Từ hôm ấy, Quỳnh thường xuyên đem tất cả quần áo của mình vào phòng mình, thử mặc từng chiếc. Cô nhắm mắt tưởng tượng ra mình là một cô gái xinh đẹp quyến rũ. Nếu có thời gian, cô còn đi sang pòng của Mạn, mặc quần áo trong tủ của Mạn, bôi thử son môi màu cánh hồng thẫm. Một mình tưởng tượng cảnh tham gia vũ hội, cô tự trang điểm cho mình một cách trịnh trọng. Cô lấy váy voan trắng của Mạn đội lên đầu, biến thành một cô dâu. Cô đi giày cao gót của mẹ, đi lại uốn éo, rồi hất văng một chiếc, đóng giả cô bé Lọ Lem đang hốt hoảng bỏ trốn ra về. Ở đây là sân khấu của riêng mình cô, một mình kiêm luôn đạo diễn lẫn diễn viên. Cô là một công chúa e ấp, lại là chàng hoàng tử đến đón nàng. Cô tự biểu diễn một tình yêu say đắm.
Cuối cùng, một lần Mạn về sớm vào buổi trưa, cô ta vừa đi đến cầu thang đã nhìn thấy Quỳnh ôm một ôm to quần áo của mình chạy về phòng Quỳnh. Quỳnh vui vẻ, ư ử hát. Mạn giận quá, cô ta sực tỉnh. Đứa con gái của cô, cái đứa con gái lầm lì lặng lẽ ấy, vẫn đang giữ trong lòng sự căm ghét và đố kị đối với cô. Nhưng Mạn không bắt quả tang Quỳnh, mà âm thầm theo dõi. Cô giả bộ đã ra khỏi nhà, rồi nhẹ nhàng quay trở lại xem xét. Trong phòng ngủ của Mạn, Quỳnh đang mặc chiếc váy dài tím hoa hồng của cô ta. Cơ thể Quỳnh khiến cho chiếc áo bị độn lên ngồn ngộn. Quỳnh chẳng tỏ vẻ chú ý tới điều đó, cô nhấc gấu váy lên, giống như các mệnh phụ giàu có xa hoa, nhún mình nhè nhẹ để tỏ ý tôn trọng và chào mừng. Chốc lát, Quỳnh lại giống như đang đứng giữa sân khấu cất điện múa... Mạn thấy lạnh gáy, bên trong Quỳnh dường như có một thế giới rất sâu, rất kín đáo, nó khiến Mạn thấy bất an. Con bé này luôn luôn lén lút làm những việc kì quặc sao lưng cô để trút bỏ những bất mãn đối với mẹ. Mạn quyết định phải tống khứ Quỳnh đi.
Vào một sáng sớm, sau một đêm ăn uống đủ mọi thứ rồi ngủ thiếp luôn ở bên tủ lạnh, Quỳnh mở mắt đã thấy Mạn đứng trước mặt mình, hút thuốc. Chân Mạn đã sắp sửa chạm vào đầu Quỳnh đang cúi gằm xuống. Mạn đứng khá cao, tàn thuốc lá màu trắng vẫn hơi hơi nóng cứ thế rơi từ ngón tay cô ta xuống đầu tóc Quỳnh. Đó là thứ dấu hiệu riêng của Mạn vẫn hay để lại cho Quỳnh, cô đã quá quen. Đầu tóc của Quỳnh đầy bụi bặm, nay thêm vào chút tàn thuốc lá cũng không thảm thương hơn chút nào. Mạn thấy Quỳnh đã tỉnh lại bèn lạnh lùng nói:
- Tao thấy tao không đủ sức nuôi dạy mày nữa, tao sẽ đưa mày vào trường nội trú. Cuộc sống tập thể tốt cho mày. Sự quản lý sẽ giúp mày khá lên nhanh hơn.
- Không, con không đi. Quỳnh bảo.
- Phải đi. Mạn nói.
Quỳnh nhìn Mạn, Mạn mặc váy ngủ bàng chất lụa sang trọng, gam màu lạnh. Chân Mạn đi đôi dép lông cừu rất giống với dép của bé Trác. Ngón tay cô ta bôi màu phấn hồng sặc sỡ như hoa thược dược. Điếu thuốc lá trên ngón tay cô nhẹ nhàng toả khói vương vấn xung quanh cô ta. Mùi nước hoa trên người cô ta là một hợp chất mùi phức tạp về hương thực vật, khiến người ta thấy đê mê. Cô ta đang ở trong hình ảnh một phu nhân cốt cách cao quý mà bản thân vẫn ước ao.
- Con không đi! Quỳnh nhìn trân trân vào mắt Mạn, nói chậm chạp.
Mạn dập tắt điếu thuốc, tàn thuốc lại bay lả tả, rơi vào trong tóc Quỳnh. Mạn tóm chặt hai cánh tay con gái, nghiến từng chữ:
- Mày phải đi.
Hôm đó Quỳnh không đến trường. Cô trốn ra đằng sau tấm rèm cửa trong phòng mình. Màu đỏ ấm áp của vải rèm như ngọn lửa quấn lấy cô. Liên tưởng đó giúp cô thấy được an ủi một chút. Mùa thu và tuổi mười ba của Quỳnh sắp đến. Cô vẫn sa lầy trong cuộc chiến chống thói ăn điên cuồng, nhưng không thể chiến thắng. Thức ăn là cứu cánh duy nhất của Quỳnh, cô ỷ lại nó, chìm nghỉm trong đó. Chỉ có ăn như vậy Quỳnh mới cảm thấy trong lòng được an ủi, thấy được cảm giác ấm áp. Thức ăn ê hề giúp cô tạm thời quên mình là một đứa trẻ nghèo kiết xác.
Chiều hôm ấy, cuối cùng Quỳnh thu hết dũng cảm để tự soi gương. Trong gương là một đứa con gái có khuôn mặt tròn trắng nhợt và húp híp, gần như không có cằm. Cả cái mặt như một cái bánh rán tròn, không có cổ. Đôi vai dầy nối liền với khuôn mặt. Cả người trông như đang rụt vào trong áo, trông thật thấp hèn. Quỳnh nhớ hồi nhỏ đôi mắt cô tròn to, lấp láy, thế mà bây giờ vì béo quá đã khiến đôi mắt thành ra một vệt dài và nhỏ, dường như không giương lên nổi. Cô gắng điều chỉnh đoi mắt trước gương, gắng làm cho nó to ra, nhưng con ngươi cô vẫn trốn xuống dưới lớp mí mắt béo phồng, như người mất hồn. Da cô bóng nhẫy, vì ăn quá lượng những thức ăn nhiều dầu mỡ, vì thế Quỳnh suốt ngày tắm rửa kì cọ như muốn gột đi hết lớp mỡ ngoài da. Nhưng chỉ một chốc, mặt cô lại tiết ra lượng chất nhờn cực lớn. Mũi Quỳnh sần sùi ửng đỏ, từ cánh mũi đến đầu mũi. Cô bé ôm lấy mặt, không dám nhìn mình thêm nữa, một đứa bé xấu đến vô vọng. Nhưng qua kẽ ngón tay, Quỳnh lại nhìn thấy cơ thể béo phì của mình. Cô mặc váy trắng, nhưng cái màu thuần khiết ấy chẳng mang lại nổi cho cô lộ ra trên chiếc váy không tay, mỗi khi cử động lại thấy những khối thịt rung rinh như muốn rơi xuống. Chiếc váy cũng được may co một chút ở eo, thắt thêm chiếc đai vải, nhưng không hề thấy eo đâu. Cả người cô là một cái thùng gỗ thẳng tuột. Nếu thắt chặt thắt lưng, tức thì khối thịt ở eo sẽ lồi hẳn ra. Chân cô cũng to tướng, không có lấy một chút dáng dấp thanh thoát của thiếu nữ.
Cuối cùng không chịu nổi nữa, Quỳnh quay mặt không dám tiếp tục nhìn vào gương.
Quỳnh lại nghĩ đến sắc đẹp của mẹ, nghĩ đến khuôn mặt ngời sáng của Mạn khi soi gương, đến vẻ say sưa và thoả mãn trên mặt Mạn. Nghĩ đến đó Quỳnh càng đau khổ, nhưng không sao dừng được suy nghĩ. Cô biết lần ăn đêm tiếp theo của mình sẽ không xa. Cô sẽ lại cảm thấy thiếu đồ ăn như cũ, cô sẽ lại lao xúong cái tủ lạnh, ăn cấp tốc tất cả mọi thứ ở trong đó. Cô sẽ lại ngồi bệt trên nền nhà và ngủ thiếp đi trong sự lo sợ.
Quỳnh xoay lưng lại với tấm gương, vẫn cảm thấy trong gương là một cái lưng dày ú đang lắc lư. Không chịu nổi nữa, cô vơ lấy bình hoa thuỷ tinh trên bàn học ném mạnh vào gương soi. Con bé béo phì trong gương lập tức vỡ tan. Cô bị đập vỡ thật dễ dàng, sự xấu xí của cô không bị nhìn thấy nữa. Quỳnh bỗng có cảm giác hả hê.
Quỳnh tránh xa khỏi đống thuỷ tinh vỡ, quay lại đằng sau tấm rèm cửa. Cô muốn giấu kín bản thân. Cô sợ Mạn sẽ đến trường tìmm rồi mang mình đi. Vì vậy cô không ra khỏi căn nhà này, không ra khỏi nhà số 3 phố Đào Lý. Mặc dù ở đây cô luôn luôn bị Mạn làm nhục, mặc dù trươc sắc đẹp của Mạn, cô chỉ có thể càng tự ti, nhưng không thể rời khỏi đây được. Trong tiềm thức của Quỳnh, đây là một nơi có tình yêu. Người đàn ông Quỳnh gọi là chú Lục Dật Hán và cậu bé tên Trác là những người khiến Quỳnh cảm thấy có tình thương yêu. Do đó mặc dù sống đầy thiệt thòi, cô vẫn không muốn rời khỏi nơi có tình thương yêu luôn le lói như ngọn lửa đầy hi vọng.
Ngôi nhà này là nơi có thể xây dựng nên tình thương yêu, Quỳnh tin vậy.
Quỳnh ngồi dưới lớp rèm cửa màu đỏ sậm, ôm đầu gối, cúi đầu nhìn gối thịt dồn ra ở eo. Cô dùng móng tay cào vào đấy. Cảm giác đau đớn, bầm tím hay chảy máu đều không quan trọng, cô chỉ mong đám mỡ thừa kia cút khuất khỏi mắt mình.
Chiều hôm đó, Quỳnh cứ ngóng ra bầu trời sáng trong ở bên ngoài cửa sổ, về một nơi xa xôi mà Quỳnh cũng chẳng biết phương hướng trong lúc vẫn quỳ lặng lẽ. Trong lòng cô cầu nguyện hết lần này đến lần khác. Cô hy vọng thần linh trên trời có thể mang hết thịt thừa trên người cô đi. Cô đoán rằng bà nội ở trên trời nếu nhìn thấy nhất định sẽ giúp cô. Cô dập đầu lliên tục, nói "Bà ơi, bà có ở trên trời không, bà ở đâu, bà ở đâu? Bà có biết cháu bị bệnh rất nặng không. Cháu cứ phải ăn như điên. Cháu chỉ thấy vui khi ăn thôi. Cháu vô dụng, cháu tệ quá. Bà ơi, bà giúp cháu với, giúp cháu bình thường lại với".
Quỳnh dốc toàn lực gượng dậy, tựa cằm lên bận cửa sổ, nhìn lên trời một lần nữa, biết đâu bà nội sẽ hiện ra, bà sẽ đến an ủi cô. Đúng lúc đó xe của Dật Hán đi vào trong sân. Ông ta ra khỏi xe vừa ngẩng đầu đã nhìn thấy Quỳnh đang thò đầu ra ngoài cửa sổ. Ông cười với cô rồi đi vào nhà.
Quỳnh rất muốn Dật Hán nhìn thấy mình, chú ý đến mình. Lúc này, tự dưng Quỳnh thấy hồi hộp. Có phải ông ấy đang đi về phía cô? Liệu ông ấy có đi thẳng lên phòng cô không.
Quỳnh lại ngồi xuống, ôm lấy đầu gối, cố làm cho mình trở nên nhỏ bé và ngoan ngoãn hơn. Cô quên khấy mất mình vừa mới đập vỡ tan tấm gương soi, mảnh kính văng khắp nền.
Tiếng gõ cửa quả thực vang lên, Dật Hán gõ cửa, sau đó từ từ mở ra rồi bước vào.
Quỳnh hoảng hốt cúi đầu.
Dật Hán bước từng bước về phía Quỳnh. Ông ta thay áo mặc ở nhà màu xanh da trời và đi dép bông. Dật Hán đến trước mặt Quỳnh, ông đã nhìn thấy mảnh thuỷ tinh khắp nhà, nhưng không hề nổi giận mà hỏi nhẹ:
- Sao cháu không đến trường?
Quỳnh không trả lời. Nhưng trong lòng đang rất phân vân. Cô có nên giãi bày với ông ta không? Cô không mong được ông ta thông cảm, sự thông cảm ấy không chữa được căn bệnh của cô, hoặc thay đổi được sự xấu xí của cô. Quỳnh chỉ nghĩ nếu cô tâm sự và Dật Hán lắng nghe, như thế ông ta sẽ ngồi trước mặt cô lâu hơn. Như thế là quá đủ. Cô thực ra chỉ mong Dật Hán có thể ngồi đây lâu một chút, nhìn cô với ánh mắt quan tâm như thế. Trong thâm tâm, Quỳnh đã xây dựng Lục Dật Hán thành hình tượng một người đàn ông hoàn hảo. Người đàn ông này không hề xuất hiện trong cuộc sống trước đây của cô, một người cha, chú, người yêu, đó là một cảm giác rất "rộng lớn" và phong phú.
Dật Hán nhìn những mảnh thuỷ tinh trên đất rồi lại hỏi:
- Cháu không vui? Hay là trong người không khoẻ?
Quỳnh lắc đầu.
Dật Hán đưa tay kéo Quỳnh đứng lên, nhẹ nhàng xoa đầu Quỳnh. Khoảng cách giữa ông ta và Quỳnh rất gần, cô cảm nhận rất mãnh liệt hương vị trên người ông ta. Đối với Quỳnh, điều đó thật là một niềm an ủi lớn. Mỗi lần ở gần như thế này, cô lại muốn cầm lấy tay ông ta, muốn ông ôm Quỳnh thật lâu, lắng nghe Quỳnh kể lể những nỗi ấm ức, nghe cô bày tỏ sự mong đợi đối với ông. Chắc chắn đó sẽ là một cuộc nói chuyện rất dài. Bao nhiêu năm nay, chẳng có ai lắng nghe cô, Quỳnh trở thành một cánh cửa đóng chặt. Vì thế, chiều nay Quỳnh bỗng thèm được nói, được giãi bày. Nhiều lần cô muốn giang tay ôm lấy cổ Dật Hán, nhưng lại xấu hổ đến mức không dám nhìn vào mặt ông ta. Đến lúc Quỳnh lấy hết dũng khí ra nhìn thẳng vào mặt ông Quỳnh mới phát hiện ra đôi mắt Dật Hán đang chăm chú nhìn xuống sàn nhà chỗ Quỳnh vừa mới ngồi với nét kinh ngạc. Quỳnh hoang mang quay lại nhìn, trên sàn nhà có một vết máu đỏ tươi. Quỳnh sợ hết hồn, vội vã kéo đằng sau váy ra trước xem - trên váy trắng dính đầy vết máu tươi. Quỳnh rùng cả mình, giật lùi mấy bước, cách xa khỏi Dật Hán. Cô chẳng hiểu chuyện gì xảy ra, tại sao cả buổi chiều cầu xin còn chưa ứng nghiệm thì cơ thể mình lại vô cớ chảy máu. Có phải đây là báo ứng vì cô dám nguyền rủa mẹ mình? Có phải tình hình đang ngày một tệ hơn, có phải cô sắp chết?
Quỳnh nhìn Dật Hán, trong lòng vừa sợ, vừa xấu hổ, cuối cùng cô không kìm được bật khóc nức nở.
Dật Hán bước tới, cúi xuống ôm lấy Quỳnh, không nề hà vết máu trên người Quỳnh dính sang ông. Quỳnh ngã vào lòng Dật Hán khóc như mưa.
- Cháu không làm chuyện gì hư cả, sao cháu lại chảy máu? Có phải tại cháu nói xấu mẹ không? Cháu không nói thế nữa đâu...
Ông ta nhẹ nhàng vỗ về lưng Quỳnh, giải thích ôn tồn:
- Cháu ngốc nghếch quá, chỉ vì cháu lớn ròi, nên mới chảy máu.
"Lớn rồi thì sẽ chảy máu à? Có nghĩa là sẽ chết phải không ạ? Giống như bà nội cháu, với cả bố cháu nữa?" Quỳnh thấy hoang mang, trong đầu thoáng qua hình ảnh khuôn mặt bà nội lúc chết. Cô lập tức nghĩ rằng mình sẽ chết một cách không cô đơn lạnh lẽo bởi vì đã có chú Dật Hán bên cạnh, thấy mình thật ấm áp...
- Không phải, đây không có nghĩa là chết, chỉ là cháu đã lớn. Con gái lớn lên rồi sẽ có chảy máu. Chú Dật Hán giải thích một cách vất vả.
Cô bé nhìn vào mặt người đàn ông, nửa tin nửa ngờ:
- Thế thì cháu sẽ chảy máu mãi, đến lúc hết máu thì thôi phải không? Quỳnh lại tưởng tượng đến một xác chết khô cong.
- Không đâu, cháu ngốc ạ, chỉ vài ngày là ổn, sẽ không chảy thêm một giọt.
- Á? Quỳnh vẫn rất mơ hồ khó hiểu.
- Cháu đừng lo, chú Dật Hán đã bao giờ nói dối cháu chưa nào? Dật Hán cười, vỗ vỗ đầu Quỳnh, trong lòng cảm thấy rất khó xử, dường như chẳng có việc gì khó khăn hơn chuyện giải thích điều này cho một cô gái nhỏ.
- Chú Lục, chú có ghét vì cháu bị chảy máu không? Quỳnh vẫn chưa yên tâm, lại hỏi.
- Làm gì có, ngốc ạ. Chú Dật Hán quý cháu còn chưa kịp, làm sao mà ghét cháu được.
- Dạ? Chú mới nói là... Quỳnh vờ như không nghe rõ, thực lòng muốn ông ta lặp lại những lời vừa nói thêm lần nữa.
- Chú Lục rất quý bé Quỳnh, không hề ghét bé Quỳnh. Lục Dật Hán nhắc lại.
- Mẹ muốn gửi cháu đi, cháu có thể ở lại đây được không? Quỳnh cầu xin Dật Hán, tim đập loạn xạ, chỉ sợ ông không đồng ý.
"Chú không để mẹ đưa cháu đi đâu. Cháu sẽ ở lại đây mãi mãi". Dật Hán mỉm cười với Quỳnh.
Sau đó, Dật Hán bảo Quỳnh thay váy khác, rồi dẫn Quỳnh đi ăn bánh Pizza. Quỳnh thấy sợ, cô như nghe thấy tiếng máu trong người đang chảy ra ngoài, như âm thanh của một khe nước đã bị yểm bùa. Cô túm chặt lấy tay ông, cả khi ngồi xuống ăn, cô vẫn cầm tay ông. Ban đầu cô hơi lo Dật Hán sẽ bỏ đi, nhưng Dật Hán luôn luôn nhìn Quỳnh với ánh mắt trìu mến. Cô bắt đầu nghĩ, chảy máu cũng có cái tốt, ít nhất cũng được ông quan tâm thế này...
Ăn xong, họ lại đi bộ trên đường. Đi qua một hiệu bán đồ hoá trang và vệ sinh phụ nữ. Dật Hán bảo Quỳnh đứng ngoài đợi rồi tiến thẳng vào trong. Quỳnh không hiểu, có phải ông ấy muốn mua quà cho mẹ? Nhưng Dật Hán đã quay ra rất nhanh, cầm trong tay một gói bằng nilông hình vuông màu trắng, nhét vào tay cô. Cô lấy tay bóp nhẹ, thấy mềm mềm, giống như những chiếc khăn tay được gấp lại hình vuông. Thái độ của Dật Hán bỗng hơi có chút ngỡ ngàng, thậm chí hơi bối rối. Ông điều chỉnh lại sắc mặt, rồi nhẹ nhàng bảo:
- Quỳnh, cháu cần cái này. Cháu đi vào nhà vệ sinh, sau đó xem hướng dẫn mà làm, cháu sẽ làm được thôi.
Đó là lần đầu tiên Quỳnh sử dụng chúng. Quỳnh vâng lời đi vào trong gian vệ sinh chật hẹp, tìm hiểu cách sử dụng. Quả thật điều này đã báo trước rằng cô đã lớn. Sự trưởng thành của cô không giống người khác. Chẳng hạn như ngày hôm nay, ngày mới lớn đầu tiên của Quỳnh cũng không giống các cô gái khác, cô không có mẹ hướng dẫn chỉ bảo, hay vỗ về an ủi, khuyên nhủ cô đừng sợ hãi.
Quỳnh đi từ trong nhà vệ sinh ra, Dật Hán hỏi:
- Học được rồi phải không?
- Vâng, dễ ợt, giống như dán băng tay Fisrt-Aid! Quỳnh đắc chí trả lời.
- Băng tay à? Dật Hán ngỡ ngàng, bật cười vì sự so sánh bất ngờ này.
- Vâng, thứ này cũng là dùng để ngăn máu chảy mà, giống như một cái băng tay loại cực to! Quỳnh giải thích hùng hồn, Dật Hán không khỏi khâm phục trí tưởng tượng phong phú của cô. Quỳnh là một cô bé khiến Dật Hán thấy tò mò. Cô rất nhỏ, luôn ở trong tình cảnh khó khăn, nhưng chẳng bao giờ mong muốn được thương hại. Cô bé sống trong thế giới của riêng mình, vì thế trong đầu cô là những tưởng tượng vô cùng vô tân. Cô bé vì thế thật khác người. Ông phát hiện ra một tương lai xán lạn của Quỳnh ở phía trước. Từ đó "băng tay cực to" trở thành bí mật riêng giữa họ. Có lúc Quỳnh bảo không được khoẻ, Dật Hán hỏi có nặng lắm không, có phải uống thuốc không. Quỳnh ranh mãnh trả lời không cần uống thuốc, chỉ cần dám một cái băng tay thật to.
Hôm đó, Lục Dật Hán dắt tay Quỳnh chậm rãi đi bộ về nhà. Cả buổi chiều họ đi cùng nhau. Thời tiết đầu hè thật dễ chịu, quần áo không bị dính vào người nên cảm giác cả người rất nhẹ nhàng khoan khoái, cso thể bay lên được. Những ngọn gió nhỏ như nghịch ngợm chạy đuổi sau lưng họ, càng giống như đang nâng họ lên dần tới mây xanh. Dưới chân là bóng râm loang lổ của những tán lá ngô đồng không khác gì những đám mây. Quỳnh chìm đắm trong tưởng tượng. Dật Hán ghé vào hiệu thời trang cao cấp mua cho Quỳnh một chiếc mũ rộng vành đi nắng màu hồng phấn bằng voan. Quỳnh đội nó lên đầu như đang đội một giấc mơ nhung lụa. Dật Hán thích mua quà cho Quỳnh, ông bảo rất muốn có một đứa con gái, bây giờ đã đạt được ước nguyện. Quỳnh không sợ hãi vì chảy máu, cô chưa bao giờ dám nghĩ mình lại có được một tình yêu thương đầy đủ như thế. Tình thương này đến nhanh và quá đột ngột, khiến cô thấy bàng hoàng đến mức sợ hãi. Quỳnh coi việc chảy máu là một hi sinh bắt buộc, nên ngược lại, cô lại thấy an tâm về nó...
Nhiều năm sau, Quỳnh vẫn thường nghĩ về cái ngày mới lớn đầu tiên ấy, cô đã ở bên chú Dật Hán. Quỳnh tin rằng ngày hôm đó đối với cuộc đời cô có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ngày cô được dắt tay bước lên, giã từ cuộc đời của một bé gái để trở thành thiếu nữ. Hôm ấy, Quỳnh đã hiểu cái hạt bọc sự bí mật trong cơ thể cô đang dần mở đó ẩn chứa điều gì, nó đã không làm cô thất vọng.
Quỳnh trước nay vẫn thầm phục mình có khả năng đoạn tuyệt với chuyện xưa đồ cũ một cách triệt để. Cô ta có một khả năng thích ứng hoàn cảnh mới thật tuyệt vời. Bởi vì cô ta không hề lưu luyến với cái đã qua. ngày đầu tiên Mạn đem Quỳnh đến nhà số phố Đào Lý, khi họ còn đứng trước cửa, Mạn đã trịnh trọng tuyên bố với Quỳnh, rằng từ hôm nay trở đi, đây sẽ là nhà của mày. Nhưng ở đây hoàn toàn khác với nhà trước kia, mày phải biết phép lịch sự, phải có kỷ luật, lễ phép, biết chưa? Quỳnh đáp rằng biết. Mạn lại nói tiếp, mày phải nhớ, từ hôm nay trở đi, không bao giờ gặp lại những chuyện trước đây. Vào năm học này mày lên cấp hai rồi. Trong trường mày sắp đi học toàn là con em những người giàu ở xung quanh phố này, chúng rất có giáo dục. Mày không được chơi bời với lũ trẻ con trước đây nữa, càng không được rủ bọn chúng đến đây. Chúng nó sẽ ăn cắp đồ đạc trong nhà này, biết chưa? Quỳnh nhủ thầm, ai thèm vào đồ đạc của bà, nhưng miệng Quỳnh vẫn đáp biết rồi. Mạn lại nói, sau này bất kể ở nhà hay ở trường, đều không được bép xép, không được kể chuyện trước đây, cũng không được ngơ ngác như ở trong rừng mới ra, gặp cái gì cũng lạ lẫm, đã biết chưa? Quỳnh lại đáp, con biết rồi. Mạn bỗng nổi giận, quát, mày làm gì mà mặt mếu máo như vậy. Tao đem mày đến đây để sống sung sướng, có phải đem bán làm người ở đâu mà khóc.
Nhưng Quỳnh lại là người "hoài cổ". Trong những tháng năm đã qua, cái gọi là hạnh phúc chỉ chiếm khoảng thời gian thật ít ỏi. Còn lại là biết bao điều chua chát, khiến con người trở nên nhếch nhác, hèn kém. Nhưng cũng chính cuộc sống giản đơn, tằn tiện - giống như một người rất gầy tự gõ vào xương mình - cuộc sống ấy vẫn hiển hiện, như tiếng gõ lốc cốc rất vang, tiếng rõ và đanh. Cô thường nhớ về ngôi trường tiểu học nhỏ bé và hỗn loạn, nhớ đến con đường từ trường về nhà, xuyên qua khu chợ và dãy hàng xép bán đồ ăn khói lửa nghi ngút đen ám. Con đường ấy còn đi qua cổng sau của một bệnh viện, cách đó vài chục mét còn có một gian nhà xác. Hồi đó bà nội cũng bị đưa tới đây. Đoạn đường ngắn về nhà Quỳnh như bị thu gọn vào trong nó tất cả hình ảnh trần trụi nhất của cuộc sống dân thường, từ chợ rau, hàng sửa chìa khoá, hàng may vá, trà lá, tới bệnh viện, nhà xác v.v...
Trong khi đó, ngôi trường mới của Quỳnh chỉ cách phố Đào Lý không xa. Xung quanh không chút "khói lửa trần ai", chỉ có những công trường xây dựng khuất sau những đoạn tường rào bị phá vỡ. Trên tường có hình ảnh của công trình đang xây. Những toà nhà thương mại cao tầng màu trắng sữa đó chính là mục tiêu chiến đấu của rất nhiều các công nhân xây dựng đang miệt mài lao động cả đêm lẫn ngày. Họ nói rằng nơi đây mười năm sau sẽ trở thành trung tâm tài chính thương mại lớn nhất thành phố. Nhưng bất kể khu vực này có bị phá vỡ, hay được xây dựng thế nào đi nữa, trường cấp hai của Quỳnh sẽ được giữ nguyên. Là trường cấp hai có lịch sử lâu đời nhất thành phố, nó tiếp nhận các học sinh con em những gia đình giàu có và danh giá sống xung quanh, một bộ phận khác là con em lãnh đạo của thành phố, của tỉnh, đi học có xe hơi đưa đón.
Quỳnh làm theo lời căn dặn của Mạn, ở trường cô rất ít nói. Mỗi lần nghỉ giữa giờ, cô ít khi rời khỏi chỗ. Cô quan sát mọi thứ ở đây bằng con mắt hiếu kỳ: Nghỉ giữa giờ có nữ sinh được người giúp việc trong gia đình đưa sữa nóng và thuốc cảm đến cho uống. Có bạn nam mang khoe bộ quần áo may riêng cho cuộc thi biểu diễn dương cầm toàn thành phố mà cậu ta vừa đại diện cho học sinh toàn trường dự giải trở về. Bộ âu phục nhỏ màu đen sáng ánh như bằng nhung, sơ mi trắng, nơ màu đỏ tươi được là phẳng phiu cẩn thận. Một nữ sinh khác hãnh diện đem khoe bộ sưu tập tẩy cao su. Ít nhất cũng có tới một trăm cái. Xanh đỏ tím vàng đủ kiểu bày đầy trên mặt bàn. Trong lớp có rất nhiều người biết nói tiếng Anh. Họ đến từ các trường song ngữ, họ có nhiều bạn bè nước ngoài, viết cho nhau những bức thư tiếng Anh bằng bút nhũ óng ánh. Từ ngày đến trường này, hình như Quỳnh chưa hề gặp chuyện đánh nhau trong trường. Còn trường tiểu học trước đây của cô, chuyện đánh nhau thường xuyên hơn cả việc nộp bài tập về nhà. Học sinh của trường này trông cứ như những bông hoa nhỏ ốm yếu, hễ trời lạnh là không chịu ra sân tập thể dục giữa giờ, hơi ốm ốm một chút là xin nghỉ giờ thể dục. Con trai đọ nhau giày thể thao và xe đạp địa hình, con gái thi thố nhau váy áo và những bữa tiệc sinh nhật. Ngoài mặt bọn họ lễ phép lịch sự, nhưng trong lòng kiêu hãnh đến ngạo mạn.
Trên thực tế, không phải Quỳnh cảm thấy tự ti trước mặt các bạn, cô chỉ cảm thấy một cuộc sống dựa dẫm vào những tứh màu mè như đạo cụ sân khấu kia thật chẳng có ý nghĩa là mấy. Nhưng cô cũng thấy lúng túng. Thế nào mới là một cuộc sống có ý nghĩa. Có lúc trong lớp, cô vẫn chìm đắm về trận ăn cuồng đêm trước, cô sợ hãi nhìn thấy cơ thể mình sưng phồng, bèn giấu hai tay vào trong ngăn bàn, rụt cổ vào trong chiếc áo đồng phục có mũ dệt sợi. Cô cảm thấy khát khô họng, muốn uống thật nhiều, thật nhiều nước. Cô liên tục răn đe chính mình, ko được ăn cuồng nữa, cũng không được lờ đờ vô định như một xác chết biết đi như thế này. Tiếp đến cô bỗng thấy mệt mỏi cùng cực. Quỳnh đã nhiều lần ngủ gục trong lớp.
Quỳnh là một đứa bé cực kỳ bình thường, nếu không tính một chút e thẹn. Chẳng bao giờ cô bày tỏ ý kiến của mình, cũng chẳng làm việc gì khác ý các bạn. Cô chẳng có một người bạn thân, cũng chẳng có kẻ đối địch. Không giáo viên nào ghét cô, cũng chẳng ai quý cô, hầu hết giáo viên đều không nhớ rõ tên Quỳnh. Ngay cả đến kết quả học tập của cô cũng bình thường không cao không thấp, ổn định tới mức đáng ngạc nhiên. Chỉ có một trường hợp khiến Quỳnh trở nên nổi bật, đó là vào giờ thể dục. Quỳnh ngày càng béo mập, cơ thể và ánh mắt cô đều giống như một người trải qua nhiều thăng trầm và tàn phá của thời gian, nay bỗng đến lúc gặp mùa xuân về, quần áo trở nên mỏng manh. Khi cô chạy bộ, các bạn trai đã khúc khích cười trộm, ánh mắt các bạn gái thì rất khi thị. Quỳnh chẳng bao giờ trao đổi với họ, tựa như ở hai quốc gia riêng biệt. Về sau cô mới biết, họ cười vì khi cô chạy bộ ngực đã rung ra rung rinh. Quỳnh nhìn bộ ngực đã lặng lẽ nhô lên, khi chạy, chúng biến thành một mối lo lắng bất an cho Quỳnh. Quỳnh cảm thấy dương như sắp có biến loạn.
Quỳnh từng nhìn thấy bộ ngực của mẹ. Mẹ giấu chúng dưới lớp áo lót lụa trắng sữa. Vừa phải, không đến nỗi kiêu hãnh "ngẩng đầu", cũng không đến nỗi phải buồn rầu tự ti. Cô bắt đầu thấy cần áo xu chiêng. Nhưng cô không muốn mở miệng xin Mạn. Từ khi Mạn đè đầu cô xuống bồn tắm, giữa hai người là chiến tranh lạnh. Mạn mải miết với những mối quan hệ và cuộc sống ca vũ, ngày ở nhà, đêm đi vắng. Quỳnh gần như không thấy mặt mẹ. Đâm ra họ là những người lạ đi khác đường nhưng ở cùng dưới một mái nhà. Ngày giỗ của ba Quỳnh, Mạn cũng không thèm nhớ, hôm ấy Quỳnh đi viếng mọ ba, oán giận nhét tờ tiền âm phủ và một bông hoa trắng nhỏ vào giường Mạn, khi đó vẫn đang say sưa giấc ngủ trưa.
Quỳnh muốn tự mua cho mình một chiếc xu chiêng, cô thích loại có hoa thêu ren, trông như hai bông hoa ngọc lan tinh khiết, sờ tay lên lại mềm mại rtơn tru, khi mặc cảm thấy mát mát. Quỳnh còn đang tính toán chuyện đi mua thì một sự việc nghiêm trọng đã xảy tới. Nhà trường may đồng phục cho học sinh. Mỗi người đều phải đứng trước bục giảng. XL, L, M, S.... Giáo viên dùng mắt ước lượng người Quỳnh xong, riêng cô phải làm rộng hơn. Tiếng cô giáo rất to, mọi người đều nghe thấy. Bọn con trai cười ầm lên, con gái thì lắc đầu thương hại. Quỳnh điếng người. Cô rất ít nói chuyện với mọi người. Xung quanh ai nhận xét gì về mình cô cũng không biết, vì vậy chẳng ai nói cho cô hay rằng cô có kích thước khác biệt với mọi người. Hôm đó Quỳnh rất buồn, chẳng thiết chuyện đi mua xu chiêng nữa, chắc là chẳng có loại vừa cho cô, người ta sẽ lại cười cô một lần nữa. Chẳng lý do gì lại tìm thêm bất hạnh cho mình. Cô có mặc gì đại khái cũng vậy mà thôi.
Một ngày đầu hè, Quỳnh tan học về nhà. Trong nhà rất yên tĩnh. Mạn đi chơi, Dật Hán dự buổi thi học sinh tiểu học đọc thơ của Trác. Nhà chỉ có một mình cô. Khi đi qua ban công đang phơi đầy quần áo của Mạn, cô nhìn thấy váy và áo lót. Cô đi tới phía dưới chúng, ngửa mặt lên ngắm nghía. Động tác tựa như đang chào cờ. Cô lấy chúng xuống, đem về phòng. Cô để chúng lên giường, lật ra từng chiếc một.
Quỳnh cầm chiếc xu chiêng, đặt lên mũi hít một hơi thật dài. Vẫn còn mùi vị của nắng. Quỳnh mặc chúng lên người, chật căng, nhưng nhìn vào gương, cô cảm thấy mình đẹp hơn. Cô sờ mó ngực mình cách qua lớp gấm, chỗ đó xuất hiện một hạt nhỏ cưng cứng, cảm giác thấy hơi đau. Quỳnh thấy vừa sợ vừa có chút cảm giác phấn chấn. Dường như nó đang bọc chặt một bí mật lớn nào đó. Nó đang đấu tranh để thoát ra khỏi sự ràng buộc và che đậy, từng lớp từng lớp một. Quỳnh sờ nhẹ, bụng nghĩ trong này có bí mật gì nhỉ?
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Từ hôm ấy, Quỳnh thường xuyên đem tất cả quần áo của mình vào phòng mình, thử mặc từng chiếc. Cô nhắm mắt tưởng tượng ra mình là một cô gái xinh đẹp quyến rũ. Nếu có thời gian, cô còn đi sang pòng của Mạn, mặc quần áo trong tủ của Mạn, bôi thử son môi màu cánh hồng thẫm. Một mình tưởng tượng cảnh tham gia vũ hội, cô tự trang điểm cho mình một cách trịnh trọng. Cô lấy váy voan trắng của Mạn đội lên đầu, biến thành một cô dâu. Cô đi giày cao gót của mẹ, đi lại uốn éo, rồi hất văng một chiếc, đóng giả cô bé Lọ Lem đang hốt hoảng bỏ trốn ra về. Ở đây là sân khấu của riêng mình cô, một mình kiêm luôn đạo diễn lẫn diễn viên. Cô là một công chúa e ấp, lại là chàng hoàng tử đến đón nàng. Cô tự biểu diễn một tình yêu say đắm.
Cuối cùng, một lần Mạn về sớm vào buổi trưa, cô ta vừa đi đến cầu thang đã nhìn thấy Quỳnh ôm một ôm to quần áo của mình chạy về phòng Quỳnh. Quỳnh vui vẻ, ư ử hát. Mạn giận quá, cô ta sực tỉnh. Đứa con gái của cô, cái đứa con gái lầm lì lặng lẽ ấy, vẫn đang giữ trong lòng sự căm ghét và đố kị đối với cô. Nhưng Mạn không bắt quả tang Quỳnh, mà âm thầm theo dõi. Cô giả bộ đã ra khỏi nhà, rồi nhẹ nhàng quay trở lại xem xét. Trong phòng ngủ của Mạn, Quỳnh đang mặc chiếc váy dài tím hoa hồng của cô ta. Cơ thể Quỳnh khiến cho chiếc áo bị độn lên ngồn ngộn. Quỳnh chẳng tỏ vẻ chú ý tới điều đó, cô nhấc gấu váy lên, giống như các mệnh phụ giàu có xa hoa, nhún mình nhè nhẹ để tỏ ý tôn trọng và chào mừng. Chốc lát, Quỳnh lại giống như đang đứng giữa sân khấu cất điện múa... Mạn thấy lạnh gáy, bên trong Quỳnh dường như có một thế giới rất sâu, rất kín đáo, nó khiến Mạn thấy bất an. Con bé này luôn luôn lén lút làm những việc kì quặc sao lưng cô để trút bỏ những bất mãn đối với mẹ. Mạn quyết định phải tống khứ Quỳnh đi.
Vào một sáng sớm, sau một đêm ăn uống đủ mọi thứ rồi ngủ thiếp luôn ở bên tủ lạnh, Quỳnh mở mắt đã thấy Mạn đứng trước mặt mình, hút thuốc. Chân Mạn đã sắp sửa chạm vào đầu Quỳnh đang cúi gằm xuống. Mạn đứng khá cao, tàn thuốc lá màu trắng vẫn hơi hơi nóng cứ thế rơi từ ngón tay cô ta xuống đầu tóc Quỳnh. Đó là thứ dấu hiệu riêng của Mạn vẫn hay để lại cho Quỳnh, cô đã quá quen. Đầu tóc của Quỳnh đầy bụi bặm, nay thêm vào chút tàn thuốc lá cũng không thảm thương hơn chút nào. Mạn thấy Quỳnh đã tỉnh lại bèn lạnh lùng nói:
- Tao thấy tao không đủ sức nuôi dạy mày nữa, tao sẽ đưa mày vào trường nội trú. Cuộc sống tập thể tốt cho mày. Sự quản lý sẽ giúp mày khá lên nhanh hơn.
- Không, con không đi. Quỳnh bảo.
- Phải đi. Mạn nói.
Quỳnh nhìn Mạn, Mạn mặc váy ngủ bàng chất lụa sang trọng, gam màu lạnh. Chân Mạn đi đôi dép lông cừu rất giống với dép của bé Trác. Ngón tay cô ta bôi màu phấn hồng sặc sỡ như hoa thược dược. Điếu thuốc lá trên ngón tay cô nhẹ nhàng toả khói vương vấn xung quanh cô ta. Mùi nước hoa trên người cô ta là một hợp chất mùi phức tạp về hương thực vật, khiến người ta thấy đê mê. Cô ta đang ở trong hình ảnh một phu nhân cốt cách cao quý mà bản thân vẫn ước ao.
- Con không đi! Quỳnh nhìn trân trân vào mắt Mạn, nói chậm chạp.
Mạn dập tắt điếu thuốc, tàn thuốc lại bay lả tả, rơi vào trong tóc Quỳnh. Mạn tóm chặt hai cánh tay con gái, nghiến từng chữ:
- Mày phải đi.
Hôm đó Quỳnh không đến trường. Cô trốn ra đằng sau tấm rèm cửa trong phòng mình. Màu đỏ ấm áp của vải rèm như ngọn lửa quấn lấy cô. Liên tưởng đó giúp cô thấy được an ủi một chút. Mùa thu và tuổi mười ba của Quỳnh sắp đến. Cô vẫn sa lầy trong cuộc chiến chống thói ăn điên cuồng, nhưng không thể chiến thắng. Thức ăn là cứu cánh duy nhất của Quỳnh, cô ỷ lại nó, chìm nghỉm trong đó. Chỉ có ăn như vậy Quỳnh mới cảm thấy trong lòng được an ủi, thấy được cảm giác ấm áp. Thức ăn ê hề giúp cô tạm thời quên mình là một đứa trẻ nghèo kiết xác.
Chiều hôm ấy, cuối cùng Quỳnh thu hết dũng cảm để tự soi gương. Trong gương là một đứa con gái có khuôn mặt tròn trắng nhợt và húp híp, gần như không có cằm. Cả cái mặt như một cái bánh rán tròn, không có cổ. Đôi vai dầy nối liền với khuôn mặt. Cả người trông như đang rụt vào trong áo, trông thật thấp hèn. Quỳnh nhớ hồi nhỏ đôi mắt cô tròn to, lấp láy, thế mà bây giờ vì béo quá đã khiến đôi mắt thành ra một vệt dài và nhỏ, dường như không giương lên nổi. Cô gắng điều chỉnh đoi mắt trước gương, gắng làm cho nó to ra, nhưng con ngươi cô vẫn trốn xuống dưới lớp mí mắt béo phồng, như người mất hồn. Da cô bóng nhẫy, vì ăn quá lượng những thức ăn nhiều dầu mỡ, vì thế Quỳnh suốt ngày tắm rửa kì cọ như muốn gột đi hết lớp mỡ ngoài da. Nhưng chỉ một chốc, mặt cô lại tiết ra lượng chất nhờn cực lớn. Mũi Quỳnh sần sùi ửng đỏ, từ cánh mũi đến đầu mũi. Cô bé ôm lấy mặt, không dám nhìn mình thêm nữa, một đứa bé xấu đến vô vọng. Nhưng qua kẽ ngón tay, Quỳnh lại nhìn thấy cơ thể béo phì của mình. Cô mặc váy trắng, nhưng cái màu thuần khiết ấy chẳng mang lại nổi cho cô lộ ra trên chiếc váy không tay, mỗi khi cử động lại thấy những khối thịt rung rinh như muốn rơi xuống. Chiếc váy cũng được may co một chút ở eo, thắt thêm chiếc đai vải, nhưng không hề thấy eo đâu. Cả người cô là một cái thùng gỗ thẳng tuột. Nếu thắt chặt thắt lưng, tức thì khối thịt ở eo sẽ lồi hẳn ra. Chân cô cũng to tướng, không có lấy một chút dáng dấp thanh thoát của thiếu nữ.
Cuối cùng không chịu nổi nữa, Quỳnh quay mặt không dám tiếp tục nhìn vào gương.
Quỳnh lại nghĩ đến sắc đẹp của mẹ, nghĩ đến khuôn mặt ngời sáng của Mạn khi soi gương, đến vẻ say sưa và thoả mãn trên mặt Mạn. Nghĩ đến đó Quỳnh càng đau khổ, nhưng không sao dừng được suy nghĩ. Cô biết lần ăn đêm tiếp theo của mình sẽ không xa. Cô sẽ lại cảm thấy thiếu đồ ăn như cũ, cô sẽ lại lao xúong cái tủ lạnh, ăn cấp tốc tất cả mọi thứ ở trong đó. Cô sẽ lại ngồi bệt trên nền nhà và ngủ thiếp đi trong sự lo sợ.
Quỳnh xoay lưng lại với tấm gương, vẫn cảm thấy trong gương là một cái lưng dày ú đang lắc lư. Không chịu nổi nữa, cô vơ lấy bình hoa thuỷ tinh trên bàn học ném mạnh vào gương soi. Con bé béo phì trong gương lập tức vỡ tan. Cô bị đập vỡ thật dễ dàng, sự xấu xí của cô không bị nhìn thấy nữa. Quỳnh bỗng có cảm giác hả hê.
Quỳnh tránh xa khỏi đống thuỷ tinh vỡ, quay lại đằng sau tấm rèm cửa. Cô muốn giấu kín bản thân. Cô sợ Mạn sẽ đến trường tìmm rồi mang mình đi. Vì vậy cô không ra khỏi căn nhà này, không ra khỏi nhà số 3 phố Đào Lý. Mặc dù ở đây cô luôn luôn bị Mạn làm nhục, mặc dù trươc sắc đẹp của Mạn, cô chỉ có thể càng tự ti, nhưng không thể rời khỏi đây được. Trong tiềm thức của Quỳnh, đây là một nơi có tình yêu. Người đàn ông Quỳnh gọi là chú Lục Dật Hán và cậu bé tên Trác là những người khiến Quỳnh cảm thấy có tình thương yêu. Do đó mặc dù sống đầy thiệt thòi, cô vẫn không muốn rời khỏi nơi có tình thương yêu luôn le lói như ngọn lửa đầy hi vọng.
Ngôi nhà này là nơi có thể xây dựng nên tình thương yêu, Quỳnh tin vậy.
Quỳnh ngồi dưới lớp rèm cửa màu đỏ sậm, ôm đầu gối, cúi đầu nhìn gối thịt dồn ra ở eo. Cô dùng móng tay cào vào đấy. Cảm giác đau đớn, bầm tím hay chảy máu đều không quan trọng, cô chỉ mong đám mỡ thừa kia cút khuất khỏi mắt mình.
Chiều hôm đó, Quỳnh cứ ngóng ra bầu trời sáng trong ở bên ngoài cửa sổ, về một nơi xa xôi mà Quỳnh cũng chẳng biết phương hướng trong lúc vẫn quỳ lặng lẽ. Trong lòng cô cầu nguyện hết lần này đến lần khác. Cô hy vọng thần linh trên trời có thể mang hết thịt thừa trên người cô đi. Cô đoán rằng bà nội ở trên trời nếu nhìn thấy nhất định sẽ giúp cô. Cô dập đầu lliên tục, nói "Bà ơi, bà có ở trên trời không, bà ở đâu, bà ở đâu? Bà có biết cháu bị bệnh rất nặng không. Cháu cứ phải ăn như điên. Cháu chỉ thấy vui khi ăn thôi. Cháu vô dụng, cháu tệ quá. Bà ơi, bà giúp cháu với, giúp cháu bình thường lại với".
Quỳnh dốc toàn lực gượng dậy, tựa cằm lên bận cửa sổ, nhìn lên trời một lần nữa, biết đâu bà nội sẽ hiện ra, bà sẽ đến an ủi cô. Đúng lúc đó xe của Dật Hán đi vào trong sân. Ông ta ra khỏi xe vừa ngẩng đầu đã nhìn thấy Quỳnh đang thò đầu ra ngoài cửa sổ. Ông cười với cô rồi đi vào nhà.
Quỳnh rất muốn Dật Hán nhìn thấy mình, chú ý đến mình. Lúc này, tự dưng Quỳnh thấy hồi hộp. Có phải ông ấy đang đi về phía cô? Liệu ông ấy có đi thẳng lên phòng cô không.
Quỳnh lại ngồi xuống, ôm lấy đầu gối, cố làm cho mình trở nên nhỏ bé và ngoan ngoãn hơn. Cô quên khấy mất mình vừa mới đập vỡ tan tấm gương soi, mảnh kính văng khắp nền.
Tiếng gõ cửa quả thực vang lên, Dật Hán gõ cửa, sau đó từ từ mở ra rồi bước vào.
Quỳnh hoảng hốt cúi đầu.
Dật Hán bước từng bước về phía Quỳnh. Ông ta thay áo mặc ở nhà màu xanh da trời và đi dép bông. Dật Hán đến trước mặt Quỳnh, ông đã nhìn thấy mảnh thuỷ tinh khắp nhà, nhưng không hề nổi giận mà hỏi nhẹ:
- Sao cháu không đến trường?
Quỳnh không trả lời. Nhưng trong lòng đang rất phân vân. Cô có nên giãi bày với ông ta không? Cô không mong được ông ta thông cảm, sự thông cảm ấy không chữa được căn bệnh của cô, hoặc thay đổi được sự xấu xí của cô. Quỳnh chỉ nghĩ nếu cô tâm sự và Dật Hán lắng nghe, như thế ông ta sẽ ngồi trước mặt cô lâu hơn. Như thế là quá đủ. Cô thực ra chỉ mong Dật Hán có thể ngồi đây lâu một chút, nhìn cô với ánh mắt quan tâm như thế. Trong thâm tâm, Quỳnh đã xây dựng Lục Dật Hán thành hình tượng một người đàn ông hoàn hảo. Người đàn ông này không hề xuất hiện trong cuộc sống trước đây của cô, một người cha, chú, người yêu, đó là một cảm giác rất "rộng lớn" và phong phú.
Dật Hán nhìn những mảnh thuỷ tinh trên đất rồi lại hỏi:
- Cháu không vui? Hay là trong người không khoẻ?
Quỳnh lắc đầu.
Dật Hán đưa tay kéo Quỳnh đứng lên, nhẹ nhàng xoa đầu Quỳnh. Khoảng cách giữa ông ta và Quỳnh rất gần, cô cảm nhận rất mãnh liệt hương vị trên người ông ta. Đối với Quỳnh, điều đó thật là một niềm an ủi lớn. Mỗi lần ở gần như thế này, cô lại muốn cầm lấy tay ông ta, muốn ông ôm Quỳnh thật lâu, lắng nghe Quỳnh kể lể những nỗi ấm ức, nghe cô bày tỏ sự mong đợi đối với ông. Chắc chắn đó sẽ là một cuộc nói chuyện rất dài. Bao nhiêu năm nay, chẳng có ai lắng nghe cô, Quỳnh trở thành một cánh cửa đóng chặt. Vì thế, chiều nay Quỳnh bỗng thèm được nói, được giãi bày. Nhiều lần cô muốn giang tay ôm lấy cổ Dật Hán, nhưng lại xấu hổ đến mức không dám nhìn vào mặt ông ta. Đến lúc Quỳnh lấy hết dũng khí ra nhìn thẳng vào mặt ông Quỳnh mới phát hiện ra đôi mắt Dật Hán đang chăm chú nhìn xuống sàn nhà chỗ Quỳnh vừa mới ngồi với nét kinh ngạc. Quỳnh hoang mang quay lại nhìn, trên sàn nhà có một vết máu đỏ tươi. Quỳnh sợ hết hồn, vội vã kéo đằng sau váy ra trước xem - trên váy trắng dính đầy vết máu tươi. Quỳnh rùng cả mình, giật lùi mấy bước, cách xa khỏi Dật Hán. Cô chẳng hiểu chuyện gì xảy ra, tại sao cả buổi chiều cầu xin còn chưa ứng nghiệm thì cơ thể mình lại vô cớ chảy máu. Có phải đây là báo ứng vì cô dám nguyền rủa mẹ mình? Có phải tình hình đang ngày một tệ hơn, có phải cô sắp chết?
Quỳnh nhìn Dật Hán, trong lòng vừa sợ, vừa xấu hổ, cuối cùng cô không kìm được bật khóc nức nở.
Dật Hán bước tới, cúi xuống ôm lấy Quỳnh, không nề hà vết máu trên người Quỳnh dính sang ông. Quỳnh ngã vào lòng Dật Hán khóc như mưa.
- Cháu không làm chuyện gì hư cả, sao cháu lại chảy máu? Có phải tại cháu nói xấu mẹ không? Cháu không nói thế nữa đâu...
Ông ta nhẹ nhàng vỗ về lưng Quỳnh, giải thích ôn tồn:
- Cháu ngốc nghếch quá, chỉ vì cháu lớn ròi, nên mới chảy máu.
"Lớn rồi thì sẽ chảy máu à? Có nghĩa là sẽ chết phải không ạ? Giống như bà nội cháu, với cả bố cháu nữa?" Quỳnh thấy hoang mang, trong đầu thoáng qua hình ảnh khuôn mặt bà nội lúc chết. Cô lập tức nghĩ rằng mình sẽ chết một cách không cô đơn lạnh lẽo bởi vì đã có chú Dật Hán bên cạnh, thấy mình thật ấm áp...
- Không phải, đây không có nghĩa là chết, chỉ là cháu đã lớn. Con gái lớn lên rồi sẽ có chảy máu. Chú Dật Hán giải thích một cách vất vả.
Cô bé nhìn vào mặt người đàn ông, nửa tin nửa ngờ:
- Thế thì cháu sẽ chảy máu mãi, đến lúc hết máu thì thôi phải không? Quỳnh lại tưởng tượng đến một xác chết khô cong.
- Không đâu, cháu ngốc ạ, chỉ vài ngày là ổn, sẽ không chảy thêm một giọt.
- Á? Quỳnh vẫn rất mơ hồ khó hiểu.
- Cháu đừng lo, chú Dật Hán đã bao giờ nói dối cháu chưa nào? Dật Hán cười, vỗ vỗ đầu Quỳnh, trong lòng cảm thấy rất khó xử, dường như chẳng có việc gì khó khăn hơn chuyện giải thích điều này cho một cô gái nhỏ.
- Chú Lục, chú có ghét vì cháu bị chảy máu không? Quỳnh vẫn chưa yên tâm, lại hỏi.
- Làm gì có, ngốc ạ. Chú Dật Hán quý cháu còn chưa kịp, làm sao mà ghét cháu được.
- Dạ? Chú mới nói là... Quỳnh vờ như không nghe rõ, thực lòng muốn ông ta lặp lại những lời vừa nói thêm lần nữa.
- Chú Lục rất quý bé Quỳnh, không hề ghét bé Quỳnh. Lục Dật Hán nhắc lại.
- Mẹ muốn gửi cháu đi, cháu có thể ở lại đây được không? Quỳnh cầu xin Dật Hán, tim đập loạn xạ, chỉ sợ ông không đồng ý.
"Chú không để mẹ đưa cháu đi đâu. Cháu sẽ ở lại đây mãi mãi". Dật Hán mỉm cười với Quỳnh.
Sau đó, Dật Hán bảo Quỳnh thay váy khác, rồi dẫn Quỳnh đi ăn bánh Pizza. Quỳnh thấy sợ, cô như nghe thấy tiếng máu trong người đang chảy ra ngoài, như âm thanh của một khe nước đã bị yểm bùa. Cô túm chặt lấy tay ông, cả khi ngồi xuống ăn, cô vẫn cầm tay ông. Ban đầu cô hơi lo Dật Hán sẽ bỏ đi, nhưng Dật Hán luôn luôn nhìn Quỳnh với ánh mắt trìu mến. Cô bắt đầu nghĩ, chảy máu cũng có cái tốt, ít nhất cũng được ông quan tâm thế này...
Ăn xong, họ lại đi bộ trên đường. Đi qua một hiệu bán đồ hoá trang và vệ sinh phụ nữ. Dật Hán bảo Quỳnh đứng ngoài đợi rồi tiến thẳng vào trong. Quỳnh không hiểu, có phải ông ấy muốn mua quà cho mẹ? Nhưng Dật Hán đã quay ra rất nhanh, cầm trong tay một gói bằng nilông hình vuông màu trắng, nhét vào tay cô. Cô lấy tay bóp nhẹ, thấy mềm mềm, giống như những chiếc khăn tay được gấp lại hình vuông. Thái độ của Dật Hán bỗng hơi có chút ngỡ ngàng, thậm chí hơi bối rối. Ông điều chỉnh lại sắc mặt, rồi nhẹ nhàng bảo:
- Quỳnh, cháu cần cái này. Cháu đi vào nhà vệ sinh, sau đó xem hướng dẫn mà làm, cháu sẽ làm được thôi.
Đó là lần đầu tiên Quỳnh sử dụng chúng. Quỳnh vâng lời đi vào trong gian vệ sinh chật hẹp, tìm hiểu cách sử dụng. Quả thật điều này đã báo trước rằng cô đã lớn. Sự trưởng thành của cô không giống người khác. Chẳng hạn như ngày hôm nay, ngày mới lớn đầu tiên của Quỳnh cũng không giống các cô gái khác, cô không có mẹ hướng dẫn chỉ bảo, hay vỗ về an ủi, khuyên nhủ cô đừng sợ hãi.
Quỳnh đi từ trong nhà vệ sinh ra, Dật Hán hỏi:
- Học được rồi phải không?
- Vâng, dễ ợt, giống như dán băng tay Fisrt-Aid! Quỳnh đắc chí trả lời.
- Băng tay à? Dật Hán ngỡ ngàng, bật cười vì sự so sánh bất ngờ này.
- Vâng, thứ này cũng là dùng để ngăn máu chảy mà, giống như một cái băng tay loại cực to! Quỳnh giải thích hùng hồn, Dật Hán không khỏi khâm phục trí tưởng tượng phong phú của cô. Quỳnh là một cô bé khiến Dật Hán thấy tò mò. Cô rất nhỏ, luôn ở trong tình cảnh khó khăn, nhưng chẳng bao giờ mong muốn được thương hại. Cô bé sống trong thế giới của riêng mình, vì thế trong đầu cô là những tưởng tượng vô cùng vô tân. Cô bé vì thế thật khác người. Ông phát hiện ra một tương lai xán lạn của Quỳnh ở phía trước. Từ đó "băng tay cực to" trở thành bí mật riêng giữa họ. Có lúc Quỳnh bảo không được khoẻ, Dật Hán hỏi có nặng lắm không, có phải uống thuốc không. Quỳnh ranh mãnh trả lời không cần uống thuốc, chỉ cần dám một cái băng tay thật to.
Hôm đó, Lục Dật Hán dắt tay Quỳnh chậm rãi đi bộ về nhà. Cả buổi chiều họ đi cùng nhau. Thời tiết đầu hè thật dễ chịu, quần áo không bị dính vào người nên cảm giác cả người rất nhẹ nhàng khoan khoái, cso thể bay lên được. Những ngọn gió nhỏ như nghịch ngợm chạy đuổi sau lưng họ, càng giống như đang nâng họ lên dần tới mây xanh. Dưới chân là bóng râm loang lổ của những tán lá ngô đồng không khác gì những đám mây. Quỳnh chìm đắm trong tưởng tượng. Dật Hán ghé vào hiệu thời trang cao cấp mua cho Quỳnh một chiếc mũ rộng vành đi nắng màu hồng phấn bằng voan. Quỳnh đội nó lên đầu như đang đội một giấc mơ nhung lụa. Dật Hán thích mua quà cho Quỳnh, ông bảo rất muốn có một đứa con gái, bây giờ đã đạt được ước nguyện. Quỳnh không sợ hãi vì chảy máu, cô chưa bao giờ dám nghĩ mình lại có được một tình yêu thương đầy đủ như thế. Tình thương này đến nhanh và quá đột ngột, khiến cô thấy bàng hoàng đến mức sợ hãi. Quỳnh coi việc chảy máu là một hi sinh bắt buộc, nên ngược lại, cô lại thấy an tâm về nó...
Nhiều năm sau, Quỳnh vẫn thường nghĩ về cái ngày mới lớn đầu tiên ấy, cô đã ở bên chú Dật Hán. Quỳnh tin rằng ngày hôm đó đối với cuộc đời cô có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ngày cô được dắt tay bước lên, giã từ cuộc đời của một bé gái để trở thành thiếu nữ. Hôm ấy, Quỳnh đã hiểu cái hạt bọc sự bí mật trong cơ thể cô đang dần mở đó ẩn chứa điều gì, nó đã không làm cô thất vọng.