Anh Vỹ nghỉ chuyển kỳ hơn nửa tháng thì phải quay lại trường học. Tôi trong thời gian này lại bị kỳ thi cuối kỳ quấn lấy. Vì vậy chúng tôi hoàn toàn không có thời gian ở cùng nhau nhiều. Nên chúng tôi chỉ có thể tranh thủ sau giờ học của tôi hoặc những buổi chiều cùng nhau tản bộ. Cho dù chỉ được ngồi cạnh anh trên bãi cỏ trò chuyện tôi vẫn rất vui. Mặc dù thời gian ngắn nhưng xung quanh tôi vẫn xảy ra những chuyện buồn cười.
Lưu Ly biết anh Vỹ trở về mà ngày nào cũng đến đón tôi. Cô bé ngày nào cũng chạy ra cổng chờ anh. Tôi không để ý những việc này. Nhỏ Thoảng thấy chướng mắt nên nói với tôi. Tôi chỉ cười. Cũng có ngày tôi cười không nổi vì cô bé bạn gái cũ của Nam đến trước mặt anh Vỹ nói rằng tôi giật bạn trai của cô nàng. Tôi rất muốn cười mà cũng chẳng cười nổi. Cho dù tôi biết anh Vỹ tin tưởng tôi đến đâu đi nữa thì cũng sẽ vì chuyện này không vui đúng không? Dù vậy tôi chẳng thấy anh phản ứng gì cả. Tôi lo lắng nên một chiều nào đó cùng anh đi dạo công viên, tôi hỏi.
- Anh không hỏi em chuyện gì xảy ra sao?
Anh Vỹ nheo mắt lộ vẻ bí hiểm:
- Em nói xem chuyện gì?
Tôi căng thẳng, đưa tay vò vò góc áo, chân di di trên mặt đất như đứa bé phạm lỗi vậy.
- Cái đó…chuyện của em và Nam không phải như thế đâu. Chuyện của Khoa cũng thế.
Anh Vỹ gật đầu:
- Anh biết. Anh chỉ không hiểu sao trước kia anh không thích em, đâu có ai để ý đến em nhỉ? Xem ra nhờ anh em mới được người ta chú ý.
Tôi dở khóc dở cười. Tôi đang lo lắng anh hiểu lầm mà anh thì làm như chẳng có chuyện gì cả. Được rồi, tôi lo lắng vớ vẩn rồi. Đây là ngoài đời, không phải tiểu thuyết mà chàng trai vừa nghe bạn gái có quan hệ mờ ám với người khác là đùng đùng nổi giận sau đó chia tay. Thôi đi, ba cái chuyện lâm li bi đát đó không có phần của tôi đâu.
- Anh hay nhỉ, vậy sao mấy hôm nay anh ít nói vậy, làm em cứ tưởng…
Anh cười hì hì:
- Em tưởng cái gì?
- Thì tưởng…tưởng anh giận em.
- Ồ, vậy là lỗi của anh. Để xem…bù đắp nhé !
- Hả?
Anh cười nắm tay tôi, cúi đầu nhìn tôi với ánh mắt vô cùng dịu dàng. Anh hôn lên trán tôi, lên mắt rồi hôn lên môi. Nụ hôn của anh thật nhẹ nhưng tôi cũng cảm nhận được vị ngọt của nó.
- Yên Chi, đừng nghĩ vớ vẩn chẳng có chuyện gì đâu.
Anh ôm lấy tôi, tôi cũng dựa người vào anh. Cảm giác này thật hạnh phúc. Thì ra cảm giác có một người hiểu mình sẽ tốt đẹp đến thế. Anh Vỹ đi học trước sinh nhật của anh. Tôi chưa kịp chuẩn bị quà, anh đã đưa cho tôi chiếc nhẫn. Đây là nhẫn cặp khá bình thường nhưng rất dễ thương. Tôi hỏi anh sao lại tặng nhẫn. Anh nói chỉ cần tôi đeo chiếc nhẫn này chẳng ai làm phiền nữa. Tôi phì cười. Lúc anh đi vẫn với ánh mắt trìu mến đó khiến tôi nhớ nhung không dứt. Ngày sinh nhật anh sẽ vui vẻ cùng ai hay chỉ một mình? Đó là ngày lễ giáng sinh, tôi và anh mỗi người một nơi. Anh sẽ buồn như tôi phải không?
Chắc vì kỳ thi của chúng tôi sát ngày giáng sinh nên chẳng đứa nào thích thú như năm rồi. Ai nghe đến ngày giáng sinh cũng làm như không để ý. Chỉ có một vài bạn theo đạo mới chú ý đến. Mà cũng phải ngày này cũng không quan trọng lắm, chỉ là một ngày lễ cũng không phải lễ truyền thống nên lo thi cử vẫn tốt hơn, năm sau vẫn có thể đi chơi mà.
Tôi mơ màng nghĩ về ngày đó. Nhỏ Linh đã ngồi xuống bên cạnh.
- Kỳ thi vừa rồi kết quả thế nào?
- Tạm ổn, chắc không có môn nào dưới bảy.
- Ui cha, lần này môn anh văn tao tiêu rồi.
- Có gì mà tiêu? Trắc nghiệm không à, mày khoanh đại cũng được trung bình chứ hả?
Nhỏ Linh gật đầu :
- Thì khoanh đại đấy, nhưng mà chắc chưa được năm đâu, hu hu chị tao cho tao một trận là cái chắc.
Tôi vỗ vai nó an ủi :
- Thôi mới học kỳ một mà, sang học kỳ sau lại cố gắng. Thế Vĩnh thì sao?
Nhỏ Linh giận dỗi nói :
- Thì đó, tên nhóc kia đoán được trên bảy điểm lận. Nếu cậu ta không cao điểm thì tao đỡ biết mấy. Tại sao tao không ngồi gần bọn mày chút chứ? Tại sao chỉ có tao nằm giữa danh sách.
Tôi cũng không biết nói gì. Đúng là nhỏ Linh xui thật. Tôi nhớ là vì để đảm bảo tính công bằng mà trường trộn mười lăm lớp mười hai lại rồi chia ra theo chữ cái, chúng tôi tan đàn xẻ nghé. Nhỏ Linh thi cái gì cũng được, mỗi tội môn ngoại ngữ không biết nhiều, nó làm đại cũng không trúng bao nhiêu. Những lần trước có Vĩnh ngồi cạnh nó còn đỡ, lần này thì xong rồi. Mặc dù chưa xem lại bài thi nhưng thầy cô sửa bài rồi nên cũng đoán được điểm của mình.
Nhỏ Quyên chạy vào lớp thông báo môn ngoại ngữ không ai dưới điểm trung bình. Nhỏ Linh vui quá ôm lấy tôi.
- Ôi, tao may mắn ghê!
Tôi cười. Nhỏ này đổi sắc mặt còn nhanh hơn lật sách.
Sau kỳ thi chúng tôi làm gì? Chúng tôi lại bắt đầu học kỳ mới chớ sao nữa. Tôi ngán nhất chính là ôm tập lịch sử để học. Chính vì sợ khi thi tốt nghiệp tôi phải chịu cực hình, tôi rất chăm chỉ học bài. Tôi không muốn đến khi thi dồn một đống bài, tôi có là thiên tài cũng chết đuối. Lẽ hiển nhiên tôi không phải thiên tài, chắc chắn chết còn khó coi hơn thiên tài. Trong đám bạn của tôi chỉ có nhỏ Thoảng là bẩm sinh thích lịch sử, giỏi lịch sử. Do đó tôi dạo này ngoài việc cùng nó thảo luận về “bạn trai” của nó ra còn hứng thú thảo luận về lịch sử. Cả nhóm còn đề nghị nó lập ra cái sườn bài lịch sử cho dễ học. Tôi ngộ ra học lịch sử cũng là một nghệ thuật. Bạn tưởng học lịch sử rất dễ ư? Không dễ chút nào. Tôi khẳng định thế. Những năm năm tháng tháng muốn nhớ cũng không phải chuyện dễ. Cho nên dù tôi thích các môn tự nhiên thì đối với những bạn giỏi môn xã hội vừa hâm mộ cũng vừa nể. Nể các bạn ấy kiên trì. Nói như vậy, tôi không nghĩ là các bạn học các môn tự nhiên không có tính kiên trì. Mà sự kiên trì của các bạn ấy là dựa vào sự thông minh, nhanh nhạy. Họ cảm thấy ờ cái đó khó sẽ khiêu chiến sự thông minh, nhạy bén của họ nên kiên trì chinh phục. Còn đối với các môn xã hội, điển hình là lịch sử như tôi vừa đề cập. Họ phải kiên trì tìm hiểu mấu chốt của sự kiện, kiên trì ghi nhớ trọng điểm nó không nhất thiết phải dựa vào sự thông minh để nghĩ ra cái mới như trong toán học hay các môn tự nhiên khác. Tuy vậy bên cạnh đó cái nào cũng cần sự yêu thích và đam mê cả. Bạn không thể áp đặt việc yêu thích của bạn lên người khác. Nếu bạn yêu thích và học giỏi môn tự nhiên, bạn cũng không có quyền chê bai những người sở thích trái ngược bạn, hoặc đôi lúc nói một cách khó nghe về sở thích của họ. Tại sao tôi lại đề cập đến điều này?
Nguyên nhân, tôi đã từng cùng một đám bạn bàn về môn chuyên năm lớp mười. Tất cả đều thích chọn các môn tự nhiên, chỉ có mình nhỏ Thoảng chọn lịch sử. Chúng tôi rất ngạc nhiên, số lượng học sinh yêu thích môn lịch sử bây giờ quá ít. Họ cho rằng tiêu tốn thời gian học một đống ngày tháng mà chẳng có ứng dụng gì trong cuộc sống. Tôi không nghĩ thế nhưng tôi không có năng lực, tôi cũng không đặc biệt yêu thích môn gì cả nhưng tôi biết tôi làm tốt lĩnh vực nào. Lần đó, tôi nghĩ suýt chút nhỏ Thoảng tách khỏi chúng tôi. Tôi chẳng hiểu vì sao nhỏ lại nhạy cảm như thế. Nhỏ kể lại khi học cấp hai có rất nhiều bạn chơi với nhỏ chỉ vì có thể giúp họ vượt qua bài kiểm tra lịch sử nhưng sau lưng lại bảo nó không thông minh nên mới chọn cái môn rập khuôn như vậy để học. Từ đó nhỏ cũng giả vờ như không hay không biết nhưng cũng không muốn thân thiết với ai nữa. Chỉ khi thật sự hiểu tính cách người đó nhỏ mới mở lòng. Vậy mà nó với Linh tỷ lại thân được mới hay. Trong khi sở thích bọn họ trái ngược nhau.
Mọi chuyện đúng là kỳ diệu. Vì vậy mà đến bây giờ cả nhóm chúng tôi vẫn tôn nhỏ Thoảng làm cô giáo dạy kèm lịch sử. Tôi nào biết sau này nhỏ làm giáo viên dạy lịch sử thật. Thôi, chuyện đó để sau.
Sau kỳ thi, tôi tiếp tục học nhưng điều lạ là tôi không còn bị ai quấy nhiễu nữa. Khoa không đến mà Nam với tôi vẫn bình thường. Nhưng tôi để ý dạo này, Nam cứ một tuần lại nghỉ một lần không rõ lý do. Ba tuần liên tiếp rốt cuộc cô chủ nhiệm cũng hỏi nhưng bạn ấy chỉ nói bận việc nhà. Nhóm chúng tôi nhìn mặt nhau đều cảm thấy lý do này quá gượng ép. Cho nên nhỏ Quyên lén lút nói với chúng tôi quyết định làm một cuộc theo dõi. Tôi nghĩ dù có chuyện gì đó là chuyện riêng của bạn ấy, lỡ như bị phát hiện thì mất mặt lắm. Tôi nào biết khi chúng tôi biết chuyện không những mất mặt mà còn đụng phải chuyện vừa hài vừa bi.
Vì quyết định này mà chúng tôi phân công nhau mỗi ngày hai đứa theo dõi xem sau mỗi buổi học Nam làm gì. Buổi học sau một nhóm túm tụm dưới góc cây thập thò lén lút như những tên trộm, cứ liếc ngang liếc dọc xem có ai đi ngang nghe lén không. Khụ, khụ nghe lén cũng chẳng vấn đề gì. Tại tụi nó làm quá.
- Kết quả Quân và Thoảng thấy gì hả?
Đợt này vì chuyện của lớp nên nhỏ Thi cũng bận việc của lớp nhỏ nên không tham gia.
Nhỏ Thoảng ấp úng:
- Ờ thì, cậu ta đi bệnh viện sau mỗi buổi học.
- Đi bệnh viện?_cả nhóm la ầm lên.
Xin lỗi, chúng tôi kích động quá. Tôi nhìn quanh cảm thấy vô cùng mất mặt. Cái gì gọi là bí mật? Chính là nói phải nói nhỏ không để cho người ta nghe vậy mà chúng tôi cứ vậy la hét ỏm tỏi.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Cậu ta bị bệnh hả, sao phải vào viện?
Quân lắc đầu:
- Không biết, lúc Quân cùng Thoảng chạy vào thì Nam biến mất rồi.
Nhỏ Thoảng mặt đỏ lên:
- Sau đó…sau đó tụi tao đói quá về trước luôn.
Cả bọn ngã ngửa, trời ơi là trời có ai theo dõi người khác mà thiếu kiên trì vậy không?
Nhỏ Linh bốc hỏa:
- Hai đứa mày…thiệt là hết nói nổi.
Nhỏ Quyên đẩy gọng kính suy nghĩ:
- Thật ra cũng không khó đoán. Một người bệnh là cậu ta, hai người bệnh là người thân của cậu ta.
Chúng tôi gật gù. Tôi suy nghĩ một lúc mới nói:
- Vậy hôm sau để Chi đi, ai đi cùng Chi, à Quyên đi!
Quyên gật đầu:
- Ok!
Nhỏ Linh cũng đòi đi:
- Tao đi nữa, bữa sau để Vĩnh cùng Đức đi đi.
Cả bọn giải tán lại chuẩn bị chiến dịch tiếp theo. Ngày đó, lớp tôi có tiết thể dục nên mặc đồ thể dục càng dễ dàng thực hiện cái hành động theo dõi ngu ngốc kia. Lần này,tôi cùng hai đứa kia không tốn sức chút nào mà dễ dàng theo Nam tới phòng chẩn bệnh. Chúng tôi ở bên ngoài gọi cho mấy đứa còn lại cùng đến. Đợi cả đám đến lại tiếp tục mò tới chỗ cũ. Ai ngờ do chúng tôi đứng quá gần phòng bệnh nên không kịp trốn, Nam ra khỏi phòng bệnh đụng Linh tỷ một cái. Giống như hiệu ứng đô-mi-nô cả đám ngồi hết lên sàn. Giấy tờ cùng viện phí của Nam bay tứ tung. Nhỏ Linh lượm được giấy chẩn đoán bệnh. Tôi nhặt được giấy thu viện phí. Quyên nhặt được sổ khám sức khỏe.
Nhỏ Linh bỗng la ầm lên:
- Trời ơi, ung thư !
Tôi cùng nhỏ Quyên giật mình muốn che miệng nhỏ Linh lại nhưng đã không kịp. Nó xớn xa xớn xác xông thẳng tới nắm chặt hai vai Nam.
- Trời ơi, bạn bị ung thư sao không nói cho tụi mình biết? Một mình bạn chịu đựng như vậy hả ?
Nam sững sờ. Tôi cùng nhỏ Quyên mặt đen thui. Những người xung quanh cũng nhìn Nam đầy thương cảm. Nhỏ Linh lại bắt đầu bài ca thương tiếc.
- Chắc bạn buồn lắm hả, đừng buồn tụi tôi sẽ là chỗ dựa cho bạn.
Quân không hiểu gì cũng nhảy vào góp vui.
- Đúng thế, có chuyện gì phải nói cùng chúng tôi chứ.
Nam nhìn một đám chúng tôi sau đó giống như muốn cười mà giống như cười không nổi. Cậu ta nhăn nhó gỡ tay Linh tỷ ra.
- Các bạn hiểu lầm rồi, cái đó…ung thư không phải tôi. Là chị…chị hai của tôi.
Tôi cùng nhỏ Quyên lấy tay che mặt xấu hổ thay Linh tỷ. Vĩnh ho khan không ngừng.Vì tôi cùng nhỏ Quyên đều đọc được cái tên không phải tên Nam.
Nhỏ Linh há hốc miệng sau đó xấu hổ lủi sau lưng Vĩnh. Tôi cười nhìn Nam. Cậu ta nhìn tôi cũng dở khóc dở cười. Mà cho đến sau này mỗi lần họp lớp cả bọn vẫn vì chuyện này cảm thấy nhỏ Linh vô cùng xớn xác vì không nhìn tên bệnh nhân. Nhưng mà lúc đó chị của Nam đã không còn.
Nam kể rằng chị hai cậu ta đã có chồng nhưng vì mãi không mang thai, gia đình chồng không vui nên quyết định đi khám. Ai ngờ lại phát hiện bản thân bị ung thư rồi. Chồng chị ấy là một người làm thuê lại hay đi xa. Giờ biết vợ bệnh phải lo thuốc than cần tiền nhiều nên cũng không biết làm cách nào, có nhờ bên nhà chăm nom hộ nhưng nhà bên ấy chỉ bằng mặt không bằng lòng, chăm sóc cũng chẳng chu đáo. Ba má Nam cũng đi làm suốt ngày chỉ buổi tối mới vào thăm con gái được. Nam thì tranh thủ mỗi trưa sau buổi học vào chăm chị thay ba má. Vì ung thư của chị Nam phát hiện sớm nên có thể làm hóa trị nhưng cũng chẳng ai biết được có thật sự khỏi hay không. Chúng tôi thấy đến mà tay không thì không tiện vào thăm nên đi về, hẹn ngày sau trở lại. Nam vẫy tay chào chúng tôi, cậu ta cười :
- Cảm ơn các bạn quan tâm mình, à nếu mình bị ung thư thật, chắc chắn sẽ tìm Linh làm chỗ dựa tinh thần.
Nhỏ Linh lảo đảo, cả bọn cười rộ lên. Vậy là chiến dịch theo dõi của chúng tôi kết thúc.Quyên nói chuyện này cùng giáo viên chủ nhiệm, cô cũng không truy cứu mà tìm Nam động viên. Sau này, mỗi ngày chúng tôi thay nhau đến chơi cùng chị Nam cho có bạn. Lần đầu tôi đến, còn là bạn nữ đầu tiên. Chị Nam đã lầm tưởng tôi là bạn gái của cậu ta, làm tôi lúng túng muốn chết. Nam cũng đỏ mặt giải thích không phải. Sau này, tôi hỏi cậu ta vì không có thời gian cho bạn gái nên chia tay đúng không. Nam gật đầu. Cậu ta bảo cô gái kia cũng không phải quen một mình cậu ta nên chia tay cũng là sớm hay muộn thôi.
Chị của Nam đã gầy vì bệnh tật càng gầy gò, vàng vọt , tóc đã rụng hết vì làm hóa trị. Một phụ nữ không con còn phải chịu bệnh tật giày vò. Lần thứ hai tôi đến cuối cùng cũng gặp anh rể của Nam. Anh ấy cũng khá bình thường, đối xử với vợ cũng tốt. Tôi không biết sau này nếu biết vợ không qua khỏi, anh ấy sẽ thế nào?
Mãi lo chuyện này nọ cùng việc học, tôi cảm thấy thời gian không có anh Vỹ ở cạnh trôi qua cũng nhanh thật. Một tháng nữa đã qua, chúng tôi cũng chuẩn bị nghỉ Tết. Tôi nhận cuộc điện thoại cuối của anh Vỹ là nghe anh báo, anh sắp về rồi. Tôi kể cho anh nghe chuyện của Nam lại cảm thán tâm trạng buồn bã của tôi một hồi.
- Anh Vỹ nếu anh chữa được ung thư thì tốt quá !
Anh dở khóc dở cười :
- Em tưởng anh là thiên tài y học hả? Nhưng mà vì ý nguyện của em anh thử xem sao.
Tôi phì cười sau đó lại buồn bã. Đúng cái kiểu nắng mưa thất thường.
- Em nói vậy thôi, tại vì em không nỡ nhìn thấy một sinh mạng lìa khỏi đời mà thôi.
Anh nói :
- Đây là số, em không lo hết được đâu, đừng nghĩ lung tung nữa.
- Vâng!
Anh cũng an ủi tôi một hồi. Tôi nhẩm tính, nghỉ Tết nửa tháng tôi ở cạnh anh Vỹ được mấy ngày nhỉ? Nào ngờ tôi tính toán nhập tâm quá mà nói luôn vào điện thoại.
- Nghỉ nửa tháng, em ở cạnh anh được mấy ngày nhỉ?
Anh Vỹ bật cười :
- Nếu không em cuốn gói qua nhà anh ở hoặc là anh qua nhà em ở thì cả nửa tháng đều ở cạnh.
Tôi xấu hổ muốn chết.
- Hả? Em chỉ nói thế thôi, nào có chuyện Tết lại đi qua nhà người khác ở.
- Anh hy sinh bản thân.
- Em không cần.
Tôi run rẩy không ngừng. Cái gì gọi là hy sinh hả? Anh Vỹ cười càng vui vẻ. Tôi lặng thinh.
- Chi à, em thật sự không có ý nghĩ giống anh hả?
Tôi im lặng tiếp. Anh vẫn trêu chọc:
- Nói đi, em từng có ý nghĩ đó đúng không?
Tôi lặng lẽ khóc. Khóc trong lòng thôi.
- Đâu có, anh biết đấy em rất trong sáng không nghĩ bậy bạ đâu.
Anh Vỹ nói:
- Anh đâu có nói em nghĩ bậy bạ, thì ra em có tật giật mình.
Tôi…ngậm miệng.
Anh Vỹ hình như thấy chọc đủ rồi buông tha.
- Thôi, anh ráng dành thời gian cho em vậy.
- Em không cần đâu, thật đấy.
- Anh biết mà, em hay nói một đằng làm một nẻo.
- Sao vậy được, em luôn thành thật mà.
- Được rồi, chờ anh về chở em đi chơi, đừng vui quá ngủ không được nhé!
- Em nhất định ăn no ngủ kĩ cho anh xem.
- Ok, để anh coi về em mập ra mấy kilogam?
Tôi vừa tức vừa muốn cười. Anh định chơi trò khích tướng hả? Chỉ vì trước khi đi anh đã nói.
“Yên Chi, anh trở về em phải tăng cân đấy nhé!”
Anh Vỹ nghỉ chuyển kỳ hơn nửa tháng thì phải quay lại trường học. Tôi trong thời gian này lại bị kỳ thi cuối kỳ quấn lấy. Vì vậy chúng tôi hoàn toàn không có thời gian ở cùng nhau nhiều. Nên chúng tôi chỉ có thể tranh thủ sau giờ học của tôi hoặc những buổi chiều cùng nhau tản bộ. Cho dù chỉ được ngồi cạnh anh trên bãi cỏ trò chuyện tôi vẫn rất vui. Mặc dù thời gian ngắn nhưng xung quanh tôi vẫn xảy ra những chuyện buồn cười.
Lưu Ly biết anh Vỹ trở về mà ngày nào cũng đến đón tôi. Cô bé ngày nào cũng chạy ra cổng chờ anh. Tôi không để ý những việc này. Nhỏ Thoảng thấy chướng mắt nên nói với tôi. Tôi chỉ cười. Cũng có ngày tôi cười không nổi vì cô bé bạn gái cũ của Nam đến trước mặt anh Vỹ nói rằng tôi giật bạn trai của cô nàng. Tôi rất muốn cười mà cũng chẳng cười nổi. Cho dù tôi biết anh Vỹ tin tưởng tôi đến đâu đi nữa thì cũng sẽ vì chuyện này không vui đúng không? Dù vậy tôi chẳng thấy anh phản ứng gì cả. Tôi lo lắng nên một chiều nào đó cùng anh đi dạo công viên, tôi hỏi.
- Anh không hỏi em chuyện gì xảy ra sao?
Anh Vỹ nheo mắt lộ vẻ bí hiểm:
- Em nói xem chuyện gì?
Tôi căng thẳng, đưa tay vò vò góc áo, chân di di trên mặt đất như đứa bé phạm lỗi vậy.
- Cái đó…chuyện của em và Nam không phải như thế đâu. Chuyện của Khoa cũng thế.
Anh Vỹ gật đầu:
- Anh biết. Anh chỉ không hiểu sao trước kia anh không thích em, đâu có ai để ý đến em nhỉ? Xem ra nhờ anh em mới được người ta chú ý.
Tôi dở khóc dở cười. Tôi đang lo lắng anh hiểu lầm mà anh thì làm như chẳng có chuyện gì cả. Được rồi, tôi lo lắng vớ vẩn rồi. Đây là ngoài đời, không phải tiểu thuyết mà chàng trai vừa nghe bạn gái có quan hệ mờ ám với người khác là đùng đùng nổi giận sau đó chia tay. Thôi đi, ba cái chuyện lâm li bi đát đó không có phần của tôi đâu.
- Anh hay nhỉ, vậy sao mấy hôm nay anh ít nói vậy, làm em cứ tưởng…
Anh cười hì hì:
- Em tưởng cái gì?
- Thì tưởng…tưởng anh giận em.
- Ồ, vậy là lỗi của anh. Để xem…bù đắp nhé !
- Hả?
Anh cười nắm tay tôi, cúi đầu nhìn tôi với ánh mắt vô cùng dịu dàng. Anh hôn lên trán tôi, lên mắt rồi hôn lên môi. Nụ hôn của anh thật nhẹ nhưng tôi cũng cảm nhận được vị ngọt của nó.
- Yên Chi, đừng nghĩ vớ vẩn chẳng có chuyện gì đâu.
Anh ôm lấy tôi, tôi cũng dựa người vào anh. Cảm giác này thật hạnh phúc. Thì ra cảm giác có một người hiểu mình sẽ tốt đẹp đến thế. Anh Vỹ đi học trước sinh nhật của anh. Tôi chưa kịp chuẩn bị quà, anh đã đưa cho tôi chiếc nhẫn. Đây là nhẫn cặp khá bình thường nhưng rất dễ thương. Tôi hỏi anh sao lại tặng nhẫn. Anh nói chỉ cần tôi đeo chiếc nhẫn này chẳng ai làm phiền nữa. Tôi phì cười. Lúc anh đi vẫn với ánh mắt trìu mến đó khiến tôi nhớ nhung không dứt. Ngày sinh nhật anh sẽ vui vẻ cùng ai hay chỉ một mình? Đó là ngày lễ giáng sinh, tôi và anh mỗi người một nơi. Anh sẽ buồn như tôi phải không?
Chắc vì kỳ thi của chúng tôi sát ngày giáng sinh nên chẳng đứa nào thích thú như năm rồi. Ai nghe đến ngày giáng sinh cũng làm như không để ý. Chỉ có một vài bạn theo đạo mới chú ý đến. Mà cũng phải ngày này cũng không quan trọng lắm, chỉ là một ngày lễ cũng không phải lễ truyền thống nên lo thi cử vẫn tốt hơn, năm sau vẫn có thể đi chơi mà.
Tôi mơ màng nghĩ về ngày đó. Nhỏ Linh đã ngồi xuống bên cạnh.
- Kỳ thi vừa rồi kết quả thế nào?
- Tạm ổn, chắc không có môn nào dưới bảy.
- Ui cha, lần này môn anh văn tao tiêu rồi.
- Có gì mà tiêu? Trắc nghiệm không à, mày khoanh đại cũng được trung bình chứ hả?
Nhỏ Linh gật đầu :
- Thì khoanh đại đấy, nhưng mà chắc chưa được năm đâu, hu hu chị tao cho tao một trận là cái chắc.
Tôi vỗ vai nó an ủi :
- Thôi mới học kỳ một mà, sang học kỳ sau lại cố gắng. Thế Vĩnh thì sao?
Nhỏ Linh giận dỗi nói :
- Thì đó, tên nhóc kia đoán được trên bảy điểm lận. Nếu cậu ta không cao điểm thì tao đỡ biết mấy. Tại sao tao không ngồi gần bọn mày chút chứ? Tại sao chỉ có tao nằm giữa danh sách.
Tôi cũng không biết nói gì. Đúng là nhỏ Linh xui thật. Tôi nhớ là vì để đảm bảo tính công bằng mà trường trộn mười lăm lớp mười hai lại rồi chia ra theo chữ cái, chúng tôi tan đàn xẻ nghé. Nhỏ Linh thi cái gì cũng được, mỗi tội môn ngoại ngữ không biết nhiều, nó làm đại cũng không trúng bao nhiêu. Những lần trước có Vĩnh ngồi cạnh nó còn đỡ, lần này thì xong rồi. Mặc dù chưa xem lại bài thi nhưng thầy cô sửa bài rồi nên cũng đoán được điểm của mình.
Nhỏ Quyên chạy vào lớp thông báo môn ngoại ngữ không ai dưới điểm trung bình. Nhỏ Linh vui quá ôm lấy tôi.
- Ôi, tao may mắn ghê!
Tôi cười. Nhỏ này đổi sắc mặt còn nhanh hơn lật sách.
Sau kỳ thi chúng tôi làm gì? Chúng tôi lại bắt đầu học kỳ mới chớ sao nữa. Tôi ngán nhất chính là ôm tập lịch sử để học. Chính vì sợ khi thi tốt nghiệp tôi phải chịu cực hình, tôi rất chăm chỉ học bài. Tôi không muốn đến khi thi dồn một đống bài, tôi có là thiên tài cũng chết đuối. Lẽ hiển nhiên tôi không phải thiên tài, chắc chắn chết còn khó coi hơn thiên tài. Trong đám bạn của tôi chỉ có nhỏ Thoảng là bẩm sinh thích lịch sử, giỏi lịch sử. Do đó tôi dạo này ngoài việc cùng nó thảo luận về “bạn trai” của nó ra còn hứng thú thảo luận về lịch sử. Cả nhóm còn đề nghị nó lập ra cái sườn bài lịch sử cho dễ học. Tôi ngộ ra học lịch sử cũng là một nghệ thuật. Bạn tưởng học lịch sử rất dễ ư? Không dễ chút nào. Tôi khẳng định thế. Những năm năm tháng tháng muốn nhớ cũng không phải chuyện dễ. Cho nên dù tôi thích các môn tự nhiên thì đối với những bạn giỏi môn xã hội vừa hâm mộ cũng vừa nể. Nể các bạn ấy kiên trì. Nói như vậy, tôi không nghĩ là các bạn học các môn tự nhiên không có tính kiên trì. Mà sự kiên trì của các bạn ấy là dựa vào sự thông minh, nhanh nhạy. Họ cảm thấy ờ cái đó khó sẽ khiêu chiến sự thông minh, nhạy bén của họ nên kiên trì chinh phục. Còn đối với các môn xã hội, điển hình là lịch sử như tôi vừa đề cập. Họ phải kiên trì tìm hiểu mấu chốt của sự kiện, kiên trì ghi nhớ trọng điểm nó không nhất thiết phải dựa vào sự thông minh để nghĩ ra cái mới như trong toán học hay các môn tự nhiên khác. Tuy vậy bên cạnh đó cái nào cũng cần sự yêu thích và đam mê cả. Bạn không thể áp đặt việc yêu thích của bạn lên người khác. Nếu bạn yêu thích và học giỏi môn tự nhiên, bạn cũng không có quyền chê bai những người sở thích trái ngược bạn, hoặc đôi lúc nói một cách khó nghe về sở thích của họ. Tại sao tôi lại đề cập đến điều này?
Nguyên nhân, tôi đã từng cùng một đám bạn bàn về môn chuyên năm lớp mười. Tất cả đều thích chọn các môn tự nhiên, chỉ có mình nhỏ Thoảng chọn lịch sử. Chúng tôi rất ngạc nhiên, số lượng học sinh yêu thích môn lịch sử bây giờ quá ít. Họ cho rằng tiêu tốn thời gian học một đống ngày tháng mà chẳng có ứng dụng gì trong cuộc sống. Tôi không nghĩ thế nhưng tôi không có năng lực, tôi cũng không đặc biệt yêu thích môn gì cả nhưng tôi biết tôi làm tốt lĩnh vực nào. Lần đó, tôi nghĩ suýt chút nhỏ Thoảng tách khỏi chúng tôi. Tôi chẳng hiểu vì sao nhỏ lại nhạy cảm như thế. Nhỏ kể lại khi học cấp hai có rất nhiều bạn chơi với nhỏ chỉ vì có thể giúp họ vượt qua bài kiểm tra lịch sử nhưng sau lưng lại bảo nó không thông minh nên mới chọn cái môn rập khuôn như vậy để học. Từ đó nhỏ cũng giả vờ như không hay không biết nhưng cũng không muốn thân thiết với ai nữa. Chỉ khi thật sự hiểu tính cách người đó nhỏ mới mở lòng. Vậy mà nó với Linh tỷ lại thân được mới hay. Trong khi sở thích bọn họ trái ngược nhau.
Mọi chuyện đúng là kỳ diệu. Vì vậy mà đến bây giờ cả nhóm chúng tôi vẫn tôn nhỏ Thoảng làm cô giáo dạy kèm lịch sử. Tôi nào biết sau này nhỏ làm giáo viên dạy lịch sử thật. Thôi, chuyện đó để sau.
Sau kỳ thi, tôi tiếp tục học nhưng điều lạ là tôi không còn bị ai quấy nhiễu nữa. Khoa không đến mà Nam với tôi vẫn bình thường. Nhưng tôi để ý dạo này, Nam cứ một tuần lại nghỉ một lần không rõ lý do. Ba tuần liên tiếp rốt cuộc cô chủ nhiệm cũng hỏi nhưng bạn ấy chỉ nói bận việc nhà. Nhóm chúng tôi nhìn mặt nhau đều cảm thấy lý do này quá gượng ép. Cho nên nhỏ Quyên lén lút nói với chúng tôi quyết định làm một cuộc theo dõi. Tôi nghĩ dù có chuyện gì đó là chuyện riêng của bạn ấy, lỡ như bị phát hiện thì mất mặt lắm. Tôi nào biết khi chúng tôi biết chuyện không những mất mặt mà còn đụng phải chuyện vừa hài vừa bi.
Vì quyết định này mà chúng tôi phân công nhau mỗi ngày hai đứa theo dõi xem sau mỗi buổi học Nam làm gì. Buổi học sau một nhóm túm tụm dưới góc cây thập thò lén lút như những tên trộm, cứ liếc ngang liếc dọc xem có ai đi ngang nghe lén không. Khụ, khụ nghe lén cũng chẳng vấn đề gì. Tại tụi nó làm quá.
- Kết quả Quân và Thoảng thấy gì hả?
Đợt này vì chuyện của lớp nên nhỏ Thi cũng bận việc của lớp nhỏ nên không tham gia.
Nhỏ Thoảng ấp úng:
- Ờ thì, cậu ta đi bệnh viện sau mỗi buổi học.
- Đi bệnh viện?_cả nhóm la ầm lên.
Xin lỗi, chúng tôi kích động quá. Tôi nhìn quanh cảm thấy vô cùng mất mặt. Cái gì gọi là bí mật? Chính là nói phải nói nhỏ không để cho người ta nghe vậy mà chúng tôi cứ vậy la hét ỏm tỏi.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Cậu ta bị bệnh hả, sao phải vào viện?
Quân lắc đầu:
- Không biết, lúc Quân cùng Thoảng chạy vào thì Nam biến mất rồi.
Nhỏ Thoảng mặt đỏ lên:
- Sau đó…sau đó tụi tao đói quá về trước luôn.
Cả bọn ngã ngửa, trời ơi là trời có ai theo dõi người khác mà thiếu kiên trì vậy không?
Nhỏ Linh bốc hỏa:
- Hai đứa mày…thiệt là hết nói nổi.
Nhỏ Quyên đẩy gọng kính suy nghĩ:
- Thật ra cũng không khó đoán. Một người bệnh là cậu ta, hai người bệnh là người thân của cậu ta.
Chúng tôi gật gù. Tôi suy nghĩ một lúc mới nói:
- Vậy hôm sau để Chi đi, ai đi cùng Chi, à Quyên đi!
Quyên gật đầu:
- Ok!
Nhỏ Linh cũng đòi đi:
- Tao đi nữa, bữa sau để Vĩnh cùng Đức đi đi.
Cả bọn giải tán lại chuẩn bị chiến dịch tiếp theo. Ngày đó, lớp tôi có tiết thể dục nên mặc đồ thể dục càng dễ dàng thực hiện cái hành động theo dõi ngu ngốc kia. Lần này,tôi cùng hai đứa kia không tốn sức chút nào mà dễ dàng theo Nam tới phòng chẩn bệnh. Chúng tôi ở bên ngoài gọi cho mấy đứa còn lại cùng đến. Đợi cả đám đến lại tiếp tục mò tới chỗ cũ. Ai ngờ do chúng tôi đứng quá gần phòng bệnh nên không kịp trốn, Nam ra khỏi phòng bệnh đụng Linh tỷ một cái. Giống như hiệu ứng đô-mi-nô cả đám ngồi hết lên sàn. Giấy tờ cùng viện phí của Nam bay tứ tung. Nhỏ Linh lượm được giấy chẩn đoán bệnh. Tôi nhặt được giấy thu viện phí. Quyên nhặt được sổ khám sức khỏe.
Nhỏ Linh bỗng la ầm lên:
- Trời ơi, ung thư !
Tôi cùng nhỏ Quyên giật mình muốn che miệng nhỏ Linh lại nhưng đã không kịp. Nó xớn xa xớn xác xông thẳng tới nắm chặt hai vai Nam.
- Trời ơi, bạn bị ung thư sao không nói cho tụi mình biết? Một mình bạn chịu đựng như vậy hả ?
Nam sững sờ. Tôi cùng nhỏ Quyên mặt đen thui. Những người xung quanh cũng nhìn Nam đầy thương cảm. Nhỏ Linh lại bắt đầu bài ca thương tiếc.
- Chắc bạn buồn lắm hả, đừng buồn tụi tôi sẽ là chỗ dựa cho bạn.
Quân không hiểu gì cũng nhảy vào góp vui.
- Đúng thế, có chuyện gì phải nói cùng chúng tôi chứ.
Nam nhìn một đám chúng tôi sau đó giống như muốn cười mà giống như cười không nổi. Cậu ta nhăn nhó gỡ tay Linh tỷ ra.
- Các bạn hiểu lầm rồi, cái đó…ung thư không phải tôi. Là chị…chị hai của tôi.
Tôi cùng nhỏ Quyên lấy tay che mặt xấu hổ thay Linh tỷ. Vĩnh ho khan không ngừng.Vì tôi cùng nhỏ Quyên đều đọc được cái tên không phải tên Nam.
Nhỏ Linh há hốc miệng sau đó xấu hổ lủi sau lưng Vĩnh. Tôi cười nhìn Nam. Cậu ta nhìn tôi cũng dở khóc dở cười. Mà cho đến sau này mỗi lần họp lớp cả bọn vẫn vì chuyện này cảm thấy nhỏ Linh vô cùng xớn xác vì không nhìn tên bệnh nhân. Nhưng mà lúc đó chị của Nam đã không còn.
Nam kể rằng chị hai cậu ta đã có chồng nhưng vì mãi không mang thai, gia đình chồng không vui nên quyết định đi khám. Ai ngờ lại phát hiện bản thân bị ung thư rồi. Chồng chị ấy là một người làm thuê lại hay đi xa. Giờ biết vợ bệnh phải lo thuốc than cần tiền nhiều nên cũng không biết làm cách nào, có nhờ bên nhà chăm nom hộ nhưng nhà bên ấy chỉ bằng mặt không bằng lòng, chăm sóc cũng chẳng chu đáo. Ba má Nam cũng đi làm suốt ngày chỉ buổi tối mới vào thăm con gái được. Nam thì tranh thủ mỗi trưa sau buổi học vào chăm chị thay ba má. Vì ung thư của chị Nam phát hiện sớm nên có thể làm hóa trị nhưng cũng chẳng ai biết được có thật sự khỏi hay không. Chúng tôi thấy đến mà tay không thì không tiện vào thăm nên đi về, hẹn ngày sau trở lại. Nam vẫy tay chào chúng tôi, cậu ta cười :
- Cảm ơn các bạn quan tâm mình, à nếu mình bị ung thư thật, chắc chắn sẽ tìm Linh làm chỗ dựa tinh thần.
Nhỏ Linh lảo đảo, cả bọn cười rộ lên. Vậy là chiến dịch theo dõi của chúng tôi kết thúc.Quyên nói chuyện này cùng giáo viên chủ nhiệm, cô cũng không truy cứu mà tìm Nam động viên. Sau này, mỗi ngày chúng tôi thay nhau đến chơi cùng chị Nam cho có bạn. Lần đầu tôi đến, còn là bạn nữ đầu tiên. Chị Nam đã lầm tưởng tôi là bạn gái của cậu ta, làm tôi lúng túng muốn chết. Nam cũng đỏ mặt giải thích không phải. Sau này, tôi hỏi cậu ta vì không có thời gian cho bạn gái nên chia tay đúng không. Nam gật đầu. Cậu ta bảo cô gái kia cũng không phải quen một mình cậu ta nên chia tay cũng là sớm hay muộn thôi.
Chị của Nam đã gầy vì bệnh tật càng gầy gò, vàng vọt , tóc đã rụng hết vì làm hóa trị. Một phụ nữ không con còn phải chịu bệnh tật giày vò. Lần thứ hai tôi đến cuối cùng cũng gặp anh rể của Nam. Anh ấy cũng khá bình thường, đối xử với vợ cũng tốt. Tôi không biết sau này nếu biết vợ không qua khỏi, anh ấy sẽ thế nào?
Mãi lo chuyện này nọ cùng việc học, tôi cảm thấy thời gian không có anh Vỹ ở cạnh trôi qua cũng nhanh thật. Một tháng nữa đã qua, chúng tôi cũng chuẩn bị nghỉ Tết. Tôi nhận cuộc điện thoại cuối của anh Vỹ là nghe anh báo, anh sắp về rồi. Tôi kể cho anh nghe chuyện của Nam lại cảm thán tâm trạng buồn bã của tôi một hồi.
- Anh Vỹ nếu anh chữa được ung thư thì tốt quá !
Anh dở khóc dở cười :
- Em tưởng anh là thiên tài y học hả? Nhưng mà vì ý nguyện của em anh thử xem sao.
Tôi phì cười sau đó lại buồn bã. Đúng cái kiểu nắng mưa thất thường.
- Em nói vậy thôi, tại vì em không nỡ nhìn thấy một sinh mạng lìa khỏi đời mà thôi.
Anh nói :
- Đây là số, em không lo hết được đâu, đừng nghĩ lung tung nữa.
- Vâng!
Anh cũng an ủi tôi một hồi. Tôi nhẩm tính, nghỉ Tết nửa tháng tôi ở cạnh anh Vỹ được mấy ngày nhỉ? Nào ngờ tôi tính toán nhập tâm quá mà nói luôn vào điện thoại.
- Nghỉ nửa tháng, em ở cạnh anh được mấy ngày nhỉ?
Anh Vỹ bật cười :
- Nếu không em cuốn gói qua nhà anh ở hoặc là anh qua nhà em ở thì cả nửa tháng đều ở cạnh.
Tôi xấu hổ muốn chết.
- Hả? Em chỉ nói thế thôi, nào có chuyện Tết lại đi qua nhà người khác ở.
- Anh hy sinh bản thân.
- Em không cần.
Tôi run rẩy không ngừng. Cái gì gọi là hy sinh hả? Anh Vỹ cười càng vui vẻ. Tôi lặng thinh.
- Chi à, em thật sự không có ý nghĩ giống anh hả?
Tôi im lặng tiếp. Anh vẫn trêu chọc:
- Nói đi, em từng có ý nghĩ đó đúng không?
Tôi lặng lẽ khóc. Khóc trong lòng thôi.
- Đâu có, anh biết đấy em rất trong sáng không nghĩ bậy bạ đâu.
Anh Vỹ nói:
- Anh đâu có nói em nghĩ bậy bạ, thì ra em có tật giật mình.
Tôi…ngậm miệng.
Anh Vỹ hình như thấy chọc đủ rồi buông tha.
- Thôi, anh ráng dành thời gian cho em vậy.
- Em không cần đâu, thật đấy.
- Anh biết mà, em hay nói một đằng làm một nẻo.
- Sao vậy được, em luôn thành thật mà.
- Được rồi, chờ anh về chở em đi chơi, đừng vui quá ngủ không được nhé!
- Em nhất định ăn no ngủ kĩ cho anh xem.
- Ok, để anh coi về em mập ra mấy kilogam?
Tôi vừa tức vừa muốn cười. Anh định chơi trò khích tướng hả? Chỉ vì trước khi đi anh đã nói.
“Yên Chi, anh trở về em phải tăng cân đấy nhé!”