Trong một tuần tiếp theo tôi chẳng làm gì ra hồn ngoài việc ngồi nghe bà nội giảng dạy đạo lí. Bà nội tôi rất hay nhắc nhở tôi và thằng Lâm phải biết thương yêu ba má, kính trọng người già. Tôi thì chẳng sao cả, dù sao cái đạo lí này đã thấm trong xương tủy rồi. Trái lại thằng Lâm tính hiếu động làm sao mà chịu ngồi yên như tôi. Nó mà nghe bà nội tôi nói đến mấy đạo lí này là kiếm cớ đi mất. Mà cái cớ nó chính là anh Trí. Hai tên này có vẻ rất hợp nhau đặc biệt là cái khoảng khinh bỉ tôi.
Chẳng hạn vào một ngày nọ, tôi xuống bếp cùng nấu cơm với chị Thương. Tôi và chị Thương nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Tôi bỗng nhớ đến chuyện gặp nhỏ Lụa nên tiện miệng hỏi luôn.
- Chị Thương, bộ nhà anh Nhân cũng muốn cưới Lụa cho Tín hả?
Chị Thương giật mình nhìn tôi rồi cười bí hiểm:
- Sao vậy? Mà ai nói cho em biết?
Tôi không hiểu nụ cười của chị Thương có ý nghĩa gì. Tôi cũng không muốn để ý nữa. Tôi sờ cằm tỏ vẻ suy nghĩ.
- Là Lụa nói cho em biết. Bọn họ còn học cấp ba mà, còn nhỏ xíu à sao mà tính chuyện cưới xin rồi?
Chị Thương cười nói :
- Em thì nghĩ như vậy nhưng gia đình người ta không nghĩ vậy. Giống như chị đây người ta đã cho là gái ế rồi đấy em. Ở xóm này mới mười bảy, mười tám là chuẩn bị gả cưới hết rồi.
- Sao mà bây giờ vẫn còn tư tưởng cổ hủ vậy. Nếu như vậy sao con gái học cao được._tôi cảm thấy rất bất mãn với tư tưởng này.
Chị Thương lấy ngón trỏ che miệng tôi lại nói nhỏ:
- Nói nhỏ thôi, ai ở đây cũng có suy nghĩ như vậy hết. Bà nội cũng vậy đó. Hồi đó ba má chị cũng kết hôn sớm lắm. Em không thấy tuổi ba má chị cũng đâu hơn ba má em mấy tuổi mà có anh Học đã ba mươi tuổi rồi đấy thôi.
Tôi vỡ lẽ à một tiếng nhưng thật ra vẫn cảm thấy tư tưởng ở đây vẫn còn lạc hậu nhỉ? Tôi cứ nghĩ mãi nhưng tôi lại không nghĩ đến rằng nếu đối tượng trong cuộc hôn nhân đó không muốn thì chưa chắc đã ai ép. Chung quy ở đây vẫn là do họ không muốn bậc cha mẹ buồn lòng nên cũng chẳng phản đối làm gì.
- Thế đa số bọn họ đều không yêu nhau hả chị?_tôi vẫn muốn tìm hiểu.
Chị Thương vừa lặt rau vừa suy nghĩ nhưng hình như chị ấy cũng nhớ đến chuyện gì đó mới sinh ra việc phiền lòng.
- Cũng có người có cảm tình với nhau mới đồng ý, cũng có người chỉ qua mai mối. Nhưng mà…đôi khi nảy sinh cảm tình rồi đồng ý nhưng cuộc hôn nhân lại không được như ý muốn của họ.
Tôi muốn hỏi nữa nhưng lại không biết nên hỏi thế nào. Thật ra tôi biết chị Thương đang đề cập đến chuyện của chị Lạc. Tôi thông qua anh Trí cùng Tín thì biết chị Lạc vốn làm đám hỏi với một người trong xóm, hai người có cảm tình với nhau lắm nhưng không biết tại sao chị Lạc trả lại đồ cưới cho người kia. Trong nhà không ai nhắc đến chuyện này cả nhưng mọi người đều biết người kia phản bội chị Lạc. Nếu không phản bội vì sao khi chị Lạc trả đồ cưới chưa đầy hai tháng thì người kia đã cưới cô gái khác hơn nữa còn mua một tặng hai. Ai…cái sự đời. Đôi khi nhìn bề ngoài là vậy nhưng bên trong không phải vậy. Có lẽ vì chuyện đó xảy ra mà chị Lạc cũng không yêu ai nữa. Tôi cảm thấy chị Lạc không cần phải chôn vùi hạnh phúc bản thân vì một người như vậy.
Lại nói chính vào ngày này tôi phụ trách nấu cơm. Đáng tiếc một nồi cơm ngon không thấy đâu mà mùi cơm khê bốc ra. Tôi nuốt nước miếng, dùng ánh mắt tội nghiệp nhìn chị Thương. Chị Thương chỉ lắc đầu cười bất lực. Mọi ngày tôi nấu cũng không tệ như vậy đâu chắc là do mãi suy nghĩ mà không chịu nhỏ lửa. Chính vì chuyện này mà tôi bị thằng Lâm cười nhạo suốt bữa cơm. Nó cười thôi còn đỡ đằng này còn mang cả chuyện này đi nói cho Trí cùng Tín biết. Tín thì chẳng nói làm gì chỉ cười cho qua. Còn tên Trí cỗ quái kia thì không ngừng trêu ghẹo.
Ví như :
- Ôi Chi ơi, em mấy tuổi rồi mà còn nấu không được một nồi cơm vậy ?
Hay là :
- Thằng Vỹ mà biết người nó để ý nấu nướng cũng không xong thế này không biết nó có bỏ của chạy lấy người không nữa.
Thằng Lâm cũng xía mỏ chen vô :
- Chị nhìn xem chị cùng chị Lụa bằng tuổi mà người ta chuẩn bị làm vợ người khác rồi, chị còn ở đó chẳng lớn được.
Tôi không thèm để ý. Xem như là gió thoảng qua tai đi. Tôi lườm bọn họ mấy phát rồi quay lưng đi. Tôi vẫn nghe tiếng bọn họ cười nhạo. Chuyện này cũng kết thúc tại đó. Chỉ là về sau khi về nhà thằng Lâm thỉnh thoảng vẫn lôi ra nói đùa.
Đến cuối tuần thứ hai, tôi cùng thằng Lâm cũng kết thúc kì nghỉ hè tại quê nội. Còn anh Trí hình như đã về trước chúng tôi hai ngày. Tôi nhớ sáng chủ nhật ngày đó tôi và thằng Lâm xách ba lô đi ra thì thấy gương mặt bà nội lộ vẻ buồn bã nhưng bà vẫn cười nhìn chúng tôi. Tôi tới ôm bà một cái thật lâu mới kéo theo thằng Lâm tạm biệt mọi người. Tôi nói với bác hai vài câu rồi nói tạm biệt. Bác hai chuẩn bị cho tôi cả giỏ mận. Nhỏ Lụa bỗng xuất hiện trước cổng nhà bà nội chìa tay đưa cho tôi cả bọc xoài chín.
Lụa cười tươi rói:
- Đến Tết lại về chơi nha Chi! Tôi lại đưa bà đi qua mấy con rạch trong xóm.
Nhắc đến mới nhớ, nhỏ Lụa bơi xuồng hay dễ sợ. Tôi học bơi xuồng mãi mà chẳng thẳng nổi con xuồng. Nhắc lại thì thấy buồn cười. Tôi nhớ ngày đó tôi cùng nhỏ Lụa bơi xuồng đi hái rau muống trên con rạch nhỏ. Tôi thấy nó bơi hay quá nên cũng đòi bơi. Nhỏ Lụa đưa cho tôi cái dầm. Tôi cầm dầm bơi vài cái mà nó hết quẹo bên phải lại quẹo bên trái. Nhỏ Lụa cười nghiêng ngã.
Nó nói :
- Thôi Chi ơi bà mà bơi nữa tôi với bà lọt sông đó.
Tôi rất không phục:
- Làm gì có, hồi nhỏ tôi cũng có học bơi xuồng mà tại lâu quá không cầm dầm nên không quen đấy thôi.
Thế là cứ như vậy tôi bơi một nẻo, xuồng đi một đường. Cuối cùng chính là tôi điều khiển con xuồng đi vào đám chà mà người ta làm ở trên con rạch. Nhỏ Lụa nhìn tôi dở khóc dở cười, tôi dùng ánh mắt kinh ngạc nhìn thành quả bơi xuồng của mình. Phía trước có mấy người dân đang dỡ chà, họ thấy như vậy mới giúp đẩy xuồng của tôi cùng Lụa ra khỏi đám chà. Tôi thấy rõ ràng ánh mắt bất lực của bọn họ nhìn tôi. Ai…sống ở đâu thì quen ở đó, có lẽ tôi còn phải học nhiều thứ ở đây. Cũng kể từ ngày đó mỗi lần đi xuồng nhỏ Lụa không dám cho tôi cầm dầm nữa. Tôi cũng không đòi cầm nữa mà ngồi dùng tay dọc nước, thỉnh thoảng chơi xấu mà hất nước tung tóe lúc đó nhỏ Lụa không bơi xuồng nữa mà chơi tay đôi với tôi. Kết quả hai đứa ướt như con chuột lột. Dĩ nhiên về nhà tôi bị bà nội rầy rà mấy câu. Lại nói đến có khi tôi cùng Lụa bơi xuồng đi xuống xóm của Tín chơi. Đúng lúc bọn họ đang tắm sông. Thằng Lâm lặn xuống sông mà đung đưa cái xuồng làm tôi sợ hết hồn. Nó thấy tôi sợ xanh mặt liền nổi lên mặt nước cười ha ha. Thật ra tôi cũng biết bơi nhưng kĩ thuật không tốt lắm. Những lúc này tôi cũng bị Trí, Tín và thằng Lâm hất nước ướt sủng. Tôi cảm thán mấy đứa trẻ này thật là nghịch ngợm.
Hồi tưởng lại chuyện bơi xuồng tôi nhìn Lụa cười nhận lấy bọc xoài:
- Ha ha nhất định khi đó tôi phải học cho bằng được cách bơi xuồng.
Lụa nhìn tôi phì cười. Không lâu sau thì Tín cũng chạy tới đưa cho tôi mấy hộp thực phẩm làm từ ca cao. Tôi nhìn hai người họ cười xấu xa.
- Tôi thu hoạch lớn rồi nhận được quà của hai người cùng lúc.
Bọn họ giống như hiểu ý tôi mà mặt đỏ tới mang tai. Tôi cũng không chọc bọn họ nữa mà vẫy tay chào mọi người. Đợt này đi tôi được chị Thương đưa đến bến xe, thằng Lâm thì ngồi xe với anh Nhân. Đối với anh Nhân tôi không dám nói đùa giỡn quá nhiều vì anh đã trưởng thành, đã chững chạc.
Nhờ anh rể cùng chị họ mà tôi và thằng Lâm cũng không mất tí sức nào mà ngồi lên xe trở về nhà. Trước khi lên xe khi tôi ngoảnh mặt lại vẫn thấy chị Thương cùng anh Nhân đứng đó vẫy chào chúng tôi. Tôi nhìn bọn họ mỉm cười. Trong lòng tôi vang lên câu nói « Anh chị hạnh phúc nhé ! »
Có lẽ ở phương diện nào đó, tôi rất ngưỡng mộ một tình yêu bình dị như thế. Nhưng tôi thì khi nào có một người sẵn sàng đợi tôi như anh Nhân đã đợi chị Thương?
Tôi mở mắt nhìn con đường quê nội dần xa. Chiếc xe đưa chúng tôi đến nơi đô thị đông đúc nhộn nhịp, tôi sẽ không thể ra đồng đi dạo, không thể bơi xuồng trên những con rạch nhỏ bé. Tạm biệt mùa hè! Tôi lại bắt đầu cho một năm học mới đầy hứa hẹn. Có điều về sau tôi biết năm học này cũng tràn đầy kỉ niệm.
Khi chiếc xe đến nơi, tôi cùng thằng Lâm cầm bao lớn túi nhỏ xuống xe. Cha mẹ tôi đã đứng sẵn ở đó chờ chúng tôi. Tôi cảm thấy cuộc đời này có gia đình thật tốt đẹp biết mấy.
Mẹ nhìn tôi cùng thằng Lâm cười dịu dàng:
- Sao? Nghỉ hè ở nhà bà nội có vui không?
Tôi cười gật đầu lia lịa:
- Vui lắm má ơi, mà con nhớ má quá à!_tôi chớp mắt mấy cái.
Mẹ tôi gõ lên trán tôi một cái:
- Nhỏ này dẻo miệng quá, mới đi có mấy bữa mà đổi tánh đổi nết rồi hả?
Tôi cười hì hì. Tôi không phải nói giỡn mà là nói thật đấy chứ. Có lẽ mẹ ít khi thấy tôi nói mấy lời nịnh nọt như thế. Nhưng những lời tôi nói là xuất phát từ nội tâm cả thôi.
Ba tôi nhìn tôi hỏi:
- Vậy không nhớ ba hả?
Tôi cười:
- Ha ha làm sao con có thể không nhớ ba thân yêu.
Thằng Lâm liếc mắt nhìn tôi khinh bỉ :
- Xạo quá hai ơi!
Tôi chỉ có thể lườm nó một cái. Ba má tôi nhìn chúng tôi bật cười rồi xách lấy mấy cái túi từ tay chúng tôi đi về phía xe.
Vừa về đến nhà là tôi vứt tất cả túi lớn túi nhỏ lên trên bàn trong phòng khách. Tôi ôm cái ba lô chạy thẳng vô phòng, ngã lưng một cái xuống cái giường thân yêu sau hai tuần xa cách. Tôi lấy điện thoại ra gọi cho nhỏ Linh.
Nhỏ Linh bắt máy với vẻ hưng phấn:
- Ê, mày về tới nhà chưa?
Tôi cười đáp:
- Về tới mới gọi cho mày nè. Mắc công mày lại trách tao xem nhẹ bạn bè. Mày qua nhà tao đi, tao có đem nhiều thứ từ dưới quê lên.
Nhỏ Linh vui vẻ đáp ứng:
- Được, tao qua liền nhớ chừa phần cho tao đó.
- Vâng, đồ của Linh tỷ chả ai dám giành đâu.
Tôi dở khóc dở cười, không chừa cho nó thì gọi nó qua làm gì. Tuy vậy tôi cũng không chấp với nó làm gì mà nói mấy tiếng rồi cúp máy. Tôi để điện thoại xuống rồi đi tắm cho khỏe khoắn, tắm xong là có thể cùng ba má ăn cơm trưa.
Lúc tôi đi xuống đã thấy thằng Lâm ngồi vắt vẻo trên ghế xem ti vi. Nó liếc nhìn tôi một cái.
- Hai vô tiếp mẹ dọn cơm kìa!
Ai cha…thằng nhóc này không làm tiếp thì thôi còn giở giọng sai khiến nữa. Tôi đi tới khõ lên trán nó một cái. Nó chu mỏ oán giận.
- Đau, sao hai đánh em?
- Mày không đi dọn mà còn sai khiến nữa hả, tao cho mấy cái cốc nữa bây giờ.
Nó bĩu môi khinh thường:
- Chỉ có phụ nữ mới vào bếp. Em là nam vào bếp ai coi.
Tôi cảm thấy thằng nhóc này rất miệng lưỡi. Nó sống ở thời đại nào rồi mà còn có những ý nghĩ này thế không biết. Tôi chẳng hơi đâu đi đôi co với nó nữa. Tôi đi vào bếp phụ mẹ dọn cơm. Hôm nay mẹ làm món sườn xào chua ngọt mà tôi thích nhất. Tôi nhìn một cái đã nuốt nước bọt. Có lẽ sống ở quê hai tuần, thay đổi khẩu vị cho nên khi thấy lại món ăn mình thích hai mắt tôi tỏa sáng. Mẹ nhìn tôi buồn cười.
- Cái con bé này nhìn như muốn chảy nước miếng luôn vậy.
- Mẹ cũng biết món này con thích ăn mà.
- Mau dọn cơm đi cô!
Tôi lè lưỡi rồi đi dọn chén bát dùng cơm. Bữa cơm này cả nhà tôi ăn rất vui vẻ ngoại trừ việc giành ăn giữa hai chị em thì không còn chuyện gì nữa. Nói giành cũng không phải giành gì chỉ là thằng nhóc Lâm muốn chọc tôi thôi. Đôi khi như vậy mới giống với chị em tôi ngày thường. Nếu ngày nào đó tôi và thằng Lâm yên lặng ăn cơm, ba má tôi nhất định hỏi « Hai đứa con ăn cơm không ngon hả ? »
Nhỏ Linh nói qua liền mà khi tôi ăn cơm xong cả tiếng đồng hồ mới thấy nó lếch xác qua. Dĩ nhiên cái đuôi không đổi tên Vĩnh cũng đi theo. Hai người này cứ y như hình với bóng vậy. Nhưng mà lúc tôi cùng nhỏ Linh nói chuyện với nhau thì Vĩnh lại cùng thằng Lâm chơi game. Chúng tôi chỉ ngồi xem phim nói chuyện phiếm thôi. Nhỏ Linh còn đưa cho tôi mấy quyển truyện tranh đọc giải sầu. Tôi cùng nó ngồi ăn hết cả đĩa mận với hai trái xoài chín.
Nhỏ Linh đột nhiên nhìn xung quanh rồi hỏi nhỏ:
- Mày không có liên lạc với anh Vỹ thiệt hả?
Tôi trợn mắt nhìn nó:
- Đã nói không có mà. Mày lại phát bệnh gì nữa vậy?
Nó nhìn tôi thở dài:
- Ai… nói với mày cũng như nói với khúc gỗ vậy. Thì chuyện lần trước tao nói qua điện thoại với mày đó, mày không lo lắng gì hết hả?
Tôi cắn một miếng xoài giả bộ thờ ơ:
- Không có.
Thật ra tôi cũng đang có một cảm giác gì đó khó nói nên lời. Tôi cũng không biết đó là cảm giác gì. Tôi âm thầm thở dài. Tôi sợ phải đối mặt với cảm giác mà tôi cho rằng sẽ không thể có khi tôi vẫn là học sinh. Nhưng mà cái cảm giác nhớ nhung kia tôi phải giải thích thế nào đây? Tôi cho đó là cảm xúc nhất thời mà thôi.
Nhỏ Linh thấy tôi tỏ vẻ thờ ơ nó cũng không nói nữa. Đến chiều tôi và nó cùng Vĩnh rủ nhau đạp xe đi dạo ven sông. Nhỏ Linh có vẻ thích ăn ốc nên chúng tôi ngồi một góc bên bờ sông rồi bày ra đủ đồ ăn vặt. Tôi thấy Vĩnh không giống trước luôn tranh giành cùng Linh mà toàn nhường nó tất. Tôi rất kinh ngạc khi phát hiện chuyện lạ này.
Tôi cười trêu chọc:
- Hai người trong hai tuần qua đã làm cái gì hả, mau khai!
Nhỏ Linh liếc nhìn tôi xem thường:
- Thì đi chơi rồi cãi nhau.
Tôi rất hoài nghi:
- Tao không tin đâu, chắc chắn hai người đã làm những chuyện không muốn người ta biết.
Vĩnh bật cười thích thú:
- Ai cha nắm tay đi dạo có gọi là chuyện không thể cho người khác biết không?
Nhỏ Linh lườm Vĩnh một cái. Tôi muốn nói gì đó nhưng lại thôi mà miệng tôi cũng không khép lại được vì tôi nhìn thấy một người. Người đó thắn xe đạp bên cạnh xe chúng tôi nhìn về phía tôi nở một nụ cười. Tôi rất hoài nghi mình bị ảo giác. Không lẽ tôi nhớ người ta đến hoa mắt rồi mới nhận nhầm. Tôi nhắm mắt rồi mở mắt ra vẫn thấy người đó nhìn về phía tôi. Trong phút chốc đó tôi có cảm giác thời gian ngừng trôi để đọng lại nụ cười đó, ánh mắt đó. Phải chăng chỉ trong một khoảnh khắc nào đó người ta sẽ sinh ra cảm giác yêu thương. Mà tôi hiện giờ cảm thấy tim đập lỗi nhịp vì một người. Khoảnh khắc đó cho đến sau này tôi vẫn không quên.
Trong một tuần tiếp theo tôi chẳng làm gì ra hồn ngoài việc ngồi nghe bà nội giảng dạy đạo lí. Bà nội tôi rất hay nhắc nhở tôi và thằng Lâm phải biết thương yêu ba má, kính trọng người già. Tôi thì chẳng sao cả, dù sao cái đạo lí này đã thấm trong xương tủy rồi. Trái lại thằng Lâm tính hiếu động làm sao mà chịu ngồi yên như tôi. Nó mà nghe bà nội tôi nói đến mấy đạo lí này là kiếm cớ đi mất. Mà cái cớ nó chính là anh Trí. Hai tên này có vẻ rất hợp nhau đặc biệt là cái khoảng khinh bỉ tôi.
Chẳng hạn vào một ngày nọ, tôi xuống bếp cùng nấu cơm với chị Thương. Tôi và chị Thương nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Tôi bỗng nhớ đến chuyện gặp nhỏ Lụa nên tiện miệng hỏi luôn.
- Chị Thương, bộ nhà anh Nhân cũng muốn cưới Lụa cho Tín hả?
Chị Thương giật mình nhìn tôi rồi cười bí hiểm:
- Sao vậy? Mà ai nói cho em biết?
Tôi không hiểu nụ cười của chị Thương có ý nghĩa gì. Tôi cũng không muốn để ý nữa. Tôi sờ cằm tỏ vẻ suy nghĩ.
- Là Lụa nói cho em biết. Bọn họ còn học cấp ba mà, còn nhỏ xíu à sao mà tính chuyện cưới xin rồi?
Chị Thương cười nói :
- Em thì nghĩ như vậy nhưng gia đình người ta không nghĩ vậy. Giống như chị đây người ta đã cho là gái ế rồi đấy em. Ở xóm này mới mười bảy, mười tám là chuẩn bị gả cưới hết rồi.
- Sao mà bây giờ vẫn còn tư tưởng cổ hủ vậy. Nếu như vậy sao con gái học cao được._tôi cảm thấy rất bất mãn với tư tưởng này.
Chị Thương lấy ngón trỏ che miệng tôi lại nói nhỏ:
- Nói nhỏ thôi, ai ở đây cũng có suy nghĩ như vậy hết. Bà nội cũng vậy đó. Hồi đó ba má chị cũng kết hôn sớm lắm. Em không thấy tuổi ba má chị cũng đâu hơn ba má em mấy tuổi mà có anh Học đã ba mươi tuổi rồi đấy thôi.
Tôi vỡ lẽ à một tiếng nhưng thật ra vẫn cảm thấy tư tưởng ở đây vẫn còn lạc hậu nhỉ? Tôi cứ nghĩ mãi nhưng tôi lại không nghĩ đến rằng nếu đối tượng trong cuộc hôn nhân đó không muốn thì chưa chắc đã ai ép. Chung quy ở đây vẫn là do họ không muốn bậc cha mẹ buồn lòng nên cũng chẳng phản đối làm gì.
- Thế đa số bọn họ đều không yêu nhau hả chị?_tôi vẫn muốn tìm hiểu.
Chị Thương vừa lặt rau vừa suy nghĩ nhưng hình như chị ấy cũng nhớ đến chuyện gì đó mới sinh ra việc phiền lòng.
- Cũng có người có cảm tình với nhau mới đồng ý, cũng có người chỉ qua mai mối. Nhưng mà…đôi khi nảy sinh cảm tình rồi đồng ý nhưng cuộc hôn nhân lại không được như ý muốn của họ.
Tôi muốn hỏi nữa nhưng lại không biết nên hỏi thế nào. Thật ra tôi biết chị Thương đang đề cập đến chuyện của chị Lạc. Tôi thông qua anh Trí cùng Tín thì biết chị Lạc vốn làm đám hỏi với một người trong xóm, hai người có cảm tình với nhau lắm nhưng không biết tại sao chị Lạc trả lại đồ cưới cho người kia. Trong nhà không ai nhắc đến chuyện này cả nhưng mọi người đều biết người kia phản bội chị Lạc. Nếu không phản bội vì sao khi chị Lạc trả đồ cưới chưa đầy hai tháng thì người kia đã cưới cô gái khác hơn nữa còn mua một tặng hai. Ai…cái sự đời. Đôi khi nhìn bề ngoài là vậy nhưng bên trong không phải vậy. Có lẽ vì chuyện đó xảy ra mà chị Lạc cũng không yêu ai nữa. Tôi cảm thấy chị Lạc không cần phải chôn vùi hạnh phúc bản thân vì một người như vậy.
Lại nói chính vào ngày này tôi phụ trách nấu cơm. Đáng tiếc một nồi cơm ngon không thấy đâu mà mùi cơm khê bốc ra. Tôi nuốt nước miếng, dùng ánh mắt tội nghiệp nhìn chị Thương. Chị Thương chỉ lắc đầu cười bất lực. Mọi ngày tôi nấu cũng không tệ như vậy đâu chắc là do mãi suy nghĩ mà không chịu nhỏ lửa. Chính vì chuyện này mà tôi bị thằng Lâm cười nhạo suốt bữa cơm. Nó cười thôi còn đỡ đằng này còn mang cả chuyện này đi nói cho Trí cùng Tín biết. Tín thì chẳng nói làm gì chỉ cười cho qua. Còn tên Trí cỗ quái kia thì không ngừng trêu ghẹo.
Ví như :
- Ôi Chi ơi, em mấy tuổi rồi mà còn nấu không được một nồi cơm vậy ?
Hay là :
- Thằng Vỹ mà biết người nó để ý nấu nướng cũng không xong thế này không biết nó có bỏ của chạy lấy người không nữa.
Thằng Lâm cũng xía mỏ chen vô :
- Chị nhìn xem chị cùng chị Lụa bằng tuổi mà người ta chuẩn bị làm vợ người khác rồi, chị còn ở đó chẳng lớn được.
Tôi không thèm để ý. Xem như là gió thoảng qua tai đi. Tôi lườm bọn họ mấy phát rồi quay lưng đi. Tôi vẫn nghe tiếng bọn họ cười nhạo. Chuyện này cũng kết thúc tại đó. Chỉ là về sau khi về nhà thằng Lâm thỉnh thoảng vẫn lôi ra nói đùa.
Đến cuối tuần thứ hai, tôi cùng thằng Lâm cũng kết thúc kì nghỉ hè tại quê nội. Còn anh Trí hình như đã về trước chúng tôi hai ngày. Tôi nhớ sáng chủ nhật ngày đó tôi và thằng Lâm xách ba lô đi ra thì thấy gương mặt bà nội lộ vẻ buồn bã nhưng bà vẫn cười nhìn chúng tôi. Tôi tới ôm bà một cái thật lâu mới kéo theo thằng Lâm tạm biệt mọi người. Tôi nói với bác hai vài câu rồi nói tạm biệt. Bác hai chuẩn bị cho tôi cả giỏ mận. Nhỏ Lụa bỗng xuất hiện trước cổng nhà bà nội chìa tay đưa cho tôi cả bọc xoài chín.
Lụa cười tươi rói:
- Đến Tết lại về chơi nha Chi! Tôi lại đưa bà đi qua mấy con rạch trong xóm.
Nhắc đến mới nhớ, nhỏ Lụa bơi xuồng hay dễ sợ. Tôi học bơi xuồng mãi mà chẳng thẳng nổi con xuồng. Nhắc lại thì thấy buồn cười. Tôi nhớ ngày đó tôi cùng nhỏ Lụa bơi xuồng đi hái rau muống trên con rạch nhỏ. Tôi thấy nó bơi hay quá nên cũng đòi bơi. Nhỏ Lụa đưa cho tôi cái dầm. Tôi cầm dầm bơi vài cái mà nó hết quẹo bên phải lại quẹo bên trái. Nhỏ Lụa cười nghiêng ngã.
Nó nói :
- Thôi Chi ơi bà mà bơi nữa tôi với bà lọt sông đó.
Tôi rất không phục:
- Làm gì có, hồi nhỏ tôi cũng có học bơi xuồng mà tại lâu quá không cầm dầm nên không quen đấy thôi.
Thế là cứ như vậy tôi bơi một nẻo, xuồng đi một đường. Cuối cùng chính là tôi điều khiển con xuồng đi vào đám chà mà người ta làm ở trên con rạch. Nhỏ Lụa nhìn tôi dở khóc dở cười, tôi dùng ánh mắt kinh ngạc nhìn thành quả bơi xuồng của mình. Phía trước có mấy người dân đang dỡ chà, họ thấy như vậy mới giúp đẩy xuồng của tôi cùng Lụa ra khỏi đám chà. Tôi thấy rõ ràng ánh mắt bất lực của bọn họ nhìn tôi. Ai…sống ở đâu thì quen ở đó, có lẽ tôi còn phải học nhiều thứ ở đây. Cũng kể từ ngày đó mỗi lần đi xuồng nhỏ Lụa không dám cho tôi cầm dầm nữa. Tôi cũng không đòi cầm nữa mà ngồi dùng tay dọc nước, thỉnh thoảng chơi xấu mà hất nước tung tóe lúc đó nhỏ Lụa không bơi xuồng nữa mà chơi tay đôi với tôi. Kết quả hai đứa ướt như con chuột lột. Dĩ nhiên về nhà tôi bị bà nội rầy rà mấy câu. Lại nói đến có khi tôi cùng Lụa bơi xuồng đi xuống xóm của Tín chơi. Đúng lúc bọn họ đang tắm sông. Thằng Lâm lặn xuống sông mà đung đưa cái xuồng làm tôi sợ hết hồn. Nó thấy tôi sợ xanh mặt liền nổi lên mặt nước cười ha ha. Thật ra tôi cũng biết bơi nhưng kĩ thuật không tốt lắm. Những lúc này tôi cũng bị Trí, Tín và thằng Lâm hất nước ướt sủng. Tôi cảm thán mấy đứa trẻ này thật là nghịch ngợm.
Hồi tưởng lại chuyện bơi xuồng tôi nhìn Lụa cười nhận lấy bọc xoài:
- Ha ha nhất định khi đó tôi phải học cho bằng được cách bơi xuồng.
Lụa nhìn tôi phì cười. Không lâu sau thì Tín cũng chạy tới đưa cho tôi mấy hộp thực phẩm làm từ ca cao. Tôi nhìn hai người họ cười xấu xa.
- Tôi thu hoạch lớn rồi nhận được quà của hai người cùng lúc.
Bọn họ giống như hiểu ý tôi mà mặt đỏ tới mang tai. Tôi cũng không chọc bọn họ nữa mà vẫy tay chào mọi người. Đợt này đi tôi được chị Thương đưa đến bến xe, thằng Lâm thì ngồi xe với anh Nhân. Đối với anh Nhân tôi không dám nói đùa giỡn quá nhiều vì anh đã trưởng thành, đã chững chạc.
Nhờ anh rể cùng chị họ mà tôi và thằng Lâm cũng không mất tí sức nào mà ngồi lên xe trở về nhà. Trước khi lên xe khi tôi ngoảnh mặt lại vẫn thấy chị Thương cùng anh Nhân đứng đó vẫy chào chúng tôi. Tôi nhìn bọn họ mỉm cười. Trong lòng tôi vang lên câu nói « Anh chị hạnh phúc nhé ! »
Có lẽ ở phương diện nào đó, tôi rất ngưỡng mộ một tình yêu bình dị như thế. Nhưng tôi thì khi nào có một người sẵn sàng đợi tôi như anh Nhân đã đợi chị Thương?
Tôi mở mắt nhìn con đường quê nội dần xa. Chiếc xe đưa chúng tôi đến nơi đô thị đông đúc nhộn nhịp, tôi sẽ không thể ra đồng đi dạo, không thể bơi xuồng trên những con rạch nhỏ bé. Tạm biệt mùa hè! Tôi lại bắt đầu cho một năm học mới đầy hứa hẹn. Có điều về sau tôi biết năm học này cũng tràn đầy kỉ niệm.
Khi chiếc xe đến nơi, tôi cùng thằng Lâm cầm bao lớn túi nhỏ xuống xe. Cha mẹ tôi đã đứng sẵn ở đó chờ chúng tôi. Tôi cảm thấy cuộc đời này có gia đình thật tốt đẹp biết mấy.
Mẹ nhìn tôi cùng thằng Lâm cười dịu dàng:
- Sao? Nghỉ hè ở nhà bà nội có vui không?
Tôi cười gật đầu lia lịa:
- Vui lắm má ơi, mà con nhớ má quá à!_tôi chớp mắt mấy cái.
Mẹ tôi gõ lên trán tôi một cái:
- Nhỏ này dẻo miệng quá, mới đi có mấy bữa mà đổi tánh đổi nết rồi hả?
Tôi cười hì hì. Tôi không phải nói giỡn mà là nói thật đấy chứ. Có lẽ mẹ ít khi thấy tôi nói mấy lời nịnh nọt như thế. Nhưng những lời tôi nói là xuất phát từ nội tâm cả thôi.
Ba tôi nhìn tôi hỏi:
- Vậy không nhớ ba hả?
Tôi cười:
- Ha ha làm sao con có thể không nhớ ba thân yêu.
Thằng Lâm liếc mắt nhìn tôi khinh bỉ :
- Xạo quá hai ơi!
Tôi chỉ có thể lườm nó một cái. Ba má tôi nhìn chúng tôi bật cười rồi xách lấy mấy cái túi từ tay chúng tôi đi về phía xe.
Vừa về đến nhà là tôi vứt tất cả túi lớn túi nhỏ lên trên bàn trong phòng khách. Tôi ôm cái ba lô chạy thẳng vô phòng, ngã lưng một cái xuống cái giường thân yêu sau hai tuần xa cách. Tôi lấy điện thoại ra gọi cho nhỏ Linh.
Nhỏ Linh bắt máy với vẻ hưng phấn:
- Ê, mày về tới nhà chưa?
Tôi cười đáp:
- Về tới mới gọi cho mày nè. Mắc công mày lại trách tao xem nhẹ bạn bè. Mày qua nhà tao đi, tao có đem nhiều thứ từ dưới quê lên.
Nhỏ Linh vui vẻ đáp ứng:
- Được, tao qua liền nhớ chừa phần cho tao đó.
- Vâng, đồ của Linh tỷ chả ai dám giành đâu.
Tôi dở khóc dở cười, không chừa cho nó thì gọi nó qua làm gì. Tuy vậy tôi cũng không chấp với nó làm gì mà nói mấy tiếng rồi cúp máy. Tôi để điện thoại xuống rồi đi tắm cho khỏe khoắn, tắm xong là có thể cùng ba má ăn cơm trưa.
Lúc tôi đi xuống đã thấy thằng Lâm ngồi vắt vẻo trên ghế xem ti vi. Nó liếc nhìn tôi một cái.
- Hai vô tiếp mẹ dọn cơm kìa!
Ai cha…thằng nhóc này không làm tiếp thì thôi còn giở giọng sai khiến nữa. Tôi đi tới khõ lên trán nó một cái. Nó chu mỏ oán giận.
- Đau, sao hai đánh em?
- Mày không đi dọn mà còn sai khiến nữa hả, tao cho mấy cái cốc nữa bây giờ.
Nó bĩu môi khinh thường:
- Chỉ có phụ nữ mới vào bếp. Em là nam vào bếp ai coi.
Tôi cảm thấy thằng nhóc này rất miệng lưỡi. Nó sống ở thời đại nào rồi mà còn có những ý nghĩ này thế không biết. Tôi chẳng hơi đâu đi đôi co với nó nữa. Tôi đi vào bếp phụ mẹ dọn cơm. Hôm nay mẹ làm món sườn xào chua ngọt mà tôi thích nhất. Tôi nhìn một cái đã nuốt nước bọt. Có lẽ sống ở quê hai tuần, thay đổi khẩu vị cho nên khi thấy lại món ăn mình thích hai mắt tôi tỏa sáng. Mẹ nhìn tôi buồn cười.
- Cái con bé này nhìn như muốn chảy nước miếng luôn vậy.
- Mẹ cũng biết món này con thích ăn mà.
- Mau dọn cơm đi cô!
Tôi lè lưỡi rồi đi dọn chén bát dùng cơm. Bữa cơm này cả nhà tôi ăn rất vui vẻ ngoại trừ việc giành ăn giữa hai chị em thì không còn chuyện gì nữa. Nói giành cũng không phải giành gì chỉ là thằng nhóc Lâm muốn chọc tôi thôi. Đôi khi như vậy mới giống với chị em tôi ngày thường. Nếu ngày nào đó tôi và thằng Lâm yên lặng ăn cơm, ba má tôi nhất định hỏi « Hai đứa con ăn cơm không ngon hả ? »
Nhỏ Linh nói qua liền mà khi tôi ăn cơm xong cả tiếng đồng hồ mới thấy nó lếch xác qua. Dĩ nhiên cái đuôi không đổi tên Vĩnh cũng đi theo. Hai người này cứ y như hình với bóng vậy. Nhưng mà lúc tôi cùng nhỏ Linh nói chuyện với nhau thì Vĩnh lại cùng thằng Lâm chơi game. Chúng tôi chỉ ngồi xem phim nói chuyện phiếm thôi. Nhỏ Linh còn đưa cho tôi mấy quyển truyện tranh đọc giải sầu. Tôi cùng nó ngồi ăn hết cả đĩa mận với hai trái xoài chín.
Nhỏ Linh đột nhiên nhìn xung quanh rồi hỏi nhỏ:
- Mày không có liên lạc với anh Vỹ thiệt hả?
Tôi trợn mắt nhìn nó:
- Đã nói không có mà. Mày lại phát bệnh gì nữa vậy?
Nó nhìn tôi thở dài:
- Ai… nói với mày cũng như nói với khúc gỗ vậy. Thì chuyện lần trước tao nói qua điện thoại với mày đó, mày không lo lắng gì hết hả?
Tôi cắn một miếng xoài giả bộ thờ ơ:
- Không có.
Thật ra tôi cũng đang có một cảm giác gì đó khó nói nên lời. Tôi cũng không biết đó là cảm giác gì. Tôi âm thầm thở dài. Tôi sợ phải đối mặt với cảm giác mà tôi cho rằng sẽ không thể có khi tôi vẫn là học sinh. Nhưng mà cái cảm giác nhớ nhung kia tôi phải giải thích thế nào đây? Tôi cho đó là cảm xúc nhất thời mà thôi.
Nhỏ Linh thấy tôi tỏ vẻ thờ ơ nó cũng không nói nữa. Đến chiều tôi và nó cùng Vĩnh rủ nhau đạp xe đi dạo ven sông. Nhỏ Linh có vẻ thích ăn ốc nên chúng tôi ngồi một góc bên bờ sông rồi bày ra đủ đồ ăn vặt. Tôi thấy Vĩnh không giống trước luôn tranh giành cùng Linh mà toàn nhường nó tất. Tôi rất kinh ngạc khi phát hiện chuyện lạ này.
Tôi cười trêu chọc:
- Hai người trong hai tuần qua đã làm cái gì hả, mau khai!
Nhỏ Linh liếc nhìn tôi xem thường:
- Thì đi chơi rồi cãi nhau.
Tôi rất hoài nghi:
- Tao không tin đâu, chắc chắn hai người đã làm những chuyện không muốn người ta biết.
Vĩnh bật cười thích thú:
- Ai cha nắm tay đi dạo có gọi là chuyện không thể cho người khác biết không?
Nhỏ Linh lườm Vĩnh một cái. Tôi muốn nói gì đó nhưng lại thôi mà miệng tôi cũng không khép lại được vì tôi nhìn thấy một người. Người đó thắn xe đạp bên cạnh xe chúng tôi nhìn về phía tôi nở một nụ cười. Tôi rất hoài nghi mình bị ảo giác. Không lẽ tôi nhớ người ta đến hoa mắt rồi mới nhận nhầm. Tôi nhắm mắt rồi mở mắt ra vẫn thấy người đó nhìn về phía tôi. Trong phút chốc đó tôi có cảm giác thời gian ngừng trôi để đọng lại nụ cười đó, ánh mắt đó. Phải chăng chỉ trong một khoảnh khắc nào đó người ta sẽ sinh ra cảm giác yêu thương. Mà tôi hiện giờ cảm thấy tim đập lỗi nhịp vì một người. Khoảnh khắc đó cho đến sau này tôi vẫn không quên.