Muôn sông nghìn núi.
Giữa núi non trùng điệp khói bếp tuyệt tích đó, nơi thần quỷ đã mấy trăm năm không người quấy rầy, vô luận là hoàng công quý tộc, giang hồ hiệp khách, người dân lao động, hay canh tiều ngư phu, chúng sinh thế giới này, từng hoặc đội lễ cúng bái, hoặc rất dè chừng sợ hãi, lại chưa bao giờ có ai còn dám tới gần nửa bước kia…
Vạn Sơn Tiểu Lâu sở tại, đã biến mất.
Kịch biến như vậy, lại không một con bồ câu, một thớt khoái mã, truyền tin tức này đến tứ phương.
Không biết phải qua bao nhiêu thời gian, ngoài trùng trùng núi non hơn hai trăm dặm kia, trong những người miền núi hoặc thợ săn rải rác, cảm nhận được đại địa chấn động xa xa truyền đến, chợt gặp chim thú mệt lử mất nhà, hoặc là chú ý tới dòng suối đục ngầu, mới có người dám vào núi đến cấm địa này thăm dò.
Ngoài ngàn dặm, người qua lại như thường.
Qua chọn ngày cát triệu, ngày làm lễ đội mũ của quân chủ Đại Yên quốc, cuối cùng đã đến.
Trong Thanh Hoa cung, tiếng đàn sáo du du dương dương, đều là làn điệu thanh nhã túc mục. Bốn bậc đều bố trí tiệc dự lễ, chỗ đón khách, mà người đang ngồi, lại lác đác.
Phong Kính Tiết là khách quý, ngồi trên bậc đông, ánh mắt thản nhiên đảo qua toàn trường, trong lòng chỉ có thở dài.
Yên Lẫm sớm đã nói, lễ đội mũ hôm nay chỉ là gia lễ. Không qua nội phủ, không thông báo Lễ bộ, càng không thông tri triều thần. Y chỉ làm một lễ chia tay viên tròn tiếc nuối trong lòng, lưu hồi ức vĩnh viễn cả đời, cho nên người tham dự, chỉ nên là chí thân.
Cô gia quả nhân, cô gia quả nhân, người làm quân chủ, nếu phải tính người thân cận nhất, chỉ sợ thật sự lác đác chẳng được mấy.
Buổi lễ đội mũ trước mắt này, tất cả những người tham dự, vậy mà chỉ có Phong Trường Thanh, Sử Tịnh Viên, Lạc Xương dẫn theo con, cùng với vài tần phi vị phân cao nhất khác, lấy thân phận thân nhân ở bên dự lễ. Mà Thanh Cô An Vô Kỵ và Phong Kính Tiết y, thì có mặt như người quan hệ thân thiết nhất với khách mời chính là Dung Khiêm.
Trừ mấy người này, không còn thân tộc, bề trên, bè bạn cùng tham gia.
Nói đến thì lễ đội mũ này so với của con em sĩ nhân bình thường cũng phải quạnh quẽ thê tịch hơn rất nhiều.
Kỳ thật, ngay cả trong mấy người ít ỏi này, cũng không phải người người đều nên có mặt. Như mấy vị tần phi kia có thể trở thành người tham dự, chỉ sợ càng nhiều vẫn là xuất phát từ một loại cân bằng, vẫn là thái độ vì biểu đạt coi họ là người nhà, tuyệt không xa cách mà phải cho ra. Nếu không tại sao mấy quý nhân xuất thân cung nữ, cũng là cơ thiếp của Yên Lẫm, lại không có tư cách tham gia.
Rõ ràng là vì hoài niệm giữ lại một thứ thật nhất đẹp nhất trong lòng. Nhưng trên hình thức, chung quy lại không thể thoát khỏi tất cả trói buộc, không giữ được một phần đơn thuần hoàn toàn kia, vẫn còn phải có rất nhiều thỏa hiệp và bất đắc dĩ.
Thân là quân chủ, ngoài vinh quang và quyền uy, chỗ thê lương bất đắc dĩ lại có rất nhiều, cũng thật sự không thể trách Tiểu Dung không bỏ xuống được.
Nhớ tới một phen trường đàm của Tiểu Dung và mình mười ngày trước, Phong Kính Tiết bất giác lại thở dài, tâm tư phân phân loạn loạn.
Tiếng nhạc bốn phía đã dần dần thấp xuống, u chậm như khói nhẹ trong rừng.
Yên Lẫm mặc y phục trắng bình thường, mái tóc đen dài mà mềm mại xõa sau lưng, Vương tổng quản đi theo, chậm bước mà đến.
Nếu là lễ đội mũ của người thường, tất nhiên phải thi lễ với khách khứa bốn phía, chỉ là với thân phận của Yên Lẫm, cho dù y bằng lòng thi lễ, người khác cũng tuyệt không dám nhận. Trái lại theo y chậm bước mà đến, ngoại trừ Dung Khiêm trên bậc tây mỉm cười ngóng nhìn y, những người khác đều lũ lượt đứng lên, ngay cả Phong Kính Tiết, cân nhắc một chút, cũng cảm thấy mình vẫn không nên quá nổi bật thì tốt hơn, uể oải đứng dậy theo mọi người.
Vô luận thế nào, thân là đế vương, cho dù cố gắng hơn, cũng không thể có được lễ thành niên như người thường. Yên Lẫm giấu sự buồn bã thấp thoáng trong lòng, mỉm cười gật đầu với bốn phía, lúc này mới quay đầu ngưng mắt, nhìn Dung Khiêm.
Thật sự mà nói thì hoàng tử vương tôn làm lễ đội mũ long trọng không hề hiếm, song nếu là quân chủ, cho dù lúc đăng cơ tuổi nhỏ hơn, cũng rất ít có người làm lễ đội mũ. Trong đây có một nguyên nhân cực quan trọng là, khách chính và người xướng lễ trong lễ đội mũ, đều nên là người rất tôn quý, còn phải nhận lễ kính của người được đội mũ. Thế nhưng, ai lại dám nói mình tôn quý hơn Hoàng đế, ai có thể thản nhiên nhận tôn lễ của Hoàng đế?
Cho nên, nam tử sĩ tộc bình thường, trước khi thành thân, nhất định sẽ đội mũ, chứng minh mình đã thành nhân, có tư cách thành gia lập nghiệp. Mà Yên Lẫm thân là quân chủ, lại đành phải miễn tục lễ này, lấy thủ đoạn lôi đình, uy nghi quân vương, chứng minh với mọi người sự trưởng thành, sự cường đại của y.
Song trong nội tâm, y muốn nhất, lại là trước mặt Dung Khiêm, chứng thực y đã trưởng thành, chứng thực y có đủ dũng khí, đối mặt với biệt ly, y có đủ kiên cường, đối kháng với gian khổ, chứng thực, y có đủ thành thục và khoan dung, để làm cho người vì y mà dùng hết tâm huyết cả đời kia, có thể yên tâm buông tay, có thể sống tự do không còn bị y gò bó ràng buộc.
Dung Khiêm sớm đã qua Phong Trường Thanh và Sử Tịnh Viên, thả tiếng gió cho các đại thần trong triều, nói rõ mình không lâu sau lễ đội mũ sẽ rời khỏi Yên kinh.
Những thứ thuận tiện để đi đường Dung Khiêm bảo ty năng công chuyên chế cho mình kia, không căn dặn phải giấu y, y thân là đế vương, tự nhiên không thể không biết.
Y đã không còn cầu nguyện, không còn mong mỏi, cho dù thân là đế vương, y đã sớm biết thứ Dung Khiêm cho ty năng công chuyên chế cho mình, nhưng người kia đã không chịu chủ động nói quyết định của mình với y, y cũng tuyệt không đi ép hỏi.
Y chỉ biết chờ, chờ người kia cuối cùng đến cho y hay, mình phải đi, có lẽ còn có y cuối cùng phải đi nơi nào.
Giờ này khắc này, y sớm đã không còn mong muốn, không còn mưu cầu.
Trong nội tâm, y hy vọng nhất, là để người cả đời nuôi nấng y, cả đời dạy dỗ y, tất cả tâm nguyện, đều chỉ ngóng trông y được tốt kia, có thể chính mắt chứng kiến sự trưởng thành của y, có thể chính tay xác nhận sự trưởng thành của y, có thể chính miệng thừa nhận sự trưởng thành của y. Y chỉ muốn ở trước mặt mọi người, lấy thân phận một đệ tử, một hài tử, thi lễ kính, biểu thị cảm kích với người như cha như thầy như anh. Không kể thân phận, không hỏi lễ nghi, y chỉ cảm thấy, y nên đi làm chuyện rất rất lâu trước kia đã nên làm, cho Dung tướng của y sự thừa nhận và hồi báo rất rất lâu trước kia đã nên được.
Cho dù thừa nhận và hồi báo như vậy, Dung tướng kỳ thật không hề cần, không hề để ý. Nhưng y muốn làm như vậy, y nguyện ý làm như vậy, nếu không phải bởi vì lễ pháp quy tắc đều không cho phép, y thậm chí hy vọng trên sách sử đều ghi lại lễ nghi của y hôm nay, tất cả thừa nhận, cảm kích và cảm tạ của y với Dung tướng hôm nay, y hy vọng ngàn thu muôn đời, hậu nhân Yên quốc đều sẽ nhớ rõ, tổ tiên họ từng may mắn gặp gỡ người như vậy, từng có dũng khí, dám trước mặt mọi người biểu đạt tình hoài chân thành của mình như thế.
Y mỉm cười đi về hướng Dung Khiêm, từ từ đứng nghiêm dưới bậc tây, giơ tay lên trán, thi lễ thật sâu.
Hai tay khép trên trán, người khom thật thấp.
Lễ tiết cực trịnh trọng, cực tôn kính như vậy, y lấy thân quân chủ mà hành lễ này với thần tử, nếu theo chế độ mà nói, là cực không thỏa. Trên bốn bậc, những người xem khác cũng hơi động dung, may mà họ nói cho cùng biết rõ tâm ý của Yên Lẫm với Dung Khiêm, tuy là thoáng kinh ngạc, nhưng cũng không quá khiếp sợ.
Trái lại chúng cung nhân đứng hầu bốn phía, tuy là ngày thường đã thấy sự ôn nhu bảo vệ, tỉ mỉ chu đáo của Yên Lẫm với Dung Khiêm nhiều rồi, nhưng người làm kẻ dưới lâu, biết rõ khác biệt cấp bậc nghiêm ngặt, chợt thấy lễ kính của quân với thần thế này, phần nhiều chấn động không hiểu. Ba hữu ty từ bậc thềm thứ hai của bậc tây lần lượt đi xuống đứng thẳng, trong tay cầm ba loại quan vật, đợi kết thúc buổi lễ, lúc này bị chấn động, hơi run tay, suýt nữa lỡ tay ném đồ xuống đất.
Đối với loại xôn xao nhỏ nhặt này, Yên Lẫm nghe mà không thấy, y chỉ ngưng mắt nhìn Dung Khiêm.
Dung Khiêm cũng hoàn hoàn toàn toàn, giống như chưa cảm thấy, chú mục ngóng nhìn vẻ đoan trang của Yên Lẫm, mặt mày đều là niềm vui không thể nói ra.
Yên Lẫm thi lễ xong, hơi thẳng lưng, sau đó quỳ ngồi xuống.
Giữa núi non trùng điệp khói bếp tuyệt tích đó, nơi thần quỷ đã mấy trăm năm không người quấy rầy, vô luận là hoàng công quý tộc, giang hồ hiệp khách, người dân lao động, hay canh tiều ngư phu, chúng sinh thế giới này, từng hoặc đội lễ cúng bái, hoặc rất dè chừng sợ hãi, lại chưa bao giờ có ai còn dám tới gần nửa bước kia…
Vạn Sơn Tiểu Lâu sở tại, đã biến mất.
Kịch biến như vậy, lại không một con bồ câu, một thớt khoái mã, truyền tin tức này đến tứ phương.
Không biết phải qua bao nhiêu thời gian, ngoài trùng trùng núi non hơn hai trăm dặm kia, trong những người miền núi hoặc thợ săn rải rác, cảm nhận được đại địa chấn động xa xa truyền đến, chợt gặp chim thú mệt lử mất nhà, hoặc là chú ý tới dòng suối đục ngầu, mới có người dám vào núi đến cấm địa này thăm dò.
Ngoài ngàn dặm, người qua lại như thường.
Qua chọn ngày cát triệu, ngày làm lễ đội mũ của quân chủ Đại Yên quốc, cuối cùng đã đến.
Trong Thanh Hoa cung, tiếng đàn sáo du du dương dương, đều là làn điệu thanh nhã túc mục. Bốn bậc đều bố trí tiệc dự lễ, chỗ đón khách, mà người đang ngồi, lại lác đác.
Phong Kính Tiết là khách quý, ngồi trên bậc đông, ánh mắt thản nhiên đảo qua toàn trường, trong lòng chỉ có thở dài.
Yên Lẫm sớm đã nói, lễ đội mũ hôm nay chỉ là gia lễ. Không qua nội phủ, không thông báo Lễ bộ, càng không thông tri triều thần. Y chỉ làm một lễ chia tay viên tròn tiếc nuối trong lòng, lưu hồi ức vĩnh viễn cả đời, cho nên người tham dự, chỉ nên là chí thân.
Cô gia quả nhân, cô gia quả nhân, người làm quân chủ, nếu phải tính người thân cận nhất, chỉ sợ thật sự lác đác chẳng được mấy.
Buổi lễ đội mũ trước mắt này, tất cả những người tham dự, vậy mà chỉ có Phong Trường Thanh, Sử Tịnh Viên, Lạc Xương dẫn theo con, cùng với vài tần phi vị phân cao nhất khác, lấy thân phận thân nhân ở bên dự lễ. Mà Thanh Cô An Vô Kỵ và Phong Kính Tiết y, thì có mặt như người quan hệ thân thiết nhất với khách mời chính là Dung Khiêm.
Trừ mấy người này, không còn thân tộc, bề trên, bè bạn cùng tham gia.
Nói đến thì lễ đội mũ này so với của con em sĩ nhân bình thường cũng phải quạnh quẽ thê tịch hơn rất nhiều.
Kỳ thật, ngay cả trong mấy người ít ỏi này, cũng không phải người người đều nên có mặt. Như mấy vị tần phi kia có thể trở thành người tham dự, chỉ sợ càng nhiều vẫn là xuất phát từ một loại cân bằng, vẫn là thái độ vì biểu đạt coi họ là người nhà, tuyệt không xa cách mà phải cho ra. Nếu không tại sao mấy quý nhân xuất thân cung nữ, cũng là cơ thiếp của Yên Lẫm, lại không có tư cách tham gia.
Rõ ràng là vì hoài niệm giữ lại một thứ thật nhất đẹp nhất trong lòng. Nhưng trên hình thức, chung quy lại không thể thoát khỏi tất cả trói buộc, không giữ được một phần đơn thuần hoàn toàn kia, vẫn còn phải có rất nhiều thỏa hiệp và bất đắc dĩ.
Thân là quân chủ, ngoài vinh quang và quyền uy, chỗ thê lương bất đắc dĩ lại có rất nhiều, cũng thật sự không thể trách Tiểu Dung không bỏ xuống được.
Nhớ tới một phen trường đàm của Tiểu Dung và mình mười ngày trước, Phong Kính Tiết bất giác lại thở dài, tâm tư phân phân loạn loạn.
Tiếng nhạc bốn phía đã dần dần thấp xuống, u chậm như khói nhẹ trong rừng.
Yên Lẫm mặc y phục trắng bình thường, mái tóc đen dài mà mềm mại xõa sau lưng, Vương tổng quản đi theo, chậm bước mà đến.
Nếu là lễ đội mũ của người thường, tất nhiên phải thi lễ với khách khứa bốn phía, chỉ là với thân phận của Yên Lẫm, cho dù y bằng lòng thi lễ, người khác cũng tuyệt không dám nhận. Trái lại theo y chậm bước mà đến, ngoại trừ Dung Khiêm trên bậc tây mỉm cười ngóng nhìn y, những người khác đều lũ lượt đứng lên, ngay cả Phong Kính Tiết, cân nhắc một chút, cũng cảm thấy mình vẫn không nên quá nổi bật thì tốt hơn, uể oải đứng dậy theo mọi người.
Vô luận thế nào, thân là đế vương, cho dù cố gắng hơn, cũng không thể có được lễ thành niên như người thường. Yên Lẫm giấu sự buồn bã thấp thoáng trong lòng, mỉm cười gật đầu với bốn phía, lúc này mới quay đầu ngưng mắt, nhìn Dung Khiêm.
Thật sự mà nói thì hoàng tử vương tôn làm lễ đội mũ long trọng không hề hiếm, song nếu là quân chủ, cho dù lúc đăng cơ tuổi nhỏ hơn, cũng rất ít có người làm lễ đội mũ. Trong đây có một nguyên nhân cực quan trọng là, khách chính và người xướng lễ trong lễ đội mũ, đều nên là người rất tôn quý, còn phải nhận lễ kính của người được đội mũ. Thế nhưng, ai lại dám nói mình tôn quý hơn Hoàng đế, ai có thể thản nhiên nhận tôn lễ của Hoàng đế?
Cho nên, nam tử sĩ tộc bình thường, trước khi thành thân, nhất định sẽ đội mũ, chứng minh mình đã thành nhân, có tư cách thành gia lập nghiệp. Mà Yên Lẫm thân là quân chủ, lại đành phải miễn tục lễ này, lấy thủ đoạn lôi đình, uy nghi quân vương, chứng minh với mọi người sự trưởng thành, sự cường đại của y.
Song trong nội tâm, y muốn nhất, lại là trước mặt Dung Khiêm, chứng thực y đã trưởng thành, chứng thực y có đủ dũng khí, đối mặt với biệt ly, y có đủ kiên cường, đối kháng với gian khổ, chứng thực, y có đủ thành thục và khoan dung, để làm cho người vì y mà dùng hết tâm huyết cả đời kia, có thể yên tâm buông tay, có thể sống tự do không còn bị y gò bó ràng buộc.
Dung Khiêm sớm đã qua Phong Trường Thanh và Sử Tịnh Viên, thả tiếng gió cho các đại thần trong triều, nói rõ mình không lâu sau lễ đội mũ sẽ rời khỏi Yên kinh.
Những thứ thuận tiện để đi đường Dung Khiêm bảo ty năng công chuyên chế cho mình kia, không căn dặn phải giấu y, y thân là đế vương, tự nhiên không thể không biết.
Y đã không còn cầu nguyện, không còn mong mỏi, cho dù thân là đế vương, y đã sớm biết thứ Dung Khiêm cho ty năng công chuyên chế cho mình, nhưng người kia đã không chịu chủ động nói quyết định của mình với y, y cũng tuyệt không đi ép hỏi.
Y chỉ biết chờ, chờ người kia cuối cùng đến cho y hay, mình phải đi, có lẽ còn có y cuối cùng phải đi nơi nào.
Giờ này khắc này, y sớm đã không còn mong muốn, không còn mưu cầu.
Trong nội tâm, y hy vọng nhất, là để người cả đời nuôi nấng y, cả đời dạy dỗ y, tất cả tâm nguyện, đều chỉ ngóng trông y được tốt kia, có thể chính mắt chứng kiến sự trưởng thành của y, có thể chính tay xác nhận sự trưởng thành của y, có thể chính miệng thừa nhận sự trưởng thành của y. Y chỉ muốn ở trước mặt mọi người, lấy thân phận một đệ tử, một hài tử, thi lễ kính, biểu thị cảm kích với người như cha như thầy như anh. Không kể thân phận, không hỏi lễ nghi, y chỉ cảm thấy, y nên đi làm chuyện rất rất lâu trước kia đã nên làm, cho Dung tướng của y sự thừa nhận và hồi báo rất rất lâu trước kia đã nên được.
Cho dù thừa nhận và hồi báo như vậy, Dung tướng kỳ thật không hề cần, không hề để ý. Nhưng y muốn làm như vậy, y nguyện ý làm như vậy, nếu không phải bởi vì lễ pháp quy tắc đều không cho phép, y thậm chí hy vọng trên sách sử đều ghi lại lễ nghi của y hôm nay, tất cả thừa nhận, cảm kích và cảm tạ của y với Dung tướng hôm nay, y hy vọng ngàn thu muôn đời, hậu nhân Yên quốc đều sẽ nhớ rõ, tổ tiên họ từng may mắn gặp gỡ người như vậy, từng có dũng khí, dám trước mặt mọi người biểu đạt tình hoài chân thành của mình như thế.
Y mỉm cười đi về hướng Dung Khiêm, từ từ đứng nghiêm dưới bậc tây, giơ tay lên trán, thi lễ thật sâu.
Hai tay khép trên trán, người khom thật thấp.
Lễ tiết cực trịnh trọng, cực tôn kính như vậy, y lấy thân quân chủ mà hành lễ này với thần tử, nếu theo chế độ mà nói, là cực không thỏa. Trên bốn bậc, những người xem khác cũng hơi động dung, may mà họ nói cho cùng biết rõ tâm ý của Yên Lẫm với Dung Khiêm, tuy là thoáng kinh ngạc, nhưng cũng không quá khiếp sợ.
Trái lại chúng cung nhân đứng hầu bốn phía, tuy là ngày thường đã thấy sự ôn nhu bảo vệ, tỉ mỉ chu đáo của Yên Lẫm với Dung Khiêm nhiều rồi, nhưng người làm kẻ dưới lâu, biết rõ khác biệt cấp bậc nghiêm ngặt, chợt thấy lễ kính của quân với thần thế này, phần nhiều chấn động không hiểu. Ba hữu ty từ bậc thềm thứ hai của bậc tây lần lượt đi xuống đứng thẳng, trong tay cầm ba loại quan vật, đợi kết thúc buổi lễ, lúc này bị chấn động, hơi run tay, suýt nữa lỡ tay ném đồ xuống đất.
Đối với loại xôn xao nhỏ nhặt này, Yên Lẫm nghe mà không thấy, y chỉ ngưng mắt nhìn Dung Khiêm.
Dung Khiêm cũng hoàn hoàn toàn toàn, giống như chưa cảm thấy, chú mục ngóng nhìn vẻ đoan trang của Yên Lẫm, mặt mày đều là niềm vui không thể nói ra.
Yên Lẫm thi lễ xong, hơi thẳng lưng, sau đó quỳ ngồi xuống.