Đem khuya, đất xốp rơi xuống rào rào, người xúc đất rất thạo việc, rất khỏe, làm rất nhanh chỉ sau vài phút một nửa cái hố đã ngập đất.
Sự sống của cô cũng chỉ còn một nửa.
“Em van anh, anh cảnh sát...” Cô nài xin, giọng tắc nghẹn bởi cái khăn nhét trong miệng, chỉ nghe âm thanh ú ớ trong cổ họng.
“Xùy...” Cái xẻng trong tay kẻ kia vẫn không dừng lại, hình như hắn muốn kết thúc thật nhanh tội ác này.
“Annh ơi, anh tha cho em, rồi bắt em làm gì cũng được. Em cam đoan sẽ không nói ra.” Cô tiếp tục cầu xin, tiếp tục ú ớ không thành tiếng. Những câu này cô đã nói từ trước khi bị chôn, đã nói khi ngón tay trỏ của cô bị chặt đứt, nhưng cứ như nói với một kẻ điếc ung điếc đặc.
Kẻ đang chôn cô bắt đầu mở miệng, nói nhỏ, như lẩm bẩm với mình, và rõ ràng là khhông nhằm trả lời cô, “Như thế này, tốc độ lấp đất sẽ chậm hơn, không bịt mồm, vẫn có thể tiếp tục nói chuyện với nạn nhân… cảm giác sẽ là gì? Có thể mủi lòng không?” Hắn dừng lại, ngồi thụp xuống, thò cái xẻng xuống hố, lưỡi xẻng ghí sát vào mồm nạn nhân, hình như đang ghĩ xem có nên moi cái khăn mặt ra khỏi mồm cô ta không.
“Nếu nạn nhân cứ van xin khóc lóc mãi, hung thủ sẽ có cảm giác gì?” Hắn tự hỏi rồi tự trả lời, “Hắn sẽ càng khoái trá thưởng thức, thấy mình là nhân vật đầy bản lĩnh, đầy sức mạnh. Đây chẳng phải khát vọng ban đầu của hắn sao? Nhưng nếu không trải nghiệm thì làm sao biết được?”
Hắn khều cái khăn mặt ở miệng nạn nhân ra, khănn rơi xuống hố. Cô ta khhóc ré lên nhưu đứa trẻ sơ sinh đói bụng đòi ăn, tiếng thét lay động màn đêm. Không thấy thỏa mãn, hắn nhìn quanh rồi quát. “Câm mồm!” Và tiếp tục lấp nốt cái hố, đất hắt xuống ngập miệng cô, chặn ngay tiếng khóc.
Lúc Na Lan tỉnh lại, thì thấy ngón tay ai đó nhấc ra khỏi huyệt nhân ttrung của mình. Cảm giác đầu tiên của cô là sau gáy đau nhức kiinh khủng, câu đầu tiên cô nói là, “Tại sao ông biết họ bị chôn sống?”
Rồi cô nhận ra mình đang nằm trên chiếc giường cá nhân, tay chân đều bị trói chặt bằng thừng nilon. Người ấn huyệt nhân trung của cô là Trần Ngọc Đống. Dưới ánh đèn yếu ớt trong căn nhà chật chội, mặt ông ta tối sầm.
“Chôn sống cái gì?” Giọng Trần Ngọc Đống đầy kinh ngạc.
“Tại sao ông biết các nạn nhân trong vụ án ‘ngón tay khăn máu’ bị chôn sống? Rồi chính ông mô phỏng hung thủ! Ông đã chôn một nạn nhân ở bồn hoa ngoài cửa sổ, đúng không?” Na Lan quên cả phản đốiviệc mình bị trói.
Trần Ngọc Đống lắc đầu, “Cô đang nói lăng nhăng gì thế? Tôi đang muốn hỏi cô, ai cho phép cô đột nhập nhà riêng của tôi? Cô đang định làm gì? Cô đi phá án hay là cô có quan hệ gì với hung thủ, cô đến để phá hoại điều tra?”
“Phá hoại?” Na Lan cười nhạt. “Tôi đến để khuyên ông đối diện với quá khứ của mình, đối diện với con người thực của mình, khuyên ông đi đầu thú, vẫn còn kịp.”
“Tôi biết cô làm về Tâm lý nhưng hình như cô quá trớn rồi. Tôi làm sao mà phải đi đầu thú, tôi có gì mà phải đối diện?”
Na Lan nhớ đến Lã Diệp Hàn trong cuốn Không dũ tùy đàm, vì quá đi sâu nghiên cứu hành vi của hung thủ, rồi chính mình bị đa nhân cách, nhân cách vốn có của ông ta lại không nhận ra sự tồn tại của nhân cách tà ác. Na Lan hít sâu một hơi, rồi nói, “Có lẽ chính ông không nhận ra rằng có hai con người đang tồn tại trong mình.”
“Cô càng nói càng kỳ quặc. Cô lén vào nhà tôi để làm gì?”
“Ông đã bao giờ nghĩ chưa, tại sao kết quả suy diễn tâm lý tội phạm đều phù hợp với La Cường? Vì hắn có khả năng rất lớn để gây án, các chứng cứ cũng đáng tin, nhưng khi xử lý hắn rồi thì các vụ án ‘ngón tay khăn máu’ vẫn xảy ra? Liệu có phải La Cường đúng là hung thủ gây ra mấy vụ án trước đó, và hắn đã bị xử tử, còn các vụ án xảy ra sau này là do một hung thủ khác gây ra. Người đi sâu nghiền ngẫm vụ án đã đắm chìm trong đó, đến nỗi biến dạng nhân cách rồi cũng làm theo? Đây là hiện tượng Tâm lý học bệnh trạng thường gặp. Tiếp xúc với những chuyện ghê rợn quá lâu, dù bản thân cực kỳ căm ghét thì vẫn có thể bị biến đổi, chính người ấy nhập vào bộ não mình quá nhiều chhuyện ghhê rợn, hoặc vì có quá nhiều câu hỏi, chỉ còn cách chính mình trải nghệm thì mới giaải đáp được. Ông là người nghiên cứu vụ ‘ngón tay khăn máu’ chuyên sâu nhất, vì suốt đêm ngày ông nghĩ về nó, đến nỗi bị nó lây nhiễm, có thể như thế không?”
Trần Ngọc Đống bàng hoàng trước lời này của Na Lan. Ông ta đờ ra một lúc, rồi nói, “Ý cô là từ năm 1990 trở đi tôi luôn gây án, các vụ án ‘ngón tay khăn máu’ xảy ra sau khi xử tử La Cường là do tôi làm? Còn chính tôi thì không biết gì?”
“Những ý nghĩ tà ác, những nghi vaấn về tà ác, đều dần dần tích tụ và thấm vào tiềm thức của ông, vì ông đi sâu suy nghĩ về chúng quá lâu ngày. Con người bình thường của ông không thể kiểm soát con người tội phạm tiềm thức, thậm chí ông hoàn toàn không hay biết nữa.”
“Rốt cuộc cô có chứng cứ gì?”
“Chứng cứ không nhiều, nhưng về cơ bản tồi có thể khẳng định bên dưới cửa sổ nhà ông có chôn một xác người bị hại…”
Trần Ngọc Đống bỗng ngoảnh sang quát lớn, “Cô cho rằng mình học về tâm lý thì có thể bỡn cợt tôi như đứa trẻ con hay sao? Cô vừa nói tàon những chuyện điên rồ, thật ra cô có mục đích gì?”
Một tiếng động lớn, cửa bỗng bị bật tung kèm theo tiếng hô, “Giơ tay lên! Cấm nhúc nhích!”
Phán đoán của Na Lan rất chính xác, hoặc nói là, Mễ Trị Văn đưa ra câu đố chữ đã “chỉ điểm” rất chính xác. Dưới bồn hoa ngoài cửa sổ nhà Trần Ngọc Đống, đào được bộ hài cốt nạn nhân Phạm Tiểu Lâm bị giết năm 1997.
Cảnh sát kịp thời đến nơi là nhờ có Sở Hoài Sơn báo tin. Na Lan trước đó đã cho anh biết suy luận của mình về bốn chữ số 3, 7, 2, 5. Vì cô bị Trần Ngọc Đống đánh ngất, shhs không liên lạc được, bèn báo ngay cho Ba Du Sinh.
Lần đầu tiên trong đời, Trần Ngọc Đống từ người đi bắt biến thành kẻ bị bắt.
Lần thứ hai Na Lan đến trình diện ở phòng cấp cứu, may mà Chu Trường Lộ không phụ trách trực ban, nếu có mặt, ông sẽ làm đúng trách nhiệm của thầy thuốc đối với bệnh nhân, cấm Na Lan xuất viện. Cô bị kiểm tra và xét nghiệm một lô một lốc, tạm loại trừ khả năng chấn thương sọ não cấp tính. Cô liền gọi cho Ba Du Sinh, “Bao giờ các anh thẩm vấn Trần Ngọc Đống?”
Ba Du Sinh hơi do dự: “Rất nhanh thôi. Ngay lập tức!”
“Em muốn có mặt ở đó. Đứng ngoài cửa sổ nhìn cũng được.”
Ba Du Sinh lại do dự. “Sếp Kim Thạc phụ trách thẩm vấn, tôi phải cách li theo quy định.”
Na Lan than vãn, “Lại thế rồi…”
“Đúng thế đấy! Vụ trọng án đầu tiên tôi làm trong nghề công an, chính là hợp tác với Trần Ngọc Đống. Hai chúng tôi xưa nay vẫn tử tế thân thiết, anh em trong Sở đều biết cả.”
“Thế thì hay nhỉ? Không thhể phà lệ cho em à?”
Tiếng Kim Thạc lọt vào di động của Ba Du Sinh, “Ai thế? Na Lan định đến à? Anh cứ từ chối đi!”
Lại một lúc chần chừ. Rồi Ba Du Sinh nói, “Ừ thì cô đến!”
Lần này đến lượt Na Lan do dự, “Như thế… e không hay?”
Ba Du Sinh, “Có vấn đề gì thì tôi gánh chịu!”
Gặp Na Lan, Kim Thạc cười tươi như hoa, cứ như cái giọng văng vẳng cô nghe trong điện thoại lúc trước chhỉ là giả bộ nguyên tắc cứng nhắc. Khi Ba Du Sinh bước vào phòng, Kim Thạc lại tỏ ra rất nghiêm chỉnh, “Na Lan chỉ được đứng ngoài nhìn, cấm không được tự ý hành động.”
Na Lan nói ngay, “Được đứng ngoài xem, là thỏa mãn rồi.”
Bên trong ô cửa sổ là phòng thẩm vấn chật chội, ngột ngạt. Ngồi trước cái bàn kê chính giữa, là Trần Ngọc Đống bỗng nhhư già đi cả chục tuổi chỉ sau một đêm. Từ một cảnh sát kỳ cựu tràn đầy nhuệ khí vừa về hưu kkhông lâu, nay biến thành một ông già suuy sụp cả thể xác lẫn tinh thần, hai tay bị còng, run run đặt trên bàn.
Kim Thạc đẩy cửa bước vào, nói giọng sòng phẳng, đậm chất công việc, “Anh Đống, bình thường thì tôi sẽ bắt tay anh, nhưng lần này đành thất lễ vậy.” Rồi anh ngồi xuống, không chờ Trần Ngọc Đống mở miệng, anh hỏi luôn, “Anh có thể giải thích về bộ hài cốt không?” Chiến thuật tấn công nhanh.
Trần Ngọc Đống sửng sốt, “Hài cốt nào?” Bị cảnh sát ập vào nhà rồi giải đi, sau đó hai cốt của Phạm Tiểu Lâm mới bị khai quật, nên ông ta sửng sốt là phải.
Tiền đề là nếu ông ta thực sự không biết.
Kim Thạc rất giàu kinh nghiệm thẩm vấn, không giải thích nhiều, anh hỏi tiếp, “Trong chuỗi vụ án ‘ngón tay khăn máu’, anh làm mấy lần?”
Trần Ngọc Đống chống hai tay lên bàn, đứng dậy, “Cậu hỏi cái câu khốn khiếp gì thế này?”
“Anh là người có kinh nghiệm phỏng vấn, mong anh sẽ hợp tác.” Kim Thạc không hề tức giận.
“Tôi là người điều tra vụ ‘ngón tay khăn máu’, cho đến nay tôi chưa từng rời xa vụ án này.”
“Trong tâm lý học tội phạm, có nói về hiện tượng tâm lý biến dạng, người phá án nhập vai trở thành hung thủ, các ví dụ như thế không hiếm đâu.” Kim Thạc vẫn bình tĩnh. “Anh có chặt ngón tay và giết các cô gái trẻ không?”
Lần này thì Trần Ngọc Đống bình tĩnh trả lời, “Không.”
“Anh có đem cái xác nào về chôn dưới khóm hoa khu tập thể không?”
Trần Ngọc Đống hoảng sợ, “Thế này thì… Na Lan nói là đúng à? Dưới khóm hoa ngoaải cửa sổ nhà tôi có xác chết thật hay sao?”
Kim Thạc không trả lời.
Trần Ngọc Đống hiểu, sự im lặng đó là sự xác nhận, ông ta nghĩ một lúc rồi hỏi, “Kỹ thuận viên khám nghiệm hiện trường nói gì? Xác đã bị chôn ở đó bao lâu?”
“Họ đang phân tích. Anh cũng biết rồi, không ai có thể vừa nhìn thấy đã kết luận ngay được.” Kim Thạc ghi nốt câu cuối cùng vào sổ biên bản, rồi đứng lên, kết thúc cuộc thẩm vấn.
Tìm thấy xác Phạm Tiểu Lâm là một bước đột phá lớn, đồng thời cũng là một ngõ cụt.
Lúc Na Lan thức dậy, trời ngoài kia âm âm, không giúp cô nhận ra giờ giấc. Đồng hồ để bàn chỉ hơn 10 giờ sáng, cô đã ngủ hơn năm tiếng đồng hồ. Nửa đầu phía sau vẫn nhưng nhức, nhuuưng sự lo lắng bồn chồn vẫn choán hết tâm trí cô.
Có phải tất cả là do một mình Mễ Trị Văn đạo diễn không? Không! Lão bị bệnh tật trói chặt trên giường trong buồng bệnh nặng. Hung thủ thực sự thì đang chờ thời cơ gây án, hung thủ là ai? Cô gái bất hạnh nào sẽ là nạn nhân tiếp theo?
Không hiểu sao những câu nói cũa Trần Ngọc Đống trong phòng thẩm vấn vẫn đeo bám cô. Tại sao cần đưa ngón tay cho chuyên gia trinh sát hình sự quốc tế kiểm nghiệm? Để tìm những chi tiết mà mắt thường khó nhận ra. Hung thủ vụ “ngón tay khăn máu” dù là Mễ Trị Văn hay ai khác, dù không để lại cho công an nhiều manh mối nhưng không có nghĩa là không có manh mối gì.
Tại sao lại là các cô gái ấy? Hoàn toàn do lựa chọn ngẫu nhiên.
Các vụ án giết người hàng loạt đúng là có tính chất ngẫu nhiên, ví dụ giữa các nạn nhân không có mối liên quan gì, giữa các nạn nhân và hung thủ cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng thường là phải có một quy luật nhất định. Ví dụ một số vụ án giất người hàng loạt “nổi tiếng” trong lịch sử, vụ Jack the Ripper ở Anh quốc giết người hàng loạt cuối thế kỷ 19 hoặc vụ Ted Bundy ở Mỹ giết người hàng loạt từ 1973 đến 1978, các nữ nạn nhân có hoàn cảnh và quá trình sống tương tự nhau.
Các nạn nhân đều là nữ.
Tên của nữ giới nghe mong manh yếu đuối. Na Lan vốn rất ghét cái lối nói vơ đũa cả nắm, cô thậm chí cho rằng đa số tên của nữ giới là mạnh mẽ. Nhưng cô cũng công nhận rằng về thể lực thì nữ giới tthuộc “phái yế”, cho nên mới dễ trở thành đối tượng trong các vụ án mạng.
Nạn nhân trong vụ “ngón tay khăn máu” cũng không ngoại lệ. Na Lan nhớ đến các tấm ảnh cô đã xem, cô nào cũng có khuôn mặt dịu hiền và thân hình dong dỏng, mềm mại.
Cô chợt nghĩ, phải chăng đây là một quy luật chung, các cô gái này đều có khí chất nhu mì và ánh mắt hơi có nét u buồn.
Cô mở sổ tay, ghi họ tên các nạn nhân, Nghê Phượng Anh, Mã Vân, Tiết Hồng Yến, Quan Tinh, Điền Tú Cúc, Lý Vĩ Phần, Phạm Tiểu Lâm, Lư Bình, Dương Vi, Chu Kế Lôi, Đường Tĩnh Phương, Trương Lợi.
Na Lan đờ ra trước những ác tên.
Chẳng ro bao lâu sau, di động bỗng reo chuông. Một giọng khàn khàn, “Na Lan, tôi muốn nói chuyện với cô.”
Là Trần Ngọc Đống. Na Lan tỉnh táo trở lại, nói, “Vừa khéo, cháu cũng đang định gặp chú.”
Trần Ngọc Đống qua đêm ở Sở Công an, sáng nay sau một loạt xét hỏi kiểm tra ông ta được thả về, việc đầu tiên muốn làm là nói chuyện với Na Lan. Hai người vào một quán mỳ gần Sở, họ ngồi đối diện nhau.
Na Lan nói, “Chú ạ, cháu đã hiểu lầm chú, cháu xin lỗi. Cháu mới là người bị tẩu hỏa nhập ma.”
Vẻ mặt Trần Ngọc Đống đầy mệt mỏi, nhưng đôi mắt có thần, sắc sảo hơn hẳn lúc bắt đầu bị thẩm vấn tối qua, hình như sống một đêm “tù nhân dự bị” đã cho ông thêm năng lượng. Ông lắc đầu nói, “Đừng sớm kết luận vội. Chính tôi cũng chưa loại trừ khả năng mình là nghi phạm... tuy nhiên sự việc xảy ra khiến tôi hiểu rõ một điều.”
“Chắc hung thủ không phải là Mễ Trị Văn?”
“Điều này không ai dám lọau trừ, các kỹ thuật viên còn chư xác định cái xác ấy được chôn ở bồn hoa đó bao lâu. Rất có thể trườc khi bị vào tù lão đã bố trí cài bẫy tôi.”
“Là gì?”
“Vì tôi đã bắt nhầm người, bắt nhầm La Cường.”
Na Lan cau mày không hhiểu. Điều này đã kết luận từ lâu rồi mà? Nhưng cô lập tức hiểu ý Trần Ngọc Đống, các vụ án “ngón tay khăn máu” xảy ra sau khi xử tử La Cường vô tội, tội của hắn không đến mức phải tử hình. Na Lan gật đầu, cô hiểu tâm trạng của người cảnh sát kỳ cựu. Phải có lòng can đảm cộn với thời gian thì mới dám thừa nhận sơ xuất của mình. Nhưng cô vẫn hỏi, “Công an vẫn chưa có đủ chứng cứ kết luận rằng La Cường không liên quan đến vụ án mạng trước đó cơ mà?”
“Trái lại chứ! Khi xưa quy tội La Cường đã có không ít chứng cứ, nhưng lần này chúng ta biết xác của Phạm Tiểu Lâm bấy lâu bị chôn ở ngoài cửa sổ nhà tôi, đó là hung thủ chế giiễu tôi, là sự trừng phạt tôi vì tôi đã mắc sai lầm.”
“Có lý! Chú phân tích tâm lý rất chuyên nghiệp.”
“Tôi tiếp tục suy nghĩ, nhận ra điều này rồi thì có gì gợi mở ccho việc phá án không.”
“Chúng ta hiểu quá ít về hung thủ, chưa thể suy diễn về động cơ gây án, cách thu71c chọn đối tượng cảu y.”
“Cũng là một quan điểm.”
Na Lan hỏi, “Vậy cháu nên làm gì?”
Trần Ngọc Đống nghĩ ngợi, rồi nói, “Cháu nói trước xem. Cháu cũng đang muốn gặp tôi kia mà? Chắc không chỉ vì để xin lỗi?”
“Lúc đầu được anh Ba Du Sinh bố trí nhiệm vụ, cháu đã đọc toàn bộ hồ sơ về vụ án và hồ sơ về các cô gái nạn nhân, cháu quy nạp ra một nét chung, họ đều là thiếu nữ có nhan sắc.”
“Điều này phù hợp với quy luật phạm tội của bọn lưu manh. Khi xưa tôi từng đoán là tội phạm tình dục thậm chí ngờ rằng vết máu trên miếng vải là gái trinh bị cưỡng bức hoặc phụ nữ bị cưỡng bức thô bạo nên chảy máu. Nhưng về sau kết quả xét nghiệm cho thấy đó không phải máu có lẫn chất acid ở cơ quan sinh dục mà chỉ là máu bình thường, là máu ở ngón tay bị chặt.”
“Bấy lâu nay mệt mỏi vì câu đố của Mễ Trị Văn, cháu quên không nghĩ đến một số khâu quan trọng, ví dụ đặc điểm chung của các nạn nhân...”
“Tôi cũnng đã từng xem xét, phân tích về hoàn cảnh gia đình, tính cách của nạn nhân, họ rất khác nhau.”
Na Lan lấy cuốn sổ tay ra, chỉ vào một lô tên các nạn nhân, nói, “Chú nhìn xem có đặc điểm gì?”
“Đều là nạn nhân của vụ ‘ngón tay khăn máu’ à?”
“Ý cháu là, các tên này có đặc điểm gì chung?”
Trần Ngọc Đống đeo kính, nhìn thật kỹ một lúc, vẻ mặt có nét kinh hãi, ông lẩm bẩm, “Thì ra... trước kia tôi chưa từng đặt các họ tên này bên cạnh nhau để xem xét.”
“Chú nhận ra quy luật chứ?”
Ngón tay ông run run chỉ vào các chữ Hán. “Trong các chữ ghi tên đều có bộ Thảo! Này… sao cháu lại nghĩ ra được?”
“Theo tổng kết các vụ án xưa nay, bọn tội phaạm giết người hàng loạt đều có quy luật chung, dường như chúng bị gò theo một khuynh hướng. Trong chuỗi vụ án ‘ngón tay khăn máu’, ngoài các hiện tượng trực quan ra liệu có ẩn chứa một quy luật gì không? Giang Kinh có vô số phụ nữ, tại sao hung thủ lại chọn những cô gái này?”
“Vì tên bọn họ có bộ Thảo à?” Trần Ngọc Đống bỏ kính xuống, tay day hai bên thái dương. Từ nãy ông vẫn chưa cầm đũa, có lẽ bát mì đã quánh lại cả rồi.
Na Lan nói, “Tập hợp một số manh mối lại, chhúng ta có thể sơ bộ nhận ra đôi điều, trong các nạn nhân, chúng ta đã biết Nghê Phượng Anh thường bị vợ chồng người anh đánh mắng, Tiết Hồng Yến từng là bạn gái của La Cường và cũng từng bị hắn đánh đập. Ít ra hai cô gái này đều là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bộ Thảo cũng có ngụ ý ẻo lả yếu ớt, cho nên chúng ta có thể đoán rằng mục tiêu mà hung thủ lựa chọn là các cô gái yếu ớt dễ bị bắt nạt.”
Trần Ngọc Đống lấm tấm mồ hôi, ông lẩm bẩm, “Xem ra trước kia điều tra đã bỏ qua một hướng đi rất quan trọng.”
“Đúng! Chúng ta nỗ lực khai thác rất kỹ về con người, trạng thái tinh thần của hung thủ nhưng lại chưa quan sát khung cảnh đằng sau các khía cạnh trực quan vế nạn nhân. Tìm hiểu nạn nhân, rất có thể là phương cách để biết rõ hung thủ.”
Trần Ngọc Đống gật đầu, “Tôi sẽ nói chuyện kỹ với Ba Du Sinh để thu thập thêm tư liệu về các nạn nhân, nhất là những ai đã từng bị ngược đãi.”
Na Lan nói, “Cháu sẽ tiếp tục nghiên cứu Mễ Trị Văn, giờ đây cháu càng thêm nghi ngờ lão có đồng bọn. Nếu đúng là thế thì giữa bọn họ phải có cách liên lạc đặc biệt gì đó. Các tiếp xúc trực tiếp trong tù đều bị ghi lại, còn lên mạng thì lại rất không tiện.”
Lúc này Trần Ngọc Đống mới đụng đến bát mỳ, ông nhận ra Na Lan vẫn ngồi yên, chưa có ý định đứng lên, cũng không gọi thêm món ăn.
“Còn vấn đề gì nữa à?”
“Đội trưởng Ba Du Sinh bị cách li khỏi vụ án này, cháu đã hơi đoán ra, và muốn hỏi thêm chú cho rõ.”
“Cháu đoán đúng đấy, nó liên quan đến vụ án bạn gái cậu ấy mất tích khi đang thực tập ở Giang Kinh. Nếu không vì chuyện này thì cậu ấy đã không học ngành cảnh sát và cũng không nằng nặc đề nghị được phân công về Giang Kinh. Cậu ấy cũng như tôi, luôn rất quan tâm đến vụ ‘ngón tay khăn máu’. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng. Có điềum, bạn gái cậu ấy không chính thức được coi là nạn nhân của vụ ‘ngón tay khăn máu’, vì xưa nay chưa có ai nhận được ngón tay của cô ấy bao giờ.”
“Còn gì nữa ạ?”
Trần Ngọc Đống hít vào, “Bạn gái cậu ấy tên là Văn Nhược Phi.”
Tấm ảnh đen trắng, cô gái mặc bộ váy trắng, vừa e lệ vừa có nét u buồn đang nhhìn xa xa. Trông quen quen! Na Lan nhìn kỹ và nghĩ ngợi. Trông có vài nét hao hao cô gái trong bức tranh sơn dầu treo ở thư phòng của Sở Hoài Sơn, cũng tức là hao hao mẹ anh.
Vì người này là em gái của mẹ Sở Hoài Sơn.
Là dì tư của anh!
Na Lan bấm chuông cửa nhà họ Sở, lúc này đã quá giờ rưỡi tối. Đứng dưới mái hiên che những hạt mưa phùn lắc rắc rơi, Na Lan nghe thấy rất rõ tiếng bước chân vội vã xuống cầu thang chứ không chầm chậm như trước đây. Chắc chắn không phải dì Tư.
Sở Hoài Sơn ra mở cửa cho cô. Ánh sáng trong nhà hơi yếu nhưng vẫn soi tỏ vẻ mặt lo lắng của anh. Câu đầu tiên Na Lan hỏi là, “Anh có biết chơi cổ cầm không?”
“Cổ cầm?” Sở Hoài Sơn ngớ ra, nét mặt lo âu bỗng chuyển thành e thẹn. “Cô đừng hiểu lầm. Tôi chỉ biết chơi cello, kèn cor, kèn clarinet, không biết chơi cổ cầm. Nhưng đặt nó ở thư phòng, cũng không phải vì, bày cho sang…”
“Dì tư của anh biết chơi cổ cầm, đúng không?”
Sở Hoài Sơn ngạc nhiên, “Sao... cô biết?”
Na Lan hỏi, “Dì Tư đâu? Dì ấy đang ở đâu?”
Sắc mặt Sở Hoài Sơn lại trở nên lo lắng, Na Lan hiểu ra ngay. “Chắc chắn là đi đâu đó?”
Sở Hoài Sơn gật đầu, “Lạ thật đấy! Mọi ngày dì ấy hay ra ngoài nhưng buổi tối thì rất hiếm. Hôm nay đi đến giờ vẫn chưa về.”
Cô biết anh mắc chứng sợ đám đông, không dám ra ngoài. Những người như anh ở nhà quanh năm, thường có tâm lý dựa dẫm vào người thân vẫn chăm sóc mình, hễ vắng họ thì sẽ vô cùng lo lắng bất an. giờ tối, với những ai ưa sống về đêm thì chỉ như lúc bình minh, nhưng với Sở Hoài Sơn thì đã khuya lắm rồi.
“Anh đừng lo lắng.” Na Lan an ủi. “Chúng ta sẽ nghĩ cách.”
“Gọi điện, thì không nghe máy.” Trán lấm tấm mồ hôi, anh liên tục đi đi lại lại ở hành lang.
Thử thăm dò xem Sở Hoài Sơn lệ thuộc vào dì Tư đến mức nào, Na Lan hỏi, “Dì Tư chăm sóc anh bao lâu rồi?”
“Kể từ khi mẹ tôi qua đời, đến nay... ba mươi năm rồi.” Anh nhìn Na Lan, thấy khó hiểu, hỏi câu này thì liên quan gì đến việc đi tìm dì Tư?
“Dì ấy họ tên là gì?” Na Lan đang cố nhớ lại những tiền sự về Mễ Trị Văn.
“Sở Hoan.”
Trong các hồ sơ bệnh án của lão dù ghi tên người thì đều là đã thay tên khác. Tiền sự phạm tội lại càng không có tên sh.
“Dì ấy chăm sóc anh suốt, thì nguồn kinh tế là gì?”
“Ngày trước ông ngoại tôi để lại tài sản, nhuận bút, lợi nhuận phát sinh từ tác phẩm, dì Tư trước kia đi làm cũng có ttích lũy, ít thôi... hồi đó dì ấy làm y tá.”
Hình như có trận cuồng phong tạt vào đầu óc Na Lan, cô bỗng hiểu ra rất nhiều điều.
“Có lẽ tôi biết dì ấy đang ở đâu.” Na Lan xoay người bước ra cửa, nhưng lại ngoảnh lại nói, “Anh đi cùng tôi được không?”
Sở Hoài Sơn bước theo cô ngay lập tức, “Không có dì Tư thì không có tôi. Cô nghĩ mà xem…”
Trong một gian ở khu buồng bệnh nặng, nhân viên y tế đi lại như con thoi, họ đang cấp cứu cho một bệnh nhân. Nhìn cảnh tượng này Na Lan thấy lòng trĩu xuống, lẽ nào Mễ Trị Văn đang mấp mé ở bờ vực? Cô bỗng thấy hẫng hụt như “nuối tiếc”, còn quá nhiều vấn đề lão già cổ quái này chưa chịu hé răng, mà đã triệt để ngậm miệng hay sao?
Sở Hoài Sơn run rẩy khi nhìn thấy đám đông. Na Lan dăn anh chờ ở phòng làm việc của y tá.
Một cảnh sát mặc thường phục bước lại nói với Na Lan, “Đừng lo. Không phải Mễ Trị Văn. Hai hôm naay lão vẫn hôn mê nhưng chưa phải là sắp tiêu đời đâu! Là một bệnh nhân khác, có lẽ không thể qua nổi đêm nay.”
Na Lan vẫn không thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn, cô đẩy cửa buồng bước vào.
Một mé buồng buông tấm rèm xanh, bên trong vọng ra tiếng nói cố nén và tiếng lách cách của thiết bị, họ đang cấp cứu. Căn buồng còn có hai giường nữa, im ắng, âm âm tối. Bên cạnh giường Mễ Trị Văn kê chính giữa, có một nữ y tá đang đứng, áo blue trắng như nhòa vào mảng tường trắng phía sau đầu giường, đứng xa nhìn chhỉ thấy một cái bóng lờ mờ như bóng ma hoặc như làn khói.
Như các đêm bình thường, sẽ chẳnng ai chú ý đến cô y tá đứng đó, đêm nay đang có ca cấp cứu thì lại càng không ai để ý.
Na Lan bước đến phía sau cô ta, cô ta đang chăm chú nhìn bệnh nhân héo khô nằm trên giường, không hề biết Na Lan bước lại gần.
“Những cuốn sách kia bà đưa cho ông ta như thế nào? Tự mình đem vào bệnh viện nhà tù gửi cho ông ta hay là nhờ bạn bà là y tá? Có lẽ người ấy cũng đang làm việc trong bệnh viện nhà tù?”
Cô y tá sửng sốt quay đầu lại,, mặt đeo khẩu trang. Tuy đứng ở chỗ ít ánh sáng, Na Lan vẫn nhận ra đó là dì Tư.
“Đưa như thế nào? Thì có vấn đề gì? Cô yên tâm, bên trong không có âm mưu, không hướng dẫn vượt ngục cũng không có ‘ngón tay khăn máu’.” Dì Tư lạnh lùng nói.
“Hình như bà không hề kinh ngạc vì bí mật nho nhỏ của mình đã bị bóc trần?”
Dì Tư “hừ” một tiếng khinh thường, “Có cần tôi cất cao giọng tán dương cô thông minh không? Cô và Sở Hoài Sơn đều là hạng ngớ ngẩn nhưng hai cái đầu xúm lại thì sớm muộn gì cũng biết đôi điều về quá khứ của tôi.”
“Bà cũng là người bị Mễ Trị Văn xâm hại, lẽ nào bà không hận lão?”
“Chỉ những ai không hiểu ông ấy thì mới hận ông ấy!” Dì Tư cố nén để không nói to. “Nếu cô hiểu ông ấy hồi nhỏ đã phải trải qua những gì thì hận ông ấy sao được?”
Na Lan lắc đầu, “Tôi nghĩ mình đã biết rất nhiều về hồi ông ta còn nhỏ, ông ta không có lý do gì để tàn hại phụ nữ cả!”
“Cô không hiểu thật hay là cô không chịu tin? Moỗi khi được phụ nữ để mắt đến thì ông ấy lại tỏ ra xấu xa bẩn thỉu để xua hhọ đi. Cô không nhận ra à? Ông ấy biết cái ác trong con người mình có thể bùng phát bất cứ lúc nào và sẽ làm tổn thương các cô gái đó! Người hiểu, như tôi chẳng hạn, tôi sẽ bỏ đi, tránh xa, và thầm nhớ về ông ấy. Ai ngoan cố không hiểu, như bà giám đốc kia và cô gái ngày trước tự sát... thì họ cứ lao vào, hậu quả là bị tổn thương! Cô thích nghiên cứu tội phạm thì cô hãy nghĩ kỹ xem, cô đã nghe nói về các vụ cưỡng dâm ‘bất thành’ rồi chứ? Một con người như thế này mà lại trở thành hung thủ của các vụ bắt cóc giết người ư?”
Na Lan bỗng thấy bí, không biết nói sao.
Dì Tư nói không phải không có lý.
Có llẽ dì Tư là người duy nhất nhìn nhận mọi sự việc từ căn nguyên sự tàn độc của Mễ Trị Văn.
“Ý bà là, Mễ Trị Văn kkhông phải hung thủ của các vụ ‘ngón tay khăn máu’?” Na Lan khẽ hỏi, dù đã biết câu trả lời. “Nhưng tại sao ông ta lại biết những nơi chôn xác họ?”
Dì Tư đáp, “Tất nhiên là người khác nói với ông ấy. Ví dụ, trong nhà tù phường Giang Thành. Nhà tù là nơi cải tạo con người nhưng đôi khi cũng là nơi hại người.”
Na Lan lắc đầu, “Đó là nơi chuyên giam giữ bọn tội phạm hình sự nghiêm trọng, đã vào rồi thì hiếm có người được ra. Những ai được phóng thích trong mấy năm qua đều đã được loại trừ khỏi diện tình nghi. Vậy tại sao Mễ Trị Văn lại nói vụ án ‘ngón tay khăn máu’ sẽ còn tiếp diễn?”
“Tìm hiểu, hiểu rõ, thoông cảm với ông ấy không có nghĩa là câu gì ông ấy nói ra cũng đều đáng tin.”
“Dì Tư!” Phía sau hai người bỗng có tiếng gọi.
Chắc là Sở Hoài Sơn chờ ở phòng y tá quá sốt ruột bèn chạy vào, nhưng anh gần như sắp ngã quỵ.
Dì Tư tức giận nhìn Na Lan, rồi chạy đến đỡ Sở Hoài Sơn, “Kìa Hoài Sơn!” Dì Tư lại lườm Na Lan, “Cô không biết tình trạng của nó hay sao? Tại sao muộn thế này rồi còn dẫn nó ra? Kể từ lần đầu cô đến nhà, tôi biết cô sẽ hủy hoại đời nó! Cô laà hạng người chỉ cần đạt được mục đích và bất chấp sự hy sinh của người khác!”
Sở Hoài Sơn thở dốc, “Tại cháu, muốn đến, chứ không phải tại cô ấy.”
Na Lan nói, “Mấy hôm trước, chính bà đã bám theo tôi! Hai lần tôi bị ngất và gặp nguy hiểm, bà đều ở đằng sau nhìn thấy rồi báo cho Sở Hoài Sơn biết! Khi tôi bị ngất bên bờ sông Thanh An, bà đã đặt tôi đầu chúi xuống chân dốc lên, để cho máu dễ lưu thông đến não bộ! Vì là y tá nên bà có kinh nghiệm...”
Dì Tư lạnh lùng, “Khỏi cần cảm ơn! Chỉ là thói quen của tôi thôi. Vẫn nên tính công cô đã đưa Hoài Sơn đến Đại học Giang Kinh chứ gì? Có biết không, suốt bao năm qua, đó là lần đầu tiên nó xa tôi, theo người khác ra ngoài!” Dì Tư lại nhìn Sở Hoài Sơn đang tái nhợt.
Một ham muốn chiếm hữu như gà mẹ che chở gà con, tuyệt chiêu mẹ chồng đối với nàng dâu, không ngờ lại nảy ra tronng hoàn cảnh này!
Na Lan cố gắng trấn tĩnh, nhẹ nhàng nói, “Không ai có thể thay thế được bà về măặt tận tình chu đáo chăm sóc anh Hoài Sơn. Tôi chỉ vì nghiệp vụ, muốn thử động viên anh ấy ra ngoài tiếp xúc với xã hội, làm dịu bớt tâm trạng sợ hãi đối với môi trường. Có lẽ tôi đã hơi hấp tấp. Nên từ từ thử làm lại thì hơn.”
“Miễn cho đi!” Dì Tư liên tục xua tay. “Đừng có thử lại nữa! Cô có nghĩ rằng cô tự cho mình là hay ho, để nó tiếp xúc với bên ngoài sẽ khiến cuộc sống yên tĩnh của nó bị phá vỡ không?”
Na Lan im lặng.
“Kìa dì Tư!” Sở Hoài Sơn tức giận ra mặt. “Dì nói thế, là khhông tốt!”
Sở Hoài Sơn nặng lời nhất, cũng chỉ nói “không tốt” là cùng.
Dì Tư mở to mắt nhìn Sở Hoài Sơn, hình như không tin rằng anh ta lại ăn nói như thế. “Sao... cháu lại nói năng với dì kiểu này? Đã mọc cánh bay xa được rồi chắc? Tự cho rằng mình có thể đi khỏi nhà và tách khỏi dì hay sao?”
Sở Hoài Sơn ấm ức nói, “Tại sao, lại không thể?” Anh bỗng quay người sải bước ra khỏi buồng bệnh.
Cô bất giác ngoảnh nhìn khu buồng bệnh cao ngất. Không rõ có phải mắt đang gioở chứng, cô nhìn thấy ở ô cửa sổ trên tầng có một bóng người gầy khô, cứ như Mễ Trị Văn đang đứng đó lạnh lùng nhìn xuống cái sân ôn ào này? Không thể! Lão bị hôn mê từ hai ngày trước kia mà? Và, căn buồng bệnh ấy làm gì có cửa sổ? Na Lan rùng mình, quay ngườii trở lại khu buồng bệnh.
Buồng bệnh mà Mễ Trị Văn nằm có cửa sổ, nhưng người vừa nãy đứng ở cửa sổ không phải là lão. Hoặc có lẽ không hề có ai đứng bên cửa sổ cả. Na Lan không có ấn tượng gì về cửa sổ ở đây vì mọi lần vào đều là buổi tối, các tấm mành mành đều thả xuống sát mặt sàn che khuất cửa kính. Lúc này việc cấp cứu người bệnh kia đã gần đến “phút chót”, cac y tá đang hội ý để lập biên bản tử vong, thông báo cho người nhà lo liệu hậu sự.
Na Lan bước đến bên giờng Mễ Trị Văn, lão vẫn hôn mê.
Cô quan sát kỹ, xem có dấu hiệu gì chứng tỏ lúc nãy lão tỉnh lại không. Không. Lão như đã chết rồi.
Cô lại nhìn lão, gò má nhô cao hai má hóp, chẳng khác gì cái đấu lâu được tùy tiện phủ lớp da cho xong chuyện để mà làm người. Có cần thông cảm với lão không?
Cô không bao giờ quên câu nói của Đổng Bội Luân. Nếu có cơ hội thì lão sẽ làm gì?
Bàn tay cô buông thõng bên giường bỗng bị tóm chặt. Mễ Trị Văn đang nằm bỗng nhỗm dậy nắm lấy tay cô.
Cô kinh hãi quên cả kêu lên!
Cổ họng lão ú ớ có âm thanh, hình như định nói gì đó nhưng bị chất dịch ở họng chặn mất.
“Ông định làm gì?” Cô dằnn giọng hỏi.
Mễ Trị Văn cố nói nhưng không thành tiếng.
Na Lan bước sát lại, “Ông nói gì?”
Cô cố đoán và nghe được, “Không... kịp... mất... rồi...”
Cô định hỏi cái gì không kịp, nhưng lão đã buông tay rồi nằm thẳng xuống, đầu đập xuống gối tiếp tục lịm đi. Góc này của buồng bệnh lại yên tĩnh, hình như cử động vừa rồi của lão chỉ là một động tác bản năng trong cơn ác mộng.
Hoặc, thật ra chỉ là ảo giác của Na Lan.
Nhưng cổ tay cô vẫn còn hơi đau, mấy vết hằn đỏ hhiển hiện như một thứ bùa yểm mà ác quỷ để lại.
Không kịp nữa?!
Vụ án “ngón tay khăn máu” sẽ tiếp diễn.
Chỉ cô mới có thể chấm dứt cơn ác mộng này!
Nhưng không kịp nữa rồi!
Những hạt mưa phũ phàng tạt vào mặt Na Lan, dính bết cả mái tóc mới cắt. Nhưng lúc này cô chhẳng bận tâm, cô chỉ muốn được hít thở thật mạnh, muốn mũi và miệng được hứng không khí nhiều hơn.
Xin xô.
Hãy cứu tôi!
Cuối cùng, tiếng chuông di động Khúc nhạc buồn của Chopin đã đánh thức Na Lan. Đồng hồ trên tủ đầu giường chỉ giờ phút sáng. Ba Du Sinh gọi, không thể không nghe.
Không kịp nữa!
Cảm giác chẳng lành dồn dập tràn đến khiến đầu muốn vỡ tung, nhưng cô vẫn cầm di đông lên nghe. Đâu có lựa chọn nào khác?
“Thầy Ba Du Sinh?”
“Anh do dự rất lâu, có nên cho cô biết tin và có nên để cô lại bị cuốn vào hay không.” Giọng Ba Du Sinh cẩn trọng, nặng nề. “Nhưng đành vậy... vụ ‘ngón tay khăn máu’ lại xảy ra, chúng ta đã có một nạn nhân mới!”
Na Lan cảm thấy trời đất xoay chuyển, đầu lại bắt đầu nhức, cô đang nghĩ có nên dùng di động khác gọi cho giám đốc Chu Trường Lộ cầu cứu không. Nhưng cô cố trấn tĩnh, “Lâu nay em đã bị cuốn vào rồi, và chưa tùng ra khỏi nó...” Giống như Trần Ngọc Đống, giống như Ba Du Sinh, lẽ nào chắc chắn mình cũng có kết cục như họ?
“Ý tôi nói là tham gia công tác phá một vụ án mới. Cô gái làm ở hiệu thời trang gần xưởng Đằng Long, tên là Hàn Tây...”
“Chữ Tây nào?”
Ba Du Sinh hơi chững lại, “Hình như là chữ tây trong đông tây, nhưng bên trên có bộ Thảo.”
Đúng với quy luật. Đây không phải vụ mất tích hoặc giết người bình thường hoặc vụ mô phỏng vụng về, đây chính xác là vụ ‘ngón tay khăn máu’.
“Tối qua hết giờ làm, cô ấy đi đâu không rõ, di động tắt máy, bạn trai sống chung đã hỏi khắp lượt bạn bè mà không có tin tức gì. Vào khoảng trước giờ đêm, cậu ta thấy ở cửa nhà mình treo cái túi xách của Hàn Tây, tuuởng là cô ấy đã về nhưng trong nhà vắng tanh, rồi cậu ta lục cái túi xách, thì tìm thấy một thứ... chắc cô đã đoán ra rồi.”
Na Lan nói giọng cực nặng nề, ,“Khăn dính máu, và một ngón tay.”
“Mảnh vải quần bò màu trắng dính máu, bọc một ngón tay của Hàn Tây! Cậu bạn trai quá sợ. Cậu ta từng dính tiền sự, lại làm ăn không mấy sạch sẽ, nên nghĩ rằng mình có hiềm khích với bọn xã hội đen rồi liên lụy đến Hàn Tây. Cứ thế suốt hai tiếng đồng hồ kkhông dám báo công an. Về sau càng nghĩ càng thấy sợ, sợ mình cũng mất mạng, nên mới gọi .”
“Mễ Trị Văn! Lão đã... đã biết vụ ‘ngón tay khăn máu’ sẽ xảy ra. Mau đến tìm lão, dù lão giả vờ hôn mê thì cũng kéo lão ngồi dậy thẩm vấn lão. Các anh dùng cách gì thì cũng phải...”
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Đem khuya, đất xốp rơi xuống rào rào, người xúc đất rất thạo việc, rất khỏe, làm rất nhanh chỉ sau vài phút một nửa cái hố đã ngập đất.
Sự sống của cô cũng chỉ còn một nửa.
“Em van anh, anh cảnh sát...” Cô nài xin, giọng tắc nghẹn bởi cái khăn nhét trong miệng, chỉ nghe âm thanh ú ớ trong cổ họng.
“Xùy...” Cái xẻng trong tay kẻ kia vẫn không dừng lại, hình như hắn muốn kết thúc thật nhanh tội ác này.
“Annh ơi, anh tha cho em, rồi bắt em làm gì cũng được. Em cam đoan sẽ không nói ra.” Cô tiếp tục cầu xin, tiếp tục ú ớ không thành tiếng. Những câu này cô đã nói từ trước khi bị chôn, đã nói khi ngón tay trỏ của cô bị chặt đứt, nhưng cứ như nói với một kẻ điếc ung điếc đặc.
Kẻ đang chôn cô bắt đầu mở miệng, nói nhỏ, như lẩm bẩm với mình, và rõ ràng là khhông nhằm trả lời cô, “Như thế này, tốc độ lấp đất sẽ chậm hơn, không bịt mồm, vẫn có thể tiếp tục nói chuyện với nạn nhân… cảm giác sẽ là gì? Có thể mủi lòng không?” Hắn dừng lại, ngồi thụp xuống, thò cái xẻng xuống hố, lưỡi xẻng ghí sát vào mồm nạn nhân, hình như đang ghĩ xem có nên moi cái khăn mặt ra khỏi mồm cô ta không.
“Nếu nạn nhân cứ van xin khóc lóc mãi, hung thủ sẽ có cảm giác gì?” Hắn tự hỏi rồi tự trả lời, “Hắn sẽ càng khoái trá thưởng thức, thấy mình là nhân vật đầy bản lĩnh, đầy sức mạnh. Đây chẳng phải khát vọng ban đầu của hắn sao? Nhưng nếu không trải nghiệm thì làm sao biết được?”
Hắn khều cái khăn mặt ở miệng nạn nhân ra, khănn rơi xuống hố. Cô ta khhóc ré lên nhưu đứa trẻ sơ sinh đói bụng đòi ăn, tiếng thét lay động màn đêm. Không thấy thỏa mãn, hắn nhìn quanh rồi quát. “Câm mồm!” Và tiếp tục lấp nốt cái hố, đất hắt xuống ngập miệng cô, chặn ngay tiếng khóc.
Lúc Na Lan tỉnh lại, thì thấy ngón tay ai đó nhấc ra khỏi huyệt nhân ttrung của mình. Cảm giác đầu tiên của cô là sau gáy đau nhức kiinh khủng, câu đầu tiên cô nói là, “Tại sao ông biết họ bị chôn sống?”
Rồi cô nhận ra mình đang nằm trên chiếc giường cá nhân, tay chân đều bị trói chặt bằng thừng nilon. Người ấn huyệt nhân trung của cô là Trần Ngọc Đống. Dưới ánh đèn yếu ớt trong căn nhà chật chội, mặt ông ta tối sầm.
“Chôn sống cái gì?” Giọng Trần Ngọc Đống đầy kinh ngạc.
“Tại sao ông biết các nạn nhân trong vụ án ‘ngón tay khăn máu’ bị chôn sống? Rồi chính ông mô phỏng hung thủ! Ông đã chôn một nạn nhân ở bồn hoa ngoài cửa sổ, đúng không?” Na Lan quên cả phản đốiviệc mình bị trói.
Trần Ngọc Đống lắc đầu, “Cô đang nói lăng nhăng gì thế? Tôi đang muốn hỏi cô, ai cho phép cô đột nhập nhà riêng của tôi? Cô đang định làm gì? Cô đi phá án hay là cô có quan hệ gì với hung thủ, cô đến để phá hoại điều tra?”
“Phá hoại?” Na Lan cười nhạt. “Tôi đến để khuyên ông đối diện với quá khứ của mình, đối diện với con người thực của mình, khuyên ông đi đầu thú, vẫn còn kịp.”
“Tôi biết cô làm về Tâm lý nhưng hình như cô quá trớn rồi. Tôi làm sao mà phải đi đầu thú, tôi có gì mà phải đối diện?”
Na Lan nhớ đến Lã Diệp Hàn trong cuốn Không dũ tùy đàm, vì quá đi sâu nghiên cứu hành vi của hung thủ, rồi chính mình bị đa nhân cách, nhân cách vốn có của ông ta lại không nhận ra sự tồn tại của nhân cách tà ác. Na Lan hít sâu một hơi, rồi nói, “Có lẽ chính ông không nhận ra rằng có hai con người đang tồn tại trong mình.”
“Cô càng nói càng kỳ quặc. Cô lén vào nhà tôi để làm gì?”
“Ông đã bao giờ nghĩ chưa, tại sao kết quả suy diễn tâm lý tội phạm đều phù hợp với La Cường? Vì hắn có khả năng rất lớn để gây án, các chứng cứ cũng đáng tin, nhưng khi xử lý hắn rồi thì các vụ án ‘ngón tay khăn máu’ vẫn xảy ra? Liệu có phải La Cường đúng là hung thủ gây ra mấy vụ án trước đó, và hắn đã bị xử tử, còn các vụ án xảy ra sau này là do một hung thủ khác gây ra. Người đi sâu nghiền ngẫm vụ án đã đắm chìm trong đó, đến nỗi biến dạng nhân cách rồi cũng làm theo? Đây là hiện tượng Tâm lý học bệnh trạng thường gặp. Tiếp xúc với những chuyện ghê rợn quá lâu, dù bản thân cực kỳ căm ghét thì vẫn có thể bị biến đổi, chính người ấy nhập vào bộ não mình quá nhiều chhuyện ghhê rợn, hoặc vì có quá nhiều câu hỏi, chỉ còn cách chính mình trải nghệm thì mới giaải đáp được. Ông là người nghiên cứu vụ ‘ngón tay khăn máu’ chuyên sâu nhất, vì suốt đêm ngày ông nghĩ về nó, đến nỗi bị nó lây nhiễm, có thể như thế không?”
Trần Ngọc Đống bàng hoàng trước lời này của Na Lan. Ông ta đờ ra một lúc, rồi nói, “Ý cô là từ năm 1990 trở đi tôi luôn gây án, các vụ án ‘ngón tay khăn máu’ xảy ra sau khi xử tử La Cường là do tôi làm? Còn chính tôi thì không biết gì?”
“Những ý nghĩ tà ác, những nghi vaấn về tà ác, đều dần dần tích tụ và thấm vào tiềm thức của ông, vì ông đi sâu suy nghĩ về chúng quá lâu ngày. Con người bình thường của ông không thể kiểm soát con người tội phạm tiềm thức, thậm chí ông hoàn toàn không hay biết nữa.”
“Rốt cuộc cô có chứng cứ gì?”
“Chứng cứ không nhiều, nhưng về cơ bản tồi có thể khẳng định bên dưới cửa sổ nhà ông có chôn một xác người bị hại…”
Trần Ngọc Đống bỗng ngoảnh sang quát lớn, “Cô cho rằng mình học về tâm lý thì có thể bỡn cợt tôi như đứa trẻ con hay sao? Cô vừa nói tàon những chuyện điên rồ, thật ra cô có mục đích gì?”
Một tiếng động lớn, cửa bỗng bị bật tung kèm theo tiếng hô, “Giơ tay lên! Cấm nhúc nhích!”
Phán đoán của Na Lan rất chính xác, hoặc nói là, Mễ Trị Văn đưa ra câu đố chữ đã “chỉ điểm” rất chính xác. Dưới bồn hoa ngoài cửa sổ nhà Trần Ngọc Đống, đào được bộ hài cốt nạn nhân Phạm Tiểu Lâm bị giết năm 1997.
Cảnh sát kịp thời đến nơi là nhờ có Sở Hoài Sơn báo tin. Na Lan trước đó đã cho anh biết suy luận của mình về bốn chữ số 3, 7, 2, 5. Vì cô bị Trần Ngọc Đống đánh ngất, shhs không liên lạc được, bèn báo ngay cho Ba Du Sinh.
Lần đầu tiên trong đời, Trần Ngọc Đống từ người đi bắt biến thành kẻ bị bắt.
Lần thứ hai Na Lan đến trình diện ở phòng cấp cứu, may mà Chu Trường Lộ không phụ trách trực ban, nếu có mặt, ông sẽ làm đúng trách nhiệm của thầy thuốc đối với bệnh nhân, cấm Na Lan xuất viện. Cô bị kiểm tra và xét nghiệm một lô một lốc, tạm loại trừ khả năng chấn thương sọ não cấp tính. Cô liền gọi cho Ba Du Sinh, “Bao giờ các anh thẩm vấn Trần Ngọc Đống?”
Ba Du Sinh hơi do dự: “Rất nhanh thôi. Ngay lập tức!”
“Em muốn có mặt ở đó. Đứng ngoài cửa sổ nhìn cũng được.”
Ba Du Sinh lại do dự. “Sếp Kim Thạc phụ trách thẩm vấn, tôi phải cách li theo quy định.”
Na Lan than vãn, “Lại thế rồi…”
“Đúng thế đấy! Vụ trọng án đầu tiên tôi làm trong nghề công an, chính là hợp tác với Trần Ngọc Đống. Hai chúng tôi xưa nay vẫn tử tế thân thiết, anh em trong Sở đều biết cả.”
“Thế thì hay nhỉ? Không thhể phà lệ cho em à?”
Tiếng Kim Thạc lọt vào di động của Ba Du Sinh, “Ai thế? Na Lan định đến à? Anh cứ từ chối đi!”
Lại một lúc chần chừ. Rồi Ba Du Sinh nói, “Ừ thì cô đến!”
Lần này đến lượt Na Lan do dự, “Như thế… e không hay?”
Ba Du Sinh, “Có vấn đề gì thì tôi gánh chịu!”
Gặp Na Lan, Kim Thạc cười tươi như hoa, cứ như cái giọng văng vẳng cô nghe trong điện thoại lúc trước chhỉ là giả bộ nguyên tắc cứng nhắc. Khi Ba Du Sinh bước vào phòng, Kim Thạc lại tỏ ra rất nghiêm chỉnh, “Na Lan chỉ được đứng ngoài nhìn, cấm không được tự ý hành động.”
Na Lan nói ngay, “Được đứng ngoài xem, là thỏa mãn rồi.”
Bên trong ô cửa sổ là phòng thẩm vấn chật chội, ngột ngạt. Ngồi trước cái bàn kê chính giữa, là Trần Ngọc Đống bỗng nhhư già đi cả chục tuổi chỉ sau một đêm. Từ một cảnh sát kỳ cựu tràn đầy nhuệ khí vừa về hưu kkhông lâu, nay biến thành một ông già suuy sụp cả thể xác lẫn tinh thần, hai tay bị còng, run run đặt trên bàn.
Kim Thạc đẩy cửa bước vào, nói giọng sòng phẳng, đậm chất công việc, “Anh Đống, bình thường thì tôi sẽ bắt tay anh, nhưng lần này đành thất lễ vậy.” Rồi anh ngồi xuống, không chờ Trần Ngọc Đống mở miệng, anh hỏi luôn, “Anh có thể giải thích về bộ hài cốt không?” Chiến thuật tấn công nhanh.
Trần Ngọc Đống sửng sốt, “Hài cốt nào?” Bị cảnh sát ập vào nhà rồi giải đi, sau đó hai cốt của Phạm Tiểu Lâm mới bị khai quật, nên ông ta sửng sốt là phải.
Tiền đề là nếu ông ta thực sự không biết.
Kim Thạc rất giàu kinh nghiệm thẩm vấn, không giải thích nhiều, anh hỏi tiếp, “Trong chuỗi vụ án ‘ngón tay khăn máu’, anh làm mấy lần?”
Trần Ngọc Đống chống hai tay lên bàn, đứng dậy, “Cậu hỏi cái câu khốn khiếp gì thế này?”
“Anh là người có kinh nghiệm phỏng vấn, mong anh sẽ hợp tác.” Kim Thạc không hề tức giận.
“Tôi là người điều tra vụ ‘ngón tay khăn máu’, cho đến nay tôi chưa từng rời xa vụ án này.”
“Trong tâm lý học tội phạm, có nói về hiện tượng tâm lý biến dạng, người phá án nhập vai trở thành hung thủ, các ví dụ như thế không hiếm đâu.” Kim Thạc vẫn bình tĩnh. “Anh có chặt ngón tay và giết các cô gái trẻ không?”
Lần này thì Trần Ngọc Đống bình tĩnh trả lời, “Không.”
“Anh có đem cái xác nào về chôn dưới khóm hoa khu tập thể không?”
Trần Ngọc Đống hoảng sợ, “Thế này thì… Na Lan nói là đúng à? Dưới khóm hoa ngoaải cửa sổ nhà tôi có xác chết thật hay sao?”
Kim Thạc không trả lời.
Trần Ngọc Đống hiểu, sự im lặng đó là sự xác nhận, ông ta nghĩ một lúc rồi hỏi, “Kỹ thuận viên khám nghiệm hiện trường nói gì? Xác đã bị chôn ở đó bao lâu?”
“Họ đang phân tích. Anh cũng biết rồi, không ai có thể vừa nhìn thấy đã kết luận ngay được.” Kim Thạc ghi nốt câu cuối cùng vào sổ biên bản, rồi đứng lên, kết thúc cuộc thẩm vấn.
Tìm thấy xác Phạm Tiểu Lâm là một bước đột phá lớn, đồng thời cũng là một ngõ cụt.
Lúc Na Lan thức dậy, trời ngoài kia âm âm, không giúp cô nhận ra giờ giấc. Đồng hồ để bàn chỉ hơn 10 giờ sáng, cô đã ngủ hơn năm tiếng đồng hồ. Nửa đầu phía sau vẫn nhưng nhức, nhuuưng sự lo lắng bồn chồn vẫn choán hết tâm trí cô.
Có phải tất cả là do một mình Mễ Trị Văn đạo diễn không? Không! Lão bị bệnh tật trói chặt trên giường trong buồng bệnh nặng. Hung thủ thực sự thì đang chờ thời cơ gây án, hung thủ là ai? Cô gái bất hạnh nào sẽ là nạn nhân tiếp theo?
Không hiểu sao những câu nói cũa Trần Ngọc Đống trong phòng thẩm vấn vẫn đeo bám cô. Tại sao cần đưa ngón tay cho chuyên gia trinh sát hình sự quốc tế kiểm nghiệm? Để tìm những chi tiết mà mắt thường khó nhận ra. Hung thủ vụ “ngón tay khăn máu” dù là Mễ Trị Văn hay ai khác, dù không để lại cho công an nhiều manh mối nhưng không có nghĩa là không có manh mối gì.
Tại sao lại là các cô gái ấy? Hoàn toàn do lựa chọn ngẫu nhiên.
Các vụ án giết người hàng loạt đúng là có tính chất ngẫu nhiên, ví dụ giữa các nạn nhân không có mối liên quan gì, giữa các nạn nhân và hung thủ cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng thường là phải có một quy luật nhất định. Ví dụ một số vụ án giất người hàng loạt “nổi tiếng” trong lịch sử, vụ Jack the Ripper ở Anh quốc giết người hàng loạt cuối thế kỷ 19 hoặc vụ Ted Bundy ở Mỹ giết người hàng loạt từ 1973 đến 1978, các nữ nạn nhân có hoàn cảnh và quá trình sống tương tự nhau.
Các nạn nhân đều là nữ.
Tên của nữ giới nghe mong manh yếu đuối. Na Lan vốn rất ghét cái lối nói vơ đũa cả nắm, cô thậm chí cho rằng đa số tên của nữ giới là mạnh mẽ. Nhưng cô cũng công nhận rằng về thể lực thì nữ giới tthuộc “phái yế”, cho nên mới dễ trở thành đối tượng trong các vụ án mạng.
Nạn nhân trong vụ “ngón tay khăn máu” cũng không ngoại lệ. Na Lan nhớ đến các tấm ảnh cô đã xem, cô nào cũng có khuôn mặt dịu hiền và thân hình dong dỏng, mềm mại.
Cô chợt nghĩ, phải chăng đây là một quy luật chung, các cô gái này đều có khí chất nhu mì và ánh mắt hơi có nét u buồn.
Cô mở sổ tay, ghi họ tên các nạn nhân, Nghê Phượng Anh, Mã Vân, Tiết Hồng Yến, Quan Tinh, Điền Tú Cúc, Lý Vĩ Phần, Phạm Tiểu Lâm, Lư Bình, Dương Vi, Chu Kế Lôi, Đường Tĩnh Phương, Trương Lợi.
Na Lan đờ ra trước những ác tên.
Chẳng ro bao lâu sau, di động bỗng reo chuông. Một giọng khàn khàn, “Na Lan, tôi muốn nói chuyện với cô.”
Là Trần Ngọc Đống. Na Lan tỉnh táo trở lại, nói, “Vừa khéo, cháu cũng đang định gặp chú.”
Trần Ngọc Đống qua đêm ở Sở Công an, sáng nay sau một loạt xét hỏi kiểm tra ông ta được thả về, việc đầu tiên muốn làm là nói chuyện với Na Lan. Hai người vào một quán mỳ gần Sở, họ ngồi đối diện nhau.
Na Lan nói, “Chú ạ, cháu đã hiểu lầm chú, cháu xin lỗi. Cháu mới là người bị tẩu hỏa nhập ma.”
Vẻ mặt Trần Ngọc Đống đầy mệt mỏi, nhưng đôi mắt có thần, sắc sảo hơn hẳn lúc bắt đầu bị thẩm vấn tối qua, hình như sống một đêm “tù nhân dự bị” đã cho ông thêm năng lượng. Ông lắc đầu nói, “Đừng sớm kết luận vội. Chính tôi cũng chưa loại trừ khả năng mình là nghi phạm... tuy nhiên sự việc xảy ra khiến tôi hiểu rõ một điều.”
“Chắc hung thủ không phải là Mễ Trị Văn?”
“Điều này không ai dám lọau trừ, các kỹ thuật viên còn chư xác định cái xác ấy được chôn ở bồn hoa đó bao lâu. Rất có thể trườc khi bị vào tù lão đã bố trí cài bẫy tôi.”
“Là gì?”
“Vì tôi đã bắt nhầm người, bắt nhầm La Cường.”
Na Lan cau mày không hhiểu. Điều này đã kết luận từ lâu rồi mà? Nhưng cô lập tức hiểu ý Trần Ngọc Đống, các vụ án “ngón tay khăn máu” xảy ra sau khi xử tử La Cường vô tội, tội của hắn không đến mức phải tử hình. Na Lan gật đầu, cô hiểu tâm trạng của người cảnh sát kỳ cựu. Phải có lòng can đảm cộn với thời gian thì mới dám thừa nhận sơ xuất của mình. Nhưng cô vẫn hỏi, “Công an vẫn chưa có đủ chứng cứ kết luận rằng La Cường không liên quan đến vụ án mạng trước đó cơ mà?”
“Trái lại chứ! Khi xưa quy tội La Cường đã có không ít chứng cứ, nhưng lần này chúng ta biết xác của Phạm Tiểu Lâm bấy lâu bị chôn ở ngoài cửa sổ nhà tôi, đó là hung thủ chế giiễu tôi, là sự trừng phạt tôi vì tôi đã mắc sai lầm.”
“Có lý! Chú phân tích tâm lý rất chuyên nghiệp.”
“Tôi tiếp tục suy nghĩ, nhận ra điều này rồi thì có gì gợi mở ccho việc phá án không.”
“Chúng ta hiểu quá ít về hung thủ, chưa thể suy diễn về động cơ gây án, cách thu71c chọn đối tượng cảu y.”
“Cũng là một quan điểm.”
Na Lan hỏi, “Vậy cháu nên làm gì?”
Trần Ngọc Đống nghĩ ngợi, rồi nói, “Cháu nói trước xem. Cháu cũng đang muốn gặp tôi kia mà? Chắc không chỉ vì để xin lỗi?”
“Lúc đầu được anh Ba Du Sinh bố trí nhiệm vụ, cháu đã đọc toàn bộ hồ sơ về vụ án và hồ sơ về các cô gái nạn nhân, cháu quy nạp ra một nét chung, họ đều là thiếu nữ có nhan sắc.”
“Điều này phù hợp với quy luật phạm tội của bọn lưu manh. Khi xưa tôi từng đoán là tội phạm tình dục thậm chí ngờ rằng vết máu trên miếng vải là gái trinh bị cưỡng bức hoặc phụ nữ bị cưỡng bức thô bạo nên chảy máu. Nhưng về sau kết quả xét nghiệm cho thấy đó không phải máu có lẫn chất acid ở cơ quan sinh dục mà chỉ là máu bình thường, là máu ở ngón tay bị chặt.”
“Bấy lâu nay mệt mỏi vì câu đố của Mễ Trị Văn, cháu quên không nghĩ đến một số khâu quan trọng, ví dụ đặc điểm chung của các nạn nhân...”
“Tôi cũnng đã từng xem xét, phân tích về hoàn cảnh gia đình, tính cách của nạn nhân, họ rất khác nhau.”
Na Lan lấy cuốn sổ tay ra, chỉ vào một lô tên các nạn nhân, nói, “Chú nhìn xem có đặc điểm gì?”
“Đều là nạn nhân của vụ ‘ngón tay khăn máu’ à?”
“Ý cháu là, các tên này có đặc điểm gì chung?”
Trần Ngọc Đống đeo kính, nhìn thật kỹ một lúc, vẻ mặt có nét kinh hãi, ông lẩm bẩm, “Thì ra... trước kia tôi chưa từng đặt các họ tên này bên cạnh nhau để xem xét.”
“Chú nhận ra quy luật chứ?”
Ngón tay ông run run chỉ vào các chữ Hán. “Trong các chữ ghi tên đều có bộ Thảo! Này… sao cháu lại nghĩ ra được?”
“Theo tổng kết các vụ án xưa nay, bọn tội phaạm giết người hàng loạt đều có quy luật chung, dường như chúng bị gò theo một khuynh hướng. Trong chuỗi vụ án ‘ngón tay khăn máu’, ngoài các hiện tượng trực quan ra liệu có ẩn chứa một quy luật gì không? Giang Kinh có vô số phụ nữ, tại sao hung thủ lại chọn những cô gái này?”
“Vì tên bọn họ có bộ Thảo à?” Trần Ngọc Đống bỏ kính xuống, tay day hai bên thái dương. Từ nãy ông vẫn chưa cầm đũa, có lẽ bát mì đã quánh lại cả rồi.
Na Lan nói, “Tập hợp một số manh mối lại, chhúng ta có thể sơ bộ nhận ra đôi điều, trong các nạn nhân, chúng ta đã biết Nghê Phượng Anh thường bị vợ chồng người anh đánh mắng, Tiết Hồng Yến từng là bạn gái của La Cường và cũng từng bị hắn đánh đập. Ít ra hai cô gái này đều là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bộ Thảo cũng có ngụ ý ẻo lả yếu ớt, cho nên chúng ta có thể đoán rằng mục tiêu mà hung thủ lựa chọn là các cô gái yếu ớt dễ bị bắt nạt.”
Trần Ngọc Đống lấm tấm mồ hôi, ông lẩm bẩm, “Xem ra trước kia điều tra đã bỏ qua một hướng đi rất quan trọng.”
“Đúng! Chúng ta nỗ lực khai thác rất kỹ về con người, trạng thái tinh thần của hung thủ nhưng lại chưa quan sát khung cảnh đằng sau các khía cạnh trực quan vế nạn nhân. Tìm hiểu nạn nhân, rất có thể là phương cách để biết rõ hung thủ.”
Trần Ngọc Đống gật đầu, “Tôi sẽ nói chuyện kỹ với Ba Du Sinh để thu thập thêm tư liệu về các nạn nhân, nhất là những ai đã từng bị ngược đãi.”
Na Lan nói, “Cháu sẽ tiếp tục nghiên cứu Mễ Trị Văn, giờ đây cháu càng thêm nghi ngờ lão có đồng bọn. Nếu đúng là thế thì giữa bọn họ phải có cách liên lạc đặc biệt gì đó. Các tiếp xúc trực tiếp trong tù đều bị ghi lại, còn lên mạng thì lại rất không tiện.”
Lúc này Trần Ngọc Đống mới đụng đến bát mỳ, ông nhận ra Na Lan vẫn ngồi yên, chưa có ý định đứng lên, cũng không gọi thêm món ăn.
“Còn vấn đề gì nữa à?”
“Đội trưởng Ba Du Sinh bị cách li khỏi vụ án này, cháu đã hơi đoán ra, và muốn hỏi thêm chú cho rõ.”
“Cháu đoán đúng đấy, nó liên quan đến vụ án bạn gái cậu ấy mất tích khi đang thực tập ở Giang Kinh. Nếu không vì chuyện này thì cậu ấy đã không học ngành cảnh sát và cũng không nằng nặc đề nghị được phân công về Giang Kinh. Cậu ấy cũng như tôi, luôn rất quan tâm đến vụ ‘ngón tay khăn máu’. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng. Có điềum, bạn gái cậu ấy không chính thức được coi là nạn nhân của vụ ‘ngón tay khăn máu’, vì xưa nay chưa có ai nhận được ngón tay của cô ấy bao giờ.”
“Còn gì nữa ạ?”
Trần Ngọc Đống hít vào, “Bạn gái cậu ấy tên là Văn Nhược Phi.”