Từ thứ phụ cười thoải mái:
- Phu nhân thật có mắt nhìn.
Cả nhà trưởng tử ở Nam Kinh xa xôi, Từ thứ phụ dĩ nhiên nhớ thương trong lòng. Ân phu nhân khen Tố Hoa có linh khí, khiến người ta yêu thích, Từ thứ phụ là tổ phụ nghe vậy thì tràn đầy đồng cảm.
Ân phu nhân sai người lấy ra bức “Thọ sơn phúc hải đồ”, cùng trượng phu thưởng thức:
- Ông xem, tranh của con bé Tố Hoa này vẽ thật độc đáo.
Bức “Thọ sơn phúc hải đồ” phổ biến trong dân gian phần lớn là vẽ mấy con dơi bay quanh một tảng đá lâu đời trong biển với những ngọn cỏ linh chi phất phới. Chữ “bức” (con dơi)đồng âm với chữ “phúc” tượng trưng cho những điều phước lành. Bức “Thọ sơn phúc hải đồ” này cũng “Mênh mông nơi biển cả, Ẩn hiện ba núi thần”, nét bút thẳng đứng, phác thảo tinh tế, ý cảnh trong sáng, thanh tao tự nhiên, làm cho người ta quên đi ý niệm phàm tục.
Ân phu nhân liên tiếp khen ngợi, Từ thứ phụ cười nói:
- Phu nhân nói rất đúng, đứa nhỏ này thật có chút tâm tư khéo léo.
Cùng với tranh và chữ của phụ thân và huynh trưởng nó giống nhau, rất dụng tâm. Cả nhà Sâm nhi đều rất tốt, hiếu thuận lễ phép, kính trọng trưởng bối.
Ân phu nhân khen xong bức “Thọ sơn phúc hải đồ”, lại khen tiếp bức tú bình “Hoa khai phú quý”:
- Thê tử Sâm nhi thật khéo tay, cứ nhìn thứ này là biết.
Từ thứ phụ tùy ý liếc nhìn, mỉm cười gật đầu:
- Rất không tệ.
Cha chồng khen con dâu được ba chữ kia cũng là hiếm thấy.
Khen xong con dâu và kế tôn nữ, Ân phu nhân dường như vô tình hỏi:
- Không biết nữ công của Tố Hoa thế nào? Ta chỉ thấy tranh họa chứ chưa từng thấy nữ công của nó. Nữ tử vốn nên học thêu thùa may vá chứ không phải cầm kỳ thi họa.
Từ thứ phụ ôn hòa cười cười. Ông là một chính khách (người làm chính trị), nói chuyện phải quang minh chính đại, làm việc phải đạo mạo trang nghiêm, còn đằng sau vẻ quang minh chính đại, đạo mạo trang nghiêm đó là cái gì thì ai mà biết được. Phu nhân quan tâm đến chuyện “thêu thùa may vá” của Tố Hoa rốt cục mục đích là gì?
Ân phu nhân thấy trượng phu không quá để ý thì trong lòng tức giận:
- Thê tử Sâm nhi không biết cách dạy con! Ta là vì Tố Hoa, mất bao nhiêu công sức mới tìm được một ma ma giáo dưỡng quy củ nghiêm chỉnh đưa đến Phượng Hoàng Đài. Nàng ta thì hay rồi, vừa mềm lòng vừa không có chủ kiến, để Phùng phu nhân nói hai ba câu liền chắp tay nhường ma ma giáo dưỡng cho Phùng phủ. Nàng ta như vậy sao có thể dạy dỗ tốt Tố Hoa? Hài tử Tố Hoa tốt như thế,lại bị nàng ta làm cho lỡ dỡ.
Ân phu nhân tuy tức giận nhưng lời nói ra lại rất kiềm chế, chỉ trách cứ mỗi Lục Vân mà không đả động gì đến Tố Hoa. Dù sao thì Lục Vân cũng xem như người ngoài, còn Tố Hoa lại là thân tôn nữ, nếu bà nói xấu Tố Hoa thì Từ thứ phụ chưa hẳn đã thích nghe.
Từ thứ phụ nói chuyện rất chậm rãi, cũng rất rõ ràng và ôn hòa:
- Dạy dỗ Tố Hoa thế nào, vợ chồng Sâm nhi tự có đạo lý. Phu nhân, con cháu có phúc của con cháu, chúng ta không phải là phụ mẫu, quan tâm chút ít là được.
Ân phu nhân đang định phản bác, Từ thứ phụ đã đứng lên:
- Thủ phụ đại nhân đã đến Tây Uyển, để lại vài công văn khẩn cấp. Phu nhân, tối nay ta và phụ tá ở thư phòng nghị sự, phu nhân nghỉ ngơi sớm đi, không cần chờ ta.
Ông cất bước ra ngoài.
Ân phu nhân tức đau gan. Ta còn chưa nói xong đâu, thê tử lão đại không dạy được Tố Hoa, ông phải bảo lão đại đưa Tố Hoa về đây chứ! Có ta quản lý, lại có một danh môn quý nữ như Tố Mẫn làm gương, Tố Hoa mới có thể học tốt, mới xứng gả đến Ân gia nhà ta!
Rèm cửa rung nhẹ, một thiếu nữ mắt ngọc mày ngài nhẹ nhàng bước vào, theo sau là một nha đầu tướng mạo thanh tú, vẻ mặt cung kính nâng một cái khay, trong khay là một chén sứ Định Dao tinh xảo. Thiếu nữ nhẹ nhàng đến bên cạnh Ân phu nhân, cười nói tự nhiên:
- Tổ mẫu dùng chén tổ yến đường phèn nhé?
Nàng xoay người lấy chén sứ từ trong khay ra, vừa kính cẩn vừa thân mật đưa tới trước mặt Ân phu nhân.
Thiếu nữ này trang phục lộng lẫy, thần thái rạng ngời, chính là đích nữ của Từ Dương, người được xưng là “đại tiểu thư” ở Từ phủ kinh thành - Từ Tố Mẫn. Từ Tố Mẫn từ nhỏ thông minh lanh lợi, rất được Ân phu nhân sủng ái. Ân phu nhân thương yêu nhìn tôn nữ:
- Vẫn là Mẫn nhi nhà ta quan tâm đến tổ mẫu.
Bà nhận lấy chén sứ từ từ uống, trong lòng hưởng thụ.
Từ Tố Mẫn nhận lấy cái chén không để lại trên khay, chu đáo hầu hạ Ân phu nhân súc miệng, rửa tay, Ân phu nhân gật đầu thỏa mãn:
- Mẫn nhi thật hiếu thuận.
Bà đưa tay chỉ vào cái bàn dài:
- Hài tử ngoan, chọn hai thứ mà con thích đi, tổ mẫu thưởng cho con.
Từ Tố Mẫn che miệng cười:
- Tổ mẫu, con đâu có đến hiếu kính người, rõ ràng là đến đòi quà.
Đưa một chén tổ yến đường phèn mà có thể đổi được hai món trân bảo, trên đời lại có chuyện tốt thế này.
Đồ trân bảo dĩ nhiên tốt nhưng chuyện chung thân đại sự còn quan trọng hơn. Từ Tố Mẫn không nôn nóng đi chọn bảo vật mà ngồi cạnh Ân phu nhân cười khúc khích trò chuyện:
- Tổ mẫu, Tố Hoa muội muội rất có tài, thật khiến người ta hâm mộ.
Hiện giờ, Từ Tố Mẫn hận không thể đem Tố Hoa mà khen thành một đóa hoa, một đóa hoa làm cho người của Ân gia ai nấy đều yêu thích, đều vừa ý.
Phụ thân của Ân phu nhân – Ân lão đại hiện đã trí sĩ, đang ở quê nhà Tây Hồ dưỡng lão. Con cháu Ân gia phần lớn đều ra làm quan, chức quan trải rộng khắp trời Nam biển Bắc, hiện ông chỉ có tằng tôn tử Ân Lôi ở bên cạnh hầu hạ. Ân Lôi năm nay mười lăm tuổi, Ân lão đại không thể thiếu việc giúp hắn tìm một mối hôn sự, vì muốn Ân gia và Từ gia thân càng thêm thân nên Ân lão đại muốn cưới một nữ tử Từ gia cho Ân Lôi.
Nghĩ đến việc mình có thể phải gả cho biểu ca Ân Lôi, Từ Tố Mẫn liền bị dọa mặt mũi trắng bệch. Ân Lôi sở dĩ phải ở lại quê nhà là bởi vì tổ phụ và phụ thân hắn đều đã qua đời, trong nhà chỉ có tổ mẫu và mẫu thân đang ở góa. Không có tổ phụ và phụ thân dẫn dắt, gia sản ít ỏi lại còn phải hầu hạ mẹ chồng và tổ mẫu góa bụa, vừa nghĩ một chút là cảm thấy không thở nổi rồi.
Ở kinh thành này, bao nhiêu quý công tử trẻ trung khỏe mạnh, người nào mà không tốt hơn tên Ân Lôi kia? Bất luận là thiếu gia nhà quan văn hay công tử của các công hầu bá phủ, người nào mà không có chỗ dựa, không có tương lai hơn so với tên Ân Lôi đó?
Nhưng, Ân lão đại là thân phận gì chứ, ông ấy đã mở miệng, ai lại có thể từ chối? Chẳng những không thể từ chối mà còn không thể đem nữ nhi chi thứ không có mặt mũi như Từ Tố Lan, Từ Tố Phương gả đi cho có, mà chỉ có thể gả đích chi đích nữ. Như vậy, người này nếu không phải Từ Tố Mẫn thì chính là Từ Tố Hoa.
Từ Tố Mẫn nói cười vui vẻ:
- Con nghe Úc ma ma nói, Tố Hoa muội muội là nhân tài nhất đẳng, như tiên nữ hạ phàm. Là đích nữ Từ gia vừa xinh đẹp, tính tình tốt, lại có tài hoa nữa, tổ mẫu à, người như Tố Hoa muội muội đúng là rất hiếm thấy.
Ân phu nhân nhẹ thở dài:
- Mẫn nhi à, tổ mẫu biết.
Chút tâm tư nhỏ này của thân tôn nữ, Ân phu nhân sao có thể không hiểu? Có điều, chuyện của nhà Từ Sâm, bà không quyết định được. Hôn sự của Từ Tố Hoa, bà không thể làm chủ.
Từ Tố Mẫn hé môi cười:
- Tố Hoa muội muội sống một mình ở Nam Kinh, cô đơn cỡ nào chứ. Chi bằng sai các nha đầu, bà tử đón muội ấy về, làm bạn cùng với các tỷ muội, chẳng phải tốt sao?
Nàng ta sống ở Nam Kinh xa xôi, quả thật không có biện pháp gì tốt, vậy thì đón nàng ta về đây. Đợi đến kinh thành rồi, nắn tròn hay nắn dẹp còn không phải đều do chúng ta định đoạt sao.
Ân phu nhân hiền từ vỗ vỗ tôn nữ:
- Mẫn nhi, tổ mẫu trong lòng đều hiểu. Chuyện này, không vội.
Hôn sự cũng không phải một ngày hai ngày là có thể định ra, còn phải tới tới lui lui để bàn bạc nữa. Vả lại, đứa nào cũng còn nhỏ, A Lôi mới mười lăm, còn nữ nhi Từ gia thì vẫn chưa cập kê.
Từ Tố Mẫn thấy vậy thì tạm thời yên tâm. Nàng cùng Ân phu nhân nói chút ít chuyện nhà, rồi đứng dậy chọn lấy một cái bệ để tranh trang trí, một bình sứ Thanh Hoa có hoa văn hoa mai, rồi cáo từ rời đi.
Từ Tố Mẫn đi rồi, Ân phu nhân ngây ngốc một hồi. Bà từ nhỏ đến lớn đều thuận buồm xuôi gió, phụ mẫu thương yêu, trượng phu kính trọng, con cháu hiếu thuận, điều duy nhất không hài lòng chính là trượng phu đã từng cưới vợ, người đó còn để lại Từ Sâm chiếm đi danh phận trưởng tử cản trở con đường của Từ Dương.
Theo “Hộ lệnh” của triều đình quy định: “Phàm là đích tử thứ tử, ân huệ cho gia tộc ưu tiên cho đích trưởng tử đích trưởng tôn, còn gia tài điền sản thì bất luận là nhi tử do thê, thiếp hay tì nữ sinh đều chia đều.” Có nghĩa là gia sản của Từ thứ phụ sau này sẽ chia đều cho ba huynh đệ Từ Sâm, Từ Dương và Từ Tế. Còn ân huệ cho gia tộc sẽ ưu tiên cho đích trưởng tử đích trưởng tôn. Theo gia quy của Vân Gian Từ gia thì đích trưởng tử có trách nhiệm cúng tế tổ tiên nên lúc chia gia nghiệp sẽ được chia thêm một phần. Vì vậy, sau này lúc phân gia, phần gia sản chia cho Từ Sâm là nhiều nhất trong số ba huynh đệ.
Ân phu nhân mỗi lần nghĩ đến đây thì trong lòng liền âm ỉ đau. Từ Dương vậy mà thua kém Từ Sâm! Nhi tử bảo bối của mình phải đứng sau đại ca khác mẹ, điều này khiến người ta làm sao chịu nổi.
Trong thế hệ nhi tử, Từ Sâm là đích trưởng; trong thế hệ tôn tử, Từ Tốn là đích trưởng. Nhi tử và tôn tử đều rơi vào phía sau, có đuổi cũng không kịp. Nhi tử và tôn tử đều thua thiệt, đến lượt tôn nữ thì không thể nhượng bộ, Mẫn nhi nhất định phải mạnh hơn Tố Hoa về mọi mặt.
Mẫn nhi sống ở kinh thành, kết giao đều là nữ tử nhà quan lại quyền quý. Còn Tố Hoa ở Nam Kinh, qua lại đều là gia quyến nhà quan lại nhàn tản. Một Nam một Bắc, cao thấp đã rõ. Quan lại quyền thế nhất triều đình đều ở kinh thành chứ không ở Nam Kinh. Nghĩ đến đây, trên mặt Ân phu nhân dần có ý cười.
Nam Kinh Phượng Hoàng Đài Từ phủ, Từ Sâm mặc một bộ áo bào xanh, thoải mái ngồi dựa lưng trên ghế mân côi khắc hoa lê vàng, dáng vẻ nhàn hạ. Lục Vân ngồi đối diện ông, kể chuyện cười của A Trì:
- Nó đi lòng vòng thư phòng của ta, thích cái tiểu nghiên bình bằng gỗ tử đàn. Thế là hôm nay nó đi theo nịnh nọt ta, vừa bưng trà vừa đấm lưng nữa.
Từ Sâm khóe miệng khẽ nhếch:
- Đồ tốt nào vừa mắt nó, chúng ta còn giữ được sao? A Trì là chủ nợ kiếp trước của chúng ta, kiếp này đến đòi nợ.
Nàng mà thích cái gì thì cha mẹ muốn cho cũng phải cho mà không muốn cho cũng phải cho. Nàng cứ nhõng nhẽo quấn lấy họ, cuối cùng rồi sẽ được như nguyện.
Lục Vân không nhịn được cười:
- Ông không thấy dáng vẻ của nó đâu, ân cần vô cùng, chạy trước chạy sau rất là bận rộn. Bá Khải, hôm nay A Trì vận khí không tốt, ta đang định cho nó thì ngoài cửa có người đem bái thiếp đến. Gián đoạn như vậy nên chuyện đó cũng bị bỏ qua.
Từ Sâm cười nói:
- Đâu có thế được! Nàng cố ý để khuê nữ của ta ngủ không yên hả?
Cái tính khí kia của A Trì, nếu muốn mà không có được thì tối ngủ thế nào cũng trằn trọc suy nghĩ. Tội gì phải làm khó hài tử chứ.
Lục Vân giả vờ tiếc:
- Cái tiểu nghiên bình đó là thứ ta yêu thích, ta cũng thích mà.
Từ Sâm cười dụ dỗ:
- Tiểu nghiên bình có gì tốt, ta lấy bức “Mỹ nam đồ” đổi cho nương tử, thế nào?
Hai người nói đùa qua lại một lát thì sai người đưa thư cho nữ nhi bảo bối: “Tiểu nghiên bình sáng mai sẽ cho, yên tâm ngủ đi.”
Từ Sâm chợt nhớ đến:
- Bái thiếp của ai thế?
Lục Vân cười nói:
- Đang định nói với ông đây, là của hàng xóm đưa tới, Ngụy quốc công phủ.
Từ Sâm ngạc nhiên:
- Là Trương Mại sao? Cậu ta bản lĩnh cũng lớn, sản nghiệp ở Nam Kinh không ngờ đã lấy được rồi.
Lục Vân không hiểu:
- Cậu ta là Ngụy quốc công, sản nghiệp của Ngụy quốc công phủ không thuộc về cậu ta thì thuộc về ai?
Tổ tiên Ngụy quốc công phủ là đệ nhất danh tướng thời Thái tổ hoàng đế khai quốc - Trương Quý Dã, khi đó Thái tổ định đô ở Nam Kinh, ban thưởng cho Ngụy quốc công phủ vô số. Tây Viên hàng xóm chỉ là một trong số đông đảo những biệt viện của Ngụy quốc công phủ mà thôi.
Từ Sâm rất tận chức trách của lão sư, kiên nhẫn chỉ bảo thê tử:
- Ngụy quốc công đời trước là bá tổ phụ của Trương Mại - Trương Côn. Phu nhân của Trương Côn là Lâm thị vẫn còn sống, cứ khư khư chiếm lấy sản nghiệp của Ngụy quốc công phủ không buông. Lâm thị là trưởng bối, Trương Mại có thể lấy lại biệt viện Tây Viên này từ trong tay bà ta, nhất định là không dễ dàng.
Lục Vân bất giác rầu rĩ:
- Lâm thị đã mất trượng phu, lại mất đi đích tử, thật là đáng thương.
Lâm thị nếu có đích tử thì tước vị này cũng không tới tay Trương Mại. Từ Sâm dịu dàng nắm tay bà:
- Lâm thị có thứ tử, cũng có con dâu của thứ tử, bà ta ở Ngụy quốc công phủ vô cùng oai phong, không hề đáng thương đâu.
Bàn tay của Từ Sâm rộng lớn mà ấm áp, bàn tay nhỏ bé trắng nõn của Lục Vân được ông nắm lấy có cảm giác kiên định mà thỏa mãn:
- Ừ, bà ta không hề đáng thương.
Hai người nắm tay nhau thật chặt, bốn mắt nhìn nhau, tình cảm dâng lên như sóng trào vô tận.
- Phu nhân thật có mắt nhìn.
Cả nhà trưởng tử ở Nam Kinh xa xôi, Từ thứ phụ dĩ nhiên nhớ thương trong lòng. Ân phu nhân khen Tố Hoa có linh khí, khiến người ta yêu thích, Từ thứ phụ là tổ phụ nghe vậy thì tràn đầy đồng cảm.
Ân phu nhân sai người lấy ra bức “Thọ sơn phúc hải đồ”, cùng trượng phu thưởng thức:
- Ông xem, tranh của con bé Tố Hoa này vẽ thật độc đáo.
Bức “Thọ sơn phúc hải đồ” phổ biến trong dân gian phần lớn là vẽ mấy con dơi bay quanh một tảng đá lâu đời trong biển với những ngọn cỏ linh chi phất phới. Chữ “bức” (con dơi)đồng âm với chữ “phúc” tượng trưng cho những điều phước lành. Bức “Thọ sơn phúc hải đồ” này cũng “Mênh mông nơi biển cả, Ẩn hiện ba núi thần”, nét bút thẳng đứng, phác thảo tinh tế, ý cảnh trong sáng, thanh tao tự nhiên, làm cho người ta quên đi ý niệm phàm tục.
Ân phu nhân liên tiếp khen ngợi, Từ thứ phụ cười nói:
- Phu nhân nói rất đúng, đứa nhỏ này thật có chút tâm tư khéo léo.
Cùng với tranh và chữ của phụ thân và huynh trưởng nó giống nhau, rất dụng tâm. Cả nhà Sâm nhi đều rất tốt, hiếu thuận lễ phép, kính trọng trưởng bối.
Ân phu nhân khen xong bức “Thọ sơn phúc hải đồ”, lại khen tiếp bức tú bình “Hoa khai phú quý”:
- Thê tử Sâm nhi thật khéo tay, cứ nhìn thứ này là biết.
Từ thứ phụ tùy ý liếc nhìn, mỉm cười gật đầu:
- Rất không tệ.
Cha chồng khen con dâu được ba chữ kia cũng là hiếm thấy.
Khen xong con dâu và kế tôn nữ, Ân phu nhân dường như vô tình hỏi:
- Không biết nữ công của Tố Hoa thế nào? Ta chỉ thấy tranh họa chứ chưa từng thấy nữ công của nó. Nữ tử vốn nên học thêu thùa may vá chứ không phải cầm kỳ thi họa.
Từ thứ phụ ôn hòa cười cười. Ông là một chính khách (người làm chính trị), nói chuyện phải quang minh chính đại, làm việc phải đạo mạo trang nghiêm, còn đằng sau vẻ quang minh chính đại, đạo mạo trang nghiêm đó là cái gì thì ai mà biết được. Phu nhân quan tâm đến chuyện “thêu thùa may vá” của Tố Hoa rốt cục mục đích là gì?
Ân phu nhân thấy trượng phu không quá để ý thì trong lòng tức giận:
- Thê tử Sâm nhi không biết cách dạy con! Ta là vì Tố Hoa, mất bao nhiêu công sức mới tìm được một ma ma giáo dưỡng quy củ nghiêm chỉnh đưa đến Phượng Hoàng Đài. Nàng ta thì hay rồi, vừa mềm lòng vừa không có chủ kiến, để Phùng phu nhân nói hai ba câu liền chắp tay nhường ma ma giáo dưỡng cho Phùng phủ. Nàng ta như vậy sao có thể dạy dỗ tốt Tố Hoa? Hài tử Tố Hoa tốt như thế,lại bị nàng ta làm cho lỡ dỡ.
Ân phu nhân tuy tức giận nhưng lời nói ra lại rất kiềm chế, chỉ trách cứ mỗi Lục Vân mà không đả động gì đến Tố Hoa. Dù sao thì Lục Vân cũng xem như người ngoài, còn Tố Hoa lại là thân tôn nữ, nếu bà nói xấu Tố Hoa thì Từ thứ phụ chưa hẳn đã thích nghe.
Từ thứ phụ nói chuyện rất chậm rãi, cũng rất rõ ràng và ôn hòa:
- Dạy dỗ Tố Hoa thế nào, vợ chồng Sâm nhi tự có đạo lý. Phu nhân, con cháu có phúc của con cháu, chúng ta không phải là phụ mẫu, quan tâm chút ít là được.
Ân phu nhân đang định phản bác, Từ thứ phụ đã đứng lên:
- Thủ phụ đại nhân đã đến Tây Uyển, để lại vài công văn khẩn cấp. Phu nhân, tối nay ta và phụ tá ở thư phòng nghị sự, phu nhân nghỉ ngơi sớm đi, không cần chờ ta.
Ông cất bước ra ngoài.
Ân phu nhân tức đau gan. Ta còn chưa nói xong đâu, thê tử lão đại không dạy được Tố Hoa, ông phải bảo lão đại đưa Tố Hoa về đây chứ! Có ta quản lý, lại có một danh môn quý nữ như Tố Mẫn làm gương, Tố Hoa mới có thể học tốt, mới xứng gả đến Ân gia nhà ta!
Rèm cửa rung nhẹ, một thiếu nữ mắt ngọc mày ngài nhẹ nhàng bước vào, theo sau là một nha đầu tướng mạo thanh tú, vẻ mặt cung kính nâng một cái khay, trong khay là một chén sứ Định Dao tinh xảo. Thiếu nữ nhẹ nhàng đến bên cạnh Ân phu nhân, cười nói tự nhiên:
- Tổ mẫu dùng chén tổ yến đường phèn nhé?
Nàng xoay người lấy chén sứ từ trong khay ra, vừa kính cẩn vừa thân mật đưa tới trước mặt Ân phu nhân.
Thiếu nữ này trang phục lộng lẫy, thần thái rạng ngời, chính là đích nữ của Từ Dương, người được xưng là “đại tiểu thư” ở Từ phủ kinh thành - Từ Tố Mẫn. Từ Tố Mẫn từ nhỏ thông minh lanh lợi, rất được Ân phu nhân sủng ái. Ân phu nhân thương yêu nhìn tôn nữ:
- Vẫn là Mẫn nhi nhà ta quan tâm đến tổ mẫu.
Bà nhận lấy chén sứ từ từ uống, trong lòng hưởng thụ.
Từ Tố Mẫn nhận lấy cái chén không để lại trên khay, chu đáo hầu hạ Ân phu nhân súc miệng, rửa tay, Ân phu nhân gật đầu thỏa mãn:
- Mẫn nhi thật hiếu thuận.
Bà đưa tay chỉ vào cái bàn dài:
- Hài tử ngoan, chọn hai thứ mà con thích đi, tổ mẫu thưởng cho con.
Từ Tố Mẫn che miệng cười:
- Tổ mẫu, con đâu có đến hiếu kính người, rõ ràng là đến đòi quà.
Đưa một chén tổ yến đường phèn mà có thể đổi được hai món trân bảo, trên đời lại có chuyện tốt thế này.
Đồ trân bảo dĩ nhiên tốt nhưng chuyện chung thân đại sự còn quan trọng hơn. Từ Tố Mẫn không nôn nóng đi chọn bảo vật mà ngồi cạnh Ân phu nhân cười khúc khích trò chuyện:
- Tổ mẫu, Tố Hoa muội muội rất có tài, thật khiến người ta hâm mộ.
Hiện giờ, Từ Tố Mẫn hận không thể đem Tố Hoa mà khen thành một đóa hoa, một đóa hoa làm cho người của Ân gia ai nấy đều yêu thích, đều vừa ý.
Phụ thân của Ân phu nhân – Ân lão đại hiện đã trí sĩ, đang ở quê nhà Tây Hồ dưỡng lão. Con cháu Ân gia phần lớn đều ra làm quan, chức quan trải rộng khắp trời Nam biển Bắc, hiện ông chỉ có tằng tôn tử Ân Lôi ở bên cạnh hầu hạ. Ân Lôi năm nay mười lăm tuổi, Ân lão đại không thể thiếu việc giúp hắn tìm một mối hôn sự, vì muốn Ân gia và Từ gia thân càng thêm thân nên Ân lão đại muốn cưới một nữ tử Từ gia cho Ân Lôi.
Nghĩ đến việc mình có thể phải gả cho biểu ca Ân Lôi, Từ Tố Mẫn liền bị dọa mặt mũi trắng bệch. Ân Lôi sở dĩ phải ở lại quê nhà là bởi vì tổ phụ và phụ thân hắn đều đã qua đời, trong nhà chỉ có tổ mẫu và mẫu thân đang ở góa. Không có tổ phụ và phụ thân dẫn dắt, gia sản ít ỏi lại còn phải hầu hạ mẹ chồng và tổ mẫu góa bụa, vừa nghĩ một chút là cảm thấy không thở nổi rồi.
Ở kinh thành này, bao nhiêu quý công tử trẻ trung khỏe mạnh, người nào mà không tốt hơn tên Ân Lôi kia? Bất luận là thiếu gia nhà quan văn hay công tử của các công hầu bá phủ, người nào mà không có chỗ dựa, không có tương lai hơn so với tên Ân Lôi đó?
Nhưng, Ân lão đại là thân phận gì chứ, ông ấy đã mở miệng, ai lại có thể từ chối? Chẳng những không thể từ chối mà còn không thể đem nữ nhi chi thứ không có mặt mũi như Từ Tố Lan, Từ Tố Phương gả đi cho có, mà chỉ có thể gả đích chi đích nữ. Như vậy, người này nếu không phải Từ Tố Mẫn thì chính là Từ Tố Hoa.
Từ Tố Mẫn nói cười vui vẻ:
- Con nghe Úc ma ma nói, Tố Hoa muội muội là nhân tài nhất đẳng, như tiên nữ hạ phàm. Là đích nữ Từ gia vừa xinh đẹp, tính tình tốt, lại có tài hoa nữa, tổ mẫu à, người như Tố Hoa muội muội đúng là rất hiếm thấy.
Ân phu nhân nhẹ thở dài:
- Mẫn nhi à, tổ mẫu biết.
Chút tâm tư nhỏ này của thân tôn nữ, Ân phu nhân sao có thể không hiểu? Có điều, chuyện của nhà Từ Sâm, bà không quyết định được. Hôn sự của Từ Tố Hoa, bà không thể làm chủ.
Từ Tố Mẫn hé môi cười:
- Tố Hoa muội muội sống một mình ở Nam Kinh, cô đơn cỡ nào chứ. Chi bằng sai các nha đầu, bà tử đón muội ấy về, làm bạn cùng với các tỷ muội, chẳng phải tốt sao?
Nàng ta sống ở Nam Kinh xa xôi, quả thật không có biện pháp gì tốt, vậy thì đón nàng ta về đây. Đợi đến kinh thành rồi, nắn tròn hay nắn dẹp còn không phải đều do chúng ta định đoạt sao.
Ân phu nhân hiền từ vỗ vỗ tôn nữ:
- Mẫn nhi, tổ mẫu trong lòng đều hiểu. Chuyện này, không vội.
Hôn sự cũng không phải một ngày hai ngày là có thể định ra, còn phải tới tới lui lui để bàn bạc nữa. Vả lại, đứa nào cũng còn nhỏ, A Lôi mới mười lăm, còn nữ nhi Từ gia thì vẫn chưa cập kê.
Từ Tố Mẫn thấy vậy thì tạm thời yên tâm. Nàng cùng Ân phu nhân nói chút ít chuyện nhà, rồi đứng dậy chọn lấy một cái bệ để tranh trang trí, một bình sứ Thanh Hoa có hoa văn hoa mai, rồi cáo từ rời đi.
Từ Tố Mẫn đi rồi, Ân phu nhân ngây ngốc một hồi. Bà từ nhỏ đến lớn đều thuận buồm xuôi gió, phụ mẫu thương yêu, trượng phu kính trọng, con cháu hiếu thuận, điều duy nhất không hài lòng chính là trượng phu đã từng cưới vợ, người đó còn để lại Từ Sâm chiếm đi danh phận trưởng tử cản trở con đường của Từ Dương.
Theo “Hộ lệnh” của triều đình quy định: “Phàm là đích tử thứ tử, ân huệ cho gia tộc ưu tiên cho đích trưởng tử đích trưởng tôn, còn gia tài điền sản thì bất luận là nhi tử do thê, thiếp hay tì nữ sinh đều chia đều.” Có nghĩa là gia sản của Từ thứ phụ sau này sẽ chia đều cho ba huynh đệ Từ Sâm, Từ Dương và Từ Tế. Còn ân huệ cho gia tộc sẽ ưu tiên cho đích trưởng tử đích trưởng tôn. Theo gia quy của Vân Gian Từ gia thì đích trưởng tử có trách nhiệm cúng tế tổ tiên nên lúc chia gia nghiệp sẽ được chia thêm một phần. Vì vậy, sau này lúc phân gia, phần gia sản chia cho Từ Sâm là nhiều nhất trong số ba huynh đệ.
Ân phu nhân mỗi lần nghĩ đến đây thì trong lòng liền âm ỉ đau. Từ Dương vậy mà thua kém Từ Sâm! Nhi tử bảo bối của mình phải đứng sau đại ca khác mẹ, điều này khiến người ta làm sao chịu nổi.
Trong thế hệ nhi tử, Từ Sâm là đích trưởng; trong thế hệ tôn tử, Từ Tốn là đích trưởng. Nhi tử và tôn tử đều rơi vào phía sau, có đuổi cũng không kịp. Nhi tử và tôn tử đều thua thiệt, đến lượt tôn nữ thì không thể nhượng bộ, Mẫn nhi nhất định phải mạnh hơn Tố Hoa về mọi mặt.
Mẫn nhi sống ở kinh thành, kết giao đều là nữ tử nhà quan lại quyền quý. Còn Tố Hoa ở Nam Kinh, qua lại đều là gia quyến nhà quan lại nhàn tản. Một Nam một Bắc, cao thấp đã rõ. Quan lại quyền thế nhất triều đình đều ở kinh thành chứ không ở Nam Kinh. Nghĩ đến đây, trên mặt Ân phu nhân dần có ý cười.
Nam Kinh Phượng Hoàng Đài Từ phủ, Từ Sâm mặc một bộ áo bào xanh, thoải mái ngồi dựa lưng trên ghế mân côi khắc hoa lê vàng, dáng vẻ nhàn hạ. Lục Vân ngồi đối diện ông, kể chuyện cười của A Trì:
- Nó đi lòng vòng thư phòng của ta, thích cái tiểu nghiên bình bằng gỗ tử đàn. Thế là hôm nay nó đi theo nịnh nọt ta, vừa bưng trà vừa đấm lưng nữa.
Từ Sâm khóe miệng khẽ nhếch:
- Đồ tốt nào vừa mắt nó, chúng ta còn giữ được sao? A Trì là chủ nợ kiếp trước của chúng ta, kiếp này đến đòi nợ.
Nàng mà thích cái gì thì cha mẹ muốn cho cũng phải cho mà không muốn cho cũng phải cho. Nàng cứ nhõng nhẽo quấn lấy họ, cuối cùng rồi sẽ được như nguyện.
Lục Vân không nhịn được cười:
- Ông không thấy dáng vẻ của nó đâu, ân cần vô cùng, chạy trước chạy sau rất là bận rộn. Bá Khải, hôm nay A Trì vận khí không tốt, ta đang định cho nó thì ngoài cửa có người đem bái thiếp đến. Gián đoạn như vậy nên chuyện đó cũng bị bỏ qua.
Từ Sâm cười nói:
- Đâu có thế được! Nàng cố ý để khuê nữ của ta ngủ không yên hả?
Cái tính khí kia của A Trì, nếu muốn mà không có được thì tối ngủ thế nào cũng trằn trọc suy nghĩ. Tội gì phải làm khó hài tử chứ.
Lục Vân giả vờ tiếc:
- Cái tiểu nghiên bình đó là thứ ta yêu thích, ta cũng thích mà.
Từ Sâm cười dụ dỗ:
- Tiểu nghiên bình có gì tốt, ta lấy bức “Mỹ nam đồ” đổi cho nương tử, thế nào?
Hai người nói đùa qua lại một lát thì sai người đưa thư cho nữ nhi bảo bối: “Tiểu nghiên bình sáng mai sẽ cho, yên tâm ngủ đi.”
Từ Sâm chợt nhớ đến:
- Bái thiếp của ai thế?
Lục Vân cười nói:
- Đang định nói với ông đây, là của hàng xóm đưa tới, Ngụy quốc công phủ.
Từ Sâm ngạc nhiên:
- Là Trương Mại sao? Cậu ta bản lĩnh cũng lớn, sản nghiệp ở Nam Kinh không ngờ đã lấy được rồi.
Lục Vân không hiểu:
- Cậu ta là Ngụy quốc công, sản nghiệp của Ngụy quốc công phủ không thuộc về cậu ta thì thuộc về ai?
Tổ tiên Ngụy quốc công phủ là đệ nhất danh tướng thời Thái tổ hoàng đế khai quốc - Trương Quý Dã, khi đó Thái tổ định đô ở Nam Kinh, ban thưởng cho Ngụy quốc công phủ vô số. Tây Viên hàng xóm chỉ là một trong số đông đảo những biệt viện của Ngụy quốc công phủ mà thôi.
Từ Sâm rất tận chức trách của lão sư, kiên nhẫn chỉ bảo thê tử:
- Ngụy quốc công đời trước là bá tổ phụ của Trương Mại - Trương Côn. Phu nhân của Trương Côn là Lâm thị vẫn còn sống, cứ khư khư chiếm lấy sản nghiệp của Ngụy quốc công phủ không buông. Lâm thị là trưởng bối, Trương Mại có thể lấy lại biệt viện Tây Viên này từ trong tay bà ta, nhất định là không dễ dàng.
Lục Vân bất giác rầu rĩ:
- Lâm thị đã mất trượng phu, lại mất đi đích tử, thật là đáng thương.
Lâm thị nếu có đích tử thì tước vị này cũng không tới tay Trương Mại. Từ Sâm dịu dàng nắm tay bà:
- Lâm thị có thứ tử, cũng có con dâu của thứ tử, bà ta ở Ngụy quốc công phủ vô cùng oai phong, không hề đáng thương đâu.
Bàn tay của Từ Sâm rộng lớn mà ấm áp, bàn tay nhỏ bé trắng nõn của Lục Vân được ông nắm lấy có cảm giác kiên định mà thỏa mãn:
- Ừ, bà ta không hề đáng thương.
Hai người nắm tay nhau thật chặt, bốn mắt nhìn nhau, tình cảm dâng lên như sóng trào vô tận.