Quỳnh chuyển tới ở cùng Ưu Di. Đó là một căn phòng nhỏ trong khu tập thể bốn tầng giản dị. Chỉ có một phòng, hơn hai chục mét vuông. Trần nhà rất thấp, mặt tường màu vàng xỉn, cảm giác hơi ngột ngạt. Còn có một gian bếp nhỏ và nhà vệ sinh. Các thiết bị chiếu sáng đều là những bóng đèn tròn trơ trụi. Tất cả như trong một công trường, không hề có hơi thở của một căn nhà.
Ưu Di đặt chiếc giường đơn ở gần cửa sổ. Trong phòng còn có một chiếc bàn vuông, và tủ quần áo một cánh. Ưu Di bảo, chờ khi Trác khỏi bệnh, cũng chuyển đến đây ở, sẽ đặt thêm một chiếc giường nữa, đặt chỗ này. Nhưng ấy thì phải nằm chung với mình thôi, chật một chút. Cô thấy Quỳnh thiểu não, dường như không hề để ý đến nơi này. Ưu Di bèn đập vào cánh tay Quỳnh nói:
- Điều này đã nói lên tình hữu nghị của chúng ta đã có bước phát triển vượt bậc về chất - hồi trung học bọn mình ngủ giường trên giường dưới, bây giờ chúng mình ngủ chung luôn một giường.
Quỳnh xoay lại ôm chầm lấy cô. Trên mặt Ưu Di có hình ảnh của một dòng suối mát. Cô vỗ về Quỳnh:
- Mình nghĩ đến bọn mình sống chung, tay trắng vào đời, thấy hào hứng ghê lắm, ấy có thế không?
Quỳnh và Ưu Di đi mua một số đồ dùng trong nhà, mua cho Trác một chiếc giường gỗ nhỏ, khăn trải bàn có hình hoa in chìm, và ba chiếc ghế. Quỳnh kiên quyết đòi mua một cây đèn chụp, vì không thể chịu nổi mấy bóng điện trần trụi mang lại cảm giác lạnh lẽo xa lạ của một công trường. Ngoài ra hai đứa còn mua đồ dùng trong bếp, nồi bát và phích nước. Ưu Di nhất định đòi mua ba chú cá vàng, thế là mua thêm một bể cá thuỷ tinh hình tròn, làm nhà cho chúng, rồi mua cả giun cho cá ăn, mua mấy cọng rong tươi non và một cái vợt - cái nọ xọ cái kia, mua thêm mấy thứ dư thừa.
Hai đứa mua thêm rất nhiều vải, đủ các loại hoa văn màu sắc. Vải là đồ trang hoàng rẻ tiền nhất, mà lại dễ sử dụng. Khi Quỳnh đính xong chỗ vải lên tường, căn phòng như một cơ thể đang đâm những mảng da non. Bật sáng cây đèn, ánh vàng sáng như ánh mắt cô gái vui tươi, khiến người ta cảm nhận sự ấm áp có thể cầm được, sờ được. Bể cá đặt trên cửa sổ. Ba chú cá hớp những chiếc mồm hồng hồng mềm mại, hớp từng hớp to ánh sáng mặt trời một cách tham lam. Ưu Di nói:
- Ba con cá chính là ba đứa mình. Con đuôi vàng là Trác, hai con đuôi hồng là ấy và mình. Trác bị ốm, phải ăn nhiều lên nhé. Ưu Di vừa nói, vừa thả vào bể một nhúm nhỏ thức ăn.
Cuộc sống lại bắt đầu, nó không bắt Quỳnh phải đợi quá lâu, bởi nó biết nếu bắt Quỳnh phải đợi thêm nữa, có lẽ cô sẽ không chịu nổi. Vì thế nó đã phái Ưu Di đến, để Ưu Di kịp giúp Quỳnh đứng dậy vào lúc gục ngã. Cho dù gió táp mưa sa, luôn luôn có khuôn mặt không gợn chút gió sương của Ưu Di, điềm tĩnh, thanh thản, nhẹ nhàng đỡ Quỳnh gượng dậy.
Hôm sau Quỳnh đến bệnh viện thăm Trác. Đã mấy ngày cô không đến, bởi những biến động về nhà số 3 phố Đào Lý, và có nhiều việc phải làm khi chuyển tới nơi ở của Ưu Di. Quỳnh quyết định đi thăm Trác và nói với cậu rằng, họ đã mất ngôi nhà, cô hi vọng cậu sẽ cùng cô chịu đựng điều đó. Mặc dù Quỳnh không nỡ lòng, nhưng cô nghĩ Trác là một người kiên cường. Hơn nữa, cô đã nhờ có Ưu Di mà phục hồi được sức sống, Trác chắc chắn sẽ vì sự có mặt của cô mà phục hồi sức khoẻ. Có lẽ ngày mai Trác đã có thể xuất viện. Quỳnh nghĩ mọi việc tới đây đã có thể chấm dứt một giai đoạn, cuộc sống mới cho dù không sung túc, nhưng không thiếu những ấm áp bé nhỏ. Quỳnh đi mua quần áo cho Trác, quần áo của cậu đều để lại ở số 3 phố Đào Lý, cô không muốn trở lại đó. Quỳnh dùng số tiền không nhiều còn lại mua cho Trác một chiếc T-shirt trắng, một chiếc quần vải xanh nhạt. Khi mua quần, Quỳnh bỗng kinh ngạc, hóa ra Trác đã cao lên rất nhiều, không còn là đứa bé cô có thể xoa đầu hồi nào.
Quỳnh đến bệnh viện, thuật lại cho Trác, không chút giấu giếm, họ không thể trở về nhà số 3 phố Đào Lý nữa. Trác không tỏ ra kinh ngạc. Thản nhiên cầm quần áo Quỳnh mua cho vào nhà vệ sinh để thay. Áo hơi rộng với cậu, nhưng quần thì vẫn hơi ngắn. Cậu đã cao lên quá nhiều. Cậu đi từ ngoài vào, đứng lại cho Quỳnh ngắm. Đó là lần đầu tiên, Quỳnh bất chợt có cảm giác đó là Dật Hán. Cậu có khuôn mặt của cha, khổ người của cha. Cậu đứng đó, nỗi buồn không che được, cậu đang hơi mỉm cười, giữa hai lông mày có sự ấm áp và bao dung. Quỳnh muốn ôm chầm lấy cậu, nhưng lại cảm thấy sợ hãi, bởi cô không xác định được cậu là ai, là Trác hay là Dật Hán. Quỳnh cảm thấy ông đã trở lại, ánh mắt hiền hậu, thản nhiên nhưng không lạnh lùng và đang gọi cô: “Quỳnh!” Cuối cùng không nén được lòng, cô chạy tới ôm lấy cậu.
Trác đập đập vào lưng Quỳnh, để yên cho cô khóc.
Quỳnh ở trong bệnh viện suốt một ngày, chiều tối mới ra về. Cô đã dặn Trác ngày mai sẽ đến đón cậu. Quỳnh ngồi xe buýt về nhà, trong lòng không sao bình tĩnh được. Cô không thể rõ được có phải đó là niềm vui - ông đã quay trở lại. Hoá ra ông vẫn luôn ở đó, ở trong con người Trác, ông ở giữa Trác và cô. Giờ phút ôm lấy Trác, Quỳnh cảm nhận được sự đoàn tụ, sự đoàn tụ của ba người.
Quỳnh về tới nhà, chậm rãi mở cửa. Trong nhà tối om. Ưu Di không có nhà? Quỳnh thở dài, mò tường tìm công tắc đèn. Bỗng nghe “tách”, đèn sáng bừng. Ưu Di đứng đó, cười tươi. Quỳnh nhìn quanh phòng, thấy trên bàn có bánh sinh nhật, trên cắm mấy cây nến, còn có một đĩa dâu tây to tướng và mấy món ăn đơn giản. Có món Ưu Di mới học được: bánh sữa kẹp đậu đỏ. Còn có cả một chai rượu nho đã mở và rót vào hai chiếc cốc thuỷ tinh sáng loáng. Dung dịch đỏ sậm dưới ánh đèn thật đẹp mắt. Căn phòng đã được dọn sạch sẽ, ga giường thay mới. Quỳnh thích thú hỏi:
- Gì thế này?
Ưu Di đáp:
- Tổ chức sinh nhật cho ấy.
Quỳnh lắc đầu:
- Mấy hôm trước rời trường, bạn đã tổ chức cho mình rồi mà?
Ưu Di vẫn rất kiên định, tỏ ra mình hiểu rất rõ:
- Hôm ấy không có bánh sinh nhật. Vừa là chúc mừng mọi sự bắt đầu nữa, mọi thứ khác rồi mà!
Quỳnh bật cười:
- Ưu Di, mình mới đến đây bạn đã nói với mình đó là sự bắt đầu, bọn mình đã ăn mừng rồi. Mua đồ đạc về, trang trí xong xuôi, bạn lại nói đó là sự bắt đầu, bọn mình lại ăn mừng một lần nữa. Hôm nay đang dưng đang lành, sao lại có sự bắt đầu được? chẳng lẽ ngày nào cũng chúc mừng à?
- Chỉ cần ấy muốn, ngày nào cũng là sự bắt đầu! Ưu Di lúc lắc đầu, bắt bẻ lại. Quỳnh bấy giờ mới phát hiện ra cô ấy mới cắt tóc. Mái tóc Ưu Di vốn dài như Quỳnh, buộc ra sau đầu, bây giờ cắt rất ngắn, đằng sau ngắn quá đỗi, như một thằng con trai. Cô chưa bao giờ thích tóc ngắn, đặc biệt là ngắn đến thế này.
Quỳnh chỉ đầu tóc Ưu Di, hỏi:
- Thế này, cắt tóc cũng là để đón chào cuộc sống mới hả?
- Đương nhiên! Ưu Di đáp gọn.
- Nhưng mà không đẹp! Quỳnh lắc đầu.
Ưu Di bỗng chùng xuống, im lặng một hồi.
Quỳnh bèn chuyển đề tài:
- Mình đói quá, bọn mình bắt đầu ăn được chưa?
Ưu Di dần dần vui trở lại, kéo Quỳnh tới bên bàn, cho cô nếm thử bánh sữa kẹp đậu đỏ mới làm lần đầu. Rất thành công. Những mẩu đậu đỏ thẫm khảm lên mặt bánh trắng mềm, hấp dẫn như ngọc quý. Vị bánh thơm ngon, đượm mùi sữa.
Quỳnh rất thích. Ưu Di hớn hở, cặn kẽ giảng giải cho Quỳnh cách làm.
- Trước hết phải luộc đã, hầm nhừ ra, cho đường trắng vào. Đối với ấy thì cho ít đường một chút. Ăn ngọt dễ béo mà. Kế đến, lại hầm tiếp, cho đến khi cạn hết nước. Cô nói cặn kẽ như đang dặn dò Quỳnh.
- Sau đó, đun sôi sữa lên, đem sữa làm lạnh, rồi...
- Thôi nữa mà, mình nói thích thì cũng không cần phải dạy ngay cho mình như thế chứ. Đằng nào bạn cũng có thể làm cho mình ăn, mình thích ăn các thứ của bạn làm. Quỳnh thấy Ưu Di thật đáng yêu.
Ưu Di bỗng hơi sầm nét mặt, nhìn Quỳnh rồi thở dài: “Mình nghĩ, tự ấy làm được là tốt nhất. Phàm việc gì cũng không nên dựa vào người khác, ấy bảo có phải thế không?“. Quỳnh ngẩng mặt lên nhìn Ưu Di, có lẽ cô ấy nặng nề vì lo lắng cho mình, bèn gật đầu. Ưu Di thấy thế lại vui vẻ trở lại: “Uống rượu nhé. Hê hê, mình muốn uống say, nhưng nếu thế thì phải tốn nhiều tiền lắm“.
- Sau này có tiền, bọn mình sẽ mua một đống rươu, uống say thì thôi. Quỳnh động viên. Cô rất ít khi nói những lời kiểu động viên, nhưng Ưu Di thì lúc nào cũng an ủi và động viên Quỳnh. Quỳnh dần dần cũng bắt chước theo, cô muốn mang lại cho Ưu Di chút ấm áp.
- Ừ, cố lên Quỳnh ạ. Ưu Di dí mặt vào mặt Quỳnh.
- Từ ngày mai, là một sự bắt đầu mới, ấy phải nhớ nhé. Hôm nay ăn mừng rồi, ấy giờ đây đã là con quay đang xoay tít, không được dừng lại nữa.
Quỳnh gật đầu cười.
Quỳnh không quen uống rươu, dù uống không nhiều, nhưng cô đã dần dần ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh lại, trong phòng vẫn tối om, tựa như đang đêm. Quỳnh thấy đầu óc nặng nề và đờ đẫn, cô gắng gượng chống tay ngồi dậy. Cô gọi Ưu Di vài lần, không có tiếng trả lời. Quỳnh trở dậy bật đèn rồi tới bên cửa sổ, kéo rèm ra. Quả là trời đang tối. Cô thấy hơi hoang mang. Quỳnh nhìn quanh phòng, trên bàn không còn những thức ăn và rượu mừng lúc tối, chắc là Ưu Di đã dọn dẹp chúng. Quần áo bẩn Quỳnh thay ra mấy hôm trước cũng đã giặt sạch, phơi lên ngay ngán ngoài ban công. Chổi lau nhà cũng đã giặt sạch, gác lên cho khô. Mọi thứ đều đâu vào đấy.
Căn phòng gọn gàng tới mức đáng sợ. Quỳnh vẫn chóng mặt, cô tự rót một ly nước. Đứng bên cửa sổ, cô nhìn thấy một chú cá trong bể đang cuống cuồng bơi như đang bị đuổi bắt hoặc chống cự cái gì. Đuôi nó vùng vẫy một cách tuyệt vọng, tựa hồ muốn nhảy ra khỏi mặt nước. Hai con cá còn lại nép vào một bên, quan sát nó một cách bối rối. Quỳnh thấy tim thót lại, không biết phải làm gì. Kế đến cô nhìn thấy một bức thư, giắt xuống dưới bể cá.
Quỳnh nhìn bức thư, cảm thấy một nỗi sợ hãi đang dân lên trong lòng. Nó bị đè dưới khối nước màu đen tối của bể cả. Con cá nhỏ vẫn tiếp tục vùng vẫy, nước bắn lên, rơi xuống phía dưới bức thư.
Quỳnh vẫn chưa đọc, bể cá đã khóc trước cô.
Tuy nhiên, Dật Hán vẫn đã nói dối cô. Ông lại đi uống rượu. Sáng ngày hôm sau, Quỳnh xuống cầu thang, nhà dưới không bật ngọn đèn nào. Cái bến hoang tàn này không hề có dấu hiệu được xây dựng lại.
Trác giam mình trong phòng, làm tượng thạch cao. Cậu va cha giống nhau đến lạ lùng - ưa dùng hình thức tự giam mình để gạt bỏ đau khổ. Cậu cảm thấy mọi thứ ngoài kia đều điên rồ, nên trốn vào phòng, kéo rèm cửa che kín phòng, không phải quan tâm đêm hay ngày.
Trác trông thật tiều tuỵ. Quỳnh ôm lấy cậu, phát hiện ra cậu bị sốt, trán nóng rực. Quỳnh đắp khăn lạnh lên trán cậu, tìm thuốc cho uống. Đợi Quỳnh làm xong mấy việc đó, ngồi xuống bên cạnh, Trác nhìn Quỳnh nói:
- Chị nhỏ, em quên mất nói với chị: Hoan nghênh chị trở về. Chị về lại thật là tốt. Em cảm thấy đã nhìn thấy mọi việc chuyển biến tốt đẹp.
Mũi Quỳnh chợt cay, nước mắt rơi xuống.
- Trác à, em nghỉ ngơi đi, chị gọi điện thoại để chú Dật Hán về. Mọi việc thực sự đang tốt đẹp hơn rồi.
Quỳnh xuống phòng khách gọi di động cho Dật Hán. Chuông reo rất lâu không có người nghe. Lúc sau, cô lại gọi. Đầu dây bên kia là giọng đàn ông khàn khàn, đứt quãng hơi lè nhè:
-...A... lô...
Nghe thấy tiếng ông, Quỳnh bỗng thấy tim thót lại. Đó là giọng kẻ say rượu. Cô ấm ức:
- Chú lừa cháu!
-... Quỳnh... đấy à... Giọng Dật Hán tỏ ra tỉnh táo hơn chút ít.
- Chú vẫn đang uống rượu à?
Không có tiếng trả lời.
- Tại sao nói dối cháu? Chú đã nói sẽ xây dựng lại gia đình này. Chú đã hứa với cháu! Trác đang bị ốm chú biết không? Chú là cha, là chỗ dựa của cả hai đứa, chú không được bỏ rơi bọn cháu.
- Trác... ốm rồi?
- Trác lại đau ngực rồi, bị sốt nữa. Chú về nhà được không? Mọi thứ đều có thể bắt đầu trở lại. Chú có cháu và em Trác.
- Cháu... và... em Trác... Dật Hán vẫn lặp lại một cách đứt quãng.
- Vâng, Quỳnh và Trác sẽ mãi ở bên chú. Quỳnh và Trác sẽ cùng chú trồng lại hoa trong vườn, cùng vẽ tranh, cùng đi chợ, nấu ăn.
- Thế ư, được rồi... chú về ngay.
Ngắt điện thoại, Quỳnh chạy lên gác báo Trác biết Dật Hán sẽ về ngay. Trác ngồi dậy, miễn cưỡng mỉm cười. Sốt cao vẫn kéo dài, Quỳnh lại cho Trác uống thuốc, đắp chăn lại.
Quỳnh chạy xuống nhà quét dọn, tống khứ mọi bụi bặm ra khỏi nhà, lau kính sạch sẽ. Sau đó cô gọi taxi đến siêu thị gần nhất. Quỳnh mua bánh mì dài kiểu Pháp - loại Dật Hán ưa thích nhất, rồi mua măng tươi, cá thông, ngô hạt và viên chả mực mà Trác thích ăn. Cô không quên mua một bó hoa lan tươi tắn, vừa vặn cắm vào bình hoa to ở phòng khách. Cô làm những việc đó bằng tốc độ nhanh nhất, hy vọng hoàn thành bữa ăn trước khi Dật Hán bước vào nhà. Thế những trên đường về, tắc xe cả một đoạn dài. Quỳnh bèn xuống xe giữa chừng, chạy bộ về nhà. Cô chạy giữa ngày nắng nóng với một túi hàng to tướng. Cô rất vui vẻ, định bụng làm cho mọi người một bữa ăn thịnh soạn. Từ nay cô sẽ nấu cơm cho họ. Cô chạy rất nhanh, cảm giác như đang bay lên. Lúc đó Quỳnh cảm thấy đang ở thật gần hạnh phúc.
Quỳnh về đến nhà, Dật Hán vẫn chưa về. Cô lập tức xuống bếp nấu cơm. Cá thông nấu với măng tươi, chả mực hấp rau và chanh, salat rau quả và súp ngô ngọt. Mấy thứ đều là Ưu Di dạy Quỳnh làm. Trước đây cô ấy từng phục vụ trong nhà hàng, học được mấy món ăn "chuẩn", định bụng sau này thết đãi chồng. Ưu Di đưa việc dạy nấu ăn vào một hạng mục "huấn luyện" Quỳnh, quả là có con mắt nhìn xa.
Trong gian bếp rộng rãi, nấu ăn cho những người cô yêu quý, Quỳnh chưa bao giờ thấy mãn nguyện và chuyên tâm đến thế.
Quỳnh chọn chiếc khăn bàn có màu cam và lục nhạt xen kẽ, đặt bình hoa lan trắng muốt lên chỗ sáng màu nhất.
Thế rồi Quỳnh làm xong tất cả mọi việc vẫn không thấy Dật Hán trở về. Cô ngồi trên sôpha chờ đợi. Thức ăn trên bàn nguội ngắt, ông vẫn chưa về. Quỳnh bắt đầu lo lắng, gọi điện thoại mấy lần vẫn không ai nghe. Chỉ biết tiếp tục chờ đợi, cô dùng giấy bóng bọc cẩn thận lên mấy đĩa thức ăn.
Đến hơn một giờ chiều, Trác từ trên nhà đi xuống. Cậu kinh ngạc phát hiện nhà cửa thay da đổi thịt, lại thấy trên bàn có nhiều thức ăn, toát lên màu sắc vui tươi. Nhưng rồi cậu lo lắng hỏi:
- Ba vẫn chưa về hả chị?
Quỳnh lắc đầu. Hai đứa ngồi xuống sôpha, tiếp tục đợi. Cách vài phút Quỳnh lại gọi di động một lần, nhưng vẫn không ai nghe máy. Quỳnh ngồi trên ghế, người mỗi lúc một lạnh. Quỳnh nắm lấy tay Trác. Cậu vẫn đang sốt, cảm thấy tay Quỳnh lạnh ngắt bèn giữ chặt. Hai đứa ngồi dựa vào nhau, canh chừng điện thoại. Quỳnh chợt nhớ lần xem phim kinh dị, Trác trốn đằng sau cô. Thấm thoắt hai chị em đã lớn. Mà nỗi buồn vẫn vướng víu khi đã lớn lên rồi, tựa như những gò núi, vượt qua một cái lại tiếp tục một cái khác. Giờ đây hai đứa níu chặt lấy nhau, sợ lại một lần nữa xa rời. Họ đã xa cách nhau rất lâu.
Một lúc, đến lượt Trác ngủ thiếp bên vai Quỳnh.
Sự việc quả thực kỳ lạ và bí hiểm. Đúng vào lúc trước khi có tiếng điện thoại, Quỳnh chợt thấy chao đảo vô cớ. Tựa hồ như trên đỉnh núi tuyệt vọng cảm thấy đàn quạ đen rợp đầu đang bay vòng sà xuống, càng lúc càng đến gần. Có thể nhìn thấy móng vuốt và những chiếc mỏ nhọn. Chúng đang chuẩn bị đáp lên người cô, cấu xé thịt da cô, ăn cô cho đến khi chỉ còn trơ bộ xương.
Cô nhìn thấy chúng thật rõ, những không thể nào trốn tránh.
Một tích tắc sau đó, chuông điện thoại réo vang. Tay Quỳnh giật bắn lên, tựa như bị kim chọc. Quỳnh nhấc ống nghe.
Dật Hán chết vì tai nạn ô tô. Ông quả thực đồng ý với Quỳnh sẽ xây dựng lại gia đình. Nhưng Quỳnh đâu biết, xây dựng lại là chuyện khó khăn đến thế nào? Quỳnh không biết, ngôi nhà từng mọc đầy hoa tường vi đã không còn là của họ nữa. Lấy gì để xây dựng lại? Đương nhiên, Dật Hán muốn cảm ơn Quỳnh, vì cô đã miêu tả cuộc sống tốt đẹp cho ông nghe, khiến ông thấy được an ủi. Ông đồng ý trở về nhà. Nhưng ông đã uống quá nhiều, đầu óc quay cuồng, mắt hoa lên, mờ mịt. Ông đã bất chấp những thứ đó, ông phải về ngay với hai đứa con đang mong đợi. Ông nhấn ga, lao đi như điên. Xe đâm vào ô tô tải trên đường. Dật Hán chết tại chỗ.
Lúc ấy Quỳnh đã đi ngang qua chỗ đó. Cô vội vàng chạy về nhà, ngang qua đám người đang vòng trong vòng ngoài đông đúc. Một tai nạn giao thông xảy ra đã khiến cả đoạn đường tắc nghẽn. Nhưng bước chân Quỳnh đã không hề chậm lại. Cô ngỡ rằng điều đó chẳng liên can gì tới cô. Quỳnh vốn không thiết tha với những đám đông. Cô chỉ biết làm sao về nhanh để nấu cơm.
Cô ôm túi bánh mì kiểu Pháp, ôm bó hoa lan, ôm các loại thức ăn mà Dật Hán ưa thích, chạy như đuổi trên đường. Lúc đó trong lòng cô phơi phới niềm vui, cảm thấy hạnh phúc như đám mây màu sà xuống thật gần, sắp sửa chạm tới tóc cô. Cứ thế, cô đã đi ngang qua ông, và trong lòng đang nghĩ về ông. Lúc đó ông đang nằm trong vũng máu, cơ thể như cánh cửa sắp sửa đóng vĩnh viễn, từ từ khép lại. Ánh sáng cuối cùng trong mắt ông nhạt đi, miệng ông hé mở. Ông muốn gọi cô? Ông có cảm thấy cô đi ngang qua?
Nhưng họ đã bỏ lỡ cơ hội. Khi cơ thể ông lạnh ngắt, cô đang toát từng giọt mồ hôi lớn trong bếp. Cô không hề biết, ông đang bay dần lên cao, vĩnh viễn giã biệt những huyên náo của thế gian.
Khi Quỳnh và Trác tới bệnh viện, ông đã ra đi. Quỳnh cảm thấy từ cổ họng Trác phát ra âm thanh như tiếng rách. Quay đầu nhìn lại, cô thấy Trác ngã gục xuống đất. Trác sốt cao liên tục, gắng gượng đến được bệnh viện, nhìn mặt cha lần cuối, bệnh tim của cậu phát tác, ngất lịm. Ngất đi không nhất định là việc xấu, bởi nó giúp tạm gác lại những đau đớn đột ngột, tựa như một giấc ngủ kịp thời. Vì thế Trác không phải như Quỳnh, buộc phải đối mặt với tang lễ, không phải cảm nhận từ đầu đến cuối cái chết của ông.
Hôm đó, Quỳnh đứng bên thi thể Dật Hán, giã biệt ông lần cuối. Cô dùng một tay vuốt nhẹ lên mặt ông, tay kia đỡ lấy tay ông. Lúc này, cô cảm thấy tay Dật Hán như ấm nóng, chợt động đậy. Cảm giác như cánh tay ấy đang giơ về phía cô. Đó là buổi chiều mùa thu, cô trốn đằng sau rèm cửa. Ông bước vào phòng cô, nhìn thấy tấm gương bị cô đập vỡ, ngồi sụp trên sàn nhà thất vọng tràn ngập và căm ghét bản thân. Ông bước tới trước mặt cô, giơ tay về phía cô, kéo cô đứng dậy. Ông nhìn thấy vết máu trên váy cô, nó khiến cô kinh hoảng, lúng túng. Ông nói Quỳnh đã lớn rồi.
Thế nhưng ông có biết được đâu, việc đầu tiên khi Quỳnh lớn lên chính là yêu ông. Ông không biết Quỳnh lớn lên rồi, vẫn luôn cố gắng làm sao dành được tình yêu của ông. Ông không biết để có điều đó, Quỳnh đã bỏ đói bản thân một cách tàn khốc, đã gắng làm cho mình xinh đẹp hơn, đã học hành vất vả để được vào trường đại học mà ông đã học. Cô viết văn, vẽ tranh, học múa, đều vì có thể biến thành một cô gái hoàn hảo, xứng đáng với tình yêu của ông. Ông không biết, Quỳnh kiên cường từng bước tiến lên, không phải hy vọng những lời tán dương và ánh mắt hâm mộ của mọi người, mà chỉ vì để có được tình yêu của ông, chỉ có thế thôi. Đó là toàn bộ điểm tựa của cuộc sống ở cô.
Còn bây giờ, cô tiếp tục con đường phía trước cho điều gì?
Lúc này Quỳnh bỗng hiểu, hạnh phúc đến, hoàn toàn không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Khi ta cảm thấy sự đến gần của hạnh phúc, kỳ thực chỉ là những khốn đốn và khổ đau đang tạm thời vắng mặt. Chúng nấp trong bóng tối, rên rỉ khe khẽ, còn ta vì quá đỗi khát khao hạnh phúc đã bỏ qua tiếng kêu của chúng. Ta tưởng rằng chúng giống như sương giăng mỗi sáng sớm, lúc này đã tan biến. Thực ra, chúng nhất định sẽ lại xuất hiện, giữa lúc ta chẳng ngờ.
Quỳnh rời khỏi bệnh viện, đi tới trạm điện thoại, nói với Ưu Di bên kia đầu dây:
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Quỳnh chuyển tới ở cùng Ưu Di. Đó là một căn phòng nhỏ trong khu tập thể bốn tầng giản dị. Chỉ có một phòng, hơn hai chục mét vuông. Trần nhà rất thấp, mặt tường màu vàng xỉn, cảm giác hơi ngột ngạt. Còn có một gian bếp nhỏ và nhà vệ sinh. Các thiết bị chiếu sáng đều là những bóng đèn tròn trơ trụi. Tất cả như trong một công trường, không hề có hơi thở của một căn nhà.
Ưu Di đặt chiếc giường đơn ở gần cửa sổ. Trong phòng còn có một chiếc bàn vuông, và tủ quần áo một cánh. Ưu Di bảo, chờ khi Trác khỏi bệnh, cũng chuyển đến đây ở, sẽ đặt thêm một chiếc giường nữa, đặt chỗ này. Nhưng ấy thì phải nằm chung với mình thôi, chật một chút. Cô thấy Quỳnh thiểu não, dường như không hề để ý đến nơi này. Ưu Di bèn đập vào cánh tay Quỳnh nói:
- Điều này đã nói lên tình hữu nghị của chúng ta đã có bước phát triển vượt bậc về chất - hồi trung học bọn mình ngủ giường trên giường dưới, bây giờ chúng mình ngủ chung luôn một giường.
Quỳnh xoay lại ôm chầm lấy cô. Trên mặt Ưu Di có hình ảnh của một dòng suối mát. Cô vỗ về Quỳnh:
- Mình nghĩ đến bọn mình sống chung, tay trắng vào đời, thấy hào hứng ghê lắm, ấy có thế không?
Quỳnh và Ưu Di đi mua một số đồ dùng trong nhà, mua cho Trác một chiếc giường gỗ nhỏ, khăn trải bàn có hình hoa in chìm, và ba chiếc ghế. Quỳnh kiên quyết đòi mua một cây đèn chụp, vì không thể chịu nổi mấy bóng điện trần trụi mang lại cảm giác lạnh lẽo xa lạ của một công trường. Ngoài ra hai đứa còn mua đồ dùng trong bếp, nồi bát và phích nước. Ưu Di nhất định đòi mua ba chú cá vàng, thế là mua thêm một bể cá thuỷ tinh hình tròn, làm nhà cho chúng, rồi mua cả giun cho cá ăn, mua mấy cọng rong tươi non và một cái vợt - cái nọ xọ cái kia, mua thêm mấy thứ dư thừa.
Hai đứa mua thêm rất nhiều vải, đủ các loại hoa văn màu sắc. Vải là đồ trang hoàng rẻ tiền nhất, mà lại dễ sử dụng. Khi Quỳnh đính xong chỗ vải lên tường, căn phòng như một cơ thể đang đâm những mảng da non. Bật sáng cây đèn, ánh vàng sáng như ánh mắt cô gái vui tươi, khiến người ta cảm nhận sự ấm áp có thể cầm được, sờ được. Bể cá đặt trên cửa sổ. Ba chú cá hớp những chiếc mồm hồng hồng mềm mại, hớp từng hớp to ánh sáng mặt trời một cách tham lam. Ưu Di nói:
- Ba con cá chính là ba đứa mình. Con đuôi vàng là Trác, hai con đuôi hồng là ấy và mình. Trác bị ốm, phải ăn nhiều lên nhé. Ưu Di vừa nói, vừa thả vào bể một nhúm nhỏ thức ăn.
Cuộc sống lại bắt đầu, nó không bắt Quỳnh phải đợi quá lâu, bởi nó biết nếu bắt Quỳnh phải đợi thêm nữa, có lẽ cô sẽ không chịu nổi. Vì thế nó đã phái Ưu Di đến, để Ưu Di kịp giúp Quỳnh đứng dậy vào lúc gục ngã. Cho dù gió táp mưa sa, luôn luôn có khuôn mặt không gợn chút gió sương của Ưu Di, điềm tĩnh, thanh thản, nhẹ nhàng đỡ Quỳnh gượng dậy.
Hôm sau Quỳnh đến bệnh viện thăm Trác. Đã mấy ngày cô không đến, bởi những biến động về nhà số 3 phố Đào Lý, và có nhiều việc phải làm khi chuyển tới nơi ở của Ưu Di. Quỳnh quyết định đi thăm Trác và nói với cậu rằng, họ đã mất ngôi nhà, cô hi vọng cậu sẽ cùng cô chịu đựng điều đó. Mặc dù Quỳnh không nỡ lòng, nhưng cô nghĩ Trác là một người kiên cường. Hơn nữa, cô đã nhờ có Ưu Di mà phục hồi được sức sống, Trác chắc chắn sẽ vì sự có mặt của cô mà phục hồi sức khoẻ. Có lẽ ngày mai Trác đã có thể xuất viện. Quỳnh nghĩ mọi việc tới đây đã có thể chấm dứt một giai đoạn, cuộc sống mới cho dù không sung túc, nhưng không thiếu những ấm áp bé nhỏ. Quỳnh đi mua quần áo cho Trác, quần áo của cậu đều để lại ở số 3 phố Đào Lý, cô không muốn trở lại đó. Quỳnh dùng số tiền không nhiều còn lại mua cho Trác một chiếc T-shirt trắng, một chiếc quần vải xanh nhạt. Khi mua quần, Quỳnh bỗng kinh ngạc, hóa ra Trác đã cao lên rất nhiều, không còn là đứa bé cô có thể xoa đầu hồi nào.
Quỳnh đến bệnh viện, thuật lại cho Trác, không chút giấu giếm, họ không thể trở về nhà số 3 phố Đào Lý nữa. Trác không tỏ ra kinh ngạc. Thản nhiên cầm quần áo Quỳnh mua cho vào nhà vệ sinh để thay. Áo hơi rộng với cậu, nhưng quần thì vẫn hơi ngắn. Cậu đã cao lên quá nhiều. Cậu đi từ ngoài vào, đứng lại cho Quỳnh ngắm. Đó là lần đầu tiên, Quỳnh bất chợt có cảm giác đó là Dật Hán. Cậu có khuôn mặt của cha, khổ người của cha. Cậu đứng đó, nỗi buồn không che được, cậu đang hơi mỉm cười, giữa hai lông mày có sự ấm áp và bao dung. Quỳnh muốn ôm chầm lấy cậu, nhưng lại cảm thấy sợ hãi, bởi cô không xác định được cậu là ai, là Trác hay là Dật Hán. Quỳnh cảm thấy ông đã trở lại, ánh mắt hiền hậu, thản nhiên nhưng không lạnh lùng và đang gọi cô: “Quỳnh!” Cuối cùng không nén được lòng, cô chạy tới ôm lấy cậu.
Trác đập đập vào lưng Quỳnh, để yên cho cô khóc.
Quỳnh ở trong bệnh viện suốt một ngày, chiều tối mới ra về. Cô đã dặn Trác ngày mai sẽ đến đón cậu. Quỳnh ngồi xe buýt về nhà, trong lòng không sao bình tĩnh được. Cô không thể rõ được có phải đó là niềm vui - ông đã quay trở lại. Hoá ra ông vẫn luôn ở đó, ở trong con người Trác, ông ở giữa Trác và cô. Giờ phút ôm lấy Trác, Quỳnh cảm nhận được sự đoàn tụ, sự đoàn tụ của ba người.
Quỳnh về tới nhà, chậm rãi mở cửa. Trong nhà tối om. Ưu Di không có nhà? Quỳnh thở dài, mò tường tìm công tắc đèn. Bỗng nghe “tách”, đèn sáng bừng. Ưu Di đứng đó, cười tươi. Quỳnh nhìn quanh phòng, thấy trên bàn có bánh sinh nhật, trên cắm mấy cây nến, còn có một đĩa dâu tây to tướng và mấy món ăn đơn giản. Có món Ưu Di mới học được: bánh sữa kẹp đậu đỏ. Còn có cả một chai rượu nho đã mở và rót vào hai chiếc cốc thuỷ tinh sáng loáng. Dung dịch đỏ sậm dưới ánh đèn thật đẹp mắt. Căn phòng đã được dọn sạch sẽ, ga giường thay mới. Quỳnh thích thú hỏi:
- Gì thế này?
Ưu Di đáp:
- Tổ chức sinh nhật cho ấy.
Quỳnh lắc đầu:
- Mấy hôm trước rời trường, bạn đã tổ chức cho mình rồi mà?
Ưu Di vẫn rất kiên định, tỏ ra mình hiểu rất rõ:
- Hôm ấy không có bánh sinh nhật. Vừa là chúc mừng mọi sự bắt đầu nữa, mọi thứ khác rồi mà!
Quỳnh bật cười:
- Ưu Di, mình mới đến đây bạn đã nói với mình đó là sự bắt đầu, bọn mình đã ăn mừng rồi. Mua đồ đạc về, trang trí xong xuôi, bạn lại nói đó là sự bắt đầu, bọn mình lại ăn mừng một lần nữa. Hôm nay đang dưng đang lành, sao lại có sự bắt đầu được? chẳng lẽ ngày nào cũng chúc mừng à?
- Chỉ cần ấy muốn, ngày nào cũng là sự bắt đầu! Ưu Di lúc lắc đầu, bắt bẻ lại. Quỳnh bấy giờ mới phát hiện ra cô ấy mới cắt tóc. Mái tóc Ưu Di vốn dài như Quỳnh, buộc ra sau đầu, bây giờ cắt rất ngắn, đằng sau ngắn quá đỗi, như một thằng con trai. Cô chưa bao giờ thích tóc ngắn, đặc biệt là ngắn đến thế này.
Quỳnh chỉ đầu tóc Ưu Di, hỏi:
- Thế này, cắt tóc cũng là để đón chào cuộc sống mới hả?
- Đương nhiên! Ưu Di đáp gọn.
- Nhưng mà không đẹp! Quỳnh lắc đầu.
Ưu Di bỗng chùng xuống, im lặng một hồi.
Quỳnh bèn chuyển đề tài:
- Mình đói quá, bọn mình bắt đầu ăn được chưa?
Ưu Di dần dần vui trở lại, kéo Quỳnh tới bên bàn, cho cô nếm thử bánh sữa kẹp đậu đỏ mới làm lần đầu. Rất thành công. Những mẩu đậu đỏ thẫm khảm lên mặt bánh trắng mềm, hấp dẫn như ngọc quý. Vị bánh thơm ngon, đượm mùi sữa.
Quỳnh rất thích. Ưu Di hớn hở, cặn kẽ giảng giải cho Quỳnh cách làm.
- Trước hết phải luộc đã, hầm nhừ ra, cho đường trắng vào. Đối với ấy thì cho ít đường một chút. Ăn ngọt dễ béo mà. Kế đến, lại hầm tiếp, cho đến khi cạn hết nước. Cô nói cặn kẽ như đang dặn dò Quỳnh.
- Sau đó, đun sôi sữa lên, đem sữa làm lạnh, rồi...
- Thôi nữa mà, mình nói thích thì cũng không cần phải dạy ngay cho mình như thế chứ. Đằng nào bạn cũng có thể làm cho mình ăn, mình thích ăn các thứ của bạn làm. Quỳnh thấy Ưu Di thật đáng yêu.
Ưu Di bỗng hơi sầm nét mặt, nhìn Quỳnh rồi thở dài: “Mình nghĩ, tự ấy làm được là tốt nhất. Phàm việc gì cũng không nên dựa vào người khác, ấy bảo có phải thế không?“. Quỳnh ngẩng mặt lên nhìn Ưu Di, có lẽ cô ấy nặng nề vì lo lắng cho mình, bèn gật đầu. Ưu Di thấy thế lại vui vẻ trở lại: “Uống rượu nhé. Hê hê, mình muốn uống say, nhưng nếu thế thì phải tốn nhiều tiền lắm“.
- Sau này có tiền, bọn mình sẽ mua một đống rươu, uống say thì thôi. Quỳnh động viên. Cô rất ít khi nói những lời kiểu động viên, nhưng Ưu Di thì lúc nào cũng an ủi và động viên Quỳnh. Quỳnh dần dần cũng bắt chước theo, cô muốn mang lại cho Ưu Di chút ấm áp.
- Ừ, cố lên Quỳnh ạ. Ưu Di dí mặt vào mặt Quỳnh.
- Từ ngày mai, là một sự bắt đầu mới, ấy phải nhớ nhé. Hôm nay ăn mừng rồi, ấy giờ đây đã là con quay đang xoay tít, không được dừng lại nữa.
Quỳnh gật đầu cười.
Quỳnh không quen uống rươu, dù uống không nhiều, nhưng cô đã dần dần ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh lại, trong phòng vẫn tối om, tựa như đang đêm. Quỳnh thấy đầu óc nặng nề và đờ đẫn, cô gắng gượng chống tay ngồi dậy. Cô gọi Ưu Di vài lần, không có tiếng trả lời. Quỳnh trở dậy bật đèn rồi tới bên cửa sổ, kéo rèm ra. Quả là trời đang tối. Cô thấy hơi hoang mang. Quỳnh nhìn quanh phòng, trên bàn không còn những thức ăn và rượu mừng lúc tối, chắc là Ưu Di đã dọn dẹp chúng. Quần áo bẩn Quỳnh thay ra mấy hôm trước cũng đã giặt sạch, phơi lên ngay ngán ngoài ban công. Chổi lau nhà cũng đã giặt sạch, gác lên cho khô. Mọi thứ đều đâu vào đấy.
Căn phòng gọn gàng tới mức đáng sợ. Quỳnh vẫn chóng mặt, cô tự rót một ly nước. Đứng bên cửa sổ, cô nhìn thấy một chú cá trong bể đang cuống cuồng bơi như đang bị đuổi bắt hoặc chống cự cái gì. Đuôi nó vùng vẫy một cách tuyệt vọng, tựa hồ muốn nhảy ra khỏi mặt nước. Hai con cá còn lại nép vào một bên, quan sát nó một cách bối rối. Quỳnh thấy tim thót lại, không biết phải làm gì. Kế đến cô nhìn thấy một bức thư, giắt xuống dưới bể cá.
Quỳnh nhìn bức thư, cảm thấy một nỗi sợ hãi đang dân lên trong lòng. Nó bị đè dưới khối nước màu đen tối của bể cả. Con cá nhỏ vẫn tiếp tục vùng vẫy, nước bắn lên, rơi xuống phía dưới bức thư.