Chuyện gì có lợi ắt cũng có hại.
Nếu đật bước này xuống, thuận theo Thiên Đạo, dung nhập thiên địa, ta chính là thiên địa, thiên địa vô hạn. thứ đang chờ sẵn Dư Tắc Thành chính là nguy cơ Hóa Đạo, đây là Thiên kiếp của Dư Tắc Thành.
Nếu rút bước này lại, nghịch thiên mà đi, khống chế Thiên Đạo, ta chính là thần, vậy sẽ không có nguy cơ Hóa Đạo. Nhưng nắm được lực lượng hùng mạnh như vậy, họa mê muội của Hiên Viên kiếm phái ắt sẽ xuất hiện, đây cũng là Thiên kiếp của Dư Tắc Thành.
Giữa hai ắt phải chọn một, dường như cả thiên địa đang chờ đợi quyết định của Dư Tắc Thành. Bạn đang đọc truyện được lấy tại chấm cơm.
Dư Tắc Thành chỉ mỉm cười, trong khoảnh khắc hắn đã quyết định. Chân hắn không đật xuống cũng không rút về, mà là nhảy vọt về phía trước, lúc này hai chân mới chấm đất.
Mệnh ta do ta. không phải do trời, cả thuận lẫn nghịch đều không phải là lựa chọn của ta. Lựa chọn của ta là thích thuận thì thuận, thích nghịch thì nghịch. ta thích thế nào thì chọn thế đó.
Đạo của ta là đạo Tự Do, thiên địa này không thể ngăn cản được lòng ta. Tự do của ta không ai có thể quyết định là thuận là nghịch, cuộc đời của ta do ta làm chủ.
Nguy cơ Hóa Đạo hay họa mê muội gì đó cứ việc tới đây, ta không sợ. Ta là Dư Tắc Thành. Dư Tắc Thành không hề sợ hãi. Ta sẽ dũng cảm đối mặt với các ngươi, đập nát hoàn toàn các ngươi, giày xéo các ngươi dưới chân. Cuộc đời của ta, đạo của ta sao thể dung cho các ngươi thao túng.
Theo ý niệm này, Dư Tắc Thành tiến vào cảnh giới Độ Kiếp. Hắn bật cười vang, tiếp tục bước chậm giữa non xanh nước biếc, giữa biển hoa ngào ngạt hương thơm.
Ta chính là ta...
Cảnh giới đề thăng, đại đạo duy ngã. Tự nhiên Thiên Đạo càng tiến thêm một bước.
Dư Tắc Thành đi về phía trước, mỗi một bước đi của hắn. trên đầu mây mù cuồn cuộn, gió nối ào ào, mặt trời trốn sau mây, sấm nối đì đùng, thiên địa dị tượng xuất hiện không ngừng.
Sau một nước vừa rồi, ngoại trừ nâng cao tu vi, đạt tới cảnh giới Độ Kiếp, Dư Tắc Thành còn có cảm ngộ, tu vi tiến thêm bước nữa.
Hơn nữa Dư Tắc Thành còn có linh cảm rằng, lực Thần Uy thứ ba của mình sắp sửa sinh ra.
Năm xưa Dư Tắc Thành đại chiến cũng Vương Thư Nguyên, chịu đựng mấy đòn lực Thần Uy của y, bị thương mà không chết, từ đó Tiên Tần Luyện Khí thuật tiến hóa, biến dị Hồng Mông tử quang, lãnh ngộ được lực Thần Uy.
Cuối cùng trên cơ sỡ kiếm ý thứ nhất, Hiên Viên Lục Kiếm, ngộ ra Kiếm Ý Như Thiên, hóa thành lực Thần Uy.
Ban đầu. lực Thần Uy của Dư Tắc Thành cùng loại với Tâm Kiếm thuật của Tâm Kiếm Thiền Tông, có thể khiến cho kiếm ý của mình từ hình đến chất, từ Kiếm Ý Như Thiên hóa
ra vật chất chân chính. Không hề chỉ có thần niệm, mà là hóa thành vật chất tồn tại thật sự, kiếm ý chân chính hiện thực hóa.
Nhưng biến ào như vậy cũng không phải tồn tại vĩnh viễn, chỉ được một. hai lần hô hấp. Sau khi ào hóa ra vật chất, lực Thần Uy biến mất, vật chất tiêu tan. Thật ra lực Thần Uy này cũng gần như cùng loại với cảnh giới tối cao của Tâm Kiếm thuật của Tâm Kiếm Thiền Tông tâm niệm sở động, huyễn hóa thế giới,
Chỗ khác nhau chính là. Tâm Kiếm thuật biến ào hết thảy đều là tâm niệm, chỉ có lực sát thương, xong việc sẽ biến mất.
Mà lực lượng vật chất do lực Thần Uy của Dư Tắc Thành biến thành, tuy rằng cũng sẽ biến mất. nhưng hắn lợi dụng lực Thần Uy của minh thay đổi sự vật trong thực tế. Tuy rằng lực Thần Uy tiêu tan, nhưng thay đổi này sẽ tiếp tục tồn tại.
Lúc Dư Tắc Thành tạo ra phần mộ cho Lưu Thi Vận chính là như thế. Hắn luyện hóa đại địa, nấu chày đất đá thành dung nham, dung nham hóa thành đá tàng kỳ dị, xây dựng mộ phần. Cuối cùng tảng đá kỳ dị cũng không tiêu tan, tồn tại vĩnh viễn.
Nguồn gốc chủ yếu của lực Thần Uy này là do lần trước Dư Tắc Thành cảm ngộ và hâm mộ trong khi sử dụng Hiên Viên Thần Kiếm.
Dư Tắc Thành gập Hiên Viên Hoàng đế, khống chế Thiên Lại Cự Nhân luyện hóa Hiên Viên Thần Kiếm. Lực Thần Uy của Hiên Viên Thần Kiếm quá hùng mạnh, khiến cho hắn mê muội, trong vô tình bất chước theo lực Thần Uy của Hiên Viên Thần Kiếm, cho nên hắn mới có thể có được lực Thần Uy như vậy.
Vốn nguồn gốc kiếm ý của hắn là Hiên Viên Lục Kiếm, mà Hiên Viên Lục Kiếm có quan
hệ móng manh với Hiên Viên Thần Kiếm. Có câu là trăm sông đổ về một biển, cho nên lực Thần Uy của Dư Tắc Thành chính là như thế. Chỉ cần nghĩ tới là có thể thực hiện.
Trong đó lần mà Dư Tắc Thành sử dụng đạt mức hùng mạnh nhất, chính là xuất ra hai loại pháp tắc Thiên Đạo ẩn trong hai thanh phi kiếm cửu giai Thúy Mi Thiền Tấn và Vạn Sinh Tịch Diệt Sát Sinh kiếm, chém một kiếm tan tành Tâm Ma Tàn Ảnh.
Đây là lực Thần Uy thứ nhất của Dư Tắc Thành, lực Thần Uy Hóa, hiện hóa hết thảy suy nghĩ của mình, cùng có thể nắm chúng trong tay một cách hoàn mỹ.Theo thời gian tiến triển, dần dần hắn có được lực Thần Uy thứ hai, lực Thần Uy này có thể đề thăng phi kiếm, pháp bảo cửu giai lên một cảnh giới.
Nhờ vào lực Thần Uy này, Dư Tắc Thành điều khiển năm thanh phi kiếm thập giai, hai món pháp bảo thập giai đánh bại rất nhiều cường địch vây công Hiên Viên kiếm phái, nhận được danh hiệu thiên hạ đệ nhất nhân.
Sau Dư Tắc Thành không sử dụng đơn độc một lực Thần Uy nữa, mà là dung nhập hai lực Thần Uy lại với nhau. Thật ra lực Thần Uy thứ hai cũng có gia tăng tác dụng với lực Thần Uy thứ nhất một cách khó hiểu.
Lực Thần Uy thứ nhất sinh ra biến hóa, hiện hóa những gì tâm niệm suy nghĩ. khống chế hết thảy những gì mình hiện hóa ra, sau đó dần dần khuếch tán. Ngau cả thiên địa chứa đựng hết thỷ những gì Dư Tắc Thành hiện hóa, cũng bị hắn khống chế chặt chẽ trong tay.
Thần uy như hài, thần uy như thiên, thần uy như sơn, thần uy như ngục.
Trong lực Thần Uy này, hết thảy trong thiên địa đều bị Dư Tắc Thành khống chế.
Thiên địa nguyên khí. âm dương nhị khí. lực Ngũ Hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Cửu Thiên Cương Sát, nhật nguyệt tinh thần, đất nước gió lửa, đồi núi sông ngòi... hết thảy trong thiên địa đều nằm trong bàn tay Dư Tắc Thành.
Cho nên hắn chỉ xuất ra một kiếm nhẹ nhàng, đã đánh cho Vương Thư Nguyên cuốn vó chạy dài.
Sau trải qua cuộc sống phàm nhân sáu mươi năm. rốt cục Dư Tắc Thành lãnh ngộ được pháp tắc Thiên Đạo của mình, chính là Thiên Đạo Tự Nhiên.
Thiên địa tự nhiên, vạn pháp tự nhiên, lực Thần Uy tự nhiên.
Hết thảy thuận theo tự nhiên, thì ra Dư Tắc Thành cần sử dụng lực Thần Uy, dốc hết toàn lực phát huy, hợp nhất hai loại lực Thần Uy mới có thể đạt tới trạng thái khống chế thiên địa trong lòng bàn tay.
Giờ phút này pháp tắc Thiên Đạo của Dư Tắc Thành trở nên hết sức nhẹ nhàng thoải mái, bạo phát toàn lực, sử dụng năng lực khống chế thiên địa có được từ lực Thần Uy biến thành bản năng cơ bản của Dư Tắc Thành, giống như bàn năng đơn giản nhất là ăn cơm uống nước.
Đến lúc này, thực lực Dư Tắc Thành nâng cao rất nhiều, đây là lực lượng của Chân Nhất Thần Quân. Lực Thần Uy trong quá khứ cần dốc hết toàn lực mới có thể đạt được hiệu quả, hiện tại Dư Tắc Thành chỉ cần thuận theo tự nhiên là có thể đạt tới, trở thành năng lực bình thường đơn giản nhất của hắn.
Thiên địa duy ngã, ngã vì thiên địa. Trong thiên địa này, ta chính là thần, ý niệm của ta chính là ý niệm của thiên địa.
Nhưng thiên địa mà Dư Tắc Thành khống chế trong tay cũng không phải là vô bờ bến, mà có giới hạn trong phạm vi ba trăm dặm.
Đây là phát hiện của Dư Tắc Thành trong trận chiến lần thứ hai với Vương Thư Nguyên. Cho dù Vương Thư Nguyên đã xuất ra phi kiếm thập giai, nhưng xung quanh Dư Tắc Thành ba trăm dặm. đồi núi sông ngòi, nhật nguyệt tinh thần, mưa gió, tất cả đều nằm trong sự khống chế của hắn. Thiên địa nhất thể, vạn vật là kiếm, hết thảy đều là kiếm của hắn.
Bất quá đây mới chỉ là trạng thái cơ bàn của Dư Tắc Thành, nước lên thì thuyền lên, lực Thần Uy kia cũng gia tăng theo Dư Tắc Thành tiến nhập cảnh giới Phản Hư Chân Nhất.
Lúc này lực Thần Uy chính là cảnh giới Thần Ngã, bất kể Dư Tắc Thành sử dụng lực lượng thế nào, thiên địa cũng sẽ không sinh ra Thiên kiếp, bởi vì thiên địa và Dư Tắc Thành đã trở thành một thể.
Lúc này lực Thần Uy của Dư Tắc Thành đã tiến hóa tới mức có thể gia tăng uy lực pháp tắc Thiên Đạo của hắn vô hạn.
Trận chiến đối kháng Hỗn Độn Lão Tổ, Dư Tắc Thành sử dụng lực Thần Uy của mình có thể hóa thành huyết hải, hóa dung nham thành kiếm. Lúc ấy Thiên Đạo Tự Nhiên của hắn không còn là ba trăm dặm nữa. có thể trải rộng khắp tinh cầu, lấy tinh cầu làm kiếm của mình.
Tới phút cuối cùng, thậm chí Dư Tắc Thành còn có thể cảm giác được, mình có thể hóa toàn bộ vũ trụ trở thành Thiên Đạo Kiếm của mình.
Đây là lực Thần Uy của Dư Tắc Thành hiện tại, có thể gia tăng lực lượng Thiên Đạo Tự Nhiên của mình vô hạn chế.
Hùng mạnh Dư Tắc Thành nâng cao cảnh giới, tìm được con đường của mình. Giờ khắc này, ngoại trừ tìm được con đường của mình, đồng thời hắn cũng có cảm ngộ khác.
Trước kia Dư Tắc Thành sử dụng Thiên Đạo Tự Nhiên, chính là lấy tất cả nguyên lực Ngũ Hành, nhật nguyệt tinh thần, phong hỏa lôi điện, tất cả Thiên Đạo Tự Nhiên hóa thành một thể.
Hôm nay lãnh ngộ, từ cơ sở này lại tiến thêm một bước.
Tự nhiên nuôi dưỡng hết thảy trong thiên địa, là cơ sở khiến cho vạn vật tồn tại. Tự nhiên rất bình hòa, nhưng nó cũng là tàn bạo nhất, đáng sợ nhất, nó cũng có cơn giận của bản thân mình.
Sóng thần ngoài biển cả có thể phá hủy hết thảy, lũ lụt sau cơn mưa to có thể càn quét hết thảy, động đất có thể vùi lấp hết thảy, sấm sét từ trên trời giáng xuống có thể hủy diệt hết thảy, cuồng phong lốc xoáy có thể cuốn phăng hết thảy...
Thiên tai là hùng mạnh nhất, là lực lượng đáng sợ không thể chống đỡ.
Tự nhiên phẫn nộ, hình thành thiên tai tai kiếp, đây là lực lượng Dư Tắc Thành mới lãnh ngộ. Không cần sử dụng toàn bộ lực lượng của Thiên Đạo Tự Nhiên, chỉ cần sử dụng một phần trong đó, mô phỏng theo đủ các loại thiên tai đáng sợ trong thiên nhiên, đó chính là lực lượng hùng mạnh nhất của mình.
Lực lượng này chính mặt tàn bạo của tự nhiên, thiên tai hủy diệt hết thảy có nguồn gốc từ thiên nhiên. Dốc hết toàn lực của mặt tàn bạo này phá hoại toàn tự nhiên, đây cũng là pháp môn sử dụng của Thiên Đạo Tự Nhiên.
Lực lượng này là đáng sợ nhất, có thể khiến cho vạn vật tan biến, chúng sinh diệt vong.
Tuy nhiên hết thảy đều là một cảm giác mông lung mờ mịt,Dư Tắc Thành vẫn chưa thể lập tức sử dụng nó trên kiếm của mình. Nhưng Dư Tắc Thành biết rằng, đây sẽ là phương pháp ngự kiếm về sau của mình.
Dư Tắc Thành vừa hiểu ra được đạo lý này, tám mươi mốt loại pháp tắc Thiên Đạo của hắn đột nhiên gia tăng thêm bốn loại. Bốn loại pháp tắc Thiên Đạo mới này từ trước tới nay Dư Tắc Thành chưa từng tiếp xúc qua. không ngờ gia tăng chỉ trong một niệm.
Đáng tiếc những loại pháp tắc Thiên Đạo này, Dư Tắc Thành vẫn chưa thể lãnh ngộ hoàn hào, cần chậm rãi nghiên cứu thử luyện, mới có thể dần dần nắm giữ. Bất quá Thiên Đạo Tự Nhiên của mình lại hùng mạnh thêm một bước, đó là sự thật rành rành không thể nào thay đổi.
Ngoại trừ pháp tắc Thiên Đạo gia tăng, Dư Tắc Thành có linh cảm rằng lực Thần Uy thứ ba của mình sắp sửa sinh ra.
Lực Thần Uy này không cần sử dụng Hồng Mông tử quang, nó sinh ra một cách tự nhiên.
Đây là một thay đổi kéo theo thay đổi khác.
Lực Thần Uy này sinh ra vượt rất xa tưởng tượng của Dư Tắc Thành.
Kiếm Ý Hư Vô sinh ra lực Thần Uy thứ ba của Dư Tắc Thành, không ngờ lại là ban cho sinh mạng.
Đúng vậy, lực Thần Uy thứ ba này hết sức thần kỳ, có thể biến vật phẩm trở thành sinh linh.
Thật ra lực Thần Uy thứ ba mà Dư Tắc Thành đạt được cũng có nguyên nhân của nó.
Dư Tắc Thành lãnh ngộ được mặt tàn bạo của Thiên Đạo Tự Nhiên, thiên tai có thể hủy diệt hết thảy. Nhưng dù cho thiên tai đáng sợ tới mức nào, cũng sẽ có sinh linh còn sống sót.
Lửa cháy thiêu rụi đồng cỏ, vẫn còn mầm móng bên dưới, sang Xuân lại này mầm. Sóng thần nơi biển cả càn quét hết thảy, nhưng vẫn có cá tôm dưới đáy biển còn sống sót. Động đất lật nhào hết thảy, nhưng chim bay trên trời vẫn không ảnh hưởng.
Cho dù trời giáng thiên tai nặng nề tới mức nào, cũng sẽ có sinh linh kiên cường còn sống sót. Đây cũng giống như lời của bọn hủ nho thường hay nói, trời cao có đức hiếu sinh, lúc nào cũng chừa lại một đường sinh cơ.
Cho nên lực Thần Uy thứ ba của Dư Tắc Thành là ban cho sinh mạng.
Kiếm Ý Hư Vô của Dư Tắc Thành là do kiếm ý Băng Tuyết biến thành, khiến cho vạn vật đông cứng, đóng băng thiên địa, đông hết thảy thành hư vô.
Nhưng vật cực tất phản. Vô Trung Sinh Hữu, cho nên lực Thần Uy thứ ba do Kiếm Ý Hư Vô sinh ra chính là ban cho sinh mạng, từ hư vô sinh ra sinh mạng mới.
Đây là lực Thần Uy thứ ba mà Dư Tắc Thành lãnh ngộ được từ mặt tàn bạo của Thiên Đạo Tự Nhiên.
Nhưng cũng có một điều lúc nào cũng xảy ra, đó là chuyện sì có lợi ắt cũng có hại.
Dư Tắc Thành tiến vào cảnh giới Độ Kiếp, Thiên kiếp dần dần xuất hiện.
Vốn từ Nguyên Anh Chân Quân thăng tiến Phản Hư Chân Nhất, phải vượt qua một lần Thiên kiếp.
Dư Tắc Thành lãnh ngộ Thiên Đạo Tự Nhiên, chính là lực Thần Uy thăng tiến cảnh giới Thần Ngã. Đúng ra Thiên kiếp phải xuất hiện vào lúc ấy, đột nhiên tiêu tan một cách vô cùng khó hiểu.
Lần này Dư Tắc Thành nâng cao cảnh giới, tiến vào cảnh giới Độ Kiếp, Thiên kiếp trở nên mạnh mẽ vô cùng, cảnh giới Thần Ngã của Thiên Đạo Tự Nhiên Dư Tắc Thành không thể nào hóa giải. Cho nên Thiên kiếp xuất hiện, dần dần tụ tập trên đầu Dư Tắc Thành.
Thiên kiếp là ác mộng của người tu tiên, chủ yếu tồn tại dưới hình thức lôi kiếp oanh kích thăng vào người. Người tu tiên gặp phải Thiên kiếp, thành thì một bước lên trời, bại thì hồn bay phách lạc, vạn kiếp bất phục.
Trong ghi chép của Bất Ngôn tông, Thiên kiếp được chia làm chín loại, gọi là Cửu Cửu Thiên kiếp.
Nhất Cửu Thiên kiếp, Nhị Cửu Thiên kiếp, Tam Cửu Thiên kiếp...
Mỗi lần gia tăng một cửu, cường độ Thiên kiếp cũng gia tăng gấp mấy lần. Nhưng có thể xác định nhân gian chỉ có Tứ Cửu Thiên kiếp, bởi vì sau Tứ Cửu Thiên kiếp, người tu tiên đắc tiên vị, ắt sẽ phi thăng Tiên giới, không còn lưu luyến nhân gian, cho nên chỉ có thể xác định có Tứ Cửu Thiên kiếp.
Truyền thuyết Lục Cửu Thiên kiếp có thể thành quà vị Thiên Tiên, Cửu Cửu Đại Thiên kiếp, có thể thành Hỗn Nguyên Đại La Kim Tiên, tung hoành hết thảy không gian thứ nguyên.
Phàm là người tu tiên đạt tới cảnh giới Phản Hư Chân Nhất, lãnh ngộ pháp tắc Thiên Đạo của mình, thiên địa ắt sinh một lần Thiên kiếp, đây gọi là Nhất Cửu Thiên kiếp.
Nhất Cửu Thiên kiếp cũng không chỉ xuất hiện khi người tu tiên lãnh ngộ pháp tắc Thiên Đạo lần đầu tiên. Chỉ cần ở thế giói Thương Khung, người tu tiên thi triển thực lực phía Nam. dốc hết toàn lực ra tay, vậy Nhất Cửu Thiên kiếp sẽ tự động sinh ra, giáng xuống người kẻ để lộ thực lực kia.
Lúc trước Già Lam đại chiến Thần Hà Thần Quân. Thiên kiếp xuất hiện khi đó chính là Nhất Cửu Thiên kiếp. Khi Dư Tắc Thành đại chiến Tư Đồ Nhã, Thiên kiếp mà hắn khống chế cũng là Nhất Cửu Thiên kiếp.
Thiên Cam Lão Tổ Tàng Tinh Tử của Thanh Hài phái, còn gọi là Bất Diệt lão tổ, chuyển thế vô số lần. nhưng không có lần nào vượt qua Nhất Cửu Thiên kiếp, cũng trở thành Phản Hư Chân Nhất.
Nhất Cửu Thiên kiếp sinh ra chính đạo kiếp lôi, nhưng cũng là yếu nhất trong các loại Thiên kiếp, hoàn toàn có thể che chắn.
Thuật che chắn Thiên kiếp như vậy, trận chiến năm xưa ở Thiên Mục tông, Dư Tắc Thành trải qua vài lần đại chiến môn phái, đã từng sử dụng pháp thuật Tị Kiếp, hoàn toàn có thể tránh đi Nhất Cửu Thiên kiếp.
Chân Nhất Thần Quân đạt tới cảnh giới Thần Ngã, dung hợp pháp tắc Thiên Đạo hoàn mỹ như Dư Tắc Thành. Nhất Cửu Thiên kiếp, không hề cảm ứng được, tuyệt đối không sẽ xuất hiện.
Rất nhiều người tu tiên đạt được pháp tắc Thiên Đạo, trở thành Phản Hư Chân Nhất, đều có thể sử dụng pháp thuật TỊ Kiếp để che chắn Thiên kiếp. Chỉ cần Chân Nhất Thần Quân không toàn lực ra tay, vậy Nhất Cửu Thiên kiếp sẽ không xuất hiện.
Hiện tại Dư Tắc Thành đối mặt Nhị Cửu Thiên kiếp. Bởi vì hắn tiến nhập cảnh giới Độ Kiếp, cho nên Thiên kiếp xuất hiện.
Cái gọi là cảnh giới Độ Kiếp, thật ra chính là bắt đầu Hóa Đạo. Theo sự hiểu biết về pháp tắc Thiên Đạo của Chân Nhất Thần Quân gia tăng, lực lượng càng ngày càng mạnh, càng ngày càng nắm giữ pháp tắc Thiên Đạo mà mình lãnh ngộ.
Nếu miệng vết thương trên thân thể con người bị hư hoại, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tự động tiến hành điều chinh, tiêu diệt mầm bệnh.
Huống chỉ là pháp tắc Thiên Đạo, Thiên Đạo vô thường dần dần cảm giác được kẻ lạ xâm nhập mình, tự nhiên phải có phản ứng thanh trừ Chân Nhất Thần Quân xâm nhập pháp tắc Thiên Đạo, chủ yếu chia làm hai phương diện đả kích.
Thứ nhất là nguy cơ Hóa Đạo trong âm thầm lặng lẽ. Nó khiến cho Chân Nhất Thần Quân đắm chìm trong lực lượng hùng mạnh, dần dần lạc mất bàn tâm, cuối cùng đồng hóa cùng pháp tắc Thiên Đạo, biến thành một phần tử của Thiên Đạo.
Thứ hai chính là Nhị Cửu, Tam Cửu Thiên kiếp, mạnh mẽ mà trực tiếp, đánh chết Chân Nhất Thần Quân lãnh ngộ pháp tắc Thiên Đạo.
Chính là vì Thiên Đạo phát hiện ra Chân Nhất Thần Quân, bắt đầu phản kích, cho nên mới đạt tới giai đoạn Hóa Đạo, lúc này mới định ra cảnh giới Độ Kiếp.
Sở dĩ Nhị Cửu, Tam Cửu Thiên kiếp sinh ra, chính là vì kẻ lãnh ngộ pháp tắc Thiên Đạo đột nhiên ngộ đạo. Giống như Dư Tắc Thành, lực lượng gia tăng rất nhiều, biến hóa tăng vọt đột ngột như vậy sẽ bị Thiên Đạo phát hiện ngay tức khắc, mới hình thành lôi kiếp đánh chết.
Chỉ cần vượt qua lôi kiếp, không xuất hiện tình huống đốn ngộ, thực lực gia tăng mạnh mẽ, Tam Cửu Thiên kiếp, sẽ không xuất hiện, mãi cho đến Tứ Cửu Thiên kiếp.
Tứ Cửu Thiên kiếp là Chân Nhất Thần Quân bắt buộc phải chịu đựng. Nếu không trải qua Thiên kiếp này, không đoạn được phàm căn. Chân Nhất Thần Quân sẽ không thể phi thăng, rời khỏi nhân gian.
Tứ Cửu Thiên kiếp trở thành Thiên kiếp phi thăng, năm xưa hai vị Thần Quân Chung Cực Vô Lượng nhốt Thiên Ma Ma Chủ lại, chống đỡ Thiên kiếp này, thuận lợi phi thăng.
Hữu Hùng sư tổ của Hiên Viên kiếm phái hóa thân Hoàng Long, phá giải Hỗn Độn kiếp đáng sợ nhất trong Tứ Cửu Thiên kiếp mà phi thăng. Lão bất tử lừa gạt Tứ Cửu Thiên kiếp, lão điên trực tiếp phá hủy Tứ Cửu Thiên kiếp, phi thăng Tiên giới.
Thông thường vượt qua Tứ Cửu Thiên kiếp phi thăng, được chia làm ba trạng thái. Thứ nhất chính là trạng thái nguyên thần rất phổ biến. Thân thể hồng hóa, hóa thành nguyên thần, phi thăng Tiên giới. Vô Lượng Thần Quân của Vô Lượng tông, lão bất tử, lão đông tây của Hiên Viên kiếm phái đều là như vậy.
Trạng thái thứ hai chính là thực lực hùng mạnh, có thể bảo vệ nhục thân, thân thể thành thánh, phi thăng Tiên Giới. Chung Cực Thần Quân của Vô Lượng tông chính là như vậy.
Trạng thái thứ ba chính là dị hóa phi thăng, hùng mạnh tới mức không cần tuân theo quy tắc tiếp dẫn của Tiên Giới, thiên địa do mình. Giống như Hữu Hùng sư tố hóa thân Hoàng Long, lão điên đánh tan cầu vồng tiếp dẫn. ta muốn đi là đi, tự do phi thăng.
Thật ra cái gọi là Nhị Cửu, Tam Cừu Thiên kiếp, khác với Tứ Cửu Thiên kiếp, cũng không phải là không thể nào tránh khỏi. Chỉ cần không ngộ đạo, tu luyện bình tĩnh, nước chày thành sông, giống như luộc ếch trong nồi, pháp tắc Thiên Đạo sẽ không thể nào phát hiện. Cái gọi là Nhị Cửu, Tam Cửu Thiên kiếp tự nhiên sẽ không xảy ra.