Năm tháng nữa lại trôi qua. Một hôm tôi nghe thấy tiếng người nhốn nháo tới lui ở hành lang phía trên: người ta hối hả ra đón khách, cất lời chúc tụng tốt lành và bưng những món đồ cúng thơm phức trên các khay các đĩa để mừng năm mới. Tiếng chiêng rền vang và tiếng pháo nổ lôi kéo tôi trở ra ngoài ánh sáng ngày.
Những tia sáng gắt chói chang thiêu đốt mắt tôi. Tay chân tôi cứng đờ vì đã gập lại trong nhiều tháng. Còn y phục của tôi ư? Chúng quá thảm hại đâu có thể coi là y phục. Anh trai Nhân và vợ từ Thiểm Tây trở về ăn tết. Chị dâu của Nhân là người đã gửi cho tôi bản Mẫu ĐơnĐình của Thang Hiền Tổ mấy năm trước.
Tôi đã không sống tới ngày gặp chị. Giờ chị ở đây, trông thật nhỏ nhắn và duyên dáng. Con gái chị, Thẩm, mới mười sáu tuổi và đã lấy một địa chủ ở Hàng Châu, cũng về chơi. Áo dài của họ được thêu rất khéo léo và đặc biệt với các cảnh từ thời xưa thể hiện cá tính và sự nhạy cảm của hai mẹ con.
Giọng nói êm ái của họ chứa đựng sự tinh tế, gia giáo và tình yêu đối với thi ca. Họ ngồi cùng Ngô phu nhân trò chuyện về các cuộc du ngoạn trong dịp lễ. Họ đã tới thăm các đền miếu trên đồi, đã dạo bước trong Trúc Lâm và tới thăm Long Tỉnh xem hái lá chè và xao tẩm. Họ khiến tôi khao khát cuộc sống tôi đã bỏ lỡ.
Trắc bước vào, trong suốt bảy tháng nằm dưới hành lang, tôi đã không nghe nhiều về nó. Tôi chờ thấy đôi môi mỏng, cái miệng nghiêm nghị và cặp mắt khinh khỉnh. Tôi muốn nó tỏ ra thế và nó đã như vậy, nhưng khi nó mở miệng, chỉ có những lời duyên dáng cất lên. “Thẩm,” Trắc nói với cháu gái của Nhân, “cháu phải làm chồng tự hào về sự tiếp đãi của mình.
Một người vợ thể hiện sở thích tao nhã và phong cách đặc biệt là một người vợ tốt. Thím được biết rằng cháu là một nữ chủ nhân tuyệt vời và khiến các bậc trí giả cảm thấy dễ chịu.” “Các thi sĩ vẫn thường tới nhà cháu,” Thẩm tiết lộ. “Cháu mong hôm nào chú thím sẽ tới chơi.” “Khi thím còn con gái, mẹ thường dẫn thím đi du ngoạn,” Trắc đáp.
“Nhưng giờ thì thím thích ở nhà và nấu ăn cho chồng và mẹ chồng hơn.” “Cháu đồng ý, thím Trắc, nhưng...” “Người vợ cần hết sức giữ gìn,” Trắc nói tiếp. “Liệu thím có thử dạo sang bờ hồ bên kia sau tiết đông giá đầu tiên không ư? Ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ có những kẻ đồn đại về chúng ta.
Thím không muốn làm bẽ mặt hay khiến chồng mình hổ thẹn. Nơi duy nhất an toàn là ở trong nội đường của chúng ta.” “Những người tới gặp chồng cháu đều có thế lực,” Thẩm bình tĩnh đáp lại, lờ đi mọi điều Trắc đã nói. “Sẽ tốt cho chú Nhân nếu chú ấy có thể gặp họ.” “Ta không phản đối những chuyến du ngoạn,” Ngô phu nhân xen vào, “nếu con trai ta được lợi từ những mối giao thiệp mới.” Thậm chí hai năm sau hôn lễ, bà vẫn không chịu thẳng thừng phê phán con dâu, nhưng trong mọi cử chỉ và cái nhìn bà đã thể hiện rõ ràng rằng người vợ này không phải là một người “đồng điệu” ở bất cứ khía cạnh nào.
Trắc thở dài. “Nếu mẹ đồng ý thì chúng con sẽ tới. Con sẽ làm tất cả để làm vui lòng mẹ và chồng con.” Cái gì đây? Khi tôi lánh đi, phải chăng vì một lý do nào đó, những lời giáo huấn tôi rèn giũa Trắc đã tiếp tục điều khiển nó ư? Trong chuyến thăm viếng kéo dài cả tuần lễ, bốn người phụ nữ dành các buổi sáng tụ tập trong khu nhà dành riêng cho phụ nữ.
Được con dâu và cháu gái gợi ý, Ngô phu nhân đã mời những người họ hàng và bạn bè khác tới. Lý Thư, em họ của Nhân, đến cùng với một người phụ nữ tên là Lâm Dĩ Ninh. Gia đình Lâm Dĩ Ninh cũng đã gắn bó với nhà họ Ngô trong nhiều thế hệ. Cả hai đều là thi sĩ và văn sĩ. Lâm Dĩ Ninh là thành viên của Tiêu Viên Thi Xã nổi tiếng do nữ sĩ Cố Nhược Phác thành lập.
Không thấy mâu thuẫn giữa chuyện bút nghiên và thêu thùa may vá, thành viên thi xã đã nêu ý tưởng về Tứ Đức theo một hướng mới. Họ tin rằng mẫu mực lý tưởng nhất của “tiếng nói nữ giới” là những gì phụ nữ viết ra, vì thế chuyến viếng thăm của Lý Thư và Lâm Dĩ Ninh là khoảng thời gian dành riêng cho trầm hương thơm ngát, những ô cửa sổ mở tung và những cây bút múa lượn.
Trắc chơi đàn tranh cho mọi người. Nhân và anh trai chàng cử hành các lễ nghi để an ủi, dâng đồ ăn thức uống và y phục cho các vị tổ tiên họ Ngô. Nhân đối xử trìu mến với vợ mình trước mặt những người khác. Không ai trong bọn họ mảy may có ý nghĩ về tôi. Tôi chỉ có thể quan sát và chịu đựng.
Và rồi vận may của tôi đã tới. Tôi gọi là vận may nhưng có lẽ đó là số phận. Thẩm cầm Mẫu Đơn Đình lên và bắt đầu đọc những lời bình chú của tôi, những lời mà Trắc đã chép lại lên các trang giấy. Thẩm mở lòng cho các cảm xúc tràn vào và chạm tới cả thất tình. Nó hồi tưởng lại đời mình và những khoảnh khắc yêu đương và khao khát đã trải qua.
Nó tưởng tượng mình trở nên già nua và chỉ biết ôm ấp những cảm xúc mất mát, đau đớn và hối hận. “Thím Trắc, cháu có thể mượn cái này không ạ?” Thẩm ngây thơ hỏi. Làm sao người chị em chung chồng của tôi khước từ nó được? Và thế là Mẫu Đơn Đình rời khỏi trang viên nhà họ Ngô tới một khu khác của Hàng Châu.
Tôi không đi theo Thẩm, nhưng tôi tin rằng công trình của tôi an toàn hơn khi ở chỗ nó. Một tấm thiếp mời Nhân, Trắc, Lý Thư và Lâm Dĩ Ninh tới thăm Thẩm và chồng nó được gửi tới. Khi kiệu tới đón họ, tôi nắm vào vai Trắc khi nó bước qua trang viên. Lúc chúng tôi tới chỗ chiếc kiệu dành cho nó, Trắc bước vào bên trong còn tôi trèo lên nóc.
Phu kiệu khiêng chúng tôi xuống núi Vu Sơn, qua ngôi đền và vòng qua hồ tới nhà Thẩm. Đây không phải là chuyến lang thang vô định của một cô gái đã chết trên đường tới thế giới bên kia, cũng chẳng phải cuộc tìm kiếm cái ăn và ẩu đả rồ dại trong lễ Vu Lan. Cuối cùng thì tôi đang làm đúng điều mà Nhân hứa sẽ xảy ra nếu chúng tôi thành thân.
Tôi đang đi du ngoạn. Chúng tôi đến nhà Thẩm và lần đầu tiên tôi bước qua một ngưỡng cửa không thuộc về nhà cha hay nhà chồng mình. Thẩm đón chúng tôi tại một chiếc đình có cây đậu tía leo che phủ. Nó bảo cây này đã hai trăm năm tuổi. Những chùm hoa tím lớn buông xuống và tỏa trong không khí một mùi hương tươi mát.
Như đã hứa, Thẩm cũng mời cả những thành viên có vị thế trong giới trí giả. Gia sư của nó, một ông già có chòm râu thưa và dài thể hiện tuổi tác và sự thông thái, được mời vào ghế danh dự. Thi sĩ Hồng Thăng cùng người vợ đang mang bầu cầm theo rượu và hạt dẻ đến làm quà.
Vài thiếu phụ, trong đó có cả những nữ thi sĩ, chúc mừng Lý Thư về vở kịch mới xuất bản gần đây của cô. Gây ấn tượng với tôi nhất là sự hiện diện của Từ Thế Quân, người đã viết Hình bóng trên sóng xuân về Hiểu Khánh. Ông có tiếng là người ủng hộ việc xuất bản các tác phẩm của nữ giới.
Hôm nay ông được mời tới để đàm đạo về kinh Phật. Mẹ chồng tôi nói đúng; hôm nay Nhân sẽ có thêm những mối giao thiệp thú vị. Chàng và Trắc ngồi cạnh nhau như một cặp vợ chồng son đẹp đôi. Kinh Lễ dạy rằng đàn ông và phụ nữ không được dùng chung mắc áo, khăn, lược huống chi là ngồi chung với nhau.
Nhưng ở đây, những người đàn ông đàn bà, xa lạ, ngồi lẫn lộn mà không bận tâm đến những lối nghĩ cũ kỹ. Trà được rót ra. Người ta truyền tay nhau các món mứt kẹo. Tôi ngồi trên lan can say sưa với hương thơm nồng nàn của đậu tía và những câu thơ bay qua bay lại trong đình tựa như những cánh chim liệng trên mây trời.
Nhưng khi gia sư của Thẩm hắng giọng, mọi người trong đình đều im bặt. “Chúng ta cũng có thể ngâm thơ hay sáng tác vào tất cả các buổi chiều,” ông nói, “Nhưng ta lấy làm tò mò về thứ cô Thẩm đã cho chúng ta đọc mấy tuần vừa qua.” Một vài vị khách gật đầu đồng tình. “Hãy kể cho chúng ta,” ông hướng về Nhân, “về việc bình chú MẫuĐơn Đình của tiên sinh.” Lấy làm ngạc nhiên, tôi trượt xuống khỏi chỗ của mình.
Một cơn gió mạnh thổi qua đình khiến những người vợ phải kéo vạt áo dài lụa sát vào người còn mấy người đàn ông thì hơi rùng mình. Tôi ít kiểm soát được những ảnh hưởng của hành động của mình lên thế giới tự nhiên, nhưng tôi đã cố gắng đứng im. Khi gió lặng, Thẩm nhìn Nhân mỉm cười và hỏi, “chú đã nảy ra ý định viết những lời bình chú ấy như thế nào ạ?” “Tính khiêm nhường không cho ta thừa nhận chiều sâu cảm xúc của mình đối với vở kịch,” Nhân trả lời, “nhưng ta không viết điều gì về nó cả.” “Tiên sinh đang khiêm tốn rồi,” vị gia sư nói.
“Chúng tôi biết tiên sinh là một nhà phê bình am hiểu. Tiên sinh đã viết nhiều về sân khấu...” “Nhưng chưa bao giờ về Mẫu Đơn Đình,” Nhân nói nốt câu. “Sao có thể thế được?” vị gia sư hỏi. “Học trò của ta trở về từ nhà tiên sinh với một bản Mẫu Đơn Đình. Chắc chắn tiên sinh chính là người đã viết những suy nghĩ của mình lên lề sách.” “Tôi không viết gì cả,” Nhân thề.
Chàng nhìn vợ mình ngờ vực, nhưng nó không nói gì cả. “Sau khi đọc xong, Thẩm đã chuyển nó cho tôi,” vợ Hồng Thăng nhẹ nhàng bình luận. “Tôi không nghĩ rằng một người đàn ông có thể có những cảm xúc ấy. Những lời đó do một phụ nữ viết. Tôi đã hình dung ra một phụ nữ trẻ giống tôi,” cô nói thêm, mặt đỏ lên.
Vị gia sư xua ý kiến đó đi cứ như đó là một mùi khó chịu. “Cái ta đã đọc không thể do một cô gái, hay một người đàn bà viết ra,” ông nói. “Thẩm đã để ta cho những người khác ở Hàng Châu này xem bản bình chú. Một người đàn ông, một người đàn bà...” và tới đây ông khoát tay về phía những người đang ngồi trong đình, “chúng ta đều bị lời văn làm cho xúc động.
Chúng ta tự hỏi ai mà có được sự thấu hiểu đáng kinh ngạc đến thế về sự âu yếm, dâng hiến và tình yêu? Thẩm đã mời tiên sinh tới đây để trả lời cho chúng ta câu hỏi đó.” Nhân chạm vào tay Trắc. “Có phải đây là bản Mẫu Đơn Đình của nàng không? Bản nàng đã đọc và ghi chép trong một thời gian rất dài? Bản bắt đầu bằng...?” Trắc nhìn vào khoảng trống ở giữa cứ như chàng đang nói với người khác.
“Ai đã viết những ngôn từ tuyệt vời này?” Hồng Thăng hỏi. Ngay cả ông ấy cũng đã đọc bình chú của tôi ư? Tôi ép mình không cử động hay khóc òa lên vì hạnh phúc. Cô cháu gái của Nhân đã làm điều gì đó thật phi thường. Nó không chỉ mang suy nghĩ của tôi về nhà hay tới vị gia sư của nó mà còn tới một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất của đất nước.
Trong khi đó, gương mặt Trắc lộ vẻ bối rối, như thể không hiếu sao nó quên mất ai đã viết lên lề cuốn sách rồi vậy. “Có phải là chồng cô không?” vị gia sư gợi ý. “Chồng tôi ư?” nó cúi đầu với dáng vẻ của mọi người vợ nhún nhường. “Chồng tôi ư?” nó ngọt ngào lặp lại.
Rồi sau hồi lâu im lặng, nó nói: “Vâng, chính là chồng tôi đấy.” Sự tra tấn của người đàn bà này đối với tôi không có kết thúc ư? Nó đã từng ngoan ngoãn và dễ kiểm soát nhưng nó đã tiếp thu các bài học của tôi quá tốt. Nó đã trở thành một người vợ hiền quá mức. “Nhưng, Trắc, ta có viết gì về vở kịch đâu,” Nhân khăng khăng.
Chàng nhìn những người khác rồi nói thêm, “Tôi biết về phần bình chú ấy, nhưng tôi không viết nó.” Chàng nói với Thẩm, “Ta xem được không?” Thẩm gật đầu ra lệnh cho một gia nhân đi lấy sách. Mọi người chờ đợi, cảm thấy ngượng nghịu vì hai vợ chồng bất đồng ý kiến.
Còn tôi ư? Tôi giữ thăng bằng trên đôi gót sen và cố hết sức để đứng yên khi trong lòng đang quay cuồng những cảm xúc sợ hãi, ngạc nhiên và hy vọng. Gia nhân trở lại với cuốn sách và đưa cho Nhân. Những vị khách dõi theo khi chàng lật giở các trang. Tôi những muốn chạy đến bên chàng, quỳ xuống trước chàng và nhìn vào mắt chàng khi chàng đọc những gì tôi viết.
Chàng có nghe thấy em không? Song tôi giữ mình thật yên lặng. Can thiệp theo bất cứ cách nào, dù chủ tâm hay do bất cẩn, là sẽ phá hủy khoảnh khắc này. Chàng giở nhanh qua các trang sách, dừng lại ở một vài chỗ, rồi nhìn lên với một vẻ khao khát và mất mát lạ lùng. “Tôi không viết cái này.
Phần bình chú này do người phụ nữ từng được hứa hôn với tôi khởi thảo.” Chàng quay sang Lâm Dĩ Ninh và Lý Thư, hai người phụ nữ có họ với mình. “Các cô còn nhớ tôi đã hứa hôn với Trần Đồng chứ. Chính nàng đã khởi thảo cái này. Vợ tôi tình cờ thấy công trình và nàng đã thêm những bình chú của mình vào nửa sau.
Chắc chắn là các cô, những người cùng huyết thống với tôi, biết rằng tôi nói sự thật.” “Nếu điều tiên sinh nói là đúng,” vị gia sư cắt ngang trước khi hai người phụ nữ có thể đáp lại, “tại sao văn phong của mợ Trắc lại giống cô Trần Đồng kia đến nỗi chúng tôi không thể tách rời ra được?” “Có lẽ chỉ có người chồng, người hiểu rõ cả hai phụ nữ, mới nghe thấy hai tiếng nói đó.” “Tình yêu chỉ lớn lên khi đôi lứa thân mật với nhau,” Hồng Thăng đồng tình.
“Khi trăng chiếu sáng Tây Hồ, ta không thấy người chồng cô đơn trong phòng. Khi trâm ngọc rơi trên gối, ta không thấy người vợ cô đơn. Nhưng xin vui lòng giải thích cho chúng tôi vì sao mà một thiếu nữ chưa xuất giá lại có thể biết nhiều đến thế về tình yêu. Và làm sao mà tiên sinh nghe được tiếng lòng của nàng nếu hai người chưa từng thành thân?” “Tôi cho rằng Ngô tiên sinh nói sự thật,” một người vợ bẽn lẽn chen vào, giúp Nhân khỏi phải trả lời những câu bất tiện.
“Tôi thấy ngôn từ của Trần Đồng lãng mạn. Người chị em chung chồng của nàng ấy cũng đã làm tốt việc bổ sung những suy nghĩ của mình về chữ tình.” Vài người vợ gật đầu đồng tình; Trắc vẫn lờ đi. “Tôi sẽ vui lòng đọc những suy nghĩ này ngay cả khi không kèm theo vở kịch,” Thẩm tuyên bố.
Đúng! Đây chính là điều tôi muốn nghe. Rồi Từ Thế Quân khịt mũi hoài nghi. “Làm gì có người vợ nào lại muốn tên mình được biết tới bên ngoài phòng ngủ? Phụ nữ không có lý do gì để dính dáng đến cuộc kiếm tìm danh tiếng thấp hèn ấy.” Những lời này này thốt lên từ miệng người đàn ông được biết đến như là nhà giáo dục phụ nữ, người đã tỏ ra thông cảm đến thế với cảnh ngộ của Hiểu Khánh, người có tiếng là ủng hộ việc xuất bản các tác phẩm của nữ giới ư? “Không người phụ nữ nào, huống chi đây lại là hai người vợ, muốn phô bày những suy nghĩ riêng tư của mình theo một cách công khai như vậy,” một ông chồng thêm vào, tiếp nối quan điểm đáng ngạc nhiên của họ Từ.
“Phụ nữ có nội đường cho việc đó. Chủ nghĩa tự do, phụ nữ ra ngoài, đàn ông khuyến khích phụ nữ viết lách và vẽ vời để kiếm lợi, tất cả những điều đó đã dẫn tới Đại biến. Chúng ta nên biết ơn khi một số phụ nữ đang quay trở lại với các truyền thống cũ.” Tôi thấy buồn nôn.
Chuyện gì đã xảy ra với các bậc trung thần? Tại sao cả Lý Thư và Lâm Dĩ Ninh, những nữ văn sĩ, lại không sửa lời ông ta? “Những người vợ cần phải có học thức,” gia sư của Thẩm nói và trong phút chốc tôi cảm thấy dễ chịu hơn. “Họ cần phải hiểu những phép tắc cao nhất để dạy cho con trai mình.
Nhưng buồn thay, không phải lúc nào cũng được như vậy.” Ông lắc đầu chán chường. “Chúng ta để cho đám đàn bà đọc sách và rồi chuyện gì xảy ra? Họ có khao khát những tư tưởng cao quý không? Không. Họ đọc các vở kịch, tiểu thuyết và thi ca. Họ đọc để tiêu khiển, một thứ chỉ có thể làm hại đến suy tư.” Tôi tê liệt trước những lời độc ác này.
Làm sao mọi thứ có thể thay đổi đột ngột đến thế trong chín năm kể từ khi tôi chết? Cha có thể không để tôi ra ngoài trang viên và mẹ có thể không thích tôi đọc Mẫu Đơn Đình, song những quan điểm này còn chướng tai hơn nhiều so với những gì tôi được dạy dỗ từ bé. “Vậy là chúng ta thống nhất được rằng điều bí mật đã sáng tỏ,” gia sư của Thẩm kết luận.
“Ngô Nhân đã thực hiện một công trình thực sự độc đáo. Tiên sinh đã mở cho chúng ta một cánh cửa đến với ý nghĩa và nguyên cớ của tìnhyêu. Cậu ấy là một nghệ sĩ lớn.” “Rất nhạy cảm,” một người đàn ông nói. “Quá nhạy cảm,” Lâm Dĩ Ninh nói thêm, giọng nghe cay đắng.
Trong suốt thời gian đó Trắc không nói gì. Nó cư xử lịch thiệp và nghiêm chỉnh. Nó giữ ánh mắt nhìn xuống và bàn tay giấu trong ống tay áo. Không ai có thể chê trách nó vì thiếu điểm gì ở một người vợ hoàn hảo. Từ Thế Quân cầm theo quyển bình chú và xuất bản. Ông ta thêm vào lời giới thiệu của mình viết về Nhân, khen ngợi chàng về sự thấu hiểu tình yêu, hôn nhân và khao khát.
Và rồi ông quảng bá cuốn sách, đi khắp đất nước và xác nhận Nhân là tác giả của tác phẩm lớn này. Bằng cách đó, những lời lẽ, suy nghĩ và cảm xúc của tôi trở nên vô cùng nổi tiếng trong giới trí giả, không chỉ ở Hàng Châu mà ở khắp Trung Hoa. Nhân không chịu nhận bất cứ lời khen tặng nào.
“Tôi có làm gì đâu,” chàng nói. “Tất cả là nhờ vợ tôi và cô gái lẽ ra đã là vợ tôi.” Lần nào chàng cũng nhận được câu trả lời giống nhau, “Tiên sinh quá khiêm tốn rồi thưa Ngô tiên sinh.” Mặc cho những lời phủ nhận của chàng, hay có lẽ chính vì những lời phủ nhận này, chàng đạt được danh tiếng vững chãi với tác phẩm Trắc và tôi đã viết.
Các vị chủ bút tìm chàng để xuất bản thơ. Chàng được mời tới những cuộc tụ họp của giới trí giả. Khi danh tiếng tăng lên, chàng thường đi những chuyến kéo dài hàng tuần. Chàng kiếm được tiền, điều này khiến mẹ và vợ chàng rất sung sướng. Cuối cùng chàng cũng học được cách chấp nhận những lời tán tụng.
Khi những người đàn ông bảo, “Không một người đàn bà nào viết được cái gì sâu sắc thế này,” chàng cúi đầu và không nói gì cả. Và không một người phụ nữ nào có mặt tại nhà Trắc hôm đó đứng ra bênh vực tôi. Rõ ràng là trong thời buổi đã thay đổi này, không nói ra hay không ca ngợi thành tựu của một phụ nữ khác thì dễ dàng hơn.
Lẽ ra tôi phải tự hào về thành công của chàng thi nhân của mình. Nếu còn sống có lẽ tôi cũng làm như Trắc, vì bổn phận của vợ là mang lại vinh dự cho chồng bằng mọi cách có thể. Nhưng tôi không phải người của cõi trần gian này, tôi cảm thấy nỗi tức giận, thất vọng và sự vỡ mộng của một người đàn bà bị cướp mất tiếng nói.
Năm tháng nữa lại trôi qua. Một hôm tôi nghe thấy tiếng người nhốn nháo tới lui ở hành lang phía trên: người ta hối hả ra đón khách, cất lời chúc tụng tốt lành và bưng những món đồ cúng thơm phức trên các khay các đĩa để mừng năm mới. Tiếng chiêng rền vang và tiếng pháo nổ lôi kéo tôi trở ra ngoài ánh sáng ngày.
Những tia sáng gắt chói chang thiêu đốt mắt tôi. Tay chân tôi cứng đờ vì đã gập lại trong nhiều tháng. Còn y phục của tôi ư? Chúng quá thảm hại đâu có thể coi là y phục. Anh trai Nhân và vợ từ Thiểm Tây trở về ăn tết. Chị dâu của Nhân là người đã gửi cho tôi bản Mẫu ĐơnĐình của Thang Hiền Tổ mấy năm trước.
Tôi đã không sống tới ngày gặp chị. Giờ chị ở đây, trông thật nhỏ nhắn và duyên dáng. Con gái chị, Thẩm, mới mười sáu tuổi và đã lấy một địa chủ ở Hàng Châu, cũng về chơi. Áo dài của họ được thêu rất khéo léo và đặc biệt với các cảnh từ thời xưa thể hiện cá tính và sự nhạy cảm của hai mẹ con.
Giọng nói êm ái của họ chứa đựng sự tinh tế, gia giáo và tình yêu đối với thi ca. Họ ngồi cùng Ngô phu nhân trò chuyện về các cuộc du ngoạn trong dịp lễ. Họ đã tới thăm các đền miếu trên đồi, đã dạo bước trong Trúc Lâm và tới thăm Long Tỉnh xem hái lá chè và xao tẩm. Họ khiến tôi khao khát cuộc sống tôi đã bỏ lỡ.
Trắc bước vào, trong suốt bảy tháng nằm dưới hành lang, tôi đã không nghe nhiều về nó. Tôi chờ thấy đôi môi mỏng, cái miệng nghiêm nghị và cặp mắt khinh khỉnh. Tôi muốn nó tỏ ra thế và nó đã như vậy, nhưng khi nó mở miệng, chỉ có những lời duyên dáng cất lên. “Thẩm,” Trắc nói với cháu gái của Nhân, “cháu phải làm chồng tự hào về sự tiếp đãi của mình.
Một người vợ thể hiện sở thích tao nhã và phong cách đặc biệt là một người vợ tốt. Thím được biết rằng cháu là một nữ chủ nhân tuyệt vời và khiến các bậc trí giả cảm thấy dễ chịu.” “Các thi sĩ vẫn thường tới nhà cháu,” Thẩm tiết lộ. “Cháu mong hôm nào chú thím sẽ tới chơi.” “Khi thím còn con gái, mẹ thường dẫn thím đi du ngoạn,” Trắc đáp.
“Nhưng giờ thì thím thích ở nhà và nấu ăn cho chồng và mẹ chồng hơn.” “Cháu đồng ý, thím Trắc, nhưng...” “Người vợ cần hết sức giữ gìn,” Trắc nói tiếp. “Liệu thím có thử dạo sang bờ hồ bên kia sau tiết đông giá đầu tiên không ư? Ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ có những kẻ đồn đại về chúng ta.
Thím không muốn làm bẽ mặt hay khiến chồng mình hổ thẹn. Nơi duy nhất an toàn là ở trong nội đường của chúng ta.” “Những người tới gặp chồng cháu đều có thế lực,” Thẩm bình tĩnh đáp lại, lờ đi mọi điều Trắc đã nói. “Sẽ tốt cho chú Nhân nếu chú ấy có thể gặp họ.” “Ta không phản đối những chuyến du ngoạn,” Ngô phu nhân xen vào, “nếu con trai ta được lợi từ những mối giao thiệp mới.” Thậm chí hai năm sau hôn lễ, bà vẫn không chịu thẳng thừng phê phán con dâu, nhưng trong mọi cử chỉ và cái nhìn bà đã thể hiện rõ ràng rằng người vợ này không phải là một người “đồng điệu” ở bất cứ khía cạnh nào.
Trắc thở dài. “Nếu mẹ đồng ý thì chúng con sẽ tới. Con sẽ làm tất cả để làm vui lòng mẹ và chồng con.” Cái gì đây? Khi tôi lánh đi, phải chăng vì một lý do nào đó, những lời giáo huấn tôi rèn giũa Trắc đã tiếp tục điều khiển nó ư? Trong chuyến thăm viếng kéo dài cả tuần lễ, bốn người phụ nữ dành các buổi sáng tụ tập trong khu nhà dành riêng cho phụ nữ.
Được con dâu và cháu gái gợi ý, Ngô phu nhân đã mời những người họ hàng và bạn bè khác tới. Lý Thư, em họ của Nhân, đến cùng với một người phụ nữ tên là Lâm Dĩ Ninh. Gia đình Lâm Dĩ Ninh cũng đã gắn bó với nhà họ Ngô trong nhiều thế hệ. Cả hai đều là thi sĩ và văn sĩ. Lâm Dĩ Ninh là thành viên của Tiêu Viên Thi Xã nổi tiếng do nữ sĩ Cố Nhược Phác thành lập.
Không thấy mâu thuẫn giữa chuyện bút nghiên và thêu thùa may vá, thành viên thi xã đã nêu ý tưởng về Tứ Đức theo một hướng mới. Họ tin rằng mẫu mực lý tưởng nhất của “tiếng nói nữ giới” là những gì phụ nữ viết ra, vì thế chuyến viếng thăm của Lý Thư và Lâm Dĩ Ninh là khoảng thời gian dành riêng cho trầm hương thơm ngát, những ô cửa sổ mở tung và những cây bút múa lượn.
Trắc chơi đàn tranh cho mọi người. Nhân và anh trai chàng cử hành các lễ nghi để an ủi, dâng đồ ăn thức uống và y phục cho các vị tổ tiên họ Ngô. Nhân đối xử trìu mến với vợ mình trước mặt những người khác. Không ai trong bọn họ mảy may có ý nghĩ về tôi. Tôi chỉ có thể quan sát và chịu đựng.
Và rồi vận may của tôi đã tới. Tôi gọi là vận may nhưng có lẽ đó là số phận. Thẩm cầm Mẫu Đơn Đình lên và bắt đầu đọc những lời bình chú của tôi, những lời mà Trắc đã chép lại lên các trang giấy. Thẩm mở lòng cho các cảm xúc tràn vào và chạm tới cả thất tình. Nó hồi tưởng lại đời mình và những khoảnh khắc yêu đương và khao khát đã trải qua.
Nó tưởng tượng mình trở nên già nua và chỉ biết ôm ấp những cảm xúc mất mát, đau đớn và hối hận. “Thím Trắc, cháu có thể mượn cái này không ạ?” Thẩm ngây thơ hỏi. Làm sao người chị em chung chồng của tôi khước từ nó được? Và thế là Mẫu Đơn Đình rời khỏi trang viên nhà họ Ngô tới một khu khác của Hàng Châu.
Tôi không đi theo Thẩm, nhưng tôi tin rằng công trình của tôi an toàn hơn khi ở chỗ nó. Một tấm thiếp mời Nhân, Trắc, Lý Thư và Lâm Dĩ Ninh tới thăm Thẩm và chồng nó được gửi tới. Khi kiệu tới đón họ, tôi nắm vào vai Trắc khi nó bước qua trang viên. Lúc chúng tôi tới chỗ chiếc kiệu dành cho nó, Trắc bước vào bên trong còn tôi trèo lên nóc.
Phu kiệu khiêng chúng tôi xuống núi Vu Sơn, qua ngôi đền và vòng qua hồ tới nhà Thẩm. Đây không phải là chuyến lang thang vô định của một cô gái đã chết trên đường tới thế giới bên kia, cũng chẳng phải cuộc tìm kiếm cái ăn và ẩu đả rồ dại trong lễ Vu Lan. Cuối cùng thì tôi đang làm đúng điều mà Nhân hứa sẽ xảy ra nếu chúng tôi thành thân.
Tôi đang đi du ngoạn. Chúng tôi đến nhà Thẩm và lần đầu tiên tôi bước qua một ngưỡng cửa không thuộc về nhà cha hay nhà chồng mình. Thẩm đón chúng tôi tại một chiếc đình có cây đậu tía leo che phủ. Nó bảo cây này đã hai trăm năm tuổi. Những chùm hoa tím lớn buông xuống và tỏa trong không khí một mùi hương tươi mát.
Như đã hứa, Thẩm cũng mời cả những thành viên có vị thế trong giới trí giả. Gia sư của nó, một ông già có chòm râu thưa và dài thể hiện tuổi tác và sự thông thái, được mời vào ghế danh dự. Thi sĩ Hồng Thăng cùng người vợ đang mang bầu cầm theo rượu và hạt dẻ đến làm quà.
Vài thiếu phụ, trong đó có cả những nữ thi sĩ, chúc mừng Lý Thư về vở kịch mới xuất bản gần đây của cô. Gây ấn tượng với tôi nhất là sự hiện diện của Từ Thế Quân, người đã viết Hình bóng trên sóng xuân về Hiểu Khánh. Ông có tiếng là người ủng hộ việc xuất bản các tác phẩm của nữ giới.
Hôm nay ông được mời tới để đàm đạo về kinh Phật. Mẹ chồng tôi nói đúng; hôm nay Nhân sẽ có thêm những mối giao thiệp thú vị. Chàng và Trắc ngồi cạnh nhau như một cặp vợ chồng son đẹp đôi. Kinh Lễ dạy rằng đàn ông và phụ nữ không được dùng chung mắc áo, khăn, lược huống chi là ngồi chung với nhau.
Nhưng ở đây, những người đàn ông đàn bà, xa lạ, ngồi lẫn lộn mà không bận tâm đến những lối nghĩ cũ kỹ. Trà được rót ra. Người ta truyền tay nhau các món mứt kẹo. Tôi ngồi trên lan can say sưa với hương thơm nồng nàn của đậu tía và những câu thơ bay qua bay lại trong đình tựa như những cánh chim liệng trên mây trời.
Nhưng khi gia sư của Thẩm hắng giọng, mọi người trong đình đều im bặt. “Chúng ta cũng có thể ngâm thơ hay sáng tác vào tất cả các buổi chiều,” ông nói, “Nhưng ta lấy làm tò mò về thứ cô Thẩm đã cho chúng ta đọc mấy tuần vừa qua.” Một vài vị khách gật đầu đồng tình. “Hãy kể cho chúng ta,” ông hướng về Nhân, “về việc bình chú MẫuĐơn Đình của tiên sinh.” Lấy làm ngạc nhiên, tôi trượt xuống khỏi chỗ của mình.
Một cơn gió mạnh thổi qua đình khiến những người vợ phải kéo vạt áo dài lụa sát vào người còn mấy người đàn ông thì hơi rùng mình. Tôi ít kiểm soát được những ảnh hưởng của hành động của mình lên thế giới tự nhiên, nhưng tôi đã cố gắng đứng im. Khi gió lặng, Thẩm nhìn Nhân mỉm cười và hỏi, “chú đã nảy ra ý định viết những lời bình chú ấy như thế nào ạ?” “Tính khiêm nhường không cho ta thừa nhận chiều sâu cảm xúc của mình đối với vở kịch,” Nhân trả lời, “nhưng ta không viết điều gì về nó cả.” “Tiên sinh đang khiêm tốn rồi,” vị gia sư nói.
“Chúng tôi biết tiên sinh là một nhà phê bình am hiểu. Tiên sinh đã viết nhiều về sân khấu...” “Nhưng chưa bao giờ về Mẫu Đơn Đình,” Nhân nói nốt câu. “Sao có thể thế được?” vị gia sư hỏi. “Học trò của ta trở về từ nhà tiên sinh với một bản Mẫu Đơn Đình. Chắc chắn tiên sinh chính là người đã viết những suy nghĩ của mình lên lề sách.” “Tôi không viết gì cả,” Nhân thề.
Chàng nhìn vợ mình ngờ vực, nhưng nó không nói gì cả. “Sau khi đọc xong, Thẩm đã chuyển nó cho tôi,” vợ Hồng Thăng nhẹ nhàng bình luận. “Tôi không nghĩ rằng một người đàn ông có thể có những cảm xúc ấy. Những lời đó do một phụ nữ viết. Tôi đã hình dung ra một phụ nữ trẻ giống tôi,” cô nói thêm, mặt đỏ lên.
Vị gia sư xua ý kiến đó đi cứ như đó là một mùi khó chịu. “Cái ta đã đọc không thể do một cô gái, hay một người đàn bà viết ra,” ông nói. “Thẩm đã để ta cho những người khác ở Hàng Châu này xem bản bình chú. Một người đàn ông, một người đàn bà...” và tới đây ông khoát tay về phía những người đang ngồi trong đình, “chúng ta đều bị lời văn làm cho xúc động.
Chúng ta tự hỏi ai mà có được sự thấu hiểu đáng kinh ngạc đến thế về sự âu yếm, dâng hiến và tình yêu? Thẩm đã mời tiên sinh tới đây để trả lời cho chúng ta câu hỏi đó.” Nhân chạm vào tay Trắc. “Có phải đây là bản Mẫu Đơn Đình của nàng không? Bản nàng đã đọc và ghi chép trong một thời gian rất dài? Bản bắt đầu bằng...?” Trắc nhìn vào khoảng trống ở giữa cứ như chàng đang nói với người khác.
“Ai đã viết những ngôn từ tuyệt vời này?” Hồng Thăng hỏi. Ngay cả ông ấy cũng đã đọc bình chú của tôi ư? Tôi ép mình không cử động hay khóc òa lên vì hạnh phúc. Cô cháu gái của Nhân đã làm điều gì đó thật phi thường. Nó không chỉ mang suy nghĩ của tôi về nhà hay tới vị gia sư của nó mà còn tới một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất của đất nước.
Trong khi đó, gương mặt Trắc lộ vẻ bối rối, như thể không hiếu sao nó quên mất ai đã viết lên lề cuốn sách rồi vậy. “Có phải là chồng cô không?” vị gia sư gợi ý. “Chồng tôi ư?” nó cúi đầu với dáng vẻ của mọi người vợ nhún nhường. “Chồng tôi ư?” nó ngọt ngào lặp lại.
Rồi sau hồi lâu im lặng, nó nói: “Vâng, chính là chồng tôi đấy.” Sự tra tấn của người đàn bà này đối với tôi không có kết thúc ư? Nó đã từng ngoan ngoãn và dễ kiểm soát nhưng nó đã tiếp thu các bài học của tôi quá tốt. Nó đã trở thành một người vợ hiền quá mức. “Nhưng, Trắc, ta có viết gì về vở kịch đâu,” Nhân khăng khăng.
Chàng nhìn những người khác rồi nói thêm, “Tôi biết về phần bình chú ấy, nhưng tôi không viết nó.” Chàng nói với Thẩm, “Ta xem được không?” Thẩm gật đầu ra lệnh cho một gia nhân đi lấy sách. Mọi người chờ đợi, cảm thấy ngượng nghịu vì hai vợ chồng bất đồng ý kiến.
Còn tôi ư? Tôi giữ thăng bằng trên đôi gót sen và cố hết sức để đứng yên khi trong lòng đang quay cuồng những cảm xúc sợ hãi, ngạc nhiên và hy vọng. Gia nhân trở lại với cuốn sách và đưa cho Nhân. Những vị khách dõi theo khi chàng lật giở các trang. Tôi những muốn chạy đến bên chàng, quỳ xuống trước chàng và nhìn vào mắt chàng khi chàng đọc những gì tôi viết.
Chàng có nghe thấy em không? Song tôi giữ mình thật yên lặng. Can thiệp theo bất cứ cách nào, dù chủ tâm hay do bất cẩn, là sẽ phá hủy khoảnh khắc này. Chàng giở nhanh qua các trang sách, dừng lại ở một vài chỗ, rồi nhìn lên với một vẻ khao khát và mất mát lạ lùng. “Tôi không viết cái này.
Phần bình chú này do người phụ nữ từng được hứa hôn với tôi khởi thảo.” Chàng quay sang Lâm Dĩ Ninh và Lý Thư, hai người phụ nữ có họ với mình. “Các cô còn nhớ tôi đã hứa hôn với Trần Đồng chứ. Chính nàng đã khởi thảo cái này. Vợ tôi tình cờ thấy công trình và nàng đã thêm những bình chú của mình vào nửa sau.
Chắc chắn là các cô, những người cùng huyết thống với tôi, biết rằng tôi nói sự thật.” “Nếu điều tiên sinh nói là đúng,” vị gia sư cắt ngang trước khi hai người phụ nữ có thể đáp lại, “tại sao văn phong của mợ Trắc lại giống cô Trần Đồng kia đến nỗi chúng tôi không thể tách rời ra được?” “Có lẽ chỉ có người chồng, người hiểu rõ cả hai phụ nữ, mới nghe thấy hai tiếng nói đó.” “Tình yêu chỉ lớn lên khi đôi lứa thân mật với nhau,” Hồng Thăng đồng tình.
“Khi trăng chiếu sáng Tây Hồ, ta không thấy người chồng cô đơn trong phòng. Khi trâm ngọc rơi trên gối, ta không thấy người vợ cô đơn. Nhưng xin vui lòng giải thích cho chúng tôi vì sao mà một thiếu nữ chưa xuất giá lại có thể biết nhiều đến thế về tình yêu. Và làm sao mà tiên sinh nghe được tiếng lòng của nàng nếu hai người chưa từng thành thân?” “Tôi cho rằng Ngô tiên sinh nói sự thật,” một người vợ bẽn lẽn chen vào, giúp Nhân khỏi phải trả lời những câu bất tiện.
“Tôi thấy ngôn từ của Trần Đồng lãng mạn. Người chị em chung chồng của nàng ấy cũng đã làm tốt việc bổ sung những suy nghĩ của mình về chữ tình.” Vài người vợ gật đầu đồng tình; Trắc vẫn lờ đi. “Tôi sẽ vui lòng đọc những suy nghĩ này ngay cả khi không kèm theo vở kịch,” Thẩm tuyên bố.
Đúng! Đây chính là điều tôi muốn nghe. Rồi Từ Thế Quân khịt mũi hoài nghi. “Làm gì có người vợ nào lại muốn tên mình được biết tới bên ngoài phòng ngủ? Phụ nữ không có lý do gì để dính dáng đến cuộc kiếm tìm danh tiếng thấp hèn ấy.” Những lời này này thốt lên từ miệng người đàn ông được biết đến như là nhà giáo dục phụ nữ, người đã tỏ ra thông cảm đến thế với cảnh ngộ của Hiểu Khánh, người có tiếng là ủng hộ việc xuất bản các tác phẩm của nữ giới ư? “Không người phụ nữ nào, huống chi đây lại là hai người vợ, muốn phô bày những suy nghĩ riêng tư của mình theo một cách công khai như vậy,” một ông chồng thêm vào, tiếp nối quan điểm đáng ngạc nhiên của họ Từ.
“Phụ nữ có nội đường cho việc đó. Chủ nghĩa tự do, phụ nữ ra ngoài, đàn ông khuyến khích phụ nữ viết lách và vẽ vời để kiếm lợi, tất cả những điều đó đã dẫn tới Đại biến. Chúng ta nên biết ơn khi một số phụ nữ đang quay trở lại với các truyền thống cũ.” Tôi thấy buồn nôn.
Chuyện gì đã xảy ra với các bậc trung thần? Tại sao cả Lý Thư và Lâm Dĩ Ninh, những nữ văn sĩ, lại không sửa lời ông ta? “Những người vợ cần phải có học thức,” gia sư của Thẩm nói và trong phút chốc tôi cảm thấy dễ chịu hơn. “Họ cần phải hiểu những phép tắc cao nhất để dạy cho con trai mình.
Nhưng buồn thay, không phải lúc nào cũng được như vậy.” Ông lắc đầu chán chường. “Chúng ta để cho đám đàn bà đọc sách và rồi chuyện gì xảy ra? Họ có khao khát những tư tưởng cao quý không? Không. Họ đọc các vở kịch, tiểu thuyết và thi ca. Họ đọc để tiêu khiển, một thứ chỉ có thể làm hại đến suy tư.” Tôi tê liệt trước những lời độc ác này.
Làm sao mọi thứ có thể thay đổi đột ngột đến thế trong chín năm kể từ khi tôi chết? Cha có thể không để tôi ra ngoài trang viên và mẹ có thể không thích tôi đọc Mẫu Đơn Đình, song những quan điểm này còn chướng tai hơn nhiều so với những gì tôi được dạy dỗ từ bé. “Vậy là chúng ta thống nhất được rằng điều bí mật đã sáng tỏ,” gia sư của Thẩm kết luận.
“Ngô Nhân đã thực hiện một công trình thực sự độc đáo. Tiên sinh đã mở cho chúng ta một cánh cửa đến với ý nghĩa và nguyên cớ của tìnhyêu. Cậu ấy là một nghệ sĩ lớn.” “Rất nhạy cảm,” một người đàn ông nói. “Quá nhạy cảm,” Lâm Dĩ Ninh nói thêm, giọng nghe cay đắng.
Trong suốt thời gian đó Trắc không nói gì. Nó cư xử lịch thiệp và nghiêm chỉnh. Nó giữ ánh mắt nhìn xuống và bàn tay giấu trong ống tay áo. Không ai có thể chê trách nó vì thiếu điểm gì ở một người vợ hoàn hảo. Từ Thế Quân cầm theo quyển bình chú và xuất bản. Ông ta thêm vào lời giới thiệu của mình viết về Nhân, khen ngợi chàng về sự thấu hiểu tình yêu, hôn nhân và khao khát.
Và rồi ông quảng bá cuốn sách, đi khắp đất nước và xác nhận Nhân là tác giả của tác phẩm lớn này. Bằng cách đó, những lời lẽ, suy nghĩ và cảm xúc của tôi trở nên vô cùng nổi tiếng trong giới trí giả, không chỉ ở Hàng Châu mà ở khắp Trung Hoa. Nhân không chịu nhận bất cứ lời khen tặng nào.
“Tôi có làm gì đâu,” chàng nói. “Tất cả là nhờ vợ tôi và cô gái lẽ ra đã là vợ tôi.” Lần nào chàng cũng nhận được câu trả lời giống nhau, “Tiên sinh quá khiêm tốn rồi thưa Ngô tiên sinh.” Mặc cho những lời phủ nhận của chàng, hay có lẽ chính vì những lời phủ nhận này, chàng đạt được danh tiếng vững chãi với tác phẩm Trắc và tôi đã viết.
Các vị chủ bút tìm chàng để xuất bản thơ. Chàng được mời tới những cuộc tụ họp của giới trí giả. Khi danh tiếng tăng lên, chàng thường đi những chuyến kéo dài hàng tuần. Chàng kiếm được tiền, điều này khiến mẹ và vợ chàng rất sung sướng. Cuối cùng chàng cũng học được cách chấp nhận những lời tán tụng.
Khi những người đàn ông bảo, “Không một người đàn bà nào viết được cái gì sâu sắc thế này,” chàng cúi đầu và không nói gì cả. Và không một người phụ nữ nào có mặt tại nhà Trắc hôm đó đứng ra bênh vực tôi. Rõ ràng là trong thời buổi đã thay đổi này, không nói ra hay không ca ngợi thành tựu của một phụ nữ khác thì dễ dàng hơn.
Lẽ ra tôi phải tự hào về thành công của chàng thi nhân của mình. Nếu còn sống có lẽ tôi cũng làm như Trắc, vì bổn phận của vợ là mang lại vinh dự cho chồng bằng mọi cách có thể. Nhưng tôi không phải người của cõi trần gian này, tôi cảm thấy nỗi tức giận, thất vọng và sự vỡ mộng của một người đàn bà bị cướp mất tiếng nói.