Trong thiên điện, Yên Lẫm lấy ra mật tín của tứ vương tử Tần quốc, cho mấy vị trọng thần truyền nhau đọc.
Tuy về đại sự mưu đồ Tần quốc, Yên Lẫm chưa từng công khai, nhưng y cho tới nay vẫn đang âm thầm điều động binh mã, quân lương, quân nhu, những động tác này làm sao có thể thật sự hoàn toàn giấu được những người trung tâm nắm giữ chính vụ một quốc này.
Những trọng thần này sớm đã có chuẩn bị tâm lý rằng Yên sắp công Tần, tất nhiên là đã âm thầm suy tính lợi hại từ lâu. Lúc này Yên Lẫm lấy mật tín ra, mọi người vừa thảo luận, rất nhanh chóng đã đều đồng ý, lấy sức bốn quốc bức bách một Tần quốc nội loạn liên tiếp, tuyệt đối là một vụ làm ăn tốt chỉ thắng không bại.
Thượng thư các bộ, trọng tướng trong quân, mấy tể phụ chính sự đường, sau khi trao đổi ý kiến, liền chính thức tỏ rõ thái độ, muôn miệng một lời, ủng hộ kế hoạch này, hơn nữa người người cam đoan trong phạm vi chức quyền của mình, sẽ tận lực vì chiến sự.
Nhưng kỳ quái là, vị Hoàng đế trong tối ngoài sáng, vì chuẩn bị trận đại chiến này, đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết kia, trong tiếng đồng lòng đồng ý này, trên mặt sao cả mảy may vui vẻ cũng không có?
“Nếu như Tần Húc Phi dẫn quân rời Sở về Tần, vung tay kêu gọi, thu dân tâm để kháng ngoại địch, lại nên làm sao?”
Chúng thần tử đều hơi ngẩn ra, khó tránh khỏi đều tự nhớ lại phân tích tỉ mỉ hết thảy tư liệu hiểu biết về Sở quốc, về Tần Húc Phi, lại qua một phen suy nghĩ, kết luận cuối cùng mọi người cho ra vẫn chẳng khác mấy với cách nhìn của bản thân Yên Lẫm lúc đầu.
Tình huống Sở quốc phức tạp, ân oán giữa Tần Húc Phi và Tần vương cũng rất sâu, khả năng y về nước không lớn, hơn nữa cho dù y về nước, chỉ bằng một nhánh cô quân của y, cũng quyết không thể đồng thời đối kháng quân lực bốn quốc.
Phán đoán như vậy vô luận nhìn thế nào đều mười phần chắc chín. Song Yên Lẫm lại vẫn lần lữa không chịu quyết đoán.
Y không dám vì tín nhiệm cá nhân với Dung Khiêm mà dưới tình huống không đủ lý do, từ bỏ trường hành động quân sự quy mô lớn chuẩn bị lâu ngày này. Rồi lại vô luận thế nào cũng không muốn hoài nghi phán đoán của Dung Khiêm.
Y ở đây mâu thuẫn nan giải, chần chừ không quyết, chúng thần tử phía dưới lại không kiềm chế được trước. Ngươi một ngôn, ta một ngữ, đều giục Yên Lẫm mau chóng hạ quyết tâm, để tránh cho nước khác chiếm tiên cơ.
Yên Lẫm từ khi chủ chính đến nay, vẫn rộng đường ngôn luận, chịu nghe can gián. Y không cần hư danh, lúc trước còn có mấy thần tử đầu cơ trục lợi, cố ý lấy danh chính trực, có việc hay không cũng ưa dòm ngó, thấy y mặc quần áo hơi hoa lệ một chút, đồ ăn nhiều hai món, nến trong đại điện đốt nhiều vài cây, cũng phải nhảy lên răn dạy một phen, để biểu hiện họ thiết cốt trực đảm. Mấy tên khoa tay múa chân bừa bãi đó, y lại không vì ý chí biểu đạt can gián mà khoan dung, không phải để chạy đi thâm sơn cùng cốc làm quan nhép thì là ném vào nha môn nước trong ăn không ngồi chờ.
Bất quá, trên chính vụ, phàm là thần tử có thể chỉ ra sai lầm, phê bình uốn nắn y, đều được y trọng dụng. Vì thế bầu không khí trong triều dần dần thoải mái, trọng thần phần lớn dám nói thẳng. Nếu là triều nghị chính thức, chỗ có lễ tiết quân thần, thần tử đối với y vẫn tất cung tất kính. Nhưng khi thiên điện tư nghị thế này, nếu như quân thần bất đồng, các đại thần lại sẽ không chút khách khí mà tranh luận theo lý với y, chẳng những phản bác, thậm chí cả chuyện trách móc Hoàng đế y đây cũng thường phát sinh.
Lúc gặp phải ngôn từ mạnh mẽ, Yên Lẫm cũng không phải mỗi lần đều có thể bao dung được. Y tuổi trẻ khí thịnh, không kiềm chế được, cũng có lúc nổi cáu. Nhưng mỗi khi hồi cung bình tĩnh một chút, liền hồi chuyển tâm ý. Tuy nói y thân là Hoàng đế, không tiện đi xin lỗi, nhưng phái một nội sử, đi ban lễ thăm hỏi một chút, cũng chính là đã tỏ thái độ rõ ràng.
Phương thức quân thần ở chung như vậy, không cần phải nói, rất tốt, rất tốt… Bình thường Yên Lẫm rất vì bầu không khí trong triều thế này mà kiêu ngạo, nhưng hôm nay y lại vì thế mà xơi hết khổ.
“Bệ hạ, Tần Húc Phi dũng thì dũng rồi, nhưng một đấm khó địch bốn tay. Y rời Sở vốn không dễ, dù có thể miễn cưỡng về Tần, cũng là quân đội mỏi mệt. Nội có Tần vương cản tay, ngoại lại…”
“Hoàng thượng tại sao bỗng nhiên chần chần chừ chừ, không dám quả quyết? Việc binh qua có bảy thành phần thắng đã là trời ban cơ hội, huống chi dù là đối đầu với Tần Húc Phi, phần thắng của chúng ta đâu chỉ bảy thành?”
“Vi thần nguyện lấy đầu đảm bảo, lập quân lệnh trạng, đội quân thép của Đại Yên ta, tuyệt không thua bởi Tần Húc Phi! Đại Yên ta sao có thể sợ đầu sợ đuôi, vì một thất phu mà hại đại kế?”
Y đã tỏ rõ không kiên nhẫn, không tiếp nhận, không muốn để ý, nhưng mọi người vẫn không thuận không tha. Những người này, mỗi người đều là thành viên quan trọng như trụ cột trong triều, người người có quyền thế, có thể diện, hơn nữa đều đã quen nói thẳng với y. Lúc này trong lòng đã nhận định công Tần là có lợi cho quốc gia, vậy nên hoàn toàn không nhìn sắc mặt y, toàn tâm toàn ý cứ muốn thức tỉnh Hoàng đế hồ đồ này.
Đến cuối cùng, mọi người không khỏi đau lòng nhức óc, truy hỏi không ngớt, vì sao Hoàng thượng ngài cứ nhận định Tần Húc Phi nhất định sẽ dẫn quân về Tần quốc? Vì sao Hoàng thượng ngài cứ nhận định Yên quốc chúng ta nhất định đấu không lại Tần Húc Phi?
Yên Lẫm á khẩu không trả lời được, chỉ có thể trầm mặc.
Y là quân chủ, song đối mặt với những thần tử trung thành một lòng tha thiết vì nước này của mình, vô luận thế nào cũng không thể trả lời.
Yên Lẫm đương nhiên cũng không muốn thừa nhận chiến sự mình khổ tâm trù tính, chưa bắt đầu đã nhất định phải kết thúc. Trên tình cảm, y càng muốn phát động cuộc chiến tranh này hơn bất cứ ai. Y triệu tập mọi người đến thương nghị, trong lòng vốn là hy vọng, tập trung sức của mọi người, nghĩ thông suốt mấu chốt, làm rõ vì sao Dung Khiêm có thể khẳng định như vậy, Tần Húc Phi sẽ về nước, mà Yên quốc không thể thắng y. Song mọi người đều không nghĩ rõ, quốc gia anh kiệt, trọng thần trong triều tụ tập, lại đều không cho rằng, cuộc chiến này Yên quốc có khả năng thất bại.
Nhưng mà y không thể nói ra chân tướng.
Đương nhiên, chỉ cần y nói lời đó là Dung Khiêm cho biết, thế thì với thân phận địa vị và ảnh hưởng của Dung Khiêm, mọi người sẽ không còn ai chỉ trích việc y dao động nữa, nhưng tính toán kiểu này, Yên Lẫm nghĩ cũng chưa từng. Nếu như y nói ra, đám thần tử bị y sủng ra cốt khí và dũng khí cứng rắn này, khẳng định sẽ nhanh như chớp chạy tới ép hỏi Dung Khiêm. Trên quốc gia đại sự thế này, cho dù là họ tôn trọng kính sợ Dung Khiêm hơn, khẳng định sẽ không hề cố kỵ mà chĩa mũi dùi về phía y.
Nhưng với Yên Lẫm mà nói, bảo vệ Dung Khiêm, căn bản là chuyện không còn cần đại não suy nghĩ nữa, mà là tự nhiên sẽ có lựa chọn. Cho nên vô luận trong lòng y oán Dung Khiêm cỡ nào, vô luận chỉ trích bản thân đối mặt nặng cỡ nào, muốn y nói ra Dung Khiêm, đó là tuyệt đối không thể.
Tuy rằng trong lòng y thập phần khổ sở với hành vi không chịu nói thẳng, nơi nơi giữ lại của Dung Khiêm. Mỗi khi nhớ tới liền không nhịn được muốn trách Dung Khiêm, y cũng đồng dạng hiểu, Dung Khiêm không nói, nhất định có nỗi niềm khó nói.
Y nói với mình, đã thân là Hoàng đế, lựa chọn quyết đoán, vốn là trách nhiệm của chính mình. Vô luận quyết định là đúng hay sai, mình bị thần tử truy cứu chỉ trích, đều là nên. Nếu như đem áp lực cả triều, vô cớ thoái thác cho một người đã sớm khoanh tay rời khỏi chính đàn giao ra quyền lực, y còn là Hoàng đế gì nữa.
Y nơi này trầm mặc không nói, sự bất mãn của thần tử càng sâu, mà còn bắt đầu hồ nghi, cả sự kiện rõ ràng là ngài một mực âm thầm thúc đẩy, lén chờ mong, vì sao đột nhiên chần chừ không quyết?
Đến cả Sử Tịnh Viên cũng rất khó đứng bên Yên Lẫm. Hôm qua Yên Lẫm từng đề cập muốn đi thỉnh giáo Dung Khiêm, sau đó y cũng quả thật đã đến phủ quốc công, những việc này Sử Tịnh Viên đều biết. Nhưng với sự hiểu biết của y với Dung Khiêm, đại sự binh qua thế này, nếu như đưa ra phản đối, tất nhiên sẽ cho ra lý do đủ để phục chúng. Sao lại hàm hồ không rõ như thế?
“Việc này… người làm thần tử trực ngôn tiến gián là bổn phận, nhưng quyền quyết đoán, vẫn ở Hoàng thượng. Hoàng thượng đã có quyết đoán, người làm thần tử, phải tôn trọng…”
Phong Trường Thanh trái lại mơ hồ đoán được khả năng là ý của Dung Khiêm. Dù sao trước đó hắn đã nghe An Vô Kỵ nói Dung Khiêm vẫn rất chú ý tình báo liên quan đến Tần quốc, Sở quốc, Phương Khinh Trần, Tần Húc Phi. Tâm tư của Dung Khiêm hắn cũng không rõ, nhưng với phán đoán của Dung Khiêm, hắn trước nay gần như là tín nhiệm vô điều kiện.
Thấy Yên Lẫm bị quần thần bức quẫn quá, hắn nhịn không được mở miệng giải vây, nhưng còn chưa dứt lời, mấy Đại tướng quân đã đồng thời quay đầu trợn mắt nhìn hắn, đừng nói là tức giận, ngay cả sát khí cũng hừng hực.
“Phong đại nhân, năm đó ngài ở trong quân, là vũ dũng không sợ như thế nào! Sao vào kinh thành mới vài năm, lá gan đã nhỏ xíu rồi? Một tên nít ranh xa tít ở Sở quốc, đã khiến ngài sợ thành như vậy?”
Mấy vị tham nghị chính sự đường kia sắc mặt cũng đều cực khó coi, ập đầu lên án: “Phong đại nhân, kẻ bề tôi, nên vì nước mà dám nói, há có cái lý nịnh bợ quân thượng, trái tâm bội pháp. Chỗ đại nghĩa, nên nhân không nhượng, cần phải cố gắng đến cùng mới đúng, Phong đại nhân lời ấy, thật là khiến người run rẩy!”
Mọi người đối với Yên Lẫm có bất mãn hơn, sự khách khí ngoài mặt vẫn phải duy trì, Phong Trường Thanh vừa mở miệng như vậy, chính là dẫn lửa thiêu thân, lúc này bị mắng sứt đầu mẻ trán. Bất quá Phong Trường Thanh vốn chính là đứng ra giúp Yên Lẫm chia sẻ áp lực, cho nên lại không hề tức giận, chỉ một mực dày mặt mặc mọi người quở cho hết giận, để Yên Lẫm có thể thở thêm một hơi mà thôi. Đáng tiếc, dù như vậy mọi người vẫn chưa quên tiếp tục tạo áp lực cho Yên Lẫm, lần mật nghị này, từ sớm đến tối mịt, mấy lần Yên Lẫm muốn tan họp thoát thân, đều bị đám trọng thần văn võ này không chút khách khí kéo lại.
Mãi khi mặt trăng đã lên giữa trời, Yên Lẫm rốt cuộc đập bàn đứng dậy: “Quân đội các bộ vào trú biên quan, tùy thời chuẩn bị tiến công Tần quốc, nhưng không có lệnh không thể vọng động.”
Đây đã là phương pháp chiết trung duy nhất y có thể nghĩ đến, toàn quân điều đến biên quan, dẫn mà không phát, cho người Tần uy hiếp lớn nhất, rồi lại không hề tùy tiện xuất động, tương lai có cơ hội để nhân, từ biên thành công Tần, bất quá nửa ngày hành quân là được, sẽ không chậm trễ đại sự, coi như là tiến có thể công, lui có thể thủ.
Người chủ sự Binh bộ Hộ bộ lúc này cao giọng kháng nghị.
Tụ tập hơn mười vạn tráng hán một chỗ thời gian dài, lại không thể đánh trận, rất dễ dàng xảy ra nhiễu loạn! Binh bộ Thượng thư cảm thấy tóc mình rất nhanh chóng sẽ sầu bạc.
Mỗi ngày cung ứng đám người này ăn uống vệ sinh, phải tốn bao nhiêu tiền? Lão đại Hộ bộ đau lòng đến mức tim nhỏ máu.
Mấy vị Đại tướng quân cũng buồn bực không thôi, mắt thấy quân công ngay trước mặt, lại phải kiềm chế không được động thủ, trơ mắt nhìn người nước khác đoạt đứng đầu, đây… đây…
Bất quá Yên Lẫm lần này đã quyết tâm phải chuyên quyền độc đoán, hung tợn vỗ ngự án: “Ý trẫm đã quyết, các khanh không cần nhiều lời.”
Không đợi đám đại thần phiền toái này tiếp tục dây dưa, y đã rảo bước ra điện, sau đó dưới ám thị của Phong Trường Thanh, mười mấy vệ sĩ chặn cửa điện, muốn về phủ xin cứ tự nhiên, muốn theo Hoàng đế tiếp tục nói chuyện, hừm… Chỉ sợ hơi khó khăn.
Mật hội tan trong không vui.
Từ khi tự chấp chính đến nay, trừ một lần lăng trì Dung Khiêm năm đó, đây là lần đầu tiên Yên Lẫm trên quốc gia đại sự, hoàn toàn không đếm xỉa ý kiến của trọng thần, mà bản thân cũng không đưa ra được lý do gì đủ sức thuyết phục đã chuyên quyền độc đoán.
Tuy về đại sự mưu đồ Tần quốc, Yên Lẫm chưa từng công khai, nhưng y cho tới nay vẫn đang âm thầm điều động binh mã, quân lương, quân nhu, những động tác này làm sao có thể thật sự hoàn toàn giấu được những người trung tâm nắm giữ chính vụ một quốc này.
Những trọng thần này sớm đã có chuẩn bị tâm lý rằng Yên sắp công Tần, tất nhiên là đã âm thầm suy tính lợi hại từ lâu. Lúc này Yên Lẫm lấy mật tín ra, mọi người vừa thảo luận, rất nhanh chóng đã đều đồng ý, lấy sức bốn quốc bức bách một Tần quốc nội loạn liên tiếp, tuyệt đối là một vụ làm ăn tốt chỉ thắng không bại.
Thượng thư các bộ, trọng tướng trong quân, mấy tể phụ chính sự đường, sau khi trao đổi ý kiến, liền chính thức tỏ rõ thái độ, muôn miệng một lời, ủng hộ kế hoạch này, hơn nữa người người cam đoan trong phạm vi chức quyền của mình, sẽ tận lực vì chiến sự.
Nhưng kỳ quái là, vị Hoàng đế trong tối ngoài sáng, vì chuẩn bị trận đại chiến này, đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết kia, trong tiếng đồng lòng đồng ý này, trên mặt sao cả mảy may vui vẻ cũng không có?
“Nếu như Tần Húc Phi dẫn quân rời Sở về Tần, vung tay kêu gọi, thu dân tâm để kháng ngoại địch, lại nên làm sao?”
Chúng thần tử đều hơi ngẩn ra, khó tránh khỏi đều tự nhớ lại phân tích tỉ mỉ hết thảy tư liệu hiểu biết về Sở quốc, về Tần Húc Phi, lại qua một phen suy nghĩ, kết luận cuối cùng mọi người cho ra vẫn chẳng khác mấy với cách nhìn của bản thân Yên Lẫm lúc đầu.
Tình huống Sở quốc phức tạp, ân oán giữa Tần Húc Phi và Tần vương cũng rất sâu, khả năng y về nước không lớn, hơn nữa cho dù y về nước, chỉ bằng một nhánh cô quân của y, cũng quyết không thể đồng thời đối kháng quân lực bốn quốc.
Phán đoán như vậy vô luận nhìn thế nào đều mười phần chắc chín. Song Yên Lẫm lại vẫn lần lữa không chịu quyết đoán.
Y không dám vì tín nhiệm cá nhân với Dung Khiêm mà dưới tình huống không đủ lý do, từ bỏ trường hành động quân sự quy mô lớn chuẩn bị lâu ngày này. Rồi lại vô luận thế nào cũng không muốn hoài nghi phán đoán của Dung Khiêm.
Y ở đây mâu thuẫn nan giải, chần chừ không quyết, chúng thần tử phía dưới lại không kiềm chế được trước. Ngươi một ngôn, ta một ngữ, đều giục Yên Lẫm mau chóng hạ quyết tâm, để tránh cho nước khác chiếm tiên cơ.
Yên Lẫm từ khi chủ chính đến nay, vẫn rộng đường ngôn luận, chịu nghe can gián. Y không cần hư danh, lúc trước còn có mấy thần tử đầu cơ trục lợi, cố ý lấy danh chính trực, có việc hay không cũng ưa dòm ngó, thấy y mặc quần áo hơi hoa lệ một chút, đồ ăn nhiều hai món, nến trong đại điện đốt nhiều vài cây, cũng phải nhảy lên răn dạy một phen, để biểu hiện họ thiết cốt trực đảm. Mấy tên khoa tay múa chân bừa bãi đó, y lại không vì ý chí biểu đạt can gián mà khoan dung, không phải để chạy đi thâm sơn cùng cốc làm quan nhép thì là ném vào nha môn nước trong ăn không ngồi chờ.
Bất quá, trên chính vụ, phàm là thần tử có thể chỉ ra sai lầm, phê bình uốn nắn y, đều được y trọng dụng. Vì thế bầu không khí trong triều dần dần thoải mái, trọng thần phần lớn dám nói thẳng. Nếu là triều nghị chính thức, chỗ có lễ tiết quân thần, thần tử đối với y vẫn tất cung tất kính. Nhưng khi thiên điện tư nghị thế này, nếu như quân thần bất đồng, các đại thần lại sẽ không chút khách khí mà tranh luận theo lý với y, chẳng những phản bác, thậm chí cả chuyện trách móc Hoàng đế y đây cũng thường phát sinh.
Lúc gặp phải ngôn từ mạnh mẽ, Yên Lẫm cũng không phải mỗi lần đều có thể bao dung được. Y tuổi trẻ khí thịnh, không kiềm chế được, cũng có lúc nổi cáu. Nhưng mỗi khi hồi cung bình tĩnh một chút, liền hồi chuyển tâm ý. Tuy nói y thân là Hoàng đế, không tiện đi xin lỗi, nhưng phái một nội sử, đi ban lễ thăm hỏi một chút, cũng chính là đã tỏ thái độ rõ ràng.
Phương thức quân thần ở chung như vậy, không cần phải nói, rất tốt, rất tốt… Bình thường Yên Lẫm rất vì bầu không khí trong triều thế này mà kiêu ngạo, nhưng hôm nay y lại vì thế mà xơi hết khổ.
“Bệ hạ, Tần Húc Phi dũng thì dũng rồi, nhưng một đấm khó địch bốn tay. Y rời Sở vốn không dễ, dù có thể miễn cưỡng về Tần, cũng là quân đội mỏi mệt. Nội có Tần vương cản tay, ngoại lại…”
“Hoàng thượng tại sao bỗng nhiên chần chần chừ chừ, không dám quả quyết? Việc binh qua có bảy thành phần thắng đã là trời ban cơ hội, huống chi dù là đối đầu với Tần Húc Phi, phần thắng của chúng ta đâu chỉ bảy thành?”
“Vi thần nguyện lấy đầu đảm bảo, lập quân lệnh trạng, đội quân thép của Đại Yên ta, tuyệt không thua bởi Tần Húc Phi! Đại Yên ta sao có thể sợ đầu sợ đuôi, vì một thất phu mà hại đại kế?”
Y đã tỏ rõ không kiên nhẫn, không tiếp nhận, không muốn để ý, nhưng mọi người vẫn không thuận không tha. Những người này, mỗi người đều là thành viên quan trọng như trụ cột trong triều, người người có quyền thế, có thể diện, hơn nữa đều đã quen nói thẳng với y. Lúc này trong lòng đã nhận định công Tần là có lợi cho quốc gia, vậy nên hoàn toàn không nhìn sắc mặt y, toàn tâm toàn ý cứ muốn thức tỉnh Hoàng đế hồ đồ này.
Đến cuối cùng, mọi người không khỏi đau lòng nhức óc, truy hỏi không ngớt, vì sao Hoàng thượng ngài cứ nhận định Tần Húc Phi nhất định sẽ dẫn quân về Tần quốc? Vì sao Hoàng thượng ngài cứ nhận định Yên quốc chúng ta nhất định đấu không lại Tần Húc Phi?
Yên Lẫm á khẩu không trả lời được, chỉ có thể trầm mặc.
Y là quân chủ, song đối mặt với những thần tử trung thành một lòng tha thiết vì nước này của mình, vô luận thế nào cũng không thể trả lời.
Yên Lẫm đương nhiên cũng không muốn thừa nhận chiến sự mình khổ tâm trù tính, chưa bắt đầu đã nhất định phải kết thúc. Trên tình cảm, y càng muốn phát động cuộc chiến tranh này hơn bất cứ ai. Y triệu tập mọi người đến thương nghị, trong lòng vốn là hy vọng, tập trung sức của mọi người, nghĩ thông suốt mấu chốt, làm rõ vì sao Dung Khiêm có thể khẳng định như vậy, Tần Húc Phi sẽ về nước, mà Yên quốc không thể thắng y. Song mọi người đều không nghĩ rõ, quốc gia anh kiệt, trọng thần trong triều tụ tập, lại đều không cho rằng, cuộc chiến này Yên quốc có khả năng thất bại.
Nhưng mà y không thể nói ra chân tướng.
Đương nhiên, chỉ cần y nói lời đó là Dung Khiêm cho biết, thế thì với thân phận địa vị và ảnh hưởng của Dung Khiêm, mọi người sẽ không còn ai chỉ trích việc y dao động nữa, nhưng tính toán kiểu này, Yên Lẫm nghĩ cũng chưa từng. Nếu như y nói ra, đám thần tử bị y sủng ra cốt khí và dũng khí cứng rắn này, khẳng định sẽ nhanh như chớp chạy tới ép hỏi Dung Khiêm. Trên quốc gia đại sự thế này, cho dù là họ tôn trọng kính sợ Dung Khiêm hơn, khẳng định sẽ không hề cố kỵ mà chĩa mũi dùi về phía y.
Nhưng với Yên Lẫm mà nói, bảo vệ Dung Khiêm, căn bản là chuyện không còn cần đại não suy nghĩ nữa, mà là tự nhiên sẽ có lựa chọn. Cho nên vô luận trong lòng y oán Dung Khiêm cỡ nào, vô luận chỉ trích bản thân đối mặt nặng cỡ nào, muốn y nói ra Dung Khiêm, đó là tuyệt đối không thể.
Tuy rằng trong lòng y thập phần khổ sở với hành vi không chịu nói thẳng, nơi nơi giữ lại của Dung Khiêm. Mỗi khi nhớ tới liền không nhịn được muốn trách Dung Khiêm, y cũng đồng dạng hiểu, Dung Khiêm không nói, nhất định có nỗi niềm khó nói.
Y nói với mình, đã thân là Hoàng đế, lựa chọn quyết đoán, vốn là trách nhiệm của chính mình. Vô luận quyết định là đúng hay sai, mình bị thần tử truy cứu chỉ trích, đều là nên. Nếu như đem áp lực cả triều, vô cớ thoái thác cho một người đã sớm khoanh tay rời khỏi chính đàn giao ra quyền lực, y còn là Hoàng đế gì nữa.
Y nơi này trầm mặc không nói, sự bất mãn của thần tử càng sâu, mà còn bắt đầu hồ nghi, cả sự kiện rõ ràng là ngài một mực âm thầm thúc đẩy, lén chờ mong, vì sao đột nhiên chần chừ không quyết?
Đến cả Sử Tịnh Viên cũng rất khó đứng bên Yên Lẫm. Hôm qua Yên Lẫm từng đề cập muốn đi thỉnh giáo Dung Khiêm, sau đó y cũng quả thật đã đến phủ quốc công, những việc này Sử Tịnh Viên đều biết. Nhưng với sự hiểu biết của y với Dung Khiêm, đại sự binh qua thế này, nếu như đưa ra phản đối, tất nhiên sẽ cho ra lý do đủ để phục chúng. Sao lại hàm hồ không rõ như thế?
“Việc này… người làm thần tử trực ngôn tiến gián là bổn phận, nhưng quyền quyết đoán, vẫn ở Hoàng thượng. Hoàng thượng đã có quyết đoán, người làm thần tử, phải tôn trọng…”
Phong Trường Thanh trái lại mơ hồ đoán được khả năng là ý của Dung Khiêm. Dù sao trước đó hắn đã nghe An Vô Kỵ nói Dung Khiêm vẫn rất chú ý tình báo liên quan đến Tần quốc, Sở quốc, Phương Khinh Trần, Tần Húc Phi. Tâm tư của Dung Khiêm hắn cũng không rõ, nhưng với phán đoán của Dung Khiêm, hắn trước nay gần như là tín nhiệm vô điều kiện.
Thấy Yên Lẫm bị quần thần bức quẫn quá, hắn nhịn không được mở miệng giải vây, nhưng còn chưa dứt lời, mấy Đại tướng quân đã đồng thời quay đầu trợn mắt nhìn hắn, đừng nói là tức giận, ngay cả sát khí cũng hừng hực.
“Phong đại nhân, năm đó ngài ở trong quân, là vũ dũng không sợ như thế nào! Sao vào kinh thành mới vài năm, lá gan đã nhỏ xíu rồi? Một tên nít ranh xa tít ở Sở quốc, đã khiến ngài sợ thành như vậy?”
Mấy vị tham nghị chính sự đường kia sắc mặt cũng đều cực khó coi, ập đầu lên án: “Phong đại nhân, kẻ bề tôi, nên vì nước mà dám nói, há có cái lý nịnh bợ quân thượng, trái tâm bội pháp. Chỗ đại nghĩa, nên nhân không nhượng, cần phải cố gắng đến cùng mới đúng, Phong đại nhân lời ấy, thật là khiến người run rẩy!”
Mọi người đối với Yên Lẫm có bất mãn hơn, sự khách khí ngoài mặt vẫn phải duy trì, Phong Trường Thanh vừa mở miệng như vậy, chính là dẫn lửa thiêu thân, lúc này bị mắng sứt đầu mẻ trán. Bất quá Phong Trường Thanh vốn chính là đứng ra giúp Yên Lẫm chia sẻ áp lực, cho nên lại không hề tức giận, chỉ một mực dày mặt mặc mọi người quở cho hết giận, để Yên Lẫm có thể thở thêm một hơi mà thôi. Đáng tiếc, dù như vậy mọi người vẫn chưa quên tiếp tục tạo áp lực cho Yên Lẫm, lần mật nghị này, từ sớm đến tối mịt, mấy lần Yên Lẫm muốn tan họp thoát thân, đều bị đám trọng thần văn võ này không chút khách khí kéo lại.
Mãi khi mặt trăng đã lên giữa trời, Yên Lẫm rốt cuộc đập bàn đứng dậy: “Quân đội các bộ vào trú biên quan, tùy thời chuẩn bị tiến công Tần quốc, nhưng không có lệnh không thể vọng động.”
Đây đã là phương pháp chiết trung duy nhất y có thể nghĩ đến, toàn quân điều đến biên quan, dẫn mà không phát, cho người Tần uy hiếp lớn nhất, rồi lại không hề tùy tiện xuất động, tương lai có cơ hội để nhân, từ biên thành công Tần, bất quá nửa ngày hành quân là được, sẽ không chậm trễ đại sự, coi như là tiến có thể công, lui có thể thủ.
Người chủ sự Binh bộ Hộ bộ lúc này cao giọng kháng nghị.
Tụ tập hơn mười vạn tráng hán một chỗ thời gian dài, lại không thể đánh trận, rất dễ dàng xảy ra nhiễu loạn! Binh bộ Thượng thư cảm thấy tóc mình rất nhanh chóng sẽ sầu bạc.
Mỗi ngày cung ứng đám người này ăn uống vệ sinh, phải tốn bao nhiêu tiền? Lão đại Hộ bộ đau lòng đến mức tim nhỏ máu.
Mấy vị Đại tướng quân cũng buồn bực không thôi, mắt thấy quân công ngay trước mặt, lại phải kiềm chế không được động thủ, trơ mắt nhìn người nước khác đoạt đứng đầu, đây… đây…
Bất quá Yên Lẫm lần này đã quyết tâm phải chuyên quyền độc đoán, hung tợn vỗ ngự án: “Ý trẫm đã quyết, các khanh không cần nhiều lời.”
Không đợi đám đại thần phiền toái này tiếp tục dây dưa, y đã rảo bước ra điện, sau đó dưới ám thị của Phong Trường Thanh, mười mấy vệ sĩ chặn cửa điện, muốn về phủ xin cứ tự nhiên, muốn theo Hoàng đế tiếp tục nói chuyện, hừm… Chỉ sợ hơi khó khăn.
Mật hội tan trong không vui.
Từ khi tự chấp chính đến nay, trừ một lần lăng trì Dung Khiêm năm đó, đây là lần đầu tiên Yên Lẫm trên quốc gia đại sự, hoàn toàn không đếm xỉa ý kiến của trọng thần, mà bản thân cũng không đưa ra được lý do gì đủ sức thuyết phục đã chuyên quyền độc đoán.