Gió thu thổi qua, những phiến lá của cây ngô dọc hai bên bờ sông rơi rụng trên mặt nước, mặt nước vốn bình lặng đột nhiên gợn sóng.
Từ xa, chiếc thuyền nhỏ đang tiến lại gần, phá tan vùng nước yên ả, xung quanh quanh là núi non chập chùng.
Vừa hay ngọn gió Tây Bắc này nổi lên, người lái đò điều chỉnh con buồm xuôi về phương nam.
Ánh trời chiều ngã về hướng tây, khói bếp lửa trên mạn thuyền bay lên lượn lờ. Một phụ nhân ước chừng 40 tuổi đi ra khỏi khoang thuyền, ném rau củ đã cắt nhỏ vào trong nồi rồi đảo đều, đến khi ngửi được mùi hương quen thuộc, bà gọi với vào trong khoang thuyền: “Cha nó ơi, cơm chín rồi, ra ăn thôi!”
Một nam nhân nghe tiếng gọi, ông lấy ra một chiếc vuông, bày chén đũa, rồi bưng cháo rau củ đặt lên bàn. Cơm canh trên thuyền rất đơn giản, một đĩa dưa muối, hai trứng vịt muối, một con cá chiên vậy là xong bữa cơm chiều.
Hai phu thê ngồi đối diện nhau dùng cơm.
Văn Nương lấy chén múc một bát cháo cho trượng phu mình: “Tướng công, chàng thấy nha đầu kia thế nào? Hay là sau khi đến bến đò, chúng ta đi hốt một ít thuốc cho nó, chứ để nó bệnh chết chẳng phải mọi công sức của chúng ta đều đổ sông đổ biển cả sao?”
Trương Lực nuốt cháo trong miệng, đặt chén đũa lên bàn, quay miệng sang một bên phỉ nhổ: “Phi! Phi! Phi! Cái miệng quạ đen! Không phải khi không mà thiên hạ này nói nữ nhân các người là loài tóc dài não ngắn đâu, thân thể nha đầu kia nào có bệnh tật gì, nàng ta mang tâm bệnh!”
"Người ta là thiên kim tiểu thư, thiên kim tiểu thư mỏng manh chưa từng bị thương tổn, bây giờ bị ép bán đi, là ai cũng không chịu được! Cứ để nàng ta nhịn đói mấy hôm, nhịn không được nữa thì cái gì cũng ăn, đến lúc đó sẽ tốt thôi!"
Suy nghĩ một lúc, lão ta lại dặn dò thê tử: "Bà rót chút nước cho nàng ta, đừng để nàng ta chết đói!"
Lúc đầu tháng, hai phu thê bọn họ nghe nói vùng Thương Châu có nạn châu chấu, không thu hoạch được lương thực. Đứng trước thiên tai, mạng người càng không đáng giá, một đứa bé chỉ đổi được mười cân lương thực. Vì để sống sót, không ít người đã bán nữ nhi của mình, đối với những người môi giới bọn họ mà nói mối này chỉ thấy lời.
Cơ duyên trùng hợp, mấy ngày trước bọn họ dẫn theo năm sáu đứa trẻ vừa mua được đi ngang qua Sơn Đông, đúng lúc gặp một phú hộ bán nữ nhi. Khi đó bọn họ kinh ngạc không thôi, nào có nhà giàu nào lại đi bán nữ nhi? Sau khi nghe ngóng xong mới biết kia chỉ là thứ nữ, lão gia chết rồi, mẹ cả chướng mắt.
Bọn họ làm ăn chỉ chọn những đứa bé khoảng năm, sáu tuổi. Sau khi mua xong sẽ dạy dỗ đàng hoàng rồi đem đến bán cho những nhà giàu có. Còn tiểu thư này đã 13, 14 tuổi rồi, vốn dĩ không phù hợp với yêu cầu của bọn họ.
Nhưng Trương Lực nghĩ, xưa nay, người cưới vợ sẽ cưới vợ hiền, nạp thiếp sẽ nạp người có sắc. Hắn đoán thứ nữ do tiểu thiếp sinh ra, dù không phải khuynh quốc khuynh thành nhưng dung mạo cũng sẽ không tâm thường. Nếu đưa đến Giang Nam, nơi phồn hoa bật nhất, các thương nhân từ khắp nơi tựu về, quan lại quyền quý nhiều vô số kể. Bán nàng ta cho bọn họ làm thiếp, hoặc bán vào tần lâu sở quán thì những tiểu nha hoàn bình thường sao có thể sánh được?
Sau khi quyết định, hai phu thê bọn họ đi đến phủ, xem người rồi mới mua. Bọn họ vào Nam ra Bắc nhiều vô số kể, ngựa gầy Dương Châu, nữ nhân Đại Đồng, ni cô Thái Sơn, thuyền nương Tây Hồ, mỹ nhân mỗi người một vẻ đã từng thấy qua. Song, vừa gặp nàng, đôi mắt bọn họ bừng sáng.
Mỹ nhân đẹp từ trong cốt cách, vị tiểu thư này từ nhỏ đã được nuôi dưỡng cao quý, ngoại hình, tướng tá đều là cực phẩm. Mặc dù tuổi không quá lớn nhưng dáng người, khuôn mặt đều bất phàm, trán ve mày ngài, da mướt eo thon. Qua vài năm nữa, nàng trổ mã có khi lại càng đẹp hơn, đến lúc đó có nói là quốc sắc thiên hương, đẹp tựa tiên nhân cũng không ngoa!
Phu nhân của gia đình này càng dễ nói chuyện, chỉ tám lượng bạc đã đồng ý bán.
Hai phu thê bọn họ sợ người nhà này lật lọng nên không dám chậm trễ, lập tức dẫn người mua thuyền xuôi về phương nam. Tuy nhiên, tiểu cô nương xinh đẹp này chưa từng ngồi thuyền, vừa lên thuyền đã nôn chết đi sống lại, không ăn được một miếng cơm nào. Chưa đầy hai ngày, gương mặt nhỏ hốc hác vàng như nến trông rõ rệt, nàng vật vờ nằm trên giường không nhúc nhích.
Văn Nương lấy một muỗng mật hoa pha thêm nửa bát nước ấm rồi cầm đến khoang nhỏ trên thuyền, nàng đỡ cô nương đang nằm nghiêng trên giường dậy, nói: "Cô nương, uống nước đi, ngươi không ăn không uống cũng không phải là cách đâu!"
Tô Thời Họa nâng mắt nhìn chằm chằm nàng, sau đó lặng lẽ nhắm mắt lại, quyết tâm muốn tuyệt thực tự vẫn.
Trời sinh nàng có đôi mắt hạnh vừa to lại tròn, mí mắt mỏng, tròng mắt đen trắng rõ ràng. Bình thường, đôi mắt này trong veo như nước vô cùng sinh động chứ không phải giống bây giờ, gương mặt xanh xao vàng vọt u ám đầy tử khí, không hề có sức sống nào cả.
"Haiz..." Văn Nương thở dài một hơi: "Ngươi không uống thì đừng trách ta đây nhẫn tâm!”
Một tay nàng bóp má của Tô Thời Họa, một tay bưng bát nước đổ vào miệng nhỏ nhợt nhạt không có chút huyết sắc: “Đứa trẻ ngoan, ít nhiều gì ngươi cũng phải uống một chút."
Tô Thời Họa giơ tay muốn đẩy ra nhưng nàng đã nhịn đói hai ngày hai đêm, nào còn sức nữa, nàng không ngăn được, chất lỏng ngọt lịm chảy vào trong miệng.
Tô Thời Họa bị ép uống nên sặc phun ra một nửa, nàng nằm trên giường ho khan, gương mặt nhỏ đỏ bừng.
Văn Nương giúp nàng vỗ lưng: "Đừng trách đại nương, ta không thể trơ mắt nhìn ngươi chết đói được."
Thuyền dựa vào gió tiếp tục xuôi nam, càng đi về phía nam, trên mặt nước càng xuất hiện nhiều thuyền chở khách, thuyền buôn đi từ nam đến bắc. Thỉnh thoảng vào đêm, khi trăng lên cao, trên mặt sông mênh mông vô tận tràn ngập sương khói mờ ảo, nghe được tiếng sáo trúc và giọng hát tuyệt diệu. Giọng nữ dịu dàng ấm áp theo gợn nước trôi về phương xa.
"Rừng thơm, nhà ngọc, lầu quỳnh. Điểm trang sắc đẹp khuynh thành là đây. Ngại ngùng dừng bước phút giây.Vén rèm, dáng đọng nét cười đón nhau. Trẻ trung hoa thắm tươi màu. Nàng như cây ngọc chiếu sau hậu đình. Hoa nở lại tàn, không mãi được. Sắc hồng rụng đầy đất, trở về cõi hư không.[1]
[1] Trích bài thơ Ngọc thụ hậu đình hoa của Trần Thúc Bảo
Tô Thời Họa đã 4,5 chưa ăn, nàng yếu đến mức không mở mắt nổi, cả ngày lẫn đêm đều mê man nằm trên giường. Tỉnh táo thì ít, mê man thì nhiều, đôi lúc nàng tỉnh dậy, bên tai luôn có tiếng u oán trong trẻo nhẹ nhàng của người Ngô.
Có lẽ đó là những cơ thiếp xinh đẹp trên thuyền của phú thương, hoặc là kỹ nữ đi theo bầu bạn. Nhưng tất cả đều giống nhau, dùng để tiêu khiển mua vui cho người khác.
Liễu Hàm Yên là người Ngô, từ nhỏ nàng đã ở bên cạnh mẫu thân, nàng có thể nghe hiểu lời những cô nương này hát. Trước kia mẫu thân thường kể cho nàng vài chuyện dân gian ở thành nhỏ phía nam, hoặc là hát khúc xướng vùng Giang Nam nghe rất bùi tai. Hình ảnh hai mẹ con tựa vào nhau lúc trước hiện lên trong đầu, nghĩ đến đây, hốc mắt khô cạn của Tô Thời Họa dần hiện lên ánh nước.
Bất giác nước mắt chảy đầy mặt, nàng không biết kiếp này còn có thể gặp lại mẫu thân nữa hay không.
Trong khoang thuyền đơn sơ chỉ có một chiếc đèn chiếu sáng, cũng may đêm nay ánh trăng sáng trong, tia sáng xuyên qua cửa sổ mở to chiếu vào trong, sáng như ban ngày.
Văn Nương bưng bát cháo đã nấu nhừ đi vào, nàng liếc nhìn gương mặt gầy yếu của cô nương tràn ngập nước mắt, đáy lòng khẽ động. Đã mấy hôm rồi, tiểu cô nương yếu ớt này không ăn không uống, không buồn không vui, bộ dạng không thiết sống. Bây giờ nàng đã chịu khóc, cũng xem như có chút hi vọng.
Nàng đặt bát lên trên bàn, lấy khăn lau nước mắt cho tiểu cô nương: "Cô nương... Ta đã sống hơn nửa đời người rồi nhưng vẫn cảm thấy mình chưa sống đủ, ngươi còn trẻ đừng nên ủ rũ như thế. Ngươi còn trẻ, đoạn đường sau này còn rất dài."
Nàng thấy Tô Thời Họa vẫn không có phản ứng, tiếp tục an ủi: "Con người mà... sống trên đời thật không dễ dàng gì, chúng ta đều là người số khổ. Nhưng, nếu ngẫm lại, chúng ta còn tốt hơn những người chết rét, chết đói ngoài kia. Ngươi yên tâm, mặc dù đại nương ta không phải người lương thiện gì nhưng cũng sẽ không đày đoạ người vô tội, ta nhất định sẽ tìm một gia đình tốt cho cô nương..."
Gương mặt vừa mới lau nước mắt giờ lại ướt đẫm, Văn Nương biết nàng nghe thấy được, thế là khẽ nói: "Đại nương cũng có nữ nhi, tuổi tác không lớn hơn cô nương là bao. Mặc dù nhà chúng ta không phải quyền quý cao sang nhưng con bé cũng được yêu thương như báu vật. Đại nương nhìn ngươi lại nhớ đến nữ nhi trong nhà."
"Những lời đại nương nói đều là lời thật lòng, không hề giả dối." Nàng lau nước mắt cho Thời Hoạ, dùng giọng điệu dịu dàng nhất khuyên nhủ: "Mẫu thân ngươi mang thai mười tháng mới sinh ra ngươi, ngậm đắng nuốt cay nuôi dưỡng ngươi lớn đến như thế, nếu như bà ấy biết ngươi tự làm tổn thương mình như thế, bà ấy sẽ đau lòng thế nào chứ? Cho dù ngươi không suy nghĩ cho bản thân mình thì cũng phải suy nghĩ cho mẫu thân ngươi..."
Lúc đầu, Tô Thời Họa chỉ lặng lẽ rơi nước mắt, sau khi nghe những lời này nàng khóc to hơn. Bờ vai yếu đuối run lên, cổ họng vang lên tiếng khóc yếu ớt. Văn Nương thấy thế vội ngồi ở mép giường ôm tiểu cô nương vào lòng, khẽ vỗ lưng nàng nhẹ dàng khuyên nhủ. Bà chỉ nói những lời hay: "Đứa trẻ ngoan... Khóc đi... Khóc xong chúng ta vẫn phải sống tiếp..."
Trong lòng Thời Hoạ mang theo chút viễn vông, nàng mong mình có thể gặp lại mẹ mình.
Trước giờ, Văn Nương chưa từng gặp cô nương nào nhiều nước mắt như Tô Thời Họa, nàng khóc ướt hết ba lớp áo vải. Văn Nương đi đến cạnh bếp lò, rớt nước ấm vào chậu gỗ, vắt khăn rồi đến bên giường dịu dàng lau gương mặt nhỏ của tiểu cô nương. Sau đó, nàng bưng bát cháo đưa lên miệng thổi, đút cho nàng: "Ăn tạm đi, đại nương cố ý cho thêm đường vào đấy, rất ngọt."
Cuối cùng Thời Hoạ cũng há miệng, cố nuốt hết cháo xuống. Văn Nương vui mừng, vội đút thêm cho nàng. Khi chén cháo đã thấy đáy, nỗi lo trong lòng bà cũng vơi đi.
Ăn cháo xong, Văn Nương cẩn thận đắp chăn cho nàng, lặng lẽ đóng cửa khoang thuyền rồi đi lên mạn tàu.
Trương Lục đang ăn đậu phộng, uống rượu, nhìn thấy nét vui mừng của thê tử, hắn hỏi: "Chịu ăn rồi à?"
Văn Nương gật đầu khẽ nói: "A di đà phật, cuối cùng cũng chịu ăn rồi."
Nếu nàng ta chết đói, chẳng những bọn họ phải mang tội mà số bạc này cũng đổ sông đổ biển hết.
Nàng ngồi sát bên trượng phu, nhấc rượu ấm đổ đầy vào chén nhỏ, rồi tự cầm lên uống hết. Mùi vị rượu trắng vừa nồng vừa cay, cảm giác nóng rực như lưỡi dao đi vào khoang miệng lướt xuống cổ họng, cay đến mức Văn Nương nhe răng nhếch miệng, song nàng lại cảm thấy thích thú. Sau đó, nàng lại cầm ấm đổ đầy vào chén rượu, vui vẻ nói: "Đúng là ông trời phù hộ! Không uổng công ta nói nửa ngày, cuối cùng cũng nhặt được cái mạng nhỏ của nàng về!"
"Có gì to tác đâu, ta đã nói không sao rồi." Trương Lực nhặt mấy hạt đậu ném vào miệng, uống một ngụm rượu mạnh, ung dung nói: "Tuổi còn nhỏ sao có thể cứng rắn được lâu. Nếu tất cả đều là trinh tiết liệt nữ, thà chết không chịu khuất phục thì trên đời này làm gì có nhiều kỹ nữ, đào hát đến vậy."
Văn Nương nghe trượng phu nói vậy, liền trầm ngâm suy nghĩ. Con người sống trên đời này thật không dễ dàng gì, nữ nhân lại càng không dễ.
Nếu được lựa chọn, ai lại không muốn một cuộc sống đường đường chính chính chứ. Vận mệnh thật bất công, nhưng các nàng đã làm gì sai? Rơi vào vũng bùn, thân bị giam cầm, bán rẻ tiếng cười nịnh hót, có chăng là chỉ vì muốn tồn tại trên đời mà thôi.
Dọc theo con sông Đại Hàng, họ vừa đi vừa nghỉ, con thuyền cập bến Từ Châu, Trương Lực xuống thuyền mua gạo và mì, sẵn tiện mua thêm ít rau dưa mới để dự trữ. Ngoài ra hắn còn mua thêm một con gà quay thơm nức mũi.
Hắn cầm túi lớn túi nhỏ trở về thuyền, bảo thê tử lặt rau nấu cơm.
Vừa bưng thức ăn lên bàn, đột nhiên có một cơn gió lạ thổi đến, kéo theo đám mây đen đến, phut kín bầu trời, những hạt mưa kia giống như sợi tơ mảnh đua nhau rơi xuống.
Hai người vội thu dọn bàn ăn đem vào trong khoang thuyền, Văn Nương bới cơm cho trượng phu sau đó cầm mấy miếng bánh, đưa vào cho mấy cô nương ngồi trong góc. Mỗi người cái kèm theo một bát cháo loãng, cộng thêm mấy sợi dưa muối, đó là bữa cơm tối của bọn họ.
Gà quay trên bàn tỏa ra mùi thơm nồng nặc, các tiểu cô nương nuốt nước bọt nhìn chằm chằm nó. Trương Lục xé một chiếc đùi gà, nâng mắt nhìn Tô Thời Họa đang ngồi trên giường hớp từng ngụm cháo loãng, hắn ra hiệu thê tử đưa đến: "Đưa cho nàng ta, đừng để nàng ta gầy trơ xương, mất công lại phải nuôi lại."
Muốn bán được giá tốt thì phải nuôi cho trắng trẻo mập mạp, chẳng ai muốn bỏ nhiều tiền ra để mua một người xanh xao vàng vọt, gió thổi một phát là bay cả.
"Này,nha đầu, ăn đi!" Văn Nương cầm đùi gà bỏ vào chén của Tô Thời Họa, nàng ngây ngốc, khẽ nói: "Cảm ơn."
Văn Nương vui mừng không thôi, khuê nữ của cao môn đúng là có giáo dưỡng, đã rơi vào tình cảnh như thế này rồi mà vẫn còn nho nhã lễ độ. Mặc dù, Thời Hoạ không nói nhiều nhưng ít ra nàng cũng đã chịu mở miệng nói chuyện.
Đùi gà béo ngậy, Tô Thời Họa không muốn ăn, những hài nữ khác không cầm lòng được nhìn về phía nàng. Nàng không nghĩ nhiều, cầm đũa gắp đùi gà bỏ vào chén một hài nữ gần mình nhất.
Tiểu cô nương kia không dám tin mở to mắt nhìn Tô Thời Hoạ một hồi lâu, khi thấy Tô Thời Họa khẽ gật đầu, nàng mới cắn một miếng to. Những tiểu cô nương khác đều bu lại cầm đùi gà mỗi người cắn một miếng, năm sáu tiểu cô nương vui vẻ chia nhau ăn một chiếc đùi gà.
Từ xa, chiếc thuyền nhỏ đang tiến lại gần, phá tan vùng nước yên ả, xung quanh quanh là núi non chập chùng.
Vừa hay ngọn gió Tây Bắc này nổi lên, người lái đò điều chỉnh con buồm xuôi về phương nam.
Ánh trời chiều ngã về hướng tây, khói bếp lửa trên mạn thuyền bay lên lượn lờ. Một phụ nhân ước chừng 40 tuổi đi ra khỏi khoang thuyền, ném rau củ đã cắt nhỏ vào trong nồi rồi đảo đều, đến khi ngửi được mùi hương quen thuộc, bà gọi với vào trong khoang thuyền: “Cha nó ơi, cơm chín rồi, ra ăn thôi!”
Một nam nhân nghe tiếng gọi, ông lấy ra một chiếc vuông, bày chén đũa, rồi bưng cháo rau củ đặt lên bàn. Cơm canh trên thuyền rất đơn giản, một đĩa dưa muối, hai trứng vịt muối, một con cá chiên vậy là xong bữa cơm chiều.
Hai phu thê ngồi đối diện nhau dùng cơm.
Văn Nương lấy chén múc một bát cháo cho trượng phu mình: “Tướng công, chàng thấy nha đầu kia thế nào? Hay là sau khi đến bến đò, chúng ta đi hốt một ít thuốc cho nó, chứ để nó bệnh chết chẳng phải mọi công sức của chúng ta đều đổ sông đổ biển cả sao?”
Trương Lực nuốt cháo trong miệng, đặt chén đũa lên bàn, quay miệng sang một bên phỉ nhổ: “Phi! Phi! Phi! Cái miệng quạ đen! Không phải khi không mà thiên hạ này nói nữ nhân các người là loài tóc dài não ngắn đâu, thân thể nha đầu kia nào có bệnh tật gì, nàng ta mang tâm bệnh!”
"Người ta là thiên kim tiểu thư, thiên kim tiểu thư mỏng manh chưa từng bị thương tổn, bây giờ bị ép bán đi, là ai cũng không chịu được! Cứ để nàng ta nhịn đói mấy hôm, nhịn không được nữa thì cái gì cũng ăn, đến lúc đó sẽ tốt thôi!"
Suy nghĩ một lúc, lão ta lại dặn dò thê tử: "Bà rót chút nước cho nàng ta, đừng để nàng ta chết đói!"
Lúc đầu tháng, hai phu thê bọn họ nghe nói vùng Thương Châu có nạn châu chấu, không thu hoạch được lương thực. Đứng trước thiên tai, mạng người càng không đáng giá, một đứa bé chỉ đổi được mười cân lương thực. Vì để sống sót, không ít người đã bán nữ nhi của mình, đối với những người môi giới bọn họ mà nói mối này chỉ thấy lời.
Cơ duyên trùng hợp, mấy ngày trước bọn họ dẫn theo năm sáu đứa trẻ vừa mua được đi ngang qua Sơn Đông, đúng lúc gặp một phú hộ bán nữ nhi. Khi đó bọn họ kinh ngạc không thôi, nào có nhà giàu nào lại đi bán nữ nhi? Sau khi nghe ngóng xong mới biết kia chỉ là thứ nữ, lão gia chết rồi, mẹ cả chướng mắt.
Bọn họ làm ăn chỉ chọn những đứa bé khoảng năm, sáu tuổi. Sau khi mua xong sẽ dạy dỗ đàng hoàng rồi đem đến bán cho những nhà giàu có. Còn tiểu thư này đã 13, 14 tuổi rồi, vốn dĩ không phù hợp với yêu cầu của bọn họ.
Nhưng Trương Lực nghĩ, xưa nay, người cưới vợ sẽ cưới vợ hiền, nạp thiếp sẽ nạp người có sắc. Hắn đoán thứ nữ do tiểu thiếp sinh ra, dù không phải khuynh quốc khuynh thành nhưng dung mạo cũng sẽ không tâm thường. Nếu đưa đến Giang Nam, nơi phồn hoa bật nhất, các thương nhân từ khắp nơi tựu về, quan lại quyền quý nhiều vô số kể. Bán nàng ta cho bọn họ làm thiếp, hoặc bán vào tần lâu sở quán thì những tiểu nha hoàn bình thường sao có thể sánh được?
Sau khi quyết định, hai phu thê bọn họ đi đến phủ, xem người rồi mới mua. Bọn họ vào Nam ra Bắc nhiều vô số kể, ngựa gầy Dương Châu, nữ nhân Đại Đồng, ni cô Thái Sơn, thuyền nương Tây Hồ, mỹ nhân mỗi người một vẻ đã từng thấy qua. Song, vừa gặp nàng, đôi mắt bọn họ bừng sáng.
Mỹ nhân đẹp từ trong cốt cách, vị tiểu thư này từ nhỏ đã được nuôi dưỡng cao quý, ngoại hình, tướng tá đều là cực phẩm. Mặc dù tuổi không quá lớn nhưng dáng người, khuôn mặt đều bất phàm, trán ve mày ngài, da mướt eo thon. Qua vài năm nữa, nàng trổ mã có khi lại càng đẹp hơn, đến lúc đó có nói là quốc sắc thiên hương, đẹp tựa tiên nhân cũng không ngoa!
Phu nhân của gia đình này càng dễ nói chuyện, chỉ tám lượng bạc đã đồng ý bán.
Hai phu thê bọn họ sợ người nhà này lật lọng nên không dám chậm trễ, lập tức dẫn người mua thuyền xuôi về phương nam. Tuy nhiên, tiểu cô nương xinh đẹp này chưa từng ngồi thuyền, vừa lên thuyền đã nôn chết đi sống lại, không ăn được một miếng cơm nào. Chưa đầy hai ngày, gương mặt nhỏ hốc hác vàng như nến trông rõ rệt, nàng vật vờ nằm trên giường không nhúc nhích.
Văn Nương lấy một muỗng mật hoa pha thêm nửa bát nước ấm rồi cầm đến khoang nhỏ trên thuyền, nàng đỡ cô nương đang nằm nghiêng trên giường dậy, nói: "Cô nương, uống nước đi, ngươi không ăn không uống cũng không phải là cách đâu!"
Tô Thời Họa nâng mắt nhìn chằm chằm nàng, sau đó lặng lẽ nhắm mắt lại, quyết tâm muốn tuyệt thực tự vẫn.
Trời sinh nàng có đôi mắt hạnh vừa to lại tròn, mí mắt mỏng, tròng mắt đen trắng rõ ràng. Bình thường, đôi mắt này trong veo như nước vô cùng sinh động chứ không phải giống bây giờ, gương mặt xanh xao vàng vọt u ám đầy tử khí, không hề có sức sống nào cả.
"Haiz..." Văn Nương thở dài một hơi: "Ngươi không uống thì đừng trách ta đây nhẫn tâm!”
Một tay nàng bóp má của Tô Thời Họa, một tay bưng bát nước đổ vào miệng nhỏ nhợt nhạt không có chút huyết sắc: “Đứa trẻ ngoan, ít nhiều gì ngươi cũng phải uống một chút."
Tô Thời Họa giơ tay muốn đẩy ra nhưng nàng đã nhịn đói hai ngày hai đêm, nào còn sức nữa, nàng không ngăn được, chất lỏng ngọt lịm chảy vào trong miệng.
Tô Thời Họa bị ép uống nên sặc phun ra một nửa, nàng nằm trên giường ho khan, gương mặt nhỏ đỏ bừng.
Văn Nương giúp nàng vỗ lưng: "Đừng trách đại nương, ta không thể trơ mắt nhìn ngươi chết đói được."
Thuyền dựa vào gió tiếp tục xuôi nam, càng đi về phía nam, trên mặt nước càng xuất hiện nhiều thuyền chở khách, thuyền buôn đi từ nam đến bắc. Thỉnh thoảng vào đêm, khi trăng lên cao, trên mặt sông mênh mông vô tận tràn ngập sương khói mờ ảo, nghe được tiếng sáo trúc và giọng hát tuyệt diệu. Giọng nữ dịu dàng ấm áp theo gợn nước trôi về phương xa.
"Rừng thơm, nhà ngọc, lầu quỳnh. Điểm trang sắc đẹp khuynh thành là đây. Ngại ngùng dừng bước phút giây.Vén rèm, dáng đọng nét cười đón nhau. Trẻ trung hoa thắm tươi màu. Nàng như cây ngọc chiếu sau hậu đình. Hoa nở lại tàn, không mãi được. Sắc hồng rụng đầy đất, trở về cõi hư không.[1]
[1] Trích bài thơ Ngọc thụ hậu đình hoa của Trần Thúc Bảo
Tô Thời Họa đã 4,5 chưa ăn, nàng yếu đến mức không mở mắt nổi, cả ngày lẫn đêm đều mê man nằm trên giường. Tỉnh táo thì ít, mê man thì nhiều, đôi lúc nàng tỉnh dậy, bên tai luôn có tiếng u oán trong trẻo nhẹ nhàng của người Ngô.
Có lẽ đó là những cơ thiếp xinh đẹp trên thuyền của phú thương, hoặc là kỹ nữ đi theo bầu bạn. Nhưng tất cả đều giống nhau, dùng để tiêu khiển mua vui cho người khác.
Liễu Hàm Yên là người Ngô, từ nhỏ nàng đã ở bên cạnh mẫu thân, nàng có thể nghe hiểu lời những cô nương này hát. Trước kia mẫu thân thường kể cho nàng vài chuyện dân gian ở thành nhỏ phía nam, hoặc là hát khúc xướng vùng Giang Nam nghe rất bùi tai. Hình ảnh hai mẹ con tựa vào nhau lúc trước hiện lên trong đầu, nghĩ đến đây, hốc mắt khô cạn của Tô Thời Họa dần hiện lên ánh nước.
Bất giác nước mắt chảy đầy mặt, nàng không biết kiếp này còn có thể gặp lại mẫu thân nữa hay không.
Trong khoang thuyền đơn sơ chỉ có một chiếc đèn chiếu sáng, cũng may đêm nay ánh trăng sáng trong, tia sáng xuyên qua cửa sổ mở to chiếu vào trong, sáng như ban ngày.
Văn Nương bưng bát cháo đã nấu nhừ đi vào, nàng liếc nhìn gương mặt gầy yếu của cô nương tràn ngập nước mắt, đáy lòng khẽ động. Đã mấy hôm rồi, tiểu cô nương yếu ớt này không ăn không uống, không buồn không vui, bộ dạng không thiết sống. Bây giờ nàng đã chịu khóc, cũng xem như có chút hi vọng.
Nàng đặt bát lên trên bàn, lấy khăn lau nước mắt cho tiểu cô nương: "Cô nương... Ta đã sống hơn nửa đời người rồi nhưng vẫn cảm thấy mình chưa sống đủ, ngươi còn trẻ đừng nên ủ rũ như thế. Ngươi còn trẻ, đoạn đường sau này còn rất dài."
Nàng thấy Tô Thời Họa vẫn không có phản ứng, tiếp tục an ủi: "Con người mà... sống trên đời thật không dễ dàng gì, chúng ta đều là người số khổ. Nhưng, nếu ngẫm lại, chúng ta còn tốt hơn những người chết rét, chết đói ngoài kia. Ngươi yên tâm, mặc dù đại nương ta không phải người lương thiện gì nhưng cũng sẽ không đày đoạ người vô tội, ta nhất định sẽ tìm một gia đình tốt cho cô nương..."
Gương mặt vừa mới lau nước mắt giờ lại ướt đẫm, Văn Nương biết nàng nghe thấy được, thế là khẽ nói: "Đại nương cũng có nữ nhi, tuổi tác không lớn hơn cô nương là bao. Mặc dù nhà chúng ta không phải quyền quý cao sang nhưng con bé cũng được yêu thương như báu vật. Đại nương nhìn ngươi lại nhớ đến nữ nhi trong nhà."
"Những lời đại nương nói đều là lời thật lòng, không hề giả dối." Nàng lau nước mắt cho Thời Hoạ, dùng giọng điệu dịu dàng nhất khuyên nhủ: "Mẫu thân ngươi mang thai mười tháng mới sinh ra ngươi, ngậm đắng nuốt cay nuôi dưỡng ngươi lớn đến như thế, nếu như bà ấy biết ngươi tự làm tổn thương mình như thế, bà ấy sẽ đau lòng thế nào chứ? Cho dù ngươi không suy nghĩ cho bản thân mình thì cũng phải suy nghĩ cho mẫu thân ngươi..."
Lúc đầu, Tô Thời Họa chỉ lặng lẽ rơi nước mắt, sau khi nghe những lời này nàng khóc to hơn. Bờ vai yếu đuối run lên, cổ họng vang lên tiếng khóc yếu ớt. Văn Nương thấy thế vội ngồi ở mép giường ôm tiểu cô nương vào lòng, khẽ vỗ lưng nàng nhẹ dàng khuyên nhủ. Bà chỉ nói những lời hay: "Đứa trẻ ngoan... Khóc đi... Khóc xong chúng ta vẫn phải sống tiếp..."
Trong lòng Thời Hoạ mang theo chút viễn vông, nàng mong mình có thể gặp lại mẹ mình.
Trước giờ, Văn Nương chưa từng gặp cô nương nào nhiều nước mắt như Tô Thời Họa, nàng khóc ướt hết ba lớp áo vải. Văn Nương đi đến cạnh bếp lò, rớt nước ấm vào chậu gỗ, vắt khăn rồi đến bên giường dịu dàng lau gương mặt nhỏ của tiểu cô nương. Sau đó, nàng bưng bát cháo đưa lên miệng thổi, đút cho nàng: "Ăn tạm đi, đại nương cố ý cho thêm đường vào đấy, rất ngọt."
Cuối cùng Thời Hoạ cũng há miệng, cố nuốt hết cháo xuống. Văn Nương vui mừng, vội đút thêm cho nàng. Khi chén cháo đã thấy đáy, nỗi lo trong lòng bà cũng vơi đi.
Ăn cháo xong, Văn Nương cẩn thận đắp chăn cho nàng, lặng lẽ đóng cửa khoang thuyền rồi đi lên mạn tàu.
Trương Lục đang ăn đậu phộng, uống rượu, nhìn thấy nét vui mừng của thê tử, hắn hỏi: "Chịu ăn rồi à?"
Văn Nương gật đầu khẽ nói: "A di đà phật, cuối cùng cũng chịu ăn rồi."
Nếu nàng ta chết đói, chẳng những bọn họ phải mang tội mà số bạc này cũng đổ sông đổ biển hết.
Nàng ngồi sát bên trượng phu, nhấc rượu ấm đổ đầy vào chén nhỏ, rồi tự cầm lên uống hết. Mùi vị rượu trắng vừa nồng vừa cay, cảm giác nóng rực như lưỡi dao đi vào khoang miệng lướt xuống cổ họng, cay đến mức Văn Nương nhe răng nhếch miệng, song nàng lại cảm thấy thích thú. Sau đó, nàng lại cầm ấm đổ đầy vào chén rượu, vui vẻ nói: "Đúng là ông trời phù hộ! Không uổng công ta nói nửa ngày, cuối cùng cũng nhặt được cái mạng nhỏ của nàng về!"
"Có gì to tác đâu, ta đã nói không sao rồi." Trương Lực nhặt mấy hạt đậu ném vào miệng, uống một ngụm rượu mạnh, ung dung nói: "Tuổi còn nhỏ sao có thể cứng rắn được lâu. Nếu tất cả đều là trinh tiết liệt nữ, thà chết không chịu khuất phục thì trên đời này làm gì có nhiều kỹ nữ, đào hát đến vậy."
Văn Nương nghe trượng phu nói vậy, liền trầm ngâm suy nghĩ. Con người sống trên đời này thật không dễ dàng gì, nữ nhân lại càng không dễ.
Nếu được lựa chọn, ai lại không muốn một cuộc sống đường đường chính chính chứ. Vận mệnh thật bất công, nhưng các nàng đã làm gì sai? Rơi vào vũng bùn, thân bị giam cầm, bán rẻ tiếng cười nịnh hót, có chăng là chỉ vì muốn tồn tại trên đời mà thôi.
Dọc theo con sông Đại Hàng, họ vừa đi vừa nghỉ, con thuyền cập bến Từ Châu, Trương Lực xuống thuyền mua gạo và mì, sẵn tiện mua thêm ít rau dưa mới để dự trữ. Ngoài ra hắn còn mua thêm một con gà quay thơm nức mũi.
Hắn cầm túi lớn túi nhỏ trở về thuyền, bảo thê tử lặt rau nấu cơm.
Vừa bưng thức ăn lên bàn, đột nhiên có một cơn gió lạ thổi đến, kéo theo đám mây đen đến, phut kín bầu trời, những hạt mưa kia giống như sợi tơ mảnh đua nhau rơi xuống.
Hai người vội thu dọn bàn ăn đem vào trong khoang thuyền, Văn Nương bới cơm cho trượng phu sau đó cầm mấy miếng bánh, đưa vào cho mấy cô nương ngồi trong góc. Mỗi người cái kèm theo một bát cháo loãng, cộng thêm mấy sợi dưa muối, đó là bữa cơm tối của bọn họ.
Gà quay trên bàn tỏa ra mùi thơm nồng nặc, các tiểu cô nương nuốt nước bọt nhìn chằm chằm nó. Trương Lục xé một chiếc đùi gà, nâng mắt nhìn Tô Thời Họa đang ngồi trên giường hớp từng ngụm cháo loãng, hắn ra hiệu thê tử đưa đến: "Đưa cho nàng ta, đừng để nàng ta gầy trơ xương, mất công lại phải nuôi lại."
Muốn bán được giá tốt thì phải nuôi cho trắng trẻo mập mạp, chẳng ai muốn bỏ nhiều tiền ra để mua một người xanh xao vàng vọt, gió thổi một phát là bay cả.
"Này,nha đầu, ăn đi!" Văn Nương cầm đùi gà bỏ vào chén của Tô Thời Họa, nàng ngây ngốc, khẽ nói: "Cảm ơn."
Văn Nương vui mừng không thôi, khuê nữ của cao môn đúng là có giáo dưỡng, đã rơi vào tình cảnh như thế này rồi mà vẫn còn nho nhã lễ độ. Mặc dù, Thời Hoạ không nói nhiều nhưng ít ra nàng cũng đã chịu mở miệng nói chuyện.
Đùi gà béo ngậy, Tô Thời Họa không muốn ăn, những hài nữ khác không cầm lòng được nhìn về phía nàng. Nàng không nghĩ nhiều, cầm đũa gắp đùi gà bỏ vào chén một hài nữ gần mình nhất.
Tiểu cô nương kia không dám tin mở to mắt nhìn Tô Thời Hoạ một hồi lâu, khi thấy Tô Thời Họa khẽ gật đầu, nàng mới cắn một miếng to. Những tiểu cô nương khác đều bu lại cầm đùi gà mỗi người cắn một miếng, năm sáu tiểu cô nương vui vẻ chia nhau ăn một chiếc đùi gà.