Mạn nguyên là một diễn viên ba lê rất nổi. Cô từng là trụ cột của đoàn ca vũ nhạc lớn nhất tỉnh. Cô lấy ba Quỳnh trong thời gian đó. ba Quỳnh là biên đạo múa của đoàn, họ đã từng phu xướng phụ tuỳ rất ăn ý, từng trở thành giai thoại đẹp đẽ về đôi trai tài gái sắc. Nhưng về sau, tình hình làm ăn của đoàn ngày càng sa sút, rồi giải thể. Bố mẹ Quỳnh đều mất việc. Có thời gian họ suốt ngày ở nhà, từ sớm đến tói o nhìn mặt nhau. Những tranh cãi, oán trách từ đó không lúc nào thôi. Họ trách nhau vô dụng, lười nhác, không chịu đi tìm việc làm.
Hai người tựa như đang kéo cưa, không nhanh, không chậm. Suốt ngày không tìm được cân bằng, chỉ chực bùng nổ. Cuộc sống như vậy khiến họ thấy ngán tận cổ. Cả hai đều ra khỏi nhà. Mạn đi khiêu vũ hằng đêm. Cô trang điểm từ buổi chiều. Áo quần dù rất nhiều, nhưng đều đã lỗi thời đôi chút, điều đó làm cô chán chường và dễ nổi cáu. Mạn đứng trước gương, thay từng bộ cánh, lần nào cũng không thoả mãn. Chỉ đến khi sắp sửa không kịp nữa mới miễn cưỡng lựa một chiếc váy sặc sỡ, vấn tóc bằng tốc độ nhanh nhất rồi đánh phấn, vẽ mày. Cô kẻ môi hai lần một cách cẩn thận, cuối cùng xỏ chân vào đôi giày cao gót bằng da rẻ tiền và vội vàng lao ra khỏi nhà. Bà nội Quỳnh đợi mẹ Quỳnh đi khuất, nheo mắt mắng theo ra cửa. Bà căm ghét nhưng lại cũng sợ mẹ Quỳnh. Bà sợ Mạn sẽ thật sự rời bỏ gia đình này. Ý nghĩ bảo vệ sự hoàn hảo của gia đình trước sau vẫn thâm căn cố đế trong đầu óc của người đàn bà già nua.
Mẹ Quỳnh đi khiêu vũ, ba Quỳnh bèn tụ tập bạn bè đánh mạt chược ồn ào ngay trong nhà.
Bà nội và bé Quỳnh lui vào trong căn phòng không đầy mười mét vuông. Gian bên ngoài đặt bàn mạt chược của ba Quỳnh và các "chiến hữu". Đến đúng giờ cơm, bà nội ra khỏi phòng để nấu ăn cho tất cả mọi người. Phần cơm của mình và Quỳnh, bà bê vào trong, đặt lên chiếc bàn rất thấp. Hai bà cháu ngồi hai đầu bàn. Bà của Quỳnh rất béo, ngồi xuống bàn hết sức vất vả. Trước tiên bà dùng một tay chống xuống đất, sau đó nghiêng dần người xuống, cho đến khi chạm xuống đất mới ngồi phịch xuống, hai chân duỗi ra ngoài bàn.
Có một lần bà ngồi xuống hơi vội, hai chân duỗi ra đụng nhào luôn cả bàn. Cháo đậu xanh đổ bỏng cả chân của bà. Quỳnh vĩnh viễn nhớ nét mặt của bà khi đó. Khuôn mặt nhăn nheo của bà giống như nước hồ gợn sóng, lan ra khắp mặt. Bà đau quá kêu lên, giơ cánh tay nhão thịt lên sờ cái chân bị bỏng. Đó là đôi chân có số phận thăng trầm. Đôi chân lúc trẻ từng bị quấn xà cạp đến nghẹt thở, không ngừng xông pha khắp nơi, về già chẳng có đứa con yêu thương nào bưng cho chậu nước nóng để ngâm chân, bây giờ lại như con thỏ không đường trốn thoát dưới sự tấn công của tô cháo nóng bỏng. Cuối cùng bà dường như cảm thấy như đã tới tận cùng của chặng đường khổ sở.
Thực sự, Quỳnh nhớ như in ngày hôm đó, cả một bàn thức ăn đổ ra đất, chân của bà sưng rất to. Bà ngồi trên đất mà khóc như một đứa trẻ bị ruồng bỏ, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu tìm kiếm người thân của mình. Quỳnh từ đầu kia của bàn bò rất nhanh về phía bà. Tay bà cuối cùng đã với được tới Quỳnh, túm chặt lấy nó. Quỳnh sợ đến quên cả khóc. Bà ôm Quỳnh thật chặt, hai tay ôm khư khư lấy Quỳnh. Bà thật đáng thương, nước mắt nước mũi giàn giụa, dính sang mặt cô bé, cả quần áo của cô. Bà khóc hu hu, miệng nói lảm nhảm những gì không rõ. Mất một lúc Quỳnh mới hiểu được những câu lặp đi lặp lại của bà. Bà khóc rằng nếu bà chết đi thì ai sẽ chăm sóc cháu nội bé bỏng của bà đây. Đó là một nỗi sợ đến vô vọng. Lúc đó, bà biết rằng mình sắp sửa đến ngày cuối cùng của cuộc đời, nhưng khốn nỗi mắt nhắm mà khó lòng xuôi tay trước bao điều còn lại. Cả đời này, Quỳnh sẽ k bao giờ quên được hình ảnh của bà lúc ấy. Quỳnh nắm chặt tay bà an ủi, cháu sẽ lớn nhanh, tự kiếm được tiền để mua chăn nhung, đệm gấm thêu cho bà. Bà nội càng khóc to hơn nữa, khiến Quỳnh rất lo lắng. Cô chẳng biết phải làm sao để dỗ bà thôi khóc, làm sao để bà tin lời cô nói, tin cô sẽ thực hiện được lời hứa.
Cô chỉ nghĩ đến việc tìm cho người bà đáng thương sự chăm sóc và ấm áp bằng vật chất. Bà nhất định rất cần tấm chăn nhung để che chở cho qua đêm đông lạnh giá, bà nhất định rất cần một đôi giày lót bông để bảo vệ đôi chân chịu nhiều vết thương. Quỳnh muốn biến thành một người giàu có, tặng cho bà tất cả những thứ đó. Họ sẽ có thể cùng đi khỏi căn nhà rắc rối này, chẳng cần phải sống những ngày bí bách dưới mái nhà này nữa. Nhưng đó là những ước mơ xa vời quá. Giống như máy bay khi lên trời phải trải qua thời gian cất cánh dài dằng dặc. Cuối cùng bà đã không thể nhìn thấy được chuyến bay trên trời của chiếc máy bay nữa.
Năm Quỳnh mười tuổi, bà nội qua đời vì bệnh tim. Khi bà mất, vết bỏng ở chân còn chưa lành. Vết bỏng ấy tựa như con vật sống, chẳng thể nào liền sẹo mà ngày càng loét rộng. Người bà toả đầy mùi thịt hoại tử. Dần dần, bà cơ hồ không đứng dậy và đi lại được nữa, nhưng dù phải bám vào tường để di chuyển một cách cực nhọc, bà vẫn muốn đi làm cơm cho cháu nội, con trai và mấy thằng chiến hữu của nó. Hôm ấy bà đang tựa vào bên bếp lò bóc tỏi. Trong nồi dầu ăn đang nóng dần, rồi sôi lục bục. Nhưng bà chẳng bao giờ thả tỏi vào đấy nữa. Bệnh tim bộc phát, bà ngã xuống bên cạnh bếp. Lúc đó, Quỳnh đang học trên lớp, ba đang đánh mạt chược ở phòng bên, chẳng ai hay biết gì. Khói cuộn lên từ nồi dầu sôi khét, bùng một cái bắt lửa cháy lan, rồi nhanh chóng bén lên quần áo của bà, nhưng cơ thể béo nhão như một đống tuyết của bà chẳng có chút phản ứng gì, vô tri vô giác. Bà vĩnh viễn là người phụ nữ có thể chịu đựng khổ cực và đau đớn, cho dù là đến phút chót của cuộc đời.
Đến lúc ba của Quỳnh ngửi thấy mùi chạy sang, cả gian bếp đặc kín những khói, lửa bắt cháy lung tung. Mọi người bấn loạn thi nhau dập lửa. Lửa tắt xong, ba Quỳnh nhìn thấy bà nằm cạnh bếp lò, khuôn mặt nhám đen bình thản, an tường, không một chút đau khổ. Mặt bà tựa như một miếng khăn lau bẩn dính đầy dầu mỡ.
Hôm ấy,Quỳnh vẫn như mọi ngày, tan học xong lững thững đi bộ về nhà. Đi qua hàng quá bán kẹo bông và riêu cay, cô nhìn thấy nồi riêu cay đầy ớt đỏ lừ bốc khói nóng hôi hổi, thấy những cây kẹo bông như những đám mây màu bồng bềnh, xoay xoay. Nhưng cô chẳng có lấy một xu. Quỳnh đành tự an ủi, mình chẳng thèm vào những thứ kia, phải mau mau về nhà, bà nội đã nấu xong cơm bữa tối ngon lành đợi mình về. Biết đâu lại có món nấm và cá dẹt mình ưa thích. Cô lại nhìn sang thấy rất nhiều quần áo bày ở hiệu bán quần áo trẻ con. Cửa hàng đang giảm giá chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi sắp đến gần. Các bà mẹ ra vào tấp nập, họ cầm lên những chiếc váy diềm lá sen, lật ra những chiếc áo hoa cổ nhỏ ngắm nghĩa kĩ lưỡng, thỉnh thoảng lại ướm vào người đứa trẻ theo sau lưng họ. Quỳnh cúi đầu ngắm mình, cô bé mặc chiếc áo xanh lam thô cứng thùng thình, cả tay và gấu áo đều rất dài. Mỗi lần nhấc tay nhấc chân chẳng khác nào diễn viên phụ đóng kịch ở nhà hát. Chiếc quần xám cũng rộng thùng thình. Màu vải bị giặt đến phai, gió lùa vào trong, khi bước đi trông tựa như hai bao mì loạng choạng.
Quỳnh đẩy cửa bước vào. Ập đến là mùi vị khét lẹt. Bà đang nằm trên chiếc giường của phòng ngoài. Toàn thân bà được đắp kín bằng chiếc ga giường màu trắng. Quỳnh tựa vào cửa, nghe thấy tiếng gió và phảng phất như tiếng bước chân đặc biệt của bà. Quỳnh không hiểu được, tại sao bà không thể đợi thêm một chút. Đợi Quỳnh lớn lên, đợi Quỳnh mua cho bà chăn nhung và đệm gấm. Có phải bà đã chán xem Quỳnh mãi chẳng ớn, và lớn lên một cách buồn tẻ?
Cái chết của bà có vẻ như không ảnh hưởng cuộc sống trong nhà. Chỉ thấy ba Quỳnh không chơi mạt chược trong nhà nữa, bởi vì chẳng còn ai làm cơm cho họ ăn. Quan trọng hơn, đánh mạt chược trong nhà có người mới chết rất xui xẻo. Vì vậy, mỗi lần Quỳnh tan học trở về, trong nhà chỉ thấy trống không. Có lúc cô cảm thấy dường như dưới bếp có tiếng lèo xèo như bà đang nấu ăn. Quỳnh lao xuống bếp, cặp sách vẫn còn chưa kịp để xuống. Nhưng rõ ràng, nơi đó đã lâu không ai châm lửa. Bịch gạo lổm ngổm toàn mọt với sâu, dưa muối của bà làm cũng đã thối. Quỳnh phải tự mua cơm về ăn, cô bé lần lượt xin tiền ba mẹ. Họ rất thông minh, biết rõ giá của bánh nướng và vở bài tập, nên Quỳnh chẳng bao giờ xin dư được xu nào. Cô bắt đầu vắt óc suy nghĩ làm sao để tiết kiệm được mấy hào tiền. Cô nhặt nhạnh những cuốn vở tập người khác dùng rồi, xé riêng những trang còn trắng, đóng lại để dùng. Cô cũng biết hàng bánh nướng nào bán rẻ, bánh lại to. Vào tiết thanh minh, cô dùng tiền tiết kiệm được mua mứt thị khô là thứ bà nội thích ăn để viếng mộ. Quỳnh cũng không phải là người đa cảm, cũng không thật gần gũi với bà. Nhưng tình yêu thương bà dành cho Quỳnh, cô luôn luôn ghi nhớ. Bà là người đàu tiên trên đời dành cho cô bé một tình cảm yêu thương trọn vẹn. Cho đến chết bà vẫn nhớ đến Quỳnh. Phụ nữ thường luôn nhớ những người tốt với họ, một chút xíu quan tâm, một chút ơn huệ, họ đều ghi nhớ.
Hôm ấy Quỳnh một mình trên núi cho đến khi màn đêm buông dần khiến cô không nhìn rõ chính mình. Cô thấy mình như là một phần của ngọn núi, không cần phải rời xa nữa. Còn bà nội đang tập tễnh đôi chân đầy sẹo và vết thương, bà đến để mang đứa cháu gái tội nghiệp đi với bà.
Bà nội qua đời nửa năm, ba Quỳnh cũng chết. Cũng là bệnh tim. Lần ấy, ba đánh mạt chược liên tục hai mươi giờ đồng hồ. Đúng lúc ông từ từ đứng lên, đếm đống tiền thắng được để ra về, bất ngờ ông ngã xuống, vĩnh viễn. Đôi mắt háo hức thậm chí còn chưa kịp nhắm lại. Con ngươi như lồi ra, tiền thắng được vẫn nắm chặt trong tay.
Chính Quỳnh vuốt mắt cho ba. Đôi mắt ba rất u tối, tựa như bị mắc rất nhiều bụi bặm. Quỳnh không cảm thấy thương tâm, nhưng rất buồn thấy tình cảnh của ba. Khi Mạn dắt Quỳnh đến phòng cấp cứu, ba đã tắt thở, vẫn là dáng vẻ như khi mới ngã xuống. Mạn thu gom số tiền ba Quỳnh thắng được, xếp lại từng tờ ngay ngắn rồi đi làm thủ tục hoả thiêu. Quỳnh đứng một mình bên cạnh giường, sợ hãi nhìn ba. Cô muốn quay đầu bỏ đi, nhưng lại bị một sức mạnh nào đó giữ lại, đẩy tới trước mặt ba. Cô vuốt mắt cho ba. Đôi mắt khép lại, Quỳnh cảm thấy như có tiếng đóng cửa. Có lẽ đó là ba đã ra đi. Từ nay ba đã cách biệt với Quỳnh, với mẹ Quỳnh và cả thế giới này. Điều làm cô hoang mang là hình ảnh của ba để lại cho Quỳnh quá mỏng manh mờ nhạt, đây là điều mà cả đời cô không thể thay đổi được nữa. Cô bé ngây thơ nghĩ rằng ba đã cho cô rất ít yêu thương trong khi ba vốn có đủ thời gian. Với một quãng thời gian rất dài, những biểu hiện yêu thương có thể tích luỹ cho lớn dần lên, trở thành một tình cha con thực sự. Thế mà cô không ngờ rằng, tình yêu đó đã không đủ sức kéo dài, không đủ để tích cóp. Đó là một tình phụ tử "nhỏ nhoi", vĩnh viễn không thay đổi được.
Quỳnh muốn viết chút gì về ba để làm kỷ niệm. Cô thấy cần phải viết, cho dù tình yêu đó nhỏ bé, mờ nhạt. Cần thiết phải chứng tỏ rằng tình yêu ấy đã tồn tại.
Quỳnh còn nhớ ba từng mua tặng cô một món đồ chơi. Đó là chú chuột Mickey đầu màu đen, mặc quần có dây vai. Lúc ấy cô còn rất bé, ba vẫn còn phong thái cao quý của nghệ thụât. Lúc đó, ba đáng yêu hơn sau này rất nhiều. Quỳnh nhớ hồi đó ba rất thích ra công viên gần nhà vào buổi chiều, xem những bức vẽ và thư pháp được bày bán.
Một hôm ba đem Quỳnh theo, để Quỳnh ngồi vắt vẻo trên ghi đông xe đạp. Trong công viên có người nặn búp bê bột, cha con Quỳnh ghé lại xem. Thấy Quỳnh thích thú ba bèn mua tặng cô bé một con. Hai cha con bất đồng ý kiến khi lựa chọn. Quỳnh thích chuột Mickey, thời đó đang sốt truyện tranh chuột Mickey. Ai cũng thấy đó là nhân vật truyện tranh được ưa thích nhất. Nhưng ba lại nhất quyết bắt Quỳnh chọn Tôn Ngộ Không. Ba bảo thầm với Quỳnh rằng, chú Tôn Ngộ Không này khó làm nhất, anh hàng phải mất nhiều công sức mới nặn ra được, vì vậy mua Tôn Ngộ Không là đáng tiền nhất. Nhưng đối với cô bé bảy tuổi như Quỳnh, điều quan trọng nhất là cô thấy gần gũi và ưa thích, đáng hay không đáng tiền có quan trọng gì đâu. Tính ba nghiêm khắc, Quỳnh chẳng bao giờ dám cãi lời. Ba nói nên mua Tôn Ngộ Không, đó chính là mệnh lệnh. Thế là ba trả tiền, còn Quỳnh cầm chú Tôn Ngộ Không, đi lẽo đẽo bên cạnh ba. Quỳnh thấy buồn buồn, vì Tôn Ngộ Không trông có vẻ hung dữ. Cô thấy sờ sợ khi cầm trong tay, về để trong nhà cũng sẽ thấy sợ. Quỳnh chẳng dám nói gì, bước đi chậm hơn. Ba đang đi nhanh, quay đầu lại nhìn Quỳnh hỏi, con làm sao thế. Quỳnh vẫn không nói gì. Ba lại hỏi "Nhất định muốn chuột Mickey à?" Quỳnh vẫn không đáp. Ba bước tới nắm tay Quỳnh, hai cha con đi ngược về phía hàng đồ chơi.
Cuối cùng, Quỳnh đã có trong tay chú chuột mặc quần có dây màu xanh đậm. Trên đường về Quỳnh hớn hở ra mặt,ngồi trên ghi đông xe đạp của ba, lúc thì giơ cao chú chuột, lúc gí ngay trước mặt ngắm nghĩa kỹ lưỡng. Cô bé lắc la lắc lư, cười vui hớn hở. Có lẽ vì cô động đậy quá mạnh, hoặc là khi giơ chú chuột lên cao đã che mất tầm nhìn của ba, Quỳnh chợt thấy cả người bị nghiêng đi một cái, chiếc xe lăn uỳnh ra giữa đường. Cả Quỳnh lẫn ba đều ngã ra khỏi xe, ba ngã đè lên Quỳnh, nặng ơi là nặng. Phải một lúc sau ba mới loạng choạng gương dậy, nạt vào mặt Quỳnh: Sao con không thể ngoan hơn một chút được à?
Quỳnh rất sợ ba nổi giận, ba từng đánh Quỳnh rất đau. Quỳnh hoảng quá, vội vàng đứng dậy, cúi đầu. Bất chợt nước mắt chảy ra. Không phải Quỳnh lo sợ một trận đòn mắng, cũng không phải vì đầu gối đã bị trầy xước đến chảy máu, mà vì phát hiện chuột Mickey trong tay đã bay mất đầu. Thân hình béo ục ịch với chiếc quần dây vai xanh bị đóng vào que gỗ một cách tội nghiệp trông chẳng khác gì bị xuyên một mũi lao bắt cá. Cái đầu với đôi tai tròn và chiếc mũi to chẳng tìm thấy đâu nữa. Cô bé cảm thấy như vừa chứng kiến một tai nạn giao thông và sự qua đời của một người thân. Quỳnh khóc rưng rức. Điều đó khiến ba Quỳnh không nổi giận nữa, đẩy chiếc xe đạp bước đi một cách nhẫn nại, bước chân khập khiễng. Quỳnh chậm chạp đi đằng sau lưng ba, hai tay bồng chú chuột không đầu.
Có lẽ đây là hồi ức sâu sắc nhất về ba của Quỳnh. Đó là lần duy nhất ba làm theo ý Quỳnh, đổi Tôn Ngộ Không thành chuột Mickey. Thế rồi hoạ vô đơn chí, chuột Mickey đã "chết ngoẻo" trên đường về nhà. Giống như sự "hữu nghị" giữa ba với Quỳnh, tắt lịm giữa đường, chẳng còn thêm lấy một cơ hội để cải thiện.
Quỳnh vuốt cho mắt ba khép lại, bụi bặm sẽ không rơi vào mắt ba nữa. Không biết đôi mắt ấy có thể sáng dần lên trên con đường hướng sang một thể giới khác.
Cái chết của ba cũng không đem lại ảnh hưởng gì lớn đối với Quỳnh và Mạn. Mạn vẫn đi chơi như cũ, Quỳnh thì đi học, nấu cơm cho mình. Có điều bây giờ cô chỉ có thể xin tiền một mình mẹ mà thôi. Thời gian đó, Mạn cũng đang bị bóng đen túng quẫn bao trùm. Mạn không dạo trên những con phố thương mại sầm uất hay những nơi tương tự như phố Đào Lý, bởi vì ở đó có quá nhiều những phụ nữ sang trọng quý phái trong những bộ quần áo đắt tiền mà chính cô cũng không gọi được tên nhãn hiệu. Cô nghiến răng, nhìn chòng chọc vào những bộ quần áo đó, vào những người đàn ông của họ, cảm thấy đáng lẽ những thứ đó phải thuộc về cô.
Mạn tự thề rằng cô sẽ giành lại tất cả những thứ đó. Những thứ đều là của cô.
Trong một đời, người ta có thể phải chuyển nhà nhiều lần, nhưng Quỳnh tin rằng mỗi người đều có một "cõi đi về" riêng. Số phố Đào Lý chính là "cõi đi về" của Quỳnh. Mặc dù đó không phải là nơi cô sinh ra, cũng chẳng phải là nơi cô đã sinh sống thời gian dài nhất, chỉ vì đó là nơi cô thường mơ về, mỗi khi đi xe. Quỳnh thường cảm thấy những đoạn kí ức - như mầm bệnh đã gieo xuống - cứ đến một đêm nào đó lại bắt đầu phát tác như căn bệnh phong thấp, chầm chậm len ra từ trong xương tuỷ.
Cô bé Quỳnh lần đầu tiên đến số phố Đào Lý, chỉ cảm thấy nơi đó tựa như một lâu đài cổ tích. Từ nhỏ, cô bé đã rất say mê những thứ trong thế giới cổ tích, ví như lâu đài, ngọn đèn thần, câu thần chú v.v... Nhưng cô quên mất, lâu đài cũng là nơi xảy ra những câu chuyện rùng rợn, là chốn âm u với những tia sét kinh hoàng. Cô đang đến gần một thứ mê cung kì dị mà không biết.
Mẹ của Quỳnh - Mạn - đang đi phía trước. Bà mặc chiếc áo khoác ôm sát, gấu xoè màu cà phê, kẹp chiếc túi rất nhỏ bằng da mềm. Quỳnh kéo một hòm gỗ rất to đi theo sau. Trong hòm chất đầy đồ chơi bà nội mua cho hồi trước, những quần áo bà may và những chiếc áo gối bà thêu. Mạn không cho Quỳnh đem theo những thứ này, bảo rằng sang bên đó cái gì cũng sẵn. Nhưng Quỳnh nhìn những con búp bê gãy tay hoặc gãy chân, những chiếc áo mùa đông đã lòi cả bông ra ngoài, cô chẳng nỡ vứt đi một thứ nào. Mạn trừng mắt với Quỳnh, quát cô bé nhu nhược, mềm yếu. Mạn không mang theo một bộ quần áo nào trước đây. Trước lúc dọn nhà, Mạn chỉ ngồi trước bàn trang điểm, đánh cho mình một khuôn mặt hết sức hoàn hảo, xịt nc hoa từ cái bình nhỏ xíu - lần này xịt nhiều hơn hẳn. Mạn luôn cảnh cáo Quỳnh không được động đến những chiếc bình nhỏ đó, giá trị của chúng đủ cho họ ăn cơm cả tháng trời. Nhưng hôm nay, cô dường như đã xịt cả lọ nước hoa ấy lên người.
Quỳnh bận kéo chiếc hòm, không thể giương ô lên được. Cô đi dưới cơn mưa. Xuyên qua làn mưa mờ mờ, cô thấy Mạn đang giương chiếc ô Tây nho nhỏ màu trắng có diềm hoa, đôi guốc cao gót dẫm lách cách trên đường. Trông Mạn giống như một con chim công đang đi về khu rừng rậm tự do của mình, toàn thân toát lên một vẻ đài các. Lúc đó, bất cứ ai cũng có thể quên rằng Mạn là một người mẹ có con gái đã mười hai tuổi.
Họ tiếp tục đi dưới mưa. Quỳnh biết nhiều người đang nhìn cô với ánh mắt thương hại. Họ nghĩ rằng Quỳnh là cô hầu nhỏ của thiếu phụ xinh đẹp kia. Có lẽ cô đã làm chủ nhân nổi giận và bị trừng phạt phải chịu ướt mưa. Nhưng Quỳnh không để tâm điều đó. Bà nội dặn rằng phải hết sức nghe lời người phụ nữ này. Trước khi đủ khôn lớn và trưởng thành, cô ta ít nhất cũng là người có thể cho cháu một chốn nương thân. Về sau lớn lên rồi, Quỳnh phát hiện ra bà nội và mẹ mặc dù luôn luôn căm ghét và nguyền rủa nhau, nhưng giữa họ có không ít điểm tương đồng trong tính cách. Sự tính toán nhỏ nhoi và tật thù dai của phụ nữ đã thể hiện rất rõ rệt ở cả hai người. Nó tất nhiên sẽ được tiếp tục bởi chính con người cô.
Khi áo quần Quỳnh đã ướt sạch, họ vừa đến số phố Đào Lý.
Phố Đào Lý không phải là nơi họ thường lui tới, khu vực này phần lớn là những ngôi biệt thự nhỏ có vườn hoa. Hai bên đường đều là những cánh cổng sắt sơn xanh, ra vào trong đó là những chiếc xe hơi sang trọng bóng loáng, ngồi trên xe là những phụ nữ xinh đẹp, tay ôm những con chó xù lông dài mượt. Quỳnh biết mẹ căm ghét bọn họ, nhưng lại thích sự thời thương phả ra từ người họ. Mỗi lần nhìn thấy những phụ nữ đó, Mạn lại nhìn họ với thái độ phức tạp. Một thái độ căm ghét chán ngán đối với họ, tựa như cô không muốn thấy họ thêm một lần nào, nhưng ánh mắt cô lại bám dính không rời - cô rất thích quần áo và đồ trang sức của họ. Lúc đó, Quỳnh chưa biết đến một ngày Mạn sẽ trở thành một trong số họ. Những quan sát tinh tế của cô trước đó không hề uổng phí. Mạn có được dánh vẻ một thiếu phụ đài các, sang trọng, đều nhờ những ánh mắt căm ghét mà cô đã bỏ ra dành cho họ.
Cổng nhà số phố Đào Lý im lìm khép hờ. Mạn không nhấn chuông, đi thẳng vào trong sân với tư thế của một nữ chủ nhân. Xuyên qua giàn nho và những đám hoa tường vi, họ đến trước một ngôi nhà hai tầng. Ngôi nhà màu pho mát, tựa như một con cừu biếng ăn uể oải, lặng lẽ ngồi trong góc kín nhất của vườn hoa. Bây giờ Quỳnh mới biết những ngôi nhà ở phố Đào Lý đẹp đến vậy. Trước đây cô chỉ đi bên ngoài, chỉ thấy những cánh cổng có hoa văn và song sắt, những bông tường vi cao vượt lên trên bức tường, ló ra ngoài. Cả đến chúng dường như cũng có cái khí chất đài các phong lưu và trầm lặng.
Mạn bấm chuông cửa chính, cánh cửa mở ra. Quỳnh đi theo mẹ vào trong. Mạn nói với người đàn ông đứng sau cửa đang chăm chú nhìn họ rằng:
- Tôi dọn đến đây rồi!
Mùa thu, Mạn kết hôn với người đàn ông tên là Lục Dật Hán đó, trở thành nữ chủ nhân của nhà số phố Đào Lý. Lục Dật Hán nhỏ hơn Mạn ba tuổi, là giám đốc một công ty bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật, cũng là một nhà sưu tập có một gian trưng bày rất lộng lẫy. Trong nhà anh ta có rất nhiều tranh, chữ và đồ cổ quí giá, giống như một bảo tàng đầy ắp hiện vật. Lục Dật Hán cũng thích tự mình vẽ trnah và có một phòng vẽ rộng rãi. Tranh của anh ta đặt ở gian trưng bày của mình, nhưng chẳng bao giờ bán. Mạn cực kì ngưỡng mộ sự thanh nhàn của Dật Hán, chẳng ngày nào phải đến cơ quan, khi nào vui thì đến phòng trưng bày của mình lượn một vòng, gặp vài người bạn, nhưng tiền thì cứ thế chảy vào không ngừng nghỉ. Giao du với anh ta toàn những nhân vật danh tiếng của giới văn hoá. Những tiệc tùng triền miên càng làm cho Mạn nở này nở mặt.
Mạn và Dật Hán quen nhau cũng đã lâu. Bạn của Dật Hán làm ở đoàn ca múa nhạc, bản thân cũng thường đi xem biểu diễn ca kịch. Mạn biết Dật Hán có vợ đã chết từ nhiều năm trước, bên mình chẳng còn ai thân thích ngoài một đứa con trai chưa đầy mười tuổi. Mạn thích mẫu người đàn ông phong lưu. Còn Dật Hán là người đứng đắn, thận trọng. Biết Mạn đã có chồng nên mặc dù mến cô, Dật Hán chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đi quá giới hạn. Cho đến lúc chồng qua đời, Mạn thấy Dật Hán là chỗ nương tựa lí tưởng nhất, cô bắt đầu chủ động tiếp cận anh. Cô làm cho anh thương cảm số phận trắc trở của mình, giờ lại mất việc ở đoàn ca múa nhạc, còn phải nuôi dưỡng một đứa con hơn mười tuổi, sự vất vả đó là quá lớn. Mạn đã trải qua với rất nhiều người đàn ông, hiểu đàn ông như lòng bàn tay. Quả nhiên, cô đã làm cho Dật hán phải thương xót.
Thoắt một cái, Quỳnh cũng trở thành một đứa bé sống trong khu phố Đào Lý. Trong nhà có xe hơi, có chó lớn, trước nhà có sân vườn rộng rãi, chỉ cần thắp sáng đèn là có thể tổ chức vũ hội lộng lẫy. Mỗi tuần lại có người làm vườn đến tỉa cây dọn cỏ, họ cũng tuân theo ý kiến của cô, trồng thêm ít dâu và trúc đào. Những ước mơ từ thuở đọc cổ tích bỗng dưng đều biến thành sự thật với cô. Cô bé Lọ Lem bỗng trở thành nàng công chúa nhỏ. Mọi người thường hỏi cô, vậy thì còn gì khiến cô không vui nữa kia chứ?
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Mạn nguyên là một diễn viên ba lê rất nổi. Cô từng là trụ cột của đoàn ca vũ nhạc lớn nhất tỉnh. Cô lấy ba Quỳnh trong thời gian đó. ba Quỳnh là biên đạo múa của đoàn, họ đã từng phu xướng phụ tuỳ rất ăn ý, từng trở thành giai thoại đẹp đẽ về đôi trai tài gái sắc. Nhưng về sau, tình hình làm ăn của đoàn ngày càng sa sút, rồi giải thể. Bố mẹ Quỳnh đều mất việc. Có thời gian họ suốt ngày ở nhà, từ sớm đến tói o nhìn mặt nhau. Những tranh cãi, oán trách từ đó không lúc nào thôi. Họ trách nhau vô dụng, lười nhác, không chịu đi tìm việc làm.
Hai người tựa như đang kéo cưa, không nhanh, không chậm. Suốt ngày không tìm được cân bằng, chỉ chực bùng nổ. Cuộc sống như vậy khiến họ thấy ngán tận cổ. Cả hai đều ra khỏi nhà. Mạn đi khiêu vũ hằng đêm. Cô trang điểm từ buổi chiều. Áo quần dù rất nhiều, nhưng đều đã lỗi thời đôi chút, điều đó làm cô chán chường và dễ nổi cáu. Mạn đứng trước gương, thay từng bộ cánh, lần nào cũng không thoả mãn. Chỉ đến khi sắp sửa không kịp nữa mới miễn cưỡng lựa một chiếc váy sặc sỡ, vấn tóc bằng tốc độ nhanh nhất rồi đánh phấn, vẽ mày. Cô kẻ môi hai lần một cách cẩn thận, cuối cùng xỏ chân vào đôi giày cao gót bằng da rẻ tiền và vội vàng lao ra khỏi nhà. Bà nội Quỳnh đợi mẹ Quỳnh đi khuất, nheo mắt mắng theo ra cửa. Bà căm ghét nhưng lại cũng sợ mẹ Quỳnh. Bà sợ Mạn sẽ thật sự rời bỏ gia đình này. Ý nghĩ bảo vệ sự hoàn hảo của gia đình trước sau vẫn thâm căn cố đế trong đầu óc của người đàn bà già nua.
Mẹ Quỳnh đi khiêu vũ, ba Quỳnh bèn tụ tập bạn bè đánh mạt chược ồn ào ngay trong nhà.
Bà nội và bé Quỳnh lui vào trong căn phòng không đầy mười mét vuông. Gian bên ngoài đặt bàn mạt chược của ba Quỳnh và các "chiến hữu". Đến đúng giờ cơm, bà nội ra khỏi phòng để nấu ăn cho tất cả mọi người. Phần cơm của mình và Quỳnh, bà bê vào trong, đặt lên chiếc bàn rất thấp. Hai bà cháu ngồi hai đầu bàn. Bà của Quỳnh rất béo, ngồi xuống bàn hết sức vất vả. Trước tiên bà dùng một tay chống xuống đất, sau đó nghiêng dần người xuống, cho đến khi chạm xuống đất mới ngồi phịch xuống, hai chân duỗi ra ngoài bàn.
Có một lần bà ngồi xuống hơi vội, hai chân duỗi ra đụng nhào luôn cả bàn. Cháo đậu xanh đổ bỏng cả chân của bà. Quỳnh vĩnh viễn nhớ nét mặt của bà khi đó. Khuôn mặt nhăn nheo của bà giống như nước hồ gợn sóng, lan ra khắp mặt. Bà đau quá kêu lên, giơ cánh tay nhão thịt lên sờ cái chân bị bỏng. Đó là đôi chân có số phận thăng trầm. Đôi chân lúc trẻ từng bị quấn xà cạp đến nghẹt thở, không ngừng xông pha khắp nơi, về già chẳng có đứa con yêu thương nào bưng cho chậu nước nóng để ngâm chân, bây giờ lại như con thỏ không đường trốn thoát dưới sự tấn công của tô cháo nóng bỏng. Cuối cùng bà dường như cảm thấy như đã tới tận cùng của chặng đường khổ sở.
Thực sự, Quỳnh nhớ như in ngày hôm đó, cả một bàn thức ăn đổ ra đất, chân của bà sưng rất to. Bà ngồi trên đất mà khóc như một đứa trẻ bị ruồng bỏ, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu tìm kiếm người thân của mình. Quỳnh từ đầu kia của bàn bò rất nhanh về phía bà. Tay bà cuối cùng đã với được tới Quỳnh, túm chặt lấy nó. Quỳnh sợ đến quên cả khóc. Bà ôm Quỳnh thật chặt, hai tay ôm khư khư lấy Quỳnh. Bà thật đáng thương, nước mắt nước mũi giàn giụa, dính sang mặt cô bé, cả quần áo của cô. Bà khóc hu hu, miệng nói lảm nhảm những gì không rõ. Mất một lúc Quỳnh mới hiểu được những câu lặp đi lặp lại của bà. Bà khóc rằng nếu bà chết đi thì ai sẽ chăm sóc cháu nội bé bỏng của bà đây. Đó là một nỗi sợ đến vô vọng. Lúc đó, bà biết rằng mình sắp sửa đến ngày cuối cùng của cuộc đời, nhưng khốn nỗi mắt nhắm mà khó lòng xuôi tay trước bao điều còn lại. Cả đời này, Quỳnh sẽ k bao giờ quên được hình ảnh của bà lúc ấy. Quỳnh nắm chặt tay bà an ủi, cháu sẽ lớn nhanh, tự kiếm được tiền để mua chăn nhung, đệm gấm thêu cho bà. Bà nội càng khóc to hơn nữa, khiến Quỳnh rất lo lắng. Cô chẳng biết phải làm sao để dỗ bà thôi khóc, làm sao để bà tin lời cô nói, tin cô sẽ thực hiện được lời hứa.
Cô chỉ nghĩ đến việc tìm cho người bà đáng thương sự chăm sóc và ấm áp bằng vật chất. Bà nhất định rất cần tấm chăn nhung để che chở cho qua đêm đông lạnh giá, bà nhất định rất cần một đôi giày lót bông để bảo vệ đôi chân chịu nhiều vết thương. Quỳnh muốn biến thành một người giàu có, tặng cho bà tất cả những thứ đó. Họ sẽ có thể cùng đi khỏi căn nhà rắc rối này, chẳng cần phải sống những ngày bí bách dưới mái nhà này nữa. Nhưng đó là những ước mơ xa vời quá. Giống như máy bay khi lên trời phải trải qua thời gian cất cánh dài dằng dặc. Cuối cùng bà đã không thể nhìn thấy được chuyến bay trên trời của chiếc máy bay nữa.
Năm Quỳnh mười tuổi, bà nội qua đời vì bệnh tim. Khi bà mất, vết bỏng ở chân còn chưa lành. Vết bỏng ấy tựa như con vật sống, chẳng thể nào liền sẹo mà ngày càng loét rộng. Người bà toả đầy mùi thịt hoại tử. Dần dần, bà cơ hồ không đứng dậy và đi lại được nữa, nhưng dù phải bám vào tường để di chuyển một cách cực nhọc, bà vẫn muốn đi làm cơm cho cháu nội, con trai và mấy thằng chiến hữu của nó. Hôm ấy bà đang tựa vào bên bếp lò bóc tỏi. Trong nồi dầu ăn đang nóng dần, rồi sôi lục bục. Nhưng bà chẳng bao giờ thả tỏi vào đấy nữa. Bệnh tim bộc phát, bà ngã xuống bên cạnh bếp. Lúc đó, Quỳnh đang học trên lớp, ba đang đánh mạt chược ở phòng bên, chẳng ai hay biết gì. Khói cuộn lên từ nồi dầu sôi khét, bùng một cái bắt lửa cháy lan, rồi nhanh chóng bén lên quần áo của bà, nhưng cơ thể béo nhão như một đống tuyết của bà chẳng có chút phản ứng gì, vô tri vô giác. Bà vĩnh viễn là người phụ nữ có thể chịu đựng khổ cực và đau đớn, cho dù là đến phút chót của cuộc đời.
Đến lúc ba của Quỳnh ngửi thấy mùi chạy sang, cả gian bếp đặc kín những khói, lửa bắt cháy lung tung. Mọi người bấn loạn thi nhau dập lửa. Lửa tắt xong, ba Quỳnh nhìn thấy bà nằm cạnh bếp lò, khuôn mặt nhám đen bình thản, an tường, không một chút đau khổ. Mặt bà tựa như một miếng khăn lau bẩn dính đầy dầu mỡ.
Hôm ấy,Quỳnh vẫn như mọi ngày, tan học xong lững thững đi bộ về nhà. Đi qua hàng quá bán kẹo bông và riêu cay, cô nhìn thấy nồi riêu cay đầy ớt đỏ lừ bốc khói nóng hôi hổi, thấy những cây kẹo bông như những đám mây màu bồng bềnh, xoay xoay. Nhưng cô chẳng có lấy một xu. Quỳnh đành tự an ủi, mình chẳng thèm vào những thứ kia, phải mau mau về nhà, bà nội đã nấu xong cơm bữa tối ngon lành đợi mình về. Biết đâu lại có món nấm và cá dẹt mình ưa thích. Cô lại nhìn sang thấy rất nhiều quần áo bày ở hiệu bán quần áo trẻ con. Cửa hàng đang giảm giá chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi sắp đến gần. Các bà mẹ ra vào tấp nập, họ cầm lên những chiếc váy diềm lá sen, lật ra những chiếc áo hoa cổ nhỏ ngắm nghĩa kĩ lưỡng, thỉnh thoảng lại ướm vào người đứa trẻ theo sau lưng họ. Quỳnh cúi đầu ngắm mình, cô bé mặc chiếc áo xanh lam thô cứng thùng thình, cả tay và gấu áo đều rất dài. Mỗi lần nhấc tay nhấc chân chẳng khác nào diễn viên phụ đóng kịch ở nhà hát. Chiếc quần xám cũng rộng thùng thình. Màu vải bị giặt đến phai, gió lùa vào trong, khi bước đi trông tựa như hai bao mì loạng choạng.
Quỳnh đẩy cửa bước vào. Ập đến là mùi vị khét lẹt. Bà đang nằm trên chiếc giường của phòng ngoài. Toàn thân bà được đắp kín bằng chiếc ga giường màu trắng. Quỳnh tựa vào cửa, nghe thấy tiếng gió và phảng phất như tiếng bước chân đặc biệt của bà. Quỳnh không hiểu được, tại sao bà không thể đợi thêm một chút. Đợi Quỳnh lớn lên, đợi Quỳnh mua cho bà chăn nhung và đệm gấm. Có phải bà đã chán xem Quỳnh mãi chẳng ớn, và lớn lên một cách buồn tẻ?
Cái chết của bà có vẻ như không ảnh hưởng cuộc sống trong nhà. Chỉ thấy ba Quỳnh không chơi mạt chược trong nhà nữa, bởi vì chẳng còn ai làm cơm cho họ ăn. Quan trọng hơn, đánh mạt chược trong nhà có người mới chết rất xui xẻo. Vì vậy, mỗi lần Quỳnh tan học trở về, trong nhà chỉ thấy trống không. Có lúc cô cảm thấy dường như dưới bếp có tiếng lèo xèo như bà đang nấu ăn. Quỳnh lao xuống bếp, cặp sách vẫn còn chưa kịp để xuống. Nhưng rõ ràng, nơi đó đã lâu không ai châm lửa. Bịch gạo lổm ngổm toàn mọt với sâu, dưa muối của bà làm cũng đã thối. Quỳnh phải tự mua cơm về ăn, cô bé lần lượt xin tiền ba mẹ. Họ rất thông minh, biết rõ giá của bánh nướng và vở bài tập, nên Quỳnh chẳng bao giờ xin dư được xu nào. Cô bắt đầu vắt óc suy nghĩ làm sao để tiết kiệm được mấy hào tiền. Cô nhặt nhạnh những cuốn vở tập người khác dùng rồi, xé riêng những trang còn trắng, đóng lại để dùng. Cô cũng biết hàng bánh nướng nào bán rẻ, bánh lại to. Vào tiết thanh minh, cô dùng tiền tiết kiệm được mua mứt thị khô là thứ bà nội thích ăn để viếng mộ. Quỳnh cũng không phải là người đa cảm, cũng không thật gần gũi với bà. Nhưng tình yêu thương bà dành cho Quỳnh, cô luôn luôn ghi nhớ. Bà là người đàu tiên trên đời dành cho cô bé một tình cảm yêu thương trọn vẹn. Cho đến chết bà vẫn nhớ đến Quỳnh. Phụ nữ thường luôn nhớ những người tốt với họ, một chút xíu quan tâm, một chút ơn huệ, họ đều ghi nhớ.
Hôm ấy Quỳnh một mình trên núi cho đến khi màn đêm buông dần khiến cô không nhìn rõ chính mình. Cô thấy mình như là một phần của ngọn núi, không cần phải rời xa nữa. Còn bà nội đang tập tễnh đôi chân đầy sẹo và vết thương, bà đến để mang đứa cháu gái tội nghiệp đi với bà.
Bà nội qua đời nửa năm, ba Quỳnh cũng chết. Cũng là bệnh tim. Lần ấy, ba đánh mạt chược liên tục hai mươi giờ đồng hồ. Đúng lúc ông từ từ đứng lên, đếm đống tiền thắng được để ra về, bất ngờ ông ngã xuống, vĩnh viễn. Đôi mắt háo hức thậm chí còn chưa kịp nhắm lại. Con ngươi như lồi ra, tiền thắng được vẫn nắm chặt trong tay.
Chính Quỳnh vuốt mắt cho ba. Đôi mắt ba rất u tối, tựa như bị mắc rất nhiều bụi bặm. Quỳnh không cảm thấy thương tâm, nhưng rất buồn thấy tình cảnh của ba. Khi Mạn dắt Quỳnh đến phòng cấp cứu, ba đã tắt thở, vẫn là dáng vẻ như khi mới ngã xuống. Mạn thu gom số tiền ba Quỳnh thắng được, xếp lại từng tờ ngay ngắn rồi đi làm thủ tục hoả thiêu. Quỳnh đứng một mình bên cạnh giường, sợ hãi nhìn ba. Cô muốn quay đầu bỏ đi, nhưng lại bị một sức mạnh nào đó giữ lại, đẩy tới trước mặt ba. Cô vuốt mắt cho ba. Đôi mắt khép lại, Quỳnh cảm thấy như có tiếng đóng cửa. Có lẽ đó là ba đã ra đi. Từ nay ba đã cách biệt với Quỳnh, với mẹ Quỳnh và cả thế giới này. Điều làm cô hoang mang là hình ảnh của ba để lại cho Quỳnh quá mỏng manh mờ nhạt, đây là điều mà cả đời cô không thể thay đổi được nữa. Cô bé ngây thơ nghĩ rằng ba đã cho cô rất ít yêu thương trong khi ba vốn có đủ thời gian. Với một quãng thời gian rất dài, những biểu hiện yêu thương có thể tích luỹ cho lớn dần lên, trở thành một tình cha con thực sự. Thế mà cô không ngờ rằng, tình yêu đó đã không đủ sức kéo dài, không đủ để tích cóp. Đó là một tình phụ tử "nhỏ nhoi", vĩnh viễn không thay đổi được.
Quỳnh muốn viết chút gì về ba để làm kỷ niệm. Cô thấy cần phải viết, cho dù tình yêu đó nhỏ bé, mờ nhạt. Cần thiết phải chứng tỏ rằng tình yêu ấy đã tồn tại.
Quỳnh còn nhớ ba từng mua tặng cô một món đồ chơi. Đó là chú chuột Mickey đầu màu đen, mặc quần có dây vai. Lúc ấy cô còn rất bé, ba vẫn còn phong thái cao quý của nghệ thụât. Lúc đó, ba đáng yêu hơn sau này rất nhiều. Quỳnh nhớ hồi đó ba rất thích ra công viên gần nhà vào buổi chiều, xem những bức vẽ và thư pháp được bày bán.
Một hôm ba đem Quỳnh theo, để Quỳnh ngồi vắt vẻo trên ghi đông xe đạp. Trong công viên có người nặn búp bê bột, cha con Quỳnh ghé lại xem. Thấy Quỳnh thích thú ba bèn mua tặng cô bé một con. Hai cha con bất đồng ý kiến khi lựa chọn. Quỳnh thích chuột Mickey, thời đó đang sốt truyện tranh chuột Mickey. Ai cũng thấy đó là nhân vật truyện tranh được ưa thích nhất. Nhưng ba lại nhất quyết bắt Quỳnh chọn Tôn Ngộ Không. Ba bảo thầm với Quỳnh rằng, chú Tôn Ngộ Không này khó làm nhất, anh hàng phải mất nhiều công sức mới nặn ra được, vì vậy mua Tôn Ngộ Không là đáng tiền nhất. Nhưng đối với cô bé bảy tuổi như Quỳnh, điều quan trọng nhất là cô thấy gần gũi và ưa thích, đáng hay không đáng tiền có quan trọng gì đâu. Tính ba nghiêm khắc, Quỳnh chẳng bao giờ dám cãi lời. Ba nói nên mua Tôn Ngộ Không, đó chính là mệnh lệnh. Thế là ba trả tiền, còn Quỳnh cầm chú Tôn Ngộ Không, đi lẽo đẽo bên cạnh ba. Quỳnh thấy buồn buồn, vì Tôn Ngộ Không trông có vẻ hung dữ. Cô thấy sờ sợ khi cầm trong tay, về để trong nhà cũng sẽ thấy sợ. Quỳnh chẳng dám nói gì, bước đi chậm hơn. Ba đang đi nhanh, quay đầu lại nhìn Quỳnh hỏi, con làm sao thế. Quỳnh vẫn không nói gì. Ba lại hỏi "Nhất định muốn chuột Mickey à?" Quỳnh vẫn không đáp. Ba bước tới nắm tay Quỳnh, hai cha con đi ngược về phía hàng đồ chơi.
Cuối cùng, Quỳnh đã có trong tay chú chuột mặc quần có dây màu xanh đậm. Trên đường về Quỳnh hớn hở ra mặt,ngồi trên ghi đông xe đạp của ba, lúc thì giơ cao chú chuột, lúc gí ngay trước mặt ngắm nghĩa kỹ lưỡng. Cô bé lắc la lắc lư, cười vui hớn hở. Có lẽ vì cô động đậy quá mạnh, hoặc là khi giơ chú chuột lên cao đã che mất tầm nhìn của ba, Quỳnh chợt thấy cả người bị nghiêng đi một cái, chiếc xe lăn uỳnh ra giữa đường. Cả Quỳnh lẫn ba đều ngã ra khỏi xe, ba ngã đè lên Quỳnh, nặng ơi là nặng. Phải một lúc sau ba mới loạng choạng gương dậy, nạt vào mặt Quỳnh: Sao con không thể ngoan hơn một chút được à?
Quỳnh rất sợ ba nổi giận, ba từng đánh Quỳnh rất đau. Quỳnh hoảng quá, vội vàng đứng dậy, cúi đầu. Bất chợt nước mắt chảy ra. Không phải Quỳnh lo sợ một trận đòn mắng, cũng không phải vì đầu gối đã bị trầy xước đến chảy máu, mà vì phát hiện chuột Mickey trong tay đã bay mất đầu. Thân hình béo ục ịch với chiếc quần dây vai xanh bị đóng vào que gỗ một cách tội nghiệp trông chẳng khác gì bị xuyên một mũi lao bắt cá. Cái đầu với đôi tai tròn và chiếc mũi to chẳng tìm thấy đâu nữa. Cô bé cảm thấy như vừa chứng kiến một tai nạn giao thông và sự qua đời của một người thân. Quỳnh khóc rưng rức. Điều đó khiến ba Quỳnh không nổi giận nữa, đẩy chiếc xe đạp bước đi một cách nhẫn nại, bước chân khập khiễng. Quỳnh chậm chạp đi đằng sau lưng ba, hai tay bồng chú chuột không đầu.
Có lẽ đây là hồi ức sâu sắc nhất về ba của Quỳnh. Đó là lần duy nhất ba làm theo ý Quỳnh, đổi Tôn Ngộ Không thành chuột Mickey. Thế rồi hoạ vô đơn chí, chuột Mickey đã "chết ngoẻo" trên đường về nhà. Giống như sự "hữu nghị" giữa ba với Quỳnh, tắt lịm giữa đường, chẳng còn thêm lấy một cơ hội để cải thiện.
Quỳnh vuốt cho mắt ba khép lại, bụi bặm sẽ không rơi vào mắt ba nữa. Không biết đôi mắt ấy có thể sáng dần lên trên con đường hướng sang một thể giới khác.
Cái chết của ba cũng không đem lại ảnh hưởng gì lớn đối với Quỳnh và Mạn. Mạn vẫn đi chơi như cũ, Quỳnh thì đi học, nấu cơm cho mình. Có điều bây giờ cô chỉ có thể xin tiền một mình mẹ mà thôi. Thời gian đó, Mạn cũng đang bị bóng đen túng quẫn bao trùm. Mạn không dạo trên những con phố thương mại sầm uất hay những nơi tương tự như phố Đào Lý, bởi vì ở đó có quá nhiều những phụ nữ sang trọng quý phái trong những bộ quần áo đắt tiền mà chính cô cũng không gọi được tên nhãn hiệu. Cô nghiến răng, nhìn chòng chọc vào những bộ quần áo đó, vào những người đàn ông của họ, cảm thấy đáng lẽ những thứ đó phải thuộc về cô.
Mạn tự thề rằng cô sẽ giành lại tất cả những thứ đó. Những thứ đều là của cô.