YÊU ĐƯƠNG và HẠNH PHÚC lẽ ra phải đi đôi với nhau luôn.
Người ta sống, không thể không yêu thương, cũng như người ta sống không thể không hít thở và ăn, uống; thiếu tình yêu, loài người sẽ tiêu vong. Nhưng yêu thương là nguồn gốc của hạnh phúc con người, tại sao cũng vì yêu thương mà loài người phải triền miên đau khổ? Người ta bảo Yêu và Ghét là nguồn gốc của tất cả cuộc tao loạn trên đời. Cái đó rất đúng. Yêu nhau mà không biết cách yêu thì cũng bằng mười ghét nhau. Cho nên càng yêu nhau bao nhiêu lại càng làm cho nhau đau khổ bấy nhiêu.
… “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau…” là thế. Và cũng chỉ có kẻ nào ta yêu nhất đời mới có thể làm cho ta đau khổ nhất đời mà thôi. Bởi vậy, yêu đương lại cũng là nguồn của đau khổ.
Yêu là một điều rất dễ…
Nhưng biết yêu mới là vấn đề tối trọng và khó khăn.
Chữ “biết” phải đi trước chữ “yêu”, thì yêu mới gây được nguồn hạnh phúc. Trái lại, nếu chỉ “yêu” mà không “biết yêu cho phải đường”, thì yêu nhau sẽ biến thành đau khổ.
Biết yêu, phải khởi đầu bằng sự hiểu nhau. Hiểu nhau rất khó, vì tâm hồn con người là một cái gì hết sức phức tạp.
Người ta thường “lấy bụng ta suy bụng người” nên suốt đời không sao hiểu nhau được. Lúc tình yêu nẩy sinh, người đàn ông cũng như người đàn bà, đều tưởng rằng mình đã tìm được ý trung nhân. Sự thật tâm lý của đôi bên là cả hai thái cực. Bởi vậy sau cuộc hôn nhân… lần lần chân tướng của đôi bên hiện lên, cái mộng “yêu nhau vì đã hiểu nhau…” bắt đầu tan rã. Bởi vậy, người ta mới bảo: hôn nhân là tiếng chuông cáo chung của hạnh phúc ái tình.
Stendhal có thuật câu chuyện một thiếu nữ mười sáu tuổi yêu một chàng rất đẹp trai. Chiều nào, lúc chạng vạng, anh ta đều lại chơi với cô ta dưới cửa sổ. Bà mẹ bèn mời chàng trai ấy cùng đi nghỉ hè với bà và cô gái luôn tám hôm ở nông thôn. Sự thân mật của đôi bên làm cho nàng thấy rõ chân tướng của chàng… Tình yêu từ đấy tắt hẳn.
Thật là cuộc thí nghiệm nguy hiểm nhưng cũng rất là ý nghĩa. Tình yêu bao giờ cũng bắt đầu bằng một cái “mộng”, mà sự sống chung đụng nhau hằng ngày dễ làm tan “mộng” ấy.
Ngày xưa có một cô con gái nhà giàu sang hằng ngày đứng trước cửa sổ ngó mong, thấy dạng xa xa một chàng trai làm nghề chài lưới. Chàng hát rất hay… Nàng cảm thấy trong lòng một nguồn cảm xúc dồi dào… Và bắt đầu xây mộng… Một thời gian khá lâu… ngày nào cũng như ngày nấy, nàng không bỏ qua một hôm nào để đứng tựa cửa sổ mà nghe chàng hát… rồi sanh chứng tương tư. Cha nàng hay biết, cho mời chàng đến… Khi nàng thấy mặt chàng, nàng giật mình “tỉnh mộng”, ái tình liền tan ngay, tương tư liền dứt hẳn…
Tâm hồn con người thật là phức tạp. Tâm hồn người đàn bà lại càng phức tạp hơn. “Hiểu tất cả để mà yêu tất cả” phải là nguyên tắc đầu tiên để đi tìm hạnh phúc ở tình yêu. Người đàn ông phải tìm hiểu tâm hồn của người sẽ cùng mình chia sẻ mối tình, mà người đàn bà cũng phải tìm hiểu tâm hồn của người đàn ông cùng mình chung sống… Có hiểu nhau mới có thể chiều chuộng nhau, tha thứ nhau, mưu cầu hạnh phúc cho nhau tới lúc bạc đầu.
Tâm hồn của người đàn ông, cũng như tâm hồn người đàn bà thật là cả hai thái cực… Thế mà cặp mâu thuẫn ấy lại bị bắt buộc phải sống chung với nhau không thể sống riêng rẽ nhau cho được, thì thật là cả một vấn đề tối đại quan trọng của đời người. Nó là một sự huyền bí trong tất cả những huyền bí của tạo hóa. Âm là Âm, mà Dương là Dương, nó có những tính khí khác nhau. Nhưng Âm không thể lìa Dương mà Dương cũng không thể lìa Âm. Hai bên phải chung đụng nhau, cọ xát nhau và điều hòa nhau, thì loài người mới sinh tồn.
Có Âm Dương, có vợ chồng
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
Để tự nhiên thì Âm Dương xô xát nhau, tranh chấp nhau… gây nên hỗn loạn và đau khổ. Điều hòa nó lại, đem cái sở trường bên này, bù vào cái sở đoản bên kia, tìm mà lặp lại cái thế quân bình giữa cặp mâu thuẫn ấy, là công phu của con người đi tìm hạnh phúc, đấy là nghệ thuật yêu đương.
Vậy, muốn tìm hạnh phúc trong sự yêu đương phải tìm hiểu tâm hồn của đôi bên trước hết.
YÊU ĐƯƠNG và HẠNH PHÚC lẽ ra phải đi đôi với nhau luôn.
Người ta sống, không thể không yêu thương, cũng như người ta sống không thể không hít thở và ăn, uống; thiếu tình yêu, loài người sẽ tiêu vong. Nhưng yêu thương là nguồn gốc của hạnh phúc con người, tại sao cũng vì yêu thương mà loài người phải triền miên đau khổ? Người ta bảo Yêu và Ghét là nguồn gốc của tất cả cuộc tao loạn trên đời. Cái đó rất đúng. Yêu nhau mà không biết cách yêu thì cũng bằng mười ghét nhau. Cho nên càng yêu nhau bao nhiêu lại càng làm cho nhau đau khổ bấy nhiêu.
… “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau…” là thế. Và cũng chỉ có kẻ nào ta yêu nhất đời mới có thể làm cho ta đau khổ nhất đời mà thôi. Bởi vậy, yêu đương lại cũng là nguồn của đau khổ.
Yêu là một điều rất dễ…
Nhưng biết yêu mới là vấn đề tối trọng và khó khăn.
Chữ “biết” phải đi trước chữ “yêu”, thì yêu mới gây được nguồn hạnh phúc. Trái lại, nếu chỉ “yêu” mà không “biết yêu cho phải đường”, thì yêu nhau sẽ biến thành đau khổ.
Biết yêu, phải khởi đầu bằng sự hiểu nhau. Hiểu nhau rất khó, vì tâm hồn con người là một cái gì hết sức phức tạp.
Người ta thường “lấy bụng ta suy bụng người” nên suốt đời không sao hiểu nhau được. Lúc tình yêu nẩy sinh, người đàn ông cũng như người đàn bà, đều tưởng rằng mình đã tìm được ý trung nhân. Sự thật tâm lý của đôi bên là cả hai thái cực. Bởi vậy sau cuộc hôn nhân… lần lần chân tướng của đôi bên hiện lên, cái mộng “yêu nhau vì đã hiểu nhau…” bắt đầu tan rã. Bởi vậy, người ta mới bảo: hôn nhân là tiếng chuông cáo chung của hạnh phúc ái tình.
Stendhal có thuật câu chuyện một thiếu nữ mười sáu tuổi yêu một chàng rất đẹp trai. Chiều nào, lúc chạng vạng, anh ta đều lại chơi với cô ta dưới cửa sổ. Bà mẹ bèn mời chàng trai ấy cùng đi nghỉ hè với bà và cô gái luôn tám hôm ở nông thôn. Sự thân mật của đôi bên làm cho nàng thấy rõ chân tướng của chàng… Tình yêu từ đấy tắt hẳn.
Thật là cuộc thí nghiệm nguy hiểm nhưng cũng rất là ý nghĩa. Tình yêu bao giờ cũng bắt đầu bằng một cái “mộng”, mà sự sống chung đụng nhau hằng ngày dễ làm tan “mộng” ấy.
Ngày xưa có một cô con gái nhà giàu sang hằng ngày đứng trước cửa sổ ngó mong, thấy dạng xa xa một chàng trai làm nghề chài lưới. Chàng hát rất hay… Nàng cảm thấy trong lòng một nguồn cảm xúc dồi dào… Và bắt đầu xây mộng… Một thời gian khá lâu… ngày nào cũng như ngày nấy, nàng không bỏ qua một hôm nào để đứng tựa cửa sổ mà nghe chàng hát… rồi sanh chứng tương tư. Cha nàng hay biết, cho mời chàng đến… Khi nàng thấy mặt chàng, nàng giật mình “tỉnh mộng”, ái tình liền tan ngay, tương tư liền dứt hẳn…
Tâm hồn con người thật là phức tạp. Tâm hồn người đàn bà lại càng phức tạp hơn. “Hiểu tất cả để mà yêu tất cả” phải là nguyên tắc đầu tiên để đi tìm hạnh phúc ở tình yêu. Người đàn ông phải tìm hiểu tâm hồn của người sẽ cùng mình chia sẻ mối tình, mà người đàn bà cũng phải tìm hiểu tâm hồn của người đàn ông cùng mình chung sống… Có hiểu nhau mới có thể chiều chuộng nhau, tha thứ nhau, mưu cầu hạnh phúc cho nhau tới lúc bạc đầu.
Tâm hồn của người đàn ông, cũng như tâm hồn người đàn bà thật là cả hai thái cực… Thế mà cặp mâu thuẫn ấy lại bị bắt buộc phải sống chung với nhau không thể sống riêng rẽ nhau cho được, thì thật là cả một vấn đề tối đại quan trọng của đời người. Nó là một sự huyền bí trong tất cả những huyền bí của tạo hóa. Âm là Âm, mà Dương là Dương, nó có những tính khí khác nhau. Nhưng Âm không thể lìa Dương mà Dương cũng không thể lìa Âm. Hai bên phải chung đụng nhau, cọ xát nhau và điều hòa nhau, thì loài người mới sinh tồn.
Có Âm Dương, có vợ chồng
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
Để tự nhiên thì Âm Dương xô xát nhau, tranh chấp nhau… gây nên hỗn loạn và đau khổ. Điều hòa nó lại, đem cái sở trường bên này, bù vào cái sở đoản bên kia, tìm mà lặp lại cái thế quân bình giữa cặp mâu thuẫn ấy, là công phu của con người đi tìm hạnh phúc, đấy là nghệ thuật yêu đương.
Vậy, muốn tìm hạnh phúc trong sự yêu đương phải tìm hiểu tâm hồn của đôi bên trước hết.