ra vụ án cách đây 7 năm. Thì được biết giờ chẳng ai dám vào sâu bên trong hái măng, bởi vì sau vụ việc kinh hãi thế tục trên, một năm sau, cũng tại khu rừng này, liên tiếp xảy thêm 6 vụ án mạng mà trong đó có chồng của nạn nhân đầu tiên là Tống Vạn Kim. Hơn nữa tình trạng thi thể không khác biệt, cũng bị gặm nát nham nhở như món ăn thừa bị ác thú bỏ lại.
Người ta đồn thổi do cô vợ Hách Liên là một phù thủy, điều khiển thú dữ trút oán hận lên dân lành. Chính quyền vào cuộc điều tra những vẫn không ngăn chặn được thảm án. Bắt tạm giam cô ta rồi lại thả ra vì thiếu chứng cứ. Từ đó cũng không ai thấy cô ta xuất hiện khỏi khu rừng, mà dân làng cũng chẳng dám vào xem cô ta hiện giờ sống chết ra sao.
Sau một hồi kể lể dông dài thì lão cũng chỉ đường cho tôi tới khu rừng. Tôi không biết trong lời lão có mấy phần sự thật, mấy phần thêm mắm dặm muối. Dù sao mọi chuyện cũng đã qua lâu, phiên bản mỗi lần truyền tai nối miệng nhau lại khác đi một ít, cuối cùng biến thành một vụ án vô cùng liêu trai quỷ dị, dùng để hù dọa dăn đe con trẻ cũng thích hợp.
Chúng tôi lại phóng xe tới khu rừng cấm địa của nhiều người không dám bén mảng. Càng đi nhà cửa dân chúng qua lại càng thưa thớt, cuối cùng chỉ còn lại cây cối mọc dày đặc, âm u vây quanh, che lấp tia nắng sớm mai. Con đường gồ ghề cũng trở lên bé nhỏ chỉ đủ cho một hàng nối đuôi, hai bên vây kín bởi bóng tre lao xao rì rào trong gió luồn.
Chẳng biết từ khi nào mà sương giá đã lũ lượt kéo tới bao phủ, khiến cho nhiệt độ vì thế nhanh chóng thuyên giảm. Sương dày đặc tới mức làm chúng tôi vừa đi tới tốc độ rùa bò vừa hoang mang lơm lớp lo lắng, sợ chẳng may có bẫy ngầm gì ám toán. Bởi vì tầm nhìn hạn hẹp, chỉ rõ trong bán kính 2m, mà bốn bề bóng cây đen đặc ẩn hiện mờ ảo thấp thoáng trong sương mù, như được khoác thêm một lớp tà khí đe dọa kẻ lạ xâm phạm. Thỉnh thoảng lại được gió tác động, những nhánh tre dẻo dai yểu điệu lại làm ra mấy cái động tác như có oán hồn bay lượn, phát ra âm thanh u u như nỉ non than thân trách phận.
Đột nhiên có tiếng trẻ con khúc khích cười, âm thanh như mơ hồ, xa xôi vọng tới phân không rõ phương hướng. Ban đầu tôi sợ mình bị ảo giác đánh lừa, nghe tới lần thứ hai rõ ràng hơn chút mới vỗ vỗ vai Mạnh Chương. Gã gật một cái xem ra cũng hiểu ý tôi định nói gì. Quay sang bên thấy Tư Đồ bỏ mắt kính ra từ lâu mà Cung Trường Linh thì đeo mắt kính vào, vẻ mặt cả hai đều thâm trầm thận trọng.
Càng lúc âm thanh trong trẻo giòn tan lại tiến tới càng gần. Cả bọn không di chuyển nữa, dừng lại, bất an chờ đợi. Mà con đường từ lúc nào cũng biến mất, dưới đất chỉ còn lại toàn cỏ dại che lấp lối mòn.
Tiếng bước chân nho nhỏ, cảm giác nghe như âm thanh chân trần chạm trực tiếp vào nền đất, hữu lực nhưng không chắc chắn.
Từ trong vùng sương mù hư ảo mờ mịt phía trước, tiếng cười vui vẻ chợt tắt ngấm. Tôi căng mắt nhìn không dám chớp, một thứ đen đen dài dài, lơ lửng lưng chừng thinh không tiến tới từ phía mặt bên. Mà bên cạnh đồng thời vang lên tiếng lách cách, là Cung Trường Lĩnh đang nạp đạn cho khẩu súng lục.
Thế rồi thứ đen đen không rõ ràng chỉ cách một tầng mỏng sương bất chợt biến mất, thay vào đó là một hình thù bé nhỏ là là mặt đất.
Trước mắt chúng tôi là một khuôn mặt gầy gò, lem luốc nhưng tươi cười khỏe mạnh, khoe hàm răng lưỡi cưa quá sức đặc biệt. Tóc cắt ngắn nham nhở như do một người cực kỳ vụng về cùng chiếc kéo cùn tác hợp. Mặc một chiếc áo thun thùng thình bên trong, áo khoác to đùng ngoại cỡ bên ngoài, rõ ràng là mặc đồ của người lớn. Không có giầy dép để đi, bàn chân tất nhiên dính đất và cỏ, tím tái vì lạnh.
-Mẹ nói có khách tìm tới, sai con đi đón. Quả nhiên là thật!
Cả đám đứng hình một lúc, Tư Đồ đứng gần nhất, mở miệng trước.
-Mẹ cháu là ai?
Nhóc con khoảng 6, 7 tuổi, nhoẻn miệng cười khoe hàm răng mọc nhấp nhô lởm chởm. Đôi mắt ngây thơ lấp lánh ánh nước, nhìn ngắm thích thú mấy cỗ xe.
-Chú thật ngốc! Mẹ cháu chính là mẹ của cháu thôi. Cái này là gì vậy ạ? Đẹp quá!
Tay bé nhỏ chạm lên, vuốt nhẹ. Tư Đồ không bực bội, hỏi tiếp.
-Là xe moto. Chú hỏi mẹ cháu tên gì kìa? Cháu có chắc chúng ta là khách của mẹ cháu không? Nhỡ đón nhầm thì sao?
Nhóc lắc lắc, vui vẻ nói.
-Cháu chỉ biết mẹ thì gọi là mẹ thôi. Hôm qua mẹ bảo sáng nay sẽ có người từ phương xa tới đưa đồ, sợ khách không biết đường vào nhờ con ra dẫn lối. Mẹ nói họ đi thành nhóm 4 người, các chú không phải cũng vừa vặn bốn người sao?
Tư Đồ nghe thấy thế đưa mắt nhìn tôi. Tôi chưa biết phải xử lý thế nào. Gã quay lại hỏi thêm.
-Mẹ cháu có bảo là món đồ gì không? Sao mẹ không ra lại phải nhờ tới cháu? Cháu bé tí thế kia đi lại trong rừng một mình rất nguy hiểm biết không?
Nhóc lắc lắc đầu phản đối.
-Mẹ yếu lắm, không đi xa được. Cháu thì khỏe mạnh, vẫn thường chạy nhảy khắp nơi trong này, không có gì đáng sợ hết, có rất nhiều bạn nhỏ, vui lắm! Mẹ chỉ căn dặn không được tới gần bìa rừng thôi. Mẹ nói mấy người trong làng mới đáng sợ ,nếu để bị bắt gặp sẽ bị bắt nhốt, như thế sẽ không thể về gặp lại mẹ nữa. Chú đeo cái gì trên mặt vậy?
Cung Trường Lĩnh đứng bên cạnh bị hỏi, đầu gã ngó quanh như tìm kiếm.
-Là kính cảm ứng nhiệt. Phải rồi, ban nãy là tiếng cười của cháu sao? Cháu có đi cùng với ai nữa không?
-Cháu đi cùng một chị gái, chị ấy tốt lắm, vẫn thường chơi cùng cháu. Nhưng ban nãy chị ấy nói sợ người lạ, lên đi trước rồi.
Đứa bé vừa nói vừa vươn tay chỉ phía sau chúng tôi. Cả bọn đồng loạt quay ra sau. Xa xa phía sau quả thật nhìn thấy tấm lưng một cô gái. Mái tóc đen như mực tàu, rất dài, cô gái hơi xoay người, mặc một chiếc váy trắng ngắn ngang gối để lộ đôi chân trần sạch sẽ quá mức quy định.
Tôi chớp mắt một cái, bóng hình đó cũng vừa vặn ẩn vào sương, tan biến không còn chút dấu vết.
-Đúng rồi, thế ai trong số các chú là bố của cháu vậy? Là chú sao? Chú to lớn oai phong như thế rất thích hợp làm bố cháu nha.
Một câu nói hồn nhiên vô tư bằng chất giọng non nớt của con trẻ khiến cả đám nam nhân đều khiếp đảm. Nó đưa cặp mắt to tròn trong veo như hột nhãn, nhìn chăm chú vào khuôn mặt đơ ra như tảng đá của Tư Đồ. Sau một hồi im hơi lặng tiếng, Tư Đồ cười nhẹ một cái, phá vỡ trầm mặc, quay lại hỏi tôi.
-Này, thế là thế nào?
Tôi kịch liệt lắc lắc đầu. Trời ạ, tình huống gì phát sinh thế này? Tư Đồ ôn nhu quay lại với đứa trẻ.
-Chú có một tiểu bảo bối rồi, mặc dù hai bố con cũng phải sống cách biệt. Chú không phải bố cháu đâu.
-Ừm, không phải sao? Thế thì là chú này sao? Chú cũng cao lớn uy vũ lắm! Chú đeo kính cảm ứng nhiệt để làm gì ạ?
Cung Trường Lĩnh ho nhẹ một cái, trả lời.
-Chú chưa vợ, không người yêu, sao có thể có con. Chú không phải bố cháu. Kính này cho chú biết thân nhiệt con người, hiện giờ cháu đang lạnh phần chân đúng không?
Nhóc gật gật, giơ cái chân như que củi lấm lem bùn đất.
-Mẹ nói, bố sẽ mua giầy cho cháu. Cả quần áo mới nữa. Chú thật không phải bố cháu sao? Sẽ không vì cháu vừa gầy vừa bẩn mà chê bai cháu chứ?
Tư Đồ cười hiền hòa can thiệp.
-Nhóc, cháu tên là gì? Sao lại nói như vậy? Là ý chỉ của mẹ truyền đạt vậy à?
Nhóc con ngẩng đầu hi hi ha ha cười.
-Mẹ gọi cháu là Ô Nha. Mẹ nói khi nào bố tới sẽ đưa cháu khám phá thế giới bên ngoài khu rừng. Mẹ nói bên ngoài bao la rộng lớn, rất thú vị, rất đẹp nhưng cũng đầy hiểm nguy, cho nên phải đợi bố tới đón. Bố sẽ bảo vệ cháu. Chú kia trông gầy yếu quá.
Thằng nhóc chỉ vào Mạnh Chương, lắc đầu không hài lòng. Rồi lại chỉ vào tôi đánh giá.
-Chú này bộ dáng hiền hiền ngốc ngốc, cũng không ổn.
Lại một khoảng im lặng kéo dài. Sống trong khu rừng bị người ta đồn thổi là tràn ngập tử khí, tách biệt với thế giới con người bên ngoài, dù là người trưởng thành cũng là cả một quá trình chật vật khó khăn. Nhưng đứa trẻ chỉ có bộ dáng gầy bẩn tinh nghịch bên ngoài, còn vẻ mặt lại tươi vui lanh lợi, cùng chất giọng vẫn non nớt ngoan hiền khiến người ta yêu thương mà đau lòng. Liệu có phải con của Vân Thải? Sao người mẹ lại nói bố nó là một người trong số chúng tôi.
Tư Đồ hướng câu chuyện về lại chủ đề chính.
-Các chú quả thật tới đưa đồ. Vậy cháu lên xe ngồi phía trước dẫn đường được không?
Nhóc ta nghe nói thế gương mặt hết buồn buồn thất vọng, bừng thêm sức sống, hớn hở leo lên xe, ngồi ở phía trước Tư Đồ. Gã vừa nổ máy vừa cằn nhằn.
-Này, người cháu hôi quá! Bao lâu không tắm gội vậy?
Tiếng của nhóc Ô Nha lanh lảnh.
-Mới có một tuần mà, mùa đông nước lạnh lắm! Oa, nó chạy kìa! Hay quá chú ơi nó biết chạy!
-Thế ít nhất quần áo cũng phải thay ra, bùn đất đóng thành tảng như để lâu ngày. Mà cháu mặc quần áo của ai thế? Hết đồ để mặc rồi à?
-Ha ha, mẹ nói là quần áo của bố. Bố đi xa trở về sẽ mua rất nhiều thứ đẹp tặng Nha Nha.
Vừa nói xong nhóc đó lại quay trái quay phải ngó nghiêng.
-Ơ, thế thật bố cháu không ở đây à?
-Vụ đó cháu hỏi lại mẹ nhé!
Đột nhiên cảm nhận một luồng ánh mắt như điện giật phóng tới, tôi quay phắt người lại. Thấp thoáng trong làn sương mỏng manh lạnh lẽo, một thứ đen đen dài dài lơ lửng giữa đám lá tre rì rầm.
Đường rừng đi xóc nảy kinh hồn, đã thế còn lâu ơi là lâu, thằng nhóc con kia vung tay hết rẽ đông lại quẹo tây, vô tư lự ha hả cười đùa dọc đường. Mãi đến khi mặt trời dâng cao, nắng ấm dễ dàng xua tan hết sương mù ảm đạm, lộ ra quanh cảnh trong xanh an lành. Gió lạnh vi vu kéo tới khiến đám lá tre rì rào một trận reo hò, thấp thoáng trước mặt, một căn nhà có hàng rào bao bọc hiện ra.
Chúng tôi dựng xe trong sân, nhóc con kia hồ hởi nhảy xuống, miệng tíu tít la lớn.
-Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Chúng tôi còn đứng tần ngần phía ngoài đánh phía. Căn nhà dựng bằng tre, màu sắc đã phai nhạt, dễ dàng nhìn thấy vách khung, cửa sổ, cánh cửa bị dập gãy đầu tiên. Ngước đầu một chút, đập vào mắt là một lỗ hổng to đùng, mái nhà cũng bị hỏng nặng, tổng thể mà nói chính là xuống cấp nghiêm trọng, điêu tàn, thảm hại. Thế này thì đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen thành ngữ tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống rồi.
-Thế nào chàng trai, thông tin của tôi có hữu ích gì không?
Tôi vừa cho Bông Tuyết ăn vừa trả lời.
-Cảm ơn ông, tôi sẽ tới tận nhà xem thực hư thế nào.
-Mà người nhờ vả cậu là ai? Nhờ đưa đồ gì? Ít ra cũng phải cho cậu coi hình vợ chồng nhà họ chứ nhỉ? Tên tuổi địa chỉ cung cấp mà cứ mập mờ không rõ ràng thế này thì dễ nhầm lẫn lắm.
Bông Tuyết cũng chỉ bé nho nhỏ trong lòng bàn tay, không thể ăn nhiều. Nuôi nó không tốn, tôi cũng không đòi hỏi này nọ, sau này không bằng cấp không nghề nghiệp, kiếm đại một công việc bưng bê, tiết kiệm một chút thì sống cũng không tới nỗi điêu đứng.
-Tôi không còn nhớ được mặt người nhờ, người đó cũng không có khả năng tiết lộ nhiều. Xin hỏi, ông còn biết gì nữa không?
-Ài biết thì nhiều lắm! Cậu có vội không? Để tôi kể cậu nghe.
Lão này bản tính bà tám buôn lê có hạng, mồm vừa hỏi, mông cũng tự động đặt xuống ngồi rồi.
Lão nói, cách đây 8 năm, một cặp nam nữ từ nơi khác tới mua căn nhà nhỏ trong khu rừng phủ toàn tre trúc của thôn Hạ Nhị Đài. Thật ra căn nhà đó cũng có hơn 20 chục năm tuổi rồi, được dựng từ nguyên liệu vốn có, là của một ông lão gần đất xa trời bán rẻ lại. Nghe nói lão Triệu có con gái lấy chồng giàu trên huyện, muốn đón cha già về phụng dưỡng.
Một ngày nào đó của năm sau, mấy người vào rừng hái măng phát hiện anh chồng Hách Liên nằm ngất xỉu hai tay nhuốm đầy máu, cạnh đó là lưỡi liềm gặt cỏ cũng dính máu. Cách đó không xa lại phát hiện một cỗ thi thể bị hủy hoại cực kỳ kinh khủng, như bị thú hoang cắn xé chỉ còn lại bộ xương được gặm nham nhở trong vũng máu tanh lênh láng. Nghe mấy người đó chứng kiến tả lại, nhìn vô cùng khiếp hãi, có người thần kinh chịu đựng không nổi nôn thốc nôn tháo ngay tại trận.
Về sau bên pháp y kiểm tra kết luận kẻ bị hại tên Triệu Hồng Mai, chính là con gái lão Triệu. Trên tay và trên hung khí của gã Hách Liên đều là máu nạn nhân. Gã đó là trong tình trạng say sỉn quá độ không kiểm soát nhân tính mà làm ra hành vi giết người dã man. Vì tính nghiêm trọng của vụ án, anh ta được chuyển tới nhà tù Thẩm Dương và tuyên án tử hình.
Qua lời kể của gã Tống Vạn Kim, chồng của Hồng Mai, thì hôm đó nạn nhân nói xin phép cho về nhà cũ thăm bạn, nhưng đến tối muộn cũng chưa thấy về. Sau đó có liên lạc với cô bạn của Hồng Mai, nhưng người đó nói lâu rồi chưa từng liên lạc qua lại với nhau. Sau cảnh sát địa phương mới thông báo vợ chết hung thủ là Hách Liên, gã đó nói, mấy lần cùng vợ đi chợ, phát hiện vợ và gã Hách Liên nói chuyện khá thân tình. Xem ra hôm đó dối chồng là đi gặp tình nhân.
Tôi nghe xong câu chuyện lão kể, cũng chỉ có thể bán tin bán nghi, nói một tiếng cảm ơn rồi cả đám lại khởi hành tới thôn Hạ Nhị Đài. Đường thôn quê còn chưa được quan tâm chú trọng nên khá ngập nghềnh khúc khuỷu. Đường đất hai bên phủ cỏ dại, ổ voi ổ khủng long tha hồ gài bẫy các phương tiện qua lại. Được cái không khí cực trong lành mát lạnh, chẳng bù cho thứ không khí bị ô nhiễm trầm trọng của thủ đô giàu có, tuy họ sống trong nhung lụa tiện nghi, nhưng rồi cũng vì mấy thứ bệnh thời đại mà chết sớm thôi.
Gió vù vù thổi qua những hàng cây khẳng khiu, trên cành còn thưa thớt lá vàng trực trờ để được cuốn đi xa, phía sau là nhà dân đơn sơ giản dị và những con người thuần hậu chất phác, gương mặt khắc khổ vì dãi gió dầm sương.
Dừng xe hỏi một lão nông về khu rừng tre, nơi xảy ra vụ án cách đây 7 năm. Thì được biết giờ chẳng ai dám vào sâu bên trong hái măng, bởi vì sau vụ việc kinh hãi thế tục trên, một năm sau, cũng tại khu rừng này, liên tiếp xảy thêm 6 vụ án mạng mà trong đó có chồng của nạn nhân đầu tiên là Tống Vạn Kim. Hơn nữa tình trạng thi thể không khác biệt, cũng bị gặm nát nham nhở như món ăn thừa bị ác thú bỏ lại.
Người ta đồn thổi do cô vợ Hách Liên là một phù thủy, điều khiển thú dữ trút oán hận lên dân lành. Chính quyền vào cuộc điều tra những vẫn không ngăn chặn được thảm án. Bắt tạm giam cô ta rồi lại thả ra vì thiếu chứng cứ. Từ đó cũng không ai thấy cô ta xuất hiện khỏi khu rừng, mà dân làng cũng chẳng dám vào xem cô ta hiện giờ sống chết ra sao.
Sau một hồi kể lể dông dài thì lão cũng chỉ đường cho tôi tới khu rừng. Tôi không biết trong lời lão có mấy phần sự thật, mấy phần thêm mắm dặm muối. Dù sao mọi chuyện cũng đã qua lâu, phiên bản mỗi lần truyền tai nối miệng nhau lại khác đi một ít, cuối cùng biến thành một vụ án vô cùng liêu trai quỷ dị, dùng để hù dọa dăn đe con trẻ cũng thích hợp.
Chúng tôi lại phóng xe tới khu rừng cấm địa của nhiều người không dám bén mảng. Càng đi nhà cửa dân chúng qua lại càng thưa thớt, cuối cùng chỉ còn lại cây cối mọc dày đặc, âm u vây quanh, che lấp tia nắng sớm mai. Con đường gồ ghề cũng trở lên bé nhỏ chỉ đủ cho một hàng nối đuôi, hai bên vây kín bởi bóng tre lao xao rì rào trong gió luồn.
Chẳng biết từ khi nào mà sương giá đã lũ lượt kéo tới bao phủ, khiến cho nhiệt độ vì thế nhanh chóng thuyên giảm. Sương dày đặc tới mức làm chúng tôi vừa đi tới tốc độ rùa bò vừa hoang mang lơm lớp lo lắng, sợ chẳng may có bẫy ngầm gì ám toán. Bởi vì tầm nhìn hạn hẹp, chỉ rõ trong bán kính 2m, mà bốn bề bóng cây đen đặc ẩn hiện mờ ảo thấp thoáng trong sương mù, như được khoác thêm một lớp tà khí đe dọa kẻ lạ xâm phạm. Thỉnh thoảng lại được gió tác động, những nhánh tre dẻo dai yểu điệu lại làm ra mấy cái động tác như có oán hồn bay lượn, phát ra âm thanh u u như nỉ non than thân trách phận.
Đột nhiên có tiếng trẻ con khúc khích cười, âm thanh như mơ hồ, xa xôi vọng tới phân không rõ phương hướng. Ban đầu tôi sợ mình bị ảo giác đánh lừa, nghe tới lần thứ hai rõ ràng hơn chút mới vỗ vỗ vai Mạnh Chương. Gã gật một cái xem ra cũng hiểu ý tôi định nói gì. Quay sang bên thấy Tư Đồ bỏ mắt kính ra từ lâu mà Cung Trường Linh thì đeo mắt kính vào, vẻ mặt cả hai đều thâm trầm thận trọng.
Càng lúc âm thanh trong trẻo giòn tan lại tiến tới càng gần. Cả bọn không di chuyển nữa, dừng lại, bất an chờ đợi. Mà con đường từ lúc nào cũng biến mất, dưới đất chỉ còn lại toàn cỏ dại che lấp lối mòn.
Tiếng bước chân nho nhỏ, cảm giác nghe như âm thanh chân trần chạm trực tiếp vào nền đất, hữu lực nhưng không chắc chắn.
Từ trong vùng sương mù hư ảo mờ mịt phía trước, tiếng cười vui vẻ chợt tắt ngấm. Tôi căng mắt nhìn không dám chớp, một thứ đen đen dài dài, lơ lửng lưng chừng thinh không tiến tới từ phía mặt bên. Mà bên cạnh đồng thời vang lên tiếng lách cách, là Cung Trường Lĩnh đang nạp đạn cho khẩu súng lục.
Thế rồi thứ đen đen không rõ ràng chỉ cách một tầng mỏng sương bất chợt biến mất, thay vào đó là một hình thù bé nhỏ là là mặt đất.
Trước mắt chúng tôi là một khuôn mặt gầy gò, lem luốc nhưng tươi cười khỏe mạnh, khoe hàm răng lưỡi cưa quá sức đặc biệt. Tóc cắt ngắn nham nhở như do một người cực kỳ vụng về cùng chiếc kéo cùn tác hợp. Mặc một chiếc áo thun thùng thình bên trong, áo khoác to đùng ngoại cỡ bên ngoài, rõ ràng là mặc đồ của người lớn. Không có giầy dép để đi, bàn chân tất nhiên dính đất và cỏ, tím tái vì lạnh.
-Mẹ nói có khách tìm tới, sai con đi đón. Quả nhiên là thật!
Cả đám đứng hình một lúc, Tư Đồ đứng gần nhất, mở miệng trước.
-Mẹ cháu là ai?
Nhóc con khoảng 6, 7 tuổi, nhoẻn miệng cười khoe hàm răng mọc nhấp nhô lởm chởm. Đôi mắt ngây thơ lấp lánh ánh nước, nhìn ngắm thích thú mấy cỗ xe.
-Chú thật ngốc! Mẹ cháu chính là mẹ của cháu thôi. Cái này là gì vậy ạ? Đẹp quá!
Tay bé nhỏ chạm lên, vuốt nhẹ. Tư Đồ không bực bội, hỏi tiếp.
-Là xe moto. Chú hỏi mẹ cháu tên gì kìa? Cháu có chắc chúng ta là khách của mẹ cháu không? Nhỡ đón nhầm thì sao?
Nhóc lắc lắc, vui vẻ nói.
-Cháu chỉ biết mẹ thì gọi là mẹ thôi. Hôm qua mẹ bảo sáng nay sẽ có người từ phương xa tới đưa đồ, sợ khách không biết đường vào nhờ con ra dẫn lối. Mẹ nói họ đi thành nhóm 4 người, các chú không phải cũng vừa vặn bốn người sao?
Tư Đồ nghe thấy thế đưa mắt nhìn tôi. Tôi chưa biết phải xử lý thế nào. Gã quay lại hỏi thêm.
-Mẹ cháu có bảo là món đồ gì không? Sao mẹ không ra lại phải nhờ tới cháu? Cháu bé tí thế kia đi lại trong rừng một mình rất nguy hiểm biết không?
Nhóc lắc lắc đầu phản đối.
-Mẹ yếu lắm, không đi xa được. Cháu thì khỏe mạnh, vẫn thường chạy nhảy khắp nơi trong này, không có gì đáng sợ hết, có rất nhiều bạn nhỏ, vui lắm! Mẹ chỉ căn dặn không được tới gần bìa rừng thôi. Mẹ nói mấy người trong làng mới đáng sợ ,nếu để bị bắt gặp sẽ bị bắt nhốt, như thế sẽ không thể về gặp lại mẹ nữa. Chú đeo cái gì trên mặt vậy?
Cung Trường Lĩnh đứng bên cạnh bị hỏi, đầu gã ngó quanh như tìm kiếm.
-Là kính cảm ứng nhiệt. Phải rồi, ban nãy là tiếng cười của cháu sao? Cháu có đi cùng với ai nữa không?
-Cháu đi cùng một chị gái, chị ấy tốt lắm, vẫn thường chơi cùng cháu. Nhưng ban nãy chị ấy nói sợ người lạ, lên đi trước rồi.
Đứa bé vừa nói vừa vươn tay chỉ phía sau chúng tôi. Cả bọn đồng loạt quay ra sau. Xa xa phía sau quả thật nhìn thấy tấm lưng một cô gái. Mái tóc đen như mực tàu, rất dài, cô gái hơi xoay người, mặc một chiếc váy trắng ngắn ngang gối để lộ đôi chân trần sạch sẽ quá mức quy định.
Tôi chớp mắt một cái, bóng hình đó cũng vừa vặn ẩn vào sương, tan biến không còn chút dấu vết.
-Đúng rồi, thế ai trong số các chú là bố của cháu vậy? Là chú sao? Chú to lớn oai phong như thế rất thích hợp làm bố cháu nha.
Một câu nói hồn nhiên vô tư bằng chất giọng non nớt của con trẻ khiến cả đám nam nhân đều khiếp đảm. Nó đưa cặp mắt to tròn trong veo như hột nhãn, nhìn chăm chú vào khuôn mặt đơ ra như tảng đá của Tư Đồ. Sau một hồi im hơi lặng tiếng, Tư Đồ cười nhẹ một cái, phá vỡ trầm mặc, quay lại hỏi tôi.
-Này, thế là thế nào?
Tôi kịch liệt lắc lắc đầu. Trời ạ, tình huống gì phát sinh thế này? Tư Đồ ôn nhu quay lại với đứa trẻ.
-Chú có một tiểu bảo bối rồi, mặc dù hai bố con cũng phải sống cách biệt. Chú không phải bố cháu đâu.
-Ừm, không phải sao? Thế thì là chú này sao? Chú cũng cao lớn uy vũ lắm! Chú đeo kính cảm ứng nhiệt để làm gì ạ?
Cung Trường Lĩnh ho nhẹ một cái, trả lời.
-Chú chưa vợ, không người yêu, sao có thể có con. Chú không phải bố cháu. Kính này cho chú biết thân nhiệt con người, hiện giờ cháu đang lạnh phần chân đúng không?
Nhóc gật gật, giơ cái chân như que củi lấm lem bùn đất.
-Mẹ nói, bố sẽ mua giầy cho cháu. Cả quần áo mới nữa. Chú thật không phải bố cháu sao? Sẽ không vì cháu vừa gầy vừa bẩn mà chê bai cháu chứ?
Tư Đồ cười hiền hòa can thiệp.
-Nhóc, cháu tên là gì? Sao lại nói như vậy? Là ý chỉ của mẹ truyền đạt vậy à?
Nhóc con ngẩng đầu hi hi ha ha cười.
-Mẹ gọi cháu là Ô Nha. Mẹ nói khi nào bố tới sẽ đưa cháu khám phá thế giới bên ngoài khu rừng. Mẹ nói bên ngoài bao la rộng lớn, rất thú vị, rất đẹp nhưng cũng đầy hiểm nguy, cho nên phải đợi bố tới đón. Bố sẽ bảo vệ cháu. Chú kia trông gầy yếu quá.
Thằng nhóc chỉ vào Mạnh Chương, lắc đầu không hài lòng. Rồi lại chỉ vào tôi đánh giá.
-Chú này bộ dáng hiền hiền ngốc ngốc, cũng không ổn.
Lại một khoảng im lặng kéo dài. Sống trong khu rừng bị người ta đồn thổi là tràn ngập tử khí, tách biệt với thế giới con người bên ngoài, dù là người trưởng thành cũng là cả một quá trình chật vật khó khăn. Nhưng đứa trẻ chỉ có bộ dáng gầy bẩn tinh nghịch bên ngoài, còn vẻ mặt lại tươi vui lanh lợi, cùng chất giọng vẫn non nớt ngoan hiền khiến người ta yêu thương mà đau lòng. Liệu có phải con của Vân Thải? Sao người mẹ lại nói bố nó là một người trong số chúng tôi.
Tư Đồ hướng câu chuyện về lại chủ đề chính.
-Các chú quả thật tới đưa đồ. Vậy cháu lên xe ngồi phía trước dẫn đường được không?
Nhóc ta nghe nói thế gương mặt hết buồn buồn thất vọng, bừng thêm sức sống, hớn hở leo lên xe, ngồi ở phía trước Tư Đồ. Gã vừa nổ máy vừa cằn nhằn.
-Này, người cháu hôi quá! Bao lâu không tắm gội vậy?
Tiếng của nhóc Ô Nha lanh lảnh.
-Mới có một tuần mà, mùa đông nước lạnh lắm! Oa, nó chạy kìa! Hay quá chú ơi nó biết chạy!
-Thế ít nhất quần áo cũng phải thay ra, bùn đất đóng thành tảng như để lâu ngày. Mà cháu mặc quần áo của ai thế? Hết đồ để mặc rồi à?
-Ha ha, mẹ nói là quần áo của bố. Bố đi xa trở về sẽ mua rất nhiều thứ đẹp tặng Nha Nha.
Vừa nói xong nhóc đó lại quay trái quay phải ngó nghiêng.
-Ơ, thế thật bố cháu không ở đây à?
-Vụ đó cháu hỏi lại mẹ nhé!
Đột nhiên cảm nhận một luồng ánh mắt như điện giật phóng tới, tôi quay phắt người lại. Thấp thoáng trong làn sương mỏng manh lạnh lẽo, một thứ đen đen dài dài lơ lửng giữa đám lá tre rì rầm.
Đường rừng đi xóc nảy kinh hồn, đã thế còn lâu ơi là lâu, thằng nhóc con kia vung tay hết rẽ đông lại quẹo tây, vô tư lự ha hả cười đùa dọc đường. Mãi đến khi mặt trời dâng cao, nắng ấm dễ dàng xua tan hết sương mù ảm đạm, lộ ra quanh cảnh trong xanh an lành. Gió lạnh vi vu kéo tới khiến đám lá tre rì rào một trận reo hò, thấp thoáng trước mặt, một căn nhà có hàng rào bao bọc hiện ra.
Chúng tôi dựng xe trong sân, nhóc con kia hồ hởi nhảy xuống, miệng tíu tít la lớn.
-Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Chúng tôi còn đứng tần ngần phía ngoài đánh phía. Căn nhà dựng bằng tre, màu sắc đã phai nhạt, dễ dàng nhìn thấy vách khung, cửa sổ, cánh cửa bị dập gãy đầu tiên. Ngước đầu một chút, đập vào mắt là một lỗ hổng to đùng, mái nhà cũng bị hỏng nặng, tổng thể mà nói chính là xuống cấp nghiêm trọng, điêu tàn, thảm hại. Thế này thì đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen thành ngữ tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống rồi.