Mỗi ngày, Quỳnh bôn ba giữa đại học, quán cà phê và văn phòng ở phố Cổ Xuyên. Mỗi sớm tinh mơ cô lên chuyến xe đầu tiên tới trường, nhưng thông thường cô chỉ học được nửa ngày, sau đó vội đến siêu thị làm công. Từ siêu thị về, cô đến quán cà phê. Quán đóng cửa lúc một giờ sáng, không còn một chiếc xe buýt nào. Quỳnh đi bộ vè nhà. Cô không cho Trác đợi mình, nhưng cậu vẫn luôn chờ cô làm về. Ban đầu cậu còn ra quán cà phê để đón cô, Quỳnh rất giận, cả chặng đường không nói gì với Trác. Thế là Trác không dám đến nữa, nhưng không bao giờ chịu đi ngủ trước. Cậu ở nhà nấu chè, nấu cháo đợi Quỳnh về. Quỳnh lại thúc giục Trác đi ngủ, nhưng cậu vẫn kiên quyết chờ Quỳnh ăn xong mới thôi.
Sau đó, hai người mệt mỏi ngủ thiếp đi, đặt chuông đồng hồ lúc sáu giờ sáng.
Thời gian tiếp xúc giữa hai đứa chỉ đủ ăn hết bát cháo. Cả hai đều không nhiều lời cho dù đều biết nhau có nhiều nỗi niềm. Họ đều rất ít thổ lộ.
Trường đại học S nằm ở góc Đông bắc của thành phố, trường rất rộng. Bởi có lịch sử lâu đời, những cây ngô đồng trong trường đều rất cổ kính. Những lớp vỏ cây mỏng thường xuyên bị bỏn trẻ ưu buồn khắc lên đó những dòng chữ sầu não. Hoa anh đào và đinh hương mọc rất tốt, khiến cho ngôi trường đượm vẻ đầm ấm đầy nữ tính. Nhiều toà học đường đã được tu sửa nhiều phen. Quỳnh chỉ rất ưa thích nhà thư viện. Đó là một trong không nhiều những công trình kiến trúc cổ được giữ lại. Quỳnh thường xuyên vào đó, đi trên hành lang đã bạc màu, lên tới tầng cao nhất. Ở đó có một phòng đọc nhỏ, cất giữ rất nhiều tuyển tập tranh vẽ, chỉ được xem tại chỗ. Cô thích thú mùi vị cũ kỹ của chúng. Quỳnh thường tự nhủ, đây là nơi Lục Dật Hán đã từng tới, có lẽ ông đã ngồi chính tại vị trí này, lần giở từng trang tuyển tập. Cô cảm thấy ông đang ngồi đối diện, ngắm nhìn cô trong ánh sáng vàng của buổi sớm. Quỳnh giơ tay ra, để trên mặt bàn, để cho nắng từ bên ngoài chiếu lên tay cô, tạo ra một vùng sáng rực. Phía đối diện chỉ là một chiếc ghế trống. Sáng sớm trong thư viện chỉ có một mình cô, chẳng còn ai khác.
Cô chỉ đi học, đi thư viện, ngoài ra, hầu như không có chút quan hệ nào khác với ngôi trường. Quỳnh thích nhìn những nữ sinh ăn mặc xinh đẹp nhuộm tóc màu cà phê, mặc váy ca rô chéo và áo len cổ cao đơn sắc, giày cổ thấp để lộ đôi mắt cá nhỏ. Họ ôm từng chồng sách dày, không chút vội vàng đi qua thảm cỏ dưới nắng sớm. Họ mỉm cười vừa phải, đủ để toát lên vẻ kiêu hãnh của mình. Có lúc họ đi cùng chàng trai của mình, che giấu đi niềm vui, họ dùng lời nói lơ đễnh để thăm dò trái tim của đối phương. Quỳnh thích thú nhìn ngắm những cô gái đó, cô đã từng tưởng rằng cuộc sống sinh viên đại học của mình cũng là như vậy. Trong những ngày tháng cấp ba tựa hồ như một cuộc chạy đua, Quỳnh đã vô số lần mường tượng đến trường đại học, như một niềm hạnh phúc sẽ đến. Cô ngỡ rằng cuộc sống với tháng năm vô tư bằng trái tim thanh thản, trong sáng. Thế nhưng bây giờ, ngay cả thời gian để soi gương kỹ lưỡng cô cũng không có, huống hồ là lững thững trong sân trường.
Các bạn cùng lớp đều cảm thấy Quỳnh hết sức kỳ quặc, lúc nào cũng rất vội vàng. Ngồi nghe giảng cũng nhấp nha nhấp nhổm. Hầu như cô lúc nào trông cũng mệt mỏi, dùng một tay đỡ lấy đầu, rồi thiếp dần đi. Cô thường xuyên quên đem theo sách vở cần thiết. Trên bàn thường chỉ có mấy tờ giấy trắng rời rạc. Những lúc không ngủ, cô hay ngồi bần thần, kế rồi lại muốn viết cái gì đó. Cô bèn lôi trong ba lô ra vài tờ giấy trắng, cây bút mực, viết hỗn loạn lên đó. Có lúc bỗng nghĩ đến một chi tiết nào đó liền vội vàng viết ra. Chẳng hạn như cô nhớ lại những người trước đây, hoặc giả trong óc bỗng hiện ra một sự vật đã qua. Quỳnh bóp chặt đầu bút, vẽ thật nhanh lên giấy. Đó là thời gian duy nhất cô tin rằng mình vẫn còn niềm khát khao được giãi bày. Sau bao nhiêu việc xảy ra như vậy, có biết bao nhiêu cảm xúc uất kết, đè nặng lên lồng ngực mà cô không thể nói ra, thậm chí còn không thể viết. Cuộc sống bận bịu khiến cô không hề có thời gian để viết, nhưng những con chữ vẫn xuất hiện, tập trung, lắng đọng trong tim cô, như một căn bệnh của riêng Quỳnh. Trong một hoàn cảnh sống dường như không có bạn, không có chuyện trò, có lẽ viết là lý do duy nhất để cô tiếp tục cuộc sống mong manh này.
Có lúc Quỳnh viết ra giấy cả một đoạn thoại dài, không biết là cho ai. Thế rồi trước khi tan học cô lại xé vụn chúng ra, vứt vào thùng rác. Một hôm, cô gái vẫn ngồi học sau lưng Quỳnh bỗng tới ngồi ngay cạnh cô. Cô ta mỉm cười thật ngọt với Quỳnh - đó là một cô gái đẹp, đôi mắt cong cong, chiếc mũi hơi hếch, đôi môi nhỏ. Nước da cô ta trắng tới mức sáng trong. Chiếc áo cổ rộng màu hoa hồng và đầm lửng dệt sợi màu xanh đậm. Đó phải là một cô gái dòng dõi thư hương và hết sức giàu có, luôn mang trong mình cảm giác ưu việt bẩm sinh. Mặc dù đối với người khác rất hoà nhã, nhưng trong cốt cách là một sự kiêu hãnh không che dấu được. Cô ta nói với Quỳnh: “Bạn đang viết gì đấy?“.
“Chẳng có gì, vẽ linh tinh thôi“. Quỳnh lập tức cầm tờ giấy vò nát.
“Mình tên là Lâm Diệu Nghị, còn bạn?” Cô ta nhìn Quỳnh bằng đôi mắt sáng ngời.
“Lục Nhất Quỳnh“. Quỳnh trước sau vẫn có thái độ cự tuyệt với người lạ. Có lẽ là do những trải nghiệm về bạn bè từ thời cấp một. Khái niệm “bạn học” luôn làm cô phải hết sức cảnh giác.
“Ngày nào trông bạn cũng hết sức bận rộn. Bạn không ở nội trú à? Mình ít khi nhìn thấy bạn“. Lâm Diệu Nghị hỏi han nhiệt tình.
“Mình chỉ quen ở nhà thôi“. Quỳnh lạnh lùng trả lời.
“Ừ, mình cũng không ở nội trú. Ký túc xá tệ quá. Mình ở phố Đào Lý...“.
Quỳnh nghe đến ba chữ “phố Đào Lý” không khỏi bất giác rùng mình. Đúng lúc đó thầy giáo cho nghỉ hết giờ. Quỳnh xin lỗi cô gái rồi vội vàng lao ra khỏi lớp.
Ngày nào cũng vậy, Quỳnh luôn là người đầu tiên ra khỏi lớp. Vai đeo ba lô to tướng, tóc buộc bằng sợi thun không màu, mình mặc chiếc T-shirt thùng thình, quần bò và đôi giày ba ta giản dị.
Có lúc đi qua một tấm kính, cô chỉ liếc vội mình một cái - trông cô thật sơ sài, gượng gạo, chẳng có chút mềm mại dịu dàng của phái đẹp. Nếu Ưu Di nhìn thấy cô, cô ấy nhất định sẽ bảo Quỳnh không được ăn mặc trung tính và tạm bợ thế này, nhất là cái quần bò bẩn thỉu. Nhưng mà lúc này Ưu Di đang mặc cái gì? Quỳnh dường như nhìn thấy Ưu Di đang mặc quầo áo lao động màu trắng, dầu mỡ lấm lem, đứng trong gian bếp của nhà tù, tay cầm chiếc xẻng đẫm mỡ nóng hổi, trên khuôn mặt rỏ xuống những giọt mồ hôi to tướng. Nhưng thái độ của Ưu Di hết sức nghiêm túc và chăm chú. Chăm chú một cách sợ hãi, tựa như cô lọ lem ló ra sau bếp lò sau giấc ngủ chập chờn. Quỳnh nghĩ tới đó cảm thấy muốn khóc. Cô gái bé nhỏ vẫn muốn ăn mặc sao cho mình trở nên dịu dàng dễ thương, cô gái vẫn luôn hi vọng cuộc sống tự do ấy, giờ đây luôn phải khoác bộ quần áo lao động màu trắng, hoặc áo tù màu xanh. Sống cuộc sống đầy kỷ luật sau hàng rào sắt.
Cô không ngắm mình nữa, vội vã bước đi.
Khi mùa đông đến, Quỳnh thôi công việc ở siêu thị. Bắt đầu xin làm ở một hiệu sách. Hiệu sách gần quán cà phê hơn, ban ngày Quỳnh ở trong quán sách, buổi tối đi sang quán cà phê, rất thuận tiện. Mặt khác, trong quán sách dĩ nhiên có rất nhiều sách, từ tiểu thuyết nguyên bản tiếng nước ngoài đến tiểu thuyết trong nước, và còn rất nhiều tạp chí. Những lúc không bận rộn, Quỳnh có thể lật xem từng quyển. Bấy giờ, họ đã tích cóp được một ít tiền, Quỳnh mua cho Trác một chiếc xe đạp màu đỏ, cậu không phải vội vàng chạy ra bến xe buýt nữa. Nhưng trường học rất xa, trên đường đi rất lạnh, Quỳnh đi cùng Trác tìm mua cho cậu một chiếc áo nhồi lông vịt, một đôi găng tay xám sọc xanh. Buổi sáng hai đứa cùng ra khỏi nhà, cậu chở cô đi một đoạn đến trạm xe buýt. Quỳnh nhảy xuống nhìn theo bóng Trác đạp đi mất hút. Trác đã trở thành một chàng trai cao 1m82 với đôi vai rộng, nước da trắng và khuôn mặt thanh tú. Cậu trở thành một chàng trai khôi ngô và đáng tin cậy. Quỳnh thích sắm quần áo cho Trác ăn mặc thật tươi mới, thanh nhã. Cậu là toàn bộ hi vọng của Quỳnh, cô muốn dùng đôi tay mình chở che chăm sóc ngọn lửa nhỏ đó. Vì vậy cô cho phép mình lôi thôi luộm thuộm, nhưng không cho phép mình nhìn thấy Trác có chút bùi nhùi. Cô muốn Trác có được mọi thứ như bao bạn bè khác, để cậu vĩnh viễn không bị bạn bè khinh thường, hoặc thậm chí là thương hại. Thực tế quả là như vậy, Trác luôn luôn là một trang thiếu niên tuấn tú và nhân hậu. Chú Dật Hán ở trên cao nếu nhìn thấy sẽ rất an lòng.
Một ngày mùa đông ấm áp, Quỳnh ngồi trong hiệu sách đọc cuốn “Những người khốn khổ“. Cô ngồi trong góc tường gần chỗ toa lté, đọc những cảnh ngộ của nàng Phăng tin. Cô đọc nàng vì sao mất đi mái tóc vàng, vì sao nàng cam tâm để người ta bẻ đi hai chiếc răng cửa. Tất cả là để cho đứa con gái yêu của nàng. Quỳnh lặng lẽ thổn thức. Cô ấy là tấm gương tốt nhất của mình.
Thế nhưng, tình trạng của Quỳnh ngày một tồi tệ hơn. Cuộc sống căng thẳng khiến bệnh cuồng thực của cô lại tấn công lần nữa. Trước đó, cô đã từng ngỡ rằng mình đã triệt để kết thúc được cuộc chiến dài dằng dặc và mệt mỏi với thức ăn.
Dần dần, Quỳnh trở nên trầm lặng và cam chịu, cuộc sống đều đều như cỗ máy. Buổi sáng cô luôn luôn vội vã, không có cả thời gian để ăn sáng. Suốt buổi sáng chạy đi chạy lại, thường là cho đến chiều rời khỏi hiệu sách cô mới ăn gì đó. Lúc đó, cô cảm thấy cực kỳ đói bụng, nhưng nhân viên phục vụ không hề có thời gian nghỉ ngơi, cũng không được chùng xuống lơ đễnh dù chỉ một phút. Mọi người đều nói, làm việc ở quán cà phê, dần dần sẽ vô cảm ovíư cả những chiếc bánh mì mới ra lò thơm phức. Ngửi phải thứ mùi béo ngậy đó thậm chí sẽ buồn nôn. Nhưng Quỳnh là một đứa kém cỏi. Từ đầu đến cuối, cô không hề tỏ ra chán ngán đối với mùi vị bánh mì béo ngậy kia, ngược lại, chúng luôn luôn quyến rũ cô. Quỳnh không biết liệu có khách hàng nào phát hiện ra không. Cô nhân viên phục vụ luôn tỏ ra bình thản và kín đáo kia, mỗi đêm rời khỏi quán cà phê xong, vừa đi vừa ngấu nghiến chỗ bánh thừa nhà hàng phân phát cho nhân viên. Trời đông lạnh giá, gió buốt căm căm. Người nào ở ngoài đường lúc đó cũng che kín mình bằng áo ấm, đôi tay cũng giấu kỹ trong găng dày sụ. Nhưng Quỳnh một tay xách túi ni lông, tay kia cầm đồ ăn đã lạnh ngắt, nhét từng miếng to vào mồm. Cô không đợi được về đến nhà. Cô quá đói, ăn một cách ngấu nghiến và khổ sở. Cô không muốn bị Trác nhìn thấy tình trạng của mình. Quỳnh bây giờ không còn là “chị nhỏ” từng chia sẻ tâm sự với Trác trước kia, cô là người phụ nữ nâng đỡ cuộc sống của cậu. Cô cần có lòng tự trọng không thể để lộ hình dạng tồi tàn như vậy trước mặt cậu. Mỗi lần về đến nhà, Quỳnh đều cảm thấy dạ dày co rút đau đớn. Nhưng cô không để lộ ra ngoài. Trác vẫn ngồi trước bàn đợi cô, trên bàn là cháo cá hoặc súp trứng nóng hổi. Quỳnh chẳng nói gì, chạy ngay vào toa lét, rửa sạch khuôn mặt đầy dấu nước mắt, sau đó mới lặng lẽ bước ra, ngồi xuống ăn những thứ cậu chuẩn bị cho mình. Thực ra dạ dày cô đã căng, nhưng cô vẫn ăn một cách vô vị. Trác thật tội nghiệp, chỉ thấy chị nhỏ mặt lạnh như tiền, chẳng mấy khi nói năng. Có thể cậu tưởng là chị quá đỗi mệt mỏi khiến bữa tối mà cậu dày công chuẩn bị không làm chị thấy vừa ý. Nhưng còn rất nhiều sự việc khác Trác không nhìn thấy được, cũng không được phép biết. Cậu chỉ có thể thấy một chị Quỳnh trầm lặng cắm cúi ăn cơm, rồi quay lưng về phòng.
Xin lỗi Trác, xin lỗi. Nhưng Quỳnh còn có thể làm thế nào nữa? Bây giờ không còn giống trước đây. Hai đứa không còn là những đứa trẻ núp dưới cánh tay che chở của chú Lục Dật Hán. Lúc đó Quỳnh ăn hết mọi thứ trong tủ lạnh, rồi co ro trong một góc mà thổn thức. Thực ra lúc đó cô không tuyệt vọng, không đơn độc. Cô có bé Trác, có chú Dật Hán, có một ngôi nhà to để ẩn mình. Nếu phát hiện ra sau đêm ăn điên cuồng, mặt mũi mình phù thũng khó coi, bộ dạng tàn tạ xấu xí, cô có thể trốn học và giấu mình trong phòng, sau tấm rèm cửa. Như vậy sẽ không còn ai nhìn thấy cô. Nhưng nỗi khổ sở kia có thể dần dần tiêu tan trong góc không gian nho nhỏ của riêng cô, cho đến khi cô hoàn toàn vui vẻ trở lại. Thời gian đó, Quỳnh rất thích sự quan tâm của Trác. Cậu thường đột nhiên xuất hiện mỗi khi Quỳnh có chuyện buồn. Cậu lặng lẽ ngồi xuống trước mặt, như một bức tường thành Athen dưới ánh trăng. Cô chưa bao giờ quên đêm mùa đông hôm đó, Trác đập vỡ con lợn đất của mình, kéo tay cô đi tìm mua sôcôla. Quỳnh là một chị nhỏ vô dụng nhất trên đời, bây giờ cũng vẫn thế. Chỉ có cuộc sống tạm bợ gần đây thôi, chị cũng đã sắp sửa kiệt sức. Bởi thế, chị nhỏ đã không đủ sức để đứng lại giãi bày tâm sự với Trác, nếu không chỉ có thể sẽ là một sự sụp đổ hoàn toàn. Cô biết rõ là nếu dừng lại, cô sẽ không bao giờ bước tiếp được nữa. Phải, Trác không thể biết, trong đêm cô mơ tưởng đến vòng tay của cha cậu, mơ thấy ông hôn lên trán cô, ông khen ngợi cô đã chăm sóc chu đáo em Trác.
Cứ như thế, Quỳnh lăn lộn giữa hai trạng thái đói kém và ăn cuồng. Tâm trạng của cô cũng phập phù lên xuống. Cô không biết liệuu có ai có thể chịu đựng nổi sự u uất và nóng nảy của mình. Cô đành che đậy con người mình lại, đóng kín trong căn phòng mình. Mỗi khi như thế, cô đều tự hỏi phải chăng sự cách biệt này sẽ là chia rẽ tình cảm giữa cô và Trác. Ngày tháng cứ thế trôi qua trong thầm lặng. Cô và Trác ngày càng không biết nói gì với nhau. Trác lén xem vở sáng tác của Quỳnh cũng khiến cô nổi xung thiên. Cậu hết sức kinh ngạc trước phản ứng của Quỳnh, bởi trước đây Quỳnh rất thích Trác đọc truyện do mình viết. Cô thích thú nhìn Trác đọc những dòng chữ nằm trên giấy nhưng vẫn như đang thở dài thật mạnh, khi đó miệng cậu bất giác ngậm rồi lại mở ra. Những âm thanh nhè nhẹ đó thôi cũng là niềm an ủi lớn nhất của cô gái có hoàn cảnh bất hạnh. Thế mà bây giờ lại khác, cô không thể để cho Trác biết cô mềm yếu biết bao. Nếu cậu đọc ra những dòng ấy, cô sẽ lại phải bật khóc. Cô hung hãn giật lấy cuốn vở, nhét phắt vào ba lô của mình. Quỳnh chỉ đành giả vờ như không biết đến ánh mát nghi hoặc và oan ức của Trác.
Quỳnh và Trác đều là những con người hướng nội và rất bướng bỉnh. Sự trầm lặng với nhau này lại có vẻ gióng với một sự ổn định. Những ngày như thế thấm thoát đã được một năm. Những thay đổi tỏng năm này thực ra cũng không nhỏ. Trác học tập xuất sắc, được vào lớp điểm. Tranh sơn dầu tham gia triển lãm của Trác được đoạt giải toàn quốc. Quỳnh trở thành người chuyên viết cho một tạp chí đời thường, vĩnh viễn chỉ quan tâm những đề tài kiểu thời trang của mùa này là gì hoặc những chuyện đời tư của những người nổi tiếng, những chuyên trang thường bàn về phong thuỷ hay tầm quan trọng của đời sống tình dục. Tuy nhiên, nhuận bút của tạp chí này rất cao. Quỳnh thường viết những bài phỏng vấn các diễn viên điện ảnh hoặc ca sĩ. Đó là những chuyện rất xa vời đối với cô, chẳng bao giờ len sâu được vào nội tâm của cô. Điều đó khiến cô tìm được sự an toàn. Quỳnh viết loại bài này đến độ thành thục, thường xuyên được tổng biên tập khen ngợi. Ngoài ra, Quỳnh còn dùng một bút danh không ai biết để viết truyện cho một tạp chí văn học mà cô ưa thích. Ở đó cô viết về những ngôi biệt thự sang trọng, chính là ngôi nhà vấn vương trong mộng mị, nhà số 3 phố Đào Lý.
Người có đôi mắt rực sáng là Ưu Di, cô đứng trong bếp của nhà tù, hát véo von. Mùa xuân lại đến, nhưng tóc cô lại bị cắt ngắn một lần nữa. Có một ngày cô lén rút thỏi son Quỳnh dấu cho mình ra, bôi cẩn thận lên đôi môi bị nứt nẻ, rồi bật cười thoả mãn. Cô bảo rằng bắt đầu thấy thích những màu sắc đậm đặc thế này rồi, bởi vì trông chúng rộn rã như ngày hội. Niềm vui đó đủ để giúp cô sống qua cả một tuần lễ buồn tẻ, thậm chí khi bị một nữ phạm nhân điên khùng bắt nạt, cô cũng không cảm thấy buồn rầu.
Quỳnh cũng đã xem hầu hết sách trong hiệu sách, bèn thôi không làm công ở đó. Quán cà phê cũng mở một quán con ở gần nhà cô hơn, cô đi làm vì vậy gần hơn nhiều. Để việc viết lách được thuận tiện, Quỳnh mua lại một chiếc máy tính xách tay cũ, rất thô và nặng. Nhưng chính chiếc vỏ ngoài dày nặng lại mang đến cho cô cảm giác an toàn dễ chịu. Hơn nữa cô chỉ cần dùng nó để gõ chữ. Quỳnh lúc nào cũng làm việc một cách khẩn trương, cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất. Thời gian buổi đêm tiếp sau, cô có thể viết những gì cô muốn. Tiểu thuyết dần dần đã khiến Quỳnh mê mẩn, bởi chúng nửa thật nửa giả. Những hiện thực tô đắp bởi mộng tưởng và những giấc mộng đầy ắp sự việc đời thường luôn khiến Quỳnh có cảm giác bay lên khỏi mặt đất. Vào những lúc đó, Quỳnh luôn cảm thấy có ai đó đang mang cô đi. Tiểu thuyết trong mắt cô, mỗi chữ đều là một hạt mưa, trông nhẹ bỗng, nhưng một khi chúng lặng lẽ tựu trung vào một nơi, lớn lên thành cả một đám mây nhiều màu mềm mại, Quỳnh phát hiện ra mình đã ở trên mây rồi. Cảm giác khoan khoái khi bất giác được bay lên mây thật giống niềm vui của cô bé Lọ Lem được hoàng tử đón đi, và Quỳnh cứ thế chìm đắm trong đó. Quỳnh dần dần quen với việc từng đêm, từng đêm ngồi gõ từng hàng chữ vào trong máy tính của mình. Âm thanh nho nhỏ mà chiếc máy phát ra tựa như những hồi đáp về những tâm sự đang được giãi bày. Cô thấy xúc động.
Ưu Di nói đây là bức thư đầu tiên cô viết cho người khác một cách nghiêm túc. Cô đã bò ra bàn để viết rất lâu, rồi gấp thư lại phẳng phiu, cho thư vào phong bì. Mình buộc phải viết bức thư này cho ấy, Quỳnh yêu quý ạ. Ưu Di nói vậy.
Quỳnh ơi. Mình đã cho thuốc ngủ vào trong rượu, vì thế ấy ngủ trọn một ngày một đêm mới tỉnh dậy được. Khi ấy tỉnh lại, mình đã ở một nơi mà ấy đến nghĩ cũng chưa bao giờ nghĩ tới, đó là nhà tù. À Quỳnh ơi, ấy đừng hoảng, cũng đừng sợ, nghe mình nói hết đã. Ấy phải hiểu là, khi ấy đọc những dòng này, thì mọi việc đều đã xảy ra rồi. Ấy biết không. Cái bức tranh, bức mà bọn mình lấy từ nhà số phố Đào Lý, là một bức tranh cực kỳ đắt tiền. Cái khung ảnh cũng thế. Hôm ấy bọn mình trèo tưởng trở ra đã đánh thức mẹ của ấy. Họ phát hiện bị mất những vật trên, nên đã báo cảnh sát. Mẹ ấy đã nghi ngay ấy là thủ phạm. Hôm qua, khi ấy không ở nhà, cảnh sát đã tới đây điều tra. Mặc dù mình không để lộ điều gì, nhưng họ cũng đã có rất nhiều chứng cứ, đã có người nhìn thấy bọn mình trèo tường. Hơn nữa người có thể dùng chìa khoá mở cửa nhất định là người thân trong nhà. Vì thế, đối tượng nghi vấn là bọn mình. Sau khi họ đi, mình rất sợ, cũng đã nghĩ rất nhiều. Cuối cùng mình quyết định, tự mình sẽ đi đầu thú. Ừm, đây là cách tốt nhất. Mình hiểu tình hình gia đình của ấy, mình và ấy đã thân nhau như thế, vì vậy mình sẽ nhận là tự mình lấy chìa khoá của ấy để ăn cắp, họ sẽ tin thôi. Ấy cứ coi như là chẳng biết gì về chuyện này. Thực ra, mình đã nghĩ kỹ, việc này chẳng có gì đáng áy náy. Mình vốn là một đứa bất tài, không vào được đại học, chỉ có thể lăn lộn qua ngày. Không như ấy, ấy còn phải làm một nhà văn lớn đấy! Hơn nữa, em Trác cần có ấy chăm sóc. Thật đấy, ấy tin mình đi, mình cho rằng đây là giải pháp hết sức tư nhiên, chẳng phải băn khoăn gì hết. Nhưng có một điều thật khó khăn, đó là mình sẽ nói với ấy như thế nào đây? Với cái tính bướng bỉnh của ấy, hai đứa mình nhất định phải đánh nhau mất, sẽ chẳng ai chịu ai cả! Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có cách bắt ấy ngủ say. Đợi đến khi ấy tỉnh lại, mọi chuyện đều đã được quyết định.
Quỳnh, hai đứa mình thực sự đến với nhau là vì đọc Tùng Vy. Khi mình nhìn thấy ấy đọc sách của bà, liền cảm thấy duyên phận của hai đứa ở trong đấy. Mình cũng thích Tùng Vy giống như ấy, thích sách của bà. Mình chưa nói với ấy là, khi mới đọc, mình cũng đã từng lặng lẽ mơ ước tương lai sẽ trở thành một người thành công như Tùng Vy. Nhưng mình không có được tài năng như thế. Đến khi gặp ấy, mình phát hiện ra người đủ khả năng trở thành Tùng Vy chính là ấy đấy. Mình vẫn nghĩ rằng trong lòng thể nào cũng sẽ ghen tức ấy, thế mà mình đã chẳng mảy may ghen tức đố kị với ấy tẹo nào, Quỳnh thương. Mình nghĩ, có lẽ đó là vì tình yêu. Tình yêu ở trong sâu thẳm, nó có thể xoá bỏ mọi ý niệm không trong sáng. Mình chỉ muốn làm giúp ấy một việc gì đó, bởi vì mình biết, khi ấy lớn lên sẽ là một nhân vật đáng nể, sức lực nhỏ bé của mình sẽ vì tầm vóc của ấy mà bị phóng to lên, điều đó thật là an ủi biết bao. Quỳnh ơi, đời này kiếp này, mình không thể trở thành một nhà văn được người người kính trọng đâu. Nhưng ấy thì có thể, và ấy nhất định phải thực hiện. Một hình ảnh mình mong muốn, là ấy và Tùng Vy sẽ cùng xuất hiện trong một buổi toạ đàm, hoặc một chỗ nào đó đại loại, và rồi hai người sẽ trò chuyện vui vẻ như hai người bạn cũ. Nếu sau này ấy gặp Tùng Vy thực, đừng quên nói với bà ấy, một người bạn trước đây của ấy cũng rất yêu thích bà nhé, yêu thích bà ấy mãi mãi.
Quỳnh, khi ấy đọc bức thư này, mình đã ngồi trong nhà tù rồi. Ấy biết mình sợ nhất điều gì không? Mình sợ nhất là ấy sẽ đến nhận tội, một mực đòi vào đây với mình. Quỳnh à, ấy là một đứa thông minh. Ấy thử nghĩ xem, nếu ấy nhận tội, bọn mình đều có liên can. Một đứa là thủ phạm, đứa kia là tòng phạm. Hai đứa đều ngồi tù, ấy có thể giúp mình giảm nhẹ hình phạt à? Chẳng qua là thêm một đứa bị giam vào đây thoi. Nhưng nếu ấy ở lại ngoài kia, là thêm được nhiều hy vọng. Ấy có thể làm rất nhiều việc. Đến lúc mình ra tù, ấy có thể cho mình sự ngạc nhiên thật lớn, chẳng hạn như ấy mua lại được căn nhà số phố Đào Lý. Ấy xuất bản sách của chính mình, các thứ của ấy chính là của mình, mình sẽ vui biết mấy. Cho nên, ấy nhất định không được nhận tội. Nếu ấy tới đây, mình sẽ cực kỳ giận ấy, ấy vào trong này, mình sẽ chẳng nói với ấy câu nào đâu. Quỳnh à, hôm nay mình lấy hết tiền trong túi ra, muốn mua tặng ấy một món quà để lại. Mình nhìn thấy một cái tủ lạnh bé, trên có hình các loại cá nhiệt đới, đẹp ghê lắm, nhưng thiếu quá nhiều tiền. Mình lại chọn một tấm thảm trải nền, hoa văn lớn rất đẹp, nhưng cũng không mua nổi. Cuối cùng, mình nghĩ, chỉ có thể mua gì đó để ăn. Mình biết không phải là sinh nhật ấy. Mình chỉ muốn tìm một cái cớ để chúc mừng thôi. Nhưng mình kìm chế không tốt lắm, nói năng linh tinh, lại còn ra sức dạy ấy làm bánh. Thực tình là mình sốt ruột, muốn ấy được “truyền thụ” tất cả những gì mình biết, hi hi.
Thôi nhé, Quỳnh ơi, trời bắt đầu sáng rồi. Mình phải đi đây. Một bức thư viết suốt một đêm. Ấy bảo trọng nhé.
À, đúng rồi, tóc cắt không đẹp thật, nhưng vào trong đấy sẽ tiện hơn. Mà tóc thể nào cũng lại dài ấy mà.
Ưu Di
Quỳnh lại nhét bức thư vào trong phong bì. Đứng bên cửa sổ, cô bỗng thấy khắp người nóng rực, tựa như đang bị trói chặt từ trên xuống, không thể nào thoát ra được. Quỳnh bắt đầu chạy lung tung trong phòng, như con thú cùng đường tuyệt vọng, đâm sầm vào khắp nơi để tìm lối ra. Cô chạy trong phòng, lần mò, mắt đẫm lệ.
Cuối cùng Quỳnh lao xuống bếp. Hình ảnh đó xảy ra y như trong tuổi thơ cô, nó đã quay trở lại, vào lúc tuyệt vọng. Cô cầm lên những thức ăn thừa, nửa bình sữa Ưu Di để lại, cơm nguội. Cô nhét từng vốc to vào mồm mình. Trong tim cô lại có một tiếng hỏi, Quỳnh, mày có đói không? Mày có đói không?
Quỳnh cứ thế nhét từng vốc to các thứ vào mồm, cơm dính ra mặt, ra áo cô. Bỗng nhiên, Quỳnh nhớ tới lời Ưu Di từng nói với mình:
- Quỳnh à, khi nào ấy ăn các thứ, ấy cứ nghĩ là, mấy thứ này đã có Ưu Di chịu trách nhiệm giúp ấy ăn rồi. Dù sao thì mình tốt với ấy như thế - như hai mà một. Cho nên mình ăn thì cũng giống ấy ăn thôi.
Ưu Di, bạn bây giờ có đang giúp mình ăn không? Có thật bạn đã ăn rất no không? Quỳnh dần dần ngừng được hành động ăn cuồng một cách khổ sở
Quỳnh đến bệnh viện đón Trác. Trác biết nhất định đã có sự cố xảy ra, cô đã không đến đón cậu đúng hẹn. Trác đã đợi Quỳnh trọn một ngày. Trời mưa, cậu giương ô che cho Quỳnh, hai người đi dưới mưa. Trác không hề mở miệng hỏi Quỳnh, chỉ đi theo một cách phục tùng, im lặng. Đi qua một cái chợ, Quỳnh nhìn thấy có người đang bán xiên mực nướng cay thơm lừng, còn có cả xúc xích nướng và bánh khoai vàng rộm. Quỳnh biết Trác đã lâu không ăn gì, nhưng cô không có tiền. Hai đứa làm ra vẻ vội vã, đi xuyên qua đám người đông đúc, cố gắng tỏ ra nhìn mà chẳng thấy với những đồ ăn hai bên. Điều này làm Quỳnh nhớ lại hồi bé, mỗi lần từ trường đi về nhà, cô đeo chiếc ba lô quai dài quai ngắn đi qua những hàng bán quà vặt. Cô đói bụng, nhưng không một xu dính túi. Quỳnh thấy căm ghét và khinh thường chúng, nghĩ tới một ngày nào đó có thể thưởng thức chúng một cách tuỳ ý. Thế mà đã mười năm trôi qua, mười năm là khoảng thời gian dài, cô vẫn phải chịu đói. Bây giờ, cô vẫn là một người bị cơn đói hành hạ. Dù cho cô có thể tự nhẫn nhịn, nhưng cô không thể để Trác phải sống cuộc sống như vậy.
Quãng đường rất xa, nhưng vì không có tiền, đành phải đi bộ. Hai đứa đi gần một nửa thành phố. Về đến gần nhà, Quỳnh chỉ vào một quán cà phê biển màu hồng, nói với Trác:
- Em nhìn thấy chỗ kia không? Từ ngày mai, chị sẽ đi làm ở đó.
Cả hai đều không nói thêm điều gì. Mưa vẫn rơi, Quỳnh phát hiện ra Trác vì che ô cho cô, đã bị ướt từ đầu tới chân.
Bức tranh Quỳnh và Ưu Di lấy đi khỏi nhà số phố Đào Lý là một bức tranh sơn thuỷ đời Tống, trị giá hơn ngàn Nhân dân tệ. Khung ảnh đồng thời Minh chạm lộng hoa văn cũng hơn ba trăm ngàn tệ. Ưu Di vì chủ động đầu thú, bị xử ngồi tù bốn năm.
Khi Quỳnh tới thăm Ưu Di, cô đã mặc đồng phục màu xanh thẫm, đi đôi giày vải màu xám. Cả người chẳng có chút màu sắc tươi tắn nào. Đây là lần đầu Quỳnh nhìn thấy Ưu Di mặc quần áo màu sẫm. Quỳnh lần đầu nhận ra, cô gái này ngày càng trong sáng tới tinh khiết, giống như một hòn ngọc quý, dần dần để lộ ra ánh sáng lấp lánh không gì cản được. Cô sinh ra đã có một đôi mắt trong sáng, quần áo rất thô thiển chỉ càng làm nổi bật điều đó. Ưu Di ngồi xuống trước mặt Quỳnh, hai đứa cách nhau một bức tường bằng kính. Nhấc ống nghe lên, Ưu Di nói ngay:
“Ấy đến rồi à?“. Giọng điệu đó y như là cô ấy đang ở nhà, còn Quỳnh là khách đến chơi.
Quỳnh gật đầu, thấp giọng nói: “Mình ngoan lắm, mình không nhận tội“.
Cô lập tức nói: “Thế mới phải chứ. Chăm sóc em Trác cho tốt nhé“.
Quỳnh lại gật đầu: “Bạn ở đây có sao không? Có ai bắt nạt bạn không?“.
“Ai dám bắt nạt mình? Mình ở đây tốt lắm. À, ấy biết không, các nữ phạm khác đều phải đi đan rọ, lắp ráp linh kiện. Nhưng mình thì nấu ăn rất ngon nên được điều đến nhà ăn tập thể giúp việc. Hi hi, ít nhất là kiểu gì cũng no bụng! Hơn nữa, tay nghề thể nào cũng ngày một cao. Sau này ra ngoài mình sẽ nấu cho ấy ăn!“. Ưu Di nói, mặt mũi hoan hỉ, nhưng Quỳnh chỉ thấy cô ấy đã gầy đi nhiều, chẳng cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm chút nào. Ưu Di thấy Quỳnh chẳng nói gì, bèn hỏi: “Ấy thế nào? Ấy đã tìm được việc gì chưa?“.
“À, làm trong quán cà phê“. Quỳnh đáp.
Ưu Di nghe thấy thế rất vui vẻ, hỏi: “Họ trả ấy bao nhiêu tiền?”
“Năm trăm, một nửa thời gian làm ca đêm“.
Ưu Di lập tức kêu lên: “Ít thế! Lại còn ca đêm nữa, muốn người ta mệt chết hay sao!“.
Quỳnh lắc lắc đầu, vội vàng an ủi Ưu Di: “Không sao cả, khi nào tìm được việc phù hợp hơn mình sẽ nghỉ ở đó“.
Bấy giờ Ưu Di mới gật đầu. Trong lòng cô nghĩ, cả thế giới này đều có thể bắt nạt Quỳnh, nhất là khi không có mình bên cạnh. Mặc dù Quỳnh không muốn nói những lời to tát, nhưng co cảm thấy có những việc vẫn nên nói ra thì lòng mới yên. Quỳnh bảo: “Ưu Di, mình phải nói là, mình cám ơn ban. Cảm ơn những điều bạn đã làm vì mình“.
Ưu Di lặng đi một lúc, vội nói: “Á, làm gì thế? Sao có vẻ như đang muốn thanh toán nợ nần với mình vậy? Mấy hôm nay mình ở trong này, vẫn nghĩ rằng, việc làm này mình thực sự hài lòng“. Cô nói giọng đắc ý: “Mình chưa bao giờ cảm thấy như hôm nay, tìm thấy giá trị của cuộc sống. Mình cảm thấy trước kia mình sống thật vô nghĩa. Còn bây giờ thì khác, cuối cùng mình đã làm được một việc lớn“.
Cái cô ấy gọi là “việc lớn” đó chính là thay Quỳnh ngồi tù. Quỳnh nghe thấy không khỏi rung động, cô ngẩng mặt, cố gắng hít hơi để giữ cho nước mắt không chảy ra.
“Mình có nói là mình không mong trả ơn đâu. Ấy phải bồi thường cho mình đấy“. Ưu Di thấy Quỳnh sắp sửa khóc đến nơi, bắt đầu cuống, dùng tay vỗ vỗ và tấm kính cách giữa hai đứa.
“Bạn muốn trả ơn thế nào?” Quỳnh hỏi.
“Bánh sữa kẹp đậu đỏ, hi hi. Mình muốn ấy làm cho mình ăn!” Ưu Di cười hì hì trả lời.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Mỗi ngày, Quỳnh bôn ba giữa đại học, quán cà phê và văn phòng ở phố Cổ Xuyên. Mỗi sớm tinh mơ cô lên chuyến xe đầu tiên tới trường, nhưng thông thường cô chỉ học được nửa ngày, sau đó vội đến siêu thị làm công. Từ siêu thị về, cô đến quán cà phê. Quán đóng cửa lúc một giờ sáng, không còn một chiếc xe buýt nào. Quỳnh đi bộ vè nhà. Cô không cho Trác đợi mình, nhưng cậu vẫn luôn chờ cô làm về. Ban đầu cậu còn ra quán cà phê để đón cô, Quỳnh rất giận, cả chặng đường không nói gì với Trác. Thế là Trác không dám đến nữa, nhưng không bao giờ chịu đi ngủ trước. Cậu ở nhà nấu chè, nấu cháo đợi Quỳnh về. Quỳnh lại thúc giục Trác đi ngủ, nhưng cậu vẫn kiên quyết chờ Quỳnh ăn xong mới thôi.
Sau đó, hai người mệt mỏi ngủ thiếp đi, đặt chuông đồng hồ lúc sáu giờ sáng.
Thời gian tiếp xúc giữa hai đứa chỉ đủ ăn hết bát cháo. Cả hai đều không nhiều lời cho dù đều biết nhau có nhiều nỗi niềm. Họ đều rất ít thổ lộ.
Trường đại học S nằm ở góc Đông bắc của thành phố, trường rất rộng. Bởi có lịch sử lâu đời, những cây ngô đồng trong trường đều rất cổ kính. Những lớp vỏ cây mỏng thường xuyên bị bỏn trẻ ưu buồn khắc lên đó những dòng chữ sầu não. Hoa anh đào và đinh hương mọc rất tốt, khiến cho ngôi trường đượm vẻ đầm ấm đầy nữ tính. Nhiều toà học đường đã được tu sửa nhiều phen. Quỳnh chỉ rất ưa thích nhà thư viện. Đó là một trong không nhiều những công trình kiến trúc cổ được giữ lại. Quỳnh thường xuyên vào đó, đi trên hành lang đã bạc màu, lên tới tầng cao nhất. Ở đó có một phòng đọc nhỏ, cất giữ rất nhiều tuyển tập tranh vẽ, chỉ được xem tại chỗ. Cô thích thú mùi vị cũ kỹ của chúng. Quỳnh thường tự nhủ, đây là nơi Lục Dật Hán đã từng tới, có lẽ ông đã ngồi chính tại vị trí này, lần giở từng trang tuyển tập. Cô cảm thấy ông đang ngồi đối diện, ngắm nhìn cô trong ánh sáng vàng của buổi sớm. Quỳnh giơ tay ra, để trên mặt bàn, để cho nắng từ bên ngoài chiếu lên tay cô, tạo ra một vùng sáng rực. Phía đối diện chỉ là một chiếc ghế trống. Sáng sớm trong thư viện chỉ có một mình cô, chẳng còn ai khác.
Cô chỉ đi học, đi thư viện, ngoài ra, hầu như không có chút quan hệ nào khác với ngôi trường. Quỳnh thích nhìn những nữ sinh ăn mặc xinh đẹp nhuộm tóc màu cà phê, mặc váy ca rô chéo và áo len cổ cao đơn sắc, giày cổ thấp để lộ đôi mắt cá nhỏ. Họ ôm từng chồng sách dày, không chút vội vàng đi qua thảm cỏ dưới nắng sớm. Họ mỉm cười vừa phải, đủ để toát lên vẻ kiêu hãnh của mình. Có lúc họ đi cùng chàng trai của mình, che giấu đi niềm vui, họ dùng lời nói lơ đễnh để thăm dò trái tim của đối phương. Quỳnh thích thú nhìn ngắm những cô gái đó, cô đã từng tưởng rằng cuộc sống sinh viên đại học của mình cũng là như vậy. Trong những ngày tháng cấp ba tựa hồ như một cuộc chạy đua, Quỳnh đã vô số lần mường tượng đến trường đại học, như một niềm hạnh phúc sẽ đến. Cô ngỡ rằng cuộc sống với tháng năm vô tư bằng trái tim thanh thản, trong sáng. Thế nhưng bây giờ, ngay cả thời gian để soi gương kỹ lưỡng cô cũng không có, huống hồ là lững thững trong sân trường.
Các bạn cùng lớp đều cảm thấy Quỳnh hết sức kỳ quặc, lúc nào cũng rất vội vàng. Ngồi nghe giảng cũng nhấp nha nhấp nhổm. Hầu như cô lúc nào trông cũng mệt mỏi, dùng một tay đỡ lấy đầu, rồi thiếp dần đi. Cô thường xuyên quên đem theo sách vở cần thiết. Trên bàn thường chỉ có mấy tờ giấy trắng rời rạc. Những lúc không ngủ, cô hay ngồi bần thần, kế rồi lại muốn viết cái gì đó. Cô bèn lôi trong ba lô ra vài tờ giấy trắng, cây bút mực, viết hỗn loạn lên đó. Có lúc bỗng nghĩ đến một chi tiết nào đó liền vội vàng viết ra. Chẳng hạn như cô nhớ lại những người trước đây, hoặc giả trong óc bỗng hiện ra một sự vật đã qua. Quỳnh bóp chặt đầu bút, vẽ thật nhanh lên giấy. Đó là thời gian duy nhất cô tin rằng mình vẫn còn niềm khát khao được giãi bày. Sau bao nhiêu việc xảy ra như vậy, có biết bao nhiêu cảm xúc uất kết, đè nặng lên lồng ngực mà cô không thể nói ra, thậm chí còn không thể viết. Cuộc sống bận bịu khiến cô không hề có thời gian để viết, nhưng những con chữ vẫn xuất hiện, tập trung, lắng đọng trong tim cô, như một căn bệnh của riêng Quỳnh. Trong một hoàn cảnh sống dường như không có bạn, không có chuyện trò, có lẽ viết là lý do duy nhất để cô tiếp tục cuộc sống mong manh này.
Có lúc Quỳnh viết ra giấy cả một đoạn thoại dài, không biết là cho ai. Thế rồi trước khi tan học cô lại xé vụn chúng ra, vứt vào thùng rác. Một hôm, cô gái vẫn ngồi học sau lưng Quỳnh bỗng tới ngồi ngay cạnh cô. Cô ta mỉm cười thật ngọt với Quỳnh - đó là một cô gái đẹp, đôi mắt cong cong, chiếc mũi hơi hếch, đôi môi nhỏ. Nước da cô ta trắng tới mức sáng trong. Chiếc áo cổ rộng màu hoa hồng và đầm lửng dệt sợi màu xanh đậm. Đó phải là một cô gái dòng dõi thư hương và hết sức giàu có, luôn mang trong mình cảm giác ưu việt bẩm sinh. Mặc dù đối với người khác rất hoà nhã, nhưng trong cốt cách là một sự kiêu hãnh không che dấu được. Cô ta nói với Quỳnh: “Bạn đang viết gì đấy?“.
“Chẳng có gì, vẽ linh tinh thôi“. Quỳnh lập tức cầm tờ giấy vò nát.
“Mình tên là Lâm Diệu Nghị, còn bạn?” Cô ta nhìn Quỳnh bằng đôi mắt sáng ngời.
“Lục Nhất Quỳnh“. Quỳnh trước sau vẫn có thái độ cự tuyệt với người lạ. Có lẽ là do những trải nghiệm về bạn bè từ thời cấp một. Khái niệm “bạn học” luôn làm cô phải hết sức cảnh giác.
“Ngày nào trông bạn cũng hết sức bận rộn. Bạn không ở nội trú à? Mình ít khi nhìn thấy bạn“. Lâm Diệu Nghị hỏi han nhiệt tình.
“Mình chỉ quen ở nhà thôi“. Quỳnh lạnh lùng trả lời.
“Ừ, mình cũng không ở nội trú. Ký túc xá tệ quá. Mình ở phố Đào Lý...“.
Quỳnh nghe đến ba chữ “phố Đào Lý” không khỏi bất giác rùng mình. Đúng lúc đó thầy giáo cho nghỉ hết giờ. Quỳnh xin lỗi cô gái rồi vội vàng lao ra khỏi lớp.
Ngày nào cũng vậy, Quỳnh luôn là người đầu tiên ra khỏi lớp. Vai đeo ba lô to tướng, tóc buộc bằng sợi thun không màu, mình mặc chiếc T-shirt thùng thình, quần bò và đôi giày ba ta giản dị.
Có lúc đi qua một tấm kính, cô chỉ liếc vội mình một cái - trông cô thật sơ sài, gượng gạo, chẳng có chút mềm mại dịu dàng của phái đẹp. Nếu Ưu Di nhìn thấy cô, cô ấy nhất định sẽ bảo Quỳnh không được ăn mặc trung tính và tạm bợ thế này, nhất là cái quần bò bẩn thỉu. Nhưng mà lúc này Ưu Di đang mặc cái gì? Quỳnh dường như nhìn thấy Ưu Di đang mặc quầo áo lao động màu trắng, dầu mỡ lấm lem, đứng trong gian bếp của nhà tù, tay cầm chiếc xẻng đẫm mỡ nóng hổi, trên khuôn mặt rỏ xuống những giọt mồ hôi to tướng. Nhưng thái độ của Ưu Di hết sức nghiêm túc và chăm chú. Chăm chú một cách sợ hãi, tựa như cô lọ lem ló ra sau bếp lò sau giấc ngủ chập chờn. Quỳnh nghĩ tới đó cảm thấy muốn khóc. Cô gái bé nhỏ vẫn muốn ăn mặc sao cho mình trở nên dịu dàng dễ thương, cô gái vẫn luôn hi vọng cuộc sống tự do ấy, giờ đây luôn phải khoác bộ quần áo lao động màu trắng, hoặc áo tù màu xanh. Sống cuộc sống đầy kỷ luật sau hàng rào sắt.
Cô không ngắm mình nữa, vội vã bước đi.
Khi mùa đông đến, Quỳnh thôi công việc ở siêu thị. Bắt đầu xin làm ở một hiệu sách. Hiệu sách gần quán cà phê hơn, ban ngày Quỳnh ở trong quán sách, buổi tối đi sang quán cà phê, rất thuận tiện. Mặt khác, trong quán sách dĩ nhiên có rất nhiều sách, từ tiểu thuyết nguyên bản tiếng nước ngoài đến tiểu thuyết trong nước, và còn rất nhiều tạp chí. Những lúc không bận rộn, Quỳnh có thể lật xem từng quyển. Bấy giờ, họ đã tích cóp được một ít tiền, Quỳnh mua cho Trác một chiếc xe đạp màu đỏ, cậu không phải vội vàng chạy ra bến xe buýt nữa. Nhưng trường học rất xa, trên đường đi rất lạnh, Quỳnh đi cùng Trác tìm mua cho cậu một chiếc áo nhồi lông vịt, một đôi găng tay xám sọc xanh. Buổi sáng hai đứa cùng ra khỏi nhà, cậu chở cô đi một đoạn đến trạm xe buýt. Quỳnh nhảy xuống nhìn theo bóng Trác đạp đi mất hút. Trác đã trở thành một chàng trai cao 1m82 với đôi vai rộng, nước da trắng và khuôn mặt thanh tú. Cậu trở thành một chàng trai khôi ngô và đáng tin cậy. Quỳnh thích sắm quần áo cho Trác ăn mặc thật tươi mới, thanh nhã. Cậu là toàn bộ hi vọng của Quỳnh, cô muốn dùng đôi tay mình chở che chăm sóc ngọn lửa nhỏ đó. Vì vậy cô cho phép mình lôi thôi luộm thuộm, nhưng không cho phép mình nhìn thấy Trác có chút bùi nhùi. Cô muốn Trác có được mọi thứ như bao bạn bè khác, để cậu vĩnh viễn không bị bạn bè khinh thường, hoặc thậm chí là thương hại. Thực tế quả là như vậy, Trác luôn luôn là một trang thiếu niên tuấn tú và nhân hậu. Chú Dật Hán ở trên cao nếu nhìn thấy sẽ rất an lòng.
Một ngày mùa đông ấm áp, Quỳnh ngồi trong hiệu sách đọc cuốn “Những người khốn khổ“. Cô ngồi trong góc tường gần chỗ toa lté, đọc những cảnh ngộ của nàng Phăng tin. Cô đọc nàng vì sao mất đi mái tóc vàng, vì sao nàng cam tâm để người ta bẻ đi hai chiếc răng cửa. Tất cả là để cho đứa con gái yêu của nàng. Quỳnh lặng lẽ thổn thức. Cô ấy là tấm gương tốt nhất của mình.
Thế nhưng, tình trạng của Quỳnh ngày một tồi tệ hơn. Cuộc sống căng thẳng khiến bệnh cuồng thực của cô lại tấn công lần nữa. Trước đó, cô đã từng ngỡ rằng mình đã triệt để kết thúc được cuộc chiến dài dằng dặc và mệt mỏi với thức ăn.
Dần dần, Quỳnh trở nên trầm lặng và cam chịu, cuộc sống đều đều như cỗ máy. Buổi sáng cô luôn luôn vội vã, không có cả thời gian để ăn sáng. Suốt buổi sáng chạy đi chạy lại, thường là cho đến chiều rời khỏi hiệu sách cô mới ăn gì đó. Lúc đó, cô cảm thấy cực kỳ đói bụng, nhưng nhân viên phục vụ không hề có thời gian nghỉ ngơi, cũng không được chùng xuống lơ đễnh dù chỉ một phút. Mọi người đều nói, làm việc ở quán cà phê, dần dần sẽ vô cảm ovíư cả những chiếc bánh mì mới ra lò thơm phức. Ngửi phải thứ mùi béo ngậy đó thậm chí sẽ buồn nôn. Nhưng Quỳnh là một đứa kém cỏi. Từ đầu đến cuối, cô không hề tỏ ra chán ngán đối với mùi vị bánh mì béo ngậy kia, ngược lại, chúng luôn luôn quyến rũ cô. Quỳnh không biết liệu có khách hàng nào phát hiện ra không. Cô nhân viên phục vụ luôn tỏ ra bình thản và kín đáo kia, mỗi đêm rời khỏi quán cà phê xong, vừa đi vừa ngấu nghiến chỗ bánh thừa nhà hàng phân phát cho nhân viên. Trời đông lạnh giá, gió buốt căm căm. Người nào ở ngoài đường lúc đó cũng che kín mình bằng áo ấm, đôi tay cũng giấu kỹ trong găng dày sụ. Nhưng Quỳnh một tay xách túi ni lông, tay kia cầm đồ ăn đã lạnh ngắt, nhét từng miếng to vào mồm. Cô không đợi được về đến nhà. Cô quá đói, ăn một cách ngấu nghiến và khổ sở. Cô không muốn bị Trác nhìn thấy tình trạng của mình. Quỳnh bây giờ không còn là “chị nhỏ” từng chia sẻ tâm sự với Trác trước kia, cô là người phụ nữ nâng đỡ cuộc sống của cậu. Cô cần có lòng tự trọng không thể để lộ hình dạng tồi tàn như vậy trước mặt cậu. Mỗi lần về đến nhà, Quỳnh đều cảm thấy dạ dày co rút đau đớn. Nhưng cô không để lộ ra ngoài. Trác vẫn ngồi trước bàn đợi cô, trên bàn là cháo cá hoặc súp trứng nóng hổi. Quỳnh chẳng nói gì, chạy ngay vào toa lét, rửa sạch khuôn mặt đầy dấu nước mắt, sau đó mới lặng lẽ bước ra, ngồi xuống ăn những thứ cậu chuẩn bị cho mình. Thực ra dạ dày cô đã căng, nhưng cô vẫn ăn một cách vô vị. Trác thật tội nghiệp, chỉ thấy chị nhỏ mặt lạnh như tiền, chẳng mấy khi nói năng. Có thể cậu tưởng là chị quá đỗi mệt mỏi khiến bữa tối mà cậu dày công chuẩn bị không làm chị thấy vừa ý. Nhưng còn rất nhiều sự việc khác Trác không nhìn thấy được, cũng không được phép biết. Cậu chỉ có thể thấy một chị Quỳnh trầm lặng cắm cúi ăn cơm, rồi quay lưng về phòng.
Xin lỗi Trác, xin lỗi. Nhưng Quỳnh còn có thể làm thế nào nữa? Bây giờ không còn giống trước đây. Hai đứa không còn là những đứa trẻ núp dưới cánh tay che chở của chú Lục Dật Hán. Lúc đó Quỳnh ăn hết mọi thứ trong tủ lạnh, rồi co ro trong một góc mà thổn thức. Thực ra lúc đó cô không tuyệt vọng, không đơn độc. Cô có bé Trác, có chú Dật Hán, có một ngôi nhà to để ẩn mình. Nếu phát hiện ra sau đêm ăn điên cuồng, mặt mũi mình phù thũng khó coi, bộ dạng tàn tạ xấu xí, cô có thể trốn học và giấu mình trong phòng, sau tấm rèm cửa. Như vậy sẽ không còn ai nhìn thấy cô. Nhưng nỗi khổ sở kia có thể dần dần tiêu tan trong góc không gian nho nhỏ của riêng cô, cho đến khi cô hoàn toàn vui vẻ trở lại. Thời gian đó, Quỳnh rất thích sự quan tâm của Trác. Cậu thường đột nhiên xuất hiện mỗi khi Quỳnh có chuyện buồn. Cậu lặng lẽ ngồi xuống trước mặt, như một bức tường thành Athen dưới ánh trăng. Cô chưa bao giờ quên đêm mùa đông hôm đó, Trác đập vỡ con lợn đất của mình, kéo tay cô đi tìm mua sôcôla. Quỳnh là một chị nhỏ vô dụng nhất trên đời, bây giờ cũng vẫn thế. Chỉ có cuộc sống tạm bợ gần đây thôi, chị cũng đã sắp sửa kiệt sức. Bởi thế, chị nhỏ đã không đủ sức để đứng lại giãi bày tâm sự với Trác, nếu không chỉ có thể sẽ là một sự sụp đổ hoàn toàn. Cô biết rõ là nếu dừng lại, cô sẽ không bao giờ bước tiếp được nữa. Phải, Trác không thể biết, trong đêm cô mơ tưởng đến vòng tay của cha cậu, mơ thấy ông hôn lên trán cô, ông khen ngợi cô đã chăm sóc chu đáo em Trác.
Cứ như thế, Quỳnh lăn lộn giữa hai trạng thái đói kém và ăn cuồng. Tâm trạng của cô cũng phập phù lên xuống. Cô không biết liệuu có ai có thể chịu đựng nổi sự u uất và nóng nảy của mình. Cô đành che đậy con người mình lại, đóng kín trong căn phòng mình. Mỗi khi như thế, cô đều tự hỏi phải chăng sự cách biệt này sẽ là chia rẽ tình cảm giữa cô và Trác. Ngày tháng cứ thế trôi qua trong thầm lặng. Cô và Trác ngày càng không biết nói gì với nhau. Trác lén xem vở sáng tác của Quỳnh cũng khiến cô nổi xung thiên. Cậu hết sức kinh ngạc trước phản ứng của Quỳnh, bởi trước đây Quỳnh rất thích Trác đọc truyện do mình viết. Cô thích thú nhìn Trác đọc những dòng chữ nằm trên giấy nhưng vẫn như đang thở dài thật mạnh, khi đó miệng cậu bất giác ngậm rồi lại mở ra. Những âm thanh nhè nhẹ đó thôi cũng là niềm an ủi lớn nhất của cô gái có hoàn cảnh bất hạnh. Thế mà bây giờ lại khác, cô không thể để cho Trác biết cô mềm yếu biết bao. Nếu cậu đọc ra những dòng ấy, cô sẽ lại phải bật khóc. Cô hung hãn giật lấy cuốn vở, nhét phắt vào ba lô của mình. Quỳnh chỉ đành giả vờ như không biết đến ánh mát nghi hoặc và oan ức của Trác.
Quỳnh và Trác đều là những con người hướng nội và rất bướng bỉnh. Sự trầm lặng với nhau này lại có vẻ gióng với một sự ổn định. Những ngày như thế thấm thoát đã được một năm. Những thay đổi tỏng năm này thực ra cũng không nhỏ. Trác học tập xuất sắc, được vào lớp điểm. Tranh sơn dầu tham gia triển lãm của Trác được đoạt giải toàn quốc. Quỳnh trở thành người chuyên viết cho một tạp chí đời thường, vĩnh viễn chỉ quan tâm những đề tài kiểu thời trang của mùa này là gì hoặc những chuyện đời tư của những người nổi tiếng, những chuyên trang thường bàn về phong thuỷ hay tầm quan trọng của đời sống tình dục. Tuy nhiên, nhuận bút của tạp chí này rất cao. Quỳnh thường viết những bài phỏng vấn các diễn viên điện ảnh hoặc ca sĩ. Đó là những chuyện rất xa vời đối với cô, chẳng bao giờ len sâu được vào nội tâm của cô. Điều đó khiến cô tìm được sự an toàn. Quỳnh viết loại bài này đến độ thành thục, thường xuyên được tổng biên tập khen ngợi. Ngoài ra, Quỳnh còn dùng một bút danh không ai biết để viết truyện cho một tạp chí văn học mà cô ưa thích. Ở đó cô viết về những ngôi biệt thự sang trọng, chính là ngôi nhà vấn vương trong mộng mị, nhà số 3 phố Đào Lý.
Người có đôi mắt rực sáng là Ưu Di, cô đứng trong bếp của nhà tù, hát véo von. Mùa xuân lại đến, nhưng tóc cô lại bị cắt ngắn một lần nữa. Có một ngày cô lén rút thỏi son Quỳnh dấu cho mình ra, bôi cẩn thận lên đôi môi bị nứt nẻ, rồi bật cười thoả mãn. Cô bảo rằng bắt đầu thấy thích những màu sắc đậm đặc thế này rồi, bởi vì trông chúng rộn rã như ngày hội. Niềm vui đó đủ để giúp cô sống qua cả một tuần lễ buồn tẻ, thậm chí khi bị một nữ phạm nhân điên khùng bắt nạt, cô cũng không cảm thấy buồn rầu.
Quỳnh cũng đã xem hầu hết sách trong hiệu sách, bèn thôi không làm công ở đó. Quán cà phê cũng mở một quán con ở gần nhà cô hơn, cô đi làm vì vậy gần hơn nhiều. Để việc viết lách được thuận tiện, Quỳnh mua lại một chiếc máy tính xách tay cũ, rất thô và nặng. Nhưng chính chiếc vỏ ngoài dày nặng lại mang đến cho cô cảm giác an toàn dễ chịu. Hơn nữa cô chỉ cần dùng nó để gõ chữ. Quỳnh lúc nào cũng làm việc một cách khẩn trương, cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất. Thời gian buổi đêm tiếp sau, cô có thể viết những gì cô muốn. Tiểu thuyết dần dần đã khiến Quỳnh mê mẩn, bởi chúng nửa thật nửa giả. Những hiện thực tô đắp bởi mộng tưởng và những giấc mộng đầy ắp sự việc đời thường luôn khiến Quỳnh có cảm giác bay lên khỏi mặt đất. Vào những lúc đó, Quỳnh luôn cảm thấy có ai đó đang mang cô đi. Tiểu thuyết trong mắt cô, mỗi chữ đều là một hạt mưa, trông nhẹ bỗng, nhưng một khi chúng lặng lẽ tựu trung vào một nơi, lớn lên thành cả một đám mây nhiều màu mềm mại, Quỳnh phát hiện ra mình đã ở trên mây rồi. Cảm giác khoan khoái khi bất giác được bay lên mây thật giống niềm vui của cô bé Lọ Lem được hoàng tử đón đi, và Quỳnh cứ thế chìm đắm trong đó. Quỳnh dần dần quen với việc từng đêm, từng đêm ngồi gõ từng hàng chữ vào trong máy tính của mình. Âm thanh nho nhỏ mà chiếc máy phát ra tựa như những hồi đáp về những tâm sự đang được giãi bày. Cô thấy xúc động.