Từ trại điều dưỡng về, Quỳnh im lặng suốt dọc đường. Trầm Hoà biết trong lòng Quỳnh có nhiều thắc mắc, hình tượng cao đẹp trong cô tan vỡ quá bất ngờ. Anh gợi ý tìm một quán cà phê ngồi nghỉ. Quỳnh rất do dự, cô cảm thấy khó chịu với quán xá xa lạ. Hai người lại đi thêm gần nửa thành phố, đến nơi mà Trầm Hoà đã làm sinh nhật cho Quỳnh. Quán đó thực ra rất tồi tàn, nằm trên vị trí đẹp ở phố Đào Lý. Vì vậy bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị giải toả. Biển hiệu đề hai chữ: “Đoạn Kiều“. Quỳnh chợt quay lại nói với Trầm Hoà: “Em lúc nào cũng hoài cựu, ngồi cà phê cũng muốn tìm quán cũ trước đây“. Trầm Hoà trả lời: “Đã biết cầu kia đã gãy, sao vẫn muốn đi qua?“.
Trầm Hoà gọi một ly cà phê, nói với Quỳnh:
- Em nhất định đang có rất nhiều câu hỏi? Cứ hỏi đi, nhưng có những việc anh cũng không biết. Nếu cả Tùng Vy và Dật Hán đều không nói thì anh không biết.
- Tùng Vy thành ra như bây giờ từ khi nào? Quỳnh bắt đầu hỏi, tay ôm ly sữa nóng, nóng lòng muốn dứt cơn đau dạ dày.
- Thực ra Tùng Vy vẫn lúc bệnh lúc khỏi. Thời gian trước, bà không ở trong trại. Anh đã sắp xếp để bà ở với bố mẹ anh. Nhưng về sau bà bỗng bệnh tình nghiêm trọng, không ai chăm sóc được nên phải đưa vào trại.
- Bà ấy về nước khi nào?
- Bà ấy về sau khi Dật Hán chết không lâu, có lẽ chỉ sau vài tháng. Lúc đó anh đã nói với bà Dật Hán đã chết, bệnh tình của bà lập tức nghiêm trọng hơn. Có một thời gian bà dưỡng bệnh trong trại. Về sau bệnh đỡ, nhưng bà lại quên việc Dật Hán đã chết, lại trở về trạng thái như trước, ngày nào cũng mong Dật Hán đến thăm mình. Bệnh tình lúc nặng lúc nhẹ, nhưng bà quên mất Dật Hán đã chết.
Quỳnh thấy xót xa, hai tay bóp chặt cốc sữa. Cô hỏi Dật Hán và Tùng Vy vì sao lại chia tay. Vì sao bà lại trở nên điên dại như vậy.
Tùng Vy quen Dật Hán khi mới mười sáu tuổi. Khi đó Dật Hán ở nhờ nhà bà cô tại Hàng Châu, chuẩn bị thi vào trường Mỹ thuật. Anh trai của Tùng Vy vẽ sơn dầu rất đẹp, Dật Hán bèn theo học ông ta, thường xuyên tới nhà Tùng Vy. Họ quen nhau từ đó. Sau, cha của Dật Hán đột ngột qua đời, cho gọi ông về kế tục gia nghiệp và chăm sóc mẹ. Dật Hán bèn rời khỏi Hàng Châu. Tùng Vy vốn tính bướng bỉnh, vì yêu Dật Hán đã lên phương Bắc tìm ông chẳng quản ngàn dặm xa xôi. Lúc đó, Dật Hán đã thi vào trường đại học S, vừa học vừa chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng, hết sức vất vả. Tùng Vy tìm đến với ông, Dật Hán rất vui mừng, nhưng mặt khác ông không biết phải chăm sóc cô thế nào. Cô vốn là một tiểu thư khuê các, thích nũng nịu và dựa vào ông. Khi Dật Hán đi học, cô thường đến thăm ông, đứng chờ ở ngoài. Dật Hán rất bận rộn, Tùng Vy ở thành phố này không ai thân thích, cô thường cảm thấy cô đơn. Sự nghiệp viết lách của cô bắt đầu từ lúc đó. Tùng Vy thích sự lãng mạn. Ông bà Tùng Vy du học ở Mỹ, gia đình có truyền thống Âu hoá. Niềm khát khao cuộc sống tự do và lòng đam mê theo đuổi nghệ thuật khiến cho Tùng Vy không thể chôn chân ở lì một chỗ. Tùng Vy hy vọng Dật Hán dừng học, theo cô ra nước ngoài. Đầu những năm 80 làn sóng xuất ngoại rộ lên. Ngoại quốc là lãng mạn, ngoại quốc là tự do, ngoại quốc là thời thượng.v.v. và.v.v... Nhưng Dật Hán không hề muốn ra nước ngoài. Ông vừa là con một, cần ở lại chăm sóc mẹ già, mặt khác ông yêu thích văn hoá phương Đông, say mê nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Giữa họ nảy sinh mâu thuẫn.
Tùng Vy là một cô gái rất Âu hoá. Đầu những năm 80 cô đã để tóc ngang vai, đi giày cao gót. Cô ngồi trầm lặng, tự châm thuốc hút, khiến mẹ Dật Hán và họ hàng của ông phát hoảng. Họ phản đối hai người đến với nhau. Lúc đó, cuốn sách đầu tiên của Tùng Vy mới xuất bản, được tán dương nhiệt liệt. Cô càng trở nên say mê với sáng tác, như xăng bắt lửa, cô muốn cuộc sống của mình thật nóng bỏng, thật cuồng say. Tùng Vy ngày càng trở nên bốc đồng, dễ kích động, thậm chí cô đã từng dùng dao cứa vào thịt mình, lúc khác lại đập phá mọi thứ một cách quyết liệt. Có lúc mất cảm hứng sáng tác, cô tuyệt vọng như đến ngày tận thế, cô thậm chí còn tranh cãi với mẹ của Dật Hán, khiến bà trượt ngã gãy chân. Bà uất ức ngã bệnh, mùa hè năm đó đã qua đời. Điều này khiến Dật Hán vô cùng đau khổ. Mặc dù cái chết của bà không hoàn toàn do lỗi của Tùng Vy, nhưng ông đã nhận ra mình và Tùng Vy không hợp nhau. Lối sống chân thành với bản thân tới mức bất chấp, thậm chí có phần dung túng cá nhân của Tùng Vy hấp dẫn không ít người, nhưng là người bình thường thì khó lòng chấp nhận. Dật Hán quyết định chia tay Tùng Vy. Cô buồn chán và đã từng bỏ thành phố này. Những việc tiếp theo, Trầm Hoà không biết rõ. Sau, Tùng Vy đã thực hiện được ước mơ du học ở Mỹ, còn Dật Hán cũng đã lấy vợ, sinh con. Vợ Dật Hán mất sớm...
Tuy nhiên, cuộc sống ở nước ngoài khiến Tùng Vy rất thất vọng. Sự bất đồng ngôn ngữ, phải làm thêm để kiếm tiền học phí, không có bạn bè, người thân, cô không còn tâm trí nào sáng tác, lúc nào cũng phải nghĩ đến việc kiếm tiền và đợi cấp thẻ công dân. Cuộc sống bí bức đó khiến Tùng Vy nghiện rượu rồi hút thuốc phiện. Mấy năm sau, cha cô sang thăm con gái đã không nhận ra con mình. Ông gửi cô vào trại cai nghiện và ở lại Mỹ để chăm nom cô. Năm Trầm Hoà liên hệ được với Tùng Vy, chính là lúc tinh thần của cô xuống thấp cực điểm. Trầm Hoà đã động viên cô tiếp tục viết, gầy dựng niềm tin trong cô. Tùng Vy rất muốn về nước, sau đó cô cũng viết thư cho Dật Hán, nhưng không nhận được hồi âm. Cô ngỡ là ông vẫn còn ghét mình. Cho đến bốn năm trước, cha mẹ Tùng Vy gặp tai nạn máy bay qua đời, Tùng Vy không còn gì lưu luyến ở Mỹ nữa, cô về nước, về với thành phố đã trở thành quê hương thứ hai của mình. Nhưng bấy giờ đã là “cảnh còn người mât“. Tùng Vy khủng hoảng tinh thần.
Trong ký ức nát vụn của Tùng Vy hiện tại, cô ấy dường như vẫn là một cô gái mới bắt đầu say mê sáng tác, khi cô mới đến thành phố này không lâu. Vì thế, cô không hề biết rằng Dật Hán đã chết, không cả nhớ rằng họ đã cãi nhau. Cô nói, mọi người cứ nói với Dật Hán là tôi đã tới đây, thế thôi. Đừng nói với người khác, họ có thể sẽ báo cho ba tôi biết, ba mẹ tôi sẽ lôi tôi về nhà... Khuôn mặt cô ngơ ngác, thơ ngây, cô sợ những cơn ác mộng, sợ sét đánh, sợ người lạ.
Trầm Hoà kể xong, dụi tắt thuốc. Cà phê trong ly đã nguội lạnh. Anh gọi phục vụ đem một ly mới. Quỳnh mãi sau mới hỏi đầy thương cảm:
- Tùng Vy không còn ai thân thích nữa sao?
- Không còn ai cả. Anh đã từng thử liên lạc với anh trai bà, nhưng ông ta cũng đã qua đời vì ung thư phổi. Người nhà của ông không ai quan tâm tới Tùng Vy.
- Sách của bà viết về Thuỷ Tiên kiêu ngạo, chỉ yêu mình, nhưng trong thực tế cuộc sống lại thảm thương đến vậy. Quỳnh thở dài.
- Bà ấy luôn sĩ diện. Dù ở Mỹ sống rất vất vả cũng không chịu trở về. Sau khi về nước bà chỉ tìm một mình anh, nhưng yêu cầu anh không nói với ai khác.
- Bao giờ bày ấy có thể ra khỏi trại điều dưỡng? Liệu bà ấy có thể tiếp tục viết không?
- Không biết, phụ thuộc vào bệnh tình có thuyên giảm hay không. Có viết được nữa không anh cũng chẳng biết, vì con đường của bà rất lệch lạc, nhiều lần đi quá xa, lại phải quay trở lại.
- Em nghĩ bà ấy nên tiếp tục viết, bởi vì bà chẳng còn gì cả, ngoài những trang viết. Quỳnh nói.
- Có lúc anh cũng không biết động viên bà ấy tiếp tục viết là giúp đỡ hay là hại bà ấy. Trầm Hoà băn khoăn nhìn dõi ra ngoài cửa sổ.
- Sao lại như thế?
- Tiếp tục viết, tức là tiếp tục đào bới ký ức, bà đã coi chúng là những gì thân yêu nhất, chẳng chịu buông tha.
- Điều em muốn cũng là để bà nhìn ra điều đó. Quỳnh mỉm cười.
- Ừ, sáng tác là cứu cánh của các người, nhưng cũng là tai nạn.
- Vậy là anh biết rõ em đang bị nguy hiểm. Quỳnh lại cười trả lời anh.
- Phải, anh biết vậy. Trầm Hoà buồn bã trả lời.
Quỳnh bỗng trào nước mắt, cô không dám tiếp tục nhìn vào đôi mắt sâu của Trầm Hoà. Cô gọi phục vụ tới, yêu cầu chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật. Cố gắng tỏ ra vui vẻ, cô nói:
- Lần đó anh làm sinh nhật cho em, em đã uống say, không kịp tận hưởng. Hôm nay em muốn ăn lại.
Hai người đều cảm thấy cuộc sống khó lường trước được, sinh ly tử biệt đều có số phận, không có gì nắm trong tay rồi tức là sẽ không đánh mất. Vì vậy có được cơ hội ngồi bên nhau, chia nhau đồ ăn, nói với nhau, yêu nhau, thực là đáng để trân trọng. Bánh ngọt được mang lên, nhân viên trong tiệm tưởng hai người làm sinh nhật thật, bèn vây cả xung quanh hát mừng bài ca sinh nhật. Quỳnh thấy buồn cười, cô bảo mỗi lần ra quán đều gọi bánh sinh nhật chắc sẽ vui lắm. Trầm Hoà cười gật đầu.
Quỳnh nói thực ra mình vẫn thường mơ thấy Tùng Vy. Cô và Trầm Hoà gần nhau đã lâu, dường như luôn tránh nói tới Tùng Vy, nhưng cuối cùng cô đã nhắc tới. Ngay từ đầu Trầm Hoà đã biết Quỳnh rồi sẽ nói đến Tùng Vy, giữa hai người này dường như có rất nhiều sợi dây liên hệ nho nhỏ, đi mãi thể nào cũng gặp nhau.
- Mơ thấy cô ấy làm sao?
- Mơ thấy bà ấy kể cho em nghe chuyện của Dật Hán với bà.
- Chuyện thế nào?
- Không nhớ nữa. Lúc đó em còn cố gắng để ghi nhớ nữa, nhưng chẳng nhớ được gì.
- Ừ.
- Bà ấy đang ở đâu, cho em đi thăm đi! Quỳnh bỗng chợt van xin.
- Tại sao lại muốn gặp bà ấy? Hiếu kỳ à?
- Đương nhiên là không. Bà là thần tượng thời thiếu nữ của em. Em biết chú Dật Hán thích kiểu người như thế, nên cũng muốn được giống bà.
- Để cho chú Dật Hán thích em à?
- Vâng.
- Em và bà ấy quả là có nhiều điểm giống.
- Thật không?
- Thật, nếu Lục Dật Hán không chết, có thể ông sẽ rất thích em đấy! Trầm Hoà cảm động.
Quỳnh bỗng nhớ tới đêm cuối cùng hôm ấy, ánh mắt của Dật Hán mơ màng. Ông nhìn Quỳnh rồi nói: “Chú cảm thấy thật quen thuộc“. Hóa ra là như vậy. Cô đã trở nên rất giống Tùng Vy, đúng với mơ ước của mình. Nhưng chỉ là thứ “đồ nhái“. Quỳnh thở dài. Đó chỉ là một giấc mơ.
Quỳnh bỗng lại hỏi:
- Anh có tình cảm thế nào với Tùng Vy?
- Là bạn tốt rất nhiều năm.
- Nhất định là anh rất thích bà ấy. Vì thế anh đã cưu mang em. Quỳnh nửa đùa nửa thật.
- Bà ấy hơn anh bảy tuổi, anh rất kính trọng bà, cũng rất nâng niu tài năng của bà. Trầm Hoà không hề giận, trả lời bình thản.
- Bà ấy là giấc mơ anh không thực hiện được.
Dần đến mùa đông. Thành phố này ô nhiễm rất nặng. Sương mù dày đặc buổi sáng khiến người ta tuyệt vọng. Quỳnh thỉnh thoảng mới đến trường. Đã là năm cuối, mọi người đều đang tự tìm lấy đường đi cho mình. Quỳnh cũng nhìn thấy Lâm Diệu Nghị. Có một đám con gái năm dưới xúm xít đến xin cô ta chữ ký, khuôn mặt cô ta thật thanh thoát, nói năng khoan hoà nhẹ nhõm. Mấy cô bé trò chuyện với cô ta về tình tiết trong “Nụ cười như hoa“. Họ nói họ rất thích Hỉ Nhiên, dù là ở trong nghịch cảnh, nhưng lúc nào cũng bình thản, chân thành, trong lòng không chút oán hận. Quỳnh từ từ đi ngang qua, cô mỉm cười đứng lại một bên. Chờ cho các cô bé đi hết, Diệu Nghị lập tức chuyển sang dữ dằn, hỏi Quỳnh: “Rốt cục cô định làm gì?“. Quỳnh cười đáp: “Thực ra tôi chỉ muốn nghe xem mấy cô bé đó nhận xét thế nào về các nhân vật trong truyện. Cô biết không, đó là một cảm giác hạnh phúc, đáng tiếc là cô không bao giờ hiểu được“. Quỳnh nói xong thủng thẳng bỏ đi.
Còn Quỳnh và Trầm Hoà, ngoài chuyện viết lách, giữa họ chỉ còn chuyện của Dật Hán và Tùng Vy. Cả Quỳnh và Trầm Hoà đều cảm nhận được sự ngăn cách khiến họ không thể lại gần nhau. Giữa họ lúc nào cũng là Lục Dật Hán và Tùng Vy. Trầm Hoà luôn cảm thấy Quỳnh lúc nào cũng túm chặt lấy mọi thứ liên quan đến Lục Dật Hán không buông. Còn Quỳnh cảm thấy bất luận là Dật Hán hay Trầm Hoà, cô đều chỉ là một vật thay thế đáng buồn. Niềm kiêu hãnh khiến họ coi nhẹ tình cảm của nhau. Vì thế có lúc, họ vì sự so đo ấy mà thành ra cãi nhau.
Chẳng hạn như vào một buổi tối đẹp đẽ. Quỳnh đọc đoạn tiểu thuyết viết mấy hôm trước cho Trầm Hoà nghe. Trầm Hoà khen “Hay lắm, đoạn này viết rất hay, khiến anh nghĩ tới Tùng Vy viết...“.
Quỳnh cắt ngang, lạnh lùng: “Anh chỉ thích những tiểu thuyết rất giống với tiểu thuyết của Tùng Vy, có phải không?“.
Trầm Hoà sững người. “Đây có, anh chỉ nói ra cảm giác của anh thôi“.
Quỳnh nói, “Phải, cảm giác đó là thực. Điều anh nghĩ tới đầu tiên chính là Tùng Vy“.
Trầm Hoà nói “Em hơi vô lý. Chẳng phải em cũng thích Tùng Vy à?“.
“Hàng nhái không có quyền thích hàng thật, phải vậy không?“.
Trầm Hoà cảm thấy nói tiếp chỉ làm tổn thương nhau thêm. Anh đứng dậy đi ra khỏi cửa. Liền mấy ngày anh không quay lại. Quỳnh ít khi ra khỏi nhà. Quỳnh tự nhủ: Quỳnh, mày phải viết cuốn sách này hay hơn cả Tùng Vy... Nhưng khi ngồi trước máy tính, cô không viết nổi dù chỉ một chữ, dần dà cô ngủ gục luôn trên bàn. Đến chiều, cô ra cầu thang ngồi hút thuốc một mình. Trên mặt đất là những mẩu thuốc dài dài ngắn ngắn, trông như một đám nấm độc mọc lên sau mưa.
Vài ngày sau Trầm Hoà quay lại, Quỳnh không có nhà. Anh ngồi đợi cô về. Một lát, Quỳnh xách rất nhiều thức ăn đi vào nhà. Tựa như cô biết anh sẽ đến. Cô cũng muốn quên đi chuyện cãi vã, cười hì hì nói với Trầm Hoà định làm món gì cho bữa tối. Những lúc như vậy, Trầm Hoà cảm thấy như chưa hề xảy ra chuyện gì, tôi hậm chí Dật Hán hay Tùng Vy hay bản thảo tất tật đều không tồn tại. Họ như một đôi vợ chồng trẻ bình thường nhất trên đời. Cuộc sống đầy hương vị bếp núc và những tranh cãi nho nhỏ.
Nhưng Quỳnh không làm tình với anh. Mỗi lần anh hôn cô đều rất sâu rất dài, tựa như muốn bồi thường tất cả mọi thiếu thốn của cô trước đây. Anh dìu cô đến chốn chân mây, và đòi hỏi cô, khao khát cô. Nhưng khi họ vừa đến bên giường, Quỳnh chợt thấy cực kỳ sợ hãi. Trong đầu cô như có từng rạch chớp, những hình ảnh Mạn làm tình với Dật Hán, Trác với Tiểu Nhan, tất cả lớp lớp hiện về. Niềm đam mê từ sự tiếp xúc thể xác kia chỉ mang lại cho cô sự đau khổ. Mắt cô từng bị thương vì thứ ánh sáng trắng ấy. Vết thương sâu hoắm không thể lấp bằng. Cô bỗng như vừa bị giáng một đòn chí mạng, vùng thoát khỏi vòng tay Trầm Hoà. Cô liên tục thụt lùi, rồi co rúm người ở chân tường, cô khóc. Trầm Hoà hết sức dịu dàng, anh chỉ đưa tay cho cô, đỡ cô đứng dậy. Sau đó anh cùng cô ngồi xuống bên giường. Anh nhẹ nhàng vuốt ve tóc cô, động viên cô. Quỳnh nép đầu vào ngực anh thút thít. Suốt đêm họ chỉ ôm nhau, sưởi ấm cho nhau rồi đi vào giấc ngủ.
Tính khí của Quỳnh ngày một u ám khó lường. Có lẽ vì thời niên thiếu luôn sống trong ức chế, nay bỗng hoàn toàn không còn mục đích, cảm xúc của Quỳnh mặc nhiên phát triển. Trầm Hoà thừa nhận rằng, sự bất thường đó có chỗ khiến người khác thấy say mê, nhưng quá đỗi lộn xộn, không thể kiềm chế. Có lần cãi nhau, Trầm Hoà nhìn thấy Quỳnh dùng dao khắc dấu lên da thịt. Anh đau lòng hỏi cô vì sao, Quỳnh chỉ cười hì hì mà rằng, Tùng Vy hồi trẻ cũng từng làm như thế. Ấy là cô ám chỉ tiểu thuyết của Tùng Vy có chỗ kể cô dùng dao khắc tên mình lên cánh tay. Trầm Hoà rất lo lắng, anh cảm thấy Tùng Vy và Quỳnh ngày càng giống nhau, không chỉ giống ở những điểm khiến người khác say mê, còn giống ở những chỗ khiến người ta thấy sợ hãi. Cuối cùng Trầm Hoà nói với Quỳnh: “Anh nghĩ là anh nên đưa em đến thăm Tùng Vy, đợi khi em viết xong cuốn này, mình sẽ đi ngay“.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Từ trại điều dưỡng về, Quỳnh im lặng suốt dọc đường. Trầm Hoà biết trong lòng Quỳnh có nhiều thắc mắc, hình tượng cao đẹp trong cô tan vỡ quá bất ngờ. Anh gợi ý tìm một quán cà phê ngồi nghỉ. Quỳnh rất do dự, cô cảm thấy khó chịu với quán xá xa lạ. Hai người lại đi thêm gần nửa thành phố, đến nơi mà Trầm Hoà đã làm sinh nhật cho Quỳnh. Quán đó thực ra rất tồi tàn, nằm trên vị trí đẹp ở phố Đào Lý. Vì vậy bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị giải toả. Biển hiệu đề hai chữ: “Đoạn Kiều“. Quỳnh chợt quay lại nói với Trầm Hoà: “Em lúc nào cũng hoài cựu, ngồi cà phê cũng muốn tìm quán cũ trước đây“. Trầm Hoà trả lời: “Đã biết cầu kia đã gãy, sao vẫn muốn đi qua?“.
Trầm Hoà gọi một ly cà phê, nói với Quỳnh:
- Em nhất định đang có rất nhiều câu hỏi? Cứ hỏi đi, nhưng có những việc anh cũng không biết. Nếu cả Tùng Vy và Dật Hán đều không nói thì anh không biết.
- Tùng Vy thành ra như bây giờ từ khi nào? Quỳnh bắt đầu hỏi, tay ôm ly sữa nóng, nóng lòng muốn dứt cơn đau dạ dày.
- Thực ra Tùng Vy vẫn lúc bệnh lúc khỏi. Thời gian trước, bà không ở trong trại. Anh đã sắp xếp để bà ở với bố mẹ anh. Nhưng về sau bà bỗng bệnh tình nghiêm trọng, không ai chăm sóc được nên phải đưa vào trại.
- Bà ấy về nước khi nào?
- Bà ấy về sau khi Dật Hán chết không lâu, có lẽ chỉ sau vài tháng. Lúc đó anh đã nói với bà Dật Hán đã chết, bệnh tình của bà lập tức nghiêm trọng hơn. Có một thời gian bà dưỡng bệnh trong trại. Về sau bệnh đỡ, nhưng bà lại quên việc Dật Hán đã chết, lại trở về trạng thái như trước, ngày nào cũng mong Dật Hán đến thăm mình. Bệnh tình lúc nặng lúc nhẹ, nhưng bà quên mất Dật Hán đã chết.
Quỳnh thấy xót xa, hai tay bóp chặt cốc sữa. Cô hỏi Dật Hán và Tùng Vy vì sao lại chia tay. Vì sao bà lại trở nên điên dại như vậy.
Tùng Vy quen Dật Hán khi mới mười sáu tuổi. Khi đó Dật Hán ở nhờ nhà bà cô tại Hàng Châu, chuẩn bị thi vào trường Mỹ thuật. Anh trai của Tùng Vy vẽ sơn dầu rất đẹp, Dật Hán bèn theo học ông ta, thường xuyên tới nhà Tùng Vy. Họ quen nhau từ đó. Sau, cha của Dật Hán đột ngột qua đời, cho gọi ông về kế tục gia nghiệp và chăm sóc mẹ. Dật Hán bèn rời khỏi Hàng Châu. Tùng Vy vốn tính bướng bỉnh, vì yêu Dật Hán đã lên phương Bắc tìm ông chẳng quản ngàn dặm xa xôi. Lúc đó, Dật Hán đã thi vào trường đại học S, vừa học vừa chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng, hết sức vất vả. Tùng Vy tìm đến với ông, Dật Hán rất vui mừng, nhưng mặt khác ông không biết phải chăm sóc cô thế nào. Cô vốn là một tiểu thư khuê các, thích nũng nịu và dựa vào ông. Khi Dật Hán đi học, cô thường đến thăm ông, đứng chờ ở ngoài. Dật Hán rất bận rộn, Tùng Vy ở thành phố này không ai thân thích, cô thường cảm thấy cô đơn. Sự nghiệp viết lách của cô bắt đầu từ lúc đó. Tùng Vy thích sự lãng mạn. Ông bà Tùng Vy du học ở Mỹ, gia đình có truyền thống Âu hoá. Niềm khát khao cuộc sống tự do và lòng đam mê theo đuổi nghệ thuật khiến cho Tùng Vy không thể chôn chân ở lì một chỗ. Tùng Vy hy vọng Dật Hán dừng học, theo cô ra nước ngoài. Đầu những năm 80 làn sóng xuất ngoại rộ lên. Ngoại quốc là lãng mạn, ngoại quốc là tự do, ngoại quốc là thời thượng.v.v. và.v.v... Nhưng Dật Hán không hề muốn ra nước ngoài. Ông vừa là con một, cần ở lại chăm sóc mẹ già, mặt khác ông yêu thích văn hoá phương Đông, say mê nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Giữa họ nảy sinh mâu thuẫn.
Tùng Vy là một cô gái rất Âu hoá. Đầu những năm 80 cô đã để tóc ngang vai, đi giày cao gót. Cô ngồi trầm lặng, tự châm thuốc hút, khiến mẹ Dật Hán và họ hàng của ông phát hoảng. Họ phản đối hai người đến với nhau. Lúc đó, cuốn sách đầu tiên của Tùng Vy mới xuất bản, được tán dương nhiệt liệt. Cô càng trở nên say mê với sáng tác, như xăng bắt lửa, cô muốn cuộc sống của mình thật nóng bỏng, thật cuồng say. Tùng Vy ngày càng trở nên bốc đồng, dễ kích động, thậm chí cô đã từng dùng dao cứa vào thịt mình, lúc khác lại đập phá mọi thứ một cách quyết liệt. Có lúc mất cảm hứng sáng tác, cô tuyệt vọng như đến ngày tận thế, cô thậm chí còn tranh cãi với mẹ của Dật Hán, khiến bà trượt ngã gãy chân. Bà uất ức ngã bệnh, mùa hè năm đó đã qua đời. Điều này khiến Dật Hán vô cùng đau khổ. Mặc dù cái chết của bà không hoàn toàn do lỗi của Tùng Vy, nhưng ông đã nhận ra mình và Tùng Vy không hợp nhau. Lối sống chân thành với bản thân tới mức bất chấp, thậm chí có phần dung túng cá nhân của Tùng Vy hấp dẫn không ít người, nhưng là người bình thường thì khó lòng chấp nhận. Dật Hán quyết định chia tay Tùng Vy. Cô buồn chán và đã từng bỏ thành phố này. Những việc tiếp theo, Trầm Hoà không biết rõ. Sau, Tùng Vy đã thực hiện được ước mơ du học ở Mỹ, còn Dật Hán cũng đã lấy vợ, sinh con. Vợ Dật Hán mất sớm...
Tuy nhiên, cuộc sống ở nước ngoài khiến Tùng Vy rất thất vọng. Sự bất đồng ngôn ngữ, phải làm thêm để kiếm tiền học phí, không có bạn bè, người thân, cô không còn tâm trí nào sáng tác, lúc nào cũng phải nghĩ đến việc kiếm tiền và đợi cấp thẻ công dân. Cuộc sống bí bức đó khiến Tùng Vy nghiện rượu rồi hút thuốc phiện. Mấy năm sau, cha cô sang thăm con gái đã không nhận ra con mình. Ông gửi cô vào trại cai nghiện và ở lại Mỹ để chăm nom cô. Năm Trầm Hoà liên hệ được với Tùng Vy, chính là lúc tinh thần của cô xuống thấp cực điểm. Trầm Hoà đã động viên cô tiếp tục viết, gầy dựng niềm tin trong cô. Tùng Vy rất muốn về nước, sau đó cô cũng viết thư cho Dật Hán, nhưng không nhận được hồi âm. Cô ngỡ là ông vẫn còn ghét mình. Cho đến bốn năm trước, cha mẹ Tùng Vy gặp tai nạn máy bay qua đời, Tùng Vy không còn gì lưu luyến ở Mỹ nữa, cô về nước, về với thành phố đã trở thành quê hương thứ hai của mình. Nhưng bấy giờ đã là “cảnh còn người mât“. Tùng Vy khủng hoảng tinh thần.
Trong ký ức nát vụn của Tùng Vy hiện tại, cô ấy dường như vẫn là một cô gái mới bắt đầu say mê sáng tác, khi cô mới đến thành phố này không lâu. Vì thế, cô không hề biết rằng Dật Hán đã chết, không cả nhớ rằng họ đã cãi nhau. Cô nói, mọi người cứ nói với Dật Hán là tôi đã tới đây, thế thôi. Đừng nói với người khác, họ có thể sẽ báo cho ba tôi biết, ba mẹ tôi sẽ lôi tôi về nhà... Khuôn mặt cô ngơ ngác, thơ ngây, cô sợ những cơn ác mộng, sợ sét đánh, sợ người lạ.
Trầm Hoà kể xong, dụi tắt thuốc. Cà phê trong ly đã nguội lạnh. Anh gọi phục vụ đem một ly mới. Quỳnh mãi sau mới hỏi đầy thương cảm:
- Tùng Vy không còn ai thân thích nữa sao?
- Không còn ai cả. Anh đã từng thử liên lạc với anh trai bà, nhưng ông ta cũng đã qua đời vì ung thư phổi. Người nhà của ông không ai quan tâm tới Tùng Vy.
- Sách của bà viết về Thuỷ Tiên kiêu ngạo, chỉ yêu mình, nhưng trong thực tế cuộc sống lại thảm thương đến vậy. Quỳnh thở dài.
- Bà ấy luôn sĩ diện. Dù ở Mỹ sống rất vất vả cũng không chịu trở về. Sau khi về nước bà chỉ tìm một mình anh, nhưng yêu cầu anh không nói với ai khác.
- Bao giờ bày ấy có thể ra khỏi trại điều dưỡng? Liệu bà ấy có thể tiếp tục viết không?
- Không biết, phụ thuộc vào bệnh tình có thuyên giảm hay không. Có viết được nữa không anh cũng chẳng biết, vì con đường của bà rất lệch lạc, nhiều lần đi quá xa, lại phải quay trở lại.
- Em nghĩ bà ấy nên tiếp tục viết, bởi vì bà chẳng còn gì cả, ngoài những trang viết. Quỳnh nói.
- Có lúc anh cũng không biết động viên bà ấy tiếp tục viết là giúp đỡ hay là hại bà ấy. Trầm Hoà băn khoăn nhìn dõi ra ngoài cửa sổ.
- Sao lại như thế?
- Tiếp tục viết, tức là tiếp tục đào bới ký ức, bà đã coi chúng là những gì thân yêu nhất, chẳng chịu buông tha.
- Điều em muốn cũng là để bà nhìn ra điều đó. Quỳnh mỉm cười.
- Ừ, sáng tác là cứu cánh của các người, nhưng cũng là tai nạn.
- Vậy là anh biết rõ em đang bị nguy hiểm. Quỳnh lại cười trả lời anh.
- Phải, anh biết vậy. Trầm Hoà buồn bã trả lời.
Quỳnh bỗng trào nước mắt, cô không dám tiếp tục nhìn vào đôi mắt sâu của Trầm Hoà. Cô gọi phục vụ tới, yêu cầu chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật. Cố gắng tỏ ra vui vẻ, cô nói:
- Lần đó anh làm sinh nhật cho em, em đã uống say, không kịp tận hưởng. Hôm nay em muốn ăn lại.
Hai người đều cảm thấy cuộc sống khó lường trước được, sinh ly tử biệt đều có số phận, không có gì nắm trong tay rồi tức là sẽ không đánh mất. Vì vậy có được cơ hội ngồi bên nhau, chia nhau đồ ăn, nói với nhau, yêu nhau, thực là đáng để trân trọng. Bánh ngọt được mang lên, nhân viên trong tiệm tưởng hai người làm sinh nhật thật, bèn vây cả xung quanh hát mừng bài ca sinh nhật. Quỳnh thấy buồn cười, cô bảo mỗi lần ra quán đều gọi bánh sinh nhật chắc sẽ vui lắm. Trầm Hoà cười gật đầu.